Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thảo luận Phân tích chiến lược kinh doanh của một công ty trong ngành BĐS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.59 KB, 25 trang )

PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY
• Tên đầy đủ doanh nghiệp:
Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM
Tên giao dịch tiếng Anh: VINCOM JOINT STOCK COMPANY
• Tên viết tắt doanh nghiệp: VINCOM JSC
• Trụ sở chính: tầng 7, tháp B, Vincom City Towers, 191 Bà Triệu, phường Lê Đại
Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: +84 4 3974 9999
Fax: +84 4 3974 8888
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Vincom Center - 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến
Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: +84 8 3936 9999
Fax: +84 8 3936 9998
• Thành lập chính thức vào ngày 03/05/2002.
• Loại hình doanh nghiệp: cơng ty được thành lập theo hình thức cơng ty cổ phần, có tư
cách pháp nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật hiện hành.
• Website: www.vincom.com.vn
1. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp (Theo giấy chứng nhận đăng kí số
0103001016):
- Kinh doanh bất động sản; kinh doanh khách sạn; xây dựng dân dụng và công nghiệp;
- Dịch vụ cho th văn phịng, nhà ở, máy móc, thiết bị cơng trình; Dịch vụ vui chơi
giải trí: bi-a, trị chơi điện tử, trò chơi dưới nước, trò chơi trên cạn, bơi lội; Dịch vụ làm
đẹp, thẩm mỹ (không bao gồm săm mắt, săm môi và các dịch vụ gây chảy máu khác);
Dịch vụ ăn uống, giải khát (không bao gồm kinh doanh qn bar, Phịng karaoke, vũ
trường);
- Dịch vụ mơi giới bất động sản, định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư
vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lí bất động sản;
- Bn bán hàng nơng, cơng nghiệp, xây dựng, phương tiện vận tải, hàng điện tử tin
học, điện lạnh, dân dụng, tự động hóa, thiết bị bảo vệ phịng chống trộm tự động, hàng
nơng, lâm, thủy hải sản (trừ các loại lâm sản Nhà nước cấm);


- Đại lí mua, đại lí bán, kí gửi hàng hóa; Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp
luật); cho thuê nhà có trang thiết bị kĩ thuật đặc biệt (phòng hòa nhạc, phòng hát, hội
trường, phòng cưới, trường quay, rạp chiếu phim);
- Quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo; Tổ chức hội chợ, triển lãm thương
mại;
- Dịch vụ trang trí khẩu hiệu: dịch vụ vệ sinh, diệt côn trùng, chống mối mọt; Dịch vụ
trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp;
- Xây dựng, kinh doanh sân golf và các dịch vụ liên quan đến sân golf; xây dựng, kinh
doanh khu du lịch sinh thái và các dịch vụ liên quan đến khu du lịch sinh thái; kinh
doanh công viên cây xanh, công viên nước, vườn trại giải trí;
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại; hoạt động của các câu lạc bộ thể thao; hoạt
động của các công viên vui chơi và cơng viên theo chủ đề;
Quản trị chiến lược - nhóm 7

1


- Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu (không bao gồm hoạt động
của vũ trường, sàn nhảy); hoạt động của các cơ sở thể thao;
- Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự (trừ hoạt động
thể thao và không bao gồm dạy ấn huyệt, xông hơi bằng thuốc y học cổ truyền và phục
hồi chức năng , vật lí trị liệu);
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU):
- Xây dựng biệt thự cao cấp
- Xây dựng căn hộ cao cấp
- Xây dựng trung tâm thương mại
- Xây dựng văn phòng cho thuê
- Xây dựng khu vui chơi giải trí

- Xây dựng spa & phịng tập
3. Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp:
□ Tầm nhìn chiến lược:
Bằng bản lĩnh và khát vọng tiên phong, công ty CP Vincom phấn đấu trở thành một tập
đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam, lấy hoạt động đầu tư - kinh doanh BĐS làm trọng tâm
chiến lược với mong muốn tạo nên một thương hiệu VN mang tầm vóc quốc tế.
□ Sứ mạng kinh doanh:
- Đối với cổ đông: đảm bảo và luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững cho
cổ đông.
- Đối với thị trường: cung cấp các sản phẩm - dịch vụ bất động sản cao cấp với chất
lượng Quốc tế, mang tính độc đáo và sáng tạo cao nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách
hàng và sở hiếu của thị trường.
- Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng
tạo; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả các nhân viên.
- Đối với xã hội: hài hịa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào
các hoạt động hướng về cộng đồng và xã hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân
đối với đất nước.
4. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: (năm 2010)
□ Tổng doanh thu: 5.332 tỷ đồng
□ Doanh thu thuần: 3.873 tỷ đồng
□ Lợi nhuận trước thuế: 3.143 tỷ đồng
□ Lợi nhuận sau thuế: 2.432 tỷ đồng
□ Tổng tài sản: 26.147 tỷ đồng
□ Tổng nguồn vốn: 26.147 tỷ đồng
□ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần: 62,79%

II. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI
1. Các ngành kinh doanh của doanh nghiệp
• Tốc độ tăng trưởng của ngành:
- Năm 2009: tốc độ tăng trưởng GDP ngành xây dựng là 11,36%

- Năm 2010: + tốc độ tăng trưởng của doanh thu là 55%
+ tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận là 28%
• Tốc độ tăng trưởng của công ty CP Vincom: (ĐVT: đồng)
Quản trị chiến lược - nhóm 7

2


Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tăng giảm
năm 2009
so với
năm 2008

Tăng giảm
năm 2010
so với
năm 2008

1520,08%
Doanh thu 239.180.299.742 1.974.446.241.603 3.872.979.781.266 725.51%
thuần
661,02%

Lợi nhuận 413.039.174.035 1.384.202.221.891 3.143.054.802.940 235,13%
trước thuế
1845,61%
Lơi nhuận 125.994.789.445 1.101.737.157.913 2.432.014.997.377 774.43%
sau thuế
Nhận thấy, nếu lấy năm 2008 làm gốc thì mức tăng của năm 2010 cao hơn so với
năm 2009, điều này chứng tỏ công ty vẫn đang tăng trưởng tốt.
Kết luận: Thị trường bất động sản hiện nay vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhưng
khơng có nhiều biến động mạnh và gặp nhiều yếu tố bất lợi từ chính sách vĩ mô và quy
hoạch tại các trung tâm lớn.
Với những dự án BĐS được xem là “khu đất vàng” trong 2 khu vực trung tâm của
TP.HCM và Hà Nội, VINCOM (VIC) đang khẳng định thương hiệu hàng đầu trong
ngành kinh doanh BĐS tại Việt Nam. Định hướng chiến lược của Cơng ty cổ phần
VINCOM đã trình lên Đại hội đồng cổ đơng năm 2010 sẽ trở thành tập đồn đa ngành
lấy BĐS làm hướng phát triển trọng tâm chiến lược.
2. Tác động của mơi trường vĩ mơ
a) Nhân tố chính trị - pháp luật
Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa thực sự hoàn chỉnh và khả năng thực
thi chưa cao, thêm vào đó vẫn cịn tồn tại nhiều quy định phức tạp chồng chéo trong
lĩnh vực hành chính trong đó có đất đai và kinh doanh BĐS. Điều này làm ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động kinh doanh BĐS của công ty.
Việc thay đổi luật pháp cũng như các thủ tục hành chính sẽ có ảnh hưởng trực tiếp
đến tính khả thi cũng như tiến độ thực hiện dự án của công ty. Tuy nhiên, với xu hướng
phát triển chung của nền kinh tế. Chính phủ cũng đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống
luật pháp tạo sự thơng thống hơn về các thủ tục hành chính để phục vụ nhu cầu về nhà
ở đang ngày càng trở nên bức thiết với người dân.
Một số nghị định mới của Chính phủ có ảnh hưởng tới lĩnh vực bất động sản như:
□ Nghị định 69/CP có hiệu lực từ ngày 1/10/2009
Trước đây, doanh nghiệp đóng tiền sử dụng đất dựa theo bảng giá đất hàng năm do
UBND TP ban hành. Tuy nhiên, khi áp dụng theo NĐ 69/CP, việc tính tiền sử dụng đất

được căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế theo giá thị trường (cao
hơn khoảng 20% - 30% so với bảng giá đất Nhà nước). Điều này gây khó khăn cho các
doanh nghiệp bất động sản vì chi phí đất gia tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng triển khai
dự án của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có năng lực tài chính hạn chế.
Mặt khác, giá thành sản phẩm tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
□ Nghị định 71/thơng tư 16
Có hiệu lực từ 8/8/2010 quy định cụ thể vốn góp khơng được vượt q 20% tổng số vốn
đầu tư của 1 dự án nhà ở và số lượng căn hộ bán trước không được vượt quá 20% trên
tổng số nhà ở. Chính sách này nhằm mục đích dài hạn là minh bạch hóa thị trường
BĐS, đặc biệt giảm số nhà đầu cơ, ngăn chặn bong bóng trên thị trường thứ cấp và hạn

Quản trị chiến lược - nhóm 7

3


chế rủi ro cho nhà đầu tư bên ngoài. Tuy nhiên, chính sách này đã gây nhiều khó khăn
cho thị trường BĐS trong ngắn hạn. Cụ thể:
- Các chủ đầu tư dự án đã quen với hình thức huy động vốn thông qua hợp đồng hợp tác
(hợp đồng vay vốn) một cách tự do khi chưa có nghị định 71 quy định vấn đề này. Mặc
dù tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng hình thức này đã huy động được một lượng vốn khá lớn
từ các nhà đầu tư bên ngoài để triển khai dự án đúng tiến độ. Nghị định 71 với định
mức vốn góp khơng vượt q 20% tổng vốn đầu tư đã hạn chế rất nhiều nguồn vốn cho
dự án.
- Nghị định 71 không cho phép chuyển nhượng đối với đất dự án dạng hợp đồng góp
vốn đối với dự án mới. Do vậy, những hợp đồng hợp tác ký trước ngày 8/8/2010 cũng
sẽ không được phép thực hiện việc chuyển nhượng ký hợp đồng mua bán với chủ đầu
tư. Điều này hạn chế hoạt động đầu cơ lướt sóng trên thị trường này, đồng thời ảnh
hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản của phân khúc đã từng là mảng sôi động nhất
trong lĩnh vực bất động sản.

