Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Văn miêu tả và thuyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.39 KB, 14 trang )

- 1 -
MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngữ văn là môn học có vị trí quan trọng, bới học Ngữ văn các em học sinh
sẽ có một tâm hồn phong phú rộng mở hơn, có được cái nhìn nhân hậu và sâu sắc
hơn về cuộc sống. Ở cấp học Trung học cơ sở, Tập làm văn chiếm thời lượng giảng
dạy khá lớn với nhiều kiểu bài: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh…
Trong những kiểu văn bản này thuyết minh có vị trí rất quan trọng.
Văn thuyết minh có lịch sử tồn tại lâu đời và có mặt trong hầu hết các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Văn thuyết minh thể hiện bản chất của các sự vật, hiện
tượng một cách khoa học, chân thực đem lại cho người đọc cái nhìn sáng rõ về các
đối tượng được đề cập. Các văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức
thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, giúp chúng ta tăng cường vốn sống. Dạy học
làm văn thuyết minh là một công việc, một yêu cầu quan trọng của quá trình dạy
học Tập làm văn trong chương trình .Nó đòi hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh nắm
vững tri thức lí thuyết từ đó thực hành với các kĩ năng: lập dàn ý, dựng đoạn, liên
kết đoạn, lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp. Việc dạy - học Ngữ văn chỉ thực
sự có hiệu quả khi học sinh biết áp dụng lí thuyết vào trong thực tế cuộc sống.
Văn thuyết minh sử dụng các phương thức thuyết minh là chủ yếu, bên cạnh
đó cần sự kết hợp của nhiều phương thức biểu đạt khác như tự sự, nghị luận, miêu
tả … trong đó thường xuyên hơn cả là miêu tả. Nhờ miêu tả mà bài văn thuyết
minh đầy đủ, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn, tác động trực tiếp tới lí trí người đọc,
người nghe nhờ thế mà hiệu quả tác động của bài văn được tăng cao.
Vấn đề quan trọng là cần kết hợp yếu tố miêu tả vào văn bản thuyết minh
như thế nào? Cần tổ chức dạy học ra sao để học sinh nắm vững cách kết hợp đó?
Xây dựng hệ thống bài tập thế nào để học sinh có thể vừa củng cố các tri thức lí
- 2 -
thuyết vừa rèn luyện được các kĩ năng một cách thuần thục và hiệu quả nhất? –
Những điều này không chỉ có ý nghĩa đối với giáo viên mà còn cả với học sinh.
Thực tế giảng dạy đã cho thấy nhiều giáo viên còn lúng túng khi tiến hành


dạy học về đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh. Một trong những khó khăn
lớn nhất chính là việc giáo viên thiếu kĩ năng, không biết cách lựa chọn và sử dụng
ngữ liệu sao cho thỏa đáng, ra bài tập cho học sinh sao cho phù hợp với các em,
kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo cũng như tình yêu văn học. Về phía học
sinh, hiện tượng bài viết hời hợt, thiếu sinh động còn rất phổ biến, chứng tỏ các em
chưa chịu quan sát và chưa thuần thục khi đưa yếu tố miêu tả vào bài làm văn của
mình.
Bên cạnh đó, việc tổ chức rèn luyện lĩ năng tạo lập văn bản thuyết minh có
sử dụng yếu tố miêu tả cho học sinh cũng không hề đơn giản.
Xuất phát từ những lí do trên, đồng thời nhận thấy hiệu quả không từ việc
nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh dựng đoạn viết bài tốt hơn ở
những năm học trước, năm nay chúng tôi lựa chọn đề tài Định hướng xây dựng hệ
thống bài tập rèn luyện đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh cho học sinh
lớp 8 với mong muốn xác định hướng dạy và học văn bản thuyết minh đồng thời
góp phần cung cấp tư liệu cho việc dạy và học.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Văn thuyết minh ra đời từ rất lâu, có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Ngay từ thời trung đại trong các tác phẩm kí các tác giả đã sử dụng thuyết minh
khi giới thiệu về một địa phương, giới thiệu về các đền đài lăng tẩm, khi viết về
các hoạt động sinh hoạt nghệ thuật Tuy không được đề cập nhiều như văn nghị
luận, miêu tả nhưng vai trò của thuyết minh là không thể phủ nhận. Khi các nghành
khoa học phát triển thì sự cần thiết của văn thuyết minh được khẳng định một cách
rõ ràng. Các ngành khoa học từ khoa học tự nhiên cho đến khoa học xã hội đều cần
- 3 -
đến văn thuyết minh khi trình bày về nguồn gốc, về quá trình và thành tựu của các
công trình nghiên cứu, của các vấn đề diễn ra trong thực tiễn đời sống…
Ngày nay,việc giao lưu, hợp tác quốc tế được mở rộng, con người càng có
nhiều cơ hội mở mang tri thức. Các văn bản thuyết minh thuyết minh ngày càng
thể hiện vai trò của mình: là một trong những công cụ đắc lực để giới thiệu về một

