Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện hữu nghị việt tiệp hải phòng năm 2010 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 81 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) hoặc COPD (Chronic Obstructive
Pulmonary Disease) là một danh từ dùng để chỉ một nhóm bệnh đường hô hấp có
đặc trưng chung là sự tắc nghẽn đường thở không phục hồi hoàn toàn tự phát hay
dưới các tác động điều trị. Đây là một nhóm bệnh hô hấp thường gặp trên thế giới
cũng như ở nước ta [28], [51]. Với tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều
trị cao và hậu quả tàn phế, COPD đã thực sự trở thành một vấn đề sức khỏe toàn
cầu quan trọng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1990 tỷ lệ mắc COPD trên toàn
thế giới ước tính khoảng 9,34/1000 ở nam và 7,33/1000 ở nữ [3]. Hiện tại, trên
thế giới có khoảng 600 triệu người mắc bệnh [46]. Tại Việt Nam, điều tra dịch tễ
về COPD trong cộng đồng dân cư ở nước ta do Bệnh viện Phổi Trung ương tiến
hành trên phạm vi toàn quốc công bố năm 2010, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
ở nhóm tuổi trên 40 trong cộng đồng chung cho cả hai giới là 4,2%, trong đó ở
nam giới tỷ lệ này là 7,1% và ở nữ giới là 1,9% [10].
Không chỉ là một bệnh lý thường gặp, COPD hiện là nguyên nhân gây tử vong
đứng hàng thứ 4 trên thế giới và là bệnh lý duy nhất làm tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong
trong số những bệnh lý gây tử vong hàng đầu [3], [51], [80]. Một nghiên cứu về gánh
nặng bệnh tật toàn cầu dự đoán COPD, từng là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 6
vào những năm 1990, sẽ trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới
vào năm 2020 [5], [47], [74].
Theo nghiên cứu tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, năm 2006,
trung bình một đợt cấp COPD nhập viện tiêu tốn 7-8 triệu đồng cho chi phí trực tiếp
liên quan đến thuốc, xét nghiệm… [11] Nếu tính cả chi phí điều trị gián tiếp, chi phí
điều trị ngoại trú cho bệnh nhân thì số tiền chi phí cho một đợt tiến triển cấp của
bệnh sẽ còn có thể hơn thế nhiều lần.


2


Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp Hải Phòng, ghi nhận của các bác sĩ tại
các khoa Khám bệnh, Hô hấp và Hồi sức cho thấy các bệnh nhân nhập viện đều
đã ở trong tình trạng nặng và ở các giai đoạn muộn của bệnh, tình trạng suy hô
hấp cấp biểu hiện trên nền suy hô hấp mạn tính, bệnh nhân suy kiệt hay có kèm
theo nhiều bệnh đồng mắc khác, chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng, tỉ
lệ tử vong cao, tỉ lệ mắc trong cộng đồng, tỷ lệ nhập viện vì các đợt cấp và mức độ
nặng của bệnh trong các lần nhập viện ngày càng gia tăng. Để có thông tin đầy đủ
hơn cũng như đánh giá một số yếu tố liên quan tới nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính nhập viện trong các đợt tiến triển cấp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp Hải
Phòng, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp Hải
Phòng năm 2010- 2012” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều tri tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt-Tiệp Hải Phòng trong các năm 2010 - 2012.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh
nhân điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp Hải Phòng trong các năm
2010 - 2012.
.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
1.1.1. Sơ lược lịch sử
Sự hiểu biết về COPD đã bắt đầu từ hơn 200 năm trước đây nhưng đến tận
những năm cuối thế kỷ XX thì sự nghiên cứu về COPD mới phát triển.
Năm 1964, Burows đã lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ COPD để thống nhất
giữa thuật ngữ viêm phế quản mạn hay được dùng ở châu Âu và thuật ngữ khí phế
thũng được dùng chủ yếu ở Hoa Kỳ [73].

Từ năm 1992, thuật ngữ COPD đã chính thức thay thế cho các tên gọi khác
về bệnh và áp dụng trên toàn thế giới, nó được dùng trong phân loại bệnh tật quốc tế
lần thứ 9 và lần thứ 10 [83].
Vào năm 1998, nhằm nỗ lực gia tăng sự chú ý về cách điều trị, phòng ngừa
COPD, các nhà khoa học đã cùng với WHO và NHLBI đề ra chiến lược toàn cầu
cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung
Disease: GOLD). Mục đích quan trọng nhất của GOLD là nhằm nâng cao kiến thức
về COPD, giúp đỡ cho hàng triệu người phải chết sớm hoặc bị các biến chứng của
COPD. Hàng năm GOLD đều đưa ra bản cập nhật về chẩn đoán cũng như điều trị
bệnh [53].
1.1.2. Định nghĩa
Theo GOLD 2010: COPD là một bệnh lý có thể phòng ngừa và có thể điều
trị được với các ảnh hưởng ngoài phổi đáng kể, góp phần vào độ nặng của bệnh.
Bệnh được đặc trưng bởi tắc nghẽn luồng khí không hồi phục hoàn toàn. Tắc nghẽn
luồng khí thường là tiến triển và liên quan đến đáp ứng viêm bất thường của phổi
với các phân tử hoặc khí độc hại [51].


