Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.44 KB, 26 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



ĐỖ PHÚ TRUNG



PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT


Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã ngành: 60.31.05



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





Đà Nẵng - Năm 2015



Công trình đã được hoàn thành tại


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY



Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM



Phản biện 2: TS. TUYẾT HOA NIÊ KDAM


Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 6 tháng 02
năm 2015



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nông nghiệp là ngành có từ lâu đời, nên được coi là lĩnh vực sản
xuất truyền thống. Nó là ngành sản xuất vô cùng quan trọng trong bất
cứ kỳ xã hội nào, vì nó là ngành cung cấp những sản phẩm lương
thực – thực phẩm cho người tiêu dùng và nguyên liệu đầu vào cho
công nghiệp chế biến.
Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích đất nông nghiệp chiếm
72,45% tổng diện tích toàn thành phố, tỷ trọng giá trị sản xuất nông
nghiệp chiếm 13,06% tổng giá trị sản xuất toàn thành phố. Tuy nhiên
ngành nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố, phát triển thiếu bền
vững, chưa hiệu quả. Do đó, cần có giải pháp để phát triển nông
nghiệp thành phố toàn diện theo hướng hiện đại, đa dạng, sản xuất
hàng hóa có giá trị cạnh tranh cao, khai thác được tiềm năng, thế
mạnh của thành phố. Với những lý do trên và những kiến thức, kinh
nghiệm của mình tôi chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của thành
phố Buôn Ma Thuột; chỉ ra những thành công, những tồn tại trong
phát triển nông nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột.
- Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp của thành phố
Buôn Ma Thuột trong thời gian đến.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và
2


thực tiễn phát triển nông nghiệp tại thành phố Buôn Ma Thuột.

b. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp thành phố giai
đoạn 2008-2013, định hướng đến năm 2020.
Ngành nông nghiệp trong luận văn được nghiên cứu theo nghĩa
rộng bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả thực trạng phát triển
nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trong việc phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài là một công trình khoa học, là tài liệu tham khảo cho
những người học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông
nghiệp; giúp cho lãnh đạo địa phương có những giải pháp khoa học
trong phát triển nông nghiệp.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp.
Chương 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn thành
phố Buôn Ma Thuột.
Chương 3. Giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa thành phố
Buôn Ma Thuột.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


3


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan
trọng của nền kinh tế, là ngành duy nhất sản xuất được lương thực,
thực phẩm. Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng
trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông
nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và
ngành thủy sản nữa.
1.1.2. Khái niệm về phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp là quá trình tăng tiến theo hướng hoàn
thiện về mọi mặt, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản
lượng (tăng trưởng), sự tiến bộ về cơ cấu nông nghiệp và sự nâng cao
hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất nông nghiệp.
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức
tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng và
vật nuôi.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao.
1.1.4. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp
- Phát triển nông nghiệp góp phần cung ứng hàng hóa cho thị
trường
- Phát triển nông nghiệp góp phần tăng trưởng nền kinh tế
- Phát triển nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo
4



đảm an ninh lương thực
- Phát triển nông nghiệp góp phần phát triển nông thôn
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là sự chuyển dịch vai trò, tỷ
trọng của các ngành, các bộ phận trong sản xuất nông nghiệp theo
hướng hợp lý với mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp:
- Sự thay đổi tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế
- Sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong nông nghiệp.
- Sự thay đổi tỷ trọng trong nội bộ từng ngành
1.2.2. Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực
Các nguồn lực trong nông nghiệp chủ yếu gồm đất đai, vốn, lao
động, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất. Tốc độ tăng trưởng và
phát triển nông nghiệp trước hết phụ thuộc vào số lượng và chất
lượng các yếu tố nguồn lực được huy động vào sản xuất nông
nghiệp. Khi xem xét từng yếu tố nguồn lực, xu hướng vận động về số
lượng và chất lượng của từng yếu tố nguồn lực theo các chiều hướng
khác nhau. Nhưng khi sử dụng cần kết hợp các yếu tố nguồn lực một
cách hài hoà, hợp lý. Tỷ lệ tham gia của mỗi yếu tố nguồn lực vào
quá trình sản xuất từng loại nông sản tuỳ thuộc vào tính chất của quy
trình kỹ thuật và tiến bộ công nghệ.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh việc huy động và sử dụng các yếu tố
nguồn lực trong nông nghiệp:
- Diện tích đất nông nghiệp
- Số lượng lao động và trình độ lao động
- Tổng số vốn đầu tư
- Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp
5



