Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

MĐ 01 giáo trình lập kế hoạch chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.6 KB, 46 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
LẬP KẾ HOẠCH CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: MĐ01
NGHỀ: NUÔI NHÍM, CẦY HƯƠNG, CHIM TRĨ
Trình độ: Sơ cấp nghề
1
Hà Nội, 2014
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ01
2
LỜI GIỚI THIỆU
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, mô hình nuôi nhím,
cầy hương, chim trĩ phát triển mạnh nhiều ở địa phương trong nước ta. Nhím,
cầy hương, chim trĩ là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, yêu cầu về chăn sóc, nuôi
dưỡng rất đơn giản, khá đa dạng và dễ tìm chi phí đầu tư thấp nhưng mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Lợi thế khác của việc nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ là
nguồn thức ăn đa dạng và dễ tìm, có thể dùng thức ăn có sẵn ở địa phương.
Giáo trình mô đun “Lập kế hoạch chăn nuôi” được biên soạn bao gồm
các nội dung khái quát về hoạt động tìm hiểu thị trường, lập kế hoạch con
giống, lập kế hoạch thức ăn, lập kế hoạch tài chính.
Mô đun này được chia làm 4 bài:
Bài 1: Tìm hiểu thị trường
Bài 2: Lập kế hoạch con giống
Bài 3: Lập kế hoạch thức ăn


Bài 4: Lập kế hoạch tài chính
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ
của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban
Giám hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc. Chúng
tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và
PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở sản xuất, các
nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp
nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót,
chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Vũ Việt Hà
2. Mai Anh Tùng
3. Phan Thanh Lâm
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 4
ĐỀ MỤC TRANG 4
MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH CHĂN NUÔI 9
Mã mô đun MĐ 01 9
Giới thiệu mô đun 9
Bài 1: Tìm hiểu thị trường 10
Mục tiêu 10
A. Nội dung 10
1. Thu thập thông tin sản phẩm, thị trường 10

1.1. Cơ sở để khảo sát thị trường 10
1.2. Khảo sát giá cả thị trường 11
1.3. Khảo sát về yếu tố cạnh tranh 11
- Yếu tố cạnh tranh là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên,
cũng là thách thức không nhỏ với các nông hộ, cơ sở sản xuất chăn nuôi
tại địa phương, vùng, miền…mà có khả năng chi phối đến thị trường thịt,
giống nhím, cầy hương, chim trĩ. Khi khảo sát, cần tìm hiểu đầy đủ các
thông tin liên quan: 11
+ Hiện nay có bao nhiêu cơ sơ sản xuất đang cạnh tranh với mình? 11
+ Đang sản xuất theo phương thức nào, quy mô là bao nhiêu? 11
+ Khả năng tài chính mở rộng sản xuất, kinh doanh của các cơ sở để có
giải pháp cho việc lập kế hoạch sản xuất phù hợp, đáp ứng nhu cầu của
thị trường 11
Ví dụ: Hiện nay, tại địa phương có 10 cơ sở cung cấp con giống nhím, cầy
hương, chim trĩ nhưng chỉ với số lượng ước khoảng 100 nhím con, 100
cầy hương con, 100 chim trĩ con được sản xuất ra, như vậy mới chỉ đáp
ứng được 60% nhu cầu. Vì vậy, giải pháp chăn nuôi nhím, cầy hương,
chim trĩ sinh sản để có con giống chất lượng tốt sẽ là cơ hội kinh doanh
hiệu quả 11
4
- Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác có tác động đến cũng
như sự cạch tranh của các thương lái từ các vùng, miền khác 12
Ví dụ: Nếu giống nhím, cầy hương, chim trĩ có giá cao tại vùng thì thương
lái sẽ chuyển từ vùng khác, nước khác nhập về 12
Tóm lại, yếu tố cạnh tranh trong sản xuất là mối quan tâm của mọi cơ sở
sản xuất, đặc biệt là tổ chức sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim
trĩ 12
1.4. Khảo sát quy trình sản xuất 12
Hiện nay có nhiều loại hình sản xuất, vì vậy cần khảo sát quy trình sản
xuất của các loại hình sản xuất đó để có căn cứ đưa ra quyết định của sản

xuất 12
* Chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ theo hướng công nghiệp 12
Là loại hình chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tập trung với quy mô
sản xuất lớn, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quy
trình chăn nuôi. Loại hình sản xuất này có một số đặc điểm sau: 12
- Chọn giống nhím, cầy hương, chim trĩ năng suất cao, chi phí thức ăn
thấp 12
- Nhím, cầy hương, chim trĩ được nuôi trong điều kiện tốt nhất, điều tiết
được các yếu tố môi trường 12
- Nhím, cầy hương, chim trĩ cùng nhập, cùng xuất theo chu kỳ sản xuất.12
- Thức ăn, nước uống được cung cấp theo nhu cầu “tự động”, đáp ứng
thường xuyên, liên tục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhím,
cầy hương, chim trĩ 12
1.5. Phương thức sản xuất thức ăn 12
- Hiện nay, có thể mua thức ăn cho nhím, cầy hương, chim trĩ tại các nhà
máy chế biến thức ăn hoặc có thể mua nguyên liệu tại các địa phương để
sản xuất thức ăn theo yêu cầu hàng ngày của nhím, cầy hương, chim trĩ.
12
- Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của con nhím, cầy hương và chim trĩ
đáp ứng được con giống, thịt nhím, cầy hương, chim trĩ đạt tiêu chuẩn ra
thị trường, nhiều cơ sở chăn nuôi đã tự sản xuất thức ăn cho trang trại
của mình, nhằm hạ giá thành sản xuất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho
đàn nhím, cầy hương và chim trĩ 12
- Qua khảo sát thị trường ta thu thập được thông tin để phân tích, đánh
giá và đưa ra quyết định về tổ chức sản xuất 12
+ Nuôi theo loại hình nào? Sản phẩm là gì? 12
+ Thời gian nuôi một chu kỳ là bao nhiêu? 12
+Quy mô, cơ cấu đàn nhím, cầy hương, chim trĩ là bao nhiêu? 13
5
+ Tiêu thụ sản phẩm ở đâu, lúc nào? 13

