Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài tập môn học học phần quản lý tài chính trong giáo dục HAY NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.06 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÀI TẬP MÔN HỌC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC
Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
Học viên:
HÀ NỘI – 2014
Hạn nộp bài theo qui định: ngày 12 tháng 9 năm 2014
Thời gian nộp bài: ngày 12 tháng 9 năm 2014
Nhận xét của giảng viên chấm bài:













Điểm: Giảng viên (kí tên):
Bài tập môn học
Học phần Quản lý tài chính trong giáo dục
2
ĐỀ BÀI
Câu 1: Căn cứ vào 6 luận điểm về giáo dục đã nêu, chọn 1 luận điểm
mà mình có ấn tượng nhất. Viết bài bình luận (2 trang) về quan điểm đó.
Câu 2: “Toán học là Ông Hoàng của các môn khoa học; Kinh tế học là


Nữ Hoàng của các Khoa học. Còn Kinh tế học giáo dục là…”. Hãy viết
tiếp 10 dòng vào chỗ trống.
Câu 3: Thu nhập quốc dân Việt Nam tính theo sức mua (USD) dự kiến
2014 là 3000 USD. Giả dụ tốc độ tăng GDP của đất nước là 5% năm.
Hỏi bao nhiêu năm nữa đất nước sẽ đạt mức 6000 USD theo đầu người ?
Câu 4: Trong16 mệnh đề, chọn một mệnh đề mà mình ấn tượng nhất và
viết bình luận về mệnh đề đó (1-2 trang).
BÀI LÀM
Câu 1:
3
Giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình tác động có mục đích, có tổ
chức,có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà
giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình
thành nhân cách cho họ.
Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành cho người được
giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của
nhân cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông
qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu.
Có rất nhiều luận điểm khác về giáo dục như:
- Giáo dục = nhân cách và nhân lực
- Giáo dục là mục tiêu và sức mạnh của kinh tế
- Giáo dục là nền tảng văn hóa của dân tộc
- Giáo dục là an ninh của quốc gia
- Giáo dục là khai sáng
- Giáo dục là thời gian
Với 6 luận điểm trên về giáo dục thì mỗi luận điểm đều có ý nghĩa
nhất định về mỗi khía cạnh nhìn nhận riêng của mỗi người. Tuy nhiên,
đối với bản thân tôi lại có ấn tượng nhất với luận điểm “Giáo dục là
khai sáng”.
Khai sáng - đó chính là sứ mệnh thiêng liêng của giáo dục đối với

con người. Khai sáng được hiểu là khơi nguồn, tạo điều kiện ban đầu để
con người nhận diện và biết cách khai thác, phát huy các tiềm năng vốn
có của mình mà tận dụng các cơ hội trong cuộc sống. Đó còn là tạo đà
cho con người phát triển bền vững theo nhu cầu phát triển không ngừng
4
của xã hội, phát triển phù hợp với năng lực và thiên hướng của mình.
Khai sáng là thuộc tính của mọi nền giáo dục chân chính.
Giáo dục là khai sáng cần phải:
Cung cấp những hiểu biết cơ bản, thiết thực: Hiểu biết cơ bản
được hiểu là kiến thức nền móng mà không có thì con người không thể
tiếp thu được những kiến thức bổ ích khác. Hiểu biết thiết thực với nhu
cầu thời đại là loại hiểu biết mà nếu thiếu chúng thì con người trở thành
kẻ lạc lõng trong thời đại mình đang sống, không sống cuộc sống bình
thường của người lao động, của một thành viên trong gia đình và xã hội,
không thành người theo đúng nghĩa con người.
Khơi dậy lòng ham học, hướng dẫn cách học và tự học: Nền giáo
dục khai sáng phải tạo ra cơ sở để con người phát triển bền vững, rời
thầy và nhà trường ra vẫn có thể không ngừng làm giàu hiểu biết phổ
thông và kỹ năng nghề nghiệp của mình, ham tự khai sáng và biết cách
tự khai sáng mình không ngừng để sống cuộc sống phong phú trong một
thế giới đầy biến động.
Lòng ham học là động lực bên trong khiến người ta vượt lên những
khó khăn thiếu thốn của đời thường, không nản chí trước thất bại, không
tự mãn trước thành công, tìm thấy niềm vui bất tận trong “học, học nữa,
học mãi”.
Nước ta đang rất cần một cuộc đổi mới căn bản và triệt để trong
cách suy nghĩ về giáo dục, chuyển từ nền giáo dục nặng về nhồi nhét áp
đặt, làm mụ mẫm đầu óc sang nền giáo dục “đảm bảo cho học trò những
kiến thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền
5

đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống
thực tế” như Bác Hồ từng căn dặn.
Kiến thức loài người trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện nay đang tăng vô hạn theo cấp số nhân còn đời người thì hữu hạn.
Thách thức này trong thời gian vừa qua khiến giáo dục đã bị quay cuồng
trong cơn lốc dạy chữ. Những khiếm khuyết về đạo đức, nhân cách của
con người Việt Nam lâu nay bị xã hội kêu ca và lên án đã bộc lộ rõ lỗ
hổng to lớn của giáo dục trong việc dạy kiến thức làm người - một con
người lương thiện, trung thực trong lao động và ứng xử, một thành viên
có trách nhiệm của gia đình và xã hội, biết cái gì là đẹp, là thiện. Đây
mới chính là kiến thức cơ bản và thiết thực hàng đầu mà xã hội hiện nay,
thời đại hiện nay đang có nhu cầu nhưng giáo dục Việt Nam lại đang coi
nhẹ. Loại kiến thức này còn quan trọng hơn cả kiến thức từng môn học
cụ thể, kiến thức về tin học, ngoại ngữ hay chính trị. Giáo dục VN còn
nhiều việc phải làm để người học không chỉ biết cái gì là đúng sai mà
còn có thái độ, niềm tin, hành xử đúng đắn trước các sự vật, hiện tượng
của đời sống.
Tư duy độc lập: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo đòi
hỏi nhà trường giúp người học biết tư duy độc lập, khuyến khích họ dám
tư duy độc lập, không sợ sai, không sợ trái “bài văn mẫu”.
Người học được khai sáng sẽ thành con người tiếp thu chân lý
khoa học một cách chủ động, có phê phán, là con người dám hoài nghi
khoa học để tìm kiếm chân lý, tìm ra cách nhìn nhận, đánh giá mới về
một sự vật, hiện tượng cũ hay quyết tâm đẩy lùi thêm giới hạn của sự
6
chưa hiểu biết; là con người biết đặt câu hỏi, lấy đó làm xuất phát điểm
của con đường tìm kiếm chân lý. Mọi nền khoa học sẽ trở nên tù đọng,
đứng yên rồi chết yểu nếu không có hoài nghi khoa học. Tư duy rập
khuôn tạo ra con người thụ động, dựa dẫm. Đó là biểu hiện của con
người chưa trưởng thành về mặt nhận thức.

Tư duy độc lập tạo ra con người và rộng hơn nữa là tạo nên một xã
hội dám chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, dám dấn thân vì sự
lựa chọn ấy. Tư duy độc lập được hình thành vững chắc, không chấp
nhận giới hạn bất biến của chân lý cũ, đó chính là sản phẩm phải có của
nền giáo dục khai sáng. Khuyến khích tư duy độc lập, đó phải xem là
khâu đột phá trong đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục - đào tạo của
VN ở nhiều thập kỷ tới.
Vì vậy, xã hội muốn phát triển thì trước tiên cần phải khai sáng
con người nghĩa là làm cho con người có hiểu biết cơ bản và sáng tạo.
Câu 2:
“Toán học là Ông Hoàng của các môn khoa học; Kinh tế học là Nữ
Hoàng của các Khoa học. Còn Kinh tế học giáo dục là một khoa học liên
ngành được hình thành chủ yếu trên cơ sở của kinh tế học và giáo dục
học”.
Có thể thấy toán học là một bộ môn khoa học được hình thành từ
rất sớm, được coi là cha đẻ của các môn khoa học. Kinh tế học cũng là
bộ môn khoa học được hình thành dựa trên cơ sở của toán học. Kinh tế
học là một bộ môn khoa học xã hội giúp cho con người hiểu về cách
thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng
chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Kinh tế học giáo dục là một
7
khoa học liên ngành được hình thành chủ yếu trên cơ sở là kinh tế học
và giáo dục học. Theo hệ thống các nước tư bản, kinh tế học giáo dục
bao gồm phương pháp và đối tượng của kinh tế học giáo dục, đầu tư
giáo dục, hiệu quả kinh tế, và lợi nhuận kinh tế của đầu tư giáo dục
Câu 3:
Sau mỗi năm GDP tăng 1,05 lần, như vậy GDP bình quân theo sức
mua đầu người qua các năm là một cấp số nhân có công bội q = 1,05.
Theo công thức của cấp số nhân, sau t năm thì Ut = U1.1,05
t