1.2.3. Phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
Phát triển tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là phát triển các
hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với qui mô và trình độ tổ chức
nhằm không những tạo ra sản lượng cao mà còn đem lại giá trị kinh
tế cao cho nông sản sản xuất ra. Các hình thức tổ chức sản xuất trong
sản xuất nông nghiệp gồm có: nông hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh
nghiệp sản xuất nông nghiệp.
Nhóm nhân tố phản ánh trình độ tổ chức sản xuất:
- Gia tăng quy mô sản xuất của các loại hình thức tổ chức.
- Mức tăng tỷ lệ doanh thu của các loại hình thức tổ chức.
Liên kết kinh tế trong nông nghiệp là sự hợp tác của các đối tác
trên chuỗi giá trị để đưa nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm tìm
kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận từ sự liên kết này. Đối với việc
sản xuất và tiêu thụ nông sản phải có sự tham gia của nhiều đối tác
và nhiều ngành mới có thể đưa nông sản đến với thị trường đáp ứng
người tiêu dùng tốt hơn.
Hiện có hai mô hình liên kết được xem là tiến bộ đối với nông hộ
và các đơn vị sản xuất nông nghiệp là liên kết ngang và liên kết dọc.
1.2.4. Tăng cường thâm canh nông nghiệp
Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản
lượng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng
đất, thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất
nông nghiệp. Thâm canh đạt đến trình độ cao nhờ áp dụng các tiến
bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như cơ giới hóa,
thủy lợi, công nghệ sinh học, công nghiệp hóa, hiện đại hóa công
nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ thâm canh nông nghiệp.
- Thay đổi tỷ lệ vốn đầu tư/ đơn vị diện tích.
6



- Diện tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thủy lợi.
- Gia tăng năng suất cây trồng, vật nuôi/đơn vị diện tích.
- Mức tăng giá trị sản phẩm thu/đơn vị diện tích.
1.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phầm
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng
của hàng hóa. Thông qua tiêu thụ, hàng hóa được chuyển từ hình thái
hiện vật sang hình thái tiền tệ và hoàn thành vòng chu chuyển vốn
của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Nhóm tiêu chí phản ánh việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm:
- Số lượng thị trường tăng lên so với thị trường hiện có
- Tăng thị phần
1.2.6. Gia tăng kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp
a. Kết quả của sản xuất nông nghiệp
Kết quả sản xuất nông nghiệp là những gì nông nghiệp đạt được
sau một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản
phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất của nông nghiệp.
Nhóm tiêu chí phản ánh kết quả sản xuất nông nghiệp:
- Sản lượng và sản lượng nông nghiệp hàng hóa.
- Mức tăng và tỷ lệ tăng của sản lượng và sản lượng nông nghiệp
hàng hóa.
- Giá trị sản lượng nông nghiệp và giá trị sản lượng nông nghiệp
hàng hóa.
- Mức tăng và tỷ lệ tăng của giá trị sản lượng nông nghiệp và giá
trị sản lượng nông nghiệp hàng hóa.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Mức tăng và tỷ lệ tăng của giá trị sản xuất nông.
b. Đóng góp của sản xuất nông nghiệp vào phát triển KT – XH

7


của địa phương
- Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong tổng GTSX của địa
phương.
- Đóng góp của nông nghiệp cho ngân sách
- Tạo việc làm cho lao động.
- Góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ
môi trường.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP
1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên
Các nhân tố của điều kiện tự nhiên như điều kiện đất đai, điều
kiện khí hậu, nguồn nước.
1.3.2. Nhân tố điều kiện xã hội
Nhân tố điều kiện xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển
nông nghiệp có thể xem các yếu tố quan trọng có liên quan như dân
tộc, dân số, truyền thống, dân trí.
1.3.3. Nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế
Các nhân tố thuộc về điều kiện thể chế chính sách nông nghiệp
và cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ảnh hưởng đến phát triển
nông nghiệp.










