Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận Khảo sát việc sử dụng từ vay mượn trên báo Hoa Học Trò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.38 KB, 25 trang )

Tiểu luận
Khảo sát việc sử dụng từ vay mượn
trên báo Hoa Học Trò
1
MỞ ĐẦU
Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp
thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu
cầu của con người. Nó vừa là phương tiện để giao tiếp vừa là công
cụ của tư duy. Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng thể hiện bản sắc,
vẻ đẹp riêng của dân tộc mình. Ngôn ngữ dân tộc là phương tiện
giao tiếp chung của toàn dân tộc, bất kể sự khác nhau về lãnh thổ
hay xã hội của họ. Chính vì vậy ngôn ngữ là niềm tự hào của mỗi
dân tộc. Ở một góc độ nào đó, giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ chính là lòng
tự hào dân tộc.
Đất nước ta đang ở thời kỳ mở rộng giao lưu với các nước đã
khiến tiếng Việt tiếp nhận ồ ạt nhiều khái niệm mới bao hàm những
nội dung ngữ nghĩa mới của những từ ngữ đang dùng hoặc từ ngữ
mới . Điều nhận ra trước tiên là sự xuất hiện ngày càng nhiều của
những từ nước ngoài (đặc biệt là từ tiếng Anh), những tên riêng
nước ngoài trên các trang báo, trên các kênh truyền hình, Trong sự
giao lưu giữa các cộng đồng sử dụng ngôn ngữ khác nhau, việc
mượn từ ngữ của nhau là việc hết sức bình thường. Nhưng vấn đề
đặt ra là mượn như thế nào để có thể bảo tồn và phát triển ngôn ngữ
của mình. Trên cơ sở đó tiểu luận đi sâu vào nghiên cứu việc sử
dụng từ vay mượn tiếng Anh trên tít báo mạng, dựa trên sự khảo sát
các tít báo đăng trên Hoahoctro online trong tháng 5 năm 2009. Từ
đó chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của việc sử dụng từ tiếng
Anh trên tít báo làm cơ sở để đưa ra giải pháp khắc phục.
Việc nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trên báo chí nói chung, trên tít
báo nói riêng là bức thiết để làm tài liệu tham khảo cho những người
2


viết báo, đặc biệt là phóng viên trẻ học cách giật tít và tránh những
lỗi khi giật tít. Quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp: khảo sát, nghiên cứu tài liệu, so sánh,…
NỘI DUNG
Chương I: Những vấn đề cơ bản về sử dụng từ vay
mượn
1. Khái niệm:
Từ mượn là các từ được vay mượn từ một ngôn ngữ khác do
quá trình tiếp xúc ngôn ngữ. Con đường vay mượn có thể là theo
cách đi từ khẩu ngữ (lặp lại tương tự vỏ âm thanh của từ được
vay mượn) hoặc theo cách đi từ văn tự, qua sách vở (lặp lại dạng
văn tự - chuyển tự, không nhất thiết từ được phát âm tương tự với
từ ở ngôn ngữ được vay mượn).
Từ xưa tới nay, ngôn ngữ Việt sử dụng từ mượn của 4 nhóm
ngôn ngữ chính: tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh. Ví
dụ như mít tinh, bốc, ten nít (nguồn gốc Anh); ga, xăng, sơ mi,
xà phòng (nguồn gốc Pháp); bôn sê vich, côm xô môn (nguồn
gốc Nga); câu lạc bộ, ngân phiếu, mậu dịch (nguồn gốc Hán)
2. Nhu cầu mượn từ:
Trong những điều kiện lịch sử trước kia của đất nước, tiếng
Việt đã trải qua cả nghìn năm tiếp xúc với tiếng Hán (thời kỳ Bắc
thuộc); rồi sau đó, lại tiếp xúc với tiếng Pháp (thời kỳ đô hộ của
thực dân Pháp). Sự tiếp xúc, giao thoa về ngôn ngữ dẫn đến việc
mượn từ của nhau là hết sức bình thường.
Hành động mượn từ và thái độ tiếp tục dùng từ mượn thường
đáp ứng hai nhu cầu chính: nhu cầu định danh chính xác và nhu
cầu gợi cảm.
Tất nhiên, hoàn toàn không có căn cứ để nói rằng từ bản ngữ
3
không đủ sức đáp ứng nhu cầu định danh chính xác. Tuy vậy, có

