Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

ĐẶC ĐIỂM NHIỄM NẤM NGOÀI DA VÀ NẤM NGOẠI BIêN TẠI KHOA VI SINH BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP HẢI PHòNG NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.91 KB, 47 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ HẠ
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM NẤM NGOÀI DA VÀ NẤM NGOẠI BIÊN
TẠI KHOA VI SINH BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
KHÓA: 2011-2015
HẢI PHÒNG 2015
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ HẠ
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM NẤM NGOÀI DA VÀ NẤM NGOẠI BIÊN
TẠI KHOA VI SINH BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
VIỆT TIỆP HẢI PHÒNG NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KỸ THUẬT Y HỌC
KHÓA: 2011-2015
Người hướng dẫn: ThS. Chu Thị Nga
HẢI PHÒNG 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin trân trọng cảm ơn ThS. Chu Thị
Nga trưởng Khoa Vi sinh bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng đã hướng
dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình làm khóa luận.
BSCKII Trần Hoài Nam chủ nhiệm khoa Kỹ thuật Y học, TS. Nguyễn
Hùng Cường – trưởng bộ môn vi sinh, phó khoa Kỹ thuật Y Học đã giúp đỡ
tôi trong quá trình làm khóa luận.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong ban giám hiệu,
phòng Đào tạo đại học, các bộ môn của trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã
dìu dắt, dạy dỗ tôi trong 4 năm học qua.


Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn bộ nhân viên Khoa Vi sinh bệnh viện
Việt Tiệp Hải Phòng đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong quá trình làm việc, học tập và thu thập số liệu tại khoa.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
người thân những người đã tạo mọi điều kiện và động viên giúp tôi học tập và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng , ngày 31 tháng 5 năm 2015
Nguyễn Thị Hạ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
BẢN CAM ĐOAN
Kính gửi: - Ban giám hiệu
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp khoa Kỹ thuật
Y học trường đại học Y Dược Hải Phòng
Tôi xin cam đoan những kết quả, số liệu được trình bày trong khóa luận
này hoàn toàn trung thực, khách quan, không sao chép từ bất cứ một nghiên
cứu nào khác.
Hải Phòng , ngày 31 tháng 5 năm 2015
Người viết
Nguyễn Thị Hạ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS
E.floccosum
HIV
KN
KTV
M. canis
T. concentricum
T. mentagrophytes

T. interdigittale
T. rubrum
T. verrucosum
XN
Acquired immunodeficiency syndrome
Epidermophyton floccosum
Vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người
(Human immunodeficiency virus)
Kháng nguyên
Kỹ thuật viên
Microsporum canis
Trichophyton concentricum
Trichophyton mentagrophytes
Trichophyton interdigittale
Trichophyton rubrum
Trichophyton verrucosum
xét nghiệm
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. T. rubrum gây bệnh hắc lào 5
Hình 1.2. Nấm niêm mạc do Candida albicans 7
Hình 1.3. Nấm tóc 8
Hình 1.4. Nấm móng 9
Hình 2.1. Malassezia furfur 16
Hình 2.2. Trichosporon beigelii 16
Hình 2.3. Piedraia hortae 16
Hình 2.4. Microsporumspp 17
Hình 2.5.Trichophyton spp 17
Hình 2.6. Epidermorphyton floccosum 17

