BỔ TRỢ KIẾN THỨC NGỮ VĂN LỚP 9
Bài thơ ĐỒNG CHÍ của CHÍNH HỮU
Đã từ lâu , hình tượng người chiến sĩ quân đội đã đi vào lòng dân và văn
chương với những tư thế , tình cảm và phẩm chất đẹp đẽ . Danh từ “ Bộ đội cụ Hồ
“đã trở thành cái tên thân thương nhất của nhân dân dành cho người chiến sĩ . Viết về
đề tài người lính có khá nhiều tác giả , nhưng để thành công thì không dễ mấy ai.
Riêng Chính Hữu bằng cảm xúc của người trong cuộc đã thành công xuất sắc với bài
thơ “Đồng chí “ . Tác phẩm đã diễn tả thật cảm động mối tình đồng chí thiêng liêng
và xứng đáng là một bài thơ trữ tình hay trong nền thơ văn học Việt Nam .
1 – Hoàn cảnh sáng tác :
Chính Hữu viết bài thơ này vào đầu năm 1948 , khi đó ông là chính trị viên ở
một đại đội tham gia chiến dịch Việt Bắc . Cũng như bao người lính khác , nhà thơ
được sống thực sự đời sống gian khổ của kháng chiến : Quần áo phong phanh , đầu
không mũ , chân không giày . Đêm phục kích rải lá nằm rừng , không chăn màn . Hết
chiến dịch , ông bị ốm phải nằm điều trị trong một nhà sàn của dân . Đơn vị cử người
chăm sóc . Thấm thía tình cảm đồng chí , đồng đội , Chính Hữu sáng tác “ Đồng chí “
. Bài thơ làm để tăng bạn , tặng những nghười nông dân mặc áo lính . Nó là kết quả
của những trãi nghiệm thực và những cảm xúc sâu xa mạnh mẽ của tác giả với đồng
đội trong chiến dịch Việt Bắc .
2- Nội dung :
Bài thơ theo thể thơ tự do , có 20 dòng , chia làm 2 đoạn .Hai từ Đồng Chí
đứng giữa bài thơ , riết cái thân bài thơ lại thành một cái lưng ong . Nửa trên là một
mảng quy nạp ( như thế này là đồng chí ) . Nửa dưới là một diễn dịch ( đồng chí còn
là như thế nữa ) . Một kết cấu chính luận cho một bài thơ trữ tình
Xuyên suốt bài thơ , người đọc cảm nhận được giọng thơ mộc mạc , chân
thành tựa như lời tự sự thủ thỉ về cuộc sống , về những người chiến sĩ từ áo vải , quần
nâu đã một lòng đứng dậy chiến đâú dành tự do cho quê hương . Cả bài tập trung vẻ
đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội nhưng ở mỗi đoạn , sức nặng của tư
tưởng và cảm xúc được dẫn dắt và dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm :
- Sáu dòng đầu có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí :
* Tình đồng chí đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng vè xuất thân nghèo
khổ :
“ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của người lính cách mạng .
Chính điều đó cùng với mục đích , lý tưởng chung đã khiến họ từ mọi phương trời xa
lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau .
* Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau
trong chiến đấu :
“Súng bên súng đầu sát bên đầu”.
* Tình đồng chí và đồng đội nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ
mọi gian lao cũng như niềm vui , đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt đã
1
khiến họ từ mọi phương trời tập hợp lại trong quân đội , xem đơn vị là nhà, đồng đội
là quê hương .
- Mừời câu thơ tiếp theo là những biểu hiện cụ thể và càm động của tình đồng
chí :
* Đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nổi lòng của nhau :
“ Ruộng nương anh gởi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
* Đồng chí đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời
người lính :
“ Aùo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt gía
Chân không giày”
* Và sức mạnh giúp người lính vượt lên tất cả , chỗ dựa dường như duy nhất
để họ tồn tại , để chiến dấu là tình yêu thương gắn bó của tình đồng chí đồng đội:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
“ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng
giữa những người lính , vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy . Dường như
chỉ bằng một cử chỉ “ tay nắm lấy bàn tay “ mà những người lính như được tiếp thêm
sức mạnh vượt qua mọi gian khổ .
- Ba dòng thơ cuối : Tác giả tách ra thành một đoạn kết , đọng lại và ngân
rung với hình ảnh đặc sắc:
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo “
Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí , đồng đội của người lính , là biểu
tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ . Chất chiến đấu và trữ tình , chiến sĩ và thi sĩ
… hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng . Đó cũng là biểu tượng của
thơ ca kháng chiến : nền thơ ca kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn .
` Tổng kết :
Đối với Chính Hữu , ĐỒNG CHÍ chưa phải là bài thơ hay nhất , nhưng nó
là bài thơ được biết đến nhiều nhất . Thậm chí , nhắc đến Chính Hữu lànhiều người
nghĩ ngay đến ĐỒNG CHÍ . Toàn bài “ ĐỒNG CHÍ ‘’ , từ chi tiết cuộc sống đến cảm
giác của tác giả đèu rất thật , không một chút tô vẽ đắp điếp , không bình luận thuyết
minh . Câu thơ run rẫy sự sống như một sợi dây thần kinh bị bóc trần ra khỏi vỏ , trực
tiếp chạm vào nóng lạnh của môi trường . Bài thơ ít chi tiết mà có đủ dấu vết xã hội
của cả một thời . Bài thơ là một tượng đài chiến sĩ tráng lệ , cao cả và thiêng liêng .
***********************
2
3
Bổ trợ kiến thức Ngữ Văn
“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính “
của Phạm tiến Duật
PHẠM TIẾN DUẬT là nhà thơ nổi lên từ phong trào chống Mỹ cứu
nước . Năm 1964 , tốt nghiệp khoa văn trường Đại học sư phạm Hà Nội I , ông vào
bộ đội và xung phong vào tuyến lửa khu IV .
Từng là lính lái xe nên Phạm Tiến Duật có những bài thơ viết rất hay về
binh chủng này . Nhiều bài thơ của ông đã đi vào trí nhớ của công chúng như “
Trường sơn đông , Trường sơn tây “, “ Lửa đèn “ Gửi em cô thanh niên xung phong
“ , “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”…Riêng bài thơ “ BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI
XE KHÔNG KÍNH ‘’là một trong số các bài thơ được nhiều người yêu thích . Hình
ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở
Trường Sơn . Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để
người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp , sức mạnh tinh thần lớn lao của họ ,
đặc biệt là lòng dũng cảm . tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn .
Bài thơ gồm 7 khổ , có giọng điệu và cách tổ chức ngôn ngữ khá độc đáo .
Lời thơ gần với lời nói thường , lời đối thoại với giọng rất tự nhiên , có vẻ ngang tàng
, sôi nổi của tuổi trẻ , của cánh lính lái xe .
