Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

lịch sử giáo dục An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 138 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN LỊCH SỬ
---------------





ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

LỊCH SỬ GIÁO DỤC AN GIANG
(1975 – 2005)
…F0G…

Chủ nhiệm đề tài:
TIẾN SĨ NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG


LONG XUYÊN – THÁNG 12 NĂM 2008

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN LỊCH SỬ
---------------





ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG



LỊCH SỬ GIÁO DỤC AN GIANG
(1975 – 2005)

Chủ nhiệm đề tài: TIẾN SĨ NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG
Cán bộ phối hợp chính:
GS – TS. PHAN NGỌC LIÊN (BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO)
TS. BÙI THỊ THU HÀ (HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH)


LONG XUYÊN – THÁNG 12 NĂM 2008
PHẦN TÓM TẮT
An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, giáp với Campuchia, là
tỉnh vùng sâu, vùng xa, đại bộ phận nhân dân sống chung với lũ cũng là địa bàn có mặt
bằng dân trí, giáo dục được xếp vào hạng thấp so với cả nước. Từ sau ngày miền Nam
hoàn toàn giải phóng đến nay, về lĩnh vực giáo dục, nâng cao dân trí An Giang đã có
những chuyển động mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu, đồng th
ời cũng bộc lộ những
hạn chế cần được khắc phục, giải quyết. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử giáo dục
An Giang trong hơn ba mươi năm từ năm 1975 đến năm 2005 nhằm làm rõ các chặng
đường phát triển của giáo dục An Giang, để nhận thức đầy đủ hơn vai trò động lực của
giáo dục, rút ra những bài học cần thiết, góp phần phát triển giáo dục An Giang trong
những năm tới…Đây cũng là một mặt của việc “xã hội hóa” giáo dục mà những người
nghiên cứu lịch sử có thể đóng góp theo chức năng, nhiệm vụ của ngành khoa học lịch
sử.
Nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Giáo dục An Giang hơn mười năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng (1975 - 1986): Chương này giới thiệu vài nét về lịch sử hình thành An giang, về
các điều kiện thuận lợi và khó khăn của tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến

giáo dục. Giáo dục An Giang trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng cũng được đề
cập đến, bởi vì giáo dục An Giang phát triển trên cơ sở kế thừa các nền giáo dục trước
đó: Lý, Trần, Lê, Nguyễn, thời Pháp thuộc, thời Mỹ- ngụy. Sau ngày hoàn toàn giải
phóng (6/5/1975), An Giang tiến hành xây dựng nền giáo dục cách mạng, xóa bỏ chế độ
giáo dục thực dân mới của Mỹ- ngụy nhằm đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn 1976 – 1986 nhân dân An Giang tiếp tục xây dựng nền giáo dục cách
mạng đạt được những thành tựu bước đầu, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những yêu
cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn đó.
Chương II: Giáo dục An Giang trong mười năm đầu c
ủa công cuộc đổi mới
(1986 -1996): Chương này giới thiệu những quan điểm chủ trương của Đảng Cộng sản
Việt Nam về đổi mới giáo dục, bối cảnh của công cuộc đổi mới giáo dục, chứng minh
sự cần thiết phải đổi mới giáo dục nếu không muốn bị tụt hậu trong cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật đang diễn ra. Đả
ng bộ và chính quyền An Giang đề ra những giải
pháp để hiện thực hóa các đường lối chủ trương đó các mặt giáo dục: xóa nạn mù chữ,
giáo dục mầm non, tiểu học, trung học, nghề nghiệp, xây dựng đội ngũ giáo viên, đầu tư
kinh phí,xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và sự phối hợp gia đình – nhà trường – xã hội
trong công tác giáo dục.
Chương III: Giáo dục An Giang trong thời kỳ công nghiệ
p hóa – hiện đại hóa
(1996 – 2005): Chương này giới thiệu những quan điểm chủ trương giáo dục của Đảng
trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, những giải pháp thực hiện của Đảng
bộ và chính quyền An Giang, việc thực hiện quan điểm chủ trương của Đảng thể hiện
trên các mặt giáo dục. Phân tích những nguyên nhân thành công và những yếu kém,
kiến nghị một s
ố giải pháp và kết luận.


MỤC LỤC


Trang
Mở đầu
................................................................................................................
1

Chương I: GIÁO DỤC AN GIANG MƯỜI NĂM
SAU NGÀY HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG (1975 – 1986 )

1. Vài nét về An Giang..........................................................................................................4
2. Giáo dục An Giang trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975).....................7
3. Giáo dục An Giang từ năm 1975 đến năm 1986...........................................................12
3.1. Giáo dục An Giang trong năm 1975 ........................................................................12
3.2. Giáo dục giai đoạn 1976 – 1981 ..............................................................................16
3.3. Giáo dục An Giang giai đoạn 1981 – 1986..............................................................22
Chương II: GIÁO DỤC AN GIANG TRONG 10 NĂM ĐẦU
CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1986-1996)
1.Quan điểm, chủ trương đổi mới về giáo dục của Đảng ................................................32
1.1. Bối cảnh của công cuộc đổi mới giáo dục ..............................................................32
1.2. Những quan điểm chủ trương của Đảng về đổi mới giáo dục ................................33
1.3. Trong cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra
không đổi mới giáo dục là tụt hậu.................................................................................37
1.4. Những giải pháp đổi mới giáo dục của
Đảng bộ và chính quyề
n An Giang...............................................................................39
2.Việc thực hiện quan điểm, chủ trương đổi mới thể hiện trên các mặt giáo dục .......43
2.1 Xóa nạn mù chữ, giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học..........................44
2.2 Giáo dục trung học: cơ sở và phổ thông................................................................53
2.3 Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, đào tạo đại học cao đẳng ...........57
2.4 Xây dựng đội ngũ giáo viên, đầu tư kinh phí,

xây dựng cơ sở vật chấ
t kỹ thuật .................................................................................64
2.5 Sự phối hợp của gia đình – nhà trường – xã hội trong
công tác giáo dục..........................................................................................................74
Chương III: GIÁO DỤC AN GIANG TRONG THỜI KỲ CÔNG
NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA (1996 -2005)

1.Quan điểm, chủ trương giáo dục của Đảng trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu
thế kỷ XXI và những giải pháp của Đảng bộ và chính quyền An Giang……… 77

2.Việc thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng thể hiện trên
các mặt giáo dục ..................................................................................................................89
2.1.Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, xóa mù chữ,
phổ cập giáo dục tiểu học...........................................................................................89
2.2.Giáo dục trung học: cơ sở và phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, các Trung
tâm Giáo dục thường xuyên, đào tạo đại học, cao đẳng, trường Đại học An
Giang, thành lập các Trung tâm học tập cộng đồ
ng, giáo dục vùng dân tộc ít
người, xây dựng đội ngũ giáo viên.............................................................................94
2.3.Công tác tài chính, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
cải tiến công tác quản lý ...........................................................................................100
2.4.Sự phối hợp gia đình – nhà trường – xã hội trong công tác giáo dục .................103
3.Tổng quát về sự nghiệp giáo dục ở An Giang
3.1 Phân tích những nguyên nhân thành công và những yếu kém ........................................108
3.2 Kiến nghị một số giải pháp và kết luận ..........................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC BẢNG THÔNG KÊ Trang
Bảng 1.1: Số lớp, giáo viên, học sinh mẫu giáo 1976 – 1981 ...........................19

Bảng 1.2: Học sinh tốt nghiệp cấp II,III ...........................................................20
Bảng 1.3: Số lượng lớp học và GV ở trường phổ thông 1976 – 1980..............21
Bảng 1.4: Số trường học, lớp học phổ thông từ 1975 đến 1979.......................21
Bảng 1.5: Số học sinh tốt nghiệp THCN và cao đẳng ......................................22
Bảng 1.6: Trường, lớp học phổ thông những năm 1980 – 1983.......................27
Bảng 1.7: Trường, lớp, học sinh, giáo viên phổ thông 1981 – 1985 ................28
B
ảng 1.8: Số lớp học, giáo viên, học sinh các năm 1981 – 1985 .....................28
Bảng 1.9: Tình hình phát triển ngành học bổ túc văn hóa.................................29
Bảng 1.10: Tình hình phát triển giáo dục trung học chuyên nghiệp.................29
Bảng 1.11: Tình hình phát triển giáo dục đại học và cao đẳng ........................30
Bảng 2.1: Kinh phí cho công tác chống mù chữ...............................................44
Bảng 2.2: Số người được xóa mù chữ ..............................................................45
Bảng 2.3: Số nhà trẻ, trường mẫu giáo công lập 1986-1996 ............................47
Bảng 2.4: Kinh phí cho ngành giáo dục mầm non ..........................................48
Bảng 2.5: Số lượng HS, GV, hạnh kiểm, lớp học tiể
u học1986 -1996 .............52
Bảng 2.6: Số giáo viên, số lớp, số học sinh trung học cơ sở ...........................53
Bảng 2.7: Số lớp, số học sinh, số giáo viên trung học phổ thông ....................54
Bảng 2.8: Hạnh kiểm, học lực học sinh lớp 12 trường THPT..........................56
Bảng 2.9: Số tiền đầu tư trung học cơ sở..........................................................56
Bảng 2.10: Số tiền đầu tư trung học phổ thông ...............................................56
Bảng 2.11: Số lượng tuyển sinh vào các trường dạy nghề
...............................58
Bảng 2.12: Số học sinh phổ thông học nghề ....................................................59
Bảng 2.13: Số lượng và trình độ giáo viên ngành đào tạo nghề.......................60
Bảng 2.14: Tài chính cho ngành đào tạo nghề .................................................60
Bảng 2.15: Số lượng học sinh thi và đỗ vào các trường đại học ......................63
Bảng 2.16: Số lượng giáo viên được tiêu chuẩn hóa ........................................65
Bảng 2.17: Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn ................................................................66

