Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

cơ sở sinh lí của trí nhớ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.93 KB, 10 trang )

II. Nội dung :
1. Cơ sở lí luận :
1.1 Khái niệm trí nhớ :
Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những
đường liên hệ thần kinh tạm thời và sự diễn biến của các quá trình lí hóa trong
vỏ não và phần dưới vỏ não. Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được
củng cố tương đối vững chắc nhờ có sự lặp đi lặp laị nhiều lần và có thời gian
nhất định để củng cố. Sự hình thành và giữ gìn các đường liên hệ tạm thời, sự
dập tắt và làm sống dậy chúng chính là cơ sở sinh lí của trí nhớ.
Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và
làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của
mình. Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người
dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại
những điều mà con người đã trải qua. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng
trong đời sống và hoạt động của con người. Không có trí nhớ thì không có
kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động
nào, không thể phát triển tâm lý, nhân cách con người.
1.2 Vai trò của trí nhớ :
Trong cuộc sống của con người, trí nhớ có vai trò rất quan trọng. Trí
nhớ là điều kiện không thể thiếu để con người có đời sống tâm lí bình thường
và ổn định. Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các
chức năng tâm lí bậc cao, để con người tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vốn
kinh nghiệm trong đời sống, để đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá
nhân và xã hội. Như vậy, “ trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ với
toàn bộ đời sống tâm lí con người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm,
không có kinh nghiệm thì không có bất cứ một hành động nào, không thể có ý
thức bản ngã, do đó không thể hình thành nhân cách. I.M.Xêsênoov – nhà sinh
lí học người Nga đã viết một cách di dỏm rằng, nếu không có trí nhớ thì con
người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh.”
1
Đối với quá trình nhận thức, trí nhớ có vai trò to lớn. Nó lưu giữ lại các


kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập, rèn luyện,
phát triển trí tuệ của mình. Trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá
trình nhận thức lí tính ( tư duy và tưởng tượng ) làm cho quá trình này đạt kết
quả hợp lí. Trí nhớ cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận cho
nhận thức lí tính một cách trung thành và đầy đủ.
1.3. Các quá trình trí nhớ :
Trí nhớ của con người là một hoạt động tich cực, phức tạp bao
gồm nhiều quá trình khác nhau và có quan hệ qua lại với nhau: ghi nhớ, giữ
gìn, nhận lại, nhớ lại và quên. Chúng không phải là các quá trình tự trị,
những năng lực tâm lý tự trị mà được hình thành trong hoạt động và do hoạt
động quy định.
• Quá trình ghi nhớ (mã hoá thông tin)
Đây là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động trí nhớ cụ thể nào
đó. Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết, “ấn tượng” của đối tượng mà ta
đang tri giác (tức là tài liệu phải ghi nhớ) trên vỏ não, đồng thời cũng là quá
trình hình thành mối líên hệ giữa tài liệu mới và tài liệu cũ đã có, cũng như
mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau. Trong giai
đoạn này, trí nhớ cảm giác có vai trò quan trọng để ghi nhớ thông tin ban
đầu dưới dạng những kích thích. Trí nhớ cảm giác chỉ tồn tại trong một thời
gian ngắn ngủi (khoảng 1 giây). Trí nhớ cảm giác có liên quan đến các cơ
quan cảm giác tiếp nhận kích thích như trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác,
1
(4) : Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lí học đại cương, Nxb.CAND, Hà Nội, 2007.
và các loại trí nhớ khác tương quan với mỗi giác quan khác). Khả năng lưu
giữ thông tin của trí nhớ giác quan khác nhau. Trí nhớ thị giác không đến 1
giây, trí nhớ thính giác kéo dài từ 3 – 4 giây,… Khả năng lưu giữ của thông
tin mất ngay, tuy nhiên trí nhớ cảm giác có độ chính xác cao đối với kích
thích tác động vào cơ quan cảm giác. Trí nhớ cảm giác như là một hình
chụp nhanh để lưu giữ thông tin trong thời gian ngắn, sau khi kích thích tác
động vào các qiác quan thì thông tin được lưu giữ trong khoảng thời gian 1

