Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận: " Khảo sát việc thực hiện đề tài cuối kì môn thống kê ứng dụng của sinh viên khoa kinh tế - ĐHQG TPHCM" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.45 KB, 20 trang )

Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh
Khoa Kinh Tế
BÁO CÁO
Đề tài: Khảo sát việc thực hiện đề tài cuối kì
môn Thống kê ứng dụng của sinh viên
Khoa Kinh Tế-ĐHQG TPHCM
Giảng viên : Nguyễn Đình Uông
Lớp : K08405A
Môn : Lý Thuyết Thống kê
Nhóm : 28
Các thành viên:
• Huỳnh Ngọc Huyền K084050784
• Trần Thị Ngọc Linh K084050793
• Võ Thị Ngọc Tú K084050863
• Trần Minh Khuê K084051767
Năm 2009
Mục Lục
Khảo sát quá trình nghiên cứu, làm đề tài môn Lý thuyết
Thống kê của sinh viên Khoa Kinh Tế
0o0
Chương mở đầu:
1.1. Cơ sở hình thành nghiên cứu:
Thống kê là công cụ không thể thiếu trong hoạt động nghiên cứu và công tác
thực tiễn. Hiện nay, môn Thống kê ứng dụng là một môn học cơ bản được giảng dạy
ở hầu hết các trường Đại Học. Môn học này hỗ trợ cho sinh viên những kĩ năng cần
thiết về nghiên cứu, khảo sát thị trường cũng như nhiều lĩnh vực khác, giúp sinh viên
tiếp cận nhiều hơn với thực tế và những lĩnh vực cần thiết trong cuộc sống. Môn học
tạo ra cho xã hội lực lựơng nghiên cứu thị trường, khảo sát các nhu cầu, sở thích của
người tiêu dùng và xã hội để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế với khu vực và thế
giới.
Trong quá trình học môn Thống kê ứng dụng, sinh viên sẽ tiếp xúc dần với qui


trình thực hiện một cuộc khảo sát các đề tài thực hành. Sinh viên sẽ được giảng dạy
kĩ năng Bảng câu hỏi, xử lý dữ liệu, báo cáo và phân tích đề tài. Những kiến thức trên
giảng đường góp phần cho sinh viên hòan thành tốt đề tài thực hành. Có nhiều sinh
viên ban đầu cảm thấy hào hứng với việc tự nghiên cứu làm đề tài, nhưng sau đó tỏ
ra chán nản do trước giờ chưa từng làm.
Để hạn chế tình trạng này, chúng ta cần giúp cho sinh viên hình dung được họ
cần và phải làm những gì. Để từ đó có thể quyết định và sắp xếp phương thức thực
hiện đề tài sao cho hiệu quả.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, đề tài “Khảo sát về việc thực hiện đề tài
cuối kì môn Thống kê ứng dụng” được hình thành.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của một quá trình khảo sát.
2. Chỉ ra cho sinh viên năm sau thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn để
đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa đề tài:
Việc đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của quá trình khảo sát cũng như
việc đưa ra các thuận lợi và khó khăn sẽ giúp cho các bạn sinh viên có được những
cở sở ban đầu vững chắc góp phần thực hiện đề tài tốt hơn.
1.4. Đối tượng, đơn vị và phạm vi khảo sát:
Với mục tiêu đã đề ra đối tượng, đơn vị và phạm vi khảo sát của đề tài được
xác định:
Đối tượng khảo sát: quá trình thực hiện đề tài Thống kê ứng dụng cuối kì;
những thuận lợi và khó khăn trong quá trình làm đề tài
Đơn vị khảo sát: sinh viên năm 2 khoa Kinh tế có làm đề tài cuối kì môn
Thống kê ứng dụng.
Phạm vi khảo sát: khảo sát việc làm đề tài môn Thống kê ứng dụng được thực
hiện trong phạm vi khoa Kinh tế, ĐHQG TPHCM
Thời gian khảo sát: khảo sát này được thực hiện trong tháng 12 năm 2009
1.5. Phương pháp khảo sát:

Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi khảo sát trên, đề tài được thực hiện thông
qua 2 phương pháp khảo sát sau:

Phân tích định tính:
-Tổng quan lí thuyết
-Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu
-Điều tra thí điểm 15 bảng câu hỏi nhằm kiểm tra tính ứng dụng thực tế của bảng câu
hỏi, từ đó tiến hành chỉnh sửa bảng câu hỏi cho phù hợp.