nhân vật nổi tiếng, về lịch sử một vùng đất, một món ăn ngon
Phương pháp tạo lập văn bản thuyết minh cũng ngày càng được chú ý hơn.
Trong đó, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào phương pháp tìm ý, lập ý…
còn cách hành văn, diễn đạt để tạo ra bài văn hay, sinh động, giàu sức thuyết phục
thì chỉ có một số bài báo, công trình nghiên cứ đề cập đến một cách khá sơ lược.
Nguyễn Hiến Lê nhấn mạnh cả đến vai trò của ý và lời mới có thể tạo ra bài
văn hay. Trong cuốn Luyện văn, ông viết “Một đoạn văn hay thì chẳng những hay
về ý mà hay cả về lời. Cho nên một câu văn hay thì chẳng những hay về ý mà còn
hay về lời. Cho nên một câu chải chuốt mà ý tầm thường hoặc ý xác đáng mà lời
vụng về thì cũng không thể lưu truyền được”.
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh lưu ý “muốn viết
cho hay thì phải có vốn từ ngữ phong phú, phải biết cách đặt câu cho sáng sủa, gọn
mà sắc sảo. Yêu cầu tối thiểu là phải chính xác, rõ ràng, mạch lạc, yêu cầu cao hơn
là phải sâu sắc, độc đáo. Yêu cầu cao hơn nữa là phải gây được khoái chá về trí
tuệ, đồng thời có sức truyền cảm nhất định.”
Giáo trình Làm văn (dành cho dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở) đã
nghiên cứu khái quát về các loại văn bản, trong đó có lưu ý đến sự kết hợp của
nhiều yếu tổ để tạo sức hấp dẫn cho bài viết, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh vai trò
của những từ ngữ có hình ảnh và sức gợi cảm cao.
Chương trình Ngữ văn ở bậc học trung học cơ sở hiện nay đã cung cấp cho
học sinh khá đầy đủ kiến thức kĩ năng làm văn thuyết minh từ những vấn đề chung
cơ bản đến phương pháp làm bài, ứng dụng từng dạng đề cụ thể. Tuy nhiên do thời
- 4 -
lượng của chương trình nên số lượng bài tập còn hạn chế, nội dung kiến thức còn
khá đơn giản, sơ lược.
Tóm lại, tuy văn thuyết minh đã ít nhiều được chú ý đến song cho đến nay
việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng kết hợp yếu tố miêu tả vào bài làm văn cụ thể
chưa nhiều. Với kinh nghiệm giảng dạy và nhiệt huyết dành cho công việc, người
viết nhận thấy việc xác định cách thức xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện cho học
sinh lớp 8 đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh là nội dung cần thiết, có ý

nghĩa thực tiễn - đề tài này sẽ là bước đi đầu tiên nhằm nỗ lực nâng cao chất lượng
việc dạy học làm văn thuyết minh cũng như nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn
ở trường phổ thông.