8


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH
PHỐ BUÔN MA THUỘT ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội
của tỉnh Đắk Lắk và là trung tâm có vị trí đặc biệt của vùng Tây
Nguyên. Thành phố có diện tích tự nhiên 37.718 ha, chiếm 2,87%
diện tích tự nhiên của tỉnh; có 21 đơn vị hành chính cấp xã (13
phường và 8 xã).
b. Địa hình
Nằm trên cao nguyên ĐắkLắk rộng lớn ở phía Tây dãy Trường
Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột có địa hình dốc thoải, bị chia cắt bởi
một số dòng suối thượng nguồn của sông Sêrêpok.
c. Khí hậu
Vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính
chất của khí hậu cao nguyên. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa
(từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau). Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,50C.
d. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:

- Tài nguyên nước
- Tài nguyên rừng
- Tài nguyên khoáng sản
9


e. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm về xã hội
a. Đặc điểm về dân số
Dân số trung bình của thành phố Buôn Ma Thuột năm 2013 là
344.637 người, trong đó dân số sống ở nông thôn chiếm 35,13%.
Thành phố có 40 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiếu số
chiếm 16,36%, chủ yếu sống ở 33 buôn. Mật độ dân số của thành
phố là 914 người/km2.
b. Đặc điểm về nguồn lao động
Lao động nông nghiệp là 61.921 lao động, chiếm 36,52% lao
động làm việc trong các ngành kinh tế.
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế
a. Về tăng trưởng kinh tế
Kinh tế thành phố vẫn đạt mức tăng trưởng khá, bình quân tăng
trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2008-2013 tăng 9,89%, trong đó
nông, lâm, thủy sản tăng 3%; công nghiệp – xây dựng tăng 9,42%;
thương mại – dịch vụ tăng 13,69%.
b. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng hợp lý, giảm
tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng,
thương mại – dịch vụ. Năm 2008 tỷ trọng nông nghiệp 18,05%, đến
năm 2013 giảm còn 13,06%; năm 2008 tỷ trọng thương mại – dịch
vụ 32,65%, đến năm 2013 tăng lên là 38,70% và tỷ trọng công
nghiệp – xây dựng đến năm 2013 là 48,24%.

c. Tình hình thực hiện các chính sách về nông nghiệp
Chính sách: đất đai; khuyến nông, khuyến lâm; chuyển giao khoa
học, công nghệ; đầu tư huy động vốn, hỗ trợ vốn cho phát triển nông
nghiệp.
10


d. Về hạ tầng nông thôn
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp có nhiều yếu tố,
nhưng trước hết và chủ yếu là thủy lợi, giao thông, điện. Trong thời
gian qua đã được tăng cường, phục vụ cho nông nghiệp có điều kiện
phát triển.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
a. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông – lâm – thủy sản
Năm 2008, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 97,78%, thủy sản 1,7%,
lâm nghiệp 0,52%; đến năm 2013, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống
còn 7,55%, thủy sản tăng lên là 2,27%, lâm nghiệp giảm xuống còn
0,18%. Cho thấy tỷ trọng ngành nông nghiệp là chủ yếu, ngành thủy
sản và lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ.
b. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp
Tỷ trọng trồng trọt đã giảm xuống, năm 2008 chiếm 74,92%, đến
năm 2013 giảm xuống còn 72,66%, tỷ lệ giảm này là không đáng kể.
Tỷ trọng chăn nuôi chiếm tỷ lệ còn nhỏ nhưng đã có xu hướng
tăng lên, tuy cũng chưa thật ổn định. Năm 2008, tỷ trọng chăn nuôi
chiếm 19,16%, đến năm 2013 tăng lên chiếm 19,86%, cho thấy
ngành chăn nuôi tăng chậm.
Đối với dịch vụ nông nghiệp năm 2008, có tỷ trọng từ 5,92%,
năm 2013 tăng lên 7,47%, cho thấy tăng chậm.

c. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt
Năm 2008, diện tích cây lương thực chiếm tỷ trọng 24,5%, rau
đậu 7,8%, cây công nghiệp hàng năm 7,1%, cây công nghiệp lâu năm
58,9%, cây ăn quả 1,6%; đến năm 2013, diện tích cây lương thực
chiếm tỷ trọng 26,9%, rau đậu 6,7%, cây công nghiệp hàng năm
11