2.1. Xác định quy mô cơ cấu chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ 13
2.2. Kế hoạch chuồng trại 13
2.3. Kế hoạch con giống 13
2.4. Kế hoạch thức ăn, nuôi dưỡng 14
2.5. Kế hoạch chăm sóc đàn nhím, cầy hương, chim trĩ 14
- Trong quá trình chăn nuôi, việc theo dõi khả năng phát triển, tình hình
sức khỏe, phát hiện bệnh của từng đàn nhím, cầy hương, chim trĩ được
tiến hành thường xuyên, hàng ngày đồng thời với việc thực hiện công tác
vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi 14
- Cần có kế hoạch tiêm phòng vắc xin, điều trị bệnh ký sinh trùng, kế
hoạch sinh sản (phối giống, đẻ, chăm sóc nhím, cầy hương, chim trĩ
con…). Nếu kế hoạch được xây dựng cụ thể, phù hợp với quy mô sản
xuất, thích ứng với tình hình, diễn biến dịch bệnh tại khu vực sẽ góp phần
bảo vệ đàn nhím, cầy hương, chim trĩ, tăng hiệu quả của quá trình sản
xuất. 14
- Tất cả các nội dung trên phải được thiết lập hệ thống sổ sách nhằm cập
nhật kịp thời mọi diễn biến trong quá trình chăn nuôi 14
3. Thu thập thông tin khách hàng 14
4. Tổng hợp và xử lý thông tin 16
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 16
C. Ghi nhớ 16
Bài 2. Lập kế hoạch con giống 17
Mục tiêu 17
A. Nội dung 17
1.1. Thu thập thông tin về thị trường con giống 17
1.2. Thu thập danh sách các nhà cung cấp giống 17
2. Đánh giá các nhà cung cấp 18
3. Lựa chọn nhà cung cấp 19
4. Làm hợp đồng 19
4.2. Kỹ năng soạn thảo một số điều khoản quan trọng của hợp đồng

thương mại 20
5. Xác lập quy mô chăn nuôi 22
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 23
Bài tập thực hành 1.2.2. Thu thập thông tin về thị trường con giống 23
6
C. Ghi nhớ 23
- Thu thập thông tin về thị trường con giống 23
- Lập danh sách các nhà cung cấp 23
1. Xác định quy mô cơ sở chăn nuôi 23
2. Xác định tiêu chuẩn, khẩu phần ăn 23
2.1. Xác định đặc điểm thức ăn của từng vật nuôi 23
2.1. Xác định khẩu phần ăn và lượng thức ăn hàng ngày 24
3. Xác định số lượng và chất lượng các loại nguyên liệu thức ăn 25
3.1. Xác định chủng loại nguyên liệu 25
3.2. Xác định số lượng thức ăn cần chuẩn bị 25
3.3. Xác định chất lượng các loại thức ăn 25
4. Thu thập thông tin thức ăn chăn nuôi 26
4.1. Các loại thức ăn 26
4.2. Thông tin nguồn cung cấp 26
4.3. Chọn lựa nhà cung cấp thức ăn 27
5. Lập kế hoạch mua thức ăn chăn nuôi 27
6. Lập kế hoạch bảo quản thức ăn 28
6.1. Chuẩn bị kho bảo quản 28
6.2. Bảo quản thức ăn 28
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 28
1. Câu hỏi 28
Bài 4. Lập kế hoạch tài chính 29
Mục tiêu 29
A. Nội dung 29
1. Xác định chi phí đầu tư 29

2. Xác định quy mô chăn nuôi 29
3. Xác định chi phí xây dựng chuồng trại 30
4. Xác định chi phí mua con giống 31
5. Xác định chi phí thức ăn, nuôi dưỡng 32
6. Chi phí khác 32
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 33
1. Câu hỏi 33
7
C. Ghi nhớ 33
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 34
Bài 1: Tìm hiểu thị trường 35
Bài 1.1.1. Tìm hiểu hoạt động sản xuất nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. 35
Bài 2: Lập kế hoạch con giống 36
Bài 1.2.2. Thu thập thông tin về thị trường con giống 36
Bài 3: Lập kế hoạch thức ăn 37
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 42
5.1. Bài 1: Tìm hiểu hoạt động sản xuất nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ 42
5.2. Bài 2: Thu thập thông tin về thị trường con giống 43
- Xác định quy mô cơ sở chăn nuôi. Tổng số đầu con trong cơ sở chăn
nuôi. Xác định tiêu chuẩn, khẩu phần ăn 43
- Phân loại thức ăn: Thức ăn thô xanh, thức ăn tinh, thức ăn củ quả 43
- Kiểm tra thức ăn mua về: Thức ăn thô xanh, thức ăn tinh, thức ăn củ
quả có ôi thiu, mốc 43
- Nhập kho bảo quản thức ăn 44
- Quan sát cách xác định và thực hiện 44
5.6. Bài 6. Dự trù kinh phí mua con giống nuôi chim trĩ 44
- Xác định được kinh phí mua con giống nuôi chim trĩ. 44
- Quan sát cách xác định và thực hiện 44
VI. Tài liệu tham khảo 44
8

MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH CHĂN NUÔI
Mã mô đun MĐ 01
Giới thiệu mô đun
- Mô đun 01: “Lập kế hoạch chăn nuôi” có thời gian đào tạo là 50 giờ,
trong đó có 10 giờ lý thuyết, 32 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này
trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc
tìm hiểu thị trường, lập kế hoạch về giống, thức ăn và tài chính.
Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý
thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc
nghiệm và làm bài tập thực hành.
9
Bài 1: Tìm hiểu thị trường
Thời gian: 08 giờ
Mục tiêu
- Mô tả được thông tin thị trường về chăn nuôi nhím, cầy hương, chim
trĩ.
- Lựa chọn những thông tin và thu thập thông tin chính xác.
- Tổng hợp và xử lý thông tin.
A. Nội dung
1. Thu thập thông tin sản phẩm, thị trường
1.1. Cơ sở để khảo sát thị trường
Để khảo sát thị trường đáp ứng được nhu cầu sản xuất, cần có một số
thông tin cơ bản về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật trong chăn nuôi nhím, cầy
hương, chim trĩ, gồm:
- Đặc điểm giống nhím, cầy hương, chim trĩ đang được nuôi; xu hướng
ưa chuộng nhím, cầy hương, chim trĩ trong thời gian tới.
- Mức độ tăng trưởng (gam/ngày hoặc kg/tháng) theo các giai đoạn phát
triển của nhím, cầy hương, chim trĩ.
- Mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy
hương, chim trĩ ở các phương thức chăn nuôi.