□ Thơng tư 13/2010/TT - NHNN (Thơng tư 19 sửa đổi)
Có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 quy định về việc tăng Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
(CAR) của các ngân hàng lên từ 8% đến 9% và nâng hệ số rủi ro của các khoản vay bất
động sản lên từ 100% lên tới 250%. Quy định này nhằm tăng tính an toàn của hệ thống
ngân hàng với mục tiêu phát triển bền vững, tuy nhiên điều này làm hạn chế nguồn
cung tín dụng cho thị trường bất động sản trong ngắn hạn.
Tuy trong ngắn hạn, thị trường BĐS sẽ gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của thơng tư 13
và Nghị định 17, song về dài hạn, cả 2 chính sách này đều nhằm mục đích hướng tới thị
trường BĐS phát triển bền vững và ổn định, tránh tình trạng bong bóng bất động sản .
□ Một số kiến nghị của Bộ xây dựng nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.
Trong đó, ưu tiên các dự án có khả năng thanh khoản cao, dự án nhà thu nhập thấp và
các cơng trình đã xây xong phần tho đang hồn thiện đưa vào sử dụng.
□ Thông tư 113/2011/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành cho phép ấn định giá chuyển
nhượng căn cứ vào bảng giá đất, bảng tính lệ phí trước bạ nhà do ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định để tính thuế thu nhập cá nhân.
Mặc dù yếu tố pháp luật liên quan đến vấn đề đất đai và kinh doanh BĐS có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty nhưng để phù hợp với tình hình
phát triển đất nước Chính phủ sẽ có những điều chỉnh theo hướng thơng thống hơn nên
rủi ro pháp luật ít có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
b) Nhân tố kinh tế
□ Lãi suất:
- Mặt bằng lãi suất năm 2010 liên tục tăng: Trong 10 tháng đầu năm, mặc dù NHNN
duy trì lãi suất cơ bản ở mức 8% song lãi suất huy động và cho vay vẫn tăng mạnh
trong những tháng đầu năm. Từ tháng 11, trước sức ép lạm phát, lãi suất cơ bản đồng
VN đã được điều chỉnh lên 9% và ngay lập tức một cuộc chạy đua lãi suất diễn ra. Lãi
suất huy động được đẩy lên từ 14-16%, lãi suất cho vay chạm 19-20%.
⇒ Kết quả hoạt động SXKD của Vincom có thể bị ảnh hưởng bởi biến động lãi suất
trên thị trường. Ngoài khoản trái phiếu chuyển đổi Quốc tế và khoản trái phiếu nội địa
có lãi suất cố định thì các trái phiếu và các khoản vay khác của cơng ty đều có điều
khoản điều chỉnh lãi suất theo biến động thị trường. Bên cạnh đó nếu lãi suất tăng có

thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các khách hàng tiềm năng đối với BĐS của

Quản trị chiến lược - nhóm 7

4


Vincom. Tuy nhiên, doanh thu của công ty được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát, dẫn đến
giảm thiểu rủi ro do biến động lãi suất.
Trước bối cảnh Chính phủ siết chặt tín dụng phi sản xuất nhằm ngăn chặn lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, khiến doanh nghiệp BĐS lao đao vì thiếu vốn, thị trường cũng
rơi vào trầm lắng, ông Lê Khắc Hiệp cho rằng, đây là thời điểm mang tính sàng lọc, tạo
đà để thị trường BĐS phát triển bền vững hơn. Nói cách khác, đây cũng là cơ hội dành
cho những doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt về tài chính, có kinh nghiệm và đội ngũ
nhân sự giỏi. Có thể hình dung, nếu chủ đầu tư một dự án có tiềm lực tốt và kinh
nghiệm thì có thể đẩy nhanh được tiến độ xây dựng - một trong những biện pháp quan
trọng để doanh nghiệp BĐS vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ngược lại nếu tiến độ
triển khai dự án càng chậm thì tiền lãi vay phải trả sẽ càng nhiều.
- Tuy nhiên trong năm 2011 có những tín hiệu đáng mừng như:
+ Chính phủ phát tín hiệu nới lỏng tín dụng BĐS: dùng từ “giảm tốc độ tăng trưởng dư
nợ tín dụng BĐS” thay vì “giảm dư nợ tín dụng BĐS”
+ NHNN đang thực hiện nới lỏng tiền tệ với thông tư 22/2011/TT-NHNN.
+ Thông điệp phát đi từ hội nghị ngày 7/9/2011 do NHNN cho thấy quyết tâm hạ lãi
suất: Theo đó lãi suất cho vay sẽ giảm dần theo mức độ giảm của lạm phát, đảm bảo an
toàn hệ thống. Hiện tại, giữ nguyên mức lãi suất điều hành của NHNN, duy trì trần lãi
suất huy động vốn bằng VND 14%/năm. Lãi suất giảm dần sẽ giúp cho các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BĐS nói chung và Vincom nói riêng thuận lợi hơn
trong việc huy động vốn từ ngân hàng để thực hiện dự án.
□ Lạm phát:
Sức ép lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ đang ảnh hưởng tiêu cực lên đầu tư. CPI

năm 2010 đã tăng lên mức 11,75%.
□ Tỷ giá hối đối:
Cơng ty chịu rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái ngoại tệ (chủ yếu là với đồng đơla Mỹ)
do cơng ty có 1 số hợp đồng thanh toán bằng ngoại tệ đối với các nhà cung cấp nước
ngồi, và tính đến thời điểm 31/12/2010, cơng ty có 59,3 triệu đơla Mỹ TPCĐ Quốc tế
phải trả bằng ngoại tệ. Rủi ro ngoại tệ liên quan đến TPCĐ chỉ xảy ra trong trường hợp
các trái chủ quyết định không chuyển đổi trái phiếu lúc đáo hạn mà u cầu cơng ty
thanh tốn nợ gốc và lãi tại thời điểm trái phiếu đáo hạn. Khả năng trái chủ khơng
chuyển đổi là rất thấp vì hiện tại trái chủ có lợi nhiều hơn nếu chuyển đổi trái phiếu
thành cổ phần.
□ Tính thanh khoản của thị trường BĐS:
Với chiến lược, hướng đi đúng đăn và linh hoạt, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm và
sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia tư vấn hàng đầu VN và quốc tế, Vincom ln
sẵn sàng đối phó với rủi ro này. Bên cạnh đó cơng ty cho rằng rủi ro này chỉ mang tính
tạm thời nhất định và thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng.
□ Đầu tư nước ngoài:
Trong năm 2008 lượng vốn FDI đăng kí đầu tư vào lĩnh vực BĐS đạt hơn 14 tỷ đơ la
chủ yếu là ở phân khúc văn phịng căn hộ và mảng khách sạn du lịch. Đây là con
số kỷ lục từ trước tới nay và nó cũng cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư
nước ngoài đối với thị trường BĐS trong nước.
c) Nhân tố công nghệ
Công nghệ ngày càng đổi mới, con người càng cập nhật nhanh những ứng dụng mới
thì việc áp dụng nó trở nên vơ cùng quan trọng. Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách

Quản trị chiến lược - nhóm 7

5


mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào

các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một cơng cụ dùng để
tính tốn thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người làm việc hoàn
toàn độc lập.
Vincom đã đưa vào ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong quản lý và thi cơng
như: cơng nghệ Top-down, kính Low-E, chương trình quản lí BĐS Yardi VoyagerTM
-phần mềm chuyên dụng phục vụ quản lý - kinh doanh BĐS thương mại với các chức
năng quản lý văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại và chức năng quản lí các BĐS
cho thuê khác.
d) Nhân tố văn hóa - xã hội
□ Phong thủy:
Đây là yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến kinh doanh bất động sản, là yếu
tố có tác dụng to lớn trong việc thuyết phục khách hàng. Khách hàng khi mua nhà
thường quan tâm đến phong thủy của ngơi nhà đó. Đầu tiên họ thường xem xét xem vị
trí và phương hướng của ngơi nhà có hợp với phong thủy của mình hay khơng? Sau đó
là cách bài trí nội thất, vật dụng bên trong ngơi nhà đó như thế nào để mang lại lợi ích
cho đời sống, công việc của họ? Phong thủy của mỗi người là khác nhau trong khi đó
thiết kế của các căn hộ chung cư lại thường “na ná” như nhau. Chính vì vậy để có được
sự ưng ý của khách hàng, nhất là những khách hàng khó tính thì đó khơng phải là điều
dễ dàng. Nắm bắt được tâm lý này của khách hàng, công ty cổ phần Vincom đã cho
khởi công xây dựng khu căn hộ hạng sang Times City với những thiết kế nội thất do
chính những cư dân của Times City chủ động lựa chọn, lên phương án thiết kế. Nhờ có
những ý tưởng mới lạ này mà dù cơng trình khởi cơng chưa được bao lâu song phần lớn
các căn hộ ở Times City đều đã có chủ.
□ Dân số:
Tốc độ tăng dân số thành thị ở mức 2,04% và lực lượng dân số trẻ chiếm đa số. Lực
lượng lao động 15 tuổi trở nên năm 2010 là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm
2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu người, tăng
2,12%. Tỷ lệ dân số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5%
năm 2009 lên 77,3% năm 2010. Với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng
60% chính là động lực cho tăng trưởng phân khúc nhà ở của Vincom.