5,5%, cây công nghiệp lâu năm 58,8%, cây ăn quả 2,1%. Cây lương
thực, cây ăn quả có xu hướng tăng; rau đậu, cây công nghiệp hàng
năm, cây công nghiệp lâu năm có xu hướng giảm; cây công nghiệp
lâu năm giảm nhẹ, chiếm tỷ trọng lớn 58,8% trong cơ cấu.
d. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi
Trong nội bộ ngành chăn nuôi, thì chăn nuôi gia súc chiếm tỷ lệ
lớn hơn so với chăn nuôi gia cầm. Có sự dịch chuyển cơ cấu giữa gia
súc và giam cầm; trong khi cơ cấu giá trị sản xuất của gia súc đã tăng
từ 82,29% năm 2008 lên 83,05% năm 2013; ngược lại, gia cầm đã
giảm từ 17,71% xuống còn 16,95% tương ứng cùng kỳ.
Đối với cơ cấu đàn gia súc, gia cầm cũng biến động, năm 2008,
đàn trâu 292 con, đàn bò 12.048 con, đàn lợn 81.843 con, gia cầm
81.843 con; đến năm 2013, đàn trâu 330 con, đàn bò 7.583 con, đàn
lợn 99.694 con, gia cầm 1.294 ngàn con.
e. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành thủy sản:
Trong nội bộ ngành thủy sản thì ngành nuôi trồng chiếm tỷ trọng
cao hơn so với ngành khai thác và có sự chuyển dịch cơ cấu, năm
2008 ngành khai thác chiếm 8,61%, đến năm 2013 tăng lên 10,74%,
năm 2008 ngành nuôi trồng chiếm 91,39% đến năm 2013 giảm
xuống còn 89,26%.
f. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành lâm nghiệp
Trong cơ cấu ngành lâm nghiệp thì có xu hướng chuyển dịch

tăng giá trị sản xuất lĩnh vực trồng và chăm sóc rừng và giảm khai
thác lâm sản, dịch vụ các hoạt động lâm nghiệp khác, cơ cấu năm
2008 tương ứng 3,15%, 55,58%, 40,97% đến 2013 là 7,46%, 3,44%,
89,10%. Cho thấy thành phố quan tâm công tác trồng và chăm sóc
rừng hằng năm.
2.2.2. Tình hình khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực
12


a. Đất đai
Đất nông nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột có xu hướng
giảm nhẹ năm 2008 là 27.451,4 chiếm 72,78%, đến năm 2013 là
27.328,4 ha chiếm 72,45%.
b. Lao động
Lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm xuống
đúng theo đúng xu hướng phát triển, năm 2008 là 69.926 lao động
chiếm 43,38%, năm 2013 là 61.921 lao động, chiếm 36,52%.
c. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư từ ngân sách cho sản xuất nông nghiệp tăng nhanh
tăng trưởng bình quân 23,73%, tổng vốn đầu tư cùng kỳ là 553 tỷ
đồng, vì trong thời gian qua từ năm 2011-2013 thành phố triển khai
thực hiện chương trình nông thôn mới nên ưu tiên bố trí vốn ngân
sách cho chương trình.
2.2.3. Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
- Thực trạng kinh tế trang trại
Năm 2013, toàn thành phố có 90 trang trại đạt tiêu chuẩn theo
quy định tại Thông tư Số: 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong đó: 01 trang trại lâm nghiệp,
01 trang trại nuôi trồng thủy sản, 82 trang trại chăn nuôi, 6 trang trại
tổng hợp.

Tổng doanh thu từ các trang trại là 169.015 triệu đồng, trong đó:
01 trang trại lâm nghiệp là 500 triệu đồng, 01 trang trại nuôi trồng
thủy sản 700 triệu đồng, 82 trang trại chăn nuôi 161.694 triệu đồng, 6
trang trại tổng hợp 6.121 triệu đồng.
- Hợp tác xã
Hợp tác xã nông nghiệp có 22 HTX, chủ yếu hoạt động các dịch
vụ phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: thuỷ lợi, phân
13


bón, khuyến nông, dịch vụ điện sinh hoạt, giống cây trồng vật nuôi,
bảo vệ thực vật, nuôi ong, tiêu thụ sản phẩm
Trong thời gian qua, HTX hoạt động sản xuất kinh doanh ổn
định, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho xã viên và
người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, năng lực
nội tại của các HTX còn yếu, phát triển không ổn định, quỹ vốn còn
quá nhỏ, không để lại quỹ tái sản xuất, dự phòng theo quy định,
nhiều HTX chưa có trụ sở làm việc.
- Kinh tế nông hộ
Toàn thành phố số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
30.596 hộ, chiếm 35,21% số hộ toàn thành phố. Nông dân đã được
quan tâm chỉ đạo của các cấp trong công tác phát triển sản xuất, nâng
cao thu nhập cho nông dân. Do vậy thu nhập và đời sống vật chất,
tinh thần của đại bộ phận cư dân nông thôn đã được nâng lên.
- Các doanh nghiệp nông nghiệp:
Thành phố Buôn Ma Thuột có 51 doanh nghiệp nông nghiệp
thuộc nhiều thành phần như công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực
trồng rừng, trồng cà phê, trồng cao su, sản xuất cây giống, cây ăn
quả, hoa và chăn nuôi. 51 doanh nghiệp nông nghiệp đã giải quyết

việc làm 6.093 lao động, trong đó lao động nữ 2.726 lao động, với
mức tiền lương bình quân là 6,1 triệu đồng/người/tháng, đã đóng góp
ngân sách 69,5 tỷ đồng, doanh thu bình quân 1.504 tỷ đồng, lợi
nhuận bình quân 235 tỷ đồng.
- Tình hình liên kết kinh tế trong nông nghiệp
Liên kết kinh tế trong nông nghiệp luôn là hướng được khuyến
khích phát triển, đó là hướng đi tất yếu, cần thiết hơn bao giờ hết vì
nước ta phát triển kinh tế thị trường.
14


Nhìn chung trong nông nghiệp của thành phố đã hình thành các
mô hình liên kết như: liên kết ngang trong sản xuất cà phê của các
nông hộ hình thành các HTX, tổ hợp tác; liên kết dọc trong sản xuất
cà phê, cao su, mía. Tuy nhiên những liên kết này chưa chặt chẽ do
các doanh nghiệp, hộ nông dân, hợp tác chưa đủ năng lực thực hiện
các khâu của quá trình sản xuất.
2.2.4. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp
Thực hiện việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo bước
chuyển biến mới trên diện rộng trong sản xuất nông nghiệp, góp
phần tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu
cầu thị trường. Phát triển diện tích lúa chất lượng cao, đạt 30% diện
tích gieo cấy; đa dạng hóa sản phẩm rau xanh, duy trì vùng rau an
toàn; đã thay thế những diện tích cà phê già cỗi.
Tình hình thâm canh trong nông nghiệp thời gian qua đã từng
bước cải thiện góp phần đưa nâng suất và sản lượng các loại cây
trồng tăng lên. Giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích đất canh tác
hàng năm đều tăng, giá trị sản phẩm thu được trên đất trồng trọt năm
2009 đạt 48,82 triệu đồng/ha, đến năm 2013 tăng lên đạt 94 triệu
đồng/ha.

2.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phầm
Thành phố có lợi thế là ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên,
được định hướng xây dựng và phát triển thành đô thị trung tâm cấp
vùng Tây Nguyên. Vì vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản của
thành phố đầy tiềm năng và rộng lớn.
Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố được đầu tư bài bản như
chợ trung tâm Buôn Ma Thuột đã hoàn thành đưa vào sử dụng khu B
(năm 2013), khu C (năm 2014); chợ đầu mới đang thi công xây dựng
dự kiến cuối năm 2014 đưa vào sử dụng, cùng với hệ thống chợ trên
15


địa bàn 21 xã, phường và các siêu thị, trung tâm thương mại đã tạo
thành một kênh tiêu thụ nông sản của thành phố vô cùng phong phú
và nhộn nhịp.
Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản chủ lực của thành phố đã
xuất khẩu ra nước ngoài như cà phê, cao su, ….
2.2.6. Kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp
a. Kết quả của sản xuất nông nghiệp
Bảng 2.15. GTSX Nông lâm thủy sản giai đoạn 2008-2013 (theo giá CĐ 2010)
Nội dung
2008
2009
2010
2011
2012
2013
BQ
2008-
2013

Giá trị NLTS
(tỷ đồng)

