Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.91 KB, 44 trang )



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG















ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG



HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở CÁC TRƯỜNG THCS
TRỂN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN - AN
GIANG: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC


















CHỦ NHIỆM: LÊ THANH HÙNG


.





MỤC LỤC


Trang
PHẦN THỨ NHẤT: Những vấn đề chung
I. Tính cấp thiết của đề tài
II. Mục tiêu nghên cứu

III. Nôi dung nghiên cứu

IV Phương pháp nghiên cứu
V. Khả năng, triển vọng của đề tài

PHẦN THỨ HAI
Chương I Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
II. Khái niệm học sinh chưa ngoan.
III. Đặc điểm tâm , sinh lý của học sinh THCS
IV. Đặc điểm tâm lý học sinh chưa ngoan

Chương II. Kết quả nghiên cứu
I Một số đặc điểm chủ yếu về tự nhiên và xã hội của thành phố Long
Xuyên
II Tình hình học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn thành
phố Long Xuyên
III.. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan
IV Những biện pháp giáo dục đối với loại học sinh chưa ngoan

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT
Tài kiệu tham khảo

PHẦN PHỤ LỤC






.





3

3
3
3
3
4

5
5
8
8
15

18

18

19

30
33

36

40



41




1











LỜI MỞ ĐẦU




Từ khi lọt lòng, qua lời ru của mẹ, trẻ đã thực sự học tập, noi theo các hành vi chuẩn mực của
người lớn, của cộng đồng mà góp phần xây dựng sáng tạo các chuẩn mực, khuôn mẫu xã hộI
( được xã hội chấp nhận), và liên tiếp trong suốt cuộc đời của mỗi con người, quá trình xã hội
hoá diễn ra, trong đó con người sống và phát triển cả
hai phương diện: vừa là một cá thể, vừa
là một thành viên của xã hội.
Tuy vậy, trong bất cứ xã hội nào cũng có tỷ lệ nhất định những con người, trong hoạt động

của họ đôi lúc hoặc thường xuyên vượt ra khỏi các quy tắc, các chuẩn mực mà xã hội mong
đợi.
Vì thế bất cứ xã hội nào cũng có cơ chế kiểm soát, điều chỉnh nhằm duy trì sự cân bằng c
ần
thiết của đời sống xã hội, điều tiết các hành vi lệch lạc đã xuất hiện hoặc có nguy cơ sẽ xuất
hiện trong cộng đồng. Trong nhà trường cũng vậy, lúc nào, thời gian nào cũng có thể có loại
học sinh chưa ngoan. Trong xã hội, trong nhà trường, đại đa số đều phát triển, di động, biến
chuyển hợp quy luật theo các khuôn mẫu, các chuẩn mực về văn hoá xã hội, như
ng vẫn có
một số ít phát triển không bình thường, dẫn đến hiện tượng khó giáo dục mà chúng ta có thể
gọi đó là những học sinh chưa ngoan. Do đó, chúng tôi muốn nắm được hiện trạng học sinh
chưa ngoan ở Long Xuyên, từ đó có thể có những biện pháp giáo dục phù hợp./.














2


PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.


I. Tính cấp thiết của đề tài
.
1. Trong thực tiễn hoạt động giáo dục, học sinh luôn luôn có sự phân hoá phức tạp về mức độ
phát triển trí tuệ, phẩm chất đạo đức, thể chất khác nhau của quá trình tiếp thu giáo dục và quá
trình tự giáo dục của mỗi người. Trong sự phân hoá đó có một tỷ lệ rơi vào tình trạng trì trệ ,
chậm phát triển, thậm chí có một số học sinh quậy phá bướng bỉnh… nếu không được quan
tâm giúp đỡ
kịp thời, rất dễ rơi vào tình trạng suy thoái nhân cách, thậm chí có thể dẫn đến
tình trạng có thể trượt dài vào vòng tội lỗi. Chính nghị quyết trung ương II khoá VIII của
Đảng cộng sản Việt Nam, đã đề cập: “Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh,
sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng,
thiếu hoài bảo lậ
p thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và của đất nước”. Qua tiếp xúc
với một số đ/c hiệu trưởng và một số giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố
Long Xuyên, chúng tôi được biết ở các trường THCS trên địa bàn Long Xuyên, đều có loại
học sinh chưa ngoan. Từ trước tới nay ở nước ta, vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan được
nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học và các nhà giáo ở các trường phổ thông r
ất quan tâm tìm
hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp, nhằm đưa các em học sinh thuộc
dạng chưa ngoan thành học sinh tốt. Vì vậy, điều tra, nghiên cứu, để nắm được số lượng và
nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn Long
Xuyên, từ đó chỉ ra được biện pháp giáo dục đặc thù đối với đối tượng học sinh chưa ngoan là
một sự cần thi
ết.
2. Vấn đề giáo dục học sinh “ chưa ngoan”, từ trước đến nay là một công việc vô cùng khó
khăn và phức tạp. Tuy số lượng loại học sinh này không nhiều, nhưng nó lại làm mất nhiều
thời gian và sức lực, làm đau đầu các nhà giáo dục, quản lý cũng như phụ huynh học sinh.
Nhiều trường vì sợ ảnh hưởng đến thành tích chung nên tìm cách đuổi các em cho rảnh nợ.
trong thực tế, có ông chủ tịch công

đoàn ngành giáo dục Hà Nội, ông đã mạnh dạn mở trường
tư nhằm thu nhận tất cả những học sinh bị nhà trường đuổi hoặc sắp đuổi học vào trường của
ông, thật bất ngờ những học sinh này lại trở thành học sinh ngoan, học giỏi thậm chí tỷ lệ thi
đậu vào trường Đại học khá cao. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này, nhằm tìm ra phương pháp tác
động tích cự
c có hiệu quả sẽ góp phần thiết thực cho việc giáo dục loại học sinh này. Làm sao
có thể chứng minh được câu nói của Macarencô: “ Không có trẻ em hư theo đúng nghĩa của
nó”
II,
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Nắm được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan ở các trường
THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên. Trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp giáo dục đối
với loại học sinh này.
III.
Nội dung nghiên cứu của đề tài.

1. nghiên cứu vấn đề lý luận về giáo dục học sinh chưa ngoan.
2. Điều tra để nắm tình hình học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn thành phố
Long Xuyên.
3. Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan .
IV.
Phương pháp nghiên cứu
.
1. Phương pháp đọc sách. Nhằm thu thập những tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp điều tra. Dùng những phiếu điều tra để thu thập số liệu, nắm được nguyên
nhân của loại học sinh chưa ngoan. Mẫu 1 nhằm thống kê nắm số liệu học sinh chưa ngoan ở
các trường THCS trên địa bàn Long Xuyên. Mẫu 2 nhằm nắm được hoàn cảnh gia đình học
sinh chưa ngoan,như: nghề
nghiệp của cha, mẹ, trình độ văn hoá của cha, mẹ, số con trong gia
3


đình, kinh tế gia đình, gia đình hoàn thiện hay thiếu, quan hệ giữa cha,mẹ với nhau và quan hệ
giữa cha, mẹ với con cái., mẫu 3 nhằm nắm được mối quan hệ của học sinh chưa ngoan, như
:quan hệ của các em với lớp, với trường, với giáo viên chủ nhiệm và với bạn bè cũng như
môn học mà em ưa thích. mẫu 4,5. nhằm tìm hiểu mức độ quan tâm của phụ huynh đối với
các em học sinh thuộc dạng chưa ngoan.
3. Phương pháp trò chuyện. Thông qua trò chuyện trực tiếp với ban giám hiệu các trường
THCS, giáo viên, học sinh và một số bậc phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình
trạng “ chưa ngoan” của học sinh.
V.
Khả năng, triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài.

- Phục vụ cho công tác giảng dạy môn giáo dục học và môn PPNCKHGD ở hệ đào tạo giáo
viên THCS.
- Góp phần vào công tác giáo dục “ học sinh chưa ngoan” ở các trường THCS trên địa bàn
thành phố Long Xuyên.





