những trường hợp, những phạm vi, khi nội dung có tính chất đặc
biệt thì từ mượn, do chỉ có một nghĩa nên đáp ứng được tốt nhất
đòi hỏi phải gọi tên cái nội dung ấy mà không gây ra lẫn lộn.
Chẳng hạn trường hợp từ công-ten-nơ trong tiếng Việt: từ mượn
này, vốn ở tiếng Anh là “container” chỉ cái chứa, cái đựng nói
chung, và chỉ một loại thùng đặc biệt chuyên dùng trong vận tải;
nếu thay thế nó bằng từ thùng cho đơn giản thì không thoả mãn
nhu cầu định danh nói trên, bởi vì không phải loại thùng nào cũng
là công-ten-nơ.
Về nhu cầu gợi cảm, cũng cần thấy rằng không phải chỉ từ
mượn có khả năng đáp ứng, mà trái lại, ưu thế ở mặt này nói
chung thuộc về từ bản ngữ. Nhưng thế nào là sự gợi cảm của từ?
Có thể tạm nói rằng từ mà có sức gợi cảm là khi mà ngoài chức
năng định danh, nó còn có thể tạo nên những mối liên hệ đặc biệt
giữa ý thức với thực tế, trong một hoàn cảnh nhất định. Như vậy,
nhu cầu gợi cảm một từ cũng có thể xem là nhu cầu về phong
cách ngôn ngữ, và cũng có thể nhận thấy rằng trong những hoàn
cảnh nhất định, từ mượn cũng có tác dụng riêng.
Nếu nói riêng về phong cách báo chí thì có thể khác, bởi vì
phong cách này, có khi, cần phát huy tác dụng chiến đấu và thông
tin, tức cũng là tác dụng gợi cảm, gợi nhiều mối liên hệ, cho nên
loại từ mượn có tính chất thuật ngữ và gần với từ ngoại có thể có
giá trị riêng.
Tuy nhiên việc mượn từ để sử dụng tràn lan trên các phương
tiện truyền thông đại chúng ngày nay lại không nhằm mục đích
đáp ứng hai nhu cầu đó. Mà hành động mượn từ có thể chẳng có
lí do gì chính đáng, chẳng đáp ứng một nhu cầu thực sự nào về
ngôn ngữ, mà nhiều khi, chỉ là biểu hiện của ý thức không tôn
4
trọng, không nghiêm túc đối với ngôn ngữ của dân tộc ở một số

nhà báo. Có thể là do không suy nghĩ kỹ mà vội vàng sử dụng,
cũng có thể là do tâm lý khoe chữ, và còn có thể là do không xử lý
kịp mà buộc phải chấp nhận…
3. Các trường hợp tiếp nhận từ ngoại ngữ vào bản ngữ:
Tiếp nhận từ của ngoại ngữ vào bản ngữ là một quá trình và ý
thức của người bản ngữ là một nhân tố rất quan trọng đối với quá
trình ấy. Cho nên có thể căn cứ vào ý thức đó mà phân thành hai
trường hợp:
Thứ nhất là trường hợp những từ vốn tự ngoài vào và đã đồng
hoá về nội dung cũng như về hình thức, tới mức người bản ngữ
không còn ý thức về nguồn gốc ngoại của chúng nữa. Như vậy,
không còn có xung đột bản ngữ – ngoại ngữ. Từ lò xo là một thí
dụ về từ đã đồng hoá nhưng lại là gốc ở từ ressort của tiếng
Pháp… Hiện tượng đồng hoá thực đáng chú ý và cần được chú ý
ở những tiêu chuẩn mà theo đó một từ vốn của ngoại ngữ được
coi là đã đồng hoá.
Thứ hai là trường hợp, những từ có thể gọi là từ ngoại, vốn tự
ngoại vào, và không có khả năng đồng hoá, mà trái lại sẽ được
dùng trong bản ngữ với yêu cầu mãi mãi là ngoại. Đó là những tên
riêng – tên của những người, những sông núi, thành phố không
phải ở nước mình mà ở nước ngoài, và tên của những nước đó.
Nội dung và hình thức của những tên riêng này là ngoại trong ý
thức của người bản ngữ, và giá trị thông tin văn hoá của chúng
chính là ở bản chất ngoại đó. Cho nên, trong sự chuẩn mực hoá,
cái ý muốn duy trì những tên riêng ấy ở hình thức vốn có của
chúng ở trong ngoại ngữ là, về nguyên tắc, một điều hợp lí. Ngoài
những tên riêng đó, còn có thể coi là từ ngoại, những từ mà người
bản ngữ muốn dùng với hình thức ngoại của chúng để thông tin về
5
những nội dung, mặc dù không phải là ngoại, nhưng có sắc thái

ngoại độc đáo. Thí dụ, trong một tiểu thuyết dịch, nếu không dịch
nghĩa mà cứ để nguyên những từ của tiếng Mĩ như: “gangster”,
“blue-jean”, “hold-up”… nguyên cả cách viết, là không muốn làm
mất đi những nét riêng của xã hội nước Mĩ. Những từ ngoại này
có thể gọi là từ ngoại gợi cảm.
4. Sử dụng từ mượn trên báo chí:
Các phương tiện thông tin đại chúng luôn có rất nhiều người sử
dụng, và luôn được coi là mẫu mực trong việc dùng ngôn từ.
Chính vì vậy ngôn ngữ sử dụng trên báo chí sẽ nhanh chóng trở
thành ngôn ngữ chung của toàn xã hội. Ngôn ngữ báo chí ngoài
chức năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận thì còn có
trách nhiệm góp phần định hình ngôn ngữ cho độc giả.
Có thể nói chưa bao giờ từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài
lại xuất hiện trên báo chí tiếng Việt với mật độ dày như hiện nay.
Người ta sử dụng chúng khá dày đặc bất chấp người đọc người
nghe có hiểu được hay không. Thật phi lý khi nhà báo là người
Việt Nam, mà để hiểu được ngôn từ của họ, nhiều lúc ta phải mở
từ điển song ngữ ra tra cứu. Tiếng Việt chúng ta vô cùng phong
phú và trong tuyệt đại đa số các trường hợp có thể tìm thấy các từ
tương đương với các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài, thậm chí
nhiều từ tiếng Việt còn có khả năng diễn đạt tinh tế hơn, rõ ràng
hơn. Tuy nhiên một số nhà báo lại không sử dụng tiếng Việt vì họ
muốn làm phong phú thêm ngôn từ của mình hoặc muốn tăng tính
biểu cảm bằng các từ tiếng Anh. Nhưng việc sử dụng này không
đem lại hiệu quả mà đã phá vỡ tính thống nhất của ngữ pháp tiếng
Việt. Các từ vay mượn tiếng nước ngoài đôi khi bị dùng sai do
người dùng chưa hiểu thấu đáo cách đọc, cách viết cũng như
nghĩa của chúng trong từng văn cảnh. Việc dùng sai từ không chỉ
6
làm giảm sút hiệu quả tiếp nhận tác phẩm, tuyên truyền cho cái