Phân tích định lượng:
-Số lượng mẫu: 80 sinh viên
-Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu phi xác suất, thuận tiện. Các sinh viên có thể tiếp cận
được tại khoa Kinh tế (lớp học, thư viện, phòng tự học, căn tin, …)

Phân tích dữ liệu: sử dụng kĩ thuật phân tích sau:
-Thống kê mô tả: mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu.
1.6. Tổng quan tình hình khảo sát:
-Theo sự hiểu biết của chúng em hiện nay chưa có đề tài nào khảo sát về việc thực
hiện đề tài cuối kì môn Thống kê ứng dụng.
-Đề tài của chúng em được thực hiện theo phương pháp thu thập dữ liệu, phỏng vấn
từng đối tượng và phát bảng câu hỏi có chọn lọc trước.
-Trong đề tài sử dụng các loại thang đo: Norminal, Ordinal, Scale.
STT Biến Kí hiệu biến Loại thang đo
1 Giới tính C1 Danh nghĩa
2 Ngành học C2 Danh nghĩa
3 Tiêu chí kiếm thành viên C3 Danh nghĩa
4.1 Phương thức chọn đề tài C4.1 Danh nghĩa
4.2 Tiêu chí chọn đề tài C4.2 Danh nghĩa
4.3 Lĩnh vực đề tài C4.3 Danh nghĩa
5.1 Đề tài được khảo sát chưa C5.1 Danh nghĩa

5.2 Khả năng chỉ ra điểm khác biệt C5.2 Khoảng
6 Phần trăm hình dung về bảng câu hỏi C6 Khoảng
7 Phân chia công việc C7 Danh nghĩa
8.1 Lập bảng câu hỏi dựa trên C8.1 Danh nghĩa
8.2 Độ khó của việc lập bảng câu hỏi C8.2 Khoảng
8.3 Khó khăn trong lập bảng câu hỏi C8.3 Danh nghĩa
8.4 Số câu hỏi trong bảng C8.4 Tỷ lệ
9 Đối tượng khảo sát C9 Danh nghĩa
10 Lượng mẫu khảo sát C10 Tỷ lệ
11 Cách thức phỏng vấn C11 Danh nghĩa
12 Khả năng sử dụng SPSS C12 Khoảng
13 Khó khăn khi phân tích C13 Danh nghĩa
14 Khó khăn khi làm đề tài C14 Danh nghĩa
15 Phân đoạn gặp khó khăn nhất C15 Thứ bậc
Chương 2:PHÂN TÍCH MẪU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ
2.1.Phân tích:
-Mẫu điều tra gồm 80 quan sát .Thời gian lấy mẫu từ 1/12/2009 đến 15/12/2009.
-Mẫu điều tra bao gồm những sinh viên năm 2 Khoa Kinh Tế-Đại học Quốc Gia có
làm đề tài cuối kì môn Thống kê ứng dụng.
-Trong quá trình thu thập dữ liệu,chúng tôi thực hiện lấy mẫu theo phương pháp
thuận tiện.
-Địa điểm lấy mẫu là khuôn viên Khoa Kinh tế (lớp học, thư viện, phòng tự học, căn
tin, …)
2.1.1. Giới tính: Đa số sinh viên được phỏng vấn là nữ (57.5%)
- Mẫu khảo sát bao gồm 46 nữ (57.5%) và 34 nam (42.5%).
2.1.2. Ngành học:
-Ngành học của Sinh viên năm 2 được phỏng vấn được phân bổ như sau:
Bảng 2.1 Thống kê sinh viên trong mẫu theo ngành học
Ngành học
Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)

Kinh tế đối ngoại 8 10.0
Kinh tế và quản lý công 14 17.5
Tài chính ngân hàng 8 10.0
Kế toán-Kiểm toán 42 52.5
Quản trị kinh doanh 8 10.0
Tổng 80 100.0
- Ngành học: Số sinh viên học ngành Kế toán - Kiểm toán chiếm tỷ lệ cao nhất
(52.5%). Tiếp theo là nhóm sinh viên trong ngành Kinh tế - Quản lý công (17.5%),
nhóm sinh viên ngành Kinh tế Đối ngoại, Tài chính Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh
có tỷ lệ thấp bằng nhau (đều 10%). Cơ cấu ngành học của sinh viên trong mẫu điều
tra như vậy là khá hợp lý, đủ để đại diện cho tổng thể.
2.1.3. Tiêu chí tìm kiếm thành viên:
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.2 Thống kê sinh viên theo tiêu chí tìm kiếm thành viên
Tiêu chí tìm kiếm thành viên
Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Bạn thân,bạn chơi chung nhóm 51 63.8
Theo thành tích học tập 1 1.3
Theo sở trường riêng 7 8.8
Ngẫu nhiên 21 25.3
Tổng 80 100.0
- Tiêu chí tìm kiếm thành viên: Qua mẫu điều tra, chúng ta thấy số sinh viên
lựa chọn thành viên cho nhóm mình theo tiêu chí “bạn thân, bạn chơi chung nhóm”
chiếm tỷ lệ cao nhất (63.8%). Tiếp đến là do lựa chọn “ngẫu nhiên” khi không tìm đủ
thành viên là 26.3%. Chọn thành viên “theo sở trường riêng” của mỗi thành viên
chiếm 8.8%. Kết quả ít nhất trong cuộc khảo sát là tiêu chí chọn thành viên theo
thành tích học tập, chỉ chiếm 1.3%.
2.1.4. Cách thức chọn đề tài:
2.1.4.1 Phương thức chọn đề tài:
-Được thể hiện như sau:

Bảng 2.3 Thống kê sinh viên theo phương thức chọn đề tài
Phương thức chọn đề tài
Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Họp nhóm,chọn ý kiến tốt nhất 77 96.3
Có sẵn bảng câu hỏi tham khảo 1 1.3
Tùy hứng 1 1.3
Khác 1 1.3
Tổng 80 100.0
2.1.4.2 Tiêu chí chọn đề tài:
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.4 Thống kê sinh viên theo tiêu chí chọn đề tài
Tiêu chí chọn đề tài
Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu ( %)
Đề tài hot 8 10.0
Đề tài gần gũi với sinh viên 29 36.3
Đề tài phù hợp với khả năng 47 58.8
Đề tài nhóm yêu thích 4 5.0
Đề tài phục vụ học tập 1 1.3
Bốc thăm 1 1.3
Tổng 80 100.0
2.1.4.3 Lĩnh vực của đề tài:
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.4 Thống kê sinh viên chọn đề tài theo lĩnh vực
Lĩnh vực đề tài
Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Đời sống xã hội 32 40.0
Giáo dục 16 20.0
Kinh tế 31 38.8
Khác 1 1.3
Tổng 80 100.0

Thông qua các bảng mô tả mẫu trên, chúng ta thấy mẫu điều tra có những đặc
điểm sau:
- Phương thức chọn đề tài: Chúng ta có thể thấy rõ rằng, phần lớn sinh viên
được khảo sát đều trả lời họ chọn được đề tài khi tất cả các thành viên sẽ cùng nhau
họp nhóm, rồi đưa ra những ý kiến của mỗi người. Thành viên trong nhóm sẽ xem
xét và chọn ra đề tài mà họ cho là có thể thực hiện được, nằm trong khả năng của
nhóm. Do đó kết quả “họp nhóm, chọn ý kiến tốt nhất” được đa số các sinh viên
trong cuộc khảo sát lựa chọn (96,3%). Chọn đề tài do có “bảng câu hỏi tham khảo”
thì chỉ chiếm 1,3%, cùng tỷ lệ 1.3 % là lựa chọn phương án “tùy hứng”, bỗng dưng
nghĩ ra, theo ý thích của một cá nhân được nhóm hưởng ứng. Cuối cùng là đáp án
“khác” cũng với tỷ lệ 1.3%.
- Tiêu chí chọn đề tài: Câu hỏi này chúng tôi chọn phương pháp xây dựng “câu
hỏi có nhiều phương án trả lời” để thu thập được nhiều thông tin hơn cũng như để
tổng hợp những phương án khác nhau cho cùng một câu hỏi. Với mẫu là 80, chúng
tôi thu được 90 kết quả cho câu hỏi này. Trong những đáp án thu được thì phương án
lựa chọn “đề tài phù hợp với khả năng” chiếm tỷ lệ cao nhất (58,8%) trong tổng số
kết quả thu được. Ở làng Đại học thì “đề tài gần gũi với sinh viên” là lựa chọn tối ưu
của những nhóm thực hiện đề tài cuối kỳ môn Thống kê với tỷ lệ chiếm 36,3% trong
số đáp án trả lời. “Đề tài hot” là lựa chọn chiếm tỷ lệ 10%, còn lại là các phương án
“đề tài nhóm yêu thích” chiếm 5%, phương án “đề tài phục vụ học tập” và phương án
“bốc thăm” có tỷ lệ bằng nhau, thấp nhất trong tổng câu trả lời là 1,3%.
- Lĩnh vực của đề tài: Rất ít (1.3%) sinh viên được khảo sát trả lời “khác” cho
câu hỏi này. Số sinh viên còn lại cho biết đề tài của họ tập trung vào “đời sống xã
hội” (40%) do đề tài này khá dễ khảo sát vì có thể thu thập dữ liệu ở khá nhiều đối
tượng ở ngoài đường. Cũng như ở lĩnh vực “đời sống xã hội”, ở lĩnh vực “kinh tế”
cũng là một phương án được lựa chọn nhiều nhất trong cuộc khảo sát của chúng tôi
(38,8%), một lĩnh vực hiện nay đang rất phát triển. Hiện nay, chúng ta đang trong
quá trình hội nhập, vấn đề kinh tế luôn là vấn đề luôn được quan tâm trong xã hội
ngày nay. Khảo sát lĩnh vực này sẽ thiết thực hơn, có tính ứng dụng thực tế cao hơn.
Và cuối cùng, lĩnh vực “giáo dục” được lựa chọn chiếm tỷ lệ trung bình, khoảng