2.185,9

2.247,2

2.032,1

2.250,7

2.457,5

2.534,0

3,00
1. Nông nghiệp

2.137,3

2.198,1

1.985,2

2.199,4

2.400,2

2.471,9


2,95
+ Trồng trọt

1.601,2

1.626,7
1.413,2

1.529,8

1.755,4

1.796,2

2,33
+ Chăn nuôi

409,5

443,1
430,2

525,7

473,5

491,0

3,70
+ Dịch vụ


126,6

128,3
141,8

143,8

171,3

184,7

7,85
2. Thủy sản

37,1

40,8

40,6

46,0

52,8

57,6

9,17
3. Lâm nghiệp


11,5

8,4

6,3

5,4

4,6

4,5

(17,18)
Nguồn: Niên giám thống kế thành phố Buôn Ma Thuột năm 2013
Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản (theo giá cố định 2010),
năm 2008 đạt giá trị sản xuất là 2.185,9 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên
còn 2.534 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 – 2013 đạt
3,0%/năm. Trong đó nông nghiệp là ngành chủ yếu có vị trí rất quan
trọng, tăng bình quân 2,95%; thủy sản có quy mô giá trị sản xuất
nhỏ, nhưng có sự tăng trưởng khá đạt 9,17% và lâm nghiệp nghiệp
16


có quy mô nhỏ nhất, tăng trưởng bình quân giảm 17,18% (Bảng
2.15).
* Ngành trồng trọt:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt, năm 2008 đạt giá trị sản xuất là
1.601,2 tỷ đồng, đến năm 2013 tăng lên 1.796,2 tỷ đồng, tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2008 – 2013 đạt 2,33%/năm. Trồng trọt là ngành
sản xuất chính của nông nghiệp, năm 2013 chiếm tỷ trọng 72,66%

trong ngành nông nghiệp.
- Cây lượng thực: tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2013
đạt 40.181 tấn, tăng 2.644 tấn so với năm 2008.
- Cà phê: Sản lượng cà phê năm 2013 đạt 30.093 tấn, giảm 5.180
tấn so với 2008.
* Ngành chăn nuôi
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, năm 2008 đạt giá trị sản xuất là
409,5 tỷ đồng, đến năm 2013 tăng lên còn 491 tỷ đồng, tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2008 – 2013 đạt 3,7%/năm. Chăn nuôi là ngành
sản xuất có tỷ trọng lớn thứ 2 trong ngành nông nghiệp năm 2013
chiếm 19,86%.
* Ngành thủy sản
Giá trị sản suất tăng từ 37,1 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 57,6 tỷ
đồng năm 2013 tốc độ tăng trưởng bình quân cao, đạt 9,17%. Ngành
thủy sản không phải là thế mạnh của thành phố Buôn Ma Thuột, tỷ
trọng của ngành năm 2013 chiếm 2,27% trong ngành nông lâm thủy.
* Ngành lâm nghiệp
Giá trị sản suất giảm từ 11,5 tỷ đồng năm 2008 xuống còn lên
4,5 tỷ đồng năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 17,18%.
Tỷ trọng của ngành chiếm tỷ lệ rất nhỏ năm 2013 chiếm 0,18% trong
ngành nông lâm thủy.
17


b. Đóng góp của sản xuất nông nghiệp
- Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp đóng góp trong tổng
GTSX của thành phố Buôn Ma Thuột có xu hướng ngày càng giảm
năm 2008 chiếm 18,05%, đến năm 2013 chiếm 13,06% phù hợp với
xu thế phát triển nhưng về giá trị thì vẫn tăng năm 2008 là 2.185,9 tỷ
đồng, đến năm 2013 là 2.534 tỷ đồng.

- Đóng góp của nông nghiệp cho ngân sách năm 2013 là 69,961
tỷ đồng chiếm 6,43% tổng thu ngân sách thành phố.
- Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, rau quả thực phẩm
cho nhân dân trong Thành phố và một lượng lớn nông sản hàng hóa
phục vụ xuất khẩu
- Thu nhập bình quân đầu người của thành phố năm 2013 đạt
43,2 triệu đồng. Tính giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng
trọt năm 2009 đạt 48,82 triệu đồng/ha, đến năm 2013 tăng lên đạt 94
triệu đồng/ha.
- Hằng năm ngành nông nghiệp tạo việc làm bình quân 600 lao
động, chiếm 35,9% so tổng việc làm mới.
- Phát triển nông nghiệp đã góp phần giảm số hộ nghèo tại thành
phố đến năm 2013 số hộ nghèo của thành phố còn là 1.539 hộ, chiếm
tỷ lệ 2,01% tổng số hộ dân.
- Phát triển nông nghiệp đã tạo vành đai xanh cho thành phố,
đóng góp lớn việc bảo vệ môi trường.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
2.3.1. Những thành công
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước bị suy giảm
nhưng giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản của thành phố
vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định, bình quân giai đoạn 2008 –
18