6000 = 3000 x 1,05
t
1,05
t
= 2 t = log 2 = 14,2
Vậy để có sức mua là $6000 so với $3000 tại thời điểm hiện tại với
tốc độ tăng trưởng GDP là 5% thì nước ta phải mất khoảng 14 năm nữa.
Câu 4:
8
1,05
“Nhất niên thụ cốc
Thập niên thụ mộc
Bách niên thụ nhân
Thiên niên thụ đức”
(Tứ thụ - Quản trọng)
“Phi phụ bất sinh
Phi sư bất thành
Phi quân bất vinh”
(Tam phi bất – Khổng Tử)
“Tôn tộc đại quý
Tôn lộc đại suy
Tôn tài đại thịnh
Tôn nịnh đại nguy”
(Tứ tôn – Lê Quý Đôn)
“Quy nông tất ổn
Quy công tất phú
Quy thương tất hoạt
Quy trí tất hưng
Quy pháp tất bình”
(Ngũ quy – Lê Quý Đôn)

Trong 16 mệnh đề trên, mỗi mệnh đề đều có ý nghĩa răn dạy
con người cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, đó là những triết lý
sống mà các nho gia đã đúc kết lại cho thế hệ sau. Mệnh đề mà tôi
ấn tượng nhất đó là “Phi phụ bất sinh” - (Không có cha làm sao ta
sinh ra được).
Đúng vậy! Mỗi chúng ta ai sinh ra đời cũng có một người mẹ,
một người cha. Mẹ là hình ảnh gần gũi nhất khi người con mới chào
đời và mẹ mang con trong bụng mình 9 tháng 10 ngày với bao vất
vã, khổ cực thì sự liên hệ kỳ diệu giữa tình mẫu tử qua ống nhau
truyền sự dinh dưỡng để con của mẹ được tượng hình khôn lớn. Nói
9
tới ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục của phụ mẫu sâu rộng tựa trời
biển. Công nuôi dưỡng của cha, ơn mang nặng đẻ đau của mẹ, sự
đáp đền của phận làm con nên được làm trong ý nghĩa báo hiếu:
"Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang"
Công mẹ không những chỉ mang nặng, đẻ đau mà còn được tượng
hình qua hình ảnh sâu đậm của mẹ thật vô biên như trời biển, từ khi
bú mớm cho đến lúc nhai cơm lừa cá cho con:
"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương".
Từ miếng ăn đến giấc ngủ, từ giọng hò đến điệu ru con vào giấc ngủ
và dỗ con được nâng niu trong tình thương ấp ủ của mẹ hiền:
"Con ơi, con ngủ cho ngon
Để mẹ đi gánh nước non tang bồng"
Câu trên ám chỉ tình thương nào mẹ đã dành cho con, và tình
thương nào mẹ Việt Nam dành cho xứ sở nữa. Hình ảnh về Hòn
Vọng Phu, về nàng Tô Thị, về những nữ nhi anh thư trấn giữ bờ cõi
như Triệu Trưng sáng ngời trong lịch sử dân tộc Việt Nam . Do vậy,
phận làm con khi được nuôi dưỡng lớn khôn hãy giữ đạo hiếu, nhớ

ơn cha mẹ qua câu ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
10
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Vì vậy, là một người con được sinh ra và lớn lên trong sự nuôi
dưỡng của cha mẹ để trưởng thành được như ngày hôm nay chúng
ta phải biết quý trọng cha mẹ, ghi nhớ công lao to lớn tựa trời biển
của cha mẹ và đền đáp, báo hiếu cha mẹ cho trọn đạo làm con,
không được bất kính, vô lễ với cha mẹ.
11

×