4


PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Chương I. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
.
I.
Lịch sử vấn đề nghiên cứu


Vấn đề học sinh “ chưa ngoan” hoặc “ khó giáo dục”, từ lâu đã được nhiều nhà giáo dục
nghiên cứu.
Ngay từ thế kỹ XVII, Cômenxki, đã xem cung cách đối xử cá biệt với học sinh là phương tiện
đấu tranh với nhà trường kinh viện. Ông quan niệm rằng : “ Trẻ em là thứ báu vật vô cùng
quý giá, thậm chí quý giá hơn bất cứ loại vàng nào; nhưng nó cũng là một thứ tấm gương dễ
vỡ hoặc bị hư
hỏng dẫn đến tác hại không sao sửa chữa được nữa!” [ 1]
Dựa vào thực trạng của học sinh đương thời, để phân loại trẻ trên những đặc điểm cá tính
khác nhau của các em biểu hiện ra các hành vi trong học tập, sinh hoạt, phản ánh các khía
cạch khác nhau trong nhân cách của chúng. Chẳng hạn: Chất lượng trí tuệ : Thông minh hay
ngu đần.
Nhịp điệu hoạt động trí tuệ: Nhanh, chậm hoặc uể oải.
Thái
độ học tập: Có khát vọng hiểu biết hoặc nhu nhược trong học tập; hiếu học hoặc thờ ơ
với tri thức.
Biểu hiện các đặc điểm, tính cách trong học tập: Vâng lời hay bướng bỉnh; trẻ bình tỉnh hay
không tự kiềm chế được, nhân hậu hay độc ác…
. Trên cơ sở tạm phân loai như vậy, thì đối với mỗi loại cần phải dùng phương pháp giáo dục
thích h
ợp, đặc biệt. Chẳng hạn, đối với học sinh thông minh, có khát vọng hiểu biết, có khả
năng học tập thì cần bồi dưỡng bằng tri thức khoa học và phải đối xử thận trọng đối với
chúng; không tham lam nhồi nhét kiến thức làm cho chúng kiệt sức trước lứa tuổi. Trẻ thông
minh nhưng chậm chạp thì phải gợi mở và “thục dục” chúng. Còn đói với trẻ thông minh
như
ng bướng bỉnh, không tự kiềm chế thì phaỉ nhẩn nại, bền bỉ kiên trì uốn nắn giáo dục…
Với đối tượng chậm chạp, uể oải cần phải tính đến các đặc điểm, nhược điểm của chúng,
không vội vã và nêu lên các yêu cầu quá khắt khe; trái lại phải khoan dung, độ lượng, khuyến
khích chúng, nâng đỡ từng tiến bộ nhỏ của chúng.
Theo Cômenxki, để giúp mỗi học sinh đạt

được mục đích giáo dục dự kiến, phải có thái độ
giáo dục phù hợp với đặc điểm từng học sinh. Bằng thái độ thận trọng, kiên nhẫn, hoàn toàn
có thể xoá bỏ ở học sinh những thói xấu, những mặc cảm và khơi gợi những tiềm năng của
các em.
Mặc dù có những hạn chế có tính lịch sử, nhưng công lao và đóng góp của ông là ở chỗ đã
nêu đượ
c những đặc điểm của trẻ được biểu hiện qua sự tri giác, lĩnh hội, ghi nhớ các tài liệu
học tập và trong cách thực hiện các yêu cầu giáo dục..
Tiếp theo đó là JJ. Rutxô, qua kinh nghiệm của mình, ông nêu lên các nhận xét rằng: Sự phát
triển nhân cách phải dựa trên đặc điểm và trình độ phát triển lứa tuổi của các em. Trong thái
độ của mình, Rutxô căm ghét lối giáo dục kinh viện đã làm tê liệt mọi khả nă
ng phát triển của
con người. Ông chủ trương giáo dục phải tôn trọng tính tự nhiên trong sự phát triển, bản tính
tự nhiên rất đa dạng, đó là những yếu tố hấp dẫn và có giá trị nhất.
Rutxô quan niệm rằng không nên xem xét trẻ như là người lớn chưa hoàn thiện, mà phải
khẳng định rằng: ngay từ nhỏ, trẻ đã thể hiện chính mình, chúng biết nhận thức thế giới, có
mố
i quan hệ mật thiết với tự nhiên và thế giới bên ngoài.
Theo ông, trẻ em là một thực thể đang phát triển và sự phát triển ấy diễn ra theo các giai đoạn
nhất định:


[1] Iamôt Cômenxki. Tuyển tập sư phạm ( Phần II), trang 32. Matxcơva ( bản tiếng nga)


5

Thời kỳ đầu tiên: đặc trưng bằng sự phát triển thể lực và sự phát triển các cơ quan vận động;
Thời kỳ thứ hai : phát triểncơ quan cảm giác.
Thời kỳ thứ ba: phát triển trí tuệ.

Thời kỳ thứ tư : hình thành các tình cảm xã hội.
Trong quá trình phát triển của con người, thiên nhiên và sự vật ( mà con người tiếp xúc hàng
ngày) giữ một vai trò rất lớn. nhưng vấn đề là phả
i xuất phát từ bản tính tự nhiên của trẻ để
phát triển đúng hướng.
So với các bậc tiền bối, nguyên tắc đối xử cá biệt mà Rutxô đề ra được xem như là một thành
phần hữu cơ của quá trình giáo dục. Theo ông, nhiệm vụ giáo dục là nhằm phát triển những
khả năng về tiềm năng học tập sẵn có của con người. Phải đối xử cá biệt để khai thác và phát
huy những đặc điểm riêng của mỗi đứa trẻ. So với Cômenxki, Rutxô đi xa hơn trong việc dựa
vào sự khác biệt về cá tính để phân loại trẻ và tiến hành giáo dục thích hợp trong các lứa tuổi
nhất định.
Ông chủ trương nghiên cứu tỷ mĩ, sâu sắc, những đặc điểm tự nhiên của trẻ, đấu tranh chống
rập khuôn, máy móc trong công tác giáo dục, tìm ra nét độc đáo trong thế giới nội tâm c
ủa trẻ,
để có cách giáo dục thích hợp.
Một nhà giáo dục khác là Petxtalôgi cũng rất coi trọng vấn đề giáo dục “cá biệt”, nhưng ông
còn đi sâu hơn Rutxô, đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của giáo dục, như sự kết hợp giữa
việc đảm bảo tự do và sự vâng lời của trẻ, việc chuẩn bị cho trẻ tâm lý sẳn sàng tiếp thu các
yêu cầu giáo dục của thầ
y giáo, ý nghĩa và vai trò của lòng tin trong quan hệ qua lại với học
sinh…, ông cho rằng, nghiên cứu học sinh là nghiên cứu “ một cá nhân riêng lẻ không trùng
lập”, bằng cách quan sát chúng – đó là điều kiện quan trọng nhất để đạt tới kết quả thật sự của
quá trình giáo dục dựa trên cứ liệu rút ra được từ quan sát trên.
Đixtecvec, là người rất chú trọng đến việc giáo dục “cá biệt” trong “ bất cứ giai đoạn dạy học
nào” và ông c
ũng nhấn mạnh rằng học sinh chỉ thấy hạnh phúc khi được thầy giáo không bỏ
qua những điểm mạnh và yếu của mình”.
Trãi qua một quá trình lịch sử lâu dài vấn đề giáo dục “cá biệt” vẫn được nhiều nhà giáo dục
tìm tòi cách giải quyết. Đặc biệt sau Cách mạng Tháng Mười Nga, các nhà giáo dục XôViết
đã kế thừa và phát triển những cơ sở phương pháp luận và phương pháp giáo dục mới trong