4
1.1.3. Dịch tễ học
COPD là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới và
là bệnh lý duy nhất tăng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trong số những bệnh lý gây tử
vong hàng đầu thế giới [80]. Tần suất bệnh tật và tử vong của COPD thay đổi giữa
các nước và giữa các nhóm người khác nhau trong cùng một nước nhưng nói chung,
có liên quan trực tiếp đến tần suất của hút thuốc lá mặc dù ở nhiều nước, ô nhiễm
không khí do chất đốt từ gỗ và các chất đốt sinh khói khác đã được xác định là một
yếu tố nguy cơ của COPD [52].
Theo WHO, năm 1990 tỷ lệ mắc COPD trong 1000 dân là: 9,33 ở nam và
7,33 ở nữ [2], [3]. Tỷ lệ tử vong do COPD năm 1990 đứng thứ 6, hiện nay đứng thứ
4 và dự báo đến năm 2020 đứng thứ 3 trong 10 bệnh chính gây tử vong, chỉ sau

bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh mạch máu não [5], [47], [74].
Năm 2000, WHO ước tính khoảng 2,74 triệu người chết vì COPD trên toàn
thế giới [47], Mỹ ước tính 10 triệu người lớn có triệu chứng lâm sàng của COPD,
khoảng 24 triệu người có những bằng chứng về tắc nghẽn đường thở [61].
Nghiên cứu BOLD (Burden of Obstruc tive Lung Disease study) về tỷ lệ mắc
COPD tại 12 khu vực của 12 quốc gia, kết quả cho thấy: cao nhất tại Cape Town:
22% nam và 16,7% ở nữ giới. Một số địa điểm ở châu Á: Quảng Châu – nam là 9,3%
và nữ là 5,1%, Manila 18,8% ở nam và 6,8% ở nữ giới [26].
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Đình Hường (1994), viêm phế quản mạn tính là
bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh phổi mạn tính ở người lớn, với tỷ lệ mắc từ
4-5% [17]. Nghiên cứu điều tra dịch tễ về COPD trong cộng đồng dân cư ở nước
ta do Bệnh viện Phổi Trung ương tiến hành có quy mô trên toàn quốc công bố
năm 2010, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi trên 40 trong cộng đồng
chung cho cả hai giới là 4,2%, trong đó nam giới chiếm 7,1%; nữ giới chiếm
1,9% [36]. Theo nghiên cứu của Ngô Quý Châu và CS (2002) tiến hành tại
Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, trong số 3606 bệnh nhân vào điều trị từ
năm 1996 đến năm 2000, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán lúc ra viện là COPD
chiếm 25,1%, đứng đầu trong các bệnh lý về phổi [12].


5
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh và sinh lý bệnh học
. Cơ chế bệnh sinh [3], [4], [31], [52], [71]
Cơ chế bệnh sinh của COPD rất phức tạp, mặc dù còn ít bằng chứng nhưng
dường như tất cả các yếu tố nguy cơ gây COPD đều thông qua quá trình viêm. Tình
trạng viêm sẽ dẫn đến COPD sau đó [3].
Viêm đường dẫn khí ở bệnh nhân COPD là sự khuếch đại của đáp ứng viêm
bình thường của đường hô hấp với các tác nhân kích thích mạn tính như khói thuốc
lá. Cơ chế của sự khuếch đại này vẫn chưa được hiểu rõ, nhất là trên nhưng bệnh
nhân bị COPD mà không hút thuốc lá.

Viêm trong phổi được khuếch đại bởi sự mất cân bằng quá trình oxy hóa và
sự gia tăng quá mức của các protease trong phổi. Các cơ chế này phối hợp dẫn đến
các thay đổi bệnh học đặc trưng của COPD.
- Tăng đáp ứng viêm của đường thở: COPD đặc trưng bởi viêm mạn tính
toàn bộ đường dẫn khí, nhu mô phổi và mạch máu phổi. Tập trung các tế bào viêm
đặc biệt là tế bào bạch cầu lympho (nổi trội là CD8) và bạch cầu đa nhân trung tính
ở niêm mạc đường thở. Các tế bào viêm hoạt hóa giải phóng nhiều chất trung gian
hóa học gồm: Leucotrien B4 (LTB4), Interleukin 8 (IL-8), yếu tố hoại tử u alpha
(TNF-α) có khả năng phá hủy cấu trúc nhu mô phổi hoặc duy trì tình trạng viêm.


6
Khói thuốc
Yếu tố chủ thể
Đáp ứng viêm của đường thở
Các chất chống
oxy hóa

Kháng proteinase

Proteinase

Stress oxy hóa

Bệnh lý COPD
Sơ đồ 1.1. Cơ chế bệnh sinh của COPD theo GOLD 2010
- Mất cân bằng giữa protease và kháng protease: Các protease sẽ phá vỡ các
thành phần của mô liên kết, trong khi các anti-protease giúp bảo vệ chống lại quá
trình này. Đã có các bằng chứng thuyết phục về sự mất cân bằng giữa các protease
và anti-protease trong phổi ở bệnh nhân COPD. Phá hủy elastin qua trung gian

protease, một thành phần mô liên kết chính trong nhu mô phổi là một đặc điểm đặc
trưng quan trọng làm phát triển khí phế thũng và sự mất đàn hồi phổi không hồi
phục.
- Mất cân bằng oxy hóa và kháng oxy hóa: có thể là một cơ chế khuếch đại
quan trọng trong COPD. Các dấu ấn kích hoạt oxy hóa (Hydrogen peroxide, 8isoprestane) tăng trong bề mặt biểu mô đường hô hấp trong đờm và trong máu của
bệnh nhân COPD. Mất cân bằng quá trình oxy hóa cũng tăng cao hơn trong đợt kịch
phát cấp.