20%. Ở làng Đại học, sinh viên ở ký túc xá chiếm một tỷ lệ đáng kể. Và ở một nơi
cách xa thành phố thì rất nhiều sinh viên quan tâm đến các vấn đề giáo dục khác
ngoài những kiến thức ở trường. Lĩnh vực khảo sát này ở đây rất có ích cho sinh viên
chúng ta.
2.1.5.1 Đề tài đã từng khảo sát chưa:
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.5 Thống kê sinh viên theo đề tài đã được khảo sát chưa
Đề tài từng được khảo sát chưa
Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Chưa 19 23.8
Có 35 43.8
Không biết chắc 26 32.5
Tổng 80 100.0
2.1.5.2 Khả năng chỉ ra điểm khác biệt:
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.6 Thống kê sinh viên về khả năng chỉ ra điểm khác biệt
Khả năng chỉ ra sự khác biệt
Số sinh viên Tỷ lệ (%)
Không được 2 3.3
Không chắc 4 6.6
Có thể chỉ ra được 34 55.7
Được 15 24.6
Chắc chắn 6 9.8
Tổng 61 100.0
- Đề tài từng được khảo sát chưa: 23,8% trong tổng số 80 sinh viên được khảo
sát cho rằng đề tài của họ chưa từng được khảo sát trước đây, và đó cũng là khó khăn
của họ. Vì chưa có tài liệu nào liên quan đến để có thể giúp họ thực hiện khảo sát đề
tài của mình một cách có hệ thống và dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng có thuận lợi đó là
đề tài của bạn sẽ không bị so sánh với những đề tài đã được thực hiện trước đây. Tỷ
lệ còn lại 76,2% là lựa chọn “có” được khảo sát rồi và “không biết chắc” có được

khảo sát chưa hay không. Và nếu bạn lựa chọn một trong hai phương án này thì hãy
chắc chắn rằng bạn có thể chỉ ra điểm khác biệt và nổi bật của đề tài bạn với những
đề tài đã được thực hiện trước đây.
- Khả năng chỉ ra điểm khác biệt: 55,7% các sinh viên trả lời “có” hoặc “không
biết chắc” trả lời là họ “có thể chỉ ra được”, rất ít (3,3%) sinh viên cho rằng nhóm họ
“không chỉ ra được” điểm nổi bật của đề tài so với đề tài đã từng được thực hiện
trước đây. 6,6% kết quả được khảo sát cho rằng họ “không chắc” là họ có thể chỉ ra
được.
2.1.6 Cách thức phân chia công việc giữa các thành viên:
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.7 Thống kê sinh viên về cách thức phân chia công việc giữa các
thành viên
Phương thức phân chia công việc Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Tự xung phong đảm nhận 1 phần 16 20
Phân công theo sở trường 29 36.3
Phân công ngẫu nhiên 14 17.5
Làm chung tất cả các phần 17 21.3
Phần làm chung, phần làm riêng 4 5.0
Tổng cộng 80 100
Phân chia công viêc giữa các thành viên:các thành viên trong nhóm phân công
theo sở trường chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 36.3%).21.3% các nhóm sẽ làm chung
các phần.Các thành viên tự xung phong đảm nhiệm 1 phần là 20%.Phân công ngẫu
nhiên là 17.5% và chiếm tỷ lệ thấp nhất 5% là thành viên trong nhóm có phần làm
chung,phần làm riêng
2.1.8.1 Cơ sở thành lập bảng câu hỏi
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.8 Thống kê sinh viên về cơ sở thành lập bảng câu hỏi
Lập bảng câu hỏi dựa trên Số câu trả lời Tỷ lệ (%)
Giao cho 1 thành viên làm 2 2.2
Góp ý của tất cả thành viên 76 84.4