giây thì bị phá huỷ và được thay thế bằng một thông tin mới. Nếu thông tin
trong trí nhớ cảm giác không chuyển sang dạng trí nhớ khác thì sẽ bị mất
thông tin.
• Quá trình lưu giữ thông tin.
Lưu giữ là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình
thành được trên vở não trong quá trình ghi nhớ, có liên quan đến trí nhớ
ngắn hạn. Thông tin trong trí nhớ cảm giác thông thường ở dạng thô, muốn
lưu giữ thì phải chuyển sang hình thức trí nhớ trí nhớ ngắn hạn. Việc xử lý
thông tin trí nhớ cảm giác là những thông tin đầy đủ, chính xác, chi tiết được
chuyển thành từng nhóm. Trí nhớ ngắn hạn của con người có khả năng lưu
giữ thông tin 7 -+ 2 nhóm. Thực nghiệm cho thấy, muốn nhớ một dãy số ta
hay nhóm các dãy số hoặc dãy chữ trên thành 7 nhóm. Việc nhóm giúp lưu
giữ thông tin trong trí nhớ ngắn hạn tốt hơn. Trí nhớ ngắn hạn (lưu giữ ngắn
hạn) có thể nhớ đến 7 tập hợp thông tin tương đối phức tạp, tồn tại tròn vòng
15 – 20 giây rồi biến mất. Sự lưu giữ lại thông tin phụ thuộc vào sự lặp lại
nhắc lại thông tin. Đây là một điều kiện chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí
nhớ dài hạn. - Việc lặp lại thông tin có liên quan đến sự sắp xếp thứ tự thông
tin cho phù hợp logic và liên kết thông tin đó vói thông tin đã có trong trí
nhớ.
• Quá trình tái hiện trí nhớ.
Tái hiện gồm 3 quá trình: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng. Nhận
lại gồm 2 loại là nhận lại đúng nghĩa là ghi nhớ thông tin đầy đủ các đặc
điểm cơ bản của thông tin. Hình ảnh tri giác trùng khớp với biểu tượng trí
nhớ dẫn đến nhận lại nhanh; và nhận lại sai: ghi nhớ thông tin không tốt,
không đầy đủ, không phải là những đặc điểm cơ bản, hình ảnh tri giác
không trùng khớp với sự vật hiện tượng (do tri nhớ tốt nhưng hình ảnh tri
giác thay đổi quá nhiều dẫn đến có sự nhầm lẫn), do suy diễn của cá nhân và
liên quan đến xúc cảm của cá nhân.
• Quá trình quên.
Quên là quá trình không làm tái hiện lại được những thông tin

đã biết, đã có trong một thời điểm cần thiết. Quên thông thường là do cơ chế
tự bảo vệ của não (quên để mà nhớ). Nguyên nhân của sự quên: sự ghi nhớ
không tốt, ức chế của thần kinh, hiện tượng không gắn với thực tiễn của cá
nhân.
2. Một số biện pháp rèn luyện để nâng cao trí nhớ :
2.1. Các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trí nhớ :
Trước khi đi vào phân tích các cách rèn luyện trí nhớ. Ta cần tìm ra
nguyên nhân gì khiến chúng ta quên đi một sự vật, hiện tượng; để từ đó nhìn
nhận đúng, xác định đúng và có phương pháp khắc phục sự quên nhằm duy trì
khả năng nhớ của con người. Bởi trên thực tế, không phải cái gì con người
cũng có thể nhớ được trọn vẹn, hoàn chỉnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự
suy giảm trí nhớ nhưng dưới đây là những lí do cơ bản :
Thứ nhất, quên do vấn đề cần được nhớ không liên quan đến đời sống
hoặc ít liên quan, ít có ý nghĩa thực tiễn đối với cá nhân. Trong thực tiễn cuộc
sống, mỗi cá nhân đều vấn đề chủ yếu cần phải nhớ; người học sinh có vấn đề
chủ chốt là kiến thức học tập; những bài giảng thuộc chuyên ngành của mình
là vấn đề nhớ chủ yếu của giáo viên còn luật sư thì nhớ các vấn đề liên quan
đến luật…Tuy nhiên nếu họ gặp những vấn đề thuộc ngoài lĩnh vực nghiên
cứu chủ yếu của mình 1 hoặc vài lần thì dễ quên. Những cái gì không được
nhắc đi nhắc lại hoặc không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hằng
ngày của cá nhân thì dễ bị quên.
Thứ hai, quên do sự việc cần nhớ không liên quan đến đời sống chủ thể,
hoặc có yếu tố không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu của chủ thể. Nhu
cầu thường trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm thỏa mãn
chính những nhu cầu đó. Bởi vậy những gì đáp ứng nhu cầu có thể nói là ấn
tượng khó quên của con người. Ngược lại nếu những vấn đề, vật chất, tinh
thần…nào dó mà không đáp ứng nhu cầu thì con người rất dễ quên. Khi
chúng ta hứng thú với điều gì đó thì nó sẽ đuợc ý thức rõ hơn và khiến ta xuất
hiện một cảm tình đặc biệt với nó. Bởi vậy hứng thú là cơ sở để ta nhớ lâu.
Nhưng nếu không hứng thú về đối tượng đó thì lại dễ quên.

Thứ ba, quên do không thể chuyển một hiện tượng, sự vật từ trí nhớ
ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn khi chưa hiểu kĩ bản chất của vấn đề đó. Thực
tế cho thấy, đôi khi chúng ta không nhớ được điều gì đó thường do chưa hiểu
kĩ điều cần nhớ. Muốn được lưu giữ trong trí óc để sẵn sàng tái hiện, thì điều
cần nhớ phải đã từng đặt dấu ấn chính xác, rõ ràng và mạnh mẽ trên trí óc con
người ít nhất là một người. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình học tập.
Một bài toán nếu không nắm được bản chất, không hiểu sâu thì dễ quên, khi
gặp cái dạng bài tương tự có biến đổi thì không làm được...
2.2. Các phương pháp rèn luyện trí nhớ :

×