Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ + ĐÁP ÁN THI HKII SỬ 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.27 KB, 3 trang )

ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2009 -2010
Môn: Lịch sử - Lớp 8
Thời gian: 45 phút
ĐỀ 1:
Câu 1 (3đ): Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa –tơ –nốt ngày 6 – 6 -1884?
Câu 2 (4đ): Cho biết lãnh đạo, thời gian, căn cứ, địa bàn hoạt động, diễn biến, kết quả của
cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?
Câu 3 (3đ): Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867? Diễn biến của trận
Cầu Giấy lần thứ nhất (năm 1873)?
ĐỀ 2:
Câu 1 (3đ): Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất ( 5 -6 -1862)?
Câu 2 (4đ): Cho biết lãnh đạo, thời gian, căn cứ, địa bàn hoạt động, diễn biến, kết quả của
cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
Câu 3 ( 3đ): Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào? Nêu diễn biến của
trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) ?
ĐÁP ÁN
Môn: Lịch sử - Lớp 8
ĐỀ 1:
Câu 1 : ( 3đ)
* Nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa –tơ - nốt:
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kì, cắt tỉnh Bình
Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. (0.5ñ)
- Ba tỉnh Thanh - Nghệ Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng
đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. (0,5ñ)
- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều
đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. (0,5ñ)
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. (0,5ñ)
- Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì. (0,5ñ)
- Sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì. (0,5 ñ)
Câu 2 ( 4ñ): Khởi nghĩa Bãi Sậy:
+ Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật. (0,5đ)


+ Thời gian: 1883 – 1892 (0,5đ)
+ Căn cứ: Bãi Sậy ( Hưng Yên) là một vùng đầm lầy và lau sậy um tùm thuộc các huyện Văn
Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (1đ)
+ Diễn biến: gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1883 -1889): Đây là giai đoạn ác liệt (1đ)
. Nghĩa quân thực hiện chiến thuật du kích làm cho quân địch bị tổn thất
. Giặc nhiều lần tấn công bao vây tiêu diệt nghĩa quân nhưng đều thất bại.
- Giai đoạn 2 (1889 – 1892): Đây là giai đoạn duy trì khởi nghĩa (0,5đ)
+ Kết quả: 1892 khởi nghĩa tan rã.
Câu 3 (3đ):
* Tình hình Việt Nam sau năm 1867:
+ Pháp:
- Thiết lập bộ máy thống trị và đẩy mạnh bóc lột bằng tô thuế (0,3d)
- Mở trường đào tạo tay sai. (0,3đ)
+ Triều đình Huế:
- Ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân (0,3đ)
- Kinh tế sa sút, tài chính thiếu hụt. (0,3đ)
→ Đời sống nhân dân cơ cực; khởi nghĩa nông dân nổ ra nhiều nơi. (0,3đ)
* Diễn biến trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873):
- Ngày 21-12-1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá
Viêm và Lưu Vĩnh Phúc phục kích. (1đ)
- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận. (0,5đ)
ĐÁP ÁN
Môn: Lịch sử - Lớp 8
ĐỀ 2:
Câu 1 ( 3ñ ): Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất:
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia
Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn (0,75đ)
- Mở 3 cửa biển ( Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán. (0,5đ)
- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước

đây. (0,5đ)
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc. (0,5đ)
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng
ngừng kháng chiến. (0,75đ)
Câu 2 (4đ):
+ Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng (0,5đ)
+ Thời gian: 1885 -1895 (0,5đ)
+ Căn cứ: Ngàn Trươi ( Hương Khê – Hà Tĩnh). Hoạt động ở 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An.
Hà Tĩnh, Quảng Bình. (1đ)
+ Diễn biến: 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1885 -1888): Xây dựng căn cứ, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo, huấn luyện
nghĩa quân (0,5đ)
- Giai đoạn 2 (1888 – 1895) (1đ):
. Chiến đấu ác liệt, tiến công địch cả 4 tỉnh, đẩy lui nhiều cuộc càn quét của địch.
. Pháp xây dựng đồn bốt tấn công Ngàn Trươi.
. Sau 12 – 1895 Phan Đình Phùng mất, nghĩa quân tan rã.
+ Kết quả: Khởi nghĩa thất bại. (0,5đ)
Câu 3 (3đ):
* Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:
- Ngày 3 -4 – 1882 Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội. (0,25đ)
- Ngày 25 -4 -1882 Pháp yêu cầu Hoàng Diệu nộp thành. ( 0,25đ)
- Không đợi trả lời, Pháp nổ súng tấn công → Quân ta anh dũng chống trả nhưng không giữ
được thành Hà Nội. ( 0,75đ)
- Pháp chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. (0,25đ)
* Diễn biến trận Cầu Giấy lần thứ hai:
- Ngày 19 -5 – 1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của ta.
(0,5đ)
- Quân Cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. (0,5đ)
- Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e. (0,5đ)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×