BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
XÂY DỰNG TRẠI SẢN XUẤT
GIỐNG
MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI HÀU THÁI
BÌNH DƯƠNG
Trình độ: Sơ cấp nghề
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: 01
2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề Sản
xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương ở Việt Nam nói riêng đã có những
bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung quốc gia nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái
Bình Dương đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề
được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy
nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề theo các mô đun
đào tạo là cấp thiết hiện nay.
Giáo trình được biên soạn nhằm đào tạo nghề Sản xuất giống và nuôi hàu
Thái Bình Dương cho lao động nông thôn. Giáo trình dùng cho hệ Sơ cấp nghề,
biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ
trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập
nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại các địa
phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển:
1) Xây dựng trại sản xuất giống
2) Chuẩn bị bè nuôi hàu
3) Cho đẻ và ấp trứng
4) Ương ấu trùng và hàu giống
5) Nuôi hàu thương phẩm
6) Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng trại sản xuất giống là một mô đun chuyên môn nghề, có thể
dùng để dạy độc lập, sau khi học mô đun này người học có thể hành nghề việc
chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống, lựa chọn qui mô trại sản xuất
giống, giám sát xây dựng trại sản xuất giống, giám sát, lắp đặt hệ thống điện,
lắp đặt hệ thống sục khí, giám sát, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. Mô đun này
được học đầu tiên của nghề Sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương.
Giáo trình Xây dựng trại sản xuất giống giới thiệu về một số đặc điểm
sinh học của hàu Thái Bình Dương, chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất
giống, lựa chọn qui mô trại sản xuất giống, giám sát xây dựng trại sản xuất
giống, giám sát, lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt hệ thống sục khí, giám sát, lắp
đặt hệ thống cấp thoát nước; nội dung mô đun được phân bổ giảng dạy trong
thời gian 76 giờ, gồm 7 bài:
Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương
Bài 2: Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống
3
Bài 3: Lựa chọn qui mô trại sản xuất giống
Bài 4: Giám sát xây dựng trại sản xuất giống
Bài 5: Giám sát, lắp đặt hệ thống điện
Bài 6: Lắp đặt hệ thống sục khí
Bài 7: Giám sát, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi có sử dụng, tham khảo
nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn.
Nhóm biên soạn xin được cảm ơn vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng thủy sản, các
chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng
tôi hoàn thành cuốn giáo trình này.
Do nhiều nguyên nhân, nên chắc chắn cuốn giáo trình này còn nhiều
khiếm khuyết. Nhóm biên soạn rất mong có nhiều ý kiến đóng góp của các
đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn trong các lần tái bản
sau.
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên : ThS. Lê Văn Thắng
2. ThS. Đỗ Văn Sơn
3. ThS. Nguyễn Văn Tuấn
4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 1
LỜI GIỚI THIỆU 2
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT 6
MÔ ĐUN XÂY DỰNG TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG 7
Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương 8
2. Đặc điểm phân bố 8
3. Đặc điểm hình thái cấu tạo 9
4. Đặc điểm dinh dưỡng 10
5. Đặc điểm sinh trưởng 11
6. Đặc điểm sinh sản 11
Bài 2: Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống 13
1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên 13
2. Tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội, giao thông 15
3. Chọn địa hình 16
4. Kiểm tra chất đất 17
5. Kiểm tra nguồn nước: 24
Bài 3: Lựa chọn qui mô trại sản xuất giống 27
1. Giới thiệu một số qui mô trại sản xuất giống hàu 27
2. Khảo sát nhu cầu tiêu thụ hàu giống 27
3. Xác định qui mô sản xuất giống 28
Bài 4: Giám sát xây dựng trại sản xuất giống 30
1. Chuẩn bị dụng cụ, nhân lực 30
2. Vẽ sơ đồ trại sản xuất giống 30
3. Giám sát xây dựng bể 32
4. Giám sát xây dựng hệ thống xử lý nước thải 40
Bài 5: Giám sát, lắp đặt hệ thống điện 42
1. Chuẩn bị vật tư, thiết bị: 42
2. Giám sát 46
3. Lắp đặt hệ thống điện 46
4. Kiểm tra, vận hành thử hệ thống điện 47
Bài 6: Lắp đặt hệ thống sục khí 50
1. Chuẩn bị vật tư, thiết bị 50
2. Lắp đặt hệ thống sục khí chính 52
3. Lắp đặt hệ thống sục khí dự phòng 54
4. Kiểm tra và vận hành thử 54
Bài 7: Giám sát, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước 56
1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 56
2. Lắp đặt máy bơm nước 56
3. Lắp đặt hệ thống lọc nước 58
4. Giám sát, lắp đặt hệ thống cấp nước 63
5. Giám sát, lắp đặt hệ thống thoát nước 63
5
6. Kiểm tra, vận hành thử 64
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 66
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 66
II. Mục tiêu: 66
III. Nội dung chính của mô đun: 66
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 67
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 77
VI. Tài liệu tham khảo 81
6
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT
TBD Thái Bình Dương
ATS Hệ thống chuyển đổi nguồn tự động
SXG Sản xuất giống
t
0
Nhiệt độ
TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam: do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt
Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) và
các Bộ, Ngành tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công
nghệ công bố.