Hình 3.1. Tỉ lệ bệnh nhân có kết quả dương tính với nấm ngoài da và nấm ngoại
biên 19
Hình 3.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu 20
Hình 3.3. Kết quả phát hiện các loại nấm 21
Hình 3.4. Phân bố bệnh nấm theo giới 22
Hình 3.5. Phân bố bệnh nấm theo nhóm tuổi 23
Hình 3.6. Phân bố bệnh nấm theo thời gian trong năm 23
Hình 3.7. Tỷ lệ phân bố nấm da và nấm ngoại biên theo vị trí thương tổn trên cơ
thể 24
Hình 3.8. Tỷ lệ phân bố nấm ngoài da 25
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm nấm là một bệnh khá phổ biến trên thế giới [13]. Nấm tồn tại ở
khắp mọi nơi: trong đất, nước, không khí, trên động vật, thực vật và trên cả cơ
thể người. Khi gặp điều kiện thuận lợi như khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều ,cơ
thể gặp sang chấn, suy giảm miễn dịch… nấm sẽ phát triển mạnh và gây
bệnh. Bệnh về nấm thường hay gặp ở những nước ôn đới và nhiệt đới. Nhiễm
nấm thường gặp ở tất cả các độ tuổi ở cả người già và trẻ nhỏ.
Nguyên nhân nhiễm vi nấm không chỉ do vấn đề vệ sinh mà còn do
lạm dụng thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc corticoid dẫn đến nhiễm bệnh
nấm "cơ hội" (do kháng sinh chỉ trị được vi khuẩn, còn thuốc corticoid làm
giảm sự đề kháng nên các vi nấm có điều kiện tăng sinh). Ở trên bệnh nhân
nhiễn HIV/AIDS tỷ lệ nhiễm nấm cao làm tăng tỷ lệ tử vong.
Việc sử dụng thuốc kháng nấm không đúng cách và không đúng đường
dùng làm xuất hiện những chủng nấm kháng thuốc gây khó khăn cho điều trị
và làm gia tăng tỷ lệ nhiễm nấm mạn tính.
Hải Phòng, Việt Nam là vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thuận lợi
cho sự phát triển của vi nấm đặc biệt là nấm ngoài da. Tuy nhiên lại chưa có
thống kê cụ thể nào về cơ cấu, tỷ lệ nhiễm nấm vì vậy chúng tôi thực hiện đề
tài: “Đặc điểm nhiễm nấm ngoài da và nấm ngoại biên tại khoa Vi sinh
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng năm 2014” với mục tiêu sau:

“Mô tả đặc điểm nhiễm nấm ngoài da và nấm ngoại biên tại khoa
Vi sinh Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng năm 2014”
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Vài nét về vi nấm
Nấm là một loại thực vật hạ đẳng, không có chất diệp lục để tổng hợp
nguyên sinh chất, chúng sống nhờ trên các chất hủy hoại của sinh vật khác
hoặc sống ký sinh trên những sinh vật khác, chiếm chất dinh dưỡng của sinh
vật đó.
Nấm gây bệnh ngoài da thuộc lớp nấm bất toàn (fungi imperfecti). Nấm
ký sinh ở lớp keratin hóa của người, gây bệnh ở da và các cơ quan phụ cận
da( lông, tóc, móng). Các vi nấm này dùng men keratinase phân giải keratin
để lấy nguồn thức ăn.
Căn nguyên: Nấm sợi là loại nấm phổ biến nhất. Có khoảng 37 loài
nấm da gây bệnh cho người thuộc 3 giống:
Epidermophyton (1 loài)
Trichophyton (21 loài)
Microsporum (15 loài) [2]
Ngoài ra nấm men cũng gây bệnh ngoài da: Nấm Candida albicans…
Nấm lang ben (Malasseria furfur) có ái tính với vùng da dầu nên rất
hay gây bệnh ở vùng mặt, lưng, ngực và phần trên của cơ thể.
Nấm phát triển không cần ánh sáng mặt trời nên nấm có thể sống ở
mọi nơi mọ chỗ. Ngay cả môi trường nghèo nàn về chất dinh dưỡng thậm trí
là không có chất dinh dưỡng nấm vẫn phát triển rất tốt vì vậy vấn đề phòng
chống nấm là rất khó khăn.
Hai điều kiện quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của nấm
chính là nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Thiếu một trong hai điều kiện nấm
không thể phát triển được. Vì vậy muốn phòng bệnh nấm có hiệu quả phải
tách rời hoặc triệt tiêu hai điều kiện trên [12].