Tham khảo thêm bảng câu hỏi có
sẵn
11 12.2
Giáo viên soạn sẵn 1 1.1
Tổng cộng 90 100
- 84,4% sinh viên được phỏng vấn cho biết bảng câu hỏi của nhóm họ được lập
dựa trên sự góp ý của tất cả các thành viên trong nhóm. Đây là lựa chọn chiếm tỉ lệ
cao nhất trong những phương án trả lời được đưa ra. Điều này có thể lí giải bởi 1
người khó có thể đưa ra 1 bảng câu hỏi hoàn chỉnh với những câu hỏi cung cấp đầy
đủ thông tin cho việc báo cáo tổng kết đề tài, bên cạnh đó ta thấy rằng, càng có sự
đóng góp của nhiều thành viên, bảng câu hỏi sẽ càng hoàn thiện và đầy đủ hơn.12,2%
sinh viên cho biết họ tham khảo bảng câu hỏi có sẵn rồi từ đó mới lập ra bảng câu hỏi
của nhóm mình. Đây có lẽ là lần đầu làm đề tài thống kê nên nhiều bạn vẫn còn lúng
túng không biết lập bảng câu hỏi như thế nào, cũng có thể do nhóm họ có lượng
thành thành viên quá ít nên lượng đóng góp xây dựng bảng câu hỏi cũng bị hạn chế
nên họ cần tham khảo thêm tài liệu bên ngoài. 2,2% lựa chọn phương án giao cho 1
thành viên trong nhóm đảm nhận, lựa chọn này có thể lí giải bởi 2 nguyên nhân: hoặc
thành viên đó rất tưởng vì thành tích học tập hay khả năng riêng của anh ta hoặc các
thành viên khác lười nên muốn đẩy việc khó cho người khác. 1,1% sinh viên được
giao đề tài từ giáo viên, đề tài này mang tính chỉ định bắt buộc, không được lựa chọn
nên không thể nhận xét về số liệu này.
2.1.8.2 Xét mối liên hệ giữa việc có ý tưởng trước về bảng câu hỏi với độ
khó mà sinh viên cảm thấy khi thành lập bảng câu hỏi sau này.
-Được thể hiện như sau
Bảng 2.9 Thống kê sinh viên về mức độ hình dung ra bảng câu hỏi
% hình dung về bảng
câu hỏi
Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Chưa có gì 1 1.3
Chỉ có ý tưởng 4 5.0

Một ít câu hỏi 30 37.5
Nửa bảng câu hỏi 23 28.8
Gần như toàn bộ 22 27.5
Tổng cộng 80 100
Bảng 2.10 Thống kê sinh viên về mức độ khó trong việc xây dựng bảng
khảo sát
Độ khó của việc lập bảng câu hỏi Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Không khó 3 3.8
Không đáng kể 22 27.5
Hơi khó 40 50
Khá là khó 12 15
Rất khó 3 3.8
Tổng cộng 80 100
Thông qua 2 bảng mô tả trên ta thấy:
- % hình dung trước được về bảng câu hỏi: số sinh viên trả lời chưa có gì và chỉ
có ý tưởng chiếm khá ít, chỉ khoảng 6,3% trong cả mẫu. Khi lựa chọn đề tài, hai tiêu
chí được sinh viên lựa chọn nhiều nhất là đề tài gần gũi với sinh viên chiếm 36,3% và
đề tài phù hợp với khả năng là 58,8%. Có lẽ vì vậy, đa phần sinh viên đều có một cái
nhìn cơ bản, hiểu biết nhất định về đề tài họ đã chọn nên đã hình dung được tổng
quan về bảng câu hỏi cho vấn đề mà họ muốn khảo sát. Trong đó, 30% sinh viên đã
hình dung được một ít câu hỏi, 23% trả lời là nửa bảng câu hỏi, và 22% còn lại là gần
như toàn bộ.
- Độ khó của việc thành lập bảng câu hỏi: một nửa số sinh viên khi được hỏi trả
lời là việc thành lập bảng câu hỏi chỉ hơi khó, còn lại cho rằng không đáng kể
(27.5%) và khá là khó (12%). Chỉ một số ít không gặp chút khó khăn nào trong việc
thành lập bảng câu hỏi (3%) và cũng cùng tỷ lệ đó thấy việc lập bảng câu hỏi là rất
khó.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu có mối liên hệ nào giữa việc có ý tưởng trước về
bảng câu hỏi và việc cảm thấy dễ dàng hay khó khăn trong việc lập bảng câu hỏi sau
này? Để trả lời cho câu hỏi này ta sẽ sử dụng Kiểm định Chi-bình phương.

Vì một số lựa chọn trong hai bảng mô tả có số trả lời khá ít ( ≤ 4) nên để đảm bảo
tính có ý nghĩa của kiểm định, sẽ gộp một số biến lại với nhau. Trong đó:
• Các biến “ chưa có gì”, “ chỉ có ý tưởng” và “ một ít câu hỏi” sẽ được gộp
thành một biến “ < 50%”.
• Các biến “ nửa bảng câu hỏi”, “ gần như toàn bộ” sẽ được gộp thành “ >
50%”.
• Các biến “ không khó”, “ không đáng kể” sẽ được gộp thành “ một chút”.
• Các biến “ khá là khó”, “ rất khó” sẽ được gộp thành “ khó”.
Để kiểm định mối liên hệ, ta đặt giả thiết:
H
0
: Việc hình dung trước bảng câu hỏi không có liên hệ với độ khó của việc
thành lập bảng câu hỏi sau này.
H
1
: Có mối liên hệ giữa việc hình dung trước và độ khó của việc thành lập bảng
câu hỏi sau này.
Kiểm định với độ tin cậy 95%.
Sử dụng SPSS, cho ta các kết quả sau:
Bảng: Thống kê câu 6 và câu 8.2 Crosstabulation
Độ khó của việc hình thành
bảng câu hỏi
Tổng
cộng
Một
chút
Hơi khó Khó
% hình
dung được
< 50% 7 18 10 35