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong nội dung một bài viết nhỏ, người viết muốn từ việc nắm vững kiến
thức về văn thuyết minh đề xuất những định hướng căn bản để xây dựng một hệ
thống bài tập rèn luyện cho học sinh lớp 8 sử dụng yếu tố miêu tả trong bài làm
văn thuyết minh (với một số bài tập mẫu) từ đó góp phần vào công cuộc đổi mới
phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học tập làm văn nói
riêng.








- 5 -
NỘI DUNG

I. ĐÔI NÉT VỀ VĂN THUYẾT MINH, YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ VIỆC ĐƯA
YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN THUYẾT MINH
1. Sơ lược về văn thuyết minh
1.1. Khái niệm
Sách Ngữ văn 8 định nghĩa “văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông
dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc
điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội
bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.”

Theo Lương Duy Cán “thuyết minh là kiểu văn bản nhằm mục đích giới
thiệu cho người đọc biết rõ về đối tượng nào đó. Đối tượng của văn thuyết minh có
thể là: một con người, một thứ đồ vật, một loài vật, một địa phương, một loại công
việc, một món ăn, một phong tục tập quán…” (Rèn luyện kĩ năng làm văn, Nxb
Giáo Dục, 2007).
Văn thuyết minh đem đến cho người đọc cái nhìn sáng rõ về đối tượng được
đề cập đến bằng những thông tin rõ ràng, chuẩn xác, từ đó có thái độ đúng đắn đối
với sự vạt hiện tượng xung quanh mình. Muốn thế, bài văn thuyết minh phải được
trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
1.2. Đặc điểm của văn thuyết minh
Đặc điểm nổi bật của văn bản thuyết minh là nội dung tri thức khách quan,
xác thực và hữu ích cho người đọc. Nó giúp người đọc nắm được những đặc điểm
tiêu biểu của sự vật, hiện tượng - có cái nhìn bao quát về đối tượng được đề cập
đến.
- 6 -
Để có thể làm được như vậy đòi hỏi người viết văn thuyết minh phải thường
xuyên tự tìm hiểu, trau dồi kiến thức để có tầm hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực
trong đời sống.
Trong bài văn thuyết minh, trước tiên người viết cần xác định rõ đối tượng
thuyết minh. Đối tượng thuyết minh sẽ được đề cập đến xuyên suốt bài viết. Các
đặc điểm của nó sẽ được trình bày, phân tích phục vụ mục đích của người viết. Vì
thế, trong đa số các bài thuyết minh đối tượng thuyết minh được thể hiện ngay ở
tiêu đề bài viết
Sau khi xác định được đối tượng thuyết minh, người viết cần sắp xếp, trình
bày các đặc điểm của đối tượng một cách khoa học. Thuyết minh là “nói/giới thiệu
một cách rõ ràng” vì thế đặc điểm nào được đưa ra trước, đặc điểm nào đưa ra sau
sẽ quyết định phần lớn sự thành bại của bài viết. Các nội dung này phải có được
trình tự hợp logic, thu hút sự chú ý của người đọc.
Để nêu bật đặc điểm bản chất, tiêu biểu của sự vật hiện tượng phục vụ đắc
lực cho mục đích của bài thuyết minh, người ta thường sử dụng kết hợp nhiều