7
MÔ ĐUN: XÂY DỰNG TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG
Mã mô đun: MĐ 01
Giới thiệu mô đun:
Mô đun 01 “Xây dựng trại sản xuất giống” có thời gian học tập là 76 giờ,
trong đó có 12 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang
bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc nhận
biết một số đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương, chọn địa điểm xây
dựng trại sản xuất giống, lựa chọn qui mô trại sản xuất giống, giám sát xây
dựng trại sản xuất giống, giám sát, lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt hệ thống sục
khí, giám sát, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước.
Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để
thực hiện các công việc:
- Lựa chọn qui mô, địa điểm trại sản xuất giống;
- Giám sát xây dựng trại, lắp đặt hệ thống điện, hệ thống sục khí và hệ
thống cấp thoát nước.
Nội dung mô đun gồm:
- Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương;
- Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống;
- Lựa chọn qui mô trại sản xuất giống;
- Giám sát xây dựng trại sản xuất giống;
- Giám sát, lắp đặt hệ thống điện;
- Lắp đặt hệ thống sục khí;
- Giám sát, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước.
Để hoàn thành mô đun này, học viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa.
- Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà.
- Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực
hiện ở cơ sở sản xuất giống hàu Thái Bình Dương tại địa phương mở lớp.
Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành
thạo các thao tác.
Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng
thực hiện các kỹ năng.
8
Bài 1: Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương
Mã bài: MĐ 01-01
Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo, dinh dưỡng, sinh
trưởng và sinh sản của hàu Thái Bình Dương;
- Nhận biết được hình thái cấu tạo của hàu Thái Bình Dương.
A. Nội dung:
1. Vị trí phân loại
- Hàu Thái Bình Dương(TBD) được Thunberg phân loại vào 1793 như
sau:
Ngành nhuyễn thể: Mollusca
Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
Bộ cơ lệch: Anisomyarya
Họ hàu: Ostreidae
Giống hàu: Crasosstrea
Loài hàu Thái Bình Dương: C. gigas
Hình 1.1.1: Hình thái ngoài của hàu Thái Bình Dương
2. Đặc điểm phân bố
- Hàu Thái Bình Dương là loài bản địa của Nhật Bản, chúng phân bố từ
30 - 45 vĩ độ Bắc của Hàn Quốc và phân bố ở vùng biển phía Bắc của Nhật
Bản.
Hàu Thái Bình Dương được nhập vào Mỹ 1920, Pháp năm 1966, đến
năm 2003 chúng có mặt ở 64 nước trên thế giới ở cả 5 Châu lục.
9
Hiện nay, nó đã được tìm thấy phổ biến ở vùng biển của Pháp, Anh,
Mexico, Trung Quốc, Brazil…
Những năm gần đây, hàu Thái Bình Dương được di nhập về Việt Nam
và được sản xuất giống , nuôi thương phẩm phổ biến ở các vùng biển thuộc tỉnh
Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa
- Hàu Thái Bình Dương phân bố từ 30 - 45 vĩ độ Bắc của Hàn Quốc, ở
vùng giữa triều, độ mặn thích hợp từ 10 - 30‰.
Hàu Thái Bình Dương cũng là loài phân bố vùng triều thấp đến độ sâu
40m, sống bám trên bề mặt đá, rễ cây hay vỏ nhuyễn thể khác.
Hàu Thái Bình Dương là loài có khả năng thích ứng rộng, có thể sống ở
độ mặn 10 - 42‰, nhiệt độ 4 - 35
0
C, đặc biệt ở - 5
o
C còn tồn tại.
Độ mặn thích hợp là 20 - 25‰, mặc dù chúng có thể sống ở độ mặn
<10‰ và >35‰.
Hàu Thái Bình Dương cũng là loài rộng nhiệt, chúng có thể sống ở nhiệt
độ từ -1,8
o
C đến 35
o
C nhưng thích hợp ở nhiệt độ 20 - 28
o
C.