đó
đáng chú ý là các vấn đề sau:
Phải đặt việc đối xử cá biệt trong mối quan hệ của trẻ với hoàn cảnh xã hội nhằm phát huy,
nâng cao tính tích cực, tính tự giác và khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện của học sinh.
Thầy giáo và nhà trường phải chủ động tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục để thực hiện
quá trình giáo dục một cách sáng tạo trên cơ sở hiểu biế
t đầy đủ đặc điểm nhân cách của học
sinh.
Về phương pháp và tổ chức giáo dục: phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt trên cở sở bảo đảm
mục đích định hướng chung của giáo dục, chống mọi áp đặt cứng nhắc, giáo dục theo kiểu
máy móc, với “ hình thức đồng loạt”.
Giáo dục chỉ có thể thực hiện các mục tiêu, các yêu cầu thông qua hoạt động. Nh
ưng thái độ
của từng đứa trẻ đối với từng hình thức hoạt động là khác nhau. Vì vậy muốn thu hút trẻ tích
cực hoạt động cần khêu gợi, kích thích hứng thú của chúng đối với hoạt động, trên cơ sở hiểu
biết đặc điểm tâm sinh lý cá tính và điều kiện sống của trẻ và phải tìm hiểu, nghiên cứu chúng
trong các hoạt động, trong quá trình hoạt động ( học tập, vui chơ
i, giao lưu, giao tiếp).
Nhà giáo dục cần hoà nhập vào đời sống của trẻ và đối thoại với chúng; qua các cứ liệu thu
được mà tim ra nguyên nhân của hành vi, thiết lập được mối quan hệ mật thiết và được chúng
tin tưởng.
Những đóng góp của Krupxkaia, Macarencô, Xukhômlinxki… về lĩnh vực giáo dục trẻ em
“hư” rất to lớn. Đặc biệt là Macarencô, với luận điểm: Xem sự phụ thuộc trực tiếp của tâm lý
và hành vi của nhân cách vào điều kiện sống là cơ sở của phương pháp giáo dục lại. Luận
6

điểm này không chỉ là quan điểm lý luận mà đã được Macarencô kiểm chứng trong thực tế
giáo dục trẻ hư của chính ông trong nhiều năm.

Thực tế giáo dục ở trại Gorki của Macarencô đã làm sáng tỏ con đường và các nhân tố quyết

định đến sự hình thành nhân cách xã hội của trẻ, đó là cuộc sống xã hội, hoạt động lao động
sản xuất và hoạt động thực tiễn nói chung. Ông
đã chứng minh rằng: yếu tố tư tưởng trong sự
hình thành nhân cách chịu nhiều ảnh hưởng của các yêu cầu xã hội, tuy nó có ý nghĩa sâu xa
nhưng phải gắn với các nhân tố vật chất.
Hệ thống này luôn luôn phát triển và phụ thuộc vào sự thay đổi các nhiệm vụ, các yêu cầu xã
hội trong từng thời kỳ phát triển của xã hội.
Điều cần ghi nhớ là sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ luôn luôn đượ
c xác định bởi
các nhu cầu phát triển về vật chất và tinh thần của thời đại, biểu lộ ra ở hệ thống các yêu cầu
trong giáo dục; con người ta dù ở lứa tuổi nào cũng tiếp thu các yêu cầu của xã hội một cách
chủ động, tích cực trên cơ sở kết hợp hài hoà, thích ứng với lợi ích riêng và yêu cầu riêng của
mình, nghĩa là có sắc thái riêng.
Thực tế cho thấy không chỉ xã hội đặ
t ra yêu cầu đối với nhân cách mỗi người mà mỗi cá
nhân cũng đặt ra cho xã hội( một cách có ý thức) các nhu cầu của mình, và do đó, con người
phải luôn luôn tự điều chỉnh, tự hoàn thiện..
Cả Crupxkaia và Macarencô đều xuất phát từ tác động tương hỗ và sự thống nhất giữa cá
nhân và xã hội trong quá trình hình thành nhân cách. Con đường hình thành nhân cách thông
qua tính tích cực của cá nhân, qua kinh nghiệm và hoạt động độc đáo, riêng của từng người.
Vì vậy, nhiệm v
ụ chính của cách thức đối xử cá biệt là phải chuẩn bị cho mỗi cá nhân thực
hiện các yêu cầu của tập thể, của cộng đồng, của xã hội nói chung mà tất nhiên phải thông qua
các hoạt động, qua đó chúng sẽ tự sáng tạo, đúc rút được kinh nghiệm, hình thành vốn sống
có tính riêng, độc đáo của mỗi cá nhân.
Những nét mới của nhân cách sẽ hình thành và phát triển khi con người thật sự sống và hoạt
độ
ng trong thực tiễn với tất cả tính tích cự xã hội, tính sáng tạo, năng động trong quá trình tự
giáo dục, tự hoàn thiện và từ đó bên cạnh những phẩm chất, tính cách chung nhất sẽ hình
thành những nét độc đáo, riêng biệt của cá nhân và kể cả các phẩm chất mới mẻ của con

người.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận công tác giáo dục học sinh cá biệt
của giáo sư Đặng V
ũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Sinh Huy…, theo quan điểm của các nhà
giáo dục học Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan,
chúng ta cần lưu ý:
- Giáo dục lại và giáo dục học sinh chưa ngoan là hai lĩnh vực giáo dục gần nhau, phải dựa
vào nhau để phát triển nhưng không hoàn toàn giống nhau ( về tính chất, phạm vi, mức độ)
- Giáo dục học sinh chưa ngoan cung cấp cho giáo dục lại những quan đi
ểm có tính chất cơ sở
chung, có tính phương pháp luận mà thiếu chúng, chúng ta sẽ không thể phát triển sâu sắc,
đầy đủ các vấn đề đặt ra..
- Với mức độ biểu hiện có khác nhau, vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan, giáo dục lại tuy
không bao trùm lên tất cả các hoạt động giáo dục nhưng nếu thiếu chúng, lý luận giáo dục sẽ
không hoàn chỉnh, không đạt tới sự cân đối trong lý luận cũng như trong thực tế
hoạt động
giáo dục.
Ở An Giang, đã có đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh : “ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn ở An Giang- thực trạng nguyên nhân và giải pháp” của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ
em, do bà Lê Thị Hiền làm chủ nhiệm. Ở đề tài này, tác giả nghiên cứu trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt, như : trẻ lang thang, trẻ lao động sớm, trẻ nghiện hút, phạm pháp…
Mỗi thời đại, m
ỗi giai đoạn Cách mạng đều có những yêu cầu giáo dục, có những đặc điểm
riêng. Tuy vậy, trước khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề giáo dục hiện nay, cũng như
7

vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan trong phạm vi một thành phố như đề tài này, chúng ta
đều phải kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận giáo dục tiến bộ, nhằm đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn đặt ra.
Đề tài của chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên đối tượng học sinh THCS thuộc dạng chưa

ngoan trên địa bàn thành phố Long Xuyên.
II
. Khái niệm về học sinh “chưa ngoan
”.
1..Về lý luận, trong phạm vi nhà trường các học sinh có “trục trặc” trong sự phát triển thường
được gọi với những tên khác nhau. Tuỳ theo mức độ, quan điểm nhận thức của các nhà giáo
dục, từng cơ sở giáo dục. Có nơi gọi đối tượng này là học sinh chậm tiến, có nơi gọi là học
sinh “khó giáo dục” hay học sinh “chưa ngoan”. Thậm chí có nơi gọi là học sinh “ cá biệt”.
Tuy cách gọi khác nhau nhưng nội dung và tích ch
ất của các biểu hiện loại học sinh này
thường giống nhau. Có lúc, có nơi người ta gọi thẳng đối tượng này là “học sinh hư” và xếp
vào loại phải giáo dục lại, nghĩa là phải được giáo dục theo yêu cầu, nội dung, phương pháp
giáo dục có tính đặc thù. Do đó trong đề tài này, đôi khi chúng tôi cũng dùng những thuật ngữ
như : “học sinh cá biệt”, “ học sinh hư”, ‘ học sinh chậm tiến”… đều ám chỉ loại họ
c sinh
chưa ngoan, rất mong quý vị và bạn đọc thông cảm. Những điều dễ nhận thấy ở loại đối
tượng này là:
Né tránh việc thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm theo khuôn mẫu chung ( về đạo đức, lối
sống, nội quy, quy chế…) nghiêm trọng hơn các em có những biểu hiện gây rối trật tự xã hội,
làm mất an ninh cho những người xung quanh và của toàn xã hội, như các em có những tác
phong và hành vi thấp kém: tr
ộm cắp, phá phách, sa vào các tệ nạn xã hội, sống cẩu thả, thậm
chí chà đạp lên mọi giá trị đạo đức văn hoá… có học sinh đánh thầy, cô giáo.
2.Theo thông tư số 29/TTGD, ngày 16/10/90 của bộ giáo dục và đào tạo, thì: Xếp loại hạnh
kiểm yếu là những học sinh không đạt tới mức trung bình theo tiêu chuẩn; có những biểu hiện
yếu, kém, chậm tiến bộ…những biểu hiện của loại họ
c sinh yếu về hạnh kiểm là :
- Có hành vi vô lễ, xúc phạm tương đối nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của thầy cô giáo
trong và ngoài trường.
- Quá lười học, được nhắc nhở nhiều lần nhiều lần nhưng không tiến bộ, nhiều lần quay cóp