phương pháp thuyết minh khác nhau như phương pháp nêu định nghĩa, giải thích;
phương pháp liệt kê; phương pháp nêu ví dụ hay số liệu; phương pháp so sánh…
cùng với một giọng văn phù hợp.
Viết được một bài văn thuyết minh hay là việc không dễ. Người viết cần
nắm vững những vấn đề căn bản vừa trình bày để có thể tạo nên một văn bản hấp
dẫn.
2. Đặc điểm của yếu tố miêu tả
Miêu tả là dùng một phương tiện nào đó giúp người đọc tái hiện, đặc điểm,
tính chất từ đó hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm con
người.
- 7 -
Xét về bản chất, văn thuyết minh nói chung là dùng các nội dung tri thức về
khoa học, lịch sử, dân tộc học, văn hoá học cung cấp cho người đọc cái nhìn sáng
rõ về đối tượng được đề cập - tức thiên về mặt lí trí. Bởi vậy, trong văn bản thuyết
minh, khi phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như các loại cây, các
di tích, thắng cảnh, những nhân vật nổi tiếng bên cạnh những nội dung, đặc điểm,
quá trình hình thành cần trình bày khúc chiết, rõ ràng, còn cần dùng yếu tố miêu
tả dể làm cho đối tượng được hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận.
Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyểt minh không như miêu tả trong văn
bản văn học (nhằm phục vụ cho việc xây dựng tính cách, cá tính hoặc xây dựng
tình huống ) chủ yếu là gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh về vấn đề tri thức,
khách quan, khoa học. Miêu tả ở đây là cần thiết, đóng vai trò phụ trợ, giúp văn
bản thuyết minh trở nên sinh động, nổi bật, ấn tượng.
2.3. Cách thức đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh
2.3.1. Sử dụng từ ngữ gợi hình, biểu cảm
Nội dung của một văn bản được thể hiện qua chính từ ngữ của văn bản đó.
Bởi vậy, sử dụng ngôn từ chính xác là điều vô cung quan trọng trong bài văn
thuyết minh, giúp người viết truyền tải đầy đủ, chính xác nội dung bản thân muốn
thể hiện, người đọc nhờ đó hình dung được đặc điểm, tính chất của đối tượng văn
bản thuyểt minh đề cập đến .

Nhà văn Vũ Bằng đã sử dụng rất thành công yếu tố miêu tả khi viết về “Phở
bò, món quà căn bản”( Miếng ngon Hà Nội), khiến cho người đọc như nhìn thấy
trước mắt, cảm nhận được vị ngon của một bát phở bò: “ Cứ nhìn bát phở không
thôi, cũng thú. Một nhúm bánh phở; một ít hành hoa thái nhỏ, điểm mấy ngọn rau
thơm xanh biếc; mấy nhát gừng mầu vàng thái mướt như tơ; mấy miếng ớt mỏng
và đỏ màu hoa hiên, vừa đỏ sẫm như hoa lựu ba bốn thứ màu sắc đó cho ta cái
cảm giác được ngắm một bức họa lập thể của một họa sĩ trong phai văn nghệ tiền
tiến dùng màu sắc hơi lố lỉnh, hơi bạo quá nhưng mà đẹp mắt.”
- 8 -

2.3.2. Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
Trong khi làm văn nói chung, làm văn thuyết minh nói riêng, người viết cần
thiết phải sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá…một
cách thích hợp nhằm tăng sức gợi cảm cho lời văn.
Trong bài viết “Tháng năm, nhớ nhót, mận, rượu nếp và lá móng”
(Thương nhớ mười hai), nhà văn Vũ Bằng đã sử dụng biện pháp so sánh làm tăng
sức hấp dẫn của đối tượng được nói đến : “Ăn rượu nếp ra ăn, đâu có tàn nhẫn thế!
Cái chén đựng rượu nếp phải là những cái chén nhỏ như chén chè, còn đũa thì
dùng thứ đũa tre cật, ngắn bằng hai ngón aty, tròn trịa, nhẵn nhụi mà lớn chỉ hơn
cái tăm bông một chút ” Có thể thấy những so sánh vừa chính xác vừa bất ngờ sẽ
lôi cuốn được người đọc, người nghe – đem lại cho lời văn nhiều ý nghĩa.
Giới thiệu về cây dừa Bình Định, Hoàng Văn Thuyên không ngần ngại sử
dụng thủ pháp nhân hóa: “Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con
người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm
chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…”
Sử dụng hợp lí các biện pháp tu từ sẽ giúp cho bài văn thuyết minh thêm
phần mềm mại, uyển chuyển, đi vào lòng người đọc.
2.3.3. Sử dụng linh hoạt các kiểu câu
Muốn thể hiện đặc điểm, tính chất sự việc một cách hiệu quả, cần sử dụng
linh hoạt các kiểu câu. Bài văn hay là bài văn có thể vận dụng các kiểu câu chuẩn

xác, đạt hiệu quả cao. Có lúc người viết phải dùng câu trần thuật, có trường hợp lại
phải dùng câu nghi vấn, câu cảm thán hoặc cầu khiến… để thể hiện tình cảm, thái
độ của mình và gây ấn tượng mạnh, thuyết phục người đọc, người nghe.
Trong “Cảnh làng Dạ mùa Đông”, nhà văn Ma Văn Kháng đã sử dụng kết
hợp các kiểu câu khác nhau khi miêu tả mùa đông đã về “ Mùa đông đã về thực
rồi. Mây từ trên cao, theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt
- 9 -
mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải nương vàng hoe từng vạt dài
ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại,
phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ ”.
Chúng ta cũng cần sử dụng hợp lí các biện pháp tu từ cú pháp trong quá
trình tạo lập văn bản thuyết minh. Hay như việc dùng lặp lại liên tục những câu có
cùng cấu trúc (biện pháp điệp cú pháp) trong một văn bản thuyết minh về Huế
cũng tạo nên những dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc: “Huế là một thành phố
đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế đẹp của những con
người sáng tạo, anh hùng.” Vẻ đẹp của mảnh đất cố đô như tỏa lan theo từng con
chữ, thấm vào lòng người tình yêu Huế thiết tha.
3. Một số yêu cầu của việc đưa yếu tố miêu tả vào bài văn thuyết minh
Một yêu cầu quan trọng của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết
minh là miêu tả phải chân thực nhằm tái hiện hình ảnh của đối tượng ở mức độ
nhất định, giúp hiểu rõ thêm về đối tượng. Miêu tả càng sinh động, sức lôi cuốn
của văn bản càng cao. Chẳng hạn như bài giới thiệu về sông Đà của nhà văn
Nguyễn Tuân. Trong “Người lái đò Sông Đà”, tác giả đã cất công khám phá, tìm
hiểu, miêu tả vẻ đẹp của dòng sông thay đổi theo mùa: “ Tôi đã nhìn say sưa làn
mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn
xuống dòng nước sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ không xanh màu
xanh canh hến của nước sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ
như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người
bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về"
Trong bài văn thuyết minh, yếu tố thuyết minh luôn phải là yếu tố đóng vai

trò chủ đạo, nếu đưa yếu tố miêu tả lên hàng đầu ta sẽ biến bài viết ấy thành bài
văn miêu tả chứ không còn là bài thuyết minh nữa. Yếu tố miêu tả chỉ có giá trị
trong bài thuyết minh khi nó tăng sức hấp dẫn cho bài văn thuyết minh, làm cho
đối tượng được đề cập đến trở nên gần gũi, sinh động, lôi cuốn với người đọc.
- 10 -

II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH ĐƯA
YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN THUYẾT MINH - MỘT VÀI GỢI Ý
*Những yêu cầu mang tính nguyên tắc
Trước tiên, hệ thống bài tập đưa ra phải đảm bảo tính khoa học, nhất quán,
có kết cấu chặt chẽ, phù hợp với trình độ của học sinh. Ngữ liệu đưa ra phải chuẩn
xác, phục vụ đắc lực cho việc thực hành của học sinh.
Bên cạnh đó, các bài tập phải bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa.
Chúng ta cần căn cứ vào những tri thức lí thuyết học sinh đã được cung cấp mà
đưa ra các bài tập cụ thể phù hợp cũng như chú ý đến việc nâng cao tình độ của
học sinh thông qua những bài tập nâng cao, bài tập đòi hỏi nhiều tính sáng tạo.
Dạy học Ngữ văn có một yêu cầu quan trọng là giúp cho học sinh biết rung
động trước cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Nguyên tắc thẩm mĩ chính là một
nguyên tắc quan trọng mà khi đưa ra bất cứ bài tập nào ta cũng phải chú ý. Bên
cạnh đó các gợi ý, yêu cầu của đề bài phải sáng rõ, chính xác, dễ hiểu đối với học
sinh.
Căn cứ vào các nguyên tắc căn bản trên chúng tôi đề xuất xây dựng hệ
thống bài tập theo cấu trúc sau:
Bài tập rèn luyện đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn thuyết minh
Các dạng bài tập mang tính thụ động
Các dạng bài tập mang tính chủ động
Bài tập nhận
diện

Bài tập phân tích,

đánh giá
Bài tập tạo lập
đoạn văn, bài văn.
Bài tập phát hiện
và chữa lỗi sai

- 11 -
Sau đây sẽ là một số thí dụ về từng dạng bài tập cụ thể cũng như cách thức
sử dụng các dạng bài tập ấy trong các giờ học.
1. Các dạng bài tập mang tính thụ động
1.1. Bài tập nhận diện
Mục đích chung của các bài tập nhận diện: các kiểu bài tập này gắn với lí
thuyết đưa yếu tố miêu tả vào trong bài văn thuyết minh nên chủ yếu nhằm luyện
cho học sinh kĩ năng nhận biết, phát hiện các yếu tố miêu tả giúp các em nhớ hay
nhận ra các nội dung lí thuyết đã học để học sinh khắc sâu được tri thức đã học,
nắm bắt được phương pháp đưa yếu tố miêu tả vào trong bài thuyết minh.
Với kiểu bài tập này, giáo viên cung cấp các ngữ liệu, đó là các đoạn văn, bài
văn có sử dụng yếu tố miêu tả để học sinh nhận diện. Đối với học sinh, khi làm các
bài tập này cần chú ý đọc kĩ, suy nghĩ kĩ yêu cầu của bài tập, xem xét cân nhắc để
trả lời đúng.
Bài tập thí dụ:
Bài ca dao sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
Con gà cục tác lá chanh
Con lơn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
( Ca dao)

1.2. Bài tập phân tích, đánh giá
Mục đích chung của loại bài tập này là luyện kĩ năng phân tích, đánh giá trên

cơ sở phân biệt, giải thích, phân tích vai trò, tác dụng của việc sử dụng các yếu tố
miêu tả trong văn bản thuyết minh bằng những kiến thức, kĩ năng đã học. Luyện
cho học sinh khả năng phân tích các chi tiết, các nội dung thuyết minh có sử dụng
yếu tố miêu tả trong mối quan hệ với toàn thể văn bản, đồng thời giúp các em có
thể làm cho nội dung thuyết minh khô cứng trở nên hấp dẫn hơn.
- 12 -
Bài tập dạng này mức độ cao hơn kiểu bài trước, đỏi hỏi học sinh phải hiểu
biết rõ về đối tượng thuyết minh và những yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn
bản, do đó tùy đối tượng học sinh mà lựa chọn bài thích hợp.
Bài tập thí dụ:
Đọc đoạn trích sau và phân tích tác dụng của yếu tố miêu tả được sử dụng ?
“Núi Phượng Hoàng- Kì Lân, nơi Chu Văn An ở ẩn, chùa Côn Sơn, Giếng
Ngọc, Thạch Bàn, Bàn cờ tiên, Đền Kiếp Bạc mỗi một danh thắng, mỗi một di
tích lịch sử đều gợi nhớ, gợi thương trong lòng ta về tổ tiên ông cha với bao tự hào.
Nghe thông Côn Sơn reo ta tưởng như nghe tiếng mài gươm của Nguyễn Trãi thuở
“bình Ngô”. Nghe tiếng Lục Đầu Giang vỗ, ta tưởng như nghe tiếng reo của trăm
vạn hùng binh dưới ngọn cờ người anh hùng Trần Quốc Tuấn đang ào ào xông tới
Vạn Kiếp tiêu diệt giặc Nguyên Mông ”
2. Các dạng bài tập mang tính chủ động
2.1. Bài tập tạo lập đoạn văn, bài văn
Mục đích của loại bài tập này là dạy cho học sinh biết cách tạo lập đoạn văn.
Trong quá trình đó giáo viên kịp thời phát hiện các thiếu sót và uốn nắn cho học
sinh.
Dạng bài tập này thường được tích hợp trong các tiết học rèn luyện kĩ năng
viết đoạn mở bài, kết bài, triển khai luận điểm…
Bài tập thí dụ:
Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thắng cảnh của quê hương em
2.2. Bài tập phát hiện và chữa lỗi sai
Loại bài tập này yêu cầu học sinh vận dụng tri thức đã học để phát hiện lỗi
sai và sửa lại cho đúng. Từ đó, học sinh rút ra kinh nghiệm cho bản thân khi sử