3. Đặc điểm hình thái cấu tạo
- Hàu Thái Bình Dương là loài có kích thước lớn nhất trong các loài hàu
có trên thế giới, kích thước trung bình từ 8 - 20 cm, có sức sinh trưởng nhanh
có thể đạt 100mm trong 12 tháng đầu đời, tuổi thọ có thể đạt 13 năm.
Hàu Thái Bình Dương có dạng giống với hàu cửa sông (C.rivularis), tuy
nhiên hàu Thái Bình Dương có tỷ lệ chiều cao và chiều dài lớn hơn từ 1/2 - 1/3
hàu cửa sông.
Hàu sống ở các khu vực khác nhau có hình dạng, kích thước, màu sắc
khác nhau.
- Hình thái vỏ hàu Thái Bình Dương:
Vỏ hàu Thái Bình Dương tương đối lớn và không đều nhau giữa hai vỏ,
chúng dài và có hình gần Oval, những sọc đối xứng của 2 vỏ thì bắt đầu từ
những mấu lồi.
Cơ khép vỏ có hình bầu dục. Trên bề mặt phần trước bụng và phần lưng
của vỏ thường có những hốc lõm sâu.
Màu vỏ ngoài hơi trắng vàng và có những sọc màu nâu, phía trong vỏ có
màu trắng sữa.
- Cấu tạo bên trong:
Xúc tu có dạng những nếp gấp hình nón với màu hơi ngả vàng và những
chấm nâu.
Ruột màu đen, tim có màu ngà hơi vàng.
10
Hình 1.1.2. Hình thái bên trong của hàu Thái Bình Dương
1. Tim 3. Hậu môn 5. Xoang nước ra 7. Màng áo phải
2. Cơ khép vỏ 4. Vỏ phải 6. Mang 8. Màng áo trái
9. Ruột 10. Dạ dày 11. Tuyến sinh dục 12. Bản lề
13. Miệng
4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cũng giống như các loài nhuyễn thể khác, hàu Thái Bình Dương là loài
ăn lọc. Hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang.
Khi hô hấp nước có trong mang theo thức ăn qua bề mặt mang, các hạt thức ăn
được giữ lại ở mang nhờ các tiêm mao và dịch nhờn được tiết ra nhờ các tiêm
mao. Các hạt thức ăn có kích thước nhỏ sẽ được dịch nhờn của các tiêm mao
quấn dần về phía miệng, còn hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ
bị dòng nước quấn đi khỏi bề mặt mang, sau đó tập trung ở mép màng áo và bị
màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù hàu bắt mồi thụ động nhưng với cách bắt mồi
như vậy, chúng có thể chọn lọc thức ăn theo kích thước.
Hàu Thái Bình Dương là loài ăn lọc thụ động, chúng lọc những thức ăn
phù hợp về kích thước, những loại thức ăn không thích hợp sẽ không được tiêu
hóa và bị đẩy ra ngoài. Thức ăn của hàu tương đối đa dạng như: vi khuẩn, sinh
vật nhỏ, mùn bã hữu cơ, tảo, trùng roi có kích thước dưới 10 m. Hàu cũng có
thể sử dụng được một số vật chất hòa tan trong nước và vật chất hữu cơ.
Quá trình chọn lọc thức ăn được thực hiện 4 lần theo phương thức trên:
Lần 1 xảy ra trên bề mặt mang, lần 2 xảy ra trên đường vận chuyển, lần 3 xảy
ra trên xúc biên, lần 4 xảy ra tại manh nang chọn lọc thức ăn. Thức ăn sau khi
11
4
10
9
8
5
3
2
13
12
6
7
1
11
được chọn lọc được đưa đến dạ dày để tiêu hoá, tại đây thức ăn được tiêu hoá
một phần nhờ các men như: Amilase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase,
Protease Các thức ăn không thích hợp sẽ được đẩy xuống ruột và ra ngoài qua
hậu môn.
Trong giai đoạn ấu trùng, thức ăn phù hợp bao gồm: vi khuẩn, sinh vật
nhỏ mùn bãi hữu cơ, tảo khuê, tảo Silic (Bacillarophyta), trùng roi có kích
thước dưới 10µm. Ấu trùng có thể sử dụng vật chất hoà tan trong nước và các
vật chất hữu cơ. Các loài tảo thường gặp là tảo khuê như: C.calcitran,
C.muelleri…tảo silic: Nitzschia, Skeletonema…tảo có lông roi: I.galbana,
P.lutherii, Tetraselmis…vì kích cỡ phù hợp, dễ tiêu hoá, hàm lượng dinh
dưỡng cao.
Các tác nhân ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của hàu là thuỷ triều,
lượng thức ăn và các yếu tố môi trường (nhiệt độ, nồng độ muối ). Khi thuỷ
triều lên, cường độ bắt mồi tăng, triều xuống cường độ bắt mồi giảm, trong môi
trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp và ít thức ăn thì cường độ
bắt mồi cao.
5. Đặc điểm sinh trưởng
- Nhiệt độ, thức ăn và độ mặn đây là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của ấu trùng.
Khi nhiệt độ thấp, hàu sinh trưởng và biến thái chậm, thời gian phù du
kéo dài, khoảng nhiệt độ 19 - 20
0
C giai đoạn phù du của hàu kéo dài 3 tuần,
độ mặn trong giai đoạn này có thể dao động 14 - 37‰ nhưng thích hợp nhất là
15 - 25‰.
Nếu ấu trùng được cung cấp thức ăn đầy đủ và các yếu tố môi trường
được duy trì thích hợp thì kích thước của ấu trùng có thể đạt tới 1,5mm.
- Biến thái của ấu trùng khi đạt kích thước >280µm.
6. Đặc điểm sinh sản
- Hàu Thái Bình Dương là loài lưỡng tính, lúc mới sinh ra là đực, trong
quá trình sống thì giới tính thay đổi phụ thuộc vào môi trường sống. Trong
vùng thức ăn phong phú thì đàn hàu cái chiếm ưu thế. Khi môi trường nước có
nguồn thức ăn nghèo về số lượng và thành phần loài thì chúng lại chuyển thành
đực. Ở châu Âu, quá trình hình thành giao tử bắt đầu tại 10
o
C, độ mặn 15 -
32‰, sự hình thành giảm đi khi độ mặn cao hơn. Sự đẻ trứng diễn ra ở 18
o
C,
đặc biệt ở Canada gặp trường hợp sinh sản ở 15
o
C.
Trong mùa sinh sản, tuyến sinh dục phát triển mạnh, trọng lượng có thể
đạt 50% trọng lượng cơ thể, hầu cái đẻ 50 - 200 triệu trứng/lần đẻ. Trứng có thể
tồn tại trong nước 10 - 15h sau 3 - 4 tuần phát triển thành Spat. Cũng như loài
hàu sông của Việt Nam, thời gian đầu, ấu trùng sống phù du trong cột nước,
sau thời gian biến thái sẽ lắng đáy và bám vào vật bám. Lúc này kích thước ấu
trùng đạt 300 – 330µm. Thời gian biến thái của hàu phụ thuộc vào nhiệt độ,
thức ăn, độ mặn.
12
- Các giai đoạn phát triển của ấu trùng:
* Ấu trùng Veliger
Xuất hiện ấu trùng Veliger sau 16 - 24 giờ từ khi thụ tinh, ấu trùng có
dạng chữ D, có 2 nắp vỏ và có vành tiêm mao giữa 2 nắp vỏ, ấu trùng vận động
nhanh nhờ sự vận động của vành tiêm mao miệng.
Giai đoạn này kéo dài từ 2 - 6 ngày và kích thước ấu trùng dao động từ
75 - 120 µm.
* Ấu trùng Umbo
Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành các cơ quan bao gồm: giai
đoạn Umbo sơ kỳ, bắt đầu xuất hiện mầm cơ khép vỏ. Quan sát trên kính hiển
vi thấy ruột và một đôi cơ quan trong suốt.
Giai đoạn Umbo trung kỳ xuất hiện đỉnh vỏ, kích thước ấu trùng đạt 130-
200 µm. Giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ, ấu trùng xuất hiện điểm mắt, kích thước ấu
trùng tăng nhanh, cuối giai đoạn Umbo hậu kỳ xuất hiện điểm mắt ở gần phía
đỉnh vỏ, một số cá thể hình thành chân bò, đây là dấu hiệu kết thúc giai đoạn
sống trôi nổi chuyển sang giai đoạn sống bám cố định.
* Ấu trùng bám
Sau khi xuất hiện chân bò, hoạt động bơi của ấu trùng giảm dần, lúc này
vành tiêm mao và điểm mắt thoái hoá dần.
Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành các tơ chân, màng áo và
một số cơ quan khác. Ấu trùng chuyển sang hoàn toàn sống bám.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
1. Câu hỏi:
- Câu hỏi 1: Nêu một số đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương?
- Câu hỏi 2: So sánh sự khác nhau cơ bản giữa Thái Bình Dương với hàu
khác?
2. Bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 1.1.1: Phân biệt hàu Thái Bình Dương.
C. Ghi nhớ:
- Đặc điểm hình thái bên ngoài của hàu Thái Bình Dương;
- Phân biệt được các giai đoạn phát triển của ấu trùng.
13
Bài 2: Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống
Mã bài: MĐ 01- 02
Mục tiêu:
- Nêu được yêu cầu về địa điểm xây dựng trại sản xuất giống hàu Thái
Bình Dương;
- Chọn được địa điểm xây dựng trại sản xuất giống hàu Thái Bình Dương
phù hợp;
A. Nội dung:
1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên
1.1. Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình
Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình nhằm tìm được vị trí địa lý, địa hình phù
hợp để xây dựng sản xuất giống hàu đạt hiệu quả.
Tìm hiểu thông tin vị trí địa lý, địa hình để có kế hoạch xây dựng trại sản
xuất hàu Thái Bình Dương phù hợp.
- Cách xác định vị trí địa lý, địa hình:
Bước 1: Công tác chuẩn bị nhân lực để khảo sát địa lý, địa hình
Bước 2: Chuẩn bị bản đồ địa lý, lịch thủy triều
Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình
Bước 4: Tiến hành khảo sát vùng cần chọn để xây dựng trại sản xuất
giống.
Bước 5: Kết luận về địa lý, địa hình và chọn vùng xây dựng trại sản
xuất hàu giống .
1.2. Tìm hiểu khí hậu
- Tìm hiểu khí hậu của vùng miền để biết được các yếu tố thời tiết, khí
hậu có phù hợp với đặc diểm sinh học của hàu TBD không, từ đó có phương
pháp khắc phục khi điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến quá trình xây dựng, sản
xuất giống sau này.
- Tìm hiểu điều kiện thời tiết vùng sản xuất giống hàu Thái Bình
Dương là một nhiệm vụ bắt buộc và quan trọng cho quá trình sản xuất
giống hàu Thái Bình Dương sau này.
- Hiểu rõ điều kiện thời tiết vùng sản xuất giống hàu Thái Bình
Dương nhằm mục đích sau:
+ Tránh được mùa vụ thời tiết xấu
+ Chọn được mùa vụ thời tiết phù hợp cho sự sinh sản, phát triển của
hàu Thái Bình Dương
+ Có những biện pháp phòng tránh trong quá trình sản xuất
14
- Tìm hiểu chế độ nhiệt:
Đối với hàu Thái Bình Dương nhiệt độ tỷ lệ thuận với tốc độ tăng
trưởng. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự sinh trưởng của hàu, chậm sự biến thái
của ấu trùng hàu giống. Nếu nhiệt độ thấp dưới ngưỡng chịu đựng của hàu
sẽ gây chết hoặc không biến thái của ấu trùng hàu Thái Bình Dương
Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21
0
C đến 27
0
C và tăng
dần từ bắc vào nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25
0
C (Hà
Nội 23
0
C, Huế 25
0
C, thành phố Hồ Chí Minh 26
0
C). Mùa đông ở miền Bắc,
nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng Mười Hai và tháng Giêng.
Mỗi vùng sinh thái có những đặc trưng riêng. Vì vậy, hiểu rõ đặc
điểm chế độ nhiệt của vùng sản xuất là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa
sâu sắc trong việc chọn nơi xây dựng trại sản xuất để sản xuất hàu giống
sau này.
- Cách tìm hiểu chế độ nhiệt của vùng:
Bước 1: Công tác chuẩn bị:
+ Nhân lực thu thập và xử lý số liệu
+ Địa chỉ thu thập tài liệu: phòng nông nghiệp, trung tâm dự báo khí
tượng thủy văn của vùng, thông tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài,
báo.
Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin về chế độ nhiệt của vùng
+ Bảng thống kê nhiệt độ hàng tháng, năm
+ Biểu đồ biến đổi nhiệt độ hàng tháng, năm
Bước 3: Kết luận nhiệt độ vùng
Thông qua tìm hiểu chế độ nhiệt để đưa ra kết luận nhiệt độ trung
bình của vùng từ đó đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ sản xuất giống phù
hợp.
Trong thực tế, nhiệt độ để hàu TBD sinh trưởng và phát triển dao
động từ 20 – 28
0
C.
- Chế độ mưa
Mưa bão có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hàu giống như
khó kiếm nguồn hàu bố mẹ, nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, độ mặn
giảm….
Việt Nam có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000mm.
Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về
địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn
hán.