Ví dụ: Chi phí thức ăn cho 1 kg nhím hơi.
- Thời gian nuôi, phương thức chăn nuôi, thời điểm thu hoạch sản phẩm
hiệu quả nhất với mỗi loại sản phẩm.
10
- Nếu chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ để sản xuất con giống, cần
các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật như số lứa đẻ/năm, số con/lứa, khối lượng
nhím, cầy hương con sơ sinh. Trong đó, chỉ tiêu số trứng đẻ của chim trĩ/năm,
tỷ lệ ấp nở của chim trĩ là cơ sở quan trọng để lập kế hoạch sản xuất.
- Ngoài ra, cần có kiến thức thực tế về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn
thực phẩm, phòng và trị một số bệnh ở nhím, cầy hương, chim trĩ; đặc biệt là
tình hình bệnh đã và đang diễn ra tại địa phương.
Ví dụ: Tại xã X ở địa phương đang có bệnh ỉa chảy do E. coli gây ra thì
việc phòng và trị bệnh cần phải đúng quy trình nghiêm ngặt mới bảo vệ được
đàn chim trĩ và nhím, cầy hương.
1.2. Khảo sát giá cả thị trường
- Giá cả các loại vật tư, thức ăn, giống…trên thị trường phản ánh quy
luật cung cầu rất khách quan. Tuy nhiên, phạm trù cung và cầu là tùy thuộc
vào phương thức sản xuất.
Ví dụ: Nếu mục đích nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ để cung cấp thịt
cho thị trường, thì có nhu cầu mua con giống (con giống là cầu). Ngược lại,
nếu nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ để sinh sản thì nhím, cầy hương con hay
trứng, chim trĩ con là khả năng cung cấp (khả năng cung). Vì vậy, cần phải
quan tâm đến quy luật cung cầu để dự báo giá cả sát với tình hình thực tế.
- Mặt khác, cần khảo sát các phương thức cung cấp, sự cạnh tranh của
các hộ, trang trại cung cấp và giá cả vật tư, thức ăn, nhím, cầy hương, chim trĩ
giống tại các cơ sở. Thộng tin về thời điểm cung cấp sản phẩm.
1.3. Khảo sát về yếu tố cạnh tranh
- Yếu tố cạnh tranh là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên,
cũng là thách thức không nhỏ với các nông hộ, cơ sở sản xuất chăn nuôi tại địa
phương, vùng, miền…mà có khả năng chi phối đến thị trường thịt, giống

nhím, cầy hương, chim trĩ. Khi khảo sát, cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin liên
quan:
+ Hiện nay có bao nhiêu cơ sơ sản xuất đang cạnh tranh với mình?
+ Đang sản xuất theo phương thức nào, quy mô là bao nhiêu?
+ Khả năng tài chính mở rộng sản xuất, kinh doanh của các cơ sở để có
giải pháp cho việc lập kế hoạch sản xuất phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
Ví dụ: Hiện nay, tại địa phương có 10 cơ sở cung cấp con giống nhím,
cầy hương, chim trĩ nhưng chỉ với số lượng ước khoảng 100 nhím con, 100
cầy hương con, 100 chim trĩ con được sản xuất ra, như vậy mới chỉ đáp ứng
được 60% nhu cầu. Vì vậy, giải pháp chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ sinh
sản để có con giống chất lượng tốt sẽ là cơ hội kinh doanh hiệu quả.
11
- Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác có tác động đến cũng
như sự cạch tranh của các thương lái từ các vùng, miền khác.
Ví dụ: Nếu giống nhím, cầy hương, chim trĩ có giá cao tại vùng thì
thương lái sẽ chuyển từ vùng khác, nước khác nhập về.
Tóm lại, yếu tố cạnh tranh trong sản xuất là mối quan tâm của mọi cơ sở
sản xuất, đặc biệt là tổ chức sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ.
1.4. Khảo sát quy trình sản xuất
Hiện nay có nhiều loại hình sản xuất, vì vậy cần khảo sát quy trình sản
xuất của các loại hình sản xuất đó để có căn cứ đưa ra quyết định của sản xuất.
* Chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ theo hướng công nghiệp
Là loại hình chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tập trung với quy mô
sản xuất lớn, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quy trình
chăn nuôi. Loại hình sản xuất này có một số đặc điểm sau:
- Chọn giống nhím, cầy hương, chim trĩ năng suất cao, chi phí thức ăn
thấp.
- Nhím, cầy hương, chim trĩ được nuôi trong điều kiện tốt nhất, điều tiết
được các yếu tố môi trường.

- Nhím, cầy hương, chim trĩ cùng nhập, cùng xuất theo chu kỳ sản xuất.
- Thức ăn, nước uống được cung cấp theo nhu cầu “tự động”, đáp ứng
thường xuyên, liên tục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhím, cầy
hương, chim trĩ.
1.5. Phương thức sản xuất thức ăn
- Hiện nay, có thể mua thức ăn cho nhím, cầy hương, chim trĩ tại các
nhà máy chế biến thức ăn hoặc có thể mua nguyên liệu tại các địa phương để
sản xuất thức ăn theo yêu cầu hàng ngày của nhím, cầy hương, chim trĩ.
- Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của con nhím, cầy hương và chim trĩ
đáp ứng được con giống, thịt nhím, cầy hương, chim trĩ đạt tiêu chuẩn ra thị
trường, nhiều cơ sở chăn nuôi đã tự sản xuất thức ăn cho trang trại của mình,
nhằm hạ giá thành sản xuất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đàn nhím, cầy
hương và chim trĩ.
- Qua khảo sát thị trường ta thu thập được thông tin để phân tích, đánh
giá và đưa ra quyết định về tổ chức sản xuất.
+ Nuôi theo loại hình nào? Sản phẩm là gì?
+ Thời gian nuôi một chu kỳ là bao nhiêu?
+Quy mô, cơ cấu đàn nhím, cầy hương, chim trĩ là bao nhiêu?
+ Tiêu thụ sản phẩm ở đâu, lúc nào?
12
- Thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết
2. Tìm hiểu hoạt động sản xuất
2.1. Xác định quy mô cơ cấu chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ
- Trên cơ sở những thông tin thu thập được từ thị trường, căn cứ vào
nguồn lực hiện có chúng ta xác định được quy mô sản xuất bao gồm:
+ Tổng số đàn nhím, cầy hương và chim trĩ là bao nhiêu con trong năm
+ Số nhím, cầy hương và chim trĩ có mặt từng thời điểm và số thường
xuyên có mặt
+ Cơ cấu đàn: “ Số con trong từng loại nhím, cầy hương và chim trĩ”
Từ đó làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch tiếp theo