□ Tốc độ đơ thị hóa:
Các đồ án quy hoạch Hà Nội và TP HCM cũng như các đô thị lớn Đà Nẵng và Cần Thơ
đã được lên kế hoạch chi tiết. Quy hoạch phát triển các tỉnh xung quanh TP HCM như
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhu cầu căn hộ
dịch chuyển mạnh hơn ra khu vực xa trung tâm và khu vực vùng ven sẽ tiếp tục là xu
hương năm 2011 do cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng thuận tiện hơn. Nắm bắt được
thực tế này Vincom đã cho khởi công xây dựng dự án Vincom Hải Phịng, trong tương
lai cơng ty sẽ mở rộng ra các khu vực thị trường mới như Đà Nẵng, Cần Thơ…
3. Đánh giá cường độ cạnh tranh.
a) Tồn tại các rào cản gia nhập ngành
□ Rào cản về vốn:
Kinh doanh BĐS là một ngành kinh doanh yêu cầu về vốn rất lớn. Các doanh
nghiệp với quy mơ nhỏ, tài chính eo hẹp thì khơng thể tham gia vào thị trường này
được, và nếu như có tham gia thì khơng thể cạnh tranh được, có thể dẫn đến phá sản
hoặc rút lui khỏi ngành.

Quản trị chiến lược - nhóm 7

6


Tại một số nước, khi ngân hàng quyết định cho vay phát triển các dự án BĐS, bộ
phận tín dụng chỉ cần nhìn vào bảng cân đối thu chi tài chính của doanh nghiệp mà
khơng địi hỏi tài sản thế chấp. Một cơng ty có tiềm lực tài chính mạnh, có lịch
sử tín dụng tốt và có uy tín phát triển trên thị trường sẽ là "bảo chứng" tốt nhất để ngân
hàng quyết định cho vay.
Việc huy động vốn thông qua các hợp đồng đặt cọc và phương thức thanh toán theo
từng đợt khi mua nhà đất vốn rất phổ biến tại Việt Nam nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nếu các doanh nghiệp hoạt động không tốt, dự án dở dang do chiếm dụng vốn thì sẽ
nảy sinh nhiều vấn đề tranh chấp.

Tuy nhiên ở Việt Nam hình thức huy động vốn chưa phát triển đa dạng, trong khi ở
nước ngồi các cơng cụ như trái phiếu BĐS, quỹ tín thác BĐS (REIT), hoặc các hình
thức bảo hiểm cho dự án… phát triển rất mạnh. Điều này khiến cho thị trường Việt
Nam hầu như chỉ tập trung sử dụng duy nhất hình thức huy động vốn theo kiểu đặt cọc,
hợp đồng góp vốn.
□ Rào cản về kĩ thuật:
Ngành BĐS là 1 ngành còn khá mới so với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên nó là 1 ngành có khả năng sinh lợi cao. Nhiều cơng ty muốn gia nhập vào thị
trường kinh doanh BĐS nhưng gặp phải một số rào cản về kỹ thuật gây khó khăn trong
việc gia nhập thị trường. Các cơng ty khơng thể xin giấy phép xây dựng các cơng trình
địa ốc và các quy định kỹ thuật về nguyên vật liệu không đạt yêu cầu, khu quy hoạch
không đáp ứng được u cầu về diện tích, độ an tồn…dẫn đến những khó khăn và gây
tốn kém cho doanh nghiệp khi muốn tham gia vào thị trường.
□ Rào cản về pháp luật:
Pháp luật có thể được xem là yếu tố tác động quan trọng đến sự hình thành và phát triển
của thị trường BĐS biểu hiện qua những quy định về pháp luật về quyền mua, bán, cho
thuê, thế chấp, góp vốn liên doanh…bằng BĐS. Thực tế cho thấy, yếu tố này có thể
thúc đẩy, hạn chế hoặc có thể xóa bỏ sự tồn tại của thị trường BĐS do tính chất đặc biệt
của hàng hóa BĐS là gắn liền với đất đai, mà điều này luôn được Nhà nước ở mọi thời
kì (trừ cơng xã ngun thủy) đều nắm quyền điều chỉnh.
□ Rào cản về thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp muốn thực hiện dự án là 1 chuyện, còn việc xem xét, phê duyệt dự án
của các cơ quan chức năng lại là 1 chuyện khác. Vì vậy, “giấc mơ” về những dự án
hồn thiện của các doanh nghiệp có khi phải kéo dài rất lâu.
b) Đe dọa từ các gia nhập mới
Theo số liệu thống kê được, số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hằng
năm tăng lên từ 20-50%. So với năm 2002, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
hiện tăng khoảng 4-5 lần. Hiện cả nước có trên 1.700 doanh nghiệp có chức năng kinh
doanh nhà ở và bất động sản. Trong số này, khoảng 484 doanh nghiệp có quy mơ vốn từ
10 đến 50 tỷ đồng, xấp xỉ 35%; doanh nghiệp có vốn từ 50 - 200 tỷ đồng khoảng 115

đơn vị; trên 50 doanh nghiệp có vốn từ 200 - 500 tỷ đồng và khoảng 41 doanh nghiệp
đạt số vốn trên 500 tỷ đồng. Cùng đó, các đơn vị tư vấn thiết kế, doanh nghiệp thi công
xây lắp của ngành xây dựng không chỉ tăng nhanh về số lượng, quy mơ mà cịn đủ năng
lực để đảm nhận các dự án, cơng trình nhà ở cao tầng, hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu
phát triển nhà ở, trong 10 năm qua, nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư kinh doanh
nhà ở. Không chỉ các doanh nghiệp trong ngành mà cả các đơn vị ngoài ngành cũng
dồn vốn và tham gia vào lĩnh vực này.

Quản trị chiến lược - nhóm 7

7


⇒ Số lượng doanh nghiệp ra nhập mới tăng lên một cách nhanh chóng làm cho mức độ

cạnh tranh trong ngành ngày càng mạnh mẽ, thị phần của Vincom có nguy cơ bị suy
giảm. Để giữ được một thị phần ổn định Vincom đã nỗ lực hết mình trong việc nghiên
cứu, thiết kế, thi công xây dựng để thu hút khách hàng đến với các sản phẩm của mình .
c) Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng
□ Đối tác chiến lược:
• Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VN (BIDV)
BIDV & Vincom đã ký thỏa thuận hợp tác đồng hành. Bằng thoả thuận này, BIDV
và Vincom sẽ là đối tác đồng hành của nhau, đảm bảo hợp tác lâu dài, bền vững thông
qua sự hỗ trợ chặt chẽ nhằm phát huy thế mạnh và tiềm lực của mỗi bên. BIDV sẽ là
Ngân hàng chính cung cấp các dịch vụ ngân hàng, phi ngân hàng với các cơ chế chính
sách, lãi suất, phí dịch vụ hợp lý phục vụ cho đầu tư, phát triển SXKD của Vincom;
Vincom sẽ là khách hàng ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của BIDV, hướng tới
hình thành một liên minh tập đoàn kinh tế lớn đáp ứng cho sự phát triển đa năng của cả
hai bên.
Cũng qua thoả thuận ký kết, BIDV và Vincom sẽ cùng xúc tiến các hoạt động góp

vốn, liên doanh, liên kết để hỗ trợ nhau mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh
đa ngành, đa lĩnh vực, đa mơ hình quản lý để khai thác tốt nhất thế mạnh của mỗi bên,
tiềm năng của thị trường trong và ngoài nước, trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống
của mỗi bên và các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.
Trong giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng, khó vay vốn dẫn dến quyền lực
thương lượng của ngân hàng cao hơn.
• Tập đồn Bưu chính Viễn thơng VN (VNPT)
Theo thỏa thuận giữa 2 bên, VNPT và Vincom xác lập mối quan hệ vừa là đối tác,
vừa là khách hàng đặc biệt của nhau để cùng xúc tiến các hoạt động đầu tư mở rộng và
phát triển kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực.
VNPT sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, xây dựng hạ tầng Bưu chính Viễn
thơng và CNTT hiện đại, an tồn… tại các tịa nhà, trung tâm thương mại, khu khách
sạn cao cấp, vui chơi giải trí và các dự án hạ tầng của Vincom.
Như vậy các khách hàng khi sử dụng hạ tầng của Vincom đồng nghĩa với việc được
sử dụng các dịch vụ Bưu chính Viễn thông chất lượng cao, giá ưu đãi, được hỗ trợ tối
đa về điều kiện kỹ thuật, thời gian khắc phục sự cố và chăm sóc khách hàng.
□ Các nhà cung ứng ngun vật liệu:
• Cơng ty CP Hịa Phát cung cấp cửa nhơm kính tại các biệt thự thuộc dự án Khu đơ thị
Sinh Thái Vincom Village.
• Eurowindow cung cấp của cho các cơng trình của Vincom như: Vincom Gallery (Hà
Nội), Vincom Center (TP. HCM)…
□ Một số đối tác tư vấn thiết kế xây dựng: Wimberly Allison Tong & Goo (WATG),
tập đồn thiết kế Site Architecture (Pháp), cơng ty thiết kế kiến trúc Callison, Aedas
Architects Limited, Belt Collins, ATC Việt Nam, VNCC, Cơng ty KSTK & TVXD Bộ
Quốc phịng.
d) Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng
□ Khách hàng có 2 nhóm:
- Khách hàng cá nhân: hợp đồng ít, số lượng nhiều nhưng có yêu cầu khắt khe với chất
lượng sản phẩm. Khách hàng của Vincom chủ yếu là những người có địa vị, kinh tế
vững chắc. Vì là cá nhân nên sản phẩm họ đòi hỏi cần đạt theo tiêu chí của riêng cá

Quản trị chiến lược - nhóm 7

8


nhân họ đưa ra. Ai cũng biết rằng đáp ứng địi hỏi cá nhân thường khó hơn đáp ứng u
cầu của 1 tổ chức, vì vậy nhóm khách hàng này tuy nhiều nhưng lại khơng phải đổi
tượng ưa thích của doanh nghiệp, hơn nữa đối với 1 doanh nghiệp lớn như Vincom.
Một điểm nữa là, sự đáp ứng giữa các doanh nghiệp trong ngành về sản phẩm đối với
nhóm khách hàng này thường giống nhau dẫn đến sự canh tranh không lớn, lợi nhuận
cũng 1 phần bị ảnh hưởng.
- Khách hàng tổ chức: Nhu cầu thị trường bất động sản, đặc biệt là văn phòng làm việc
và trung tâm thương mại ở địa bàn thành phố ngày càng cao cũng là một môi trường
thuận lợi cho Vincom phát triển sản phẩm. Đây là nhóm khách hàng ưa thích của hầu
hết các doanh nghiệp bởi sự bền vững và “dễ chiều” của họ.
⇒ Khách hàng chủ đạo của công ty này là nhóm khách hàng tổ chức.
□ Trong phân đoạn chung cư cấp vừa, sự khác biệt không quá nhiều giữa các doanh
nghiệp trong ngành, nếu sản phẩm không khác biệt dẫn đến quyền lực thương lượng từ
phía khách hàng lớn.
Trong giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng, giá cao, khó vay vốn dẫn dến doanh
nghiệp bằng mọi cách bán bớt số lượng để thu hồi vốn xây dựng tiếp từ đó các doanh
nghiệp đua nhau giảm giá, khách hàng là người được lợi lớn hơn cả, quyền lực thương
lượng của họ cũng lớn hơn.
e) Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
□ Số lượng các doanh nghiệp trong ngành:
Hiện cả nước có trên 1.700 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở và BĐS.
Trong số này, khoảng 484 doanh nghiệp có quy mơ vốn từ 10-50 tỷ đồng, xấp xỉ 35%;
doanh nghiệp có vốn từ 50-200 tỷ đồng khoảng 115 đơn vị; trên 50 doanh nghiệp có
vốn từ 200-500 tỷ đồng và khoảng 41 doanh nghiệp đạt số vốn trên 500 tỷ đồng.
Điểm mới là không chỉ có các doanh nghiệp trong ngành mà cả các đơn vị ngoài

ngành cũng dồn vốn tham gia vào lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, các đơn vị tư vấn thiết kế, doanh nghiệp thi công xây lắp của ngành
xây dựng không chỉ tăng nhanh về số lượng, quy mơ mà cịn đủ năng lực để đảm nhận
các dự án, cơng trình nhà ở cao tầng, hiện đại
□ Vincom tập trung phát huy thế mạnh trong phân khúc BĐS cao cấp, với chiến lươc
tạo doanh thu ổn định ngày càng tăng trưởng từ hoạt động cho thuê và doanh thu vượt
trội từ chuyển nhượng BĐS chất lượng cao tại các vị trí đắc địa.
Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty trong phân khúc BĐS cao cấp có thể kể
đến như: tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex),
công ty cổ phần Lilama Land, công ty cổ phần HimLam, công ty TNHH liên doanh Phú
Mỹ Hưng…
□ Phân tích các điểm mạnh và yếu của các đối thủ cạnh tranh lớn:
Đánh giá cho các tiêu chí từ 1 (nhỏ nhất) đến 4 (lớn nhất) căn cứ vào mức độ thực tế
của các tiêu chí của từng cơng ty. Sau đó cộng điểm của các tiêu chí trong từng cơng ty.
Cơng ty nào có tổng điểm lớn nhất thì cơng ty đó có khả năng cạnh tranh lớn nhất. Ta
có bảng (các số liệu của năm 2010):

Quản trị chiến lược - nhóm 7

9


Công ty CP Tổng công ty CP Công ty CP
Tập đồn phát
Vincom
XNK & xây dựng Hồng Anh
triển nhà và đơ
VN (Vinaconex) Gia Lai
thị (HUD)
1

Vốn điều lệ
3
2
1
4
(Hơn 3.700 (3.000 tỷ đồng) (2.925 tỷ
(4.992 tỷ
tỷ đồng)
đồng)
đồng)
2
Thương hiệu
3
4
1
2
3
Lợi nhuận trước 4
1
3
2
thuế
(3.143 tỷ
(601,3 tỷ đồng) (2.473 tỷ
(2.058 tỷ đồng)
đồng)
đồng)
Mối quan hệ
2
4

1
3
4
với Chính phủ,
cơ quan nhà
nước
Tổng điểm
12
11
6
11
⇒ Vincom có khả năng cạnh tranh lớn nhất so với các công ty trên.
f) Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
• Sản phẩm chủ yếu của cơng ty cổ phần Vincom là những chung cư cao cấp cho nên
đối tượng khách hàng chính của họ là những người có thu nhập cao. Những khách hàng
này ngồi lựa chọn mua chung cư họ có thể mua đất để xây nhà hoặc mua biệt thự nhà
vườn. Vì vậy, muốn họ lựa chọn mua chung cư để sống thì các sản phẩm của công ty
phải tạo được sự khác biệt, thể hiện được sự tiện nghi và đẳng cấp. Đó cũng là lý do vì
sao các tịa nhà của Vincom thường được thiết kế dựa theo kiến trúc của những thành
phố nổi tiếng thế giới như dự án khu đô thị xanh Royal City mang phong cách hoàng
gia châu Âu, dự án khu đô thị cao cấp Vincom Village - một thành phố Venice (Italy)
xinh đẹp, sang trọng và quyến rũ ở Việt Nam…
• Một thực tế có thể dễ dàng nhận ra đó là khơng phải khách hàng nào mua nhà chung
cư cũng với mục đích để ở, cũng có người mua với mục đích đầu tư hay coi đó như một
cách để giữ tiền. Một nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình nhiều phương án đầu tư khác
nhau như đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, đầu
tư vàng…Như vậy, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trên các thị trường cịn lại thì thị trường
bất động sản cũng có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ như khi thị trường chứng khốn sơi động,
lợi nhuận thu được từ việc đầu tư chứng khoán tăng nhanh, các nhà đầu tư thường có xu
hướng rút vốn từ các khoản đầu tư khác để đầu tư vào chứng khoán.

4. Đánh giá
Ngành kinh doanh bất động sản là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn nên ngày
càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Cùng với xu hướng mở cửa nên
đối thủ cạnh tranh của công ty không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn cả
doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên với lợi thế về thương hiệu, khả năng chớp thời cơ, trình độ hiểu biết về
thủ tục pháp lý, trình độ quản lý cùng với tiềm năng đất đai, tiềm lực tài chính, Vincom
JSC có thể tự tin vào khả năng cạnh tranh của mình trước đối thủ cạnh tranh trong và
ngoài nước, từng bước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
STT

Các tiêu chí
đánh giá

5. Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS)

Quản trị chiến lược - nhóm 7

10


1- Vốn: Kinh doanh BĐS là một ngành kinh doanh cần đến một số lượng vốn rất
lớn. Và đây cũng là một trong những nhân tố tạo nên thành công cho các doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực này.
2- Thương hiệu: Nhân tố thứ hai tạo nên thành công trong ngành là thương hiệu.
Khách hàng biết đến các sản phẩm của Vincom với cách thiết kế và bố trí dựa trên các
tiêu chí: hài hịa, hợp lý, tiện nghi, sang trọng và đẳng cấp nhằm thỏa mãn tối đa nhu
cầu của người mua.
3- Mối quan hệ với chính phủ, các cơ quan nhà nước và công chúng: Công ty phải
biết cách làm hài hịa lợi ích mình với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào các hoạt

động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân đối với đất nước .
4- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khả năng phục hồi của nền kinh tế, được hỗ trợ bởi
tốc độ tăng trưởng GDP hàng đầu trong khu vực.
5- Luật pháp: Hoạt động SXKD của các công ty chịu sự điều chỉnh của Luật Xây
dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh BĐS, Luật Doanh nghiệp, Luật chứng
khoán và các luật khác. Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị
trường BĐS đã dần hoàn thiện, tạo điều kiện để thị trường BĐS phát triển bền vững và
lành mạnh, môi trường đầu tư thơng thống và thuận lợi cho cả nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài.
6- Đầu tư nước ngoài: làn sóng đầu tư nước ngồi tiếp tục gia tăng khi VN gia nhập
WTO. VN xếp thứ 4 trong các thị trường mới nổi về mức độ hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư BĐS nước ngoài trong năm 2011 (theo AFIRE).

III. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG
1. Sản phẩm chủ yếu
Phát triển dự án, bán cho thuê các trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ và bất động
sản cao cấp tại các đơ thị lớn ở Việt Nam.
• Một số bất động sản hoàn thành đang khai thác như: Vincom City Towers, Vincom
Park Place, Vincom Center.
• Bất động sản hồn thành và đã chuyển nhượng: Vincom Financial Tower.
• Bất động sản đang triển khai: dự án Royal City, dự án Eco City, khu đô thị sinh thái
Vincom Village, dự án Viettronics, dự án Long Biên, dự án Eden A, dự án Green City,
dự án Vincom Hải Phòng.
2. Thị trường
Ở các thị trường đắc địa đông dân như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, và Hải Phịng và đang
có dự định mở rộng ra các nước Đông Nam Á và châu Á.
3. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN
□ Hoạt động cơ bản:
• Hậu cần nhập: Vincom áp dụng quy trình đấu thầu chọn nhà cung cấp nên đã giúp
giảm đáng kể chi phí và kiểm sốt tốt chất lượng ngun vật liệu. Bên cạnh đó, Vincom

có sức ép về giá đối với nhà cung cấp vì Vincom là một trong những cơng ty bất động
sản lớn nhất Việt Nam và năng lực thi cơng “thần tốc” các dự án.
• Sản xuất: Ngun vật liệu được đưa vào quá trình khai thác sản xuất. Phòng quản lý
đầu tư phối hợp với phòng chiến lược phát triển và xúc tiến đầu tư để thẩm định dự án,
tổ chức thi cơng, nghiệm thu hồn thành cơng trình trước khi đưa vào sử dụng.
• Hậu cần xuất: Lúc này sản phẩm đã hoàn thiện, bắt đầu được chuyển đến cho các sàn
giao dịch để phân phối. Vincom sử dụng trực tiếp sàn giao dịch của công ty là sàn giao
Quản trị chiến lược - nhóm 7

11


dịch BĐS Vincom (Vincom Real Estate Trading Center). Ngoài ra cơng ty cũng giới
thiệu sản phẩm của mình qua các sàn khác như: công ty CP tư vấn đầu tư BĐS
M&B.Net, công ty quản lý đầu tư và phát triển đơ thị VN (sàn giao dịch BĐS
Vudland).
• Marketing và bán hàng:
Với việc xác định rõ ràng nhóm khách hàng mục tiêu, kế hoạch quảng cáo dài hạn và
ngắn hạn của Công ty CP Vincom được đặt ra phù hợp với mục đích phát triển bền
vững lâu dài cũng như mục tiêu trước mắt của cơng ty.
Cơng ty ln có kế hoạch truyền thông và quảng cáo hàng năm trên hầu hết các tạp
chí, báo có uy tín nhằm định vị thương hiệu: “Vincom City Towers - nơi hội tụ những
thương hiệu hàng đầu”.
Bên cạnh đó hầu như mỗi tháng cơng ty CP Vincom đều đứng ra tổ chức 1 sự kiện
gồm chương trình khuyến mại và lễ hội lớn. Những chương trình này đều được thực
hiện vào những thời điểm “nóng” để mua sắm và tiêu dùng, là những ngày lễ, tết của
VN và quốc tế. Lưu lượng khách bình quân mỗi ngày đến trong dịp lễ, tết này có thể
gấp 4-5 lần ngày thường, có lúc lên tới hơn 2 vạn lượt mỗi ngày.
Tuy nhiên, chiến lược quảng bá thương hiệu của công ty CP Vincom không chỉ nằm
trong việc quảng bá, khuyến mại trên báo chí hay truyền hình. Thương hiệu Vincom

cịn thành cơng bởi các chương trình hỗ trợ như tặng quà, tài trợ cho các chương trình
nhân đạo và xã hội, hỗ trợ người nghèo, người gặp hồn cảnh khó khăn hay nạn nhân
chất độc màu da cam.
Tất cả những hoạt động trên luôn diễn ra song song với nhau, tạo nên vị thế của 1
công ty CP Vincom phát triển và bền vững.
• Dịch vụ: các thắc mắc của khách hàng sẽ được giải đầy đủ, kịp thời; mọi trục trặc đều
được khắc phục, sửa chữa nhanh chóng…Có những ưu đãi dặc biệt dành cho các khách
hàng mua biệt thự, căn hộ của công ty như tặng Thẻ Hội viên VIP Vingroup. Với các
điều khoản ưu đãi lớn cho chủ thẻ, bao gồm các chế độ miễn phí và giảm giá cũng như
các chế độ đón tiếp và chăm sóc đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ do Tập đồn
Vingroup cung cấp: Chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp tại hệ thống Vincharm; Nghỉ dưỡng
trên toàn hệ thống Vinpearl Resort và Vinpearl Luxury; Chơi golf tại Vinpearl Golf
Club; Khám chữa bệnh tại chuỗi Bệnh viện đa khoa quốc tế; Mua sắm tại các Trung
tâm thương mại cùng nhiều sản phẩm/dịch vụ khác sẽ hình thành trong tương lai…,
VIP Vingroup mang tới cho Quý khách hàng những sản phẩm, dịch vụ, tiện ích đẳng
cấp và tốt nhất trên thị trường.
□ Hoạt động bổ trợ:
• Quản trị thu mua:
Đảm nhận các cơng việc thanh tốn của nguyên vật liệu, dịch vụ cà các phương tiện vật
chất khác. Cơng ty có thể trả trước, trả sau hoặc trả chậm, trả bằng tiền mặt hoặc bằng
chuyển khoản. Mục tiêu của hoạt động này là nhằm đảm bảo được mức giá thấp nhất có
thể cho các khoản thanh tốn để có được mức chất lượng cao nhất có thể.
• Phát triển cơng nghệ:
- Vincom cịn đẩy mạnh việc áp dụng các cơng nghệ, máy móc hiện đại trong cơng tác
thi công để đảm bảo chất lượng và tiến độ của các dự án. Các dự án Vincom Center,
Royal City… của công ty đều sử dụng công nghệ Top-down. Ưu điểm của cách thi
công này là đảm bảo tiến độ thi công nhanh và hiệu quả kinh tế của từng dự án.

Quản trị chiến lược - nhóm 7


12


- Ngay khi khởi công xây dựng Vincom Center, công ty đã đặc biệt chú ý đến các giải
pháp về thiết kế và nguyên vật liệu để tạo nên 1 tòa nhà “xanh” giữa trung tâm Tp.
HCM. Tất cả các cơng trình thuộc tổ hợp Vincom Center đều sử dụng kính Low-E, một
loại kính tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu đang được rất nhiều cơng trình và tịa nhà cao
cấp trên thế giới ưa dùng. Kính Low-E là 1 loại kính được phủ lên bề mặt 1 loại hợp
chất đặc biệt giúp kính có tính năng ngăn ngừa cường độ ánh sáng mặt trời, phát xạ
nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, làm chậm quá trình hấp thu nhiệt và truyền tải nhiệt,
nhưng vẫn đảm bảo độ sáng của không gian bên trong. Điều này giúp các văn phòng
giảm được chi phí vận hành điều hịa nhiệt độ, chống lãng phí năng lượng và đảm bảo
sức khỏe cho nhân viên trong những ngày nắng nóng.
- Nằm trong chiến lược hiện đại hoá và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp bằng
cơng nghệ tin học tiên tiến và hồn thiện dịch vụ khách hàng, Cty CP Vincom đã vừa
quyết định ký hợp đồng với Yardi - một tập đoàn hàng đầu thế giới, chuyên về phát
triển phần mềm quản lý BĐS. Theo đó Vincom sẽ đưa vào ứng dụng chương trình quản
lí BĐS Yardi VoyagerTM, phần mềm chun dụng phục vụ quản lý - kinh doanh BĐS
thương mại với các chức năng quản lý văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại và
chức năng quản lí các BĐS cho thuê khác. Áp dụng cơng nghệ hiên đại sẽ giúp Vincom
hồn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng, tạo đà cho các dự án quy mô tầm cỡ
triển khai trong thời gian tới. Qua đó thể hiện quyết tâm “Quốc tế hóa” các tiêu chuẩn
về dịch vụ, quản lí, đầu tư nhằm đưa Vincom vươn lên sánh ngang với các Tập đồn
đầu tư, quản lí kinh doanh BĐS hàng đầu thế giới.
• Quản trị nguồn nhân lực (RHM):
- Chính sách tuyển dụng, đào tạo: Mục tiêu tuyển dụng của Cơng ty là thu hút những
người lao động có năng lực vào làm việc, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh
doanh. Tùy theo từng vị trí cụ thể sẽ có những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các
chức danh đều phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: có trình độ chun mơn cơ bản,
có ý thức phát triển nghề nghiệp và có tính kỷ luật cao. Cán bộ quản lí phải tốt nghiệp

đại học chun ngành, nhiệt tình, ham học hỏi, u thích cơng việc, chủ động trong
cơng việc, có ý tưởng sáng tạo, có năng lực tổ chức, quản lí, lãnh đạo nhóm. Đối với
các vị trí quan trọng, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe với các tiêu chuẩn bắt buộc
về kinh nghiệm cơng tác, tư duy lơgic, phán đốn nhanh nhạy, linh hoạt, tính quyết
đốn cao, khả năng phân tích tốt, cũng như các yêu cầu về tình độ ngoại ngữ, tin học.
- Công ty đã chú trọng quan tâm đến cơng tác phát triển nguồn nhân lực thơng qua
chính sách đào tạo kĩ năng nghiệp vụ cho CBNV, hình thức đào tạo nội bộ và các
chương trình đào tạo từ bên ngồi. Các chương trình đào tạo như: đào tạo kĩ năng giao
tiếp, tiếng Anh, dịch vụ khách hàng, nghiệp vụ văn thư, đào tạo về an toàn, vệ sinh lao
động…Tất cả các CBNV mới gia nhập công ty đều được tham dự lớp đào tạo Định
hướng do phòng đào tạo có tổ chức định kì hàng tháng.
- Chính sách lương, thưởng, phúc lợi: công ty đã xây dựng chính sách lương, thưởng
phù hợp với từng vị trí cơng việc, kĩ năng và trình độ chun mơn của CBNV nhằm ghi
nhận đúng mức năng lực và kết quả công việc của từng cá nhân, đồng thời tạo động lực
khuyến khích CBNV phát huy năng lực, trách nhiệm để nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả công việc.
Công ty đã thực hiện việc đánh giá năng lực, ý thức, hiệu quả và mức độ đóng góp của
CBNV đối với kết quả kinh doanh và chất lượng dịch vụ để đáp dụng chính sách khen
thưởng phù hợp. Ngồi ra, Vincom cũng phát động chiến lược thi đua nhân các sự kiện