1- Nét độc đáo trong nhan đề bài thơ :
Bài thơ có một nhan đề khá dài , tưởng như có chỗ thừa . Nhưng chính
nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ , độc đáo của nó . Nhan đề của bàt thơ đã
làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài : NHững chiếc xe không kính .Hình ảnh này là
một phát hiện thú vị của nhà thơ , thể hiện sự gắn bó và am hiểu hiện thực đời sống
chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn . Trên con đường ra mặt trận , máy bay
giặc Mỹ ngày đêm bắn phá ác liệt nhằm cắt đứt sự chi viện của hậu phương lớn miền
Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam . Nhưng vì sao tác giả còn thêm vào nhan đề 2 chữ
“bài thơ”? Hai chữ đó cho thấy rõ hơn cách nhìn , cách khai thác hiện thực của tác
giả . Không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của
chiến tranh mà điều chủ yếu Phạm Tiến Duật muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy ,
chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang ,dũng cảm , trẻ trung , vượt lên thiếu thốn , gian khổ
, hiểm nguy của chiến tranh .
2- Hình ảnh những chiếc xe không kính :
Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh thực , thực đến trần trụi :
“ Xe không kính không phải vì xe không có kính “ . Và tác giả giải thích nguyên nhân
cũng rấi thực : Bom giật , bom rung kính vỡ đi rồi “.Cái hình ảnh thực này được diễn
tảbằng 2 câu thơ rất gần gủi với câu văn xuôi , lại có giọng thản nhiên càng gây ra sự
chú ývề vẻ khác lạ của nó .Bom đạn của chiến tranh còn làm cho những chiếc xe biến
dạng thêm ,trần trụi hơn nữa :
Không có kính , rồi xe không có đèn
Không có mui xe , thùng xe có xước
Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh
nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch , thích cái lạ như
Phạm Tiến Duậi mới nhận ra và đưa nó thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến
tranh chống Mỹ .
3 – Hình ảnh những chiến sĩ lái xe :
4
Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến
sĩ lái xe ở Trường Sơn . Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn
cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của
họ , đặc biệt là lòng dũng cảm , tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn .
Thật vậy , cái gian khổ nguy hiểm của chiến tranh : “Bom giật, bom rung
kính vỡ đi rồi” , đó là chuyện quá bình thường đối với người lính lái xe trong thời
chiến . Bât chấp xe không có kính , họ vẫn ung dung: “ Nhìn đất , nhìn trời, nhìn
thẳng”. Đồng thời không có kính hóa ra lại hay , bỡi vì :
“ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”
Phải là người trong cuộc mới viết được những câu thơ vừa hay vừa chính
xác đến như thế.
Những chiến sĩ lái xe không chỉ có tư thế ung dung hiên ngang mà còn có
thái độ bất chấp nguy hiểm . Không có kính ừ thì có bụi …ừ thì ướt áo . Dường như
gian khổ của chiến tranh không làm ảnh hưởng đến tinh thần của họ . Trái lại , họ
xem đó là dịp đẻ thử sức mạnh và ý chí của mình .
Những chiến sĩ lái xe thật tre,û thật hồn nhiên, pha một chút ngang tàng
đáng yêu :
“ Không có kính ừ thì cóbụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Cái dáng phì phèo châm điếu thuốc và tiếng cười ha ha thoải mái trẻ trung
càng làm nổi bật tư thế hiên ngang , tâm hồn lạc quan của họ .Cái gì đã làm nên sức
mạnh của người chiến sĩ để họ có thể coi thường gian khổ , bất chấp gian nan ?Bằng
cấu tứ đối lập ( Đối lập hai phương diện vật chất và tinh thần , vẻ bề ngoài và bên
trong chiếc xe… ) , tác giả đã lý giải ý chí , tình cảm của tuổi trẻ thời đánh Mỹ thật
bất ngờ mà rất có lý :
“ Không có kính rồi không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Trái tim ở đây là trái tim yêu thương đối với đồng bào miền Nam , trái tim
đã nguỵên chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng đất nước .
Tổng kết :
Bài thơ về tiểu đội xe không kính có một chất giọng riêng đáng quí . Khai
thác chất liệu hiện thực của đời sống chiến tranh , nhà thơ đã dưa vào những hình ảnh
, chi tiết rất thực mà vẫn giàu chất thơ bài thơ đã giúp người đọc hiểu được tư thế
hiên ngang , tâm hồn trẻ trung lãng mạng và ý chí cao đẹp của những người chiến sĩ
lái xe nói riêng và thế hệ trẻ thời chống Mỹ nói chung: “ Xem cái chết nhẹ tựa lông
hồng, không sợ chết khi đó là cái chết vinh quang, không tiếc đời sống nếu cần hy
sinh vì dân tộc vì nhân dân . Bài thơ là bức tượng đài nghệ thuật về người lính lái xe
Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước -
-
5
********
Bổ Trợ Kiến Thức Ngữ Văn Lớp 9
BÀI THƠ ÁNH TRĂNG của NGUYỄN DUY
NGUYỄN DUY thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước . Thế hệ này từng trải qua bao thử thách , gian khổ ,
từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của nhân dân , của đồng đội trong chiến tranh ,
từng sống gắn bó cùng thiên nhiên , núi rừng tình nghĩa. Nhưng khi đã ra khỏi thời
đạn bom , nước nhà thống nhất , khi được sống trong hòa bình giữa những tiện nghi
hiện đại , không phải ai cũng nhớ những gian nan , những kỷ niệm nghĩa tình của một
thời đã qua . Bài thơ ÁNH TRĂNG là một lần giật mình của NGUYỄN DUY trước
cái điều vô tình dễ có ấy .
Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự
thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc
lộ .
Mở đầu bài thơ, bằng nghệ thuật nhân hóa , NGUYỄN DUY đã khắc họa
vẻ đẹp tình nghĩa thủy chung của trăng đối với người lính :
“ Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tình nghĩa “
Những câu thơ như một dòng hoài niệm . Giọng đđiệu thật bình thản .
Dường như nhà thơ đđang giấu mình đđi , đđể cho câu chuyện như một cuốn phim
quay chậm từ từ trôi qua trước mắt người đđọc . Quá khứ không được tô đậm qua
những hình ảnh nổi bật thường thấy , và những đđồng , những sông , những bể …chỉ
đđược nhắc qua nhưng lại tạo cho khúc nhạc dạo đđầu ấn tượng sâu sắc kỳ lạ .Nhắc
đđến những sự vật quen thuộc ấy , nhà thơ đã chạm đến miền thẳm sâu trong tâm
thức chúng ta . Bởi những đđồng , những sông , những bể …đã in dấu đến mức
không thể phai nhòa và vầng trăng cũng thành tình nghĩa như một lẽ đđương
nhiên
Cuộc sống trong rừng với bao gian khổ , khó khăn nhưng trăng đã đến với
một tình cảm chân thành, không chút ngần ngại . Tình bạn giữa trăng và người lính
gắn bó đằm thắm . Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau . Trăng chia
ngọt xẻ bùi , trăng đồng cam cộng khổ.Trăng và người lính đến với nhau bằng sự
đồng cảm .
“ Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên.”
Có lẽ chính cảnh rừng buồn bã quạnh hiu đã khiến cho trăng và người
xích lại gần nhau . Dường như cuộc đời người lính không còn lạnh lẽo nữa . Nó được
sưởi ấm trong tình thương yêu , trong tình cảm bạn bè
6
Ấy thế mà từ hồi về thành phố , về với chốn phồn hoa đđô hội , quen sống
cùng những tiện nghi hiện đại , vầng trăng tình nghĩa đã “ như người dưng qua
đường”. Giọng điệu vẫn bình thản mà như ngầm trách , như ngầm chứa bao nỗi xót
xa .Tại sao có sự thay đổi ấy ? Tại sao trăng đã được coi là tri kỷ lại trở thành người
dưng ?Nơi thành phố hiện đại, người lính đã quen với vật chất cao sang “ Ánh điện
cửa gương” nên lãng quên trăng. Anh quên đi những ngày gian khổ, quên đi tình cảm
chân thành , quên đi quá khứ ác liệt nhưng cao đẹp tình người . Chính sự lãng quên
đáng trách ấy đã phá vỡ tình bạn . Đúng là những câu thơ đối lập trước sau đã làm
tăng vị chua xót bất ngờ vì thủy chung tình nghĩa vốn là nét đđẹp trong tính cách
dân tộc và sự phụ bạc là yếu tố không thể chấp nhận Những bận rộn trong cuộc
sống hàng ngày ,nhịp đđiệu gấp gáp nơi đđô hội có thể bào chữa cho sự bội nghĩa
chăng ? Ai có thể hờ hững Cũng như ánh điện tràn ngập các nhà cao , các dãy
phố có thể giúp thanh minh cho sự dửng dưng ,hờ hững kia chăng ? Ai cĩ thể hờ
hững còn nhà thơ thì không . Tuy cố giữ giọng bình thản nhưng Nguyễn Duy đnhư
đang tự vấn lương tâm mình .
Người lính như vậy còn trăng thì sao ? Lại một sự bất ngờ khác hiện ra
trong bài thơ . Bị ban lãng quên nhưng trăng không bao giờ quên bạn. Trăng vẫn đến
với bạn bằng một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. Người lính chỉ nhận ra
điều đo lúc toàn thành phố mất điện :
“ Thình lình đèn điện tắt
Phòng buynh – đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
Thật là trong cái rủi lại có cái may . Một sự cố rất bình thường của nền
văn minh hiện đại đã đánh thức người chiến sĩ trở về với những giá trị cao đẹp vĩnh
hằng .Vầng trăng xuất hiện thật bất ngờ .Khoảnh khắc ấy phút giây ấy làm tác giả
bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ diệu cuỉa vầng trăng. Bao nhiêu kỷ niệm xưa bỗng ùa về
làm tác giả cứ rưng rưng nước mắt:
“ Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng, là bể
Như là sông, là rừng”
Cử chỉ “ ngửa mặt lên nhìn mặt “ chính là “ đối diện đàm tâm “ . Đối
thoại với trăng cũng là tự đối thoại với chính mình .Ánh trăng đã đánh thức những kỷ
niệm quá khứ , đánh thức lại tình bạn năm xưa , đánh thức những gì con người đã
lãng quên . Giờ đây hai người bạn, người liùnh và ánh trăng, lại nhìn thăûng vào nhau
tìm lại sự đồng cảm . Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi , vô tình với trăng :
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
Trong dòng thác vận động của cuộc sống , những cái “giật mình” như vậy
thật đáng quí biết bao Nó níu giữ con người khỏi bị trôi trượt đi bởi những lo toan tất
bật hàng ngày . Nó bảo vệ ta khỏi những cám dỗ tầm thường và trên hết nó hướng ta
đến những giá tri cao đẹp của cuộc sống . Đồng thời nó cũng khiến ta “giật mình”
nghĩ suy về Ánh Trăng . Ý nghĩa hàm ẩn của vầng trăng , ánh trăng là gì ?
7
Phải chăng Trăng tượng trưng cho phẩm chất cao quí của nhân dân , trăng
tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn ? Trăng tượng trưng cho quá khứ đẹp
đẽ , vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.Ánh trăng chính là người bạn , là nhân chứng
nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta về sự thủy
chung , uống nước nhớ nguồn . Con người ta không thể sống thiếu quá khứ , không
thể không biết đứng trên quá khứ để vươn tới tương lai.
Bài thơ như một câu chuyện riêng có sự kết hơp hài hòa , tự nhiên giữa tự
sự và trử tình .Từ một câu chuyện riêng , bài thơ cất lên lời nhắc mhở thấm thía về
thái độ tình cảm đối với năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa , đối với thiên nhiên
đất nứơc bình dị , hiền hậu . Bài thơ khép lại nhưng vẫn mở ra cho chúng ta bao trăn
trở nghĩ suy về cách sống làm người . Có lẽ vì vậy mà bài thơ ÁNH TRĂNG vẫn luôn
trụ vững trong lòng người đọc , neo mãi với thời gian ./.
8
Bổ trợ kiến thức Ngữ Văn - Lớp 9
Nhận xét về hình ảnh Người Lính & Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ
Trong các bài thơ “ Đồng Chí , Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính, ,
Aùnhtrăng”
A – HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH
Ba bài thơ Đồng chí , Bài thơ về tiểu đội xe không kính , Ánh trăng đều
viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn của họ . Nhưng ở
mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong mỗi hoàn cảnh khác nhau .
1- ĐỒNG CHÍ :
Viết về người lính ở thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp .
Những người lính trong bài thơ xuất thân từ nông dân , nơi những làng quê nghèo
khổ , tình nguyện và hăng hái lên đường chiến đấu . Tình đồng chí của những người
đồng đội dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ , cùng chia sẻ những gian lao thiếu
thốn và cùng lý tưởng chiến đấu . Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của
tình đồng chí ở những người lính cách mạng .
2 – BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH :
Khắc họa hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ . Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm , bất
chấp khó khăn nguy hiểm , tư thế hiên ngang , niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải
phóng miền Nam của người chiến sĩ lái xe – một hình ảnh tiêu biễu cho thế hệ trẻ
trong kháng chiến chống Mỹ .
3 – ÁNH TRĂNG
Nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh , nay
sống giữa thành phố trong hòa bình . Bài thơ gợi lại những gắn bó của người lính với
đất nước , với đồng đội trong những năm tháng gian lao của chiến tranh , để từ đó
nhắc nhở về đạo lý tình nghĩa , thủy chung .
B – BÚT PHÁP SÁNG TẠO HÌNH ẢNH THƠ :
1 - ĐỒNG CHÍ:
Bài thơ sử dụng bút pháp hiện thực , đưa những hình ảnh , chi tiết thực của
đời sống người lính vào thơ gần như là trực tiếp .
2 – BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH :
Bài thơ cũng sử dụng bút pháp hiện thực , miêu tả rất chi tiết , cụ thể từ
hình dáng chiếc xe không kính đén cảm giác và sinh hoạt của người lái xe .
3 – ÁNH TRĂNG :
Nguyễn Duy tuy có đưa vào nhiều hình ảnh và chi tiết thực , rất bình dị ,
nhưng chủ yếu dùng bút pháp gợi tả , không đi vào chi tiết mà hướng tới ý nghĩa khái
quát và biểu tượng của hình ảnh ./.
9
10
BÀi THƠ “ CON CO Ø”
CỦA CHẾ LAN VIÊN
1 – Vài nét về tác giả tác phẩm :
Chế Lan Viên lànhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam , có những
đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỷ XX . Thơ Chế Lan Viên có phong
cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo . Đó là phong cách suy tưởng triết lý , đậm chất trí
tuệ và tính hiện đại .
Con Cò là bài thơ thể hiện khá rõ nét phong cách nghệ thuật của ông . Bài
thơ khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru rất quen thuộc để
ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời của mỗi người .
2 – Gợi ý phân tích :
a) Nội dung : Tình mẫu tử là đề tài rất xa xưa nhưng không bao giờ cũ .
Người ta cũng nói nhiều về ý nghĩa và vai trò của hát ru đối với tuổi thơ và với cả
cuộc đời của con người . Bài thơ của Chế Lan Viên được viết từ khá lâu , nhắc nhở
một cách thấm thía về tình mẹ và vai trò của lời hát ru .
Bài thơ được viễt theo thể thơ tự do , Các câu thơ dài ngắn không đều , nhịp
điệu biến đổi và có nhiều câu thơ điệp lại , tạo nhịp điệu gần với điệu hát . Hình
tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền
thống . Trong ca dao , hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều
ý nghĩa mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ . Con cò là hình ảnh người nông dân ,
hình ảnh người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả nhọc nhằn nhưng giàu đức tính
tốt đẹp và niềm vui sống .
Bài thơ có bố cục ba phần . Bố cục nầy được dẫn dắt theo sự phát triển của
hình tượng trung tâm và xuyên suốt cả bài thơ : Hình tượng con cò – Trong mối quan
hệ với cuộc đời con người từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người .
* Ở đoạn 1 : Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao
dùng làm lời hát ru .
“ Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa Phủ bay về Đồng Đăng”
Hay : “ Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa Phủ bay ra cánh đồng”
Ở đây , Chế Lan Viên chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu nhằm gợi nhớ
những câu ca dao ấy .Những câu ca dao thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa
biểu tượng của hình ảnh con cò . Tuy nhiên nó chỉ gợi tả không gian và khung cảnh
quen thuộc của cuộc sống thời xưa. Hình ảnh con cò trong những câu này gợi lên vẻ
nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động của thuở trước. Còn
bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm :
“ Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”
11
Bài ca dao có một nội dung ý nghĩa và tư tưởng khá sâu sắc . Con cò ở đây
là tượng trưng cho những con người , cụ thể là những người mẹ nhọc nhằn vất vả ,
lặn lội kiếm sống .
Qua những lời ru của mẹ , hình ảnh con cò đã đến với tuổi ấu thơ một cách
vô thức. Đây chính là sự khởi đầu đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru
, của ca dao dân cavà qua đó là điệu hồn dân tộc và nhân dân . Ở tuổi ấu thơ , đứa trẻ
chưa thể và cũng chưa cần biết nội dung ý nghĩa của những lời ru ấy nhưng được vỗ
về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru , có trẻ nào lại không lớn khôn
về tình yêu kính mẹ cha , quê hương đất nước ?
*Ở đoạn 2: Cánh cò từ ttrong lời ru đã đi vào tâm thức của tuổi thơ , trở
nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời .Hình ảnh con cò
trong ca dao đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người . Hình ảnh con
cò đã được xây dựng bằng sự liên tưởng , tưởng tượng phong phú của nhà thơ . Nó
như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người theo cùng và
nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường .Như thế hình ảnh con cò đã gợi ý tưởng
về lòng mẹ , về sự dìu dắt , nâng đỡ dịu dàng và bền vững của người mẹ
Cánh cò đã trở thành người bạn đồng hành của con người trên suốt đường
đời . Từ tuổi ấu thơ trong nôi :
“ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi”
Đến tuổi tới trường :
“ Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”
Và đến lúc trưởng thành :
“ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn …”
* Ở đoạn 3: Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho
tấm lòng người mẹ , lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời :
“ Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con”
Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một qui luật của
tình cảm có ý nghĩa bền vững , rộng lớn và sâu sắc :
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Từ xúc cảm mà mở ra những suy tưởng, khái quát thành những triết lý .
Đó là cách thường thấy ở thơ Chế Lan Viên và cũng là một ưu thế của thơ ông .
Bài thơ khép lại mang âm hưởng lời ru đúc kết ý nghĩa phong phú hình
tượng con cò :
“ Môït con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”
12
3 – Tổng kết :
Bài thơ “con cò”ø là một bài thơ co ùđề tài nhỏ nhưng mang một ý nghĩa
sâu sắc . Bài thơ sử dụng thể thơ tự do , nhưng có nhiều câu mang dáng dấp thơ 8 chữ
. Thể thơ tự do cho Chế Lan Viên khả năng thể hiện tình điệu , cảm xúc một cách
linh hoạt , dễ dàng biến đổi . Ở bài thơ này , các đoạn thường được bắt đầu bằng
những câu thơ ngắn , có cấu trúc giống nhau , nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu
lời ru . Vần cũng là yếu tố được tận dụng tạo âm hưởng lời ru . Vì vậy , tuy không sử
dụng thể lục bát quen thuộc , bài thơ vẫn gợi được âm hưởng lời hát ru .
Tuy nhiên , bài thơ của Chế lan Viên không phải là lời hát ru thực sự .
Giọng điệu bài thơ còn là giọng suy ngẫm , có cả triết lý . Nó làm cho bài thơ không
cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái mà hướng tâm trí nhiều hơn vào sự suy ngẫm ,
phát hiện . Hình ảnh trong ca dao chỉ là nơi xuất phát , là điểm tựa cho những liên
tưởng , tưởng tượng sáng tạo mở rộng của tác giả . Đặc điểm chung của hình ảnh
trong bài thơ này là thiên về ý nghĩa biểu tượng mà nghĩa biểu tượng không phải chỗ
nào cũng thật rành mạch , rõ ràng . Nhưng ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ này lại rất
gần gủi , quen thuộc mà vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới và có giá trị
biểu cảm .
. . Đọc bài thơ của Chế Lan Viên ta cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của
hình tượng con cò , cảm nhân được tình mẫu tử bao la và những ước mơ về con thơ
của mẹ hiền . Con cò làm cho ta thêm lý do để yêu mến mẹ ta , yêu mến lời hát ru
của bà, của mẹ ./.