2013 đạt 3,0%/năm.
Cơ cấu ngành nông nghiệp có xu hướng chuyển dịch theo hướng
phù hợp, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành
chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp.
Các doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, HTX nông nghiệp

ngày càng phát triển góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao
thu nhập cho người lao động, tăng thu ngân sách thành phố, xoá đói
giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự ở địa phương và bảo vệ môi
trương.
Các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều, tiêu, là
nguồn đóng góp chính vào giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Cây
lương thực phát triển, trong đó chủ yếu là cây lúa, cây ngô. Các loại
cây trồng khác như mía và rau đậu các loại được chú trọng phát triển.
Ngành chăn nuôi tăng cường phát triển đàn bò. Bên cạnh đó
cũng tập trung phát triển đàn lợn, đàn gia cầm. Ngành thủy sản vừa
tập trung phát triển chăn nuôi cá, đồng thời quan tâm phát triển một
số loại thủy sản khác. Ngành lâm nghiệp tập trung vào việc trồng
rừng và bảo vệ rừng.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được thì phát triển sản xuất nông
nghiệp còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế sau đây:
Sản xuất nông nghiệp nông nghiệp phát triển chưa ổn định và
bền vững, vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, mang nặng tính tự phát và
tự sản, tự tiêu, chưa gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa
quy mô lớn.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản, cũng như cơ
cấu nội bộ ngành nông nghiệp, nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi
vẫn diễn ra chậm. Tỷ trọng ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ nông
19


nghiệp và thủy sản trong ngành nông nghiệp vẫn cón thấp.
Việc chuyển giao, ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp
còn chậm và mang tính tự phát.
Kinh tế HTX nông nghiệp được duy trì phát triển nhưng hoạt

động hiệu quả chưa cao. Các doanh nghiệp nhỏ hoạt động không ổn
định. Kinh tế hộ vẫn là chủ yếu, sản xuất mang nặng tính tự cung, tự
cấp, còn thiếu vốn, kỹ thuật.
Trong ngành trồng trọt: cây cà phê, cao su, tiêu, điều đang là cây
trồng chủ yếu, các loại cây trồng khác quy mô còn nhỏ, chưa tương
xứng với tiềm năng của Thành phố.
Ngành chăn nuôi tuy phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Những năm qua, do tình hình thời tiết, dịch bệnh trên cây trồng,
vật nuôi diễn biến phức tạp, bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Tình hình kinh tế cả nước, tỉnh, thành phố gặp khó khăn nên
nguồn lực đầu tư phát triển đầu tư phát triển nông nghiệp còn nhiều
hạn chế.
Lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm, chất lượng lao
động còn thấp nhất là vùng đồng bào dân tộc tại chỗ, đa số lao động
chưa qua đào tạo, trong đó có một phần lao động ngoài tuổi lao động.
Nông dân chưa có ý thức trong việc sản xuất hàng hóa theo
hướng tập trung, chưa mạnh dạn đổi mới phương thức sản xuất nông
nghiệp, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự phát của người nông dân chưa
thay đổi nhiều.
Quy mô sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp còn khiêm
tốn. Trình độ thâm canh trong nông nghiệp còn thấp. Năng lực quản
lý trong các loại hình kinh tế còn thấp nên chưa phát huy hiệu quả.
20


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
3.1.1. Một số dự báo cơ hội và thách thức
3.1.1.1. Các yếu tố bên ngoài
a. Sự phát triển của khoa học công nghệ
b. Tác động của quá trình đô thị hóa
c. Sự biến đổi của khí hậu, dịch bệnh
3.1.1.2. Các yếu tố bên trong
a. Tác động quy hoạch phát triển kinh tế vùng
b. Tác động của quy hoạch phát triển kinh tế tỉnh
c. Dự báo quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
3.1.2. Quan điểm phát triển
3.1.3. Mục tiêu phát triển
a. Mục tiêu tổng quát
b. Mục tiêu cụ thể
3.1.4. Định hướng phát triển
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
3.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng
tiến bộ tạo ra động lực kích thích sản xuất, áp dụng nhanh các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân,
đáp ứng yêu cầu thị trường, phù hợp với xu hướng phát triển nền sản
21