sai, mà còn hạ thấp uy tín của tác giả và hạ thấp uy tín của cơ
quan báo chí nơi tác giả làm việc.
Hiện nay, từ mượn được sử dụng rất nhiều trên trang báo dành
cho thanh thiếu niên như Hoa Học Trò, Sinh viên Việt Nam, Mực
tím, …Có những từ được sử dụng chọn lọc và đem lại hiệu quả rất
tốt, nhưng cũng có những từ được sử dụng một cách bừa bãi, tràn
lan gây phản cảm cho độc giả.
Sử dụng từ mượn trên báo chí không dừng lại ở việc mượn từ
để đáp ứng các nhu cầu như đã nói ở trên, cũng không nằm trong
các trường hợp tiếp nhận từ ngoại ngữ vào bản ngữ mà nó đã trở
thành một căn bệnh dùng từ. Căn bệnh này được các nhà nghiên
cứu đặt tên là “bệnh sính ngoại”. Sính từ ngoại mọi nơi (tít chính,
tít phụ, nội dung bài báo) khiến thẩm mỹ ngôn ngữ bị mai một dần
dần. Hiện tượng này nếu không được định hướng, nếu cứ kéo dài
sẽ tạo ra nhiều điều phiền toái cho sự trong sáng của tiếng Việt.
Việc sử dụng từ mượn trên báo chí thường diễn ra dưới hai
hình thức:
- Chêm những từ ngữ thuần ngoại hoặc nửa tây nửa ta vào tít
báo, nội dung bài báo.
- Pha tạp tiếng Việt với tiếng nước ngoài: không nói là khu nghĩ
dưỡng mà nói là resort, gọi người hâm mộ là fan, rồi thì những từ
như teen, cát xê…
Chương II: Khảo sát việc sử dụng từ vay mượn tiếng
7
Anh trên tít báo Hoahoctro online
1. Tổng quan về báo Hoa Học Trò:
Hoa Học Trò (HHT) là một tuần san của báo Sinh viên Việt
Nam, bắt đầu phát hành từ ngày 15 tháng 10 năm 1991 dưới sự
hỗ trợ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Kể từ số báo đầu tiên đến
nay đã 18 năm trôi qua, HHT đã có nhiều thay đổi cả về nội dung

và hình thức để phù hợp với lứa tuổi và xu thế phát triển của thời
đại.
Đối tượng hướng tới chủ yếu của báo HHT là học sinh cấp 2 và
cấp 3. Đây là lứa tuổi mới lớn đang trong quá trình định hình nhân
cách bởi vậy công tác giáo dục và hướng các em đến với các giá
trị Chân-Thiện-Mỹ là hết sức cần thiết. HHT được xem là món ăn
tinh thần đầy bổ dưỡng đối với các em trong độ tuổi hết sức nhạy
cảm này. Báo đi sâu vào phản ánh thế giới học đường với những
trang thông tin về giáo dục du học, tình cảm gia đình bạn bè,
những rung động đầu đời và cả những triết lý nhân sinh về cái tốt
cái xấu ở đời thông qua cách viết, cách tiếp cận rất gần gũi với
các em. HHT đã đáp ứng được nhu cầu học tập và giải trí của các
bạn học sinh. Cũng vì thế HHT cho đến nay vẫn là tờ báo được
nhiều bạn trẻ yêu thích.
Hoahoctro online là phiên bản trực tuyến của tờ báo giấy Hoa
Học Trò, chính thức ra mắt độc giả vào đầu năm 2007. Với sự
phát triển nhanh nhạy của Internet, HHT online cũng nhanh chóng
trở thành địa chỉ thu hút độc giả mới lớn. Các bậc phụ huynh, thầy
cô cũng thường xuyên ghé thăm để hiểu thêm về tâm lý lứa tuổi
con em mình. Khó có thể phủ nhận tầm ảnh hưởng và vai trò của
tờ báo HHT đối với các em học sinh.
Tuy nhiên những năm gần đây, HHT đã dùng những thứ ngôn
ngữ thiếu trong sáng, lạm dụng quá nhiều từ tiếng Anh trong các
8
trang viết của mình. Việc sử dụng từ tiếng Anh trong các trang báo
không xấu nhưng nếu không biết chọn lọc và sử dụng quá tràn lan
thì sẽ làm báo chí mất đi tính đại chúng, ảnh hưởng đến ngôn ngữ
của giới trẻ.
2. Khảo sát việc sử dụng từ tiếng Anh trên báo Hoa Học
Trò online:

Kết quả khảo sát tin bài các mục trên Hoahoctro online tháng 5
năm 2009 cho thấy gần 70% tin bài có sử dụng từ mượn tiếng
Anh trong tít báo (cả tít chính và tít phụ). Bảng thống kê sau đây
sẽ thể hiện rõ hơn điều này:
STT TÁC GIẢ VÀ
NGÀY ĐĂNG
TÍT CHÍNH TÍT PHỤ TỪ LẠM
DỤNG
1 X.Huy
01/05/2009
Utada Hikaru -
Niềm tự hào
của Châu Á
- Diva số 1 châu Á và
hành trình “Mỹ tiến”
- Diva của đời
thường
Diva
2 Kim Ngân
01/05/2009
5 suy nghĩ
"ngốc xít" của
một Soloist
teen
Menu [360° Yêu
Thương]
Soloist
teen
Menu
3 Bảo Thuyền

01/05/2009
V-Pop: "Hot"
và "Not"
- Trương Quỳnh Anh
lipsync trên nền
giọng của Khởi My?
- Hotgirl đồng loạt tấn
công Vpop?
Hot
Not
Lipsync
Hotgirl
4 Allynh
02/05/2009
TeenStory:
Yêu mến và
thắc mắc
Góc "TeenStory"
chào mừng bạn đã
ghé thăm
TeenStor
y
9
5 Vipon
03/05/2009
"Text note"
tháng 5 của
bạn đây
Đừng quên những
“menu đặc biệt” dành

cho
Text note
Menu
6 Nguồn: Thanh
Niên
04/05/2009
Gmail cung
cấp thêm
nhiều
emoticon mới
Gmail
emoticon
7 Thục Hân
05/05/2009
Test4teen: Chỉ
số “sẵn sàng
khoẻ” của bạn
là bao nhiêu?
- Đi picnic với bọn
bạn và mọi người
chơi ném lon, bạn sẽ:
Test4tee
n
Picnic
8 T.K
05/05/2009
"2Tek
Fashion" Mùa
hè năng động
với tín đồ 2tek

2Tek
Fashion
9 Ms.Thu Hiền
06/05/2009
Quà tặng
Shopping
Thân Thiện
798-798-799-
800-801-802
đã online
Shopping thân thiện
797
Shopping
Online
10 08/05/2009 Tín đồ công
nghệ: Vào hè
với "style" mới
2Tek Fashion Style
2Tek
Fashion
11 Nguồn: Thanh
Niên
08/05/2009
Tuyển sinh
2009: Xu
hướng chọn
ngành, nghề
của teen phía
Nam
Khối Kinh tế, Nông

lâm “hút” thí sinh teen
teen
12 Rei Góc Flickr: - Profile Flickr
10
11/05/2009 Antoniblue -
Mỗi bức ảnh
ấn chứa một
cảm xúc riêng
- Những “model” đầu
tiên bạn đưa vào
“tầm ngắm”?
Profile
model
13 Alik
11/05/2009
HOT: "Hacker"
chat với Hà Vũ

HOT
Hacker
chat
14 Kim Ngân
12/05/2009
Bí kíp Trà
Sữa: Spa tóc
tại nhà cực
đơn giản
Spa
15 Huyền Chi –
VtKg

12/05/2009
[Hot Music]
Thuỷ Top
"rụch rịch"
chuẩn bị cho
album đầu tay
Hot
Music
Album
16 Lê Minh
12/05/2009
Game đang
"nóng" nhất
trên Facebook
- Hơn cả một web
game
- Bước tiến hay lùi
của Facebook?
Game
Faceboo
k
Web
17 Kim Ngân
14/05/2009
Đừng làm
"Sao", hãy cứ
làm "hot girl"
trong tim tớ
thôi
Hot girl

18 Little Wind
14/05/2009
MyVietnam và
những
comment siêu
ấn tượng
MyVietna
m
comment
11
19 Mynnye
15/05/2009
MyVietnam -
Background
100% Green
đẹp lung linh
cho teen tha
hồ posing
MyVietna
m
Backgrou
nd
Green
Teen
posing
20 Tường Linh
16/05/2009
[HOT] The
Jonas Brothers
chạy thục

mạng vì sợ
fans!!!
HOT
The
Jonas
Brothers
Fans
21 Nguyễn Lan
Hương (Tổng
hợp)
17/05/2009
Top 10 bài hát
Kpop HOT
nhất tuần qua
"1,2,3" – Younha
(new)
HOT
New
22 Huyền Chi
17/05/2009
Ngân Khánh -
"gà" mới của
Music Box
Music
Box
23 Rei
17/05/2009
[Britain's Got
Talent]
"Shock" vì