Bảng 2.18: Ngân sách Nhà nước tỉnh cấp cho giáo dục ...................................67
Bảng 2.19: Các nguồn tài chính....................................................................... 68
Bảng 2.20: Các nguồn tài chính cho các ngành học .........................................68
Bảng 2. 21: Chi đầu tư cơ bản cho ngành giáo dục ..........................................69
Bảng 2.22: Số lượng lớp học, phòng học từ 1985 – 1996 ................................71
Bả
ng 2.23: Thực trạng phòng thí nghiệm lý, hóa, sinh ....................................72
Bảng 3.1: Số lượng học sinh nhà trẻ, mẫu giáo những năm 1995 – 2000........90
Bảng 3.2: Giáo dục tiểu học những năm 1995 – 2005 .....................................92
Bảng 3.3: Tình hình phát triển giáo dục THCS 1995 – 2005 ...........................94
Bảng 3.4: Tình hình phát triển giáo dục THPT 1995 – 2005 ...........................95
Bảng 3.5: Tình hình kinh phí của ngành giáo dục..........................................100
Bảng 3.6. Số lượng học sinh, sinh viên ngành học.........................................105
Bảng 3.7: Phòng học mới của các năm học 1995 2005.................................105








NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI

Chữ viết tắt: Đọc là
BCH, BGH: Ban chấp hành, ban giám hiệu
BVSKBMTE: Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em
CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CBQLGD: Cán bộ quản lý giáo dục
CSVC, CBGD: Cơ sở vật chất, cán bộ giảng dạy

CBCNV, CĐSP: Cán bộ công nhân viên, cao đẳng sư phạm
DNPT,CĐ: Dạy nghề phổ thông, cao đẳng
ĐTNCSHCM: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐH, CĐ
, ĐHSP: Đại học, cao đẳng, đại học sư phạm,
ĐHTC: Đại học tại chức
GDĐH, GDTX,THCN: Giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên
THCN: Trung học chuyên nghiệp
GD – ĐT, GDPT, GV: Giáo dục – đào tạo, giáo dục phổ thông, giáo viên
HN, HS, SV, HV: Hướng nghiệp, học sinh, sinh viên, học viên
KTTH, PTN Kỹ thuật tổng hợp, phòng thí nghiệm,
KHKT: Khoa học kỹ thuật
MN, MG, MTTQ: Mầm non, mẫu giáo, Mặt trận Tổ quốc
TWĐCSVN: Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam
NQTƯ: Nghị quyết Trung ương
THCS, THPT: Trung học cơ sở, trung học phổ thông
TP, TPHCM: Thành phố, thành phố Hồ Chí Minh
DN, TTDN: Dạy nghề, trung tâm dạy nghề
TT, TX: Thị trấn, thị xã.
TTGDTX: Trung tâm giáo dục thường xuyên
XMC-PCGDTH: Xóa mù chữ - Phổ cập giáo dục tiểu học
UBND: Ủy ban Nhân dân
SL, SP: Số lớp học, số phòng học

MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu: Đề tài khôi phục bức tranh toàn cảnh giáo
dục An Giang từ năm 1975 – 2005 từ nhiều góc độ: quan điểm, chủ trương, quá trình tổ
chức thực hiện công tác giáo dục, các giai đoạn phát triển của sự nghiệp giáo dục. Qua

đó có thể cung cấp những luận cứ khoa học nhằm đóng góp phần rất nhỏ nhoi vào việc
phát triển sự nghiệp giáo dục
ở An Giang. Mặt khác việc nghiên cứu lịch sử giáo dục -
một bộ phận của lịch sử xã hội – cũng góp phần làm rõ hơn lịch sử An Giang giai đoạn
1975 – 2005.
Nội dung nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu về lịch sử giáo dục An Giang trong
một khoảng thời gian dài ba mươi năm (1975-2005) . Đi sâu vào việc nghiên cứu giai
đoạn 1986-1996 đó là thời kỳ đổi mới giáo dục, cũng là thời kỳ
giáo dục An Giang có
nhiều nét đột phá. Nghiên cứu giai đoạn trước đổi mới (1975-1986) để chứng minh sự
cần thiết phải đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục An Giang nói riêng. Nghiên cứu
giai đoạn 1996 – 2005 để thấy được những thành quả của công cuộc đổi mới giáo dục
ở An Giang, tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế yếu kém thúc
đẩy giáo dục An Giang tiếp tụ
c phát triển.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là
lịch sử giáo dục An Giang từ 1975 đến 2005 thể hiện trên các mặt: quan điểm, chủ
trương về giáo dục, những thành quả và hạn chế của sự nghiệp giáo dục tại An Giang
bao gồm giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Tuy nhiên, do điều
kiện tài liệu và những khó khă
n trong thực tế, đề tài tập trung nghiên cứu về sự nghiệp
giáo dục trong nhà trường, đồng thời đặt giáo dục nhà trường trong mối liên hệ với giáo
dục gia đình và giáo dục xã hội.
Phạm vi không gian nghiên cứu là tỉnh An Giang với địa giới hành chánh là thời
điểm hiện nay. Phạm vi thời gian là thời kỳ 1975 – 2005 được chia làm 3 giai đoạn:
1975 – 1986: Giáo dục An Giang hơn mười năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng; 1986 – 1996: Giáo dục An Giang trong mười nă
m đầu của công cuộc đổi mới
;1996 – 2005: Giáo dục An Giang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Bên cạnh việc viết lại lịch sử giáo dục An Giang, để thực hiện đúng chức năng sử

học, đề tài còn đúc kết những đặc điểm và những bài học kinh nghiệm nhằm đóng góp
phần nhỏ vào sự phát triển của ngành giáo dục An Giang nói riêng vùng đồng bằng
sông Cửu Long và cả
nước nói chung, trong điều kiện hiện nay khi cả nước đang tập
trung thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở những nguyên tắc
phương pháp luận sử học theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh chúng tôi kết hợp phương pháp lịch sử
và phương pháp lôgíc và sử dụng các
phương pháp chuyên ngành về nghiên cứu lịch sử để trình bày và giải quyết các vấn đề
khoa học của đề tài.
Phương pháp lịch sử là cốt lõi của sự nghiên cứu và trình bày quá trình lịch sử
giáo dục An Giang giai đoạn 1975 – 2005 theo đúng bản chất phát triển cụ thể của nó.

1
Phương pháp lôgic nghiên cứu quá trình lịch sử giáo dục An Giang dưới hình thức
lý luận trừu tượng và khái quát nhằm vạch ra bản chất, qui luật phát triển của giáo dục
An Giang
Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic trong nghiên cứu để xử lý
đúng đắn mối quan hệ giữa tài liệu – sự kiện và khái quát – lý luận đồng thời xử lý mối
quan hệ giữa quan điểm lịch sử và quan đi
ểm giai cấp trong nghiên cứu lịch sử giáo
dục An Giang
Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng song song với phương pháp so
sánh và loại suy để phát hiện và vạch rõ những điểm tương đồng từ các sự việc khác
nhau cũng như những dị biệt từ những sự việc dường như được lặp lại giống nhau.
Phương pháp loại suy giúp đi đến kết luận về quan
điểm về nhận thức được rút ra từ
lịch sử giáo dục An Giang

Sử dụng phương pháp đa bộ môn để nhằm tiếp cận giáo dục An giang từ nhiều
phía và nhằm tận dụng nhiều nguồn thông tin để nhận thức lịch sử
Sử dụng phương pháp phân kỳ: Dựa theo các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc để
phân kỳ vì sau mỗi kỳ Đại hội
Đảng giáo dục An Giang chuyển sang một bước ngoặt
mới, do vậy, phân kỳ như sau: Giáo dục An Giang hơn mười năm sau ngày hoàn toàn
giải phóng (1975-1986); giáo dục An Giang thời kỳ đổi mới (1986-1996); giáo dục An
Giang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa (1996 – 2005).
Thu thập, xử lý tài liệu, thống kê, so sánh, đối chiếu để trình bày và giải quyết các
vấn đề khoa học của lịch sử giáo dục An Giang. Các vấn đề đã nêu ra chúng tôi tự giải
quyế
t bằng các cuộc trao đổi với sinh viên, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh,
chuyên gia, xem báo, xem ti vi, nghe đài v.v…
Phương pháp xin ý kiến của chuyên gia: sau khi viết xong từng chương chúng tôi
gởi bài đến các chuyên gia: Gs Ts Phan Ngọc Liên (Bộ Giáo dục – Đào tạo), PGs Ts
Ngô Minh Oanh (Trưởng khoa Sử, ĐHSP Tp HCM), PGs Ts Võ Văn Sen (Hiệu trưởng
Trường Đại học KHXH và NV Tp HCM), Ts Lê Hữu Phước (P. Hiệu trưởng Trường
Đại học KHXH và NV Tp HCM), Ts Bùi Thị Thu Hà (Học viện Chính trị Quốc gia
HCM) để được tư vấn, qua đ
ó chúng tôi sửa chữa, thêm bớt để tác phẩm có thể đạt yêu
cầu.
4. Dự kiến những đóng góp kết quả nghiên cứu của đề tài:
Đóng góp về mặt khoa học, phục vụ công tác đào tạo: Đề tài tập hợp, hệ thống
những tài liệu cơ bản và đáng tin cậy để trình bày tương đối toàn diện đầy đủ về các
chặng đường phát triển của sự nghi
ệp giáo dục đào tạo ở An Giang trong 30 năm cuối
thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI trên cả 3 phương diện: giáo dục nhà trường, giáo dục gia
đình, giáo dục xã hội. Đề tài cung cấp những tài liệu và luận cứ khoa học cần thiết cho
việc nghiên cứu toàn diện về lịch sử địa phương An Giang trong công cuộc xây dựng,
phát triển kinh tế xã hội từ năm 1975 đến nay. Có thể làm tài liệu tham khảo ph

ục vụ
cho việc giảng dạy lịch sử địa phương, lịch sử giáo dục, lịch sử Việt Nam hiện đại. Kết
quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo của Đảng bộ và Chính quyền An
Giang trong việc đề ra những quyết sách về giáo dục ở địa phương. Đề tài cũng góp

2
phần tổng kết thực tiễn hoạt động của ngành giáo dục, từ đó tìm ra những giải pháp cụ
thể khả thi nhằm thực hiện hiệu quả hơn mục tiêu phát triển giáo dục An Giang.
Những đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế: An Giang nằm trong vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, có chùm núi thấp Thất Sơn, cảnh quan kỳ tú, thiên nhiên có
nhiều nét độc đáo, có tiềm năng lớn lao về kinh tế. Việc khai thác An Giang vì thế cũng
cần phải có nguồn nhân lực đông, chất lượng cao, phù hợp. Giáo dục An Giang đóng
góp phần không nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực giúp khai thác An Giang hiệu
quả, phát triển bền vững.
Những đóng góp về mặt xã hội: Trên cơ sở của việc nghiên cứu lịch sử giáo dục
An Giang, qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm, các phương pháp giáo dục,
định hướng giáo dục, những m
ặt mạnh, yếu v.v…góp phần nhỏ vào việc phát triển giáo
dục, kinh tế, xã hội An Giang.
5. Cấu trúc của đề tài: Ngoài các phần Dẫn luận, Kết luận, Tài liệu tham khảo,
Phụ lục, Nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Giáo dục An Giang hơn mười năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng (1975-1986)
Chương 2: Giáo dục An Giang trong mười năm đầu của công cuộc đổi mới (1986-
1996)
Chương 3: Giáo dục An Giang trong thời kỳ
công nghiệp hóa – hiện đại hóa
(1996 – 2005).
Nội dung chính của đề tài bao gồm 119 trang. Có 87 tài liệu tham khảo tiếng
Việt. Có các trang phụ lục bao gồm các bài viết, nêu các vấn đề liên quan đến thực trạng

và giải pháp phát triển giáo dục An Giang

3
CHƯƠNG I: GIÁO DỤC AN GIANG HƠN MƯỜI NĂM SAU NGÀY MIỀN
NAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG (1975 – 1986)
Hơn mười năm sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, giáo dục An Giang
có nhiều thay đổi, biến chuyển lớn song cũng gặp không ít khó khăn trong tình hình
chung của cả nước. Đặc biệt, An Giang là tỉnh có nhiều nét riêng về tự nhiên, kinh tế,
lịch sử, văn hóa, xã hội. Vì thế, sự phát triển giáo dục An Giang cũng có những nét đặc
thù.
1.Vài nét về An Giang
Tỉnh An Giang được thành l
ập vào năm Minh Mạng thứ 13(1832), số đinh là
25.645 người. Năm Tự Đức thứ 3, tỉnh An Giang có 3 phủ 10 huyện. Phủ Tuy Biên có
các huyện Tây Xuyên, Phong Phú, Hà Dương, Hà Âm; phủ Tân Thành: Đông Xuyên,
Vĩnh An, An Xuyên; phủ Ba Xuyên: Phong Xuyên, Phong Thạnh, Vĩnh Định. Thành
tỉnh An Giang đặt tại huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên (thị xã Châu Đốc ngày nay).
Thời Pháp thuộc An Giang chia làm nhiều tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sa
Đéc, Sóc Trăng.
An Giang ngày nay có diện tích 3.423,5km2, nằm ở phía Tây Nam nước ta, phần
lớn thuộc ph
ủ Tuy Biên xưa, bao gồm tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc cũ. Phía Bắc giáp
Đồng Tháp, đường ranh giới tự nhiên là sông Tiền, dài 113km. Phía Nam giáp tỉnh
Kiên Giang với ranh giới là các sông ngòi kênh rạch nhỏ dài 62km. Phía Đông giáp
Cần Thơ, ranh giới là kênh Long Xuyên – Rạch Giá dài khoảng 45km. Vị trí địa lý này
tạo ra sự thuận lợi và cũng là gánh nặng về giao lưu giáo dục giữa An Giang với các
tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ.
Phía Tây Nam, An Giang giáp Campuchia với đường biên giới dài 95km, qua các
huyện: Tân Châu, An Phú, thị xã Châu Đốc, Tị
nh Biên và Tri Tôn. Ở đó, trẻ em, thanh

niên nam nữ đã sớm và thường xuyên tham gia vào việc buôn bán ở vùng biên giới, trở
thành một trong những khó khăn cho việc tổ chức học tập. Khác với nhân dân sống xa
biên giới chuyên sống với nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, cư dân ở đây
buộc phải xông xáo, năng động trong buôn bán, ít quan tâm đến việc học hành. Tình
hình này ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giáo dục nói chung, đặc biệt là việc học tậ
p
của thanh thiếu niên.
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú với hệ thống sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt, lại có vùng đồi núi Thất Sơn, An Giang rất thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế nên yêu cầu học tập, việc đưa kiến thức khoa học vào lao động sản xuất,
thích nghi và chinh phục hợp lí điều kiện tự nhiên được đặt ra rất cấp thiết. Hơn nữa,
vùng đất Th
ất Sơn thuộc thị xã Châu Đốc, huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, có cảnh quan kỳ
tú, là những căn cứ kháng chiến chống xâm lược, đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, với nhiều di tích lịch sử cách mạng, lại là vùng đất có nhiều chùa
chiền, đền miếu, chứa đựng nhiều điều bí ẩn về xã hội, huyền thoại về các vị giáo chủ
tôn giáo, anh hùng cứ
u quốc nên hàng năm thu hút lượng khách du lịch rất lớn.
Ngoài nông nghiệp, các ngành kinh tế khác như khai thác khoáng sản, lâm
nghiệp, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, nghề nuôi cá v.v…khá phát triển cũng đòi
hỏi nhiều lao động có trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật, kinh tế, thương mại,

4
ngoại ngữ; nhất là An Giang từ lâu đã là nơi xuất khẩu lúa gạo và cá nước ngọt lớn nhất
nước. Đặc biệt ở đây người làm ra con cá, lúa gạo phần lớn nghèo khổ, nợ nần chồng
chất trong khi đó doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu,
chế biến thức ăn thủy sản, gia súc, chế biến thủy sản v.v…giàu to. Chính các doanh
nhân An Giang với ưu th
ế về tri thức, học vấn cao, nhiều vốn, khôn khéo giao thương
trong, ngoài nước…vét sạch túi của người nông dân rất đáng thương. Chỗ này rất cần

đến sự điều tiết của Nhà nước nhằm giúp cho nông dân có cuộc sống khá hơn.
Để khai thác những tiềm lực về kinh tế và sản xuất nhiều mặt như vậy cần phải có
con người lao động có văn hoá, tri thức khoa học phù hợp với yêu cầu và trình độ phát
triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Ngoài các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội nêu trên, việc tăng khá nhanh
dân số ở An Giang cũng như nhiều địa phương khác, tạo áp lực rất lớn về sự phát triển
trường lớp gây không ít khó khăn cho giáo dục. Dân số An Giang phân bố không đều:
đông đúc ở các thị xã, thị trấn, thưa thớt ở vùng sâu, vùng núi, vùng xa.
Đặc điểm cư
trú của cư dân An Giang là sống dọc theo tuyến: xây dựng nhà cửa ở các gờ đất ven
sông, theo bờ kênh rạch, theo các con đường giao thông …bởi vì vào mùa lũ nước
trong đồng ngập rất sâu không thể cư trú được. Đặc điểm về phân bố dân cư và cư trú
như trên ảnh hưởng lớn đến sự xây dựng mạng lưới trường lớp. Do địa hình và việc
phân bố dân cư nh
ư đã nêu trên nên việc tìm đất xây trường gặp rất nhiều khó khăn, vì
nơi đất cao thì người dân đã cất nhà ở, còn nơi đất thấp thì ngập nước không thể xây
dựng trường lớp được. Vì thế, giáo dục kết hợp với dân số, địa điểm học tập là một
trong những việc mà ngành giáo dục An Giang đã đặc biệt chú ý, nhằm thu hút và đảm
bảo cho con em nhân dân lao động đến trườ
ng mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của
nhân dân.
An Giang có khoảng 25 dân tộc, trong đó có bốn dân tộc đông dân là người Việt,
Khmer, Hoa, Chăm. Người Khmer có khoảng trăm ngàn người, theo đạo Phật, sống
quần cư theo các phum, sóc ở vùng đồi núi thấp Thất Sơn, thuộc huyện Tịnh Biên, Tri
Tôn. Người Chăm có khoảng hai chục ngàn người phần lớn theo đạo Islam sống tập
trung ở xã Châu Phong (huyện Tân Châu), xã Phú Hiệp (huyện Phú Tân), xã Đa Ph
ước
(huyện An Phú ), xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú)… Người Hoa cư trú tại các thị xã,
thị trấn, chuyên nghề buôn bán, phần lớn giàu có, song cũng sống hoà nhập với cộng
đồng các dân tộc anh em. Người Việt chiếm đa số, khoảng gần hai triệu người, sống rải

rác khắp nơi trong tỉnh, tập trung đông nhất ở vùng nông thôn, các đô thị, giữ vai trò
quan trọng trong các ngành kinh tế, chính trị xã hội văn hoá. Mỗi dân tộc có nền vă
n
hoá của riêng, có nhiều nét độc đáo, đặc thù, do đó, các trường học ở vùng dân tộc cũng
cần phải có những nét riêng phù hợp với đặc trưng của cộng đồng. Song, không vì vậy
mà hạ thấp mặt bằng giáo dục ở các vùng dân tộc ít người mà phải đảm bảo trình độ
chung của giáo dục cả tỉnh, cả nước.
An Giang cũng có nhiều tôn giáo: đạo Phật, Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài…
đặc biệt là sự
xuất hiện từ rất lâu các đạo có nguồn gốc An Giang như Bửu Sơn Kỳ
Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo. Tôn giáo ảnh hưởng khá lớn đến tư
tưởng, tình cảm của nhân dân và học sinh, sinh viên đáng kể nhất là Phật giáo Hoà Hảo
với số tín đồ đông nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Trước, trong và sau ngày lễ “18
tháng 5” có hàng triệu người hành hương về “ Thánh địa Hòa Hảo”. Khách hành h
ương
thường được đãi cơm chay, ở trọ miễn phí. Đó là sự lo lắng cho nhau của tín đồ theo

5
một đạo nghèo tiền của nhưng giàu lòng nhân ái, điều này đã làm ấm áp thêm tình bạn
bè, cũng là một nét văn hóa độc đáo của cư dân Hòa Hảo. Năm 2008, việc đãi cơm
được thực hiện ở hơn hai trăm tám chục Ban Trị sự ở nhiều tỉnh nhờ vậy nên số người
hành hương về vùng Hòa Hảo trong các ngày 15,16,17,18,19, 20 tháng 5 giảm: còn
khoảng tám trăm ngàn người; áp lực về môi trường số
ng trên vùng đất nhỏ bé Hòa Hảo
trong các ngày lễ, nhờ đó, cũng giảm nhẹ phần nào. Khách thập phương đến các chùa
Hòa Hảo không phải “cúng dường”. Người theo đạo là cư sĩ tại gia, “học Phật tu nhân”,
chăm chỉ làm ăn, chuyên tâm “làm phước”: bố thí, bồi lộ đắp đường, đào kênh xẻ
mương, giúp đỡ bệnh nhân nghèo, lập các nhà khám bệnh, trị bệnh (chủ yếu bằng thuốc
Nam), xây nhà tình nghĩa, tình thương…Cư
dân Hòa Hảo sống trong sự chan hòa tình

thương yêu, bên cạnh đó lúc nào cũng được che chở, đùm bọc, giúp đỡ nhau; ở đó có
bóng dáng của một-xã-hội-có-nhiều-người- sống-vì-người-khác.
Trước kia, bên cạnh các tôn giáo đó lại có rất nhiều “ông đạo”, ông thì nằm suốt
năm gọi là “Đạo Nằm”; ông thì chỉ ăn ớt gọi là “Đạo Ớt”; ông thì ai nói gì cũng ừ gọi là
“Đạo Ừ”…Vậy mà cũng có nhiề
u người tin theo. Ngày nay, ở An Giang hàng trăm
thầy thuốc Nam hốt thuốc trị bệnh miễn phí; lúc mới “nổi” có đến hàng ngàn lượt
người đến trị bệnh, sau đó giảm dần, thầy khác tấn lên; đã cứu giúp rất nhiều cho người
nghèo – những người không có tiền để trị bệnh bằng thuốc Tây vượt qua khốn khổ vì
đau yếu bệnh tật. Sống trong các điều kiện khắc nghiệ
t của thiên nhiên, đời sống còn
quá nhiều khó khăn cho nên người dân dễ tin vào những điều dị thường ?
Do vậy, việc giáo dục học sinh ở An Giang cũng như ở vùng đồng bào tôn giáo
trong tỉnh cần được chú trọng đến tư tưởng yêu nước, tin tưởng cách mạng, Đảng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do theo tôn giáo và không theo tôn
giáo. Chủ trương này hoàn toàn không đối kháng với nhau, bởi vì, giáo dục cung cấp
cho học sinh nh
ững kiến thức khoa học, theo mục tiêu giáo dục mà Đảng, Nhà nước đã
nêu ra, còn tôn giáo là vấn đề tâm linh của người dân. Mặt khác, giáo lý của các đạo,
như Phật giáo Hòa Hảo cũng phản ánh những yêu cầu chính đáng của đông đảo quần
chúng tín đồ, vốn là nhân dân lao động giàu lòng yêu nước, tin yêu cách mạng, Bác Hồ,
mong ước một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ, một đời sống ấm no, hạnh phúc.
Tuy nhiên trong công tác giáo dục ở vùng
đồng bào tôn giáo cần phải tiến hành đấu
tranh những luận điệu sai trái, xuyên tạc của bọn phản động quốc tế và trong nước,
mưu đồ gieo rắc và kích động tư tưởng chống phá cách mạng, phá vỡ sự đoàn kết dân
tộc.
Hơn 80% dân số An Giang sinh sống bằng nghề làm ruộng ở nông thôn, phần lớn
còn nghèo khổ, thiếu tri thức khoa học kỹ thuật, thiếu điều ki
ện đẩy mạnh sản xuất,

tăng năng suất. Vì vậy, cần phải tạo điều kiện cho con em nhà nghèo được đến trường.
Tuy nhân dân An Giang hiếu học, học sinh khắc phục khó khăn để đến trường, nhưng
chất lượng học tập chưa cao, học sinh bỏ học, chưa gắn bó với quê hương còn khá phổ
biến. Điều này do nhiều nguyên nhân: nghèo, lũ lụt, chưa có truyề
n thống học hành
chăm chỉ như cư dân ở các miền đồng bằng sông Hồng, Thanh Nghệ Tĩnh, Nam Ngãi,
Bình Phú. v v…
Điều kiện tự nhiên xã hội như trên, dĩ nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống
của người An Giang, song vốn có truyền thống anh hùng trong lao động của sản xuất
và đấu tranh xã hội, người dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng đất An
Giang nói riêng, không chịu khuất phục mà tìm cách thích ứng và từng bướ
c chinh

6
phục hợp lí thiên nhiên cho số dân cư ngày một đông đúc với nhu cầu ngày càng tăng.
Điều này có thể được giải thích bằng truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân
dân An Giang trong truyền thống chung của dân tộc.
Bên cạnh những thuận lợi, An Giang cũng có những khó khăn về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội làm chậm sự phát triển của giáo dục so với các nơi khác.
Vì vậy,
để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ngành chủ quản phải có chiến lược phát triển
phù hợp, khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm nhằm đạt kết quả tối ưu. Điều này
gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị và xây dựng đất nước, bởi vì giáo dục là một bộ
phận của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc ti
ến lên chủ nghĩa xã hội. Trong tình
hình chung của cả nước sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đi lên chủ nghĩa xã
hội, An Giang cùng các địa phương khác có nhiều cơ hội và thuận lợi cũng như nhiều
khó khăn, thách thức trong công cuộc xây dựng, phát triển và thúc đẩy giáo dục tiến
lên.
2. Giáo dục An Giang trước ngày An Giang hoàn toàn giải phóng (6/5/1975)

Giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục An Giang nói riêng đều phát triển trên cơ
sở tiếp thu những tinh hoa của các nền giáo dục trước
đó.
Thời Lý, Trần giáo dục đạt được những thành tựu rực rỡ, đào tạo nhiều nhân tài,
vì thế kinh tế, chính trị, văn hóa đều phát triển, đặc biệt, nước ta lúc đó trở thành một
cường quốc quân sự thể hiện ở các việc “đánh Tống, bình Chiêm”, ba lần đánh thắng
Mông Cổ - một đế quốc hùng mạnh từng “làm cỏ” châu Á, châu Âu. Người được giáo
dục lúc đó bu
ộc phải có trách nhiệm với gia đình, với tộc họ, nếu làm tốt cả gia đình,
tộc họ được vinh quang, làm tội có khi bị “tru di tam tộc”. Trong xã hội đó không có
viện dưỡng lão cho người già vì trong mỗi gia đình đều phải “dưỡng nhi đãi lão” và
luật pháp qui định là con cái bắt buộc phải nuôi dưỡng ông bà cha mẹ, nếu không sẽ bị
qui vào tội “bất hiếu”, một trong “thập ác”: tội tử hình. Thanh niên thời Trần thườ
ng
xâm ở bụng các chữ “trọng nghĩa khinh tài”, xâm ở tay chữ “Sát Thát”. Vậy, thanh niên
thời Trần đã hấp thụ quan niệm sống không phải sống-cho-riêng-mình mà sống-cho-
cộng-đồng. Nền giáo dục đó được tiếp tục dưới các thời Lê, Nguyễn nhưng hiệu quả
thấp hơn.
Thời Nguyễn, An Giang có bốn trường học, đó là: Trường học tỉnh An Giang: ở
thôn Chu Phú về phía tây tỉnh thành dựng n
ăm Thiệu Trị thứ 2; trường học phủ Tân
Thành: ở thôn Vĩnh Phúc về phía đông lị sở của phủ, dựng năm Minh Mệnh thứ 13;
trường học huyện Đông Xuyên: ở thôn Long Sơn về phía đông lị sở của huyện dựng
năm Minh Mệnh thứ 18; trường học huyện An Xuyên: ở thôn Tân Hựu về phía đông lị
sở của huyện, dựng năm Minh Mệ
nh thứ 20 (Viện Sử học, 2006). Ở tỉnh vua đặt chức
quan đốc học, giáo thụ ở phủ, huấn đạo ở huyện để giảng dạy và thúc đẩy việc học của
người dân. Bên cạnh đó là các trường tư do các nho sĩ, các “Thầy đồ xứ Nghệ” cùng
với người dân thành lập và giảng dạy.
Mục đích của sự học hành là: học chữ nghĩa, kinh sách để thi

đậu làm quan giúp
vua cai trị dân, làm thầy thuốc, thầy bói, thầy địa lý, thầy giáo, thầy tướng số; học luân
lý, đạo nghĩa để trở thành người quân tử, người tốt trong xã hội, và đây được xem như
là mục tiêu tối cần thiết. Vì thế “người có học” được xã hội quí mến, trọng vọng. Hầu
như gia đình nào cũng cho con cái đi học “dăm ba chữ thánh hiền” để làm người lương

7
thiện, hiếu thảo, tín nghĩa. Nội dung giáo dục là các tư tưởng, luân lý đạo đức của đạo
Khổng giúp người học trau dồi nhân cách, học cách xử thế, học đạo làm người, duy trì
luân lý đạo đức trong xã hội và may mắn thì đỗ đạt làm quan…
Nhà nước phong kiến tuyển chọn quan lại bằng khoa cử, bảo cử và ấm sung; trong
đó chủ yếu là khoa cử. Muốn được bổ làm quan phải đỗ từ Cử nhân trở lên, sau này vào
cuối thời Nguyễn điều kiện khó hơn là phải đỗ Cử nhân thứ hạng cao. Ngoài các kỳ thi
Hương, Hội, Đình nhà vua còn tổ chức thêm các kỳ thi: Sĩ vọng khoa, Hoành tứ khoa,
Tứ trọng khoa để thu hút nhân tài còn lại như các danh sĩ, ẩn sĩ, học trò giỏi…Quan lại
ngày xưa thường có thực tài do làm quan sau khi thi đỗ; ít tham ô, tham nhũng vì các vị
ấy là người có thực học, trung thực trong học tập, thi cử, ch
ỉ được làm quan sau khi thi
đậu. Thiếu trung thực trong thi cử, luồn lách để được làm quan khi có người tố giác sẽ
bị chém, vì vậy buộc mọi người phải đặt sự trung thực trong thi cử lên hàng đầu. Quan
lại nói chung là tốt cho nên ngày nay người dân nhắc đến “trăm quan cựu thần” với
lòng tôn kính. Chưởng binh Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, hành quân ngang An
Giang, đóng quân ở cù lao Cây Sao, thọ bệnh mất ở tuổi năm mươi; thời gian đế
n An
Giang chỉ khoảng sáu tháng, thế mà khắp nơi trong tỉnh có đền thờ Ông; cù lao Cây
Sao đổi tên thành Cù lao Ông Chưởng, con sông chảy giữa cù lao được gọi là sông
Lòng Ông Chưởng. Lễ Thành hầu được thờ phượng, kính yêu vì Ông Chưởng không
phải là quan tham, không phải là kẻ bất lương làm quan chỉ biết vơ vét của dân, chỉ biết
ra những quyết định có lợi cho mình, không phải là kẻ bất tài được làm quan mà đúng
là “dân chi phụ mẫu”, là vị quan có thực tài, hết lòng chăm lo

đến hạnh phúc của người
dân.
Sách giáo khoa chủ yếu là các quyển Nhất thiên tự, Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, Sơ
học vấn tân, Ấu học ngũ ngôn nhi, Minh tâm bảo giám, Minh Đạo gia huấn, Tam tự
kinh, Bắc sử, Nam sử… Học sinh các lớp cao “còn được nghiền ngẫm các tư tưởng
Khổng học qua Tứ thư, Ngũ kinh (Đoàn Huy Oánh, 2004). Lồng trong các sách giáo
khoa đó là nội dung giáo dục con người có những đức tính của người quân tử
: nhân, lễ,
nghĩa, trí, tín, dũng, trung; đi sâu vào việc đào tạo thành người hiếu nghĩa vì “thiên kinh
vạn điển hiếu nghĩa vi tiên”.
Yểm trợ cho nền giáo dục đó là luật pháp thấm nhuần tinh thần nhân trị, theo đó,
các điều luật thường hướng đến việc trau dồi nhân cách, hướng dẫn nhân dân hành
thiện, chú trọng đặc biệt đến luân lý, bảo vệ thuần phong mỹ tục. Các tội bị xem là
“thập ác” phải bị xử phạt rất nặng là bất hiếu, bất mục, loạn luân. Những tội ác này
thuộc phạm vi luân lý nhưng bị xử phạt ngang với các tội chính trị như nổi dậy chống
chính quyền, phản quốc…Không có ranh giới rõ ràng giữa luật pháp và luân lý. Thời
đó, làm quan dù to cở nào đi nữa thì khi cha, mẹ mất phải từ quan về nhà thọ tang ba
năm, sẽ trở lại làm quan sau khi nghiêm túc th
ọ tang (phải để râu tóc, ăn uống đạm bạc,
không nhậu nhẹt say sưa, không được mặc đẹp, tuyệt dục …)
Người xưa cho rằng người bất hiếu không thể làm quan được, bởi vì người sinh
dưỡng ra mình mà mình không lo, vậy thì làm quan mình lo cho ai? Những người bất
hiếu nếu có lo cho dân cũng chỉ nhằm mục đích vụ lợi. “ Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi
đại”, nhưng nếu người vợ đ
ã thọ tang thì người chồng không được phép tìm vợ khác.
Nhà vua cũng ban các điều giáo huấn nhằm giáo dục toàn dân, trong đó nhấn mạnh đến
việc dạy dỗ người dân trở thành người sống vì gia đình, xã hội, đất nước.

8
Phụ nữ ít được đi học cộng với quan niệm “ trọng nam khinh nữ” và thuyết “tam

tòng” làm cho địa vị người phụ nữ trong gia đình và xã hội trở nên thấp kém. Nhưng,
trong thực tế, do đặc điểm riêng của xã hội Việt Nam người phụ nữ trong nhiều gia
đình được tôn trọng vì được pháp luật bảo vệ, vì bổn phận làm con là phải hiếu thảo với
cha mẹ, ảnh hưở
ng của tôn giáo, nhân dân ta vốn tôn trọng phụ nữ (Phật bà Quan Âm,
Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Kho…), trong nhiều gia đình người mẹ
đóng vai trò chính về kinh tế, nhất là khi chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây
v.v…nên với vai trò nội tướng người vợ góp phần đắc lực trong việc giúp chồng con
làm nên sự nghiệp.
Những người trung hiếu được tôn vinh. Ở An Giang những người đã từng được
vua khen ngợi là Nguyễn Vă
n Nhân, Tống Phước Thiêm, Nguyễn Văn Nhàn, Hoàng
Phúc Bảo, Nguyễn Văn Trọng, Đoàn Văn Trường, Nguyễn Văn Định, Nguyễn Văn
Tuyên, Nguyễn Công Yến, Dương Thị Ư, Nguyễn Thị Dung....
Nền giáo dục đó đã đào tạo nên những hiền nhân, quân tử, những người có đức
hạnh, giỏi làm thơ, văn, tầm chương trích cú, thủ cựu, sùng bái văn minh Trung Hoa,
kỳ thị với Tây họ
c… nhưng bất tài, nhu nhược, dốt nát về chính trị, kinh tế, quân sự,
ngoại giao, khoa học, kỹ thuật do vậy đã không giúp nước nhà vươn lên giàu mạnh, bất
lực trước sự xâm lăng của các nước phương Tây.
Trong thời Pháp thuộc, giáo dục Nho học còn tiếp tục cho đến năm 1919 – năm
thi Hội cuối cùng. Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, nên thực dân Pháp làm cho người
dân lầm tưởng là được hưởng nhiều quyề
n tự do dân chủ hơn đồng bào mình ở Trung
Kỳ và Bắc Kỳ. Thực ra, việc chia Việt Nam làm “3 xứ ” với chế độ cai trị khác nhau
chỉ là thủ đoạn thâm hiểm, xảo quyệt của thực dân Pháp trong việc chia cắt đất nước,
chia rẻ nhân dân. Cả Việt Nam đều nằm dưới quyền thống trị của Pháp. Về thực chất,
nhân dân đã mất quyền độc lập tự do, trong
đó có quyền tự do học tập. Tuy là xứ thuộc
địa, sớm tiếp thu văn hoá, giáo dục của Pháp, song nhân dân Nam Kỳ vẫn phải gánh

chịu hậu quả của“ chính sách ngu dân” mà Nguyễn Ái Quốc (1925) đã tố cáo trong
quyển “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Bức tranh ảm đạm về giáo dục của An Giang là một mảng trong cảnh u tối chung
của giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc: hơn 95% dân số bị mù chữ
, trường học
phần lớn dành cho con em các tầng lớp trên, các công chức cao cấp, quan lại, nhằm vào
việc đào tạo tay sai làm việc trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp; việc vào học ở các
trường trung học, cao đẳng, đại học, du học chỉ là niềm ước mơ của con em nhà nghèo.
Thời Pháp thuộc, ở An Giang chỉ có “4 trường tiểu học, đặt ở Long Xuyên, Châu
Đốc, Thốt Nốt, Chợ Mới, khoảng 42 trường s
ơ học đặt rải rác ở các nơi trong tỉnh. Tất
cả gồm hơn 200 lớp học, do 200 giáo viên giảng dạy, tổng cộng khoảng 10.000 học
sinh” (Trần Thanh Phương, 1984) Điều đó cho thấy là mạng lưới trường lớp, cấp học,
số lượng giáo viên, học sinh đều rất thấp, xuất phát từ “chính sách ngu dân triệt để” của
thực dân Pháp. Trình độ dân trí lúc đó còn rất thấp. Tuy nhiên, tình hình giáo dục kém
phát tri
ển thời Pháp thuộc không hề ảnh hưởng đến tinh thần yêu nước của nhân dân.
Cuộc đấu tranh cho quyền được học gắn với cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc; một số
người được đi học trở thành những người yêu nước chống Pháp chứ không làm tay sai
cho chúng, tiêu biểu là Tôn Đức Thắng.

9
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lại
bắt đầu trong điều kiện rất gian khổ, nhân dân Nam Bộ nói chung, nhân dân An Giang
nói riêng vẫn thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành đồng thời cuộc đấu
tranh chống “giặc dốt”, “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”. Thực tiễn chứng minh rằng
những nhiệm vụ cấp bách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra trong phiên h
ọp đầu tiên của
Hội đồng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà (ngày 03/09/1945) đã xây dựng một
số cơ sở vững chắc cho thắng lợi của cuộc kháng chiến và kiên quốc. Bởi vì, khi được

quyền học hành người dân sẽ nhận thấy tính ưu việt của chế độ mới, cùng ra sức đấu
tranh cho nguyện vọng lâu đời của mình về độc lập, tự do và củng cố
hơn nữa lòng tin
đối với cách mạng. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng Người
chỉ có “một ham muốn tột bậc” là làm cho đất nước độc lập, ai ai cũng được ấm no, học
hành hạnh phúc. Theo Hồ Chủ tịch nhân dân chỉ biết giá trị thực của độc lập, tự do khi
nào cách mạng đem lại cho họ sự no ấm, hạnh phúc và đượ
c học hành.
Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Ủy ban Hành chính Kháng chiến các cấp ở
Nam Bộ đã chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhiều lớp học ở An Giang được
thành lập; phong trào Truyền bá quốc ngữ phát triển sôi nổi ở khắp nơi trong tỉnh,
mang lại cho các tầng lớp nhân dân kiến thức của nền văn hóa cách mạng. Trong 9 năm
chống Pháp ở những vùng tự
do nhân dân An Giang đã đạt được thành tựu to lớn về
giáo dục đào tạo là nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, chiến sĩ vùng kháng chiến
góp phần đáng kể vào công cuộc đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
Hệ thống giáo dục phổ thông miền Nam có 12 năm học bao gồm giáo dục tiểu học
5 năm và giáo dục trung học 7 năm.
Ở bậc tiểu học học sinh học các lớp năm, tư, ba, nhì, nh
ất và thi lấy Bằng Tiểu
học. Học sinh tiểu học thường bị đánh đòn rất nặng khi không thuộc bài, vi phạm kỹ
luật. Phụ huynh khi gởi con cho thầy thường nói “Thầy đánh con tôi thật nhiều nghen”
vì tin rằng “cho roi cho vọt” con sẽ nên người. Hậu quả là nhiều học sinh vì sợ đòn roi
mà tìm mọi cách để được bỏ học. Không có tình trạng gian lận trong học tập vì đó là sự
vi phạm không th
ể tha thứ, vì thế, học sinh lấy được Bằng Tiểu học là đạt chất lượng
thực sự về học vấn, đạo đức.
Giáo dục trung học chia làm 2 cấp: đệ nhất và đệ nhị cấp. Ở đệ nhất cấp học sinh
học các lớp đệ thất, đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ và thi lấy Bằng Trung học đệ nhất cấp. Ở
đệ

nhị cấp học sinh học các lớp đệ tam, đệ nhị thi lấy Bằng Tú tài I còn được gọi là Bằng
Tú tài phần thứ nhất. Thi Tú tài I rất khó đậu cho nên mới có câu: “ rớt Tú Tài anh đi
trung sĩ, em ở nhà lấy Mĩ nuôi con”. Sau đó tiếp tục học lớp đệ nhất thi lấy Bằng Tú tài
II còn gọi là Bằng Tú tài toàn phần. Đề thi Tú tài II cũng thường rất khó, tỉ lệ học sinh
thi đỗ rất thấp, thi l
ần một mỗi lớp đỗ chỉ vài người, thi lần hai được thêm vài người
nữa. Do phải trải qua nhiều kỳ thi cho nên số lượng học sinh đỗ Tú tài II không nhiều.
Học sinh đỗ Tú tài II được ghi danh để học các trường Văn Khoa, Khoa Học,
Luật Khoa…chứ không phải qua thi tuyển. Đầu vào thì dễ nhưng đầu ra bị bóp chặt. Ở
các trường đó, năm thứ nhất mỗi trường có vài chục ngàn sinh viên, bị sàng lọ
c dần qua
các năm thứ hai, thứ ba để đến năm thứ tư chỉ còn lại mỗi trường vài trăm sinh viên, vì
thế chỉ là những người thực sự giỏi mới lấy được Bằng Cử nhân. Các trường phải thi
tuyển là trường sư phạm, y, dược, đào tạo kỹ sư…và để đậu vào các trường đó, thông
thường sinh viên đã phải học một hoặc vài năm
ở các đại học khác như Văn Khoa,

10
Khoa Học …cho nên những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư (tên gọi giáo viên cấp II, III) thời đó
thường là những người rất giỏi.
Sau này, kỳ thi lấy Bằng Tiểu học chỉ dành cho người lớn tuổi. Từ năm 1968 bỏ
kỳ thi Trung học đệ nhất cấp, năm 1973 bỏ kỳ thi Tú tài phần thứ I. Năm 1974 thi Tú
tài dưới hình thức trắc nghiệm cho tất cả các môn học, tỉ lệ học sinh thi đậu lên đến gần
80%, trong khi các năm trước tỉ lệ đậu chỉ khoảng 30%.
Về sách giáo khoa. Bộ Giáo dục ngụy phát hành chương trình chuẩn để giáo viên
căn cứ vào đó mà soạn sách giáo khoa. Hầu như giáo viên nào cũng tham gia soạn và
xuất bản sách giáo khoa phù hợp với từng miền, từng vùng, với mọi trình độ vì thế học
sinh, giáo viên có nhiều lựa chọn sách giáo khoa để giảng dạy, học tập. Sách giáo khoa
cũ được tậ
n dụng: người học lớp trước trao lại cho người lớp sau. Bộ Giáo dục ngụy lúc

đó không phải tốn một khoảng kinh phí rất lớn cho việc biên soạn, in ấn sách giáo
khoa, mà lại còn khai thác, tận dụng được chất xám và tiền bạc của hầu hết giáo viên
trực tiếp giảng dạy trên lớp. Những sách giáo khoa hay sẽ được Bộ Giáo dục ngụy thẩm
định, phát hành, khuyến khích sử dụng. Do cơ chế th
ị trường nên có sự cạnh tranh
quyết liêt: sách hay được nhiều người dùng, sách không hay bị loại bỏ không thương
tiếc. Một ưu điểm khác của sách giáo khoa thời đó là mỗi năm học đều có thêm phần
“cập nhật hóa”, vì thế học sinh không bị lạc hậu trước sự phát triển rất nhanh của cuộc
cách mạng khoa học, kỹ thuật đang diễn ra.
Hiệp định Genève 1954 về chấm d
ứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông
Dương được ký kết và có hiệu lực, An Giang cũng như cả miền Nam nằm dưới quyền
quản lý tạm thời của đối phương để hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Tuy nhiên Mỹ - ngụy ra sức chia cắt đất nước, mưu toan đặt ách thống trị thực dân mới
ở miền Nam rồi “l
ấp sông Bến Hải”, “Bắc tiến”. Để có một cở sở xã hội vững chắc cho
chế độ thống trị của Mỹ – ngụy chúng ra sức xây dựng nền “giáo dục thực dân mới”,
gieo rắc tư tưởng “chống cộng”, “chống phá cách mạng”, đào tạo một đội ngũ tay sai
mang ý thức hệ “duy linh”, “quốc gia chủ nghĩa”. Chúng nặn ra những kẻ “tử vì đạo” –
thực chấ
t là những tên ác ôn, những “vật hy sinh” cho Mỹ - ngụy, được Mỹ - ngụy trả
lương, hưởng nhiều bổng lộc. Để thu hút thanh niên vào con đường binh nghiệp để
chống phá cách mạng, chống lại nhân dân, chính quyền Sài Gòn qui định: người nào rớt
Tú Tài I vào học trường hạ sĩ quan để gắn lon “trung sĩ”.Đậu Tú tài I được học ở
trường Võ bị Thủ Đức, khi tốt nghiệp là sĩ quan mang quân hàm chuẩn úy, quân hàm
cao nhất là đại tá. Đậ
u Tú tài II vào học ở trường Võ bị Đà Lạt lúc tốt nghiệp là sĩ quan,
mang quân hàm trung úy, đây là “sĩ quan thực thụ”, được phong cấp Tướng, “phục vụ
suốt đời” trong quân đội của Mỹ – ngụy. Với việc dụ dỗ, cưỡng ép, mua chuộc thanh
niên, học sinh vào lính, Mỹ - ngụy mong xây dựng một đạo quân khá tinh nhuệ với

hàng triệu binh lính để gây ra nhiều khó khăn cho công cuộc đấu tranh giải phóng
miền Nam của nhân dân ta. Vì vậ
y, ý đồ thâm độc của Mỹ – ngụy là gây nhiều trở ngại
trong thi cử học hành để cho thanh niên chỉ còn một con đường là vào học trường sĩ
quan, hạ sĩ quan hay bị bắt quân dịch, làm bia đỡ đạn cho Mỹ.
Ở An Giang giáo dục thời kỳ Mỹ - ngụy có qui mô lớn hơn thời Pháp thuộc: số
lượng học sinh, giáo viên đông hơn, với nhiều trường tiểu học, trung học đệ nhất cấp,
đệ nhị cấp, trung học sư phạm, trung học kỹ thuật, Viện Đại học Hòa Hảo, các trường
giảng dạy theo chương trình Đài Loan, các trường tư thục, trường bán công, các trường
do các tôn giáo tổ chức (Phụng Sự, Bồ Đề, Hòa Bình..). Trình độ dân trí phần nào được

11
nâng cao lên, đào tạo được nhiều trí thức mà một bộ phận không nhỏ có tinh thần dân
tộc, được cách mạng giáo dục đã tham gia công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Song, về bản chất chế độ giáo dục thực dân mới của Mỹ - ngụy là phản động, nhồi nhét
cho thế hệ trẻ tư tưởng duy tâm, chống cộng, đi ngược lại quyền lợi dân tộc, chố
ng phá
cách mạng, phục vụ cho sự thống trị của Mỹ. Nhìn chung, bức tranh giáo dục ở thời kì
này không mấy sáng sủa. Ở các làng quê việc học thường bị gián đoạn bởi chiến tranh
xâm lược của Mỹ. Nạn mù chữ và tình trạng học sinh bỏ học diễn ra phổ biến. Nhiều tệ
nạn xã hội đưa một số thanh thiếu niên vào con đường sa ngã trụy lạc, cầm súng cho
giặ
c bắn giết đồng bào mình.
Tình trạng giáo dục này của miền Nam thời Mỹ Ngụy cũng là bức tranh chung
của giáo dục An Giang. Vì vậy, chống phá giáo dục thực dân mới của Mỹ - ngụy ở
miền Nam nói chung, An Giang nói riêng, là một mục tiêu chung của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
3. Giáo dục An Giang từ năm 1975 đến năm 1986
3.1. Giáo dục An Giang trong năm 1975:
Sau ngày được hoàn toàn giải phóng 6.5.1975, nhân dân An Giang tiến hành xây

dựng nền giáo d
ục cách mạng, xoá bỏ chế độ giáo dục thực dân mới của Mỹ - ngụy,
nhằm đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Chỉ thị của Ban Bí thư, số 221-CT, ngày 17 tháng 6 năm 1975 “Về công tác giáo
dục ở miền Nam sau ngày hoàn toàn giải phóng nêu ra những nhiệm vụ cụ thể và một
số vấn đề trước mắt về tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục.
Nhiệm vụ c
ụ thể trước hết là tích cực xóa nạn mù chữ và bổ túc văn hóa”. Đây là
nhiệm vụ cấp thiết số một nhằm nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lạc hậu do chính sách
ngu dân và nô dịch của chế độ phản động Mỹ - ngụy để lại, nâng cao trình độ văn hóa
của cán bộ chiến sĩ và nhân dân lao động, tạo điều kiện cho việc giáo dục chính trị và
phổ biến khoa học kỹ
thuật, đẩy mạnh việc đào tạo cán bộ trong những người đã trải
qua chiến đấu, sản xuất và công tác.
Nhiệm vụ cụ thể thứ hai là “phát triển mạnh và đều khắp các trường phổ thông”.
Ngành học phổ thông ở miền Nam ngay từ năm học 1975 – 1976 phải có kế hoạch để
đảm bảo việc học hành cho hầu hết con em trong tuổi học, nhất là con em nhân dân lao
động; cải biế
n thành phần xã hội trong học sinh nhất là ở các cấp học ở vùng mới giải
phóng, tiến tới làm cho con em nhân dân lao động chiếm đa số; nhằm bồi dưỡng thế hệ
thanh thiếu niên trở thành những người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ
tốt, người cán bộ tốt của nước nhà. Trường phổ thông ở miền Nam mở theo hệ thống
12 năm, gồm có cấp I: 5 n
ăm, cấp II: 4 năm, cấp III: 3 năm. Nội dung giáo dục phổ
thông là toàn diện, gồm có giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hóa
khoa học, giáo dục kỹ thuật, giáo dục lao động và giáo dục thể chất. phương pháp giáo
dục phải thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp với lao động sản xuất và hoạt động xã
hội, nhà trường phải gắn với đời sống. Mở thí đ
iểm trường phổ thông vừa học vừa làm
ở những tỉnh và thành phố có điều kiện. Trong các trường phổ thông lực lượng giáo dục

không thể thiếu được là Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng Hồ Chí Minh và Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đối với trường tư ở vùng giải phóng: hạn chế, cải

12
biến từng bước, tiến tới xóa bỏ hẳn. Từ đầu năm học 1975 – 1976 không cho phép các
tôn giáo các đoàn thể chính trị phản động, các ngoại kiều mở trường tư, không cho
phép các trường tư đào tạo giáo viên phổ thông.
Nhiệm vụ cụ thể thứ ba là “từng bước xây dựng ngành mẫu giáo”, xem ngành
mẫu giáo là một bộ phận của giáo dục phổ thông.
Nhiệm vụ cụ thể thứ tư
“xây dựng thật tốt các trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
và giáo viên” vì cán bộ và giáo viên là nhân tố quyết định việc phát triển và nâng cao
chất lượng giáo dục. Đó là nhiệm vụ trung tâm của sự nghiệp giáo dục. Đối với miền
Nam hiện nay nhiệm vụ này càng hết sức cấp thiết nhằm chuẩn bị cho bước phát triển
giáo dục theo qui mô lớn, cải tạo đội ngũ giáo chức cũ theo yêu c
ầu của cách mạng,
nâng cao từng bước chất lượng giáo dục.
Một số vấn đề trước mắt về tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục cần phải khẩn
trương thực hiện đó là: cải tạo cơ sở giáo dục cũ của Mỹ - ngụy; xây dựng bộ máy quản
lý giáo dục các cấp; tiến hành điều tra cơ bản về giáo dục để có cơ
sở chuẩn bị tốt cho
việc xây dựng kế hoạch giáo dục trong những năm tới; phát động phong trào quần
chúng tham gia xây dựng giáo dục.
Chỉ thị của Ban Bí thư nhấn mạnh các cấp ủy đảng cần đặt đúng vị trí của công
tác giáo dục trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của miền Nam trong giai đoạn mới,
phối hợp chặt chẽ lãnh đạo giáo dục với lãnh đạ
o kinh tế và quốc phòng, trước mắt cần
nghiên cứu và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này. Nội dung Chỉ thị này cần
được các tỉnh ủy phổ biến đến các huyện ủy, các đảng ủy và chi ủy, các tổ chức cơ sở
đảng về các phần thuộc phạm vi trách nhiệm từng cấp

Chỉ thị của Ban Bí thư số 222-CT/TW ngày 17 tháng 6 năm 1975 “Về công tác
giáo dục và chuyên nghiệ
p ở miền Nam trong thời gian trước mắt” xác định nhiều
nhiệm vụ cụ thể phải khẩn trương thực hiện.
Trước hết đó là “đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thầy giáo và
học sinh”. Chỉ thị nhấn mạnh đến việc là phải đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư
tưởng trong nhà trường và đặt nó lên hàng đầu trong mọi công tác của ngành. Trong
năm học 1975 – 1976, ngoài việ
c giảng dạy các môn văn hóa và chuyên môn theo
chương trình và nội dung mới, phải ghi vào chương trình các môn học chính trị và hoạt
động xã hội cho suốt cả năm học và cho tất cả các đối tượng học sinh từ năm đầu đến
năm cuối. Nội dung giáo duc chính trị xoay quanh 3 chủ đề lớn: thắng lợi vĩ đại của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đường lối và chính sách cách mạng Viêt Nam,
đường lố
i giáo dục cách mạng; nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân mới, của
người cán bộ cách mạng. Trong hè năm 1975, tổ chức cho thầy giáo và học sinh các
trường đại học và chuyên nghiệp tham gia một đợt sinh hoạt chính trị dưới hình thức
hội thảo xoay quanh chủ đề: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Các văn kiện làm tài
liệu cơ bản cho hội thảo: Di chúc của Hồ Chủ tịch; bài phát biểu c
ủa đồng chí Lê Duẩn
tại Lễ mừng chiến thắng ở Hà Nội; bài phát biểu của đồng chí Chủ tịch Nguyễn Hữu
Thọ tại Lễ mừng chiến thắng ở Sài Gòn. Bên cạnh đó là việc tổ chức cho thầy giáo và
học sinh tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt trên mặt trận văn hóa, xóa bỏ những
ảnh hưởng của văn hóa đồi trụy phản động, xây d
ựng đời sống văn hóa mới.

13
Nhiệm vụ thứ hai là “nhanh chóng cải biến thành phần giai cấp trong trường học.
Bằng con đường bổ túc văn hóa, tuyển sinh mà cải biến nhanh chóng thành phần giai
cấp trong học sinh đại học và chuyên nghiệp, tích cực tạo điều kiện cho các chiến sĩ

giải phóng, cán bộ cách mạng, con liệt sĩ, con gia đình có công với cách mạng, con em
nhân dân lao động được vào học ngày một đông và chiếm đại đa số trong các trường
đại h
ọc và chuyên nghiệp ở miền Nam. Giáo dục, bồi dưỡng và sử dụng các thầy giáo
do chế độ cũ để lại; tuyển chọn giáo viên miền Bắc vào Nam.
Nhiệm vụ thứ ba là “sửa đổi cơ cấu ngành học, hệ thống đào tạo ở miền Nam và
nghiên cứu gấp việc sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học và chuyên nghiệp trên
phạm vi toàn quốc”. Cải tạ
o về cơ bản các ngành khoa học xã hội trước khi mở lại các
khoa luật, văn, triết…Các sinh viên học luật, văn, triết cho chuyển sang học sư phạm,
kĩ thuật, kinh tế. Mở rộng qui mô đào tạo các ngành sư phạm, y, dược, công nghiệp,
nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, kinh tế, v.v. Năm
học 1975 – 1976 chưa tuyển sinh các ngành khoa học xã hội. Tạm thời duy trì bảy Viện
Đại học công ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Thủ Đức, Mỹ Tho, Cần Thơ và
các trường chuyên nghiệp hiện có và tổ chức tuyển sinh cho năm học 1975 – 1976 .
Nhiệm vụ thứ tư là “sửa đổi chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo” dựa
theo chương trình, nội dung giảng dạy ở các trường đại học và trung học chuyên nghiệp
miền Bắc, đặc biệt chú trọng các môn khoa học xã hội, sao cho phù hợ
p với phương
hướng tiến lên thống nhất dần dần với hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Thực hiện từng bước nguyên lý giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, giáo dục trong
nhà trường kết hợp với giáo dục ngoài xã hội. Thông qua lao động và hoạt động xã hội
để rèn luyện và nâng cao giác ngộ chính trị cho thầy và trò.
Nhiệm vụ thứ n
ăm là thực hiện một số chính sách về việc sử dụng lại thầy giáo
cũ, về tuyển sinh, việc sử dụng học sinh tốt nghiệp, học phí, học bổng, không cho phép
tồn tại chế độ trường tư ở cấp đại học và trung học chuyên nghiệp, đối với các trường
tư chuyên dạy nghề, nếu có đủ điều kiện, thì tạm thời cho phép mở nh
ưng phải chịu chế
độ quản lý của Nhà nước.

Nhiệm vụ thứ sáu là qui định việc “tổ chức và chỉ đạo các trường đại học và trung
học chuyên nghiệp ở miền Nam”. Việc tổ chức và chỉ đạo các trường đại học và trung
học chuyên nghiệp ở miền Nam tạm thời phân công như sau: ở miền Nam, Bộ Giáo dục
Cộng hòa miền Nam Việt Nam thống nhất quả
n lý tất cả các Viện đại học và các
trường chuyên nghiệp; ở miền Bắc, Trung ương giao cho Bộ Đại học và Trung học
chuyên nghiệp chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ có liên quan trong công tác chỉ
đạo và chi viện cho miền Nam. Tạm thời duy trì cơ cấu tổ chức các Viện đại học như
hiện nay và đặt trực thuộc Bộ Giáo dục miền Nam. Xây dựng tổ chức đảng và các đoàn
th
ể trong nhà trường. Bổ sung và kiện toàn bộ máy lãnh đạo và quản lý của nhà trường,
bảo đảm cho các trường đi đúng đường lối giáo dục cách mạng.
Theo các chủ trương trên, An Giang xây dựng đội ngũ giáo viên. Cùng với việc
giáo dục, cải tạo số giáo viên cũ, một lớp đào tạo giáo viên mới ở Tràm Chim (tỉnh
Long Châu Tiền) được tổ chức để cung cấp đủ nhu cầu phát triển giáo dục. Đổi mớ
i
việc dạy học ở Trường Trung học Sư phạm Long Xuyên, ở các trường phổ thông và các
loại hình trường lớp khác được tiến hành khẩn trương. Mục tiêu của việc đổi mới là xoá

14
bỏ những mặt tiêu cực, phản động về nội dung và phương pháp dạy học của giáo dục
cũ, xây dựng nền giáo dục mới, cách mạng.
Đẩy mạnh phong trào xoá nạn mù chữ cũng là công việc cấp thiết. Các lớp xoá
mù chữ được thành lập khắp nơi, đến tận làng xớm ở vùng sâu vùng xa. Lớp học mở tại
các trường học, đình, chùa vào ban ngày, ban đêm kể cả ngày chủ nhật. Giáo viên các
trường phổ thông đóng vai trò chính trong việc giảng dạy các lớp xoá mù; ngoài ra còn
có những người biết chữ dạy người không biết chữ. Chính quyền địa phương động
viên, giúp đỡ người dân mù chữ ở khóm, ấp đi học. Người dân rất ham học: có người,
cả ngày lao động mệt nhọc, nhưng ban đêm vẫn đến lớp học. Một bầu không khí học
tập vui tươi, rộn rã lan rộng kh

ắp làng quê nghèo. Chưa có điện, dưới ánh đèn dầu, đêm
đêm vang tiếng đọc bài của những người lao động hiếu học. Cán bộ, giáo viên thực
hiện qui chế “một hội đồng hai nhiệm vụ”; theo đó, ngoài việc dạy ở trường phổ thông,
giáo viên còn có nhiệm vụ quan trọng là tham gia xoá mù chữ, bổ túc văn hoá cho nhân
dân, cán bộ.
Trong năm 1975 sau ngày giải phóng, cả tỉnh dâng lên phong trào học tập rất sôi
nổi, vui vẻ, sinh
động của học sinh, cũng như học viên các lớp xóa mù, bổ túc văn hóa.
Cả người dạy lẫn người học hăng hái thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều này có thể
giải thích rằng, sau khi thoát khỏi ách thống trị của Mỹ - ngụy, được hưởng độc lập tự
do, mọi người ai cũng muốn muốn biết chữ để trí óc được mở mang, để thật s
ự làm chủ
quê hương, đất nước. Nhiều gương sáng của học sinh phổ thông, học viên các lớp xóa
mù, bổ túc văn hoá, của thầy, cô giáo các cấp, các loại trường đã nẩy sinh và phát
triển.Ví như ở huyện Tân Châu cán bộ Bình dân học vụ rất nhiệt tình giảng dạy, vì họ
nghĩ rằng: Ta đã đánh thắng “giặc ngoại xâm”, “giặc đói” bây giờ còn “giặc dốt” phải
tiêu diệt. Nạn d
ốt là giặc, là đối tượng bị tiêu diệt, vì nó cản lại “bánh xe lịch sử”. Do
nhiệt tình của giáo viên mà học viên rủ nhau đi học rất đông. Chính quyền cơ sở thông
báo đối tượng chiêu sinh từ “6 tuổi đến 60 tuổi”, nên người già, trẻ, lớn, bé, cả làng đi
học, không đủ chỗ ngồi. Cán bộ Bình dân học vụ phải sắp xếp lại cho người già, phụ nữ
có con nhỏ, người bệ
nh học các lớp sau.
Một yêu cầu quan trọng sau ngày miền Nam được giải phóng là phải xóa bỏ triệt
để hệ thống giáo dục Mỹ - ngụy, thống nhất hệ thống giáo dục cách mạng ở miền Nam
vừa được giải phóng. Thời Mỹ - ngụy hệ thống giáo dục 12 năm. Từ lớp đệ tam đến lớp
đệ nhất, học sinh được chọn theo các ban A,B,C. Hệ thống giáo dục mới 12 n
ăm, cũng
có phân ban, nhưng có nhiều điểm khác trước về mục tiêu đào tạo, về nội dung và
phương pháp dạy học.

Chế độ giáo dục sau ngày giải phóng có tính chất tạm thời, vì hệ thống giáo dục
thống nhất trong cả nước sẽ được thực hiện từ năm học 1976 – 1977 tiếp đó là tiến
hành cuộc Cải cách giáo dục lần thứ ba, theo Nghị quyết 14 (1979) của B
ộ Chính trị
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV.
Sau ngày miền Nam giải phóng, giáo dục An Giang đứng trước hàng loạt vấn đề
cần giải quyết: đấu tranh xoá bỏ nền giáo dục cũ, xây dựng nền giáo dục mới, đào tạo
con người xã hội chủ nghĩa, xoá mù chữ, bổ túc văn hoá, phát triển giáo viên trường
lớp, đào tạo những người vừa hồng vừa chuyên. Xóa bỏ ho
ặc chuyển đổi việc sử dụng
những loại hình trường lớp do các tôn giáo, ngoại kiều thành lập như Viện Đại học Hòa

15
Hảo, trung học Phụng Sự, Bồ Đề, Hòa Bình, các trường dạy theo chương trình Đài
Loan …
Trong năm đầu sau giải phóng, giáo dục ở An Giang đã tỏ rõ vai trò đòn bẩy thúc
đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo con người có lý
tưởng cách mạng toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Để thực hiện điều đó, Đảng và
chính quyền An Giang, trực tiếp là ngành giáo dục và đào tạo tiến hành có hiệu quả
giải pháp là “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Điều thuận lợi cơ bản là nhân dân phấn
khởi xây dựng chế độ mới, nhiệt tình xây dựng nền giáo dục mới, giữ vững ngọn lửa
nhiệt tình cách mạng lòng tin vào Đảng, cách mạng. Một lần nữa lời dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh được xác nhận: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu
cũng xong”.
Trong thờ
i kỳ mới của lịch sử dân tộc cũng như nhân dân cả nước trong những
năm 1976-1986 nhân dân An Giang thu được nhiều thành tựu về giáo dục, trong hoàn
cảnh không ít khó khăn. Có thể phân thời kỳ xây dựng giáo dục ở An Giang 1976-1986
ra hai giai đoạn 1976 – 1981 và 1981 – 1986 , tương ứng với hai nhiệm kỳ của Ban
chấp hành Trung ương Đảng qua các Đại hội IV và V, đồng thời cũng là hai nhiệm kỳ

của Tỉnh uỷ và Uỷ ban Nhân dân An Giang.
3.2. Giáo d
ục An Giang giai đoạn 1976 – 1981
Đại hội lần thứ IV của Đảng (1976) chỉ rõ đường lối xây dựng nền giáo dục theo
những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa mà bước đầu cũng đã thực hiện có kết quả trong
thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đó là các nguyên lý giáo dục: “học đi đôi
với hành, nhà trường gắn với xã hội”, thực hiện “ dạy tốt học tố
t” trong điều kiện đất
nước có chiến tranh. Khi cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, giáo dục ra
sức thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con
người xã hội chủ nghĩa”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IV(1976) chỉ rõ là cần phải: “ Nhiệm
vụ đặc biệ
t quan trọng là tiến hành một cuộc cải cách giáo dục rộng lớn trong cả nước,
làm cho hệ thống giáo dục quốc dân gắn chặt hơn nữa với cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu của cải cách giáo dục là đào tạo có chất lượng những người lao động mới có ý
thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ văn hóa phổ thông và hiểu biết kĩ thuật,
có k
ĩ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ, có sức khỏe tốt; trên cơ sở đó, đào tạo và
bồi dưỡng với qui mô ngày lớn đội ngũ công nhân kĩ thuật và cán bộ quản lý, cán bộ
khoa học, kĩ thuật và nghiệp vụ, cân đối và đồng bộ về ngành nghề và về trình độ, đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế và văn hóa của nước nhà.
Cải cách giáo dục phải làm cho giáo d
ục thấu suốt hơn nữa những nguyên lý học
đi đôi với hành,, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với lao động
sản xuất, nhà trường gắn với xã hội cần nâng cao chất lượng toàn diện của nội dung
giáo dục: hiện đại hóa chương trình học tập khoa học và kĩ thuật, mở rộng kiến thức
quản lý kinh tế; tăng c
ường giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của
Đảng và đạo đức cách mạng, bồi dưỡng kỹ năng lao động sản xuất và năng lực nghiên

cứu khoa học, kĩ thuật; coi trọng đúng mức giáo dục thẩm mĩ, thể dục thể thao và luyện
tập quân sự. Để triển khai và đảm bảo cuộc cải cách giáo dục này, cần làm tốt các mặt:
Cải cách hệ thống s
ư phạm, đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cũng như sử dụng hợp lý

16
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, biên soạn tài liệu giáo khoa, xây dựng
trường sở, sản xuất thiết bị giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cải tiến tổ chức quản lý
từ cấp bộ đến trường học.
Cải cách giáo dục phải hoàn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất bao
gồm các loại trường và hình thức học gắn bó với nhau một cách hợp lý, tạo cho mợi
người những con đường học tập thích hợp. Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của
một nước là sức mạnh tương lai của một dân tộc; nó đặt những cơ sở ban đầu rất quan
trọng cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cần sớm
xóa nạn mù chữ ở vùng mới giải phóng, ở miền núi và các miền dân tộc ít ng
ười. Bảo
đảm cho tất cả thanh niên, thiếu niên được học đầy đủ bậc phổ thông cơ sở, từng bước
đạt bậc phổ thông trung học được hưởng những điều kiện bình đẳng trong học tập và
phát huy năng khiếu. Mở các loại trường vừa học vừa làm; tăng cường công tác bổ túc
văn hóa cho những người lao động, có chương trình và chế độ học tập thích hợ
p với
từng đối tượng, kết hợp học văn hóa phổ thông với học kiến thức kĩ thuật và quản lý.
Đặc biệt coi trọng việc bổ túc văn hóa cho những cán bộ và thanh niên ở miền nam đã
trải qua đấu tranh cách mạng, cán bộ và thanh niên các vùng cao, vùng dân tộc, coi đó
là một biện pháp rất quan trọng để xây dựng đội ngũ cốt cán cách mạng
Phát triển có kế hoạch mạng lưới m
ẫu giáo: từng bước thu hút tất cả trẻ em trong
lứa tuổi, phấn đấu nâng cao chất lượng mẫu giáo, chuẩn bị tốt cho các cháu vào trường
phổ thông.
Hệ thống giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp có nhiệm vụ đào tạo và bồi

dưỡng đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa, đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ
và quản lý phù hợp với quy ho
ạch phát triển kinh tế và văn hóa của đất nước, vừa có
phẩm chất chính trị tốt, vừa có trình độ chuyên môn giỏi, đủ sức giải quyết những vấn
đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế, quản lý nhà nước do thực tiển nước ta đề ra.
Cần sắp xếp lại, từng bước mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học,
cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước tích cực xây dựng hệ thống đào tạo
và bồi dưỡng tại với nhiều hình thức học tập, bảo đảm cho mọi người lao động đều có
thể suốt đời học tập, trau dồi nghề nghiệp, mở rộng kiến thức. Kết hợp tốt giảng dạy
học tập với lao động sản xuất và nghiên cứu, thực nghiệm khoa h
ọc, kỹ thuật.
Các trường dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng một đội ngũ công nhân kỹ
thuật và lao động đông đảo, đồng bộ về ngành nghề, có phẩm chất chính trị tốt, có trình
độ tay nghề giỏi, có sức khỏe. Các trường dạy nghề cần được phát triển theo quy mô
lớn, ở trung ương và các địa phương. Sớm xây dựng quy hoạch dài hạn về
đào tạo công
nhân, tích cực nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng việc đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên dạy nghề. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cần thiết cho các trường
dạy nghề, tranh thủ sử dụng hợp lý những thiết bị sẵn có của các cơ sở sản xuất và công
tác đào tạo.
Để thực hiện tố
t những nhiệm vụ trên đây, các ngành giáo dục phổ thông, giáo
dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy
tốt,, học tốt” theo gương các điển hình tiên tiến. mỗi ngành phải ra sức xây dựng và
phát triển những điển hình tiên tiến của ngành mình phát động và tổ chức giáo viên,
học sinh và nhân viên phục vụ tự giác làm chủ tập thể sự nghiệp giáo dục
ở từng đơn

17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×