Quản trị chiến lược - nhóm 7

13


trọng đại của công ty và được CBNV hưởng ứng nhiệt tình, đạt nhiều thành tích cao.
Cuối chiến dịch thi đua, công ty đã tổng kết khen thưởng xứng đáng cho các tập thể, cá
nhân xuất sắc.
• Cơ sở hạ tầng tổ chức:
- Quản trị hệ thống thông tin (MIS): năm 2010, cơng ty đã thành lập phịng phân tích

và kiểm sốt tài chính, với nhiệm vụ thường xun xem xét, đánh giá tình hình và các
kết quả kinh doanh của các công ty con và các dự án đang triển khai; kiểm soát hoạt
động và đề xuất các biện pháp thay đổi phù hợp nhằm đạt mục tiêu kinh doanh đề ra.
- Các máy móc trang thiết bị phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch: phần mềm quản lí
BĐS Yardi VoyagerTM.
4. Xác định các năng lực cạnh tranh
1- Đội ngũ quản lí trẻ và giàu kinh nghiệm, tăng cường phối hợp với các chuyên gia
hàng đầu trong ngành.
2- Không ngừng áp dụng nguyên tắc quản trị hiện đại và nâng cao tính minh bạch
trong các báo cáo: ứng dụng chương trình quản lí BĐS Yardi Voyager TM, phần mềm
chuyên dụng phục vụ quản lý - kinh doanh BĐS thương mại với các chức năng quản lý
văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại và chức năng quản lí các BĐS cho thuê
khác. Năm 2010 cũng là năm thứ 6 liên tiếp Vincom thực hiện kiểm toán báo cáo tài
chính hợp nhất theo chuẩn mực kế tốn VN (VAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính
Quốc tế (IFRS).
3- Sản xuất: tốc độ thi công của công ty nhanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu
quả. Điều này thể hiện rất rõ qua dự án Vincom Village. Tuy mới được khởi công từ
trung tuần tháng 5/2011 nhưng đến cuối tháng 10/2011, công ty đã bàn giao 50 căn hộ
đầu tiên cho khách hàng.
5. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Mạnh
• Có thể nói, chỉ với gần 8 năm đi vào hoạt động, Công ty CP Vincom đã được đánh giá
là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực BĐS tại Việt Nam. Thương
hiệu Vincom đã trở thành một thương hiệu uy tín, đẳng cấp và tin cậy.
Vincom trong 3 năm liền đều nằm trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam về doanh thu (VNR500) theo mơ hình của Fortune 500. Đây là kết quả
nghiên cứu đánh giá xếp hạng độc lập của Vietnam Report, được sự cố vấn của nhóm
chun gia trong và ngồi nước, đứng đầu là GS. John Quelch, Phó Hiệu trưởng
Harvard Business School.

• Cơng ty cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực
Khu thương mại: trung tâm thương mại Vincom đứng đầu trong danh sách 22 siêu
thị và trung tâm thương mại của Hà Nội theo tiêu chuẩn của Bộ Thương mại .
Vincom City Tower được xem là 1 trong những tòa nhà văn phịng lớn nhất tại Hà
Nội, nằm ở vị trí trung tâm thủ đô Hà Nội và là nơi giao nhau của 5 trục đường lớn. Tịa
nhà chắc chắn có 1 lợi thế cạnh trạnh so với các tòa nhà đang hoạt động khác và kể cả
các dự án đang triển khai trong tương lai. Đồng thời công ty đang thực hiện nhiều dự án
lớn và đã dành được nhiều thành cơng.
• Cơng ty có rất nhiều cơng ty thành viên như: công ty cổ phần PFV, công ty bất BĐS
Hải Phịng, cơng ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Địa ốc TP Hồng Gia, cơng ty CP Đầu
tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng, công ty TNHH BĐS Viettronics, cơng ty CP nhóm
đầu tư May Mắn, cơng ty CP phát triển Đô thị nam Hà Nội…
Quản trị chiến lược - nhóm 7

14


⇒ So với các đối thủ cạnh tranh khác thì cơng ty CP Vincom có một vị thế cạnh tranh

vững chắc.
6. Thiết lập mô thức TOWS (Định hướng chiến lược):

Công ty cổ phần
Vincom

Các cơ hội:
1. Thị trường nội địa
tiềm năng
2. Việt Nam đã là thành
viên của WTO

3. Chiến lược kinh doanh
BĐS đang phát triển
4. Nguồn nhân lực chất
lượng tốt, nhiệt tình,
u nghề
Các thách thức:
1. Cạnh tranh giữa các
cơng ty
2. Vincom JSC luôn
đối mặt với áp lực
nguồn vốn đầu tư cho
các dự án khơng ngừng
tăng cao
3. Do lượng khách hàng
đến tịa nhà ngày càng
một gia tăng nên gây
nên tình trạng quá tải
cục bộ (bãi để xe, thang
máy)
4. Chịu áp lực từ nhu
cầu sử dụng các dịch vụ
cao cấp của khách hàng

Các điểm mạnh:
Các điểm yếu:
1. Thâm nhập rất tốt thị trường 1. Chịu ảnh hưởng của
nội địa
thị trường (giá cả)
2. Có tên tuổi trên thị trường
3. Hệ thống văn phòng đại diện

rộng khắp
4. Nguồn nhân lực tay nghể cao,
giàu kinh nghiệm
5. Kinh doanh rất nhiều lĩnh
vực nhưng thành công BĐS
1. Thâm nhập thị trường nội địa
2. Phát triển thị trường quốc tế
3. Chiến lược thâm nhập vào
nhiều lĩnh vực kinh tế

1. Chiến lược tích hợp
hàng ngang

1. Chiến lược cá biệt hóa

1. Chiến lược tích hợp
hàng ngang

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức:
a) Điểm mạnh
• Thương hiệu Vincom đã được nhiều khách hàng nổi tiếng trên thế giới biết đến và
Vincom đã tạo dựng được vị thế vững chắc trên thị trường kinh doanh BĐS.
Quản trị chiến lược - nhóm 7

15


• Vincom có được thế mạnh rất lớn trong việc triển khai các dự án BĐS. Các dự án
BĐS của Vincom ln có thời gian triển khai rất ngắn so với tiến độ xây dựng bình
quân của các DN khác hoạt động trong cùng lĩnh vực nhờ vào lợi thế về tài chính và

việc theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thi cơng cơng trình. Bằng tiến độ thi cơng nhanh
đã giúp cho Vincom có thể chớp thời cơ rất nhanh, làm chủ tình hình và hồn tồn chủ
động trong hoạt động kinh doanh của cơng ty.
• Chất lượng dịch vụ rất tốt, trang thiết bị hiện đại, phù hợp cùng với mức giá cho thuê
cạnh tranh, do đó lượng khách hàng tìm đến tào nhà ngày càng đơng tạo nên 1 lợi thế
cạnh tranh rất lớn so với các đối thủ trong cùng ngành.
b) Điểm yếu
Giá cả thị trường thường xuyên biến động do ảnh hưởng của lạm phát. Điều này địi
hỏi, cơng ty phải dự báo được biến động giá cả để đưa ra 1 mức giá hợp lý nhất đối với
khách hàng mà vẫn đảm bảo công ty có lợi nhuận.
c) Cơ hội
• Nền kinh tế VN đang trong giai đoạn tăng trưởng cao và ổn định, thu nhập người dân
ngày càng cao, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện nên nhu cầu về nhà ở, văn
phịng cho th, dịch vụ vui chơi giải trí cũng phát triển mạnh sẽ là 1 tiền đề hết thuận
lợi để Vincom ngày càng phát huy được thế mạnh của mình trong hoạt động kinh
doanh.
• VN gia nhập WTO đã mở ra 1 giai đoạn mới, giai đoạn mở cửa cho các tổ chức, cá
nhân nước ngoài tham gia đầu tư vào VN từ đó dẫn đến nhu cầu văn phòng cho thuê
cũng như các dịch vụ mua sắm, giải trí cũng tăng trưởng mạnh là 1 yếu tố góp phần
khơng nhỏ vào triển vọng phát triển của Vincom.
• Vincom có được sự hỗ trợ, liên doanh, liên kết, hợp tác với 1 số cơng ty, tập đồn
kinh tế mạnh trên cơ sở cùng hợp tác kinh doanh và có chung cổ đơng để tiến hành các
dự án lớn, có hiệu quả kinh doanh cao.
d) Thách thức
Mức độ cạnh tranh trên thị trường TTTM, mặt bằng bán lẻ, văn phòng cho thuê và các
dịch vụ khai thác TTTM ngày càng gay gắt khi ngày càng có nhiều cơng ty trong và
ngoài nước tham gia vào lĩnh vực này.
⇒ Chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội là quan trọng nhất (S-O).

IV. CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP

1. Chiến lược cạnh tranh + Các chính sách triển khai
□ Trong các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, thì chiến lược nổi bật nhất được
cơng ty hướng đến đó là chiến lược tập trung hóa - phong cách sang trọng. Chiến
lược tập trung là chiến lược tập trung phát triển lợi thế cạnh tranh đáp ứng cho một
hoặc một vài phân đoạn. Vì vậy, Vincom tập trung phát huy thế mạnh trong phân khúc
bất động sản cao cấp, với chiến lược tạo doanh thu ổn định và ngày càng tăng trưởng từ
hoạt động cho thuê và doanh thu vượt trội từ chuyển nhượng bất động sản chất lượng
cao tại các vị trí trắc địa. Với chiến lược tập trung này, Vincom đã và đang:
• Tập trung đầu tư vào các dự án bất động sản cao cấp, quy mô lớn và phức hợp tại
những vị trí trắc địa. Do tập khách hàng của Vincom là những người trung thượng lưu
nên những sản phẩm của Vincom mang phong cách sang trọng đáp ứng các nhu cầu về
thẩm mỹ cho phân đoạn thị trường này. Khác hẳn với các công ty khác, Vincom luôn
đầu tư đổi mới cho các sản phẩm cũng như có phong cách làm việc hiện đại tạo sự

Quản trị chiến lược - nhóm 7

16


trung thành cho khách hàng. Có khả năng áp đặt mức giá vượt trội khẳng định thương
hiệu của Vincom.
• Tiếp tục mở rộng sự hiện diện của các cơng trình đẳng cấp mang thương hiệu, uy tín
Vincom trên cả nước.
• Đẩy mạnh việc áp dụng và hoàn thiện nguyên tắc quản trị hiện đại, phù hợp với thông
lệ trong nước và quốc tế. Vincom đầu tư vào hệ thống thông tin hiện đại giúp việc quản
lý chặt chẽ hơn, bên cạnh các tiện ích, cơng ty cịn có thể tiết kiệm chi phí về nhân sự
cũng như đáp ứng tốt hơn các nhu cầu từ cơ bản cho đến phức tạp của khách hàng.
□ Chiến lược của Vincom dựa trên các nguyên tắc sau:
• Tập trung đầu tư các dự án BĐS cao cấp, quy mô lớn và phức hợp tại những vị trí đắc
địa.

- Trong lĩnh vực nhà ở, Vincom tập trung vào việc triển khai, xây dựng và bán căn hộ,
biệt thự cao cấp ở những vị trí địa đắc. Thu nhập xã hội ngày càng tăng, nhu cầu cao
hơn về chất lượng nhà ở của người dân và nguồn cung hạn chế hiện nay là yếu tố hỗ trợ
giá BĐS trong ngắn và trung hạn. Sự ra đời của các sản phẩm hỗ trợ tín dụng vay mua
nhà của ngân hàng cùng với sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu thành thị, yếu tố nhân
khẩu học thuận lợi đã làm cho thị trường bất động sản nhà ở tại VN thực sự tiềm năng.
- Trong lĩnh vực cho thuê, Vincom cho rằng nguồn cung các TTTM hiện đại vẫn còn ở
mức thấp so với năng lực mua sắm ngày một tăng của người tiêu dùng. Nhu cầu về văn
phòng sẽ tăng trong trung và dài hạn do nền kinh tế VN sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Các tổ hợp căn hộ, văn phòng, TTTM cao cấp được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn
quốc tế sẽ làm gia tăng tính hấp dẫn của các dự án mà cơng ty đang triển khai.
• Xây dựng và phát triển một danh mục bất động sản cho thuê ổn định.
Bên cạnh các dự án đã hoàn thành và đang khai thác, trong thời gian tới, Vincom sẽ tiếp
tục phát triển danh mục bất động sản thương mại lớn bao gồm các khu văn phịng và
TTTM cao cấp. Từ đó đảm bảo nguồn doanh thu ổn định và thường xuyên từ hoạt động
cho thuê, cũng như tăng hiệu quả sử dụng vốn.
• Tập trung nguồn thanh tốn trước của khách hàng để tài trợ vốn cho các dự án bất
động sản.
Khoản thanh toán trước của khách hàng mua căn hộ, biệt thự của Vincom đã, đang và
sẽ là nguồn tài trợ quan trọng để phát triển dự án. Việc sử dụng nguồn tiền này giúp
công ty giảm bớt áp lực huy động vốn từ phát hành cổ phiêú và trái phiếu, mà vẫn đảm
bảo nguồn vốn để thực hiện đầu tư và phát triển các dự án theo đúng tiến độ.
• Cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng hơn bằng việc mở rộng hoạt động kinh doanh trong
phân khúc trung và cao cấp của thị trường bất động sản nhà ở.
Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại, Vincom vẫn đang tập trung phát triển các dự án bất
động sản cao cấp, cơng ty đang có kế hoạch mở rộng hoạt động sang phân khúc trung
cao cấp thông qua các dự án Eco City, Long Biên và Green City. Những dự án mới có
mức giá phù hợp hơn với thu nhập của đông đảo tầng lớp dân cư sẽ tạo điều kiện hơn
nữa để Vincom khai thác tiềm năng rộng lớn của thị trường bất động sản VN.
• Tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực bán, cho thuê và quản lý các dự án bất động sản.

Vincom dự kiến tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực bán, cho thuê và quản lý các dự
án bất động sản cũng như đẩy mạnh hoạt động tiếp thị cho các dự án mới của công ty.
Hoạt động này bao gồm việc cải thiện quy trình tìm kiếm các dự án mới, xin cấp giấy
phép, thiết kế và xây dựng, tiếp thị bán hàng, ký kết các hợp đồng, quản lý xây dựng,

Quản trị chiến lược - nhóm 7

17


quản lý chất lượng dịch vụ của các tòa nhà cũng như các điều kiện khác để thúc đẩy
hoạt động bán và cho thuê các sản phẩm bất động sản.
• Duy trì hướng phát triển bền vững trên nền tảng: phát triển doanh nghiệp song hành
với đóng góp tích cực cho xã hội và lợi ích cộng đồng.
Là doanh nghiệp mang thương hiệu Việt, Vincom hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với
sự phát triển chung của xã hội, của đất nước. Tham gia góp sức cho các hoạt động nhân
đạo - xã hội, từ thiện vì lợi ích cộng đồng là truyền thống tốt đẹp của công ty ngay từ
ngày đầu thành lập.
2. Chiến lược tăng trưởng + Các chính sách triển khai

Chiến lược chun mơn hóa
Vincom đã có bước chuyển biến quan trọng khi sử dụng chiến lược chun mơn hóa.
Năm 2010, Vincom bất ngờ đóng cửa sàn giao dịch chứng khốn ở Hà Nội và tính
chuyện thu hẹp dần kinh doanh chứng khốn. Giải thích việc này, Vincom cho biết sẽ
có một lộ trình cơng bố thu hẹp đầu tư vào lĩnh vực tài chính để tập trung phát triển thế
mạnh vốn có là bất động sản - một thế mạnh đã được khẳng định và rất có tiềm năng
của tập đồn này.
Với định hướng trở thành tập đoàn kinh doanh bất động sản cao cấp hàng đầu và
phát triển bền vững, Vincom luôn chú trọng đến hoạt động nghiên cứu phát triển, tìm
các điểm nhấn cho mỗi cơng trình mang thương hiệu Vincom. Khơng chỉ dừng lại ở

khâu thiết kế, Vincom còn đẩy mạnh việc áp dụng các cơng nghệ, máy móc hiện đại
như là sử dụng công nghê thi công Top-down, đảm bảo tiến độ thi công nhanh và hiệu
quả kinh tế của dự án, ở tất cả các cơng trình tổ hợp Vincom Center đều sử dụng kính
Low-E, một loại kính tiết kiệm năng lượng đang được thế giới ưa dùng.
Năm 2010, Vincom đã quyết định ký hợp đồng với Yardi sử dụng phần mềm
Voyager, một phần mềm chuyên dụng quản lý-kinh doanh BĐS thương mại. Áp dụng
các công nghệ hiện đại sẽ giúp Vincom hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ khách
hàng, tạo đà cho sự phát triển các dự án quy mô tầm cỡ triển khai trong thời gian tới.

V. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP
1. Loại hình cấu trúc tổ chức
• Vincom JSC được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được
Quốc hội nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khố X kỳ họp thứ V thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Chứng khốn được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 tuân
thủ các Luật khác có liên quan và Điều lệ Cơng ty.
• Vincom JSC được tổ chức và điều hành theo mô hình Cơng ty cổ phần, tn thủ theo
các quy định của pháp luật hiện hành. Cấu trúc tổ chức của Công ty được xây dựng
theo cấu trúc chức năng nhằm phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Công ty: cung cấp
sản phẩm dịch vụ hẹp, khép kín có liên hệ với nhau.
• Cơ cấu tổ chức của Cơng ty có thể được chia tách làm hai nhóm: Nhóm điều hànhquản lý và Nhóm tác nghiệp.

Quản trị chiến lược - nhóm 7

18


CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VINCOM JSC

Đại hội đồng cổ đơng


Hội đồng quản trị
Chủ tịch: Lê Khắc Hiệp

Ban kiểm sốt

Tổng giám đốc
Mai Hương Nội

Phó TGĐ1
Nguyễn Diệu
Linh

Các cơng
ty thành
viên mà
cơng ty
Vincom
chiếm cổ
phần chi
phối hoặc
tham gia
góp vốn.