- Xác định chế độ mưa của các vùng cụ thể:
Bước 1: Công tác chuẩn bị:
15
+ Chuẩn bị nhân lực
+ Địa chỉ thu thập tài liệu: phòng nông nghiệp, trung tâm dự báo khí
tượng thủy văn của vùng, thông tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài,
báo.
Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin về lượng mưa của vùng
+ Bảng thống kê lượng mưa hàng tháng, năm.
+ Biểu đồ biến đổi lượng mưa hàng tháng, năm.
Bước 3: Kết luận lượng mưa vùng khảo sát.
Thông qua tìm hiểu thông tin về lượng mưa để đưa ra kết luận lượng
mưa trung bình của vùng từ đó đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ sản xuất.
2. Tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội, giao thông
2.1. Điều kiện kinh tế
- Tìm hiếu điều kiện kinh tế nhằm biết được mặt bằng kinh tế vùng miền,
để xem có thuận lợi cho việc xây dựng trại sản xuất gống và phát triển sản xuất
hàu giống sau này.
- Tìm hiểu về tiềm lực kinh tế vùng cần chọn để xây dựng trại sản xuất
hàu giống, vùng tiềm năng để xây dựng trại sản xuất hàu giống trong tương lai.
- Tìm hiểu về mức thu nhập và đầu tư của người dân vùng sản xuất
giống.
- xác định điều kiện kinh tế:
Bước 1: Tìm hiểu qua thông tin, tổng hợp của phòng kinh tế của xã,
huyện, tỉnh.
Bước 2: Khảo sát, điều tra thông qua phiếu điều tra với những tiêu chí
sau:
+ Mức thu nhập nhân khẩu/năm.
+ Nguồn thu chính từ nghề sản xuất giống, nuôi hàu Thái Bình Dương.
+ Khả năng đầu tư nuôi thủy sản/ năm của người dân
Bước 3: Kết luận về khả năng kinh tế của địa phương để tiến hành xây
dựng vùng sản xuất giống hàu Thái Bình Dương.
2.2. Điều kiện xã hội
- Tìm hiểu điều kiện xã hội nhằm xác định được trình độ dân trí, trính trị,
văn hóa vùng miền để từ đó đưa ra hướng để chọn vùng xây dựng trại phù hợp.
- Điều kiện xã hội là khả năng về dân trí, trình độ văn hóa, chính trị của
cộng đồng sản xuất giống hàu Thái Bình Dương.
- Thực hiện tìm hiểm điều kiện xã hội:
16
Bước 1: Điều tra qua phòng thông kê trình độ văn hóa tại địa phương nơi
chọn sản xuất giống hàu Thái Bình Dương.
Bước 2: Tìm hiểu trực tiếp qua phiếu điều tra thông qua các tiêu chí:
+ Mặt bằng dân trí tại địa phương
+ Hoạt động cồng đồng trong nuôi thủy sản
+ Có tổ chức hợp tác xã thủy sản không
+ Khả năng quan tâm về thủy sản của cán bộ địa phương.
Bước 3: Kết luận về điều kiện xã hội ở vùng sản xuất hàu giống.
2.3. Điều kiện giao thông:
- Tìm hiểu điều kiện giao thông nhằm biết được khả năng giao thông sẵn
có của vị trị lựa chọn xây dựng trại để có kế hạch sử dụng hoặc nâng cấp hệ
thống giao thông khi cần thiêt.
- Xác định điều kiện giao thông của vùng chọn để tiến hành xây trại sản
xuất hàu giống. Giao thông phục vụ cho quá trình vận chuyển, hoạt động sản
xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
- Xác định điều kiện giao thông ở các vùng lân cận: dựa vào bản đồ, bình
đồ của vùng miền khu vực chọn để xây dựng trại sản xuất giống.
- Xác định điều kiện giao thông giữa khu vực sản xuất giống với quốc lộ
gần nhất để lưu thông đến các vùng lân cận.
3. Chọn địa hình
3.1. Chọn vị trí
- Chọn vị trí nhằm xác định địa điểm xây dựng chính xác trên bản đồ và
thực tế. Chọn địa điểm phù hợp sẽ thuận tiện cho việc xây dựng trại cũng như
hoạt động sản xuất của trại giống sau này.
- Chọn vị trí xây dựng trại sản xuất giống hàu Thái Bình Dương là một
yêu cầu hết sức quan trọng để việc xây dựng trại.
- Thực hiện chọn vị trí xây dựng trại:
Bước 1: Tìm hiểu vị trí xây dựng thông qua bản đồ của địa phương
Bước 2: Tiến hành khảo sát thực thế vị trí chọn để xây dựng trại sản xuất
hàu giống.