giọng "phản
nam cao" !
Shock
24 Nguồn: Thanh
Niên
17/05/2009
Rạp chiếu
Bắc-Nam:
Ngập tràn
phim "hot"
hot
25 Theo Ngôi Sao Thanh Duy Idol
12
19/05/2009 Idol "tình tứ"
cạnh Đông Nhi
và Khổng Tú
Quỳnh
26 HaD – Hanoi
Aptech
19/05/2009
{HOT} Tips-
Tips học tiếng
anh cực cool
Internet tuyệt vời HOT
Tips-Tips
Cool
Internet
27 Theo Dân Trí
19/05/2009
Hiểm nguy

rình rập từ
"game bạo
lực"
Khi “Siêu nhân” game
trở thành sát thủ
ngoài đời!
game
28 Diệu Bảo
19/05/2009
Telezoom vào
cửa hiệu thú
cưng của
Facebook!
- (fluff)Friends -
phong phú đa dạng
các chủng loại thú!
- Cộng đồng thú ảo
Pet Society, chính
xác là một thành phố
Telezoo
m
Faceboo
k
(fluff)Frie
nds
Pet
Society
29 Trà Sữa Kính
Cận
20/05/2009

Hiệu sách Trà
Sữa: Cùng “Cô
nàng xui xẻo”
khám phá thế
giới của những
Hotboy
Hotboy
30 Theo
VnExpress
20/05/2009
Video clip mới
của ca sĩ Lee
Chae Yeon bị
cấm vì quá
Sexy
13
sexy
31 Trí Anh
20/05/2009
Top 5 "Hot và
Not" những
ngôi sao
Hollywood
Top 5 diễn viên nam
mà Hollywood nên
mời nhất
Top
Hot
Not
Hollywoo

d
32 Windy
20/05/2009
MyVietnam -
Trợ giúp từ
chuyên gia kỳ
6: Stylist An
Thuận
- Hài hòa trang phục
và background
- Và giờ thì pose nào
MyVietna
m
Stylist
Backgrou
nd
Pose
33 Chuyên gia số
21/05/2009
Nào mình
cùng "share"!
share
34 Alik
22/05/2009
Sắp có
netbook đặc
biệt cho teen
Netbook
Teen
35 Huyền Chi

22/05/2009
Paparazzi_VP
OP: Thuỷ Top
tình tứ trong
phòng thu
Tại Cuti's studio của
nhạc sĩ Hồ Hoài Anh
Paparazz
i
Cuti's
studio
36 Nguồn:
Vnexpress
23/05/2009
Teen 12: Chia
tay nhé.
Và Nhớ lắm
tuổi ô mai!
Vitamin C với
"Graduation" (friends
forever) bất hủ
Teen
Vitamin
Graduati
on
friends
forever
37 Nguyễn Lan
Hương
[Cầu Vồng

Reality]
Reality
Hotboy
14
23/05/2009 Hotboy
XoneFM thể
hiện đẳng cấp!
XoneFM
38 Tổ chức thực
hiện: Trung
Chiến
23/05/2009
Mai Phương
Thuý 24h:
Sáng-Trưa-
Chiều-Tối tại
Hà Nội cùng
hoa hậu teen
Teen
40 Hoa Học Trò
Online
23/05/2009
Hoa Học Trò
806: Dành
tặng "G'day"
vs 500 VCD
free
G'day
free
41 Nguyễn Mai

Hương
24/05/2009

[Mùa chia tay]
KLers khóa
06-09 vs Một
event đang
"hot"
Yearbook cuối năm
gấp rút hoàn thành
Klers
Event
Hot
Yearboo
k
42 Cẩm Anh –
Kyan
25/05/2009
Graduation_D
ay dưới góc
Zoom cận
cảnh: Girl xinh
càng xinh!
Graduati
on_Day
Zoom
Girl
43 Tường Linh
25/05/2009
Paparazzi_Mo

nday: Sao
Disney: Đang
"rock" và
đang yêu!!!
-The Jonas Brothers:
"Paranoid" đã "ra
lò"!!!
- Ashley Tisdale:
Paparazz
i_Monda
y
Disney
Rock
15
"Rock" cùng "người
ấy"!
Paranoid
44 Trọng Tài
25/05/2009
[Graduation
Day] Những
khoảnh khắc
ngày bế giảng
đầy yêu
thương
Zoom lại những
khoảnh khắc đáng
nhớ ấy trong ngày bế
giảng tại Hà Nội bạn
nhé :

POSE ẢNH NGẬP
NẮNG VÀ NỤ CƯỜI
45 Lan Hương
26/05/2009
Phần 3: Party
cùng Quỳnh
Nga!
Party
46 Theo Thế Giới
Điện Ảnh
27/05/2009
Thủy Top:
"Scandal là
động lực để tôi
cố gắng" !
Scandal
47 Theo Tuổi trẻ
Online
28/05/2009
Liên hoan
phim châu Âu
2009: Dành
tặng bạn
những món
quà "cool"
cool
48 Tico
28/05/2009
FC Barcelona:
Trên đỉnh vinh

quang + Ảnh
update
FC
update
49 Theo
VnExpress
29/05/2009
Rihanna nóng
bỏng trong
video mới
Video clip "Paranoid": Video
clip
16
50 Huyền Chi
29/05/2009
[Ảnh xinh] Dạo
phố shopping
cùng Diệu Ly&
Vũ Vũ
Shopping
51 Thực hiện: VS
29/05/2009
[Pose đẹp]
Sam Hà My :
xinh duyên và
đáng yêu lắm
nhé!
Pose
52 Nguồn: Thanh
Niên

29/05/2009
Dù lượn: Mạo
hiểm nhưng
mà rất "cool"
cool
53 Theo
Vnexpress
30/05/2009
Bộ case máy
tính độc đáo
"made in
Vietnam"
Case
made in
Vietnam
54 Nguồn:
Vnexpress
30/05/2009
Thị trường di
động vào mùa
Sale
Sale
55 Nguyễn Lan
Hương
30/05/2009
Lộ ảnh album
song ca giữa
Wanbi và Tóc
Tiên!
Album

56 Đặng Mỹ Dung
(Dịch)
30/05/2009
Sinh viên viết
blog và giành
học bổng
Blog
57 Nguyễn Lan
Hương
30/05/2009
Miss Teen
Huyền Trang:
“Bắt diễn sexy
là làm khó tôi”
Mời bạn đọc ngắm bộ
ảnh mới nhất của
Miss Teen ở Hà Nội
nha!
Miss
Teen
Sexy
17
3. Đánh giá hiệu quả và nhược điểm của việc sử dụng từ
mượn tiếng Anh trên tít báo:
Các từ tiếng Anh xuất hiện trên tít báo ngày càng nhiều. Một số
từ phổ biến, nếu được sử dụng một cách sáng tạo và hợp văn
cảnh thì sẽ tạo cảm giác mới mẻ cho độc giả, giảm lượng ký tự
cho tít báo (một số từ tiếng Anh dùng thay thế cho tiếng Việt sẽ ít
ký tự hơn) giúp tít ngắn gọn, dễ trình bày hơn.
Tiếng Anh là một sinh ngữ đang được học và phổ biến ở ngay

từ THCS và THPT thậm chí là ngay cả bậc tiểu học ở một số
thành phố lớn. Hoa Học Trò là một tờ báo dành cho lứa tuổi học
sinh, các em cũng đã quen với việc sử dụng những từ tiếng Anh
thông dụng như teen, hot boy, hot girl,…Việc sử dụng từ mượn
tiếng Anh để đặt tít báo tạo cho Hoa Học Trò phong cách trẻ trung,
gần gũi với độc giả mà tờ báo hướng tới.
Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiều những từ mượn tiếng
Anh trên tít báo là một vấn đề đáng báo động. Nó không chỉ dừng
lại ở những từ phổ biến, thông dụng nữa mà xuất hiện nhiều từ
mới, từ chuyên ngành độc giả khó có thể hiểu nghĩa. Thậm chí
những từ trước đây vẫn dùng tiếng thuần Việt để diễn đạt thì
người viết lại thay thế bằng tiếng Anh như: chụp hình ->pose hình,
lễ tốt nghiệp -> graduation, bạn bè ->friend, cập nhật ->update,
thời trang->fashion,…Điều này cho thấy, việc mượn từ tiếng Anh
không phải là nhu cầu chính đáng nữa (cần phải mượn vì tiếng
Việt không có từ diễn đạt đủ ý như từ tiếng Anh) mà đã trở thành
thói quen dùng ngôn ngữ một cách bừa bãi, cẩu thả của người
viết. Điều này thể hiện người cầm bút không coi trọng ngôn ngữ
dân tộc, chưa có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và họ
18
chưa hiểu được vai trò định hướng ngôn ngữ của tờ báo nói
chung, của bản thân người viết nói riêng đối với độc giả.
Bệnh lạm dụng ngôn ngữ tiếng Anh trên Hoa Học Trò không chỉ
khiến một bộ phận độc giả ít vốn tiếng Anh khó chịu vì thường
xuyên gặp phải những từ mình chưa biết nghĩa, mà vô tình tờ báo
đã định hướng cho một bộ phận giới trẻ lạm dụng tiếng Anh trong
giao tiếp. Trong cách ăn nói của giới trẻ, xuất hiện ngày càng
nhiều ngôn ngữ nửa tây nửa ta như “nâu vấn đề”, “cái áo này xì-
tai quá nhỉ”,…Một số từ ngữ rất biểu cảm của tiếng Việt được thay
bằng những từ tiếng Anh: không nói cảm ơn mà nói thanks, không