hoặc có hành động thô bạo để được quay cóp trong tiết kiểm tra.
- Nhiều lần trốn lao động và hoạt động tập thể, tự tiện bỏ nhiều tiế
t học, nhiều buổi học.
- Lấy cắp trong lớp, trong trường hoặc tham gia lấy cắp tài sản XHCN, tài sản riêng của công
dân.
- Tham gia gây rối, đánh nhau làm mất trật tự trị an một cách tương đối nghiêm trọng.
- Có hành động xấu, thiếu văn hoá đối với phụ nữ, người gìa, người tàn tật, các em nhỏ và
người nước ngoài, được phê bình góp ý nhiều lần nhưng tiếp thu và sửa chữa rất chậm.
- Họ
c sinh có những biểu hiện sai trái nghiêm trọng và bị kỹ luật ở mức đuổi học một năm
đều xếp loại hạnh kiểm kém.
Như vậy, để xác định rõ đối tượng thực nghiệm của đề tài, chúng tôi dựa vào cách phân loại
hạnh kiểm trên để điều tra, nghiên cứu loại học sinh này.
III. Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh THCS.
1. Sự phát triển thể chất của thiếu niên có những biến đổi căn bản trong đó điều đáng lưu ý
nhất đó là sự phát dục vì vậy, tuổi thiếu niên , người ta còn gọi là tuổi dậy thì đây là một chức
năng sinh lý hoàn toàn mới bắt đầu xuất hiên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và được thể
hiện ra bên ngoài bằng những đặc trưng phụ khiến chúng ta và bản thân các em cũng có thể
nhậ thấy được, như các em gái tự nhiên thấy đau xương, nhức đầu rồi có lần đầu ngực bắt đầu
phát triển, tóc mọc nhanh và mượt, các mô mỡ phát triển mạnh hơn., các em nam, lông mọc
nhanh, có râu, mặt có nhiều mụn cá, giọng nói òm òm ( Vỡ giọng). Tuổi dậy thì đem lại cho
các em thiếu niên nhiều xúc cảm, nhiều ý nghĩ, hứng thú, tính cách mớI mẻ mà bản thân các
em cũ
ng không ý thức được.
8

Sự phát triển thể chất của thiếu niên chưa cân đối dẫn đến mất cân bằng tam thời giữa các bộ
phận của cơ thể cũng như toàn bộ cơ thể với ngoại cảnh :
- Do xương phát triển nhan hơn cơ, nên thiếu niên thường có thân hình cao, ốm, không
cân đối, khiến cho thiếu niên khi hoạt động có nhiều động tác thừa, chân tay lóng

ngóng vụng về.
- Dung tích của tim tăng gấ
p đôi mà dung tích của hệ huyết quản chỉ tăng gấp 1,5 lần,
hệ tuần hoàn tạm thời bị rối loạn gây ra hiện tượng thiếu máu từng bộ phận trên vỏ
não. Do đó thiếu niên dễ có cảm giác mệt mỏi, dễ bị kích động và có tâm trạng thất
thường.
- Hai quá trình thần kinh cơ bản không cân bằng nhau thường hưng phấn mạnh hơn ức
chế, nên các em thiếu niên dễ
có phản ứng mạnh mà không biết tự kiềm chế, khiến các
em không làm chủ được bản thân.
Chính vì vậy, tuổi thiếu niên có một vị trí đặc biệt trong chu kỳ phát triển tâm lý của trẻ
được phản ánh trong các tên gọi
khác nhau như : “thời kỳ quá độ”, “ tuổi khó khăn”, “thời kỳ khủng hoảng”, những tên
gọi đó đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của quá trình phát triển diễn ra ở lứa tuổi
này.
- Tuổi thiếu niên được gọi là tuổi “ Quá độ” vì ở tuổi này có sự tồn tại song song vừa
“tính trẻ con” , vừa “tính người lớn” các em rất muốn mọi người coi mình là người lớn
nhưng lại lòi cái đuôi trẻ con của mình khi thích chơi trò chơi
của trẻ con.
- Thời kỳ thiếu niên được coi là thời kỳ khó khăn và khủng hoảng vì:
+ Thời kỳ này diễn ra vô số những biến đổi v
ề chất, những biến đôi khi những đặc điểm
những hứng thú và quan hệ đã có trước đó ở trẻ.
+ Những biến đổi thường kèm theo một mặt là sự xuất hiện ở bản thân thiếu niên những khó
khăn chủ quan đáng kể, mặt khác là những khó khăn trong việc giáo dục thiếu niên, cá em
không chịu sự tác động của người lớn, tỏ ra bướng bỉ
nh chống đối và phản kháng (ương
bướng, thô bạo, phủ nhận, ngang ngược kín đáo, lầm lì.)
2. Sự thay đổi trong hoàn cảnh sống và hoạt động.
2.1 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ

Chúng ta thấy rằng ở trường THCS, học tập vẫn là hoạt động chủ đạo, song tính chất của
hoạt động có những thay đổi so với tuổi học sinh tiểu học, cụ thể
:
- Ở bậc học này các em được học nhiều môn hơn, các môn học có nội dung trừu tượng, đòi
hỏi các em phải có phương thức lĩnh hội mới. Nếu không thay đổi kịp, các em sẽ gặp nhiều
khó khăn trong việc tiếp thu tri thức mới.
-Các em được học với nhiều thầy cô hơn( ở tiểu học các em chỉ học với một giáo viên) do
đó các em tiếp thu được nhiều phương pháp gi
ảng dạy khác nhau, cách đánh giá khác nhau
dẫn đến các em có sự so sánh các giáo viên với nhau và không còn tuyệt đối tin tưởng giáo
viên như hồi còn ở tiểu học. Từ đó xuất hiện những đặc điểm nhân cách, những động cơ và
quan hệ mới đối với hiện thực.
2.2 Hoạt động lao động và hoạt động khác.
-Do hệ xương và cơ phát triển cho nên các em đã lao động nặng được, vì vậy nhất là các
em nam, rấ
t thích lao động nặng mà nhất là được lao động chung với người lớn để có dịp đọ
sức với người lớn
-Các em rất thích được hoạt động được sinh hoạt trong tập thể, đặc biệt là những hoạt động
văn nghệ thể dục thể thao.
Vì vậy, để lôi cuốn các em vào tập thể, để giáo dục tốt cho các em , chúng ta phải biết tổ
chức hoạt động cho các em. Chúng ta phả
i hướng dẫn các em tham gia vào đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh và hướng chúng vào hoạt động có ích cho xã hội.
9

3. Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS
Do có sự cải tổ về gải phẩu sinh lý làm thay đổi vị trí của học sinh trong mối quan hệ với
những người xung quanh, cụ thể:
3.1 .Quan hệ với người lớn:
-Trong gia đình.

