Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tình hình sử dụng quản lý đất đai tại Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.07 KB, 24 trang )

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thắng Trung
Lời nói đầu
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia là yếu tố cấu
thành nên giang sơn đất nớc. Đất đai đóng vai trò là một nguồn lực, đồng
thời là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế
của đất nớc. Tuy vậy quỹ đất đai lại có hạn, do đó việc sử dụng một cách
tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên này vào việc phát triển kinh tế
của đất nớc có ý nghĩa rất quan trọng.
Việc nghiên cứu đề tài Tình hình sử dụng và quản lý đất đai ở Hà
Nội hiện nay sẽ cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về thực trạng sử
dụng đất đai ở Thủ đô Hà Nội cũng nh những khó khăn vớng mắc còn tồn
tại trong khâu quản lý,để từ đó có những kế hoạch và phơng án đầu t sử
dụng hợpl ý nguồn tài nguyên quý giá này.
Vì khả năng có hạn nên bài viết không tránh khỏi có những thiếu sót.
Em rất mong nhận đợc những ý kiến đánh giá và chỉ bảo của thày cô. Em
xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS, TSKH Lê Đình Thắng đã tận tình
hớng dẫn để em có thể hoàn thành bài viết này.
1
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thắng Trung
Mục lục
Phần I: Phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn.
I. Vai trò của đất đai
1. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
2. Đối với Thủ đô Hà Nội
Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai
I. Tình hình quản lý đất đai
1. Thời kỳ trớc luật đất đai 1993
2. Thời kỳ sau luật đất đai 1993
II. Hiện trạng sử dụng đất đai 2000
1. Hiện trạng sử dụng quỹ đất đai
2. Hiện trạng sử dụng các loại đất


III. Đánh giá về thực trạng sử dụng đất đai
1. Những u điểm
2. Những khó khăn
Phần III. Giải pháp:
I. Những kiến nghị đề xuất
II. Các định hớng sử dụng đất
Phần IV. Kết Luận
2
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thắng Trung
Phần I: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn:

Vai trò đất đai với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung :
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trớc lao động và cùng với quá trình phát
triển kinh tế xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Đất đai đóng vai
trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngời. Không có đất
đai thì không có bất kì một quá trình sản xuất nào, không có đất đai thì không
có sự tồn tại của xã hội loài ngời. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là
điều kiện cho sự sống của động thực vật và con ngời trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất. Đối với mỗi ngành cụ
thể của nền kinh tế quốc dân đất đai có vai trò khác nhau,đặc biệt với nông
nghiệp, nó có vai trò rất quan trọng, nó là t liệu sản xuất chủ yếu không thể
thay thế, nó vừa là t liệu lao động, vừa là đối tợng lao động.
Đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ của mỗi một quốc gia. Nói đến
chủ quyền của mỗi quốc gia là phải nói đến những bộ phận lãnh thổ, trong đó
có đất đai. Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, trớc hết phải tôn trọng lãnh
thổ của quốc gia đó.

Đối với Thủ đô Hà Nội :
Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng là đầu mối giao thông
quan trọng với các tỉnh, thành phố trong nớc và quốc tế. Hà Nội là trung tâm

văn hóa, kinh tế và chính trị của cả nớc với gần một ngàn năm lịch sử. Trong
những năm vừa qua, khi đất nớc ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nớc và đạt đợc những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt
kinh tế chính trị văn hoá, mở rộng giao lu hợp tác quốc tế thì Thủ đô Hà Nội
cũng có những bớc phát triển toàn diện, liên tục, đạt đợc những thành tựu
quan trọng. Bộ mặt Thủ đô đang từng bớc thay đổi, đời sống nhân dân đợc
nâng cao, sản xuất phát triển, góp phần vào việc ổn định kinh tế chính trị
chung của đất nớc.
3
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thắng Trung
Tuy đất đai là tài nguyên có hạn nhng nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với
thủ đô Hà Nội. Nhất là khi đất đai đã trở thành hàng hoá trong nền kinh tế thị
trờng với những quy luật cạnh tranh khốc liệt thì việc thống nhất quản lý đất
đai theo qui định của pháp luật lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Một mặt nó khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị trờng, mặt khác nó
hớng tới mục tiêu bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ và cải tạo môi trờng sinh thái,
nhằm phát triển và sử dụng đất lâu bền. Để từ đó xây dựng nên một thủ đô Hà
Nội trong tơng lai: xanh, sạch, đẹp và hiện đại.
Để đạt đợc điều đó, chúng ta phải có những cái nhìn đúng đắn về thực trạng
sử dụng đất ở Hà Nội hiện nay. Những cái đợc và cha đợc trong khâu quản
lý, những vớng mắc trong sử dụng cần tháo gỡ để từ đó có những giải pháp
phù hợp. Những phơng hớng bố trí đất đai đáp ứng cho những nhu cầu của xã
hội, tạo điều kiện cho sự phát triển mọi mặt của thành phố. Để trong những
năm tới thủ đô Hà Nội có thể sánh ngang với những thành phố đẹp nhất trên
thế giơí.
Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai.
I. Tình hình quản lý đất đai :

Thời kỳ trớc luật đất đai 1993.
Hà Nội trong thời gian này công tác quản lý đất đai trên địa bàn lãnh thổ do

ba cơ quan cùng đảm nhận đó là: Sở quản lý ruộng đất, Sở xây dựng và kiến
trúc s trởng thành phố và Sở nhà đất. Cụ thể nh sau:
Theo quyết định 374/UB ngày 27-2-1992 thì UBND thành phố giao cho Sở
quản lý ruộng đất thống nhất quản lý đất đai toàn thành phố. Nhng trên thực
tế thì Sở chỉ đợc giao nhiệm vụ giúp UBND quản lý nhà nớc về đất của các
huyện ngoại thành, còn đất ở các vùng ven đô lại giao cho Sở Xây dựng để
lập hồ sơ trình UBND Thành phố giao đất. Từ tháng 10/1992 UBND Thành
phố lại giao cho văn phòng kiến trúc s trởng lập hồ sơ thủ tục giao đất xây
dựng. Đất ở các khu chung c thì UBND Thành phố giao cho Sở nhà đất quản
lý. Trong phân công lãnh đạo ở UBND thì đồng chí phó chủ tịch chịu trách
nhiệm về đất ở một số khu vực khác nhau, vì thế trong những năm qua nhiều
4
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thắng Trung
cơ quan lập hồ sơ trình UBND thành phố xin giao đất và đã đợc các Phó chủ
tịch UBND thành phố ký các quyết định giao đất đã tạo ra nhiều sơ hở và tiêu
cực nh: quỹ đất không đợc quản lý thống nhất, sử dụng đất lãng phí, tình
trạng mua bán nhà đất trao tay xẩy ra phổ biến. Công tác quản lý nhà nớc về
đất đai còn gặp nhiều khó khăn, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo, việc
tổ chức thực hiện luật đất đai cha có hiệu quả. Việc lấn chiếm đất công, mợn
đất, liên doanh liên kết cha theo nguyên tắc, đất hoang hoá còn nhiều.
Vì vậy trong thời gian này, một loạt văn bản quản lý, sử dụng đất theo từng
nội dung,từng khía cạnh đã giúp cho các cơ quan chức năng và các cấp trong
thành phố thực hiện ngày một nền nếp và có hiệu quả hơn để cố gắng đáp ứng
đợc công tác quản lý sử dụng đất đai đặc biệt là yêu cầu cần thiết đối với đất
đô thị và những vùng đệm đô thị.

.Thời kì sau luật đất đai năm 1993 đến nay:
* Địa giới hành chính :
Năm 1994 thành phố đã cho thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày
6/11/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trởng để giải quyết những

tranh chấp đất liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh
huyện xã.
Năm 2000 thành phố kiểm kê đất đai theo Chỉ thị 24/TTg diện
tích đất đai đợc chỉnh lý, bổ sung trên cơ sở địa giới hành chính
đợc hoạch định theo chỉ thị 364. Thành phố có tổng diện tích tự
nhiên là 92.097 ha gồm 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại
thành.
* Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính.
Đến tháng 12/1999 thành phố đã hoàn thành công tác đo đạc, lập
bản đồ địa chính cho 126 xã, thị trấn khu vực ngoại thành, cơ
bản hoàn thành đo vẽ bản đồ địa chính khu vực I nội thành và
đang triển khai ở khu vực II nội thành.
5
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thắng Trung
Bớc đầu ngành địa chính thành phố đã áp dụng công nghệ tin
học vào nhiều lĩnh vực nh công tác cập nhật bản đồ, bàn giao
mốc giới xây dựng hồ sơ địa chính và trích lục bản đồ, gắn việc
quản lý đất đai với quản lý nhà nớc và đã tiến hành nhiều công
trình thí điểm về đo đạc lập sổ địa chính theo phơng pháp quản lý
mới ở một số phờng.
Hà nội có thể hoàn thành việc lập đầy đủ hệ thống bản đồ địa
chính chính quy để điều hành quản lý đất đai vào cuối năm 2000.
* Tình hình giao đất cho thuế đất, thu hồi đất cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thực hiện Chỉ thị 245/ CP.
Thành phố đã triển khai việc giao đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo nghị định 64/CP.
- Đã có 70 xã duyệt xong phơng án giao đất đạt 59,3%.
- Đến hết tháng 12/1999, đã có 118/118 xã đã và đang tổ chức
giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, trong
đó có 41 xã đợt 1 cơ bản hoàn thành, đã có 64.189 hộ đợc cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với diện tích 12.823,5ha
đạt 34,66%.
- Đã có 32.000 hộ đợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
và vờn liền kề.
Vềc công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở theo nghị định 64/CP và 61/CP. Đã cấp đợc 19.690
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,
trong đó có 12.532 giấy đợc cấp khi bán nhà theo nghị định
61/CP.
Giao đất cho thuê đất xây dựng phát triển đô thị và khu công
nghiệp:
6
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thắng Trung
- Từ năm 1997 đến năm 1999 đã có 1500 tổ chức đã ký hợp đồng
thuê đất với tổng diện tích 876 ha.
- Năm 1999 Sở địa chính nhà đất - Nhà đất trình UBND thành
phố quyết định thu hồi 31.578m
2
đất của 6 đơn vị có vi phạm sử dụng
đất hoặc không có nhu cầu sử dụng.
* Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo tranh chấp về đất đai:
Năm 1995: Sử lý 67% trong tổng số 171 đơn vị khiếu nại, tố cáo,
kiểm tra 8 vu, 6 vụ thanh tra theo chơng trình.
Năm 1996 thanh tra và có kết luận 64/78 đơn vị đạt 82,5%.
Năm 1997: Thanh tra 11 cuộc theo chơng trình và chuyên đề.
Nhận đơn xét khiếu tố 128 trờng hợp, phát hiện sử lý 2 vụ tham
nhũng.
Năm 1999: Thanh tra 18 địa điểm theo chơng trình và chuyên đề,
thẩm tra xử lý các vi phạm lớn chiếm đất đai, xây dựng không
phép ven đờng Láng-Hoà Lạc và vành đai 3; Thanh tra 32 đơn vị

có vi phạm sử dụng đất tại quận Tây Hồ; giải quyết dứt điểm
tranh chấp khiếu nại về nhà đất tại một số điểm nóng trong khu
vực nội thành, phát hiện 68 doanh nghiệp cha ký hợp đồng thuê
đất theo quy định của pháp luật.
* Tình hình điều tra quy hoạch sử dụng đất đai:
Năm 1995 Sở địa chính thành phố kết hợp với Kiến trúc s trởng
thành phố tham mu cho UBND thành phố Hà nội trình thủ tớng
chính phủ và đợc phép chuyển 6.310 ha đất nông nghiệp sang
phát triển đô thị và công nghiệp đến năm 2000.
Ngày 10/6/1998, đồ án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể thành phố
đã đợc Thủ tớng chính phủ phê duyệt. Quy hoạch này mới chỉ tập
trung giải quyết việc sử dụng đất đai khu vực nội thị (thành phố
7
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thắng Trung
trung tâm), còn lại toàn bộ khu vực ngoại thành với tổng diện
tích chiếm khoảng 7/10 diện tích tự nhiên của thành phố mới đợc
đề cập rất đại cơng và cha phân định thành 6 loại đất theo quy
định của luật đất đai.
Đến ngày 21/8/2000 UBND thành phố đã phê duyệt quy hoạch
chi tiết của 7 quận huyện gồm: Quận Cầu Giấy, quận Thanh
Xuân, quận Hai Bà Trng, quận Ba Đình, huyện Gia Lâm và
huyện Từ Liêm. Cũng giống nh quy hoạch chung thành phố, các
quy hoạch này mới chỉ tập chung vào việc sử dụng đất và phần
giao thông của khu vực trung tâm huyện, hơn nữa các quy hoạch
cha tính đợc sự chu chuyển các loại đất theo luật đất đai trong
thời kỳ quy hoạch làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng đất
hàng năm và 5 năm của huyện cũng nh của các ngành liên quan.
Đối với những khu vực không bị ảnh hởng hoặc ít bị ảnh hởng
của quy hoạch đô thị, UBND thành phố đã chỉ thị cho Sở địa
chính nhà đất phối hợp với Kiến trúc s trởng thành phố, sở nông

lâm nghiệp, UBND huyện rà soát quy hoạch phân bố sử dụng đất
của xã. Đến tháng 12/1999 đã phê duyệt đợc 118/118 xã. Tuy
nhiên cha đáp ứng đợc yêu cầu, nội dung của quy hoạch sử dụng
đất cấp xã theo hớng dẫn của Tổng cục địa chính.
II. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2000 :

Hiện trạng chung sử dụng quỹ đất đai :
o Tổng diện tích tự nhiên : 92.097ha.
+Đất nông nghiệp : 43.612 ha = 47,36%
+Đất lâm nghiệp : 6128 ha = 6,65%
+Đất chuyên dùng : 20.553 ha = 22,30%
+Đất ở : 11.689ha = 12,69%
+Đất cha sử dụng : 10.135 ha = 11,00%
8
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thắng Trung
Phân theo đối tợng sử dụng:
+Hộ gia đình cá nhân : 48.473 ha = 52,63%
+Các tổ chức kinh tế : 9403 ha = 10,21%
+UBND xã quản lý sử dụng : 18.000 ha = 19,54%
+Nớc ngoài và liên doanh với nớc ngoài : 600 ha = 0,65%
+Các đối tợng khác : 5766 ha = 6,26 %
+Đất cha giao cho thuê sử dụng : 9855 ha = 10,71%
Tổng cộng : 92.097 ha = 100%
Bình quân đất tự nhiên:
+Theo nhân khẩu : 342,62m
2
/ngời
+Theo hộ gia đình : 1.486,98m
2
/ngời

Theo đơn vị hành chính :
+Nội thành: 8430 ha = 9,15% diện tích tự nhiên toàn thành phố
Trong đó: Hoàn Kiếm : 929 ha
Ba Đình : 925 ha
Đống Đa : 996 ha
Hai Bà Trng : 1.465 ha
Tây Hồ : 2.401 ha
Cầu Giấy : 1.204 ha
Thanh Xuân : 910 ha.
+Ngoại thành 83.667 ha = 90,85% diện tích tự nhiên toàn thành
phố
Gia Lâm : 17.432 ha = 20,83%
Đông Anh : 18.230 ha = 21,79%
Sóc Sơn : 30.651 ha = 36,63%
Thanh Trì : 9.822 ha = 11,74%
Từ Liêm : 7.532 ha = 9,01%

Hiện trạng sử dụng các loại đất :
9

×