Phịng
chiến
lược
phát
triển và
xúc tiến

đầu tư:
Trưởng
phịng
Phạm
Thiếu
Hoa

Quản trị chiến lược - nhóm 7

Phịng tài
chính:
Lưu Chí
Hiếu
Quản trị,
kiểm sốt
tài chính
của cơng
ty

nghiên
cứu
đề
xuất các
đề án đầu

tài
chính cho
cơng ty.

Quản lí

hành chính
- Pháp chế
- Quản trị
hành chính
và nhân sự
- PR và ER
- Kế tốn

Cơng ty tư
vấn quản lí
CBRE

Quản lí tài
sản sau đầu
tư:
Quản lí và
kinh doanh,
khai thác
các tài sản
được hình
thành
từ
các dự án.

Phó TGĐ2
Phạm Văn
Khương

Quản lí đầu tư:
- Thẩm định dự

án, lập kế hoạch,
hoàn tất các thủ
tục đầu tư, quản
lí và phát triển
dự án
- Quản lí và phát
triển dự án: tìm
hiểu và thuê tư
vấn đấu thầu và
duyệt các gói
thầu; quan hệ
ngoại giao với
các ban nghành
địa phương liên
quan để giải
quyết kịp thời
các phát sinh
- Giám sát quá
trình xây dựng,
tổ chức thi công,
nghiệm
thu,
thanh lý hợp
đồng.

19


2. Phong cách lãnh đạo chiến lược
Đội ngũ lãnh đạo của công ty cổ phần Vincom, hội tụ của những gương mặt ưu tú,

kết tinh của những tài năng kinh doanh và lãnh đạo bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị,
ông Lê Khắc Hiệp; tổng giám đốc, bà Mai Hương Hội đồng hành cùng 3 phó tổng giám
đốc bà Nguyễn Diệu Linh, bà Hồng Bạch Dương và ơng Phạm Văn Khương.
Trong q trình quản lý cơng ty, đội ngũ lãnh đạo công ty đã vận dụng linh hoạt các
phong cách lãnh đạo, phù hợp trong từng hoàn cảnh, để đạt được những hiệu ứng tối đa.
Phong cách lãnh đạo độc đoán là kiểu quản lý theo mệnh lệnh, quản lý bằng ý chí của
người lãnh đạo, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể. Phong cách
lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì
họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay
hướng dẫn nào cả. Phong cách lãnh đạo dân chủ là kiểu quản lý đặc trưng bằng việc
người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới,
đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định. Kiểu quản lý này còn tạo ra những
điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào
việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu khơng khí tâm lý tích cực
trong q trình quản lý. Với phong cách lãnh đạo tự do nhà lãnh đạo sẽ cho phép các
nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với
những quyết định được đưa ra. Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân
viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế
nào. Một người lãnh đạo cũng không thể ôm đồm tất cả mọi công việc. Họ phải đặt ra
các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó.
Bên cạnh đó, việc kết hợp khéo léo giữa phong cách cách lãnh đạo định hướng
con người và định hướng chức năng cũng tăng thêm hiệu quả quản lý cho công ty.
Không áp dụng cứng nhắc theo một chiều hướng cụ thể nào, các nhà lãnh đạo biết cách
điều tiết giữa vai trò là sếp và vai trò là đồng nghiệp. Chính vì vậy mà các nhân viên
cảm thấy dễ thở hơn trong môi trường làm việc thoải mái giữa cấp trên cà cấp dưới, góp
phần nâng cao năng suất và hiệu quả lao động cho mỗi cá nhân.
3. Một số nhận xét về văn hóa doanh nghiệp
• Văn hóa danh nghiệp của Vincom JSC với sự kết hợp hài hòa giữa những nét truyền
thống thanh lịch cùng sự hiện đại trẻ trung.
• Vincom JSC xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên khát vọng tiên phong, dựa trên

niềm tự hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh và truyền thống nhân văn người Việt. Văn hóa
này khơng chỉ thể hiện ở sự chăm lo người lao động mà còn là các hoạt động vì sự phát
triển chung của cộng đồng. Công ty đã đề ra những giá trị cốt lõi đó là: Phát triển bền
vững, lấy khách hàng làm trung tâm; Coi trọng đẳng cấp, chất lượng; Đề cao tính tốc
độ, hiệu quả trong công việc; Tôn trọng sự khác biệt và năng lực sáng tạo; Hiểu rõ sứ
mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng; Tập thể đoàn kết, ứng xử
nhân văn và coi trọng sự trung thành; Thượng tôn pháp luật và kỷ luật.
• Coi trọng trách nhiệm xã hội và lợi ích cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động xã
hội, từ thiện là tiêu chí phát triển bền vững chỉ có tại những doanh nghiệp uy tín hàng
đầu. Quỹ Thiện Tâm ("Kind Heart Foundation"), được thành lập bởi Công ty Vincom,
ông Phạm Nhật Vượng và bà Tống Thị Hạnh; là quỹ xã hội đầu tiên của doanh nghiệp
Việt Nam hướng tới cộng đồng với mục tiêu nhân đạo, từ thiện. Thành lập từ năm
2006, đến nay, Quỹ Thiện Tâm đã dành hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho các hoạt động
từ thiện, chăm sóc phụng dưỡng gần 1.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng trên
Quản trị chiến lược - nhóm 7

20


1.000 nhà tình nghĩa, xây trường học, hỗ trợ các hộ nghèo, các vùng bị thiên tai… Quỹ
Thiện Tâm thường xuyên ủng hộ bệnh nhân nghèo, người già và trẻ em có hồn cảnh
khó khăn.
• Ở Vincom nói riêng và Vingroup nói chung, cái gì đã gọi là những vấn đề thuộc tính
ngun tắc thì cơng ty kiên định tơn trọng, không bao giờ làm sai lệch một li. Từng cán
bộ nhân viên của cơng ty đều có ý thức về việc này và không ngừng phấn đấu học hỏi
để rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng các giá trị cốt lõi của Cơng
ty. Có thể nói, đó là những nét chính trong văn hóa doanh nghiệp của cơng ty.

Quản trị chiến lược - nhóm 7


21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên năm 2010: Vincom - khát vọng tiên phong.
2. Báo cáo tài chính riêng đã kiểm tốn của cơng ty cổ phần Vincom 2010.
3. Website: www.vincom.com.vn
Đường link:
- />- />- />- />4. Tập bài giảng Quản trị chiến lược, Bộ môn Quản trị chiến lược.
5. Chiến lược cạnh tranh - Micheal Porter (1998). NXB Khoa học & Kĩ thuật.
6. Báo cáo ngành bất động sản năm 2010.

Quản trị chiến lược - nhóm 7

22


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập_ Tự do_ Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
Đề tài: Phân tích chiến lược kinh doanh của một cơng ty trong ngành BĐS
Lớp HP: 1109SMGM0211
Học phần: Quản trị chiến lược 1.2
I. Thời gian, địa điểm
- Nhóm: 7
- Thời gian: từ 14h30’ đến 15h15’ ngày 20/09/2011
- Địa điểm: sân thư viện
- Số lượng thành viên tham gia: 10/10
II. Nội dung

- Nhóm trưởng gặp mặt các thành viên trong nhóm, thơng báo tên đề tài thảo
luận.
- Cả nhóm cùng họp bàn nên chọn công ty nào trong lĩnh vực bất động sản và
đưa đến quyết định chọn Công ty cổ phần Vincom.

Thư ký

Quản trị chiến lược - nhóm 7

Nhóm trưởng

23


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập_ Tự do_ Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
Đề tài: Phân tích chiến lược kinh doanh của một cơng ty trong ngành BĐS
Lớp HP: 1109SMGM0211
Học phần: Quản trị chiến lược 1.2

I. Thời gian, địa điểm
- Nhóm: 7
- Thời gian: từ 9h30’ đến 10h30’, ngày 25/10/2011
- Địa điểm: sân thư viện
- Số lượng thành viên tham gia: 10/10
II. Nội dung
Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên như sau:
1. Giới thiệu chung về cơng ty (Nguyễn Thị Minh)

2. Phân tích mơi trường bên ngồi (Triệu Thị Thúy Mùi, Vũ Thị Mừng, Đỗ Thị
Nga)
3. Phân tích mơi trường bên trong (Trần Thị Hồi Nga, Nguyễn Thị Bích
Ngọc)
4. Chiến lược của doanh nghiệp (Trần Gia Nguyên, Phùng Thị Mùi)
5. Đánh giá tổ chức của doanh nghiệp (Lê Thanh Nhàn, Bùi Thị Minh Ngọc)

Thư ký

Quản trị chiến lược - nhóm 7

Nhóm trưởng

24


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập_ Tự do_ Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 3
Đề tài: Phân tích chiến lược kinh doanh của một cơng ty trong ngành BĐS
Lớp HP: 1109SMGM0211
Học phần: Quản trị chiến lược 1.2

I. Thời gian, địa điểm
- Nhóm: 7
- Thời gian: từ 9h đến 10h, ngày 10/11/2011
- Địa điểm: sân thư viện
- Số lượng thành viên tham gia: 10/10
II. Nội dung

- Các thành viên nộp bài cho nhóm trưởng
- Cả nhóm chỉnh sửa và hồn thành bài viết
- Nhóm trưởng phân cơng:
+làm slide: Trần Gia Nguyên
+thuyết trình: Triệu Thị Thúy Mùi
Vũ Thị Mừng

Thư ký

Quản trị chiến lược - nhóm 7

Nhóm trưởng

25


×