Trong gia đình cha mẹ các em không còn coi các em làø hoàn toàn bé bỏng nữa mà đã bắt
đầu giành cho các em nhiều quyền sống độc lập hơn: các em có thể tự bao tập, tự viết nhản
v
ở, tự bố trí góc học tập …
Mặt khác gia đình cũng đề ra cho các em những yêu cầu cao hơn, nhiều em được giao những
trọng trách nặng nề như chăm sóc, giáo dục em nhỏ. Quản lý việc ăn uống chi tiêu trong gia
đình. Ở nông thôn, những hộ lao động nghèo hoặc đơn chiếc có em trở thành lao động chính.
Dần dần, trong cuộc sống các em muốn tách khỏi sự phụ thuộc vào cha mẹ. Thiếu niên
thường không muố
n được hưởng sự chăm sóc quá tỉ mỉ, thậm chí còn ngại đi chơi chung với
ba mẹ, sợ người khác coi mình là trẻ con theo đuôi người khác .Trong gia đình các em muốn
được cha, mẹ tôn trọng hơn là chiều chuộng.
-Ở nhà trường.
Học sinh THCS là đội viên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, một số em lớn đã là đoàn
viên thanh niên CS HCM.
Đối với thầy cô giáo các em vẫn rất kính trọng nhưng không còn “ sùng bái” như hồi còn ở
ti
ểu học
Do được tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo có phong cách ứng xử khác nhau, có trình độ khác
nhau, các em dễ có sự so sánh
+Do cương vị của thiếu niên trong hoạt động đặc biệt là vai trò của thiếu niên tiền phong
trong xã hội, thành tích trong sản xuất, công tác…nên người lớn xung quanh đã chú ý đến vai
trò của các em.
+Các em rất phấn khởi, sung sướng khi được người lớn, anh chị phụ trách, thầy, cô giáo, các
bác lãnh đạo địa phương đánh giá đúng thành tích và vai trò của các em.
+ Gần gủi với người lớn xung quanh, các em có khuynh hướng học tập người lớn về vốn hiểu
biết và cách cư xử. Nhưng do còn hạn chế về mặt nhận thức, nên đôi khi các em bắt chước
những tính xấu như hút thuốc lá, uống rượu đua đòi các kiểu ăn mặc càn quấy… các em lại
nhầm tưởng đó chính là dấu hiệu, những đặc tính của người lớ
n.

+ Thiếu niên rất tò mò muốn tìm hiểu cuộc sống của người lớn đặc biệt là quan hệ nam nữ,
đây không phải là biểu hiện xấu của trẻ. Tuy nhiên, đối với các em, ta cần tránh những kích
thích phát triển giới tính, mặt khác,có thể giải thích cho các em hiểu đến một chừng mực nào
đó trong quan hệ nam nữ.
Tóm lại, trong quan hệ với người lớn, thiếu niên không còn an phận coi mình là trẻ con nữa
mà có xu hướng muốn v
ươn lên thành người lớn. Vì vậy, những quan hệ củ giữa trẻ em và
người lớn được hình thành trước đây đến nay dường như không còn phù hợp nữa. Nó đòi hỏi
phải được cải tổ, trước hết đòi hỏi người lớn phải công nhận khả năng và tôn trọng nhân cách
của các em, nếu không các em sẽ có thái độ bất mãn, đôi khi có những phản ứng kịch liệt.
3.2. Giao tiếp củ
a thiếu niên với tập thể và bạn bè
- Đối với tập thể.
+Thiếu niên rất thích hoạt động trong tập thể, sống với tập thể. Bạn Lan Anh 13 tuổi, kể: “
Nơi nào đông vui nhất, thì em sẽ đến nơi đó. Em cùng các bạn và các bạn cùng với em.
Bạn sẽ có cảm giác rất rất thú vị, khi mọi người cùng chơi chung với nhau, cùng sinh
hoạt với nhau trong không khí “ tập thể”.
+ Ở l
ứa tuổi này, tinh thần tập thể, tinh thần đồng đội được phát triển mạnh. Các em rất
quý trọng danh dự tập thể, tự hào về tập thể, các em biết và luôn luôn có ý thức bảo vệ uy
tín cho lớp, cho trường.
10

+ Các em rất hăng say hoạt động trong tập thể, nếu một tập thể có tổ chức hợp lý, có
những hoạt động hợp lý và lành mạnh sẽ thu hút được các em. Ngược lại, một tập thể rời
rạc hoạt động nghèo nàn kém sinh khí, sẽ làm các em chán ghét muốn từ bỏ để cùng nhau
tự động lập nên nhóm hoạt động riêng, nhiều khi còn bị lôi kéo vào bè đảng, các nhóm
lưu manh mà các em cho là ở đó có nhiều hoạt
động hấp dẫn hơn.
+ Những em xa rời tập thể, thường là những em, bị tập thể thành kiến, thầy cô giáo anh

chị phụ trách ghét bỏ.
-Đối với bạn bè.
+ Thiếu niên khát khao tình bạn. Bạn Xuân Quyên 12 tuổi, kể: “Cha mẹ, Anh chị em
trong gia đình chưa đủ để mình cảm thấy mình không cô đơn, không có bạn thì em không
thể sống được”
+ Các em có nhu cầu tình bạn theo đúng nghĩa, tình bạn là để giúp đỡ nhau và cùng nhau
tâm sự
. Chúng ta thấy có hiện tượng: “ Hai đứa học sinh gái nói chuyện huyên thuyên suốt
dọc đường, về nhà, lại còn ba hoa thêm nửa giờ nữa trước cửa nhà rồi mới chia tay với
nhau. Thế mà vừa vào nhà chúng đã vội gọi giây nói cho nhau để thổ lộ những điều thầm
kín”.
+ Các em đã có một số yêu cầu đối với bạn bè, vì vậy các em có sự lựa chọn bạn, cho nên
tình bạn của thiếu niên tương đối b
ền vững, có khi các em chơi thân với nhau đến già.
+ Quan hệ tình bạn của thiếu niên, cởi mở tin tưởng hiểu nhau và sẳn sàng giúp đỡ lẫn
nhau.
+ Quan hệ tình bạn của thiếu niên rất bình đẳng.
+Tình bạn của các em được xây dựng trên cở sở cùng hứng thú, cùng sở thích, cùng hoạt
động. Tình cảm của các em có nội dung phong phú.
3.3 Quan hệ với các em nhỏ tuổi hơn.
+Bước vào tuổi thiếu niên, các em thấy mình không còn trẻ con nữa. Trong quan hệ với
trẻ nhỏ hơn, thiếu niên thấy mình lớn hơn hẳn. Cho nên khi chơi với trẻ nhỏ hơn, thiếu niên
thường tỏ ra “ bề trên” và hơn hẳn chúng về mọi mặt.
+ Thiếu niên rất sợ người khác xem mình lẩn vào đám trẻ con, nên cố tình tìm cách tách
mình ra khỏi đám trẻ.
Chẳng hạn, Nhiều đội viên lớn tuổi không chịu đeo khăn quàng đỏ, chỉ vì sợ giống các đội
viên nhi đồ
ng. Hoặc tại một khu phố nọ,người ta đã tổ chức khám bệnh cho trẻ em dưới 15
tuổi, nhưng chỉ sau không đầy một tiếng đồng hồ các em thiếu niên đã lần lượt rút sổ y bạ của
mình ra, trong phòng khám chỉ còn trẻ nhỏ.

+Thường trong các trò chơi, thiếu niên giữ vai trò tổ chức, chỉ huy, thậm chí các em còn
cậy lớn để bắt nạt trẻ nhỏ.
Tóm lại, mối quan hệ
giữa thiếu niên với những người xung quanh đã trở nên phong phú, đa
dạng và phức tạp. Chính trong những mối quan hệ muôn màu, muôn vẻ ấy đã làm cho tâm lý
của thiếu niên được phát triển mạnh mẽ và mang sức thái riêng, độc đáo của nó.
4. Đặc điểm tâm lý của học sinh THCS.
4.1 Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS.
Sự phát triển trí tuệ của tuổi thiếu niên thể
hiện rất rõ sự chuyển tiếp từ tính chất không chủ
định sang tính chất có chủ định… ở thiếu niên, tính chất không chủ định không giảm đi, tính
chất chủ định đang phát triển mạnh nhưng vẫn chưa chiếm ưu thế. Tính chất chuyển tiếp được
thể hiện ở tất cả các quá trình nhận thức.
-Tri giác: tri giác của thiếu niên có trình tự, có kế hoạch và hoàn thiện hơ
n. Các em có khả
năng phân tích tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác sự vật hiện tượng.
Khả năng quan sát của các em rất tinh tế, như trường hợp có em học sinh ở Phú thọ hỏi: tại
sao ở quê em, em chỉ thấy các bà già còng mà không thấy có ông già còng? GS Nguyễn
11

Lân Dũng khen em có óc quan sát rất tốt, đúng như vậy do cấu tạo xương của phụ nữ và do
sanh nở nên nữ thiếu can xi dẫn đến hiện tượng trên.
-. Đặc điểm trí nhớ của học sinh THCS.
So với học sinh tiểu học, trí nhớ của học sinh THCS có những biến đổi căn bản:
+Năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ
được cải tiến, hiệu
suất ghi nhớ được nâng cao.Vd: đối với học sinh THCS, khi học bài các em không cần phải
có tranh vẽ như học sinh tiểu học.
+Để ghi nhớ một tài liệu phức tạp, các em đã biết chia bài thành nhiều đoạn và xây dựng
được mối liên hệ giữa các phần của bài.