2
Kháng nguyên nấm là kháng nguyên đa giá (KN vỏ, KN thân…) vì
vậy trong cơ thể bệnh nhân mắc bệnh nấm không có kháng thể đặc hiệu. Do
đó xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh không có tính đặc hiệu [8].
Hình thể của nấm :
* Hình ảnh đại thể :
+ Nấm da phát triển trên môi trường tạo khuẩn lạc phẳng hoặc gồ cao,
có nếp gấp, bề mặt trơn bóng, có lông mịn, đôi khi bề mặt có dạng bột do sự
xuất hiện của bào tử.
+ Nhiều loại sinh sắc tố đỏ hoặc vàng không ngấm vào môi trường, một
số sinh sắc tố đỏ, vàng, nâu đen, xanh đen lan tỏa vào môi trường.
* Hình ảnh vi thể :
Nấm có hai bộ phận chính là bộ phận dinh dưỡng và bộ phận sinh sản.
+ Bộ phận sinh dưỡng :
Nấm men là những tế bào nhỏ, hình tròn hoặc bầu dục đường kính từ
4-6 µm, tế bào nấm ken đặc với nhau thành vè nấm, khuẩn lạc.
Nấm sợi là những sợi tơ nhỏ, hình ống, sợi nấm chia nhánh chằng chịt
với nhau thành tảng nấm, vè nấm.
Sợi nấm có thể mảnh, ngang <1 µm, đặc bắt màu đều là lớp
Actinomycetes (xạ khuẩn). Sợi nấm có thể dày, ngang 2-5 µm, hình ống có
vách ngăn có nhân và tế bào chất là lớp Ascomycetes (nấm nang) và lớp
Basidiomycetes (nấm đảm). Sợi nấm có thể dày, hình ống, không có vách
ngăn là lớp Phycomycetes (nấm trứng).
Bộ phận sinh sản: Nấm Atinomycetes không có bộ phận sinh sản, sợi
nấm đứt ra thành những đoạn nhỏ, khi rơi vào chỗ mới gặp điều kiện thuận lợi
phát triển thành vè nấm.
3
Các lớp nấm khác có những bộ phận sinh sản vô giới hoặc hữu giới tùy
phương thức sinh sản.
* Dinh dưỡng và chuyển hóa

Nấm là sinh vật dị dưỡng. Có hệ thống men phong phú (proteaza,
celluloza, oxydaza…) tham gia vào chuyển hóa chất. Chúng tiết các men này
ra môi trường phân giải các hợp chất phức tạp thành các hợp chất đơn giản để
hấp thu. Nấm dễ nuôi cấy, thường sử dụng môi trường Sabouraud để nuôi cấy
nấm.
* Nhiệt độ, độ ẩm
Nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao nên các bệnh
về nấm thường phát triển mạnh ở những nơi có nhiệt độ và độ ẩm cao.
4
1.2 Các bệnh nấm ngoài da và nấm ngoại biên thường gặp
1.2.1 Các bệnh nấm ngoài da
1.2.1.1 Hắc lào
Hình 1.1. T. rubrum gây bệnh hắc lào.
Tổn thương đầu tiên là sẩn đỏ, có bóng nước, nấm lan rộng ra xung
quanh vùng trung tâm lành dần, tạo nên hình vòng ranh giới rõ. Những vết
thương gần nhau khi lan rộng sẽ hòa vào nhau thành hình đa vòng. Do
ngứa gãi nhiều… dễ nhiễm trùng thứ phát. Tổn thương thường ở nếp
gấp lớn bí mồ hôi như bẹn, thắt lưng, mông… Vi nấm gây bệnh là T.
rubrum, Microsporum và đôi khi do E. floccosum.
1.2.1.2 Vẩy rồng
Tổn thương thường bị cả một vùng da rộng lớn, có khi cả thân mình.
Da không viêm nhưng ngứa và tróc vẩy, các vẩy xếp thành hình đồng tâm.
Ở Việt Nam hay gặp ở vùng dân tộc ít người. Vi nấm gây bệnh thường
là T. concentricum.
Bệnh nấm này thường kéo dài nhiều năm và rất khó chữa.
1.2.1.3 Nấm má
Thường vết thương ở một bên má (phải hay trái) đôi khi ở cằm. Bệnh
nhân nhiễm bệnh do hôn hít thú nuôi trong nhà có vi nấm trên lông hoặc áp
má lên lưng trâu bò.
5