dụng các yếu tố miêu tả trong văn nghị luận.
- 13 -
Với loại bài này giáo viên cung cấp ngữ liệu có chứa lỗi sai, học sinh nhanh
chóng nhận diện các lỗi và chữa lại cho đúng.
Bài tập thí dụ:
Có bạn học sinh viết đoạn văn như sau
Cây mít có nhiều tác dụng đối với người dân quê em. Quả mít ăn rất ngôn. Gỗ
mít làm tang trống hoặc tạc tượng. Lá mít để đun.
a. Theo em đoạn văn trên có sức hấp dẫn người đọc chưa? Vì sao?
b. Em hãy viêt lại đoạn văn trên, có đưa thêm vào yếu tố miêu tả?

III. TỔ CHỨC RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 8 ĐƯA YẾU TỐ MIÊU
TẢ VÀO BÀI VĂN THUYẾT MINH
Chúng ta có thể tổ chức rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố miêu tả vào bài văn
thuyết minh cho học sinh trong cả giờ lí thuyết cũng như giờ thực hành, hay giờ trả
bài.
Trong giờ học lí thuyết, sử dụng các bài tập trong sách giáo khoa là cách tốt
để học sinh làm quen với kiểu bài mới, với cách thức viết bài mới – bên cạnh đó ta
nên đưa thêm các bài tập phù hợp để các em nắm rõ hơn vấn đề. Các giờ thực hành
là trọng tâm ứng dụng việc đưa hệ thống bài tập như đã trình bày vào giảng dạy và
học tập. Vận dụng một cách linh hoạt hệ thống các bài tập sẽ giúp học sinh học tập
hứng thú và có kết quả cao hơn. Trong các giờ trả bài, ngoài việc nhận xét về bài
làm của học sinh giáo viên có thể yêu cầu các em tự phát hiện và sửa lại các lỗi
diễn đạt trong bài viết của chính mình.
Chúng ta nên đặc biệt chú ý chuẩn bị hệ thống bài tập thật tốt, phù hợp với
năng lực và trình độ của học sinh để giờ học đạt hiệu quả tối ưu.



- 14 -

KẾT LUẬN

Thuyết minh không chỉ là loại văn mang tính trường quy mà còn có tính ứng
dụng cao. Làm tốt bài văn thuyết minh cũng là cách rèn luyện năng lực tư duy cho
học sinh, từ đó giúp các em tự tìm ra con đường riêng của mình trong cuộc sóng.
Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh là một nội dung quan
trọng nhằm giúp cho bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, tác đông mạnh mẽ tới người đọc,
người nghe từ đó mà tăng sức thuyết phục của bài viết. Chính vì thế, dạy học đưa
yếu tố miêu tả vào bài làm văn thuyết minh là một khâu không thể xem nhẹ. Một
vài ý kiến gợi mở về hệ thống bài tập được người viết trình bày trên đây chính là
một nỗ lực nhằm góp phần giúp cho công việc ấy ấy tiến hành thuận lợi và đạt hiệu
quả cao hơn.









×