+Cách ghi nhớ của các em cũng phong phú, các em đã biết chọn lựa cách ghi nhớ thích
hợp.
+Ghi nhớ trừu tượ
ng của học sinh THCS hơn hẳn học sinh tiểu học. Khi cùng ghi nhớ một
tài liệu cụ thể, học sinh lớp 8 hơn học sinh lớp 5 là 1,6 lần, nhưng đối với tài liệu trừu tượng
thì hơn 2,8 lần.
+Những tiến bộ đáng kể của thiếu niên là khả năng các em có khả năng ghi nhớ có ý nghĩa.
Tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ của bài học, các em biết chọn cách ghi nhớ thích h
ợp… do vậy
các em nhớ lâu hơn, đúng hơn so với học sinh tiểu học.
+Mặt khác, ghi nhớ của các em cũng thể hiện tính mâu thuẫn. Mặc dù có khả năng ghi nhớ
có ý nghĩa, nhưng các em vẫn rất tuỳ tiện trong việc ghi nhớ: khi gặp khó khăn là các em từ
bỏ việc ghi nhớ có ý nghĩa. Đồng thời các em chưa hiểu đúng về ghi nhớ máy móc, coi đó là
học vẹt, coi thường việc ghi nh
ớ chính xác…do vậy, không phải lúc nào các em cũng nhớ
đúng những tài liệu cần nhớ chính xác. Vì thế, giáo viên cần chú ý giúp các em kết hợp cả
hai cách ghi nhớ trong mỗi môn học.
-Đặc điểm về tư duy.
Trên cơ sở của vai trò hệ thống tín hiệu thứ hai được nâng cao và do tính chất trừu tượng
của hệ thống kiến thức ở bậc THCS làm cho tư duy của thiếu niên được phát triển.
+Khả năng t
ư duy trừu tượng của thiếu niên được phát triển nhanh. Trong quá trình học tập
nhiều khái niệm trừu tượng được hình thành.
+Khả năng vận dụng các thao tác tư duy có những tiến bộ hơn so với nhi đồng. Song sự
tiến bộ diễn ra dần dần suốt quá trình học tập ở bậc THCS, càng lên lớp cao, các em càng đi
sâu vào bản chất của khái niệm hơn. Chẳng han, lúc đầu thiếu niên vẫn có xu hướng dự
a
vào hình ảnh cụ thể, những dấu hiệu dễ thấy nhưng không bản chất , như học sinh lớp 6 vẫn
xếp cây rau muống là cây lương thực, hoặc góc đối đỉnh là góc kề nhau. Dần dần đến cuối
lứa tuổi này, những khái niệm trở nên chính xác hơn, phong phú hơn, các em đã biết áp

dụng khoa học vào thực tiễn. Biết lấy những điều quan sát được hoặc những kinh nghi
ệm
riêng của mình để minh hoạ kiến thức.
+Khi lập luận khi đưa ra nguyên lý mới các em đòi hỏi phải được chứng minh, phải có có
căn cứ, các em không hoàn toàn dễ tin, dễ công nhận như học sinh tiểu học
+Các em có khả năng phân biệt cái đúng cái sai trong khoa học, các em biết đề ra những
thắc mắc và muốn gải được giãi đáp đến cùng. Vd : Mít là loại trái một hạt hay nhiều hạt?,
Thân cây chuối ở đ
âu?, củ xu hào? Củ đậu phọng? Hạt luá?. Hoặc có em hỏi chương trình
KCT của đài truyền hình VN 18 Đời vua Hùng trị vì đất nước 2622 năm ( từ năm 2879
TCN đến 258 TCN ), như vậy, mỗi vua Hùng trị vì đất nước trên 100 năm?
+Tuy nhiên tư duy của thiếu niên không phải lúc nào cũng là sự suy nghĩ có phê phán. Nếu
suy nghĩ của các em chủ yếu là nghi ngờ, tranh cải không có căn cứ, bướng bỉnh…thì cần
phải khắc phụ
c. Từ những đặc điểm trên giáo viên cần chú ý:
+Phát triển tư duy trừu tượng cho thiếu niên để làm cơ sở cho việc lĩnh hội khái niệm khoa
học trong chương trình học tập
12

+Chỉ dẫn cho thiếu niên những biện pháp để rèn luyện kỹ năng suy nghĩ có phê phán và
độc lập. Vấn đề là biết sử dụng những thông tin, tri thức… để giải quyết những vấn đề mới
trong những tình huống mới.
- Đặc điểm về ngôn ngữ của học sinh THCS.
+Do nội dung kiến thức được mở rộng, việc học tập có hệ thống, hình thái hoạ
t động muôn
màu muôn vẻ ở nhà trường và xã hội làm cho ngôn ngữ của các em phong phú và chính xác
hơn học sinh tiểu học.
+Do được tiếp xúc với nhiều bộ môn khoa học làm cho vốn từ của các em được tăng lên
rõ rệt, đặc biệt là những thuật ngữ khoa học.
+Tuy nhiên, ngôn ngữ của thiếu niên cũng còn nhiều thiếu sót, cần kịp thời uốn nắn. Nhiều

em, viết và nói sai ngữ pháp và cẩu thả, nhất là những t
ừ có âm đầu là; “ v”. “d”,
“r”…chẳng hạn rõ ràng thì các em lại nói “gõ gàng”. Vì vậy thì các em lại nói “ dzì dzậy”

- Sự phát triển chú ý của thiếu niên
+Sự phát triển chú ý của thiếu niên cũng có nhiều mâu thuẩn, một mặt,chú ý có chủ định của
các em phát triển rõ nét; mặt khác, những ấn tượng và rung động mạnh mẽ, phong phú của
thiếu niên khiến cho sự chú ý của các em không bền vững.
+Một tiến bộ của thiếu niên là chú ý của các em có tính lựa chọn r
ất rõ. Các em có khả năng
tập trung làm việc nghiêm chỉnh nếu các em thấy vấn đề là cần thiết và hứng thú.
+Khối lượng chú ý, khả năng di chuyển của chú ý của các em cũng tăng lên rõ rệtù.
Do vậy, cần tổ chức giờ học sao cho có nội dung cụ thể rõ ràng, đòi hỏi học sinh phải hoạt
động nhận thức tích cực.
4.2 Sơ lược sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi họ
c sinh THCS
4.2.1. Sự hình thành tự ý thức của học sinh THCS
Cá tính của con người được hình thành và phát triển, biển đổi được xãy ra ở mọi lứa tuổi.
Ngay cả người trưởng thành cũng có những nét tính cách mới được hình thành,và từ bỏ
những nét tính cách củ không phù hợp. Song, ở mỗi lứa tuổi thì sự hình thành cá tính có
những nét đặc thù.-
-Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở tuổi thiếu niên là s

hình thành tự ý thức.
Do mối quan hệ xã hội của thiếu niên ngày càng phong phú và phức tạp đã thúc đẩy quá trình
hình thành tự ý thức khiến cho thiếu niên nhận thức được mình.
+ Thiếu niên đánh giá về mình dựa vào ý kiến đánh giá của những người xung quanh.
Do đó, đòi hỏi những người xung quanh khi nhận xét các em phải suy nghĩ chín chắn và
thống nhất ý kiến. Nếu không các em sẽ khó khăn trong việc tự đánh giá mình thậm chí có thể


bị lệch hướng.
+ Các em rất nhạy cảm đối với người chung quanh đánh giá về mình.
Do đó, đôi khi chỉ một thành công ngẩu nhiên mà được người ta quá chú ý cũng có thể đưa
các em đến chổ đánh giá quá cao về mình sinh ra tự kiêu, tự mãn. Trái lại, dù chỉ một lần thất
bại tạm thời nhưng bị mọi người dè biểu cũng có thể gây cho cá em tính tự ty, rụt rè.
+Sự phản ứng nh
ậy bén của thiếu niên đối với sự đánh giá của những người xung quanh là
một điều kiện thuận lợi cho sự giáo dục chúng.
Chúng ta có thể dùng dư luận tập thể để giáo dục các em. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là thiếu
niên rất dễ tự ái nên nhiều khi có những phản ứng gay gắt đối với những nhận xét của người
khác về mình. Đó cũng là nguyên nhân gây ra xung đột giữa thiế
u niên và người lớn. Vì vậy,
yêu cầu của người lớn cũng như thầy cô giáo phải có thái độ đối xử với thiếu niên hết sức tế
nhị, khéo léo, cần phân tích có lý có tình những thiếu sót của các em, đừng nên dùng lời lẽ
quá khích dễ chạm tự ái của các em .
13