nói xin lỗi mà nói sorry, không nói bận mà nói busy, ….Họ cho
rằng nói như vậy là “sành điệu” và bắt kịp thời đại.
Ngày 15/05 Hoahoctro online có đăng bài “MyVietnam -
Background 100% Green đẹp lung linh cho teen tha hồ posing”
của Mynnye. Tít có 12 chữ thì có tới 5/12 chữ là từ tiếng Anh. Từ
teen đã được dùng rộng rãi nên có thể sử dụng, còn những từ
khác như background, green, posing đều là những từ mới, nhiều
độc giả vẫn chưa biết nghĩa nên việc sử dụng những từ này là
không nên. Tiếng Anh rất đa nghĩa, những độc giả có vốn tiếng
Anh tốt cũng chưa chắc hiểu đúng nghĩa của từ theo văn cảnh.
Điều đáng nói là tác giả sử dụng những từ tiếng Anh và mặc nhiên
tất cả mọi người đều hiểu nên họ không cần giải thích nghĩa ở
trong bài viết nữa. Những từ mà tác giả sử dụng có thể thay thế
bằng những từ thuần việt gần gũi với độc giả hơn như background
100% green có thể thay bằng khung cảnh thiên nhiên, posing thay
bằng chụp hình. Dường như việc sử dụng từ tiếng Anh để đặt tít
báo đã trở thành thói quen của tác giả. Thậm chí tác giả người
Việt còn biến mình thành một nhân vật có cái tên rất tây: Mynnye.
Ngày 30/5 có bài Album Trà sữa: Nero và “Ước mơ vươn tới…
19
nhiếp ảnh gia” với trích đoạn “Giới thiệu tới vạn người bạn những
album ảnh siêu kool, siêu kute của mình, tại sao không? “Hiện trà
sữa đã nhận được rất nhiều email của các bạn gửi link Flickr và
ảnh để tham dự “Album trà sữa” và “Góc Flickr” bên cạnh nhiều
những pix có chất lượng đáng ngạc nhiên thì cũng còn một số ảnh
có size hơi bé khiến mình không thể đưa ảnh lên trang” của một
tác giả cũng kí tên bằng tiếng Anh: Lollipop. Những cái tít phụ
cũng đầy ắp tiếng Anh như: Hot 100, Profile,…Chỉ với một đoạn
ngắn ta có thể đếm được ngay hàng chục từ tiếng Anh xen lẫn
tiếng Việt như: album, kool, kute, email, link, flickr, pix, size, hot,

profile. Tại sao tác giả không thay từ pix = những bức hình, size =
kích cỡ, profile = tiểu sử, …
4. Những vấn đề đặt ra đối với việc lạm dụng từ tiếng Anh
trên báo chí:
- Văn hóa giới trẻ: Như đã nói ở trên, thanh thiếu niên là lứa
tuổi đang định hình nhân cách, rất dễ bị ảnh hưởng và bắt chước
theo người khác. Hoa Học Trò là một tờ báo có tầm ảnh hưởng rất
lớn đối với học sinh. Nhiều bạn quan niệm những gì báo chí nói
đều đúng và là chuẩn mực để các bạn học theo. Chính vì vậy việc
lạm dụng từ tiếng Anh trên báo đã vô tình định hướng cách ăn nói
cho một bộ phận giới trẻ. Điều nguy hại hơn là việc lệch chuẩn
ngôn ngữ lại được một số giới trẻ coi là mốt, hay một cách sống.
Đây đó, trong xã hội ta đã hình thành một vài nhóm những người
nói một thứ tiếng Việt khá khó hiểu. Đó là thứ ngôn ngữ pha trộn,
đặc trưng cho thứ tiếng Việt chuyển tiếp của những người nước
ngoài đang học tiếng Việt, hay những Việt kiều rời Việt Nam từ
nhỏ. Thậm chí, có nhóm người Việt (nhất là dân cư mạng) còn
bóp méo tiếng Việt. Như vậy thì vấn đề ngôn ngữ không còn chỉ là
vấn đề của riêng ngôn ngữ nữa mà đã trở thành một nét văn hóa
20
không lành mạnh của giới trẻ.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Quá trình lịch sử của
dân tộc chắc chắn có ảnh hưởng ít nhiều tới phát triển ngôn ngữ.
Mối quan hệ láng giềng truyền thống với Trung Quốc và ảnh
hưởng văn hóa đã để lại dấu ấn trong tiếng Việt mà ta gọi đó là
các từ Việt gốc Hán. Rồi đến thời kỳ Pháp thuộc kéo theo phong
trào học tiếng Pháp và thói tính tiếng Pháp trong giới trung lưu.
Rồi tiếng Nga trong giai đoạn những năm 1970 và 1990 của thế kỷ
trước. Trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ mà Việt Nam sẵn sàng là bạn
là đối tác tin cậy của cộng đồng thế giới thì việc gìn giữ sự trong

sáng của tiếng Việt là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc lạm
dụng từ tiếng Anh trên mặt báo đã vô tình làm mất đi sự trong
sáng của tiếng Việt, tiếng Việt chưa được sử dụng và coi trọng
đúng mức.
5. Giải pháp để giải quyết các vấn đề:
- Các nhà ngôn ngữ học phải đi tiên phong trong việc nghiên
cứu, loại bỏ những yếu tố có hại cho ngôn ngữ dân tộc. Nhà nước
phải có chính sách hoạch định để giữ gìn và phát huy bản sắc, sự
trong sáng của tiếng Việt.
- Vai trò của truyền thông rất lớn trong việc giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt và định hình ngôn ngữ cho độc giả, bởi hàng
ngày hàng triệu người chịu ảnh hưởng ngôn ngữ của truyền
thông. Báo chí, phát thanh, truyền hình là những cơ quan hình
thành nên chuẩn ngôn ngữ. Vì vậy, hơn ai hết, giới truyền thông
về báo chí phải là những người đầu tiên sử dụng ngôn ngữ một
cách thận trọng và chuẩn mực.
- Nhà báo phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt: hạn chế tối đa việc sử dụng từ tiếng Anh khi đặt tít
cho báo. Với những trường hợp có thể dùng từ thuần Việt thay thế
21
thì nên dùng: ví dụ như từ show-buổi diễn, single-đĩa đơn, fashion-
thời trang,…. Chỉ nên mượn cái gì cần mượn, Việt hóa tối đa khi
có thể. Tuy nhiên cũng không "dị ứng" với việc mượn từ. Làm theo
lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những từ không dịch được
thì phải mượn tiếng của nước ngoài. Nhưng chỉ mượn khi thật cần
thiết và đã mượn thì phải chọn mượn cho đúng”.
- Về phía độc giả cần biết chọn lọc tiếp thu những điều có lợi
cho ngôn ngữ của mình, cực lực phản đối và phê phán những
điều làm mất đi vẻ đẹp của tiếng Việt.
22

KẾT LUẬN
1. Báo chí là một kênh truyền thông có ảnh hưởng rất lớn tới
độc giả. Bởi vậy ngôn ngữ sử dụng trên các phương tiện thông tin
đại chúng thông thường phải là thứ tiếng Việt chuẩn, phổ thông,
của toàn dân, trong sáng để ai cũng hiểu được.
2. Báo chí cần phải xem ngoại ngữ là một phương tiện để thu
nhận tri thức của nhân loại nhưng không dùng từ bừa bãi và càng
không được cho sự chắp ghép ngôn ngữ là cách đánh bóng, làm
sang, tăng lên sự trí thức của người viết. Việc sử dụng từ mượn
đặc biệt là từ mượn tiếng Anh trên các trang báo phải có sự chọn
lọc và sáng tạo.
3. Sử dụng từ vay mượn một cách có chọn lọc, có sáng tạo
vừa thể hiện ý thức nghề nghiệp của người làm báo chân chính
vừa góp phần định hình ngôn ngữ cho độc giả, giữ gìn và phát huy
sự trong sáng của ngôn ngữ Tiếng Việt.
4. Kẻ bành trướng tràn tới đâu là đem theo ngôn ngữ của
chúng tới đó làm công cụ thống trị; và kẻ bị thống trị đấu tranh bảo
vệ bản ngữ là góp phần rất quan trọng vào cuộc đấu tranh vì độc
lập, tự do của đất nước. Cho nên, hiện nay cũng như trong tương
lai, “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” là một công tác luôn luôn
có ý nghĩa chính trị sâu sắc, vì bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc
là nhiệm vụ lâu dài của nhân dân ta, đặc biệt là báo chí.
5. Tiểu luận mới chỉ xem xét đến một trong số những vấn đề
của ngôn ngữ báo chí hiện đại (sử dụng từ mượn) nhưng cũng
góp phần làm đầy hơn kho tư liệu nghiên cứu về các vấn đề của
tác phẩm báo chí nói chung, tác phẩm báo mạng nói riêng. Hi
vọng những công trình nghiên cứu, khảo sát sau sẽ bù đắp những
23
thiếu sót và hoàn thiện hơn.
Danh sách tài liệu tham khảo

1. GS. TS Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ báo chí-những vấn đề cơ
bản, NXB Giáo dục 2008.
2. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn 2007
3. TS Hoàng Anh, Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí,
NXB Đại học Sư Phạm.
4. TS Hoàng Đình Cúc, TS Đức Dũng, Những vấn đề của báo chí
hiện đại. NXB Lý luận chính trị 2007.
5. PGS,TS Nguyễn Văn Dũng, Th.s Đỗ Thị Thu Hằng (Học viện
báo chí và tuyên truyền), Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản.
NXB Lý luận chính trị 2006.
6. V.I.Lênin, Về vấn đề báo chí. NXB Sự thật 1970.
7. TS Đức Dũng, Viết báo như thế nào, NXB Văn hoá thông tin
2006.
8. Nhiều tác giả, Báo chí, từ những điểm nhìn thực tiễn (2 tập),
Khoa báo chí, Học viện báo chí và tuyên truyền. NXB Văn hoá
thông tin 2000.
9. PGS.TS Lê Như Hoa (biên tập Nguyễn Hương Giang), Phát
huy bản lĩnh văn hoá Việt Nam trước thách thức của xu thế toàn
cầu hoá, Tạp chí Tia sáng.
10. Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội 2006.
11. , Trách nhiệm định hình
ngôn ngữ của báo chí, đăng ngày 22/12/2004
12. , Ngôn ngữ báo chí, đăng ngày
23/09/2008.
13. , Giật tít cho báo điện tử,
24
29/10/2004.
14. , Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn
ngữ: Nhu cầu mượn từ, đăng ngày 05/12/2006.

15. , Một số vấn đề về chuẩn mực hoá ngôn
ngữ: Đồng hoá từ mượn, đăng ngày 06/12/2006.
16. , Một số vấn đề về chuẩn hóa ngôn ngữ:
Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ,
đăng ngày 04/12/2006.
17. , Những biến đổi ở bề mặt từ vựng: Sự xuất
hiện các từ ngữ mới, đăng ngày 16/12/2006.
18. , Một số vấn đề về chuẩn hóa ngôn ngữ:
Nhất quán và không nhất quán, đăng ngày 08/12/2006.
19. , Từ bản ngữ và từ ngoại lai, đăng ngày
28/12/2006.
25

×