7
Kích hoạt oxy hóa có một số hậu quả xấu ở phổi, bao gồm kích hoạt các yếu
tố gây viêm, bất hoạt kháng proteinase, kích thích tiết đờm và kích thích tăng tiết
dịch huyết tương.
. Sinh lý bệnh học [17] [52] [55]
COPD có đặc điểm là sự suy giảm và bít tắc của phổi và các tổ chức chống
đỡ dẫn đến kết quả là khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính hoặc cả hai. Ứ khí bắt
đầu ở các đường thở nhỏ và sẽ dẫn tới bít tắc phế nang. Các hậu quả của COPD bao
gồm:
- Tắc nghẽn đường dẫn khí trong COPD: Tắc nghẽn đường dẫn khí trong
COPD, làm giảm lưu lượng khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) và là
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng khó thở của bệnh nhân, xảy ra do 2 cơ chế: sự
hủy hoại nhu mô phổi và sự biến đổi của dường dẫn khí.
+ Sự hủy hoại nhu mô phổi gây ra tắc nghẽn đường dẫn khí, giảm lưu lượng
khí thở ra thì gắng sức qua 2 cơ chế: làm giảm sức kéo căng tròn của đường dẫn khí
của nhu mô phổi và làm giảm lực đàn hồi.
+ Sự biến đổi của đường dẫn khí: bao gồm các hiện tượng của viêm mạn tính
làm đường kính đường dẫn khí bị thu hẹp lại.
- Sự gia tăng hoạt động của trung tâm hô hấp: do các biến đổi bất lợi về mặt
cơ học, trung tâm hô hấp phải gia tăng hoạt động để giữ một mức thông khí phế
nang cần thiết.

- Các bất thường ở cơ hô hấp: do tăng lưu lượng khí hít vào, tăng kích thích
cơ hô hấp từ trung ương, lồng ngực căng phồng cùng các yếu tố chuyển hóa bất lợi
làm cơ hô hấp hoạt động không tốt dẫn đến tình trạng mệt cơ, nhất là cơ hoành.
- Bất thường giữa thông khí và tưới máu (bất thường VA/Q): dùng phương
pháp đồng vị phóng xạ cho thấy ở bệnh nhân COPD vừa có shunt mao mạch (nhánh
nối mao mạch) do tắc nghẽn đường dẫn khí (VA/Q giảm), vừa có khoảng chết phế
nang do khí phế thũng (VA/Q tăng).
- Tăng tiết đờm: tăng tiết đờm, kết quả của ho tăng tiết mạn tính, một đặc
trưng của viêm phế quản mạn tính và không liên quan quan trọng với hạn chế


8
đường thở. Sự tăng tiết đờm do tăng số lượng tế bào có chân và phì đại các tuyến
dưới niêm mạc do đáp ứng của đường thở với khói thuốc và chất độc. Nhiều chất
hóa ứng động và protease kích thích tăng tiết đờm thông qua kích hoạt các cảm thụ
quan của yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR: Epidermal growth factor).
- Tăng áp lực động mạch phổi: tăng áp động mạch phổi mức độ nhẹ đến vừa
có thể xuất hiện muộn trong tiến triển của COPD do co thắt các động mạch phổi
nhỏ, kết quả cuối cùng là thay đổi cấu trúc của chúng.
- Ảnh hưởng toàn thân: chứng suy kiệt thường gặp ở bệnh nhân COPD nặng.
Bệnh nhân COPD cũng có nhiều khả năng bị loãng xương, trầm cảm và thiếu máu
mạn tính.
1.2. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI GIAI ĐOẠN COPD
1.2.1. Chẩn đoán COPD
- Theo khuyến cáo của GOLD 2010:
Gợi ý chẩn đoán COPD ở bất kỳ bệnh nhân nào trên 40 tuổi có ít nhất một
trong các chỉ điểm sau:
- Khó thở với đặc điểm:
+ Tiến triển (nặng dần theo thời gian)
+ Khó thở tăng lên khi vận động.

+ Liên tục (xuất hiện hàng ngày)
+ Khó thở được bệnh nhân mô tả “phải gắng sức để thở”, “thở nặng”.
“thiếu không khí” hoặc “thở hổn hển”.
- Ho mạn tính: có thể gián đoạn và có thể ho khan.
- Khạc đờm mạn tính: bất cứ bệnh nhân nào có khạc đờm mạn tính đều có
thể chỉ điểm COPD.
- Tiền sử: tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đặc biệt là khói thuốc lá,
bụi và hóa chất công nghiệp, khói bếp.
Để khẳng định chẩn đoán phải dựa vào kết quả đo thông khí, tốt nhất bằng
phế dung kế, thấy có tắc nghẽn lưu lượng thở hồi phục không hoàn toàn


9
(FEV1/FVC <70%). Test HPPQ là một chỉ định bắt buộc, ngoài việc định danh kiểu
tắc nghẽn còn giúp chẩn đoán phân biệt với hen phế quản.
Chẩn đoán xác định COPD khi:
- FEV1/VC < 70% và/ hoặc FEV1/FVC < 70%.
- Sau test HPPQ: FEV1/VC < 70% và/ hoặc FEV1/FVC < 70%.
- Có hoặc không triệu chứng ho, khạc đờm mạn tính.
1.2.2. Phân loại giai đoạn COPD
Theo GOLD 2010, COPD được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn I (nhẹ):
+ FEV1/VC < 70%.
+ FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết (TSLT).
+ Có hoặc không có triệu chứng ho, khạc đờm mạn tính.
- Giai đoạn II (vừa):
+ FEV1/VC < 70%.
+ 50% ≤ FEV1 < 80% TSLT
+ Thường có các triệu chứng mạn tính: ho, khạc đờm, khó thở.
- Giai đoạn III (nặng):

+ FEV1/VC < 70%
+ 30% ≤ FEV1 < 50% TSLT
+ Khó thở xuất hiện tăng dần và tái phát, đợt cấp làm ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống.
- Giai đoạn IV (rất nặng):
+ FEV1/VC < 70%
+ FEV1 < 30% TSLT hoặc FEV1 < 50% TSLT nhưng kèm theo biến
chứng suy hô hấp mạn (PaO2 < 60 mmHg).
+ Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề, các đợt cấp có thể đe dọa
tử vong.