Vi nấm gây bệnh là T. mentagrophytes ở chó hoặc mèo, M. canis ở
chó mèo, T. verrucosum ở trâu, bò.
1.2.1.4 Nấm kẽ
Thường gặp ở kẽ chân: kẽ chân tróc vẩy trắng, để lộ da màu đỏ phía
dưới, đôi khi có kẽ nứt ra, nhiễm khuẩn gây đau đớn. Có thể tổn thương lan
rộng lưng và lòng bàn chân với những bóng nước. Bệnh thường gặp ở: Những
vận động viên thể thao, những người lính đi giày. Vi nấm thường do T.
rubrum, E.floccosum,T. mentagrophytes.
1.2.1.5 Lang ben
Tổn thương rải rác trên khắp cổ, ngực, thân mình vai và cánh tay thành
những đám loang lổ. Da vùng có nấm màu trắng giới hạn rõ, hơi bong vẩy
hơi gồ cao, nổi bật trên nền da màu nâu. Vi nấm ngăn sự tiếp thu tia cực tím
trong ánh nắng mặt trời, nên càng ra nắng da càng đen càng tương phản với
da bệnh nhân.
Trên cùng một bệnh nhân, có thể có những mảng da bệnh màu nâu cafe
sữa, nâu nhạt ở những vùng da khuất sau quần áo ( ngực, bụng, đùi…) dần
dần các mảng da nâu cũng tiến triển thành màu trắng. Bệnh nhân có thể thấy
ngứa nhất là khi ra mồ hôi.
Bệnh thường do Malassezla furfur gây ra.
1.2.1.6 Bệnh ở nếp gấp da
Tổn thương hay gặp ở vùng bẹn, háng, một bên hoặc cả hai bên, có
viền nổi cao thành một hàng mụn nước, đường viền cong queo và lan rộng.
Bệnh thường gặp ở nam giới, các nếp dưới vú, nách của người phụ nữ
hoặc người béo cũng dễ bị bệnh.
Bệnh gây ngứa ngáy khó chịu nấm gây bệnh là: E. floccosum, T.
rubrum, T. mentagrophytes và T. interdigittale.
6
1.2.1.7 Dị ứng do nấm da
Biểu hiện dị ứng thường xảy ra ở nơi nấm ký sinh gây bệnh, sẽ mất đi
khi bệnh nấm được điều trị. Biểu hiện là tổ đỉa ở lòng bàn tay hay ở bờ ngoài

của gan bàn chân. Các loài nấm hay gây dị ứng: T.mentagrophytes, T.
verrucosum.
1.2.1.8 Viêm da do nấm Candida
Gặp ở những người luôn ẩm ướt (da luôn đổ mồ hôi, nhúng tay, chân
vào nước thường xuyên…). Tổn thương chủ yếu xuất hiện và phát triển ở
vùng da xếp nếp như mông, bẹn, nách, dưới vú, rốn…
Da bị viêm thành mảng to màu đỏ, rỉ nước vàng, ngứa, gần đó có
những tổn thương con, kích thước nhỏ không đồng đều.
1.2.2 Các bệnh nấm ở vùng ngoại biên
1.2.2.1 Bệnh ở miệng và niêm mạc do nấm Candida
Bệnh biểu hiện: Niêm mạc miệng viêm đỏ, khô, lưỡi bóng, tổn thương
được phủ một lớp như kem trắng, đôi khi có giả mạc thường mềm, dễ bóc khu
trú ở lưỡi, mặt và trong má, vòm miệng, hầu, amydal. Bệnh nhân có cảm giác
đau buốt khó nuốt.
Lưỡi đen có lông nhung.
Thương tổn điển hình là sự phì đại nhú lưỡi và rối loạn nhiễm sắc.
Hình 1.2. Nấm niêm mạc do Candida albicans
7
1.2.2.3 Nấm tóc
Hình 1.3. Nấm tóc
* Nguyên nhân:
Do rất nhiều loại nấm gây nên, hậu quả có thể dẫn tới hói đầu. Các
nhóm căn nguyên chính gây bệnh nấm tóc là: Nhóm gây bệnh nấm trứng tóc
(Piedra hortai và Trichosporon beigelii). Nấm sợi (Microsporum và
Trichophyton) và nấm men (Candida).
* Biểu hiện lâm sàng:
+ Bệnh nấm trứng tóc (Piedra) do 2 loại nấm gây ra là Piedra hortai và
Trichosporon beigelii.
+ Nấm Trichosporon beigelii gây bệnh trứng tóc trắng, gây bệnh ở tóc,
râu, lông, nấm phát triển thành những hạt mềm màu trắng, xám nhạt dọc theo