xuất nông nghiệp trong đô thị.
Đẩy mạnh tái canh diện tích cà phê già cổi.
3.2.2. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố

nguồn lực
a. Về đất đai
Quy hoạch chi tiết sử dụng đất đai, có kế hoạch sử dụng đất và
bố trí đất sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn lợi thế từng vùng,
sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả.
Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, là tài sản có
giá trị nhất đối với người nông dân. Cần quản lý chặt chẽ việc sử
dụng đất nông nghiệp, tránh tình trạng sử dụng đất không đúng mục
đích và sản xuất không theo quy hoạch, chuyển đất sản xuất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
b. Về lao động trong nông nghiệp
Tăng cường đào, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật về sản
xuất nông sản hàng hóa tập trung, nâng cao chất lượng, xây dựng
thương hiệu hàng hóa cho nông dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân
tộc tại chỗ.
Đẩy mạnh đào tạo nghề nông thôn qua các lớp khuyến nông,
khuyến ngư.
c. Về nguồn vốn trong nông nghiệp
Có chính sách khuyến khích huy động vốn trong dân, vốn của
các thành phần kinh tế đầu tư vào thâm canh trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản.
Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách nhà
nước, vốn các chương trình hợp tác.
3.2.3. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông
nghiệp
22


Tăng cường đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất
có hiệu quả. Phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, doanh

nghiệp nông nghiệp và nâng cao năng lực kinh tế hộ nhằm nâng cao
thu nhập cho người dân.
3.2.4. Tăng cường thâm canh trong nông nghiệp
Nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi cần đẩy mạnh chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất
nông nghiệp.
Lựa chọn cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất
lượng của từng bước thay đổi cơ cấu giống, đáp ứng nhu cầu thị
trường.
3.2.5. Lựa chọn các mô hình liên kết
- Mô hình liên kết “4 nhà”: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà
khoa học, nhà nước.
- Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, ngân hàng, hộ nông dân.
- Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với trang trại, ngân hàng.
- Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã.
3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản
phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu trên địa bàn.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản hàng hóa.
- Phát triển mạng lưới lưu thông hàng nông sản hợp lý.
- Có chính sách bao tiêu sản phẩm.
3.2.7. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và kết cấu hạ tầng sản
xuất nông thôn là một bộ phận của vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ
tầng của nền kinh tế quốc dân được phân bổ, tạo lập và phát triển
23


trong vùng nông thôn và trong các hệ thống sản xuất nông, lâm, thủy

sản và công nghiệp nông thôn, tạo thành điều kiện chung quan trọng
cho phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.
3.2.8. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản
Phát triển công nghiệp chế biến sẽ tạo điều kiện tiêu thụ nông
sản ổn định và giúp liên kết kinh tế giữa ngành nông nghiệp với công
nghiệp và dịch vụ.
KẾT LUẬN
Phát triển nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột toàn diện theo
hướng hiện đại, đa dạng, sản xuất hàng hóa có giá trị cạnh tranh cao,
bền vững và đảm bảo môi trưởng sinh thái và an ninh lương thực là
mục tiêu của thành phố trong thời gian đến. Những năm qua, trong
bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước bị suy giảm nhưng giá trị
sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản của thành phố vẫn duy trì mức
tăng trưởng ổn định. Cơ cấu ngành nông nghiệp có xu hướng chuyển
dịch theo hướng phù hợp, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ nông nghiệp. Đã quan tâm
đưa các giống mới, áp dụng khoa kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng sản cây trồng, vật nuôi.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu phát triển trong giai đoạn
hiện này ở thành phố, phát triển kinh tế nông nghiệp thời gian qua
chưa ổn định, vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, mang nặng tính tự phát
và chưa gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa quy mô lớn.
Phần lớn nông sản sản xuất ra chưa gắn với xây dựng thương hiệu
cho sản phẩm, do vậy sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, chất lượng
nông sản hàng hóa thấp, chưa có tính cạnh tranh, chưa có nhiều sản
phẩm chế biến theo công nghệ cao, gắn với thị trường tiêu thụ. Sự
chuyển dịch cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản, cũng như cơ cấu nội

×