13
Bài thơ BẾP LỬA của BẰNG VIỆT
1 – Một chút lịch sử để hiểu bài thơ :
BẰNG VIỆT tên thật là Nguyễn Việt Bằng , sinh quán Thừa thiên –
Huế . Những ngày Nhật đảo chính Pháp , cậu bé được mẹ bế trên tay trở về quê nội ở
miền Bắc . Nhưng chẳng bao lâu khi “ thành phố cháy sau lưng hừng hực “ , Bằng
Việt lai cùng bà đi tản cư . Suốt một thời thơ ấu , do hoàn cảnh riêng Bằng Việt cũng
chỉ sống với bà . Trong ký ức nhà thơ ,bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa . Khi
học xong phổ thông , Bằng Việt được cử đi học ở nước ngoài . Dù khoảng cách
không gian hàng vạn dặm , lại sống giữa phù hoa đô hội ,toàn “ bếp điện , bếp hơi “
cậu sinh viên ấy vẫn nhớ rành rọt , nhớ ngọn ngành về bếp lửa nơi quê nhà .
Bài thơ BẾP LỬA là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa
gửi về người bà thân yêu ở quê nhà . Từ tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích ,
bài thơ gợi lên những yêu thương đầu tiên , những suy nghĩ đầu tiên về cuộc đời , về
đất nước …Cảm xúc tinh tế , chân thật và đượm buồn của bài thơ làm trỗi dậy trong
ký ức người đọc những kỷ niệm về cuộc sống gia đình , về truyền thống tình nghĩa
của dân tộc .Sức hấp dẫn của bài thơ chính là ở ý ngoài lời man mác .
2 – Tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ :
Cả bài thơ là một dòng tâm trạng , một dòng hồi ức . Mặc dù tác giả đã
có ý sắp xếp theo trật tự thời gian nhưng toàn bài vẫn là một dòng chảy xáo động
.Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt , cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý
tứ . Cho nên các khổ thơ , đoạn thơ dài ngắn không đều . Bài thơ có 2 giọng : Giọng
kể lể ( tự sự ) nắm vai trò tổ chức với toàn bài . Giọng cảm thương ( trữ tình ) thấm
đượm vào mỗi kỷ niệm , mỗi đoạn thơ . Nhưng đọc toàn bài , thấy giọng cảm
thương , nhớ nhung da diết cứ muốn trào dâng , lấn át tất cả . Mạch tự sự kể lể mờ
đi , lẫn mình vào mạch cảm xúc .
Mạch cảm xúc của bài thơ là đi từ hồi tưởng đến hiện tại , từ kỷ niệm
đến suy ngẫm . Bài thơ là lời của người cháu nơi xa nhớ về bà và những kỷ niệm với
bà , nói lên lòng kính yêu và suy ngẫm về bà .
3 – Phân tích :
14
Bài thơ có 41 câu , phần lớn là thơ 8 chữ .Tất cả đều kết hợp một cách
hài hòa , phong phú : a- Ba câu thơ đầu : Nói về bếp lửa và lòng cháu thương
bà .
Bài thơ mở đàu bằng khổ thơ 3 câu nói về bếp lửa :
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Ngọn lửa chờn vờn sương sớm là ngọn lửa thực trong lòng bếp bập bùng
nhen lên mỗi sớm mai . Nhưng ngọn lửa ấp iu nồng đượm là ngọn lửa của tình bà
chăm sóc , cưu mang . Bép lửa của bà là bếp lửa của cuộc đời “ đã trãi qua biết mấy
nắng mưa “ nghèo khổ , vất vả nên càng nghĩ cháu càng thương bà khôn xiết kể . Chữ
thương dùng thật đắt làm cho cảm xúc lan tỏa , thấm sâu .
b- 4 kho åtiép theo : Những kỷ niệm của tình bà cháu .
Mối tình bà cháu như một dòng sông êm đềm và trong vắt , một dòng
sông chở đầy kỷ niệm .Những kỷ niệm trôi theo một nhạc điệu tâm tình âm ỉ , thầm
thì , triền miên như nỗi nhớ . Bắt đầu là kỷ niệm của một thời thơ ấu bên bà :
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
:, Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945 . Tuổi thơ ấy có
mối lo giặc đốt phá xóm làng : Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi .“ Trong những năm
tháng ấy , cũng nh ư nhiều gia đình Việt nam khác mẹ và cha đi công tác bận không
về , cháu sống trong sự cưu mang , dạy dỗ của bà , sớm phải có ý thức tự lập , sớm
phải lo toan : Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa . Hình ảnh bếp lửa cứ cháy
trong kỷ niệm . Bép lửa hiện diện như tình bà ấm áp , như chỗ dựa tinh thần , như sự
cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà .
Bà đã chịu đựng tất cả nhọc nhằn , khốn khổ , mất mát , hy sinh .
Chính ngọn lửa của lòng bà đã nhen lên ngọn lửa bền bỉ trong bếp lửa kia . Vừa tỏ
lòng thương nhớ , biết ơn và suy tư : Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc .
c- Khổ thơ thư sáu : Từ những kỷ niệm tuổi thơ , cháu suy ngẫm về cuộc
đời bà :
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa !
Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa , ngọn lửa . Có thể
nói bà là người nhóm lửa , lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa
sáng trong mỗi gia đình . Cảm xúc dồn nén bỗng ùa ra , trào lên . Cảm xúc thơ , chất
trí tuệ của thơ qua câu cảm thán đem đến cho ta bao liên tưởng về bà , về mẹ , về mái
ấm tình thương ,về bếp lửa gia đình , về sự tần tảo , đức hy sinh .
d – Khổ cuối : 4 câu thơ cuối thể hiện một cách đằm thắm tình thương
nhớ , lòng kính yêu và biết ơn của đứa cháu bé bỏng nay đã đi xa :
15
Giờ cháu đã đi xa . Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà , niềm vui trăm nga
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?
Cuộc đời mới thật vui , thật đẹp , cháu giờ đây đã đi xa với đất rộng trời cao , đến
với những chân trời hạnh phúc . Nhưng trong lòng cháu vẫn chỉ nhớ về ngọn khói đã
làm nhèm mắt cháu thuở lên bốn , chỉ nhớ về ngọn lửa tảo tần nắng mưa nơi góc bếp
của bà . Cháu chẳng bao giờ quên bếp lửa , bởi đó là cội nguồn , bởi cuộc đời cháu
cháu đã được nhen lên từ ngọn lửa ấy . Ngọn lửa của bà giờ đây đã cháy trong lòng
cháu .Một bếp lửa mới của cuộc đời đã được nhen lên ! Cứ thế ngọn lửa của sự sống
truyền đời , bất diệt .
4 – Tổng kết :
BẾP LỬA là một bài thơ hay và cảm động . Bài thơ chứa đựng một ý
nghĩa triết lý thầm kín : Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức
tỏa sáng , nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời . Tình yêu thương
và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương , sự gắn bó với
gia đình và quê hương và đó cũng chính là sự khởi đầu của tình yêu con người , tình
yêu đất nước .