10
1.3. TỶ LỆ TỬ VONG VÀ MỨC ĐỘ TÀN PHẾ CỦA BỆNH PHỔI TẮC
NGHẼN MẠN TÍNH
Năm 1990, trên thế giới có khoảng 2,2 triệu người chết vì COPD chiếm 8%
tổng số người chết do bệnh tật và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ sáu
trong các nguyên nhân gây tử vong. Theo báo cáo của TCYTTG, năm 2000 có 2,74
triệu người chết vì COPD và bệnh là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư,
năm 2005 có khoảng 2,9 triệu người chết vì BPTNMT. TCYTTG dự đoán số người
mắc COPD sẽ tăng 3-4 lần trong thập kỷ này, đến năm 2020 tỷ lệ tử vong sẽ tăng
gấp đôi so với năm 1990 và COPD sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba
(sau bệnh tim thiếu máu và bệnh máu não) [5], [47], [74]. Ngày nay tỷ lệ bệnh nhân
tử vong do COPD có xu hướng tăng là do tỷ lệ hút thuốc tăng (nhất là ở các nước
đang phát triển), dân số ngày càng già đi (đặc biệt là ở các nước đang phát triển) và
số lượng bệnh nhân tử vong do các bệnh khác như tiêu chảy và các bệnh khác liên
quan đến HIV có xu hướng giảm [72].
Tỷ lệ tử vong vì COPD rất khác nhau giữa các quốc gia, tỷ lệ này dao động
từ 10/100.000 đân đến 500/100.000 dân với khoảng 6% nam và 2- 4% nữ. Sự khác
biệt này do nhiều yếu tố cấu thành: Tiêu chuẩn chẩn đoán, thói quen hút thuốc, ô

nhiễm môi trường hoặc các yếu tố di truyền, mức độ quan tâm đối với bệnh và
nguyên nhân tử vong do COPD hay do các bệnh khác phối hợp [72].
Để đánh giá mức độ thiệt hai gây ra do tàn phế và tử vong của bệnh tật một
cách chính xác, các chuyên gia thiết kế một phương pháp đo lường thiệt hại bắt
nguồn từ đánh giá mức độ tàn phế và tử vong do bệnh tật, đó là chỉ số DALUs
(Thedisability – adjusted life year), DALYs là đơn vị tính số năm còn lại của bệnh
nhân sống trong tàn phế và số năm bệnh nhân phải tử vong sớm vì bệnh tật. Năm
1990, một nghiên cứu của TCYTTG đánh giá chỉ số DALYs do COPD thấy bệnh
này đứng hàng thứ 12, năm 1996 COPD được đánh giá gây mức độ tàn phế đứng
hàng thứ tám ở nam và thứ bảy ở nữ và dự đoán đến năm 2005 sẽ tăng lên đứng


11
hàng thứ năm trong số các nguyên nhân gây tàn phế vì bệnh sau bệnh thiếu máu cơ
tim, suy nhược nặng, tai nạn giao thông và bệnh mạch máu não [68], [77]. [86].
Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (Global) burden of
diseasestudy) dưới sự bảo trợ của TCYTTG và Ngân hàng thế giới tiến hành năm
2006 về tỉ lệ tử vong và tàn phế do COPD tại 25 quốc gia cho thấy tỷ lệ tử vong và
mức độ tàn phế giữa các nước là rất khác nhau. Tỷ lệ tử vong do BPTNMT ở Nhật
Bản là 4,4/100.000 dân trong khi đó tử vong ở Trung Quốc cao gấp gần 30 lần
(130,5/100.000 dân) [68].
1.4. CHI PHÍ CHO BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Góp phần đánh giá tổng thể về gánh nặng bệnh tật của BPTNMT, các nghiên
cứu về chi phí của bệnh đã được tiến hành và kết quả của các nghiên cứu này rất
này có giá trị cho chính bản thân bệnh nhân và xã hội. Chi phí cho một bệnh nhân
bao gồm chi phí cho công tác phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng
và những thiệt hại vật chất do mức độ tàn phế và tử vong của bệnh nhân. Để tính
được chi phí của BPTNMT phải dựa vào tỷ lệ mắc bệnh, những ca bệnh mới được
phát hiện trong năm và những chi phí cho các ca bệnh này từ việc chẩn đoán cho
đến kết thúc của quá trình bệnh dù rằng bệnh nhân đó tử vong hoặc là vẫn đang tiếp

tục được điều trị.
Chi phí trực tiếp là những chi phí cho việc phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị và
phục hồi chức năng cho bệnh nhân BPTNMT trong nghiên cứu. Hầu hết các nghiên
cứu về chi phí trực tiếp tập trung vào các chi phí điều trị tại bệnh viện, cho phí cấp
cứu, chi phí thuốc men và chi phí cho dịch cho các dịch vụ xã hội. Chi phí gián tiếp
là chi phí phát sinh do hậu quả của sự tàn phế và tử vong của bệnh nhân do bệnh.
Các đánh giá khoa học về gánh nặng kinh tế xã hội của COPD còn chưa nhiều,
chủ yếu ở một số nước phát triển. Ở Mỹ, chi phí y tế cho COPD ước tính năm 2002
là 32,1 tỷ đôla, trong đó 18 tỷ là chi phí trực tiếp cho điều trị và 14,1 tỷ là chi phí gián
tiếp. Ở Liên minh châu Âu, tổng chi phí trực tiếp của bệnh hô hấp ước tính khoảng
6% tổng ngân sách chăm sóc sức khỏe, trong đó COPD chiếm 56% (38,6 triệu Euros)


12
chi phí này. Đối với các nước đang phát triển, xét trên góc độ kinh tế, COPD rất có
thể là gánh nặng đáng kể đối với gia đình và cả xã hội [26], [47].
Ở Việt Nam chi phí nằm viện cho COPD cũng rất cao. Chi phí nằm viện
trung bình cho một bệnh nhân đợt cấp COPD với thời gian nằm viện 10 ngày vào
khoảng 5,5 triệu đồng [26].
1.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH.
Các yếu tố nguy cơ của BPTNMT được chia thành hai nhóm: Các yếu tố nội
sinh (yếu tố chủ thể) và các yếu tố ngoại sinh (yếu tố môi trường).
Bảng 1.1. Các yếu tố nguy cơ của BPTNMT
Yếu tố ngoại sinh (môi trường)