+ Thiếu niên còn nhận thức về mình thông qua việc đối chiếu , so sánh mình với người khác
trong khi tìm hiểu đánh giá về họ.
Khi đánh giá phẩm chất của người khác, thiếu niên thường hay xuất phát từ những hành vi
riêng lẻ, những mặt hoạt động riêng lẻ mà chưa biết đặt nó trong mối quan hệ với những
phẩm chất khác và các em có thái độ đánh giá rất cứng nhắc thường đem một phẩm ch
ất gắn
cho toàn bộ cá tính của người đó. Vì vậy, chỉ cần một thiếu sót nhỏ của người lớn cũng đủ
quy định một cách lâu dài thái độ của thiếu niên với người đó.
+ Nhu cầu tự giáo dục được hình thành và phát triển, các em đã tự đặt mình nhiệm vụ tự rèn
luyện tự giáo dục.
+ Sự hình thành ý thức về bản thân còn biểu hiện ở sự phân tích “ thế gi
ới nội tâm” của chính
mình.

Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp một số thiếu niên đứng ngẫm nghĩ một mình, hay viết nhật ký,
tự phân tích về ý nghĩ, tình cảm, hành vi của mình.
Vì vậy, chúng ta cần cố gắng, tạo điều kiện cho các em tự giáo dục, tự tu dưỡng nhưng phải
gắn liền với việc xây dựng tập thể lớn mạnh, với sự tiến bộ củ
a bạn bè.
-Tính độc lập được phát triển mạnh ở tuổi thiếu niên.
Bước vào tuổi thiếu niên, các em nhận rõ những biến đổi về thể chất và đời sống tâm lý của
mình. Các em có khuynh hướng đánh giá cao những biến đổi đó và tự cho mình đã lớn để có
thể sống độc lập.
-Do có nhu cầu tự khẳng định mình và xu hướng muốn vươn lên làm người lớn, thiếu niên đòi
h
ỏi mọi người xung quanh công nhận quyền làm người lớn của mình.
-Trong thực tế,so với tiểu học, thiếu niên đã có nhiều khả năng để tự lập cuộc đời mình, tuy
nhiên các em thường đánh giá mình quá cao, dẫn đến tình trạng bảo thủ, không chịu nghe
người khác, nên các em dễ vi phạm những quy tắc ứnh xử và kỹ luật tập thể.
-Trong công tác giáo dục thiếu niên, việc tôn trọng tính độc lập củ
a thiếu niên không có nghĩa
là buông lỏng các em, mà phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời uốn nắn những lệch lạc và
đề ra cho các em những yêu cầu ngày càng cao trong học tập, lao động, xử thế.
4.2.2 Sự hình thành đạo đức, lý tưởng của học sinh THCS:
- Do sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức… mà đạo đức của các em được phát triển mạnh
mẽ. Sự hình thành ý thức đạo đức nói chung, sự lỉnh h
ội tiêu chuẩn hành vi đạo đức nói
riêng là đặc điểm tâm lý quan trọng trong lứa tuổi thiếu niên.
- Cũng bước vào tuổi thiếu niên, sức lực và khả năng của các em được phát triển. Nhiều em
đã có ý thức sáng tạo, năng khiếu được hình thành tương đối rõ nét. Đó là cơ sở để các em
đặt ra những ước mơ về tương lai.
+ Tính chất ước mơ của các em nói chung là trong sáng . chẳng hạn, có em mơ ước sau này
trở thành nhà khoa học, nhà thơ, phi công…Song mơ ước của các em còn nặng tính viễn vông
xa thực tế. Thường các em ít gắn những ước mơ của mình với việc học tập, rèn luyện hàng

ngày.
+ Chúng ta cần khuyến khích các em ước mơ, vì có ước mơ mới có sáng tạo, ước mơ còn là
động lực cho việc học tập và lao động. Ước mơ mới thức tỉnh sự say mê và ý chí con người
vào hoạt động.
+ Tuy nhiên, chúng ta cần giáo dục
để các em thấy rằng, muốn thực hiện ước mơ phải cố
gắng ngay từ bây giờ trong học tập và rèn luyện, tạo cho mình khả năng dồi dào, đặc biệt là
tạo cho mình một ý chí mãnh liệt, một tình cảm say mê, để khắc phục khó khăn nhằm vươn
tới ước mơ.
- Đến tuổi thếu niên, các em đã hình thành con người lý tưởng. Hình tượng trong lý tưởng
của thiếu niên thường là con người c
ụ thể có những nét đạo đức và tài năng được các em
khâm phục. Càng về cuối tuổi thiếu niên, hình ảnh lý tưởng càng có tính chất tổng hợp &
khái quát hơn.
14

Việc hình thành lý tưởng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các em. Nhờ hướng
theo những tấm gương đó mà các em học tập rèn luyện có kết quả. Lúc đầu các em chỉ bắt
chước những hành vi được biểu hiện bên ngoài,sau đó các em đã học tập nội dung bên trong
của con người lý tưởng.
4.2.3 Sự phát triển tình cảm của thiếu niên.
-Do điều kiện và phạm vi tiếp xúc rộ
ng hơn, được học nhiều môn học và các môn học có nội
dung trừu tượng hơn làm cho năng lực nhận thức phát triển do đó tình cảm của các em thiếu
niên phong phú và sâu sắc hơn tuổi nhi đồng.
Bạn bè trong gia đình cũng là môi trường để các em tiếp xúc và chịu ảnh hưởng. Do đó, gia
đình có quan hệ với những ai, đó là loại người thuộc loại nào? Đều có ảnh hưởng đến các em.
- Đặc đi
ểm nổi bật trong biểu hiện tình cảm của tuổi thiếu niên là dễ xúc động, dễ bị kích
động.

Đặc điểm này do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên,
nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, thường hưng phấn mạnh hơn ức chế,
khiến các em không kiềm chế được bản thân.
- Thiếu niên dễ xúc cả
m khi tham gia bất cứ hoạt động nào: học tập, lao động hay vui chơi
giải trí, các em đều thể hiện tình cảm rất rõ rệt & mạnh mẽ.
Đặc biệt, những lúc xem phim, xem kịch, các em có những biểu hiện xúc cảm rất đa dạng,
khi hồi hộp, cảm động, lúc thì phấn khởi vui tươi, khi lại la hét om xòm.
- Thiếu niên có tâm trạng thay đổi dể dàng và nhanh chóng.
Có lúc đang vui nhưng chỉ vì một cớ gì đó lại sinh ra buồ
n ngay. Do đó chúng ta thấy , các em
thiếu niên lúc thì vui quá trớn, lúc lại buồn ủ rủ, khi thì quá hăng say, lúc lại chán nản u sầu.
- Do sự thay đổi quá dễ dàng trong xúc cảm, nên thái độ của các em thiếu niên đối với
những người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẩn. Chẳng hạn, đối với các em nhỏ, có lúc
thiếu niên tỏ ra trìu mến, nhưng có lúc lại vô cớ bắt nạt, đe doạ, trêu trọc. Đối với những
người già yếu, tàn tậ
t cũng vậy có lúc các em giúp đỡ tận tình, có lúc lại tỏ ra vô lễ, thô
tục.
Tóm lại, những biểu hiện tình cảm của thiếu niên mang tính đôïc đáo. Đó là tính bồng bột,
sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi do những biến đổi về sinh lý gây ra. Tuy nhiên, tình
cảm của thiếu niên đã bắt đầu biết phục tùng ý chí và đã trở nên chiều sâu và chiều rộng. Tính
bột phát trong tình cảm dần dần bị
mất đi, nhường chỗ cho tình cảm có ý thức phát triển. Nhờ
giáo dục và dạy học cũng như mối quan hệ xã hội của các em ngày càng phong phú và phức
tạp hơn.
IV. Đặc điểm tâm lý học sinh chưa ngoan
.
1. Trẻ “chưa ngoan” có nhiều biểu hiện lệch lạc trong sự phát triển nhân cách và về đời sống
tâm lý. Toàn bộ hành vi của trẻ khó giáo dục đều do các nhu cầu gây ấn tượng, nhu cầu tự
khẳng định ( một cách bất bình thường) quyết định. Những biểu hiện của tính khó giáo dục