2.2. Kế hoạch chuồng trại
Từ quy mô, cơ cấu đàn nhím, cầy hương và chim trĩ đã xác định ở trên,
tiến hành lập kế hoạch để thiết kế và xây dựng chuồng trại theo các tiêu chuẩn
kỹ thuật trong xây dựng chuồng trại. Dựa vào nguồn vật liệu hiện có tại cơ sở
và yếu tố truyền thống, môi trường trong chăn nuôi ở địa phương để xác định:
- Lựa chọn kiểu chuồng nuôi phù hợp với từng loại nhím, cầy hương và
chim trĩ, từng phương thức chăn nuôi.
- Dự kiến diện tích chuồng nuôi cho nhím, cầy hương và chim trĩ.
- Dự kiến vật liệu xây dựng chuồng và phương thức xây dựng mới, hoặc
tu sửa chuồng cũ hoặc thuê cơ sở chuồng trại khác.
- Dự kiến các trang thiết bị máng ăn, máng uống, phương thức cung cấp
thức ăn, nước uống
- Từ chu kỳ sản xuất thích hợp chăn nuôi nhím, cầy hương và chim trĩ
đã được xác định trong kế hoạch sản xuất, tiến hành lập kế hoạch đầu tư kinh
phí xây dựng. Trên cơ sở đó tính chi phí khấu hao cho 1 năm.
2.3. Kế hoạch con giống
- Từ quy mô sản xuất được xác định ta lựa chọn nhím, cầy hương và
chim trĩ cần nuôi phù hợp với phương thức chăn nuôi. Qua đó, xác định được
số lượng đầu con, khối lượng con giống nhập, thời gian nhập giống. Dựa vào
đặc điểm từng giống nhím, cầy hương và chim trĩ ta xác định các tiêu chuẩn
chính của giống cần chọn lọc và phương pháp chọn giống cho phù hợp với sản
xuất.
- Sau cùng, lựa chọn cơ sở cung cấp giống, phương thức vận chuyển,
thời điểm và cách thức giao nhận…cụ thể, chính xác, chi tiết
2.4. Kế hoạch thức ăn, nuôi dưỡng
13
- Trên cơ sở quy mô, cơ cấu số nhím, cầy hương và chim trĩ đã xác định
ở mỗi chu kỳ sản xuất, chúng ta tính toán được nhu cầu dinh dưỡng của từng
loại nhím, cầy hương và chim trĩ ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
- Qua kết quả khảo sát, phân tích thị trường, chúng ta lựa chọn phương

thức cung cấp thức ăn để xây dựng kế hoạch cung cấp thức ăn chi tiết. Nội
dung chủ yếu là:
+ Từ nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi ta phối hợp khẩu phần, công thức
phối trộn hoặc lựa chọn thức ăn cụ thể.
+ Lựa chọn nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn hoặc lựa chọn nhà cung
cấp thức ăn phù hợp với từng loại nhím, cầy hương, chim trĩ từng thời điểm.
+ Việc xác định đủ số lượng, đúng chủng loại, đạt chất lượng là mục
tiêu của việc lập kế hoạch cung cấp thức ăn
- Ngoài ra, ta cần xác định chế độ cho ăn, lựa chọn thức ăn bổ sung…
một cách khoa học, cụ thể
2.5. Kế hoạch chăm sóc đàn nhím, cầy hương, chim trĩ
- Trong quá trình chăn nuôi, việc theo dõi khả năng phát triển, tình hình
sức khỏe, phát hiện bệnh của từng đàn nhím, cầy hương, chim trĩ được tiến
hành thường xuyên, hàng ngày đồng thời với việc thực hiện công tác vệ sinh,
khử trùng, tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.
- Cần có kế hoạch tiêm phòng vắc xin, điều trị bệnh ký sinh trùng, kế
hoạch sinh sản (phối giống, đẻ, chăm sóc nhím, cầy hương, chim trĩ con…).
Nếu kế hoạch được xây dựng cụ thể, phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng
với tình hình, diễn biến dịch bệnh tại khu vực sẽ góp phần bảo vệ đàn nhím,
cầy hương, chim trĩ, tăng hiệu quả của quá trình sản xuất.
- Tất cả các nội dung trên phải được thiết lập hệ thống sổ sách nhằm cập
nhật kịp thời mọi diễn biến trong quá trình chăn nuôi.
3. Thu thập thông tin khách hàng
Thông tin của khách hàng là nguồn tài sản quan trọng của trang trại hay
doanh nghiệp.
Thông qua việc thu thập thông tin của khách hàng để trang trại hay
doanh nghiệp kịp thời nắm bắt động thái thị trường và phát hiện khách hàng
tiềm năng. Có thể tham khảo giải pháp miêu tả chi tiết dưới đây để biết cách
làm thế nào thu thập được thông tin khách hàng.
* Miêu tả chi tiết

- Tư liệu tuyên truyền và báo chí: Trên báo thường có các thông tin của
trang trại hay doanh nghiệp tham gia triển lãm với những thông tin tương đối
đầy đủ và hoàn chỉnh. Trong cuộc triển lãm, có các tư liệu tuyên truyền về
khách hàng, vì vậy, cần thu thập càng nhiều càng tốt.
14
- Thông qua báo chí để thu thập thông tin của khách hàng, chủ yếu là
thông qua tin tức quảng cáo trên báo, có thể biết được địa chỉ, điện thoại liên
lạc, tên đơn vị của khách hàng, có thể còn tìm được người liên lạc trực tiếp
vừa nhanh, vừa hiệu quả. Nhưng thông tin quảng cáo trên báo chí khá phức
tạp, vì vậy, khi đọc xong cần sàng lọc, chỉnh lý lại thông tin.
- Tìm đọc trên các biển quảng cáo: Thông thường, các tấm biển quảng
cáo chứa đựng lượng lớn thông tin khách hàng và khá xác thực, đáng tin, đồng
thời thông qua phân loại ngành nghề sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp quản lý
thông tin khách hàng.
- Thông qua quảng cáo để thu thập thông tin khách hàng. Ví dụ thông
qua tin tức, quảng cáo bên đường hoặc trên các phương tiện giao thông công
cộng.v.v. Nếu doanh nghiệp nào sử dụng các cách thức này để thu thập thông
tin khách hàng cũng khá phức tạp, tốn nhiều thời gian nhưng thông tin thu
được lại rất mới, có tính chính xác cao.
- Thông qua việc tìm kiếm trên mạng để thu thập thông tin,ví dụ vào
trang “google” để tra cứu thông tin khách hàng, trong đó phải chú ý đến việc
lựa chọn, sử dụng những từ mấu chốt, dùng dấu cách để phân cách, hoặc có
thể trực tiếp sử dụng sự giúp đỡ để tìm (dựa vào những chỉ dẫn)
+ Lướt xem các trang mạng mang tính chuyên nghiệp. Có thể lướt xem
trang chuyên đề thuộc ngành nghề của mình, cũng có thể vào xem trang tin tức
của các ngành nghề tổng hợp, ví dụ trang “mạng thông minh”,
Hình 1.1.1. Tìm hiểu thông tin mạng
- Trực tiếp vào trang mạng của trang trại hay doanh nghiệp chăn nuôi
nhím, cầy hương, chim trĩ cũng có thể tìm được địa chỉ của doanh nghiệp nào
đó và trực tiếp vào xem trang web của doanh nghiệp này. Như vậy, thông tin

thu được khá hoàn chỉnh, đầy đủ và có tính chính xác.
- Tham gia vào các hiệp hội ngành nghề. Hiệp hội ngành nghề sẽ cung
cấp cho các hội viên những thông tin về từng hội viên khác, đồng thời, các
15
hoạt động của hiệp hội ngành nghề cũng là cơ hội để tiếp xúc với khách hàng
và thu thập thông tin khách hàng.
- Thông qua sự giới thiệu của bạn thân hoặc bạn hàng hợp tác có thể thu
được những thông tin tỉ mỉ về khách hàng, thậm chí cả sở thích, tình hình gia
đình của khách hàng, ngoài ra bạn còn có thể trực tiếp liên hệ với khách hàng.
- Trước khi thu thập thông tin khách hàng, cần phải nắm rõ một số
nguyên tắc và yêu cầu thu thập thông tin khách hàng, cụ thể như sau:
- Phạm vi thu thập thông tin khách hàng căn cứ vào phạm vi hoạt
động kinh doanh của trang trại hay doanh nghiệp. Do hạn chế của các nhân
tố như quy mô, chi phí trang trại hay doanh nghiệp nên hoạt động kinh
doanh của trang trại hay doanh nghiệp luôn bị hạn chế trong một phạm vi
nhất định.
- Nếu xét về chi phí thu thập thông tin thì có những trang trại hay
doanh nghiệp không cần chi phí do không cần thiết phải tiến hành thu thập
những thông tin không thuộc lĩnh vực của mình hoặc lĩnh vực mình không
coi là quan trọng. Vì thế,bước đầu tiên của việc thu thập thông tin khách
hàng chính là xác định phạm vi thu thập thông tin.
* Xác định lượng thông tin khách hàng cần thu thập
- Trang trại hay doanh nghiệp nên tiến hành đánh giá tổng lượng
thông tin khách hàng đã có trong phạm vi lựa chọn, căn cứ vào tổng lượng
thông tin và dự toán chi phí của doanh nghiệp (bao gồm chi phí nhân lực và
chi phí thời gian) để xác định lượng thông tin mà doanh nghiệp dự tính sẽ
thu được.
4. Tổng hợp và xử lý thông tin
- Chuẩn xác tối đa, phân biệt rõ thông tin thật giả. Thông tin về trang
trại hay doanh nghiệp thu thập được phải chú ý xác định là các thông tin

chính xác để tránh trường hợp sau này tiếp xúc với khách hàng sẽ đưa ra
những thông tin sai lệch, mất uy tính với khách hàng.
- Nắm bắt những thông tin quan trọng, loại thông tin không cần thiết.
- Không được tuỳ tiện để lộ thông tin của khách hàng, phải chú ý việc
bảo mật thông tin và không được tự ý đưa thông tin của khách hàng lên
mạng.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập thực hành 1.1.1. Tìm hiểu hoạt động sản xuất nuôi nhím, cầy
hương, chim trĩ
C. Ghi nhớ
- Tìm hiểu thị trường về chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ.
- Thu thập thông tin chính xác
16
Bài 2. Lập kế hoạch con giống
Thời gian: 14 giờ
Mục tiêu
- Nêu được các bước để xác định kế hoạch con giống.
- Xác định được số lượng con giống đưa vào sản xuất.
A. Nội dung
1. Tìm hiểu nhà cung cấp con giống
1.1. Thu thập thông tin về thị trường con giống
- Để thực hiện bước này, người chăn nuôi thường dựa vào nguồn thông
tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài, thông tin từ dịch vụ
bán con giống, internet hoặc trực tiếp thông qua giao dịch.
- Các thông tin thu thập bao gồm:
+ Thu thập tài liệu về đối tượng cần nuôi (nhím, chim trĩ, cầy hương).
+ Thu thập thông tin về đặc điểm con giống.
+ Thông tin về chủng loại, số lượng con giống định mua.
+ Thông tin về nguồn gốc con giống.
+ Thông tin về cơ sở bán con giống.

1.2. Thu thập danh sách các nhà cung cấp giống
- Danh sách nhà cung cấp con giống trên thị trường được thu thập đầy
đủ trên phạm vi cả nước thông qua các trang web, sách báo, các phương tiện
thông tin đại chúng.
Ví dụ về danh sách nhà cung cấp nhím giống:
1) Ông Phạm Quốc Hương
- Địa chỉ: 339 Đường Trường Chinh - thành phố Điện Biên Phủ
17
- Điện thoại: 0230240136
- Email:
2) Ông Lê Song Bình
- Địa chỉ: 8/10, ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn,
TPHCM
- Điện thoại: 0913678004
3) Ông Phạm Ngọc Tuân
- Địa chỉ: ấp Bến Bình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TPHCM
- Điện thoại: 088928164
Ví dụ về danh sách nhà cung cấp chim trĩ giống
1) Trang trại chim trĩ khu vực miền đông
- Cơ sở 1: Ấp 11, Minh Hưng, Chơn Thành, Bình Phước. Điện
thoại : 0913.82.8880
- Cơ sở 2: Ấp 4, Tiến Thành, Thị xã Đồng Xoài, Bình Phước. Điện
thoại : 0968.80.3838
- Cơ sở 3: Thôn 6, Xã Hải Lĩnh, Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa.
Điện thoại: 0947.68.88.55 - 0982.936.499
2) Trang trại Vườn chim Việt
- Cơ sở 1: Xóm Đòng- Xã Nhân Thịnh-Huyện Lý Nhân-Tỉnh Hà Nam
- Cơ sở 2: Khu Sinh Thái Xã Đông Mỹ-Huyện Thanh Trì-Hà Nội. Điện
thoại: 0977774677 hoặc 0977774776; Website:
3) Công ty Hạt Thóc Vàng

Văn phòng: Số 55, ngõ Lương Sử A, phố Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà
Nội. Điện thoại: 043.732.5883 Hotline: 0913.588.464 - 0918.49.55.58
Ví dụ về danh sách nhà cung cấp cầy hương giống
1) Bà Vân
Địa chỉ liên hệ: Ngã Ba Trung Lương - Mỹ Tho - Tiền Giang.
Điện thoại: 0984 741755
2) Trang trại chồn hương khu vực miền nam
- Trụ sở chính: 28/9/14 Huỳnh Tần Phát, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà
Bè, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08. 38739031 - Fax: 08.38739031; Email:
Website: chonhuong.vn
2. Đánh giá các nhà cung cấp
Đánh giá và lựa chọn được nhà cung ứng phù hợp với yêu cầu của cơ sở
chăn nuôi là công việc hết sức quan trọng vì chúng ảnh hưởng tới chất lượng
18
con giống, dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng, quyết định tới sự thành công của
người chăn nuôi sau này. Việc đánh giá cần phải cẩn thận, khách quan và phải
trải qua các bước sau:
- Thu thập thông tin về nhà cung cấp con giống: Vì có nhiều nhà cung
ứng cùng cung cấp một hoặc nhiều chủng loại con giống như nhau, nên để có
quyết định chính xác trong mối quan hệ hợp tác, cơ sở chăn nuôi thu thập các
thông tin từ nhà cung ứng thông qua:
+ Hệ thống quảng cáo trên báo chí, truyền thanh, truyền hình.
+ Catalogue chào hàng của nhà cung ứng.
+ Trực tiếp liên hệ tại cơ sở nhà cung ứng.
+ Sự giới thiệu của các đơn vị khác có liên quan….
- Lập danh sách nhà cung ứng ban đầu: Các nhà cung ứng được cập
nhật vào danh sách nhà cung ứng ban đầu, người đánh giá phải thu thập đầy
đủ thông tin về các tiêu chí đánh giá như sau:
+ Chất lượng con giống
+ Giá bán

+ Phương thức thanh toán
+ Phương thức giao hàng
+ Quy mô sản xuất
+ Thời gian giao hàng
+ Số lượng con giống tối đa có thể đáp ứng yêu cầu của cơ sở chăn nuôi
+ Kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật chuyên môn của nhà sản xuất con
giống
-Tiến hành đánh giá nhà cung cấp giống theo tiêu chí đã chọn.
3. Lựa chọn nhà cung cấp
- Sau khi xem xét và đánh giá tiềm năng của từng nhà cung cấp, người
chăn nuôi sẽ tiến hành phân loại chọn lọc nhà cung cấp dựa vào tiêu chuẩn
đánh giá nhà cung cấp, các chuẩn mực lựa chọn, đánh giá và đánh giá lại.
- Thăm quan trang trại và đánh giá trực tiếp sơ sở vật chất, giấy phép
thành lập, kinh doanh và khả năng của nhà cung cấp giống.
- Lập danh sách nhà cung ứng chính thức
4. Làm hợp đồng
4.1. Những điểm chung cần quan tâm khi soạn thảo hợp đồng thương
mại
a) Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán
19
b) Thông tin xác định tư cách chủ thể của các bên
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, trụ sở, Giấy phép thành lập và
người đại diện. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành
lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của
doanh nghiệp. Các bên nên xuất trình, kiểm tra các văn bản, thông tin này
trước khi đàm phán, ký kết để đảm bảo hợp đồng ký kết đúng thẩm quyền.
- Đối với cá nhân: Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội
dung này ghi chính xác theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ
khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.
c) Tên gọi hợp đồng

Tên gọi hợp đồng thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp
với tên hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: Tên loại là hợp đồng mua bán, còn tên của
hàng hoá là nhím giống (cầy hương, chim trĩ), ta có Hợp đồng mua bán +
nhím giống
d) Hiệu lực hợp đồng
- Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời
điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hiệu lực
vào thời điểm khác
4.2. Kỹ năng soạn thảo một số điều khoản quan trọng của hợp đồng
thương mại
+ Điều khoản định nghĩa
Điều khoản định nghĩa được sử dụng với mục đích định nghĩa (giải
thích) các từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần hoặc cần có cách hiểu thống nhất
giữa các bên hoặc các ký hiệu viết tắt.
+ Điều khoản công việc
Trong hợp đồng dịch vụ thì điều khoản công việc (dịch vụ) mà bên làm
dịch vụ phải thực hiện là không thể thiếu. Những công việc này không những
cần xác định rõ ràng, mà còn phải xác định rõ: Cách thức thực hiện, trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm của người trực tiếp thực hiện công việc, kết quả sau
khi thực hiện dịch vụ.
+ Điều khoản tên hàng
Tên hàng là nội dung không thể thiếu được trong tất cả các hợp đồng
mua bán hàng hóa. Để thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng và hạn chế tranh
chấp phát sinh, tên hàng cần được xác định một cách rõ ràng. Hàng hoá
thường có tên chung và tên riêng. Ví dụ: hàng hoá – thức ăn chăn nuôi (tên
chung), thức ăn hỗn hợp cho gà, thức ăn cho lợn (tên riêng).
Lưu ý: Không phải tất cả các loại hàng hoá đều được phép mua bán
trong thương mại mà chỉ có những loại hàng hoá không bị cấm kinh doanh
mới được phép mua bán. Ngoài ra, đối với những hàng hoá hạn chế kinh
20

doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi
hàng hoá và các bên mua bán hàng hoá đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy
định của pháp luật được quy định tại một số văn bản sau: Luật thương mại
2005 tại các điều: Điều 25, Điều 26, Điều 32, Điều 33; Nghị định số: 59/NĐ-
CP ngày 12/06/2006 về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23/01/2006
của Chính phủ về mua bán, gia công, đại lý hàng hoá quốc tế và Thông tư số:
04/TT-BTM ngày 06/04/2006.
+ Điều khoản chất lượng hàng hoá
- Chất lượng hàng hoá kết hợp cùng với tên hàng sẽ giúp các bên xác
định được hàng hoá một cách rõ ràng, chi tiết. Trên thực tế, nếu điều khoản
này không rõ ràng thì rất khó thực hiện hợp đồng và rất dễ phát sinh tranh
chấp.
- Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu
kỹ thuật và những đặc trưng của chúng.
+ Điều khoản số lượng (trọng lượng)
Điều khoản này thể hiện mặt lượng của hàng hoá trong hợp đồng, nội
dung cần làm rõ là đơn vị tính, tổng số lượng hoặc phương pháp xác định số
lượng.
+ Điều khoản giá cả
Các bên khi thoả thuận về giá cả cần đề cập các nội dung sau: đơn giá,
tổng giá trị và đồng tiền thanh toán.
+ Điều khoản thanh toán
Phương thức thanh toán là cách thức mà các bên thực hiện nghĩa vụ
giao, nhận tiền khi mua bán hàng hoá. Căn cứ vào đặc điểm riêng của hợp
đồng, mối quan hệ, các điều kiện khác mà các bên có thể lựa chọn một trong
ba phương thức thanh toán sau đây cho phù hợp.
+ Điều khoản phạt vi phạm
Phạt vi phạm là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa
như một biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm

nâng cao ý thức tôn trọng hợp đồng của các bên.
Mức phạt do các bên thoả thuận, có thể ấn định một số tiền phạt cụ thể
hoặc đưa ra cách thức tính tiền phạt linh động theo % giá trị phần hợp đồng vi
phạm.
+ Điều khoản bất khả kháng
Bất khả kháng là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của
các bên, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký. Đó là các sự
kiện thiên nhiên hay chính trị xã hội như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi
lửa, chiến tranh, bạo động, đình công, khủng hoảng kinh tế. Đây là các trường
21
hợp thường gặp làm cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được hoặc
thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình. Khi một bên vi phạm hợp đồng
do gặp sự kiện bất khả kháng thì pháp luật không buộc phải chịu trách nhiệm
về tài sản (không bị phạt vi phạm, không phải bồi thường thiệt hại).
Trên thực tế, nếu không thoả thuận rõ về bất khả kháng thì rất dễ bị bên
vi phạm lợi dụng bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm dẫn đến thiệt hại
cho bên bị vi phạm. Trong điều khoản này các bên cần phải định nghĩa về bất
khả kháng và quy định nghĩa vụ của bên gặp sự kiện bất khả kháng. Ví dụ về
điều khoản bất khả kháng:
+ Điều khoản giải quyết tranh chấp
Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án thì thoả
thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:
Tóm lại: Nội dung của hợp đồng hoàn toàn do các bên thoả thuận và
quyết định cho phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh, loại hàng hoá, dịch vụ
cụ thể; tuy nhiên, những thoả thuận đó phải không vi phạm các điều cấm của
pháp luật.
- Thông thường để một văn bản hợp đồng được rõ ràng, dễ hiểu thì
người ta chia các vấn đề ra thành các điều khoản hay các mục, theo số thứ tự
từ nhỏ đến lớn. Trong phần này, tác giả đưa ra những lưu ý, kỹ năng khi soạn
thảo một số vấn đề (điều khoản) quan trọng thường gặp trong hợp đồng

thương mại.
5. Xác lập quy mô chăn nuôi
Xác lập qui mô đàn là xác định số lượng con giống cần nuôi trong một
cơ sở chăn nuôi, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời đảm bảo cân đối
khả năng đáp ứng của cơ sở về tài chính, giống, thức ăn, chuồng trại, cơ sở vật
chất kỹ thuật và năng lực quản lý của cơ sở đó.
Nếu ở cơ sở sản xuất giống là số cá thể cái sinh sản và đực giống.
Ở cơ sở chăn nuôi tổng hợp gồm con cái sinh sản, con đực, con nuôi
thương phẩm.
Những căn cứ để xác lập quy mô đàn
- Khả năng tài chính
- Nhiệm vụ, phương hướng của kế hoạch sản xuất.
- Trình độ quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở chăn nuôi.
- Cơ sở chuồng trại, lao động
- Đầu ra của sản phẩm.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập thực hành 1.2.2. Thu thập thông tin về thị trường con giống
22
C. Ghi nhớ
- Thu thập thông tin về thị trường con giống
- Lập danh sách các nhà cung cấp.
Bài 3: Lập kế hoạch thức ăn
Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu
- Chuẩn bị được thức ăn trong chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ.
- Xây dựng được kế hoạch tiêu thụ thức ăn trong quá trình chăn nuôi
- Tính toán, tiết kiệm trong khi lập kế hoạch thức ăn.
A. Nội dung
1. Xác định quy mô cơ sở chăn nuôi
Là bước đặc biệt quan trọng vì người chăn nuôi cần phải có số liệu cụ

thể về số lượng đầu vật nuôi ( nhím, cầy hương, chim trĩ), cơ cấu đàn ra sao,
để tính toán chuẩn bị lượng thức ăn cần thiết trong một thời gian nhất định,
chủng loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lý từng giai đoạn phát triển của
vật nuôi.
Căn cứ xác định quy mô và cơ cấu đàn:
- Tổng số đầu con trong cơ sở chăn nuôi.
- Số cá thể bố mẹ (sinh sản).
- Số cá thể nuôi thịt.
- Số cá thể ở từng giai đoạn khác nhau.
2. Xác định tiêu chuẩn, khẩu phần ăn
2.1. Xác định đặc điểm thức ăn của từng vật nuôi
* Cầy hương:
Thức ăn chính là các loài động vật. Thức ăn ưa thích của cầy hương là
côn trùng, chuột, chim nhỏ, thằn lằn, sâu bọ, trứng… Ngoài ra, chúng còn ăn
nhiều loại củ, quả và rễ cây…
* Nhím:
Nhím là loài ăn tạp nên thức ăn của nhím rất dễ tìm kiếm như rau, củ,
quả, cua, ốc, cá kể cả những loại thức ăn chát, đắng.
23
* Chim trĩ:
Đây là loài vật có hệ tiêu hóa giống như ở gà nên thức ăn của chim
giống cũng giống như gà, bao gồm cám, thóc, ngô, rau xanh…
2.1. Xác định khẩu phần ăn và lượng thức ăn hàng ngày
Dựa vào lượng thức ăn hàng ngày của từng loại vật nuôi ở từng giai
đoạn, có thể tính toán lượng thức ăn phù hợp tránh lãng phí, tránh thiếu hụt
thức ăn.
Có nhiều cách phối trộn thức ăn đối với chim trĩ, nhím, cầy hương.
Dưới đây là một số công thức cơ sở chăn nuôi có thể tham khảo và áp dụng
* Nhím:
- 1-3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,3 kg rau, củ, quả các loại, 0,01

kg cám viên hỗn hợp, 0,01 kg lúa, bắp, đậu các loại.
- Từ 4-6 tháng tuổi: 0,6 kg rau quả củ, 0,02 kg cám viên hỗn hợp, 0,02
kg lúa bắp đậu, 0,01 kg khô dầu, dừa, lạc.
- Từ 7-9 tháng tuổi: 1,2 kg rau quả củ, 0,04 kg cám viên hỗn hợp, 0,04
kg lúa bắp đậu, 0,02 kg khô dầu dừa lạc.
- Từ 10-12 tháng tuổi: 2 kg rau quả củ, 0,08 kg cám viên hỗn hợp, 0,08
kg lúa bắp đậu, 0,04 kg khô dầu dừa lạc.
* Cầy hương:
Công thức 1: Gạo 35%, bột ngô 35%, bột mạch 5%, bột đậu 10%, bột
cá hoặc bột thịt 13%, muối ăn 1%, bột xương 2%, ngoài ra cho thêm rau quả
150% (dùng loại thức ăn này để vỗ béo).
Công thức 2: Gạo 28%, bột ngô 25%, bánh đậu 5%, bột khoai lang
10%, bột mạch 5%, bột cá hoặc bột thịt 24%, bột vỏ hến 1%, bột xương 1%,
các thứ khác 1%, ngoài ra cho thêm 200g rau (dùng loại thức ăn này cho cầy
hương trong thời kỳ nuôi con).
Công thức 3: Bột ngô 30%, bột cám 35%, bột cá hoặc bột thịt 22%, đậu
10%, bột xương 2%, muối ăn 0,6% ngoài ra cho thêm rau, các thứ khác 4%
(loại thức ăn này cho mèo cầy hương ăn trong thời kỳ phát dục, giao phối).
Công thức 4: Bột ngô 30%, gạo 25%, cám 15%, bột cá hoặc bột thịt
16%, bánh đậu 10%, bột xương 2%, muối ăn 1%, vỏ hến 1% (loại thức ăn này
dùng trong thời kỳ khôi phục sức khỏe).
* Chim trĩ:
Công thức 1: Bột ngô nghiền 50%, Cám gạo 15%, đậm đặc 35% với
công thức này sử dụng cho chim trĩ từ 0- 4 tuần tuổi.
Công thức 2: Bột ngô nghiền 50%, cám gạo 10%, bột sắn 10%, cám
đậm đặc 30% dùng cho chim trĩ từ 5 - 9 tuần tuổi
24
Công thức 3: Bột ngô nghiền 50%, cám gạo 15%, bột sắn 10%, cám
đậm đặc 25% dùng cho chim trĩ từ 10 - 20 tuần tuổi
Lượng thức ăn hàng ngày của chim trĩ ở các giai đoạn như sau

Từ 1 - 10 tuần tuổi lượng thức ăn trung bình là 3,5 kg/100 con/ngày.
Từ 11 - 20 tuần tuổi lượng thức ăn trung bình 4,7 kg/100 con/ngày
3. Xác định số lượng và chất lượng các loại nguyên liệu thức ăn
3.1. Xác định chủng loại nguyên liệu
- Nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng,
không chứa mầm bệnh và các chất độc hại quá mức quy định
- Nguyên liệu không có các chất hoặc chứa các chất cấm sử dụng
- Dựa trên cơ sở khẩu phần ăn và lượng thức ăn của các loại vật nuôi
(nhím, cầy hương, chim trĩ) để xác định chủng loại nguyên liệu cần chuẩn bị.
3.2. Xác định số lượng thức ăn cần chuẩn bị
- Căn cứ vào quy mô chăn nuôi của trang trại, gia trại, để xác định số
lượng các loại thức ăn cần chuẩn bị.
- Dựa vào cơ cấu đàn trong trang trại để chuẩn bị số lượng thức ăn phù
hợp.
- Căn cứ vào các đối tượng vật nuôi khác nhau để xác định số lượng
thức ăn cần chuẩn bị
Ví dụ: Đối với nhím, lượng thức ăn củ quả là chủ yếu trong khẩu phần
ăn, trong khi đó đối với chim trĩ, thức ăn tinh chiếm tỷ lệ chính trong khẩu
phần.
3.3. Xác định chất lượng các loại thức ăn
- Đánh giá chất lượng thức ăn thông qua cảm quan, khi đánh giá cần
phải nắm chắc tiêu chuẩn cảm quan của các loại thức ăn:
+ Kiểm tra độ ẩm thức ăn bằng cảm quan
- Đưa bàn tay vào khối thức ăn đựng trong bao để nhận biết về độ ẩm.
Nếu ta có cảm giác của da bàn tay mát, khô thì đảm bảo sử dụng thức ăn lâu
dài, ngược lại, nếu ta có cảm giác nóng thì chứng tỏ độ ẩm của thức ăn quá
cao
* Chú ý: Nếu thức ăn có độ ẩm cao phải xử lý ngay như sấy, phơi hoặc
phải sử dụng hết thức ăn trong thời gian ngắn nhất.
- Đối với thức ăn củ quả, là thức ăn chứa nhiều nước nên áp dụng kiểm

tra về màu sắc, mùi vị bằng cảm quan
- Kiểm tra mùi của thức ăn
25

×