Bước 3: Đánh giá, đưa ra kết luận chọn hoặc không chọn vị trí xây dựng
trại để có kế hoạch khảo sát vị trí khác.
3.2. Chọn mặt bằng
- Chọn mằng bằng nhằm xác định chính xác mặt bằng thực địa, mặt bằng
phải đảm bảo yêu cầu đủ rộng, mặt bàng nằm trên vị trí đã được chọn, đại hình
tương đối bằng phẳng.
17
- Chọn mặt bằng trong vị trí đã được chọn để xây dựng trại sản xuất hàu
giống.
- Các bước chọn mặt bằng xây dựng trại:
Bước 1: Xác định diện tích mặt bằng để xây dựng trại sản xuất giống
Bước 2: Kiểm tra địa hình lại toàn bộ vị trí đã chọn để xây dựng trại sản
xuất giống.
Bước 3: Lựa chọn mặt bằng.
Bước 4: Đánh dấu diện tích mặt bằng cần để xây dựng trại sản xuất hàu
giống.
4. Kiểm tra chất đất
4. 1. Tiêu chuẩn về đất
- Khái niệm về đất:
Đất được hình thành và tiến hóa chậm hàng thế kỷ do sự phong hóa đá
và sự phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Một số
đất được hình thành do bồi lắng phù sa sông biển hay do gió. Đất có bản chất
khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu, tạo sản phẩm cây trồng.
- Một số loại đất trong nuôi thủy sản:
+ Đất cát: đất cát là loại đất trong đó thành phần cát chiếm hơn 70%
trọng lượng.
Đất cát dễ thấm nước, giữ nước kém. Đất cát chịu tác động nhiệt mạnh,
dễ nóng, dễ lạnh.
Đất cát nghèo chất dinh dưỡng và các chất keo kết dính, dễ bị xói mòn
và khó khăn trong việc xây dựng trại sản xuất giống.
Trong điều kiện địa lý Việt Nam đất cát chủ yếu tập trung ở những vùng
ven sông, hồ, biển.
Khi chọn vị trí để xây dựng trại sản xuất giống ở vùng đất cát cần lưu ý
những tính chất đặc trưng của loại đất này để khắc phục.
+ Đất sét: đất sét là loại đất chứa hơn 65% sét. Nó có tính chất ngược lại
hoàn toàn đất cát. Khó thấm nước, giữ nước tốt, đất sét chặt.
Đất sét khó nóng lên nhưng lâu nguội, đất sét chứa nhiều chất dinh
dưỡng hơn đất cát. Đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng trại sản xuất giống.
+ Đất thịt: đất thịt mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét.
Trong đất thịt có thể phân loại thành đất pha cát, đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ.
Nếu là đất ưa thịt nhẹ thì nó có tính chất ngả về đất cát, đất thịt nặng thì
có tính chất ngả về đất sét.
Trong thực tế hiện nay, đất thịt là loại đất thường được chọn để xây dựng
trại sản xuất giống. Vì đất thịt khá phổ biến ở các vùng miền của Việt Nam.
18
4.2. Thu mẫu:
- Xác định vùng đất cần thu mẫu:
+ Vùng đất cần thu mẫu là vùng được xác định thông qua bản đồ, bình
đồ vùng miền, điạ phương để tiến hành thăm dò, khảo sát.
+ Tiến hành thăm dò, khảo sát bằng các nghiệp vụ chuyên môn (trắc địa,
thổ nhưỡng…) để lựa chọn xây dựng trại sản xuất.
+ Xác định được vùng thu mẫu thông qua kết quả thăm dò khảo sát để
tiến hành thu mẫu đất.
- Thu mẫu đất:
+ Chuẩn bị thiết bị thu mẫu: khoan thổ nhưỡng, xẻng, cuốc, túi nilon, xô
chậu, găng tay, nhiên liệu điện, xăng, dầu…
+ Tiến hành thu mẫu đất:
Bước 1. Xác định điểm thu mẫu đất:
Tùy theo diện tích vùng thu mẫu mà số điểm thu mẫu ít hay nhiều.
Thường từ 5- 10 điểm được phân bố đều trên toàn bộ diện tích vùng đất
thu mẫu. Các điểm được xác định cắm mốc và đánh số thứ tự.
Hình 1.2.1: Xác định các điểm thu mẫu đất
Bước 2. Thu mẫu:
Đất được thu bằng khoan thổ nhưỡng chuyên dụng để lấy được nhiều
tầng đất hơn. Nếu thổ nhưỡng vùng miền tương đối đồng đều thì dùng cuốc,
xẻng đào lấy mẫu từ tầng mặt xuống khoảng 0,5- 1,0m.