sợi tóc. Bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới, phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới.
+ Nấm tóc do nấm sợi: Bệnh do các loài vi nấm Microsporum và
Trichophyton lây từ người qua người hoặc từ súc vật qua người. Sự viêm
nhiễm bắt đầu từ bề mặt da đầu, phát triển ở lớp sừng rồi xuyên vào nang
lông.
8
+ Nấm tóc do nấm Candida: Trên da đầu cả những vùng có tóc thấy
những đám viêm chân tóc có mủ. Trong mủ ấy vừa tìm thấy cả tụ cầu và cả
nấm men. Tóc bị rụng và không mọc lại. sợi tóc không bị tổn thương, tìm
không thấy sợi nấm cũng như bào tử nấm.
1.2.2.3 Nấm móng
Hình 1.4. Nấm móng
Nấm móng là bệnh gây biến dạng móng
* Nguyên nhân:
Có rất nhiều loại vi nấm là nguyên nhân gây ra bệnh, trong đó hai nhóm
chính phải kể đến là: Nấm mem (Candida) và nấm sợi (Trychophyton,
Epidermophyton). Khi tay hoặc chân chúng ta bị ướt chính là môi trường
thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây bệnh.
* Biểu hiện lâm sàng:
+ Bệnh biểu hiện trên một hay nhiều móng nhưng ít khi gặp ở cả mười
móng tay hay mười móng chân. Khi móng người bị nhiễm vi nấm ban đầu là
sự xuất hiện đốm trắng hay vàng bên dưới đầu móng. Sau đó lớp móng trở
nên xù xì và phủ một lớp vảy mịn như cám, có những vết lằn ngang hay dọc.
+ Nếu như do nấm sợi thì từ bờ móng sẽ bị vi nấm tấn công và làm tổn
thương nhưng không bị viêm quanh móng.
9
+ Nếu do vi nấm men thì tổn thương tấn công từ gốc móng và bị viêm
quanh móng rất đau và có mủ. Chỗ tổn thương có màu hơi đen hay vàng.
Ngay cả bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và bong tróc.

* Có 3 hình thức tổn thương móng
+ Móng dày sừng: Móng dày sừng, dưới móng có khối sừng mủn
+ Móng teo: Móng bị mủn dần từ bờ tự do đến chân móng
+ Móng bình thường: Móng có màu trắng hoặc vàng
10
1.3 Tình hình nhiễm nấm da và nấm ngoại biên ở thế giới và Việt Nam
1.3.1 Tình hình nhiễm nấm trên thế giới
Theo quỹ nghiên cứu nấm của thế giới năm 2011 thì việc nhiễm nấm
da, tóc, móng ảnh hưởng tới 25% dân số của thế giới. Bệnh nấm móng phổ
biến ở người lớn chiếm 5-25%, tỷ lệ này ngày càng tăng ở những người cao
tuổi (28-29%). Nấm da phổ biến hơn nấm móng và chủ yếu gặp ở những
người trẻ tuổi hay vận động. Nhiễm nấm tóc thường gặp ở trẻ nhỏ hậu quả
của bệnh có thể dẫn đến bị hói hoặc rụng tóc. Bệnh nấm da chủ yếu ở những
nước nghèo đói và trẻ em da đen. Nhiễm nấm tóc thường gặp ở trẻ nhỏ hậu
quả của bệnh có thể dẫn đến bị hói đầu hoặc rụng tóc [21].
Theo Havlickova B (2008) hiện nay bệnh nấm da vẫn rất phổ biến trên
thế giới, tỷ lệ mắc trong cộng đồng có thể tới 20 - 25% [17].
Ở Thái Lan
năm 1996
Ở Nepan
năm 2001
Ở Iran năm
1997
Trong số 719 bệnh nhân nhiễm nấm da được nghiên cứu
tại Thái Lan bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi 12-21. Tỷ lệ mắc
các bệng nấm nông ở nữ là: nấm da 29%, nấm bẹn 23%,
nấm kẽ chân 16%; và ở nam giới là: nấm bẹn 39%, nấm da
28%, nấm kẽ chân 14% [19].
Agarwalla A và cộng sự nghiên cứu 100 bệnh nhân bị nấm
nông thấy nấm da chiếm 43%, nấm bẹn 33%, nấm kẽ chân

20%. Trong đó tỷ lệ nuôi cấy thành công là 94%, tỷ lệ
nam/nữ là 5/2 [16].
Chadeganipou và cộng sự đă nghiên cứu 2204 bệnh nhân
bị nấm nông cho kết qủa như sau: nấm tóc 54,1%, nấm da
23,8%, nấm kẽ chân 8,9% [18].
11
1.3.2 Tình hình nhiễm nấm ở Việt Nam
Nước ta có khí hậu rất thuận lợi cho nấm da phát triển. Tỷ lệ này càng
tăng cao vào mùa hè. Bệnh nấm da tuy không nguy hiểm đến tính mạng,
nhưng thường có triệu chứng cơ năng ngứa nhiều, nếu không được điều trị
hay điều trị không đúng, thương tổn nấm có thể lan tỏa, ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống.
Theo một nghiên cứu của Nguyễn Khắc Viện nghiên cứu ở các tỉnh
miền núi phía Bắc tỷ lệ nấm nông là 32,2%, trong đó tỷ lệ nam/nữ bị bệnh là
1,5/1. Thường gặp nhất là nấm bẹn 38,4%, nấm da 22,8% sau đó là nấm kẽ
3,9%, nấm móng 10,2%, nấm tóc 4,1% [14]. Bệnh xảy ra chủ yếu từ tháng 4
đến tháng 11. Theo Nguyễn Cảnh Cầu (1994), khám 5663 quân nhân có 2634
người bị bệnh ngoài da, trong đó bệnh nấm da chiếm 37,3%, bệnh lang ben
chiếm 14,1%, ghẻ chiếm 13,2%, viêm da liên cầu và các bệnh ngoài da khác
chiếm 15,9% [4].
Theo nghiên cứu khác của Lê Trần Anh, Nguyễn Đắc Lực, Đỗ Ngọc
Ánh tại Bệnh viện Quân Y 103 trong 5 năm (2009 - 2013), kết quả có 2216
BN nhiễm nấm; tuổi trung bình 31,99; trên 50% BN trong độ tuổi 20 - 39.
Nam gặp nhiều hơn nữ (nam/nữ = 1,69). Các loại nấm hay gặp là nấm da,
nấm Candida và nấm Malassezia. Loại bệnh phẩm phát hiện nhiễm nấm
nhiều nhất là vảy da (64,2%). Nấm phát hiện được chủ yếu nhờ xét nghiệm
trực tiếp (96,8%), nuôi cấy chỉ 3,2% [1].
Trong quân đội, do điều kiện ăn ở, sinh hoạt tập trung, vệ sinh c̣òn hạn
chế là những điều kiện thuận lợi cho bệnh nấm da phát sinh, phát triển và lây
lan trong đơn vị. Trong nghiên cứu của TS.BS Nguyễn Thị Đào về tỷ lệ bệnh

da và những yếu tố liên quan trên các học viên trường Cao Đẳng Quân Sự
Quân Đoàn 4 trong tổng số 400 học viên thỏa mãn đủ các tiêu chí chọn mẫu
được cho vào mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ hiện mắc bệnh da của các học viên
trường cao đẳng quân sự quân đoàn 4 là 42,6% [5]. Nhìn chung tỷ lệ nhiễm
nấm ngoài da và nấm ngoại biên ở Việt Nam còn khá cao.
12
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên các bệnh nhân làm xét nghiệm nấm da và nấm
ngoại biên tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
năm 2014.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Đối tượng có điều trị thuốc kháng nấm trong vòng 3-5 ngày trở lại
trước khi đến khám.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu kết quả xét nghiệm nấm ngoài da và nấm ngoại biên
2.2.2 Cỡ mẫu
n=1018
2.3 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
Thu thập thông tin của tất các các bệnh nhân được chỉ định làm xét
nghiệm soi tươi tìm nấm tại khoa xét nghiệm tại bệnh viện Việt Hữu nghị
Tiệp Hải Phòng năm 2014.
Xử lý số liệu sau khi loại bỏ sự trùng lặp

Phân tích số liệu thống kê theo chương trình Exel.
13
2.2.2 Quy trình xét nghiệm xử dụng trong nghiên cứu
2.2.3 Kỹ thuật soi trực tiếp tìm nấm
* Dụng cụ, vật liệu
+ Lam kính, lamen sạch, pipet nhỏ giọt, que cấy, đèn cồn, bút chì,
kính hiển vi, dao mổ cùn vô trùng.
* Hóa chất
+ Nước muối sinh lý NaCl 0.9%, dung dịch KOH 20%.
* Bệnh phẩm
Bệnh phẩm được KTV xét nghiệm lấy tại khoa xét nghiệm. Một số
trường hợp đặc biệt hơn do bệnh nhân tự lấy bệnh phẩm và chuyến đến
khoa xét nghiệm.
Cách lấy mẫu
+ Thương tổn da
Bệnh nhân ngồi tư thế thoải mái, KTV ngồi đối diện bệnh nhân. Yêu
cầu bệnh nhân bộc lộ thương tổn. KTV đặt dao vuông góc với bề mặt thương
tổn, đặt lam kính song song ở phía dưới dao, cạo nhẹ nhàng ở rìa thương tổn
để vẩy da rơi vào lam kính (không cắt vào da hoặc để chảy máu), dùng lưỡi
dao tập trung bệnh phẩm vào giữa lam kính, nhỏ 1 giọt KOH 20%, sau đó đậy
lá kính.
Một số lưu ý
- Cạo vẩy da ở rìa thương tổn
- Cạo ở nhiều vị trí
- Lấy vẩy da không phải vẩy tiết
- Không trích thủ bệnh phẩm trên thương tổn cấp tính: chàm cấp, bội
nhiễm.
14
- Những thương tổn đang bôi dung dịch màu, thuốc mỡ bong vẩy,
thuốc chống nấm cần ngừng thuốc 3- 5 ngày sau mới xét nghiệm.

+ Thương tổn móng
- Nếu thương tổn móng dầy mủn ở bờ tự do: dùng dao, kéo cạo và
cắt lớp sừng mủn ở dưới móng
- Nếu thương tổn móng tách giữa giường móng và bàn móng dùng
dao nhọn cạo chất sừng mủn ở dưới móng
- Nếu viêm quanh móng: cạo vẩy da ở rãnh quanh móng
+ Thương tổn tóc
- Dùng dao cạo vẩy da đầu sau đó dùng nhíp nhổ các chân tóc gẫy sát
da đầu trên vùng thương tổn.
- Nếu nghi là trứng tóc dùng kéo cắt phần tóc có các nốt sần màu
trắng, đen bám trên sợi tóc.
- Lấy bệnh phẩm ở miệng: ở họng và trong miệng dùng đè lưỡi để
lấy bệnh phẩm.
* Làm tiêu bản
Đối với bệnh phẩm là vẩy da, tóc cho lên một lam kính sạch, nhỏ một
giọt KOH 20%, đậy lá kính. Để yên 15-30 phút sau đọc kết quả. Muốn đọc
kết quả nhanh hơn có thể làm ấm tiêu bản bằng cách hơ nhẹ tiêu bản trên một
ngọn lửa đèn cồn (tránh để sôi) sau đó quan sát ở vật kính 10 và vật kính 40.
Không hơ quá nóng làm lắng đọng các tinh thể KOH trên lam kính, dễ nhận
định sai kết quả.
Đối với những bệnh phẩm cứng như tóc và móng cần ngâm bệnh phẩm
trong KOH 20% khoảng 2 giờ [15].
* Nhận định kết quả
Trước khi soi nên dàn mỏng tiêu bản. Sử dụng vật kính 10 xác định vi
trường xem sơ bộ sau đó dùng vật kính 40 để nhận định.
15
+ Nấm lang ben (do nấm
Malassezia furfur):
thấy sợi nấm thô, ngắn giống
sợi miến vụn và đám tế bào

tròn.
Hình 2.1. Malassezia furfur
+ Nấm tóc trắng (do Trichosporon
beigelii): thường gây bệnh ở tóc, là cụm
trắng gồm nhiều bào tử đốt.
Hình 2.2. Trichosporon beigelii
+ Nấm tóc đen (do Piedraia hortae):
thường gây bệnh ở tóc, là cục rắn đen
bao gồm các bào tử nang, bào tử nang
hình quả chuối nhỏ 2 đầu
nằm trong túi.
16
Hình 2.3. Piedraia hortae
+ Da ( do Trichophyton spp, Microsporum, Epidermorphyton)

Hình 2.4. Microsporumspp Hình 2.5.Trichophyton spp
Hình 2.6. Epidermophyton floccosum
2.3.1 Kỹ thuật nhuộm Gram phát hiện nấm Candida
* Dụng cụ, vật liệu
Lam kính, lamen, đèn cồn. Kính hiển vi, dầu soi kính. Bộ thuốc nhuộm
gram ( Tím gentian, lugol kép, cồn aceton, đỏ fucxin)
* Hóa chất
+ Nước muối sinh lý NaCl 0,9%
+ Bộ thuốc nhuộm gram ( Tím gentian, lugol kép, cồn aceton, đỏ fuc
* Bệnh phẩm
17

×