Tình cảm dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu , một nhip
điệu phù hợp : Giọng nồng đượm của lửa . Nhịp bập bùng của lửa . Giọng kể lể và
bộc bạch cứ tràn ra , cứ dâng lên ngày một nồng nàn ấm nóng .Đâu phải ngẫu nhiên
mà bài thơ bắt đầu bằng một đoạn 3 câu , rồi càng về sau , số câu trong từng đoạn cứ
nhiều lên mãi . Bài thơ như một dòng sông lúc êm đềm , lúc âm ỉ , thầm thì , triền
miên .Dòng sông của tình bà cháu đã đổ vào biển cả của tình yêu quê hương , đất
nước . Biển yên , sóng lặng nhưng bát ngát và sâu thẳm ./ .
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
của NGUYỄN KHOA ĐIỀM
`1- Tác giả tác phẩm
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành từ công cuộc
kháng chiến chống Mỹ Cứu nước . Thơ ông trội lên giữa một loạt các nhà thơ lúc bấy
giờ ở phẩm chất trí tuệ của cảm xúc , với một bút pháp già dặn , chịu tìm tòi . KHÚC
HÁT RU CỦA NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ đến nay vẫn được xem là
một trong những sáng tác tiêu biểu của tác giả .
Bài thơ ra đời vào năm cuộc kháng chiến đang diễn ra vô cùng quyết liệt
và vô cùng gian khổ (1971 ) .Cả nước đánh giặc và nói như Tố Hữu “ Bốn mươi thế
kỷ cùng ra trận “ . Thơ ca cũng đã làm hiện lên vai trò của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp chung của dân tộc . Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm xây dựng hình
tượng người mẹ . Hình tượng người mẹ cứ lớn dần lên thành hình tượng đất nước .
Và vì vậy EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ mang ý nghĩa “ kép ‘’ . Mẹ là hình ảnh
chân thực , sinh động của một người phụ nữ dân tộc Pa - Cô . Mẹ còn là Đất nước ,
mẹ là Tổ quốc .
2 – Phân tích :
Bài thơ có 3 khúc ( đoạn ) . Mỗi khúc có 2 khổ . Từng khúc đều có 2 lời ru
: Lời ru của nhà thơ và lời ru của mẹ .
Lời ru của nhà thơ ở cả 3 đoạn đều mở đầu giống nhau :
16
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ .
Cuối mỗi đoạn là 4 câu lời ru của mẹ . Đoạn thứ nhất ru khi giã gạo . Lời
ru thủ thỉ những điều đang diễn ra trong thực tại mà em chưa thể biết :
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng , giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời .
Lời ru theo nhịp giã , mỗi câu bị ngắt làm 2 như chuyển theo nhịp chày ,
nhịp thở . Bé em thì ngủ say theo nhịp ru của mẹ . Hai mẹ con cùng chung một nhịp :
mẹ làm việc , con ngủ ngoan , Mẹ làm việc cực nhọc trong hiện tại nhưng lời ru lại
bay vút đến tương lai :
Ngủ ngoan A – Kay ơi , ngủ ngoan A – Kay hỡi
Mẹ thương A – Kay , mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau khôn lớn vun chày lún sân
Đoạn thơ thứ hai ru khi tỉa bắp trên núi Ka – Lưi . Lời ru vẫn theo nhịp
chọc lỗ tỉa bắp trên nương .Nhưng hình ảnh lúc này lại thiên về đối lập :
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Đối lập với lời ru những điều thực tại của nhà thơ , lời ru của mẹ không
chỉ hướng vào thực tại mà còn hướng tới tương lai . Cũng chính từ đó Nguyễn Khoa
Điềm đã có những so sánh sáng tạo . Hình ảnh “ Mặt trời của bắp ‘’ , “ mặt trời của
mẹ ‘’ được xây dựng bằng biện pháp tu từ ẩn dụ . Cu Tai là mặt trời của mẹ , là ánh
sáng cuộc đời mẹ . Chính con đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu , ý chí của mẹ trong
cuộc sống . Mặt trời con cứ trẻ trung , cứ ngày một rực rỡ trên thế gian này .
Ngu ûngoan a–kay ơi , ngủ ngoan a- kay hỡi
Mẹ thương a- kay , mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau khôn lớn phát mười Ka – lưi
Đoạn thứ ba ru em khi mẹ đang chuyển lán :
Mẹ đang chuyển lán , mẹ đi đạp rừng
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng , chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối …
Nhịp thơ vẫn ngắt đôi theo mỗi dòng , theo nhịp chân bước . Những lời thơ xếp
theo lối trùng điệp
Giục giã , khẩn trương . Và cũng như đoạn thơ trên , lời ru của mẹ hướng về đất
nước , hướng về tương lai chiến thắng :
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau khôn lớn làm người tự do …
Bài thơ có nhịp điệu thật tinh vi . Ba đoạn lặp lại lời ru cúa nhà thơ , lời ru
của mẹ như một bài song ca . Lời ru của nhà thơ hướng vào thực tại còn lời ru của mẹ
17
lại hướng vào tương lai . Nhịp điệu ru nhưng là nhịp điệu ru của người mẹ Tây
nguyên luôn địu con khi làm việc , khi trèo đèo lội suối . Cái nhịp điệu “ nhấp nhô ‘’
lên xuống chứ không phải nhịp điệu của lời ru đồng bằng bay bổng mượt mà . Nhà
thơ đã sống với nhịp điệu Tây nguyên . Nhịp điệu đã hòa vào mồ hôi , vào hơi thở ,
vào tâm hồn . Qua lời ru , hình tượng người mẹ , tấm lòng của mẹ cứ lớn cao lên .
Người mẹ từ một người mẹ bình thường đã trở thành mẹ chiến sĩ . Người mẹ ấy thắm
thiết thương con nhưng cũng nặng lòng tình thương buôn làng , quê hương , bộ đội ,
khát khao đất nước độc lập tự do . Tình mẫu tử thiêng liêng đã hòa vào tình cảm lớn
– tình đất nước . Hiện tại là lao động , góp sức cho cách mạng , cho kháng chiến và
mơ ước cho con trong tương lai .
Từ hình ảnh , tấm lòng người mẹ Tà – ôi , Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện
tình yêu quê hương , đất nước thiết tha ,ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát
vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ . Có
em bé nào lớn lên trong lời ru ấy mà không hiếu thảo , không nên người ?
3 – Tổng kết :
KHÚC HÁT RU CỦA NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ là một
bài thơ hay của Nguyễn Khoa Điềm nói riêng và nền thơ chống Mỹ nói chung . Vốn
bắt nguồn từ một đề tài rất đỗi thân quen trong cuộc đời và trong thơ ca truyền thống
nhưng bài thơ vẫn có một sức hấp dẫn riêng bởi vẻ đẹp của những hình tượng thơ
giàu rung cảm trí tuệ . Ngày nay tuy hoàn cảnh lời ru đã khác nhưng mỗi lần đọc lại
bài thơ vẫn gợi lên trong ta những rung động và suy nghĩ sâu sắc về công ơn người
mẹ , về biết bao tình nghĩa trong những ngày cách mạng và kháng chiến đã qua . Từ
đó càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trước cuộc sống hôm nay của đất nước :
Ta chưa góp máu xương cùng thế hệ
Mồ hôi này xin tưới luống cày sâu .
18
NÓI VỚI CON của Y PHƯƠNG
1- Dẫn nhập :
Chảy trong dòng sông văn học – tình cảm yêu thương con cái , mơ ước thế hệ
sau tiếp nối xứng đáng , phát huy truyền thống của tổ tiên , quê hương vốn là tình
cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta từ bao đời nay . NÓI VỚI CON của Y
PHƯƠNG là một trong những bài thơ hướng vào đề tài ấy với cách nói riêng , xúc
động và chân tình . Nhan đề bài thơ rất bình dị , lời thơ và chất thơ rất hồn nhiên .
Hai mươi tám câu thơ tự do , câu ngắn nhất chỉ có 2 chữ , câu thơ dài nhất là
10 chữ , phần nhiều là những câu thơ 4 chữ , 5 chữ , lại có câu thơ cất lên như một
khẩu ngữ nhưng rất gợi , rất đậm đà vì thấm đẫm tình cha , vì cách biểu hiện chân
tình , mộc mạc . Mượn lời nói với con , Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi
con người , bộc lộ niềm tự hào và sức sống mạnh mẽ , bền bỉ của quê hương xứ sở .
- 2 - Phân tích
Bài thơ được bố cục thành 2 đoạn :
• đoạn một : Con lớn lên trong tình yêu thương , sự nâng đỡ của cha mẹ ,
trong cuộc sống nên thơ của quê hương .
• đoạn hai : Lòng tự hào về sừc sống mạnh mẽ , bền bỉ , về truyền thống cao
đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền
thống ấy .
Với bố cục này , bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra thành tình
cảm quê hương , từ những kỷ niệm gần gủi , thiết tha mà nâng lên lẽ sống . Cảm xúc ,
chủ đề bài thơ được bộc lộ , dẫn dắt tự mhiên , có tầm khái quát nhưng vẫn thấm
thía .
a- Tình yêu thương của cha mẹ , sự đùm bọc của quê hương đối với con :
Mở đầu bài thơ , bằng các hình ảnh thật cụ thể Y Phương đã tạo được
không khí gia đình đầm
Quấn quít .Từng bước đi , từng tiếng nói , tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm
chút , mừng vui đón nhận :
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Ta tưởng như đang được ngắm một bức tranh tứ bình có 4 hình ảnh :
chân phải , chân trái , tiếng nói , tiếng cười của một em bé đang chập chững tập đi ,
đang bi bô tập nói . Lúc thì sà vào lòng mẹ , lúc thì níu lấy tay cha . Điệp ngữ “ bước
tới “ và động từ “ chạm “ dùng rất khéo làm nổi bật về cái hồn bức tranh gia đình
hạnh phúc . Gia đình chính là cái nôi êm , cái tổ ấm để con sống , lớn khôn và trưởng
thành .
Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng
những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói
với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi
đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê
hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa
19
tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên
trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của
người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung
cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải
tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây
thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình
yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha
mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước
đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi
êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong
niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong
các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét
độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể.
Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm
sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong
cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người
miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên
1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói
mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu
sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân
tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình
cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan
lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc,
nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ
mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ
quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken"
còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động
đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và
quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong
tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó
còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình.
Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in
dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của
buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình
khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ
suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
20
Cha mẹ
trên đời
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với
con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và
ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao
động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt
wa mọi khó khăn, gian khổ.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Không lo cực nhọc
Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói
mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được
lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình
thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao
gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao
đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí
của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc,
lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê
hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người
cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy
với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách
bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội
quê hưong : "không chê không chê không lo" dù quê
hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống
khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên
thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà
cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất
dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu
trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn,
lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng
truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền
thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn
mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu
thốn nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc
biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê
hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá
kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong
tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương,
dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ
được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con"
21
kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời
dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con
thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến
wá.
Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong
phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ
cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y
Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi
truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và
dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp
tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó
với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc
sống.
Viếng Lăng Bác của VIỄN PHƯƠNG
Trên thế giới , mỗi một đất nước , mỗi một dân tộc đều có một vị lãnh tụ kính
yêu của đất nước , dân tộc mình để ca ngợi . Có thể bằng thơ , bằng ca khúc hoặc cả
một tác phẩm khí nhạc đò sộ như giao hưởng chẳng hạn . Nhưng đối với chủ tịch Hồ
Chí Minh , vị cha già dân tộc , là ø Bác Hồ kính yêu của các thế hệ thanh , thiếu niên
và nhi đồng , tên của Người có sức tỏa sáng và lay động đến mọi con tim và là đề tài
lớn cho các tác phẩm nghệ thuật , là nguồn cảm hứng sâu sắc cho biết bao văn nghệ sĩ
. HỒ CHÍ MINH tên người là cả một niềm thơ . Biết bao nhà thơ đã làm thơ về
Người .Minh Huệ có “Đêm nay Bác không ngủ “; Tố Hữu có “ Bác ơi “ , “ Sáng
tháng năm “ , “ Theo chân Bác “ ; Chế Lan Viên có “ Người đi tìm hình của nước “ ;
Viễn Phương có “ Viếng Lăng Bác “. Đó là những bài thơ đặc sắc nhất viết về lãnh
tụ Hồ Chí Minh . Mỗi bài phát hiện một vẻ đẹp riêng và có cách thể hiện riêng về
hình tượng Bác Hồ kính yêu .
22
Bài thơ VIẾNG LĂNG BÁC của VIỄN PHƯƠNG là một trong số những bài
thơ hay nhất viết khá lâu sau ngày Bác đã đi xa , ghi lại những cảm xúc chân thành
của nhà thơ lần đầu tiên được vào lăng viếng Bác . Toàn bộ bài thơ thể hiện tình cảm
sâu sắc của tác giả và cũng là của đồng bào miền Nam , là nén hương thơm kính nhớ
Bác trong ngày vui đại thắng .
Bài thơ gọn , chỉ có 4 khổ 16 dòng , kết hợp giữa miêu tả cảnh lăng Bác với
biểu hiện cảm xúc ,tâm trạng . Bố cục theo trình tự vào lăng viếng Bác . Ngoại cảnh
chỉ được miêu tả chấm phá vài nét còn chủ yếu là diễn tả tâm trạng , cảm xúc của chủ
thể trữ tình .
1- Cảm hứng bao trùm bài thơ và mạch vận động của tâm trạng nhà thơ :
Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng , thành kính ,
lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác
Hồ . Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ . Đó là giọng thành kính trang
nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng , nơi vị lãnh tụ yên nghĩ .Cùng với
giọng suy tư . trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào .
Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác . Mở đầu
là cảnh cảm xúc bên ngoài lăng , tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng
gợi hình ảnh của quê hương , đất nước . Tiếp đó là xúc cảm trước hình ảnh dòng
người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác .Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được
gợi lên từ nhừng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng : Mặt trời , Vầng trăng , Trời
xanh . Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền
Nam , muốn tấm lòng mình vẫn được mài mài ở lại bên lăng Bác . Mạch cảm xúc
như trên đã tạo nên một bố cục khá đơn giản , tự nhiên và hợp lý của bài thơ .
2 – Phân tích tâm trạng , cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác :
Tâm trạng , cảm xúc của nhà thơ được biểu hiện qua các khổ thơ :
* Khổ một ( 4 dòng thơ đầu ) :
Nhà thơ từ miền Nam ra viếng lăng Bác : “ Con ở miền Nam ra thăm lăng
Bác”. Câu thơ chỉ gọn như một thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của
một người của một người con đối với người cha , của một người chiến sĩ từ chiến
trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác .
Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là ấn tượng đậm nét về cảnh
quan bên lăng Bác là hàng tre . Hàng tre tươi tốt , trải dài trong sương mỏng . Trong
tâm hồn nhà thơ hàng tre có thật trồng bên lăng Bác mang cốt cách , tâm hồn con
người Việt Nam “ Hàng tre xanh xanh Việt Nam”lung linh cuộc sống . hàng tre như
những con người xếp hàng bên lăng Bác , bất chấp bão táp mưa sa như những vệ
binh đứng gác với thái độ trang nghiêm , thành kính, với ý chí kiên cường bên bỉ .
* khổ hai ( 4 dòng tiếp theo):
Ở khổ thơ này, tác giả miêu tả hai hình ảnh : Hình ảnh mặt trời hằng ngày
đi qua lăng Bác , nhìn vào lăng cũng thấy một mặt trời rất đỏ trong đó và hình ảnh
dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác với tình cảm nhớ thương như vòng hoa
dâng lên Người:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Câu thơ trên là hình ảnh thực. Câu dưới là hình ảnh ẩn dụ . Mặt trời là Bác
Hồ . Hình ảnh ẩn dụ này vừa nêu được sức sống bất diệt, tầm lớn lao vĩ đại của Bác
23
Hồ vừa thể hiện được sự tôn kính của nhà thơ cũng là của nhân dân Việt Nam đối với
Bác .
Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác :
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Câu thơ trên là hình ảnh thực còn câu dưới là một ẩn dụ đẹp và sáng tạo
của nhà thơ , diễn tả được tình cảm nhớ thương , tấm lòng thành kính của nhân dân
tađối với Bác .
* Khổ thứ ba( 4 dòng tiếp theo ):
Tác giả diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của mình khi vào trong lăng . khung
cảnh và không khí yên tĩnh như ngưng kết cảthời gian và không gian ở bên trong lăng
Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị .
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Câu thơ diễn tảchính xác và tinh tế sự yên tĩnh , trang nghiêm và ánh sáng
dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác . Đồng thời , hình ảnh vầng trăng
dịu hiền là một ẩn dụ nghệ thuật tinh tế , gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp , sáng trong
của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
Tâm trạng xúc động của tác giả được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ
sâu xa:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
“ Trời xanh” ở dòng thơ trên vừa là trời xanh có thực , vừa là Bác Hồ . Bác
là trời xanh ,Bác cũng như trời xanh còn mãi với sự nghiệp cách mạng của chúng ta .
Bác đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước , dân tộc . Dù lý trí vẫn tin như thế , song
không thể không xót đau vì sự ra đi của Người . Nỗi xót đau đã được nhà thơ biểu
hiện rất cụ thể , trực tiếp : Mà sao nghe nhói ở trong tim .
• Khổ thứ tư ( 4 dòng thơ cuối )
Bài thơ khép lại với tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi
bên lăng Bác . Tácgiả muốn làm con chim tạo âm thanh rộn rã , muốn làm đóa hoa
tạo hương thơm ngào ngạt quanh lăng Bác , muốn làm cây tre như người vệ binh
trung hiếu sắt son canh giấc ngủ bình yên của Người . Điệp từ “ muốn làm “ đã làm
nổi bật tâm trạng của nhà thơ : lưu luyến muốn được ở mãi mãi bên lăng Bác canh
giữ , bảo vệ lăng bác bền vững đời đời .
Tóm lại , qua 4 khổ thơ , nhà thơ VIỄN PHƯƠNG đã thể hiện được những
niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác , những tình cảm
thành kính sâu sắc đối với Bác Hồ .
3 – Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ :
Cảm hứng chân thực , thành kính , thiêng liêng được triển khai một cách tự
nhiên . Bài thơ có 2 lớp thời gian : thời gian tả thực một ngày viếng lăng Bác từ sáng
đến trưa , chiều và thời gian trong tâm tưởng là thời gian vĩnh viễn , gợi về sự bất
tử .Cảm hứng ấy khiến cho 4 khổ thơ , Khổ nào cũng tràn ngập nỗi thương xót và
kính yêu sâu sắc .
Cảm hứng trên còn chi phối giọng điệu thi phẩm . Giọng điệu trang
nghiêm thành kính được diễn tả phù hợp qua các yếu tố hình thức : thể thơ 8 tiếng ,
nhịp thơ chậm , hình ảnh giàu tính biểu trưng . Bài thơ có nhiều ẩn dụ đặc sắc , vừa
24
quen thuộc , gần gủi với hình ảnh thực , lại vừa sâu sắc , có ý nghĩa khái quát và giá
trị biểu cảm .
VIẾNG LĂNG BÁC là một thi phẩm hàm súc . Một lần Viếng lăng Bác ,
nhớ đén Bác là một lần lòng ta trong sáng hơn . Xin chân thành cảm ơn Viễn
phương đã nói hộ dùm ta những xúc động không nói thành lời . Bác Hồ đã đi xa , đi
vào cõi vĩnh hằng nhưng hình ảnh ,tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của người vẫn
còn sống mãi . Tự hào về Bác , kính yêu Bác , mỗi chúng ta hãy ra sức học tập , rèn
luyện , tu dưỡng , làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh , làm theo phong cách
sống và làm việc của Bác –một người cộng sản , một chiến sĩ cách mạng , một người
Việt Nam – Việt Nam hơn ai hết , để thực hiện thắng lợi di chúc thiêng liêng của
Người :
Bay , bay mãi tới chân trời cộng sản
Như những cánh Bằng cưỡi gió ước mơ.
( Lưu trùng Dương )
* * * * * * *
* *
25