thường gắn với cách thức thoã mãn rất không bình thường các nhu cầu về vật chất và tinh
thần có tính chất điể
n hình của loại trẻ này; mà sự thoả mãn nhu cầu này lại phản ánh sự phát
triển lệch lạc về các nhu cầu đó. Ví dụ: Vì muốn tự khẳng định mình nên chúng thường gây
gổ, hung hăng trước mọi người; càng hung hăng chúng càng bị xa lánh, ghét bỏ, dấn sâu vào
các hành vi sai trái khác ( thật ra trong thâm tâm chúng vẫn ao ước khát khao được vỗ về, an
ủi, thậm chí muốn được che chở…, nhưng đó chỉ là cái ẩn tàng bên trong còn hành vi bộc lộ
ra ngoài rõ ràng là sự ph
ản ứng bất bình thường mà trừ các nhà chuyên môn ra, khó có thể
làm cho người ta thương mến chúng được).
Các sai lệch trong sự hình thành và phát triển các nhu cầu thuộc về nội dung và phương thức
biểu hiện. Chúng rất muốn quan hệ giao tiếp bình thường, cởi mở với mọi người. Nhưng do
thói quen thích gây gổ, xung đột với mọi người một cách không bình thường, ngẫu nhiên, vô
ý thức, nên nếu không dữ dằn, hung bạo, gây gổ hình như chúng không chịu n
ổi. Như vậy, ở
15

trẻ hư nhu cầu giao tiếp bình thường biến dạng thành nhu cầu gây sự, cải lộn, va chạm với
mọi người.
Cách biểu lộ nhu cầu tự khẳng định ( như muốn tỏ ra thích tự lập, không phụ thuộc vào bất
cứ ai, “bất cần đời”, hoặc lì lợm chịu trận để tỏ ra can đảm, có “ bản lĩnh”) và học làm người
lớn ( một cách bệnh ho
ạn), qua tác phong, nói lóng, hút thuốc lá, xài ma tuý…
Nhu cầu về ấn tượng mạnh luôn luôn ám ảnh chúng : Nỗi khao khát trở thành “ đại bàng”, “
Đại ca”, yêng hùng tứ chiếng…đã đưa chúng vào các trò chơi mạo hiểm (dại dột), phiêu liêu
đầy ấn tượng li kỳ hấp dẫn ( thậm chí rất tinh quái) như kiểu phim trinh thám giật gân mà
chúng biết đến.
2. Theo thời gian, các hứng thú lệch lạc, các sai lầm tích tụ lại hình thành ở chúng tâm lý phản
xã hội, tâm lý chống đối mọi điề
u bình thường (về ăn ở, quan hệ, giao tiếp…) của xã hội. Các

suy nghĩ -hành vi này trở thành yếu tố thống trị mọi hành vi của chúng. Chi phối tất cả các
nhu cầu khác. Tiến thêm một bước nữa, sự khó giáo dục trở thành đường hướng hướng phát
triển tiêu cực chủ đạo tâm lý và trở thành yếu tố định hướng mọi hành vi, mọi suy nghĩ của trẻ
hư. Trong phạm vi giáo dục lại tr
ẻ chưa ngoan, khái niệm “ đường hướng phát triển tiêu cực
chủ đạo của tâm lý”, bao gồm :
-Gồm một phức hợp các nhu cầu phản xã hội, giữ vai trò thống trị trong thế giới đạo đức, từ
đó quyết định mục đích, động cơ hành vi của trẻ, kết quả là hình thành ở chúng một kiểu
hành vi ương bướng, trái với lẽ thông thường: trẻ hư làm tất cả m
ọi việc theo kiểu phản ứng,
trêu ngươi, trái với những điều được giáo dục, trái với mong đợi của mọi người.
-Là phức hợp những phẩm chất tiêu cực và những khuyết điểm ( so với các chuẩn mực đạo
đức thông thường) nhưng đảm bảo đem lại sự thoả mãn nhanh chóng và đầy đủ các nhu cầu
lệch lạc của chúng; chính do những nhu cầu sai trái đó, chúng c
ự tuyệt các phẩm chất tốt,
ngày càng sa vào những thiếu sót và khuyết điểm.
-Đôi lúc trong thâm tâm chúng vẫn lờ mờ cảm thấy sự không bình thường trong phẩm chất
đạo đức, trong tính cách của mình nên mọi cách che đậy những khuyết điểm, những sai trái;
biện hộ cho các hành vi phản xã hội của mình.
- Ở trẻ chưa ngoan còn bộc lộ cách suy nghĩ và hành vi là sự thiếu tính xu hướng xã hội lành
mạnh, sự không ổn
định của tính cách. Sự thiếu tính xu hướng xã hội cuối cùng dẫn tới tính
vô nguyên tắc và hình thành tính liều lĩnh, tuỳ tiện, nhưng lại nhát gan, nhu nhược trước
những khó khăn thử thách; và do đó mà đạo đức phẩm hạnh của chúng, theo thời gian, dần
thoái hoá suy đồi.
3. Một trong những nét tính cách đặc trưng của học sinh chưa ngoan là thái độ bất chấp tất cả
mọi ảnh hưởng của giáo dục, coi thường ho
ặc phủ nhận các thầy cô giáo, các nhà giáo dục.
Lúc đầu trẻ có biểu hiện coi thường cha mẹ và người lớn xung quanh, khi chúng đến trường
trong tình cảm và tâm tư như vậy mà lại gặp phải sự lạnh nhạt, bất công của thầy cô thì các “

đặc điểm” ấy liên tục bị khoét sâu “ vết thương lòng” của trẻ càng khó chữa trị và trẻ càng trở
nên khó dạy.
4. Tình trạng hay xung đột giữa trẻ khó giáo dục vớ
i tập thể trẻ và với các nhà giáo dục là nét
nổi trội trong tính cách của trẻ khó giáo dục. Tình trạng này nếu bị làm ngơ, nếu có điều kiện
phát triển (âm ỉ hoặc công khai) giữa trẻ hư và tập thể lớp sẽ vô hiệu hoá ảnh hưởng giáo dục
của tập thể với cá nhân, những trẻ này sẽ mất dần tính xấu hổ, mất đi sự tự kiểm tra bên trong
và chúng luôn luôn tìm cách v
ượt ra khỏi ảnh hưởng các tác động giáo dục lành mạnh. Chúng
thường xuyên “ cảnh giác”, phản ứng thô bạo với mọi người một cách xấc xược, một kiểu
phản ứng tự vệ bất bình thường, ngăn chặn chúng tiếp thu các ảnh hưởng giáo dục. khi phản
ứng, chúng nhìn đời qua lăng kính chủ quan, mang tích chất tiêu cực: chúng cho là người lớn
khéo giả vờ hoặc mọi người còn tệ hơn rất nhi
ều, có điều họ biết dấu điếm bao che cho nhau
mà thôi. những kiểu suy luận như vậy “ an ủi” chúng gần như là động cơ phương thức để
16

×