Yếu tố nội sinh (chủ thể)

Khói thuốc

Di truyền


Ô nhiễm môi trường và gia đình

Hen phế quản/tăng đáp ứng đường thở

Tiếp xúc với khói và bụi nghề nghiệp

Tuổi

Nhiễm khuẩn thời niên thiếu
Điều kiện kinh tế xã hội kém
1.5.1. Các yếu tố ngoại sinh (các yếu tố môi trường)
* Khói thuốc:
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định hút thuốc lá là nguyên nhân
hàng đầu gây BPTNMT. Theo ATS (1995) khoảng 15-20% số người hút thuốc
mắc BPTNMT và 80-90% số bệnh nhân BPTNMT có nghiện thuốc [30], [56].
- Hút thuốc chủ động.
Vai trò của hút thuốc đối với nguy cơ mắc BPTNMT tùy thuộc vào tuổi bắt
đầu hút, thời gian hút, mức độ hút, phản ứng tương tác với các yếu tố môi trường
khác và yếu tố di truyền [72]. Khói thuốc chứa một lượng chất ô xy hóa rất lớn và
khi các chất oxy hóa này hoạt động sẽ gây ra quá trình viêm ở các đường thở lớn,
đường thở nhỏ và nhu mô phổi. Quá trình viêm và tình trạng cấu trúc của đường thở


13
và nhu mô phổi bị phá hủy là nguyên nhân dẫn đến sự tắc nghẽn đường thở. Quá
trình viêm xảy ra tại đường hô hấp ở các đối tượng hút thuốc có chức năng thông
khí bình thường.
Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của BPTNMT, là yếu tố quyết định
quan trọng nhất tới mức độ lưu hành của bệnh ở từng quốc gia, tỷ lệ mắc

BPTNMT cao ở những nước đã và đang thịnh hành việc hút thuốc, trong khi tỷ
lệ này thấp nhất ở những nước có tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá trên đầu người thấp
[72]. Các nghiên cứu dịch tễ học bước đầu ở Hà Nội, Hải Phòng cho thấy có
mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá với BPTNMT, ở những người hút
thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-3 lần so với người không hút [5], [7].
- Hút thuốc thụ động.
Hút thuốc thụ động cũng là yếu tố nguy cơ đối với BPTNMT. Những người
sống cùng nhà với người hút thuốc cũng bị lắng đọng khói thuốc lá trong phổi cũng
như nồng độ nicotin và carboxyhemoglobin tăng trong máu. Những đối tượng hút
thuốc thụ động có nguy cơ mắc bệnh như người hút thuốc mức độ nhẹ.
Hút thuốc lá thụ động ở trẻ em sống trong gia đình có người hút thuốc lá có
tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn trẻ em sống trong gia đình không có người
hút thuốc [66], [67]. Trong nghiên cứu của Khoa Dịch tễ và y tế công cộng, Trường
Đại học Birmingham (Anh), khi nghiên cứu ảnh hưởng khói thuốc lá với BPTNMT
ở người trên 50 tuổi ở Trung Quốc, ước tính có 1,9 triệu người không hút thuốc
nhưng có tiếp xúc khói thuốc chết vì BPTNMT [60].
Việc giảm tiếp xúc cá nhân với những yếu tố nguy cơ trong môi trường là
những mục tiêu quan trọng nhằm phòng ngừa sự xuất hiện và tiến triển của
BPTNMT. Ngừng hút thuốc lá là một biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất để giảm
nguy cơ phát triển và làm ngừng sự tiến triển của BPTNMT [66].
* Ô nhiễm không khí (môi trường và gia đình).
Mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và BPTNMT vẫn chưa được hiểu đầy
đủ. Một vài loại khói và bụi (với nồng độ đủ lớn) có thể gây nên tắc nghẽn và tổn
thương cấp và mạn tính ở đường thở hô hấp.


14
Chủ yếu là các loại khói từ các nhà máy công nghiệp, khói các động cơ giao
thông, bụi oxit lưu huỳnh, oxit nitơ, Ozon, Andehyd, bụi bếp than, rơm rạ [54],
[66], [67]. Nếu các loại khói này hiện diện đủ lớn trong thời gian đủ dài có thể gây

tắc nghẽn, tổn thương ở đường hô hấp cấp tính và mạn tính [50].
Đã có nhiều căn cứ về sự liên quan giữa BPTNMT với việc sử dụng chất đốt
hữu cơ trong nấu nướng và sưởi ấm ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu điều tra
tỉ lệ mắc BPTNMT trong cộng đồng dân cư ở nông thôn và thành thị Quảng Đông,
Trung Quốc có 9,4% liên quan tới ô nhiễm không khí trong nhà do sử dụng chất đốt
hữu cơ. Sự ô nhiễm không khí do sử dụng khí tự nhiên khi đun nấu cũng làm ảnh
hưởng tới chức năng hô hấp của trẻ mà không phụ thuộc vào khói thuốc lá của bố
mẹ chúng [86].
Các nguồn gây ô nhiễm trong gia đình còn bao gồm: Bụi, thuốc xịt tóc, thuốc
diệt côn trùng, bột xà phòng. Một khảo sát ở vùng nông thôn phía Tây nước Úc cho
thấy tiếp xúc với các chất này cũng là điều kiện thuận lợi phát triển BPTNMT [62].
* Tiếp xúc với khói, bụi và hóa chất nghề nghiệp.
Yếu tố bụi nghề nghiệp gây BPTNMT được đề cập đến rất muộn. Năm 1989,
những công nhân dệt, công nhân lao động ở môi trường nông nghiệp mắc bệnh lần
đầu tiên được quan tâm đến. Đến năm 1992, BPTNMT nghề nghiệp ở công nhân
mỏ than mới được công nhận [88].
Bụi ngũ cốc là một hỗn hợp gồm côn trùng, nấm, vi khuẩn, chất diệt cỏ, diệt
côn trùng, lông súc vật và dịch tiết của súc vật. Khi hít phải các bụi này vào đường
thở làm giải phóng histamin và các hóa chất trung gian khác gây nên triệu chứng hô
hấp cấp và mạn tính. Các công nhân khi tiếp xúc với bụi này có triệu chứng ho, khó
thở, tỷ lệ FEV1 giảm nhanh và nhiều hơn so với công nhân không tiếp xúc bụi ngũ
cốc [89].
* Nhiễm khuẩn
Trong mối quan hệ giữa nhiễm khuẩn hô hấp và BPTNMT, các vấn đề sau
đây là quan trọng nhất:
Nhiễm khuẩn thời niên thiếu làm gia tăng nguy cơ mắc BPTNMT.


15
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở bệnh nhân BPTNMT làm gia tăng sự suy giảm

CNTK.
BPTNMT làm gia tăng tần suất cũng như mức độ nặng của nhiễm khuẩn hô hấp.
Các nghiên cứu hồi cứu cho thấy nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ em là
yếu tố nguy cơ dẫn đến BPTNMT về sau. Nhiễm trùng đường hô hấp trẻ em < 8 tuổi
gây tổn thương lớp tế bào biểu mô đường hô hấp và các tế bào luân chuyển làm giảm
khả năng chống đỡ của phổi. Các nhiễm vi rút hợp bào hô hấp làm tăng tính phản ứng
phế quản tạo cơ hội bệnh phát triển [54] [66] [67].
* Khi hậu.
Người ta nhận thấy có mối liên quan giữa đợt cấp BPTNMT và khí hậu (đặc
biệt là nhiệt độ và độ ẩm), không khí khô gây ra co thắt phế quản ở bệnh nhân
BPTNMT [58].
* Điều kiện kinh tế xã hội.
Điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi, ăn kiêng và dinh dưỡng: Các
nghiên cứu của dịch tễ cho thấy nguy cơ mắc BPTNMT gia tăng ở những người có
điều kiện kinh tế xã hội thấp (do dinh dưỡng nghèo nàn, môi trường sống ẩm thấp,
bị ô nhiễm) tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn hô hấp và xuất hiện bệnh [72].
Người ta nhận thấy có mối liên quan giữa ăn kiêng, nồng độ vitamin C và E là
những vitamin chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc BPTNMT.
1.5.2. Các yếu tố nội sinh (các yếu tố cơ địa).
* Yếu tố gen.
Hút thuốc được coi là nguyên nhân chính gây BPTNMT. Bên cạnh đó, có
những bệnh nhân không hút thuốc cũng mắc BPTNMT hoặc có bệnh nhân mắc
BPTNMT ngay từ khi còn trẻ. Những nghiên cứu quan sát được tiến hành trong các
gia đình có người bị BPTNMT và trên những trẻ sinh đôi đã ủng hộ giả thuyết về
vai trò yếu tố gen trong quá trình phát sinh và phát triển [35], [44], [54], [62].
- Họ hàng của bệnh nhân BPTNMT có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
- Có mối quan hệ về CNTK của bố mẹ và con cái, anh chị em ruột.
- Tỷ lệ mắc bệnh BPTNMT giảm đối với những người có yếu tố gen xa nhau.



16
- Có sự tương hợp về mắc bệnh CNTK giữa anh em sinh đôi cùng trứng
nhiều hơn là anh em sinh đôi khác trứng.
Gen tổng hợp α1 – antirypsin.
Thiếu hụt α1 – antirypsin là yếu tố nguy cơ của BPTNMT về gen đã được
biết tới. Thiếu α1 – AT làm tăng nguy cơ mắc BPTNMT lên 30 lần. Có triệu chứng
lâm sàng của bệnh nhân BPTNMT có thiếu hụt α1 – AT thường xuất hiện ở những
người có tiền sử hút thuốc ở độ tuổi 30-40 tuổi. Nghiên cứu của Larsson trên 246
bệnh nhân mắc BPTNMT thiếu hụt α1 – AT nhận thấy tuổi thọ trung bình của nhóm
có tiền sử hút thuốc lá 40 tuổi, trong khi đó nhóm không hút thuốc là 65 tuổi [59].
Gen tổng hợp AIpha-I antichymotrypsin.
Các đột biến của gen alpha-1 antichymotrypsin đã được tìm thấy và kết quả làm
thiếu hút men alpha-1 antichymotrypsin. Các tác giả cho rằng alpha-1antichymotrypsin làm giảm khả năng bảo vệ phổi chống lại các tác hại của khói thuốc.
Gen tổng hợp alpha-2 Macroglobuline (A2M)
Gen tổng hợp chất bài tiết từ bạch cầu gây ức chế proteinase.
Chất bài tiết từ bạch cầu được xem là yếu tố kháng proteinase mạnh nhất của
đường hô hấp do các tế bào biểu mô bài tiết ra. Chất này không những kháng
proteinase mà còn có tác dụng chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập vào đường hô
hấp. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những bệnh nhân BPTNMT có hút
thuốc, kèm theo có nồng độ của chất ức chế proteinase giảm trong dịch tiết của phế
quản thì tần xuất mắc đợt cấp sẽ tăng lên.
* Tăng đáp ứng đường thở.
Hen và tăng đáp ứng đường thở cũng được xác định là yếu tố nguy cơ
của BPTNMT [72]. Ở những người hút thuốc có BPTNMT tăng phản ứng
đường thở dự báo tăng tốc độ suy giảm FEV1 [50].
* Đẻ thiếu tháng.
Một nghiên cứu cho thấy trẻ sinh thiếu tháng có mối lên quan với hen phế quản
với nguy cơ khoảng 1,4 (95% CI [1,10 – 1,79]), có tác giả ủng hộ giả thiết là các trẻ
sinh thiếu tháng là yếu tố dự báo giảm chức năng thông khí khi trưởng thành [72].



17
* Giới tính:
Người ta thấy rằng tỷ lệ mắc BPTNMT ở nam giới cao hơn so với nữ,
thường gặp ở người trên 40 tuổi, tỷ lệ mắc cao hơn ở người già. Tuy nhiên 15 năm
trở lại đây tỷ lệ mắc ở nữ cao hơn so với nam giới [67], [89].
* Tuổi.
Trong hầu hết các nghiên cứu dịch tễ học về BPTNMT người ta nhận thấy tỷ
lệ mắc, mức độ tàn phế, tỷ lệ tử vong tăng theo lứa tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới
độ tuổi 70-74 cao gấp 6 lần so với độ tuổi 55-59, ở nữ giới tỷ lệ mắc tăng bắt đầu từ
sau tuổi 55 [69]. Tỷ lệ mắc BPTNMT tăng trong những năm gần đây là do dân số
thế giới ngày càng già và tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch và nhiễm trùng cấp
giảm [68].


18
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên: Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp Hải Phòng
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08 năm 2012 – tháng 10 năm 2013
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân mắc bệnh phổi và bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
vào điều trị nội trú tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp Hải Phòng trong thời gian từ
01/01/2010 đến 31/12/2012.
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn
Thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Bệnh nhân có chẩn đoán ra viện là bệnh phổi và COPD.
- Tiêu chuẩn 2: Có đầy đủ thông tin cần thiết điền trong phiếu thống kê chi

phí điều trị trực tiếp trong thời gian điều trị.
- Tiêu chuẩn 3: Bệnh nhân sinh sống trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những Bệnh nhân có chẩn đoán ra viện không rõ ràng hoặc có phiếu thống kê
chi phí không được điền đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
- Bệnh nhân đã là đối tượng nghiên cứu của đợt vào viện trước.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dịch tễ học mô tả, hồi cứu.


19
2.2.2. Cỡ mẫu
Toàn bộ bệnh nhân mắc bệnh phổi điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt –
Tiệp Hải Phòng từ 01/2010 đến 12/2012.
2.2.3. Chọn mẫu
Mẫu được chọn theo kĩ thuật chọn mẫu không xác xuất với mẫu thuận
tiện. Tất cả bệnh nhân mắc bệnh phổi và bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
BPTNMT được đưa vào nghiên cứu.
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Tỷ lệ mắc BPTNMT trong số bệnh phổi. Tỷ lệ mắc BPTNMT theo số bệnh
nhân mắc bệnh phổi theo năm
- Tỷ lệ lượt mắc bệnh BPTNMT theo số lượt BN vào viện theo năm
- Tỷ lệ bệnh nhân mắc BPTNMT tử vong trong số bệnh phổi, trong số bệnh
nhân vào viện theo năm
- Phân bố tuổi, giới của bệnh nhân
- Phân bố bệnh nhân theo lý do vào viện
- Phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu phát hiện bệnh
- Phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu tiến triển của bệnh

- Phân bố bệnh nhân theo kết quả điều trị
- Phân bố bệnh nhân theo ngày điều trị
- Phân bố bệnh nhân theo chi phí điều trị
2.2.4.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Tuổi
- Giới tính
- Địa dư
- Nghề nghiệp
- Hút thuốc lá, lào
- Tiếp xúc khói bụi


20
2.2.5. Các chỉ số, biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập.
Bảng 2.1. Các chỉ số, biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập.

Mục

Chỉ số, biến số

tiêu

Kỹ thuật thu thập
thông tin, số liệu

Công cụ thu
thập thông
tin, số liệu

1.Thực trạng BPTNMT tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng

Tỷ lệ BN BPTNMT: Số bệnh

Hồi cứu tư liệu: Sổ

Bảng trống để

nhân BPTNMT trong tổng số

lưu trữ, sổ lưu trữ điện

điền số liệu

bệnh nhân mắc bệnh phổi

tử Phòng Kế hoạch
tổng hợp BV Việt
Tiệp

Tỷ lệ số lượt mắc BPTNMT

Hồi cứu tư liệu: Sổ

Bảng trống để

theo năm: Số lượt mắc

lưu trữ, sổ lưu trữ điện

điền số liệu


BPTNMT trong số lượt bệnh

tử Phòng Kế hoạch

nhân vào viện theo năm

tổng hợp BV Việt
Tiệp

Tỷ lệ bệnh nhân mắc BPTNMT

Hồi cứu tư liệu: Sổ

Bảng trống để

theo năm: số bệnh nhân mắc

lưu trữ, sổ lưu trữ điện

điền số liệu

BPTNMT trong số bệnh nhân

tử Phòng Kế hoạch

mắc bệnh phổi theo năm

tổng hợp BV Việt
Tiệp


Thông tin về nhân khẩu học:

Hồi cứu tư liệu: Bệnh

Bệnh án

tuổi, giới, nghề nghiệp, địa

án (Phòng Kế hoạch

nghiên cứu

dư…..

tổng hợp BV Việt
Tiệp)


21
Thời gian nằm viện

Hồi cứu tư liệu: Bệnh

Bệnh án

án (Phòng Kế hoạch

nghiên cứu

tổng hợp BV Việt

Tiệp)
Kết quả điều trị: ra viện, tử

Hồi cứu tư liệu: Bệnh

Bệnh án

vong

án (Phòng Kế hoạch

nghiên cứu

tổng hợp BV Việt
Tiệp)
Số đợt nằm viện trong năm

Hồi cứu tư liệu: Sổ

Bệnh án

lưu trữ Phòng Kế

nghiên cứu

hoạch tổng hợp BV
Việt Tiệp
Tiền sử hút thuốc, số năm

Hồi cứu tư liệu: Bệnh


Bệnh án

án (Phòng Kế hoạch

nghiên cứu

tổng hợp BV Việt
Tiệp)
Tiền sử tiếp xúc khói, bụi

Hồi cứu tư liệu: Bệnh

Bệnh án

án (Phòng Kế hoạch

nghiên cứu

tổng hợp BV Việt
Tiệp)
Lý do vào viện

Dấu hiệu phát hiện bệnh

Dấu hiệu tiến triển của bệnh

Hồi cứu tư liệu: Bệnh
án (Phòng Kế hoạch
tổng hợp BV Việt

Tiệp)

Bệnh án

Hồi cứu tư liệu: Bệnh
án (Phòng Kế hoạch
tổng hợp BV Việt
Tiệp)

Bệnh án

Hồi cứu tư liệu: Bệnh

Bệnh án
nghiên cứu

án (Phòng Kế hoạch

nghiên cứu

nghiên cứu


22
tổng hợp BV Việt
Tiệp)
Bệnh phối hợp

Hồi cứu tư liệu: Bệnh
án (Phòng Kế hoạch


Bệnh án
nghiên cứu

tổng hợp BV Việt
Tiệp)
Thẻ bảo hiểm y tế

Hồi cứu tư liệu: Bệnh
án (Phòng Kế hoạch

Bệnh án
nghiên cứu

tổng hợp BV Việt
Tiệp)
Chuyển viện sau điều trị:

Hồi cứu tư liệu: Bệnh

chuyển tuyến trên, chuyển

án (Phòng Kế hoạch

phòng khám ngoại trú

tổng hợp BV Việt

Bệnh án
nghiên cứu


Tiệp)
Chi phí điều trị trung bình của

- Hồi cứu tư liệu: sổ

bệnh nhân bệnh phổi khác,

lưu trữ điện tử phòng

- Bảng trống
để điền số liệu

bệnh nhân toàn viện; Ngày điều Tài chính kế toán,
trị trung bình của bệnh nhân

phòng Kế hoạch tổng

bệnh phổi khác, bệnh nhân toàn

hợp BV Việt Tiệp

viện
Chi phí điều tri của bệnh nhân

- Hồi cứu tư liệu:

BPTNMT: Tổng chi phí, chi

Phiếu thống kê chi phí


phí cho thuốc điều trị, chi phí

điều trị (Phòng Tài

cho các xét nghiệm, chi phí vật

chính kế toán BV Việt

tư y tế tiêu hao….

Tiệp)

Bệnh án
nghiên cứu


23
Cơ cấu chi phí thuốc

Hồi cứu tư liệu: Phiếu
thống kê chi phí điều

Bệnh án
nghiên cứu

trị (Phòng Tài chính
kế toán BV Việt Tiệp)

2. Một số yếu tố liên quan

Tuổi với BPTNMT

Hồi cứu tư liệu: Bệnh
án; sổ lưu trữ, sổ lưu
trữ điện tử (Phòng Kế

Bệnh án
nghiên cứu;
bảng trống để
điền số liệu

hoạch tổng hợp BV
Việt Tiệp).
Giới tính với BPTNMT

Hồi cứu tư liệu: Bệnh
án; sổ lưu trữ, sổ lưu
trữ điện tử (Phòng Kế

Bệnh án
nghiên cứu;
bảng trống để
điền số liệu

hoạch tổng hợp BV
Việt Tiệp).
Địa dư với BPTNMT

Hồi cứu tư liệu: Bệnh
án; sổ lưu trữ, sổ lưu

trữ điện tử (Phòng Kế

Bệnh án
nghiên cứu;
bảng trống để
điền số liệu

hoạch tổng hợp BV
Việt Tiệp).
Nghề nghiệp với BPTNMT

Hồi cứu tư liệu: Bệnh

Bệnh án

án; sổ lưu trữ, sổ lưu

nghiên cứu;

trữ điện tử (Phòng Kế

bảng trống để

hoạch tổng hợp BV

điền số liệu

Việt Tiệp).



24
Khói thuốc lá, lào với

Hồi cứu tư liệu: Bệnh

Bệnh án

BPTNMT

án; sổ lưu trữ, sổ lưu

nghiên cứu;

trữ điện tử (Phòng Kế

bảng trống để

hoạch tổng hợp BV

điền số liệu

Việt Tiệp).
Khói, bụi với BPTNMT

Hồi cứu tư liệu: Bệnh

Bệnh án

án; sổ lưu trữ, sổ lưu


nghiên cứu;

trữ điện tử (Phòng Kế

bảng trống để

hoạch tổng hợp BV

điền số liệu

Việt Tiệp).
-Tất cả các biến số nghiên cứu của bệnh nhân được học viên thu thập vào
bệnh án nghiên cứu thống nhất (Phụ lục 1)
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được nhập và xử lý nhờ phần mềm thống kê SPSS 16.0.
Tính tỷ lệ phần trăm, so sánh các số phần trăm sử dụng test χ2, có sự khác
nhau khi p<0,05.
So sánh 2 số trung bình bằng test T, có sự khác nhau khi p<0,05.
Tính OR để tìm mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính. OR>1, nằm trong 95%CI, cực dưới CI >1 thì mối liên quan có ý nghĩa
thống kê. OR<1, nằm trong 95%CI, cực dưới CI <1 thì mối liên quan không có ý
nghĩa thống kê.
2.4. KHỐNG CHẾ SAI SỐ
- Chọn cán bộ tham gia nghiên cứu: Đội điều tra viên là 10 nhân viên Phòng
kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.
- Tập huấn kỹ cho các điều tra viên cách lấy số liệu theo mẫu bệnh án
nghiên cứu.
- Kiểm tra kỹ từng phiếu và làm sạch số liệu bằng chương trình của phần
mềm SPSS 16.0 trước khi xử lý.



25
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tuân thủ theo đề cương đã được Hội đồng khoa học nhà
trường thông qua và được ban lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đồng ý
cho thực hiện.
- Nghiên cứu này nhằm nâng cao công tác điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe cho
bệnh nhân, không vì mục đích nào khác.
- Kết quả nghiên cứu, thông tin về người bệnh được bảo mật theo quy định.


×