Thông thường đối với thu mẫu đất phục vụ chọn nơi xây dựng trại sản
xuất giống thì dùng dụng cụ thô sơ lấy mẫu như cuốc, xẻng…
19
Hình 1.2.2: Lấy mẫu đất ngoài thực địa
Cho mẫu đất từng địa điểm vào từng dụng cụ thu mẫu khác nhau. Mẫu
đất được cho vào thau, chậu hoặc túi nilong.
Hình 1.2.3: Đào hố lấy mẫu đất ở các tầng khác nhau
Bước 3. Đánh dấu mẫu đất:
Đất sau khi thu được cho vào túi nilong hoặc xô chậu và tiến hành đánh
số theo các điểm đã xác định.
Mẫu đất được chuyển đi xác định thành phần, loại đất hoặc xác định trực
tiếp loại đất tại thực địa.
20
Hình1.2.4: Đánh dấu mẫu đất sau khi thu xong
4.3. Xác định loại đất:
- Xác định loại đất bằng phương pháp cảm quan:
+ Xác định vùng đất bằng quan sát mắt thường và nhận định loại đất dựa
vào màu sắc đất.
Hình1.2.5: Đất cát
21
Hình1.2.6: Đất sét
Hình1.2.7: Đất thịt
+ Xác định loại đất thông qua màu nước tự nhiên của vùng đất ngập
nước.
+ Xác định loại đất thông qua chỉ thị sinh vật sống trên vùng đất cần xác
định.
- Tiến hành xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng:
+ Chuẩn bị thiết bị: bình đựng thủy tinh 1.000ml trong suốt hoặc chậu
thể tích 10- 20 lít, nước sạch, que tre, đũa thủy tinh, thước đo, kính lúp.
+ Tiến hành: gồm các bước sau
22
Bước 1: Cho nước sạch vào bình với lượng chiếm khoảng 2/3- 3/4 thể
tích bình đựng.
Hinh 1.2.8: Lấy nước vào bình thủy tinh
Bước 2: Cho mẫu đất vào bình đựng với lượng đất chiếm 1/3 thể tích
bình đựng. Tỷ lệ đất với nước là 1/3 (một lượng đất, 3 lượng nước)
Hình1.2.9: Cho mẫu đất từ từ vào bình
Bước 3: Dùng que tre hoặc đũa thủy tinh khấy đều để đất được hòa tan
trong bình. Đồng thời thêm đất vào bình đến khi dung dịch đất ở trạng thái bão
hòa.
23
Hình 1.2.10: Dùng que hòa tan đất vào nước
Bước 4: Để đất sa lắng hoàn toàn trong bình.
Hình 1.2.11: Để đất sa lắng hoàn toàn trong bình
Bước 5: Quan sát, đo để kiểm tra thành phần cát, đất trong bình để xác
định loại mẫu đất (đất cát, đất sét hoặc đất thịt).
Lấy thước đo phần cát lắng đáy cốc xem chiếm tỷ lệ % và đối chiếu với
tiêu chuẩn để xác định loại đất.
24
Hình 1.2.12: Đo xác định % lượng cát, đất để xác định loại đất.
Bước 6: Đánh giá kết quả:
- Kết luận: loại đất phù hợp để xây dựng trại sản xuất hàu giống.
5. Kiểm tra nguồn nước:
5.1. Nguồn nước mặn
- Các trại sản xuất hàu giống TBD cần phải được cung cấp nguồn nước
biển đầy đủ, sạch, độ mặn thích hợp với đối tượng.
- Nguồn nước mặn là nước biển phải đạt được các chỉ tiêu yêu cầu sau:
+ Độ mặn trong khoảng 30 – 33‰ và ổn định trong mùa vụ sản xuất.
+ pH = 7,5-8,5
+ Nhiệt độ: 20 – 32
o
C
+ Oxy hòa tan (DO) lớn hơn 4mg/l
+ Độ trong lớn hơn 30cm
+ NH
3
nhỏ hơn 0,01mg/l
+ NO
2
nhỏ hơn 1mg/l
+ Hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,01mg/l
+ Hàm lượng kim loại nặng khác nhỏ hơn 0,01mg/l
- Khi chất lượng nước tốt, việc xử lý sẽ đơn giản hơn, do đó giá thành
sản xuất con giống sẽ giảm xuống.
5.2. Nguồn nước ngọt
- Bên cạnh nguồn nước biển đầy đủ, nguồn nước ngọt cũng quan trọng
cho việc lợ hóa, thuần hóa độ mặn cho ấu trùng, con giống trong quá trình
ương nuôi.