> 50% 18 22 5 45
Tông cộng 25 40 15 80
Bảng : Chi-square Test
Value df Asymp. Sig.
(2-sided)
Pearson Chi-Square 5.746(a) 2 0.57
Likehood Ratio 5.856 2 0.54
Linear-by-Linear 5.632 1 0.18
Asociation
N of Valid Cases 80
a 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 6.56.
Dựa vào bảng kết quả của Chi-bình phương, ta được Sig= 0.57 ( hay 57%).
Theo quy tắc của p-value, Sig = 0.57> 0.05 nên ta chấp nhận giả thiết H
0
, tức là
không có mối liên hệ giữa việc hình dung trước được bảng câu hỏi với việc thấy khó
khăn hay dễ dàng trong việc thành lập bảng câu hỏi sau này.
2.1.8.3 Khó khăn gặp phải khi lập bảng câu hỏi
-Được thể hiện như sau
Bảng 2.11 Thống kê sinh viên về khó khăn gặp phải khi lập bảng câu hỏi
Khó khăn khi lập bảng câu
hỏi
Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Không đủ tài liệu 14 12.5
Chưa có kinh nghiệm lạp
bảng câu hỏi
30 26.8
Kiến thức không đầy đủ 10 8.9
Diễn đạt câu hỏi cho dễ hiểu 20 17.9
Đặt câu hỏi thu thập nhiều

dữ liệu nhất
38 33.9
Tổng cộng 80 100
- Sinh viên cho rằng nhóm họ không biết đặt câu hỏi sao cho thu thập được
nhiều dữ liệu nhất chiếm tỉ lệ cao nhất (33,9%) vì nếu bảng câu hỏi quá dài thì đối
tượng được phỏng vấn sẽ kém nhiệt tình khi trả lời, vì thế nhiều nhóm muốn rút bảng
câu hỏi càng ngắn càng tốt, nhưng để có thể rút ngắn bảng câu hỏi thì những câu hỏi
họ đưa ra phải cực kì súc tích và cung cấp đủ thông tin cho việc tổng kết sau này, đó
là 1 việc khó, điều này giải thích cho tỉ lệ phương án này được lựa chọn là nhiều
nhất. Khó khăn tiếp theo là do các bạn chưa có kinh nghiệm trong việc lập bảng câu
hỏi (26,8%), đến từ việc đối với sinh viên năm 2, đây có thể là lần đầu các bạn làm
đề tài thống kê ứng dụng nên vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, không biết lập bảng câu hỏi sao
cho hợp lí. Tiếp theo có 17,9% sinh viên cho biết nhóm họ không biết diễn đạt câu
hỏi sao cho dễ hiểu nhất; ngôn từ sử dụng trong bảng câu hỏi phải rất cẩn thận vì nếu
không sẽ gây hiểu lầm cho đối tượng được phỏng vấn dẫn đến sai lệch trong kết quả.
12,5% sinh viên cho biết khó khăn đến từ việc họ không có đầu đủ tài liệu về đề tài,
có thể vì đề tài họ chọn thực hiện quá rộng và họ không có nhiều hiểu biết cũng như
không có người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó giúp đỡ nên sẽ dẫn đến tình
trạng nêu trên. Và cuối cùng là do kiến thức sinh viên nắm bắt không được đầy đủ
chiếm 8,9%, các bạn không hiểu đầy đủ về những gì được học và không biết cách
ứng dụng những kiến thực đó vào thực tế.
2.1.8.4 Số câu hỏi của bảng khảo sát
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.12 Thống kê sinh viên về số câu hỏi của bảng câu hỏi
Số câu hỏi trong bảng Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
10-15 35 43.8
15-20 34 42.5
>20 11 13.8
Tổng cộng 80 100
Số câu hỏi của bảng khảo sát: bảng khảo sát có từ 10-15 câu hỏi chiếm tỉ lệ

cao nhất (3,8%), tiếp theo là từ 15-20 câu hỏi chiếm 42,5%, còn lại 13,8% là số bảng
khảo sát có trên 20 câu hỏi. Số lượng bảng khảo sát có từ 10-15 câu hỏi chiếm tỉ lệ
cao nhất vì số lượng câu hỏi trong bảng được xác định dựa trên ý kiến chủ quan của
nhóm cho rằng lượng câu hỏi như vậy là đủ trong việc cung cấp thông tin cho họ
trong việc hoàn thành đề tài nhưng không gây cảm giác quá nhiều và nhàm chán cho
đối tượng được khảo sát.
2.1.9 Đối tượng khảo sát:
-Được thể hiện như sau
Bảng 2.13 Thống kê sinh viên về đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Sinh viên 38 47.5
Đối tượng khác 18 22.5
Cả hai 24 30
Tổng cộng 80 100
Đối tượng khảo sát: Sinh viên được khảo sát chiếm tỷ lệ cao nhất (47.5%) ,đối
tượng khác chiếm 22.5% và 30% người thực hiện đề tài chọn khảo sát cả hai
gồmsinh viên và đối tượng khác.Thể hiện sinh viên là đối tượng được đa số các
nhóm chọn để thực hiện khảo sát .Điều này cũng khá hợp lí vì bản thân các nhóm
thực hiện đề tài cuối kì là sinh viên năm 2 ,việc khảo sát sẽ dễ dàng hơn do sinh viên
gần gũi với nhau và có nhiều điều kiện để tiếp xúc và phỏng vấn.
2.1.10 Số lượng mẫu khảo sát:
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.14 Thống kê sinh viên về số lượng mẫu khảo sát
Lượng mẫu khảo sát Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
< 40 8 10
40 - 60 18 22.5
60 - 80 8 10
80 - 100 25 31.3
> 100 21 26.3
Tổng cộng 80 100

Số lượng mẫu: Tỷ lệ các nhóm chọn số lượng mẫu khảo sát từ 80-100 chiếm
tỷ lệ cao nhất (chiếm 31.3%), 26.3% các nhóm chọn trên 100 mẫu để khảo sát.20%
các nhóm chọn mẫu chia đều cho dưới 40 và từ 60-80 mẫu khảo sát.Số lượng mẫu
càng cao thì khả năng phản ánh tổng thể của dữ liệu càng tốt
2.1.11 Cách thức thu thập dữ liệu:
-Được thể hiện như sau
Bảng 2.15 Thống kê sinh viên về cách thức thu thập dữ liệu
Cách thức thu thập dữ liệu Số câu trả lời Tỷ lệ (%)
Phỏng vấn từng đối tượng 13 14.3
Phát có chọn lọc trước 27 29.7
Phát ngẫu nhiên 39 42.9
Nhờ người quen phát, trả lời dùm 12 13.2
Tổngcộng 91 100
2.1.12 Khả năng sử dụng phần mềm SPSS;
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.16 Thống kê sinh viên về khả năng sử dụng phần mềm SPSS
Khả năng sử dụng SPSS Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Kém 3 3.8
Hơi tệ 12 15.0
Tàm tạm 42 52.5
Khá 21 26.3
Tốt 2 2.5
Tổng cộng 80 100
- Hầu hết các sinh viên khoa chỉ được học SPSS có 2 buổi nhưng đa số các bạn
đều có thể thực hiện SPSS khá ổn. Hơn phân nửa số sinh viên được khảo sát cho rằng
khả năng thực hành SPSS của họ ở mức “tàm tạm” ( chiếm 52,5% ). 26,3% khẳng
định rằng họ thực hành SPSS “khá”. Rất ít trong số sinh viên được khảo sát cho biết
họ thực hành SPSS “tốt” ( chỉ có 2,5% ), số này có lẽ do muốn làm bài khảo sát của
mình tốt nhất nên đã tìm hiểu, nghiên cứu về SPSS. Cho nên khả năng của họ là tốt
cũng không có gì là ngạc nhiên. Gần bằng với số sinh viên có khả năng thực hành

SPSS “tốt” là số sinh viên có khả năng thực hành kém, số này chiếm một lượng cũng
khá ít, chỉ khoảng 3,8%. Ngược lại với những người có khả năng thực hành tốt thì
những người có khả năng thực hành “kém” là do họ hầu như không tham gia vào
buổi học nào về SPSS, họ biết được cách làm là do người khác nói lại mà thôi. Mức
độ còn lại là do trình độ tiếp thu của người học, và 15% còn lại là những kết quả
khảo sát ở mức độ “hơi tệ” mà bảng khảo sát thu được. Với kết quả thu được thì mẫu
này có thể đại diện cho tổng thể.
2.1.13 Khó khăn khi phân tích,trình bày đề tài:
-Được thể hiện như sau
Bảng 2.17 Thống kê sinh viên về khó khăn khi phân tích,trình bày đề tài
Khó khăn khi phân tích và
trình bày
Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Không biết cách diễn đạt 40 44.0
Không biết nên kết hợp câu hỏi
nào với nhau
28 30.8
Không biết nên phân tich cái gì 20 22.0
Chèn biểu đồ ở đâu 3 3.3
Tổng cộng 80 100
Dựa vào đồ thị và bảng biểu ta có thể nói
- Trong khó khăn khi phân tích và trình bày sinh viên cho rằng nhóm của họ
không biết cách diễn đạt cho xuông ý chiếm tỷ lệ cao nhất (44%), khó khăn tiếp theo
mà sinh viên gặp phải là không biết kết hợp câu hỏi nào với nhau để trình bày
(30,8%), còn lại một số ít sinh viên thì gặp khó khăn ở khâu không biết nên phân tích
cái gì (22%) và chèn biểu đồ ở đâu,lúc nào (3,3%). Đa phần sinh viên gặp khó khăn
khi không biết cách diễn đạt vì họ chưa quen với việc làm đề tài và cũng chỉ có môn
Nghiên cứu khoa học chỉ rõ cách làm một đề tài như thế nào nhưng đây là môn học
tự chọn nên ko phải sinh viên nào cũng học. Cũng như khó khăn ở trên,vấn đề không
biết kết hợp câu hỏi nào với nhau để trình bày là do sinh viên chưa thấy được mối

quan hệ giữa 2 câu hỏi với nhau. Khó khăn thứ ba là do sinh viên không biết trọng
tâm của đề tài mà họ làm và mục đích chính mà họ muốn đưa ra từ việc khảo sát.
Còn việc chèn biểu đồ thì chiếm tỉ lệ rất thấp cho thấy việc này cũng ko gây khó
khăn mấy cho sinh viên. Họ chỉ phân vân giữa việc chèn bảng biểu hay biểu đồ ở vị
trí nào cho thích hợp (thật ra việc chèn biểu đồ ko mấy khó khăn vì nó ko đòi hỏi
phải suy luận và phân tích nhiều. Nó chỉ giúp cho người đọc biết được bao quát và tỷ
lệ cụ thể của các câu trả lời).
2.1.14 Khó khăn chính gặp phải khi làm đề tài:
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.16 Thống kê sinh viên về khó khăn chính gặp phải khi làm đề tài
Khó khăn khi làm đề tài
Số sinh viên Tỷ lệ trong mẫu (%)
Không đủ tài liệu 14 12.5
Chưa có kinh nghiệm lập bảng 30 26.8
Kiến thức không đầy đủ 10 8.9
Diễn đạt câu hỏi cho dễ hiểu 20 17.9
Đặt câu hỏi thu thập nhiều dữ liệu nhất 38 33.9
Tổng cộng 80 100
- Khó khăn chính mà các nhóm làm đề tài gặp phải, biểu đồ hình pie đã cho ta
thấy rõ rằng: sinh viên gặp khó khăn trong việc phân tích trình bày chiếm tỷ lệ cao
nhất(25,6%) vì trong việc phân tích trình bày có 4 khó khăn chính mà chúng tôi đã
trình bày ở câu 13.Hạn chế về SPSS cũng khá phổ biến(22,7%).Vì chương trình này
chưa được giảng dạy ở bậc phổ thông,đây là chương trình dành riêng cho thống kê
nên khi sinh viên bắt đầu làm đề tài họ mới có điều kiện tiếp cận với nó nên họ sẽ
gặp khó khăn khi nhập và xuất dữ liệu.Sinh viên còn gặp khó khăn về chi phí và thời
gian(21,5%).Đơn giản vì sinh viên là người còn phụ thuộc vào gia đình về mặt tài
chính.16,9% là tỷ lệ sinh viên gặp khó khăn do người được phỏng vấn không có thiện
chí trả lời.Bởi vì họ cảm thấy bị làm phiền hoặc đề tài không hứng thú đối với họ.Số
lượng khảo sát quá nhiều cũng gây khó khăn cho sinh viên(7%).Vì như vậy thì sinh
viên phải phỏng vấn rất nhiều người.Vấn đề không chọn được đối tượng phỏng

vấn(3,5%) và lượng câu hỏi lớn(2,9) chiếm tỷ lệ không đáng kể vì chúng ta đã xác
định đối tượng là sinh viên và lượng câu hỏi tối thiểu mà thầy yêu cầu cũng là ko quá
lớn
2.1.15 Phân đoạn gặp khó khăn nhất:
-Được thể hiện như sau:
Bảng 2.17 Thống kê sinh viên theo phân đoạn gặp khó khăn nhất
Phân đoạn
Mức
độ khó khăn
Chọn
đề tài
Lập
bảng câu
hỏi
Khảo sát,
thu thập
dữ liệu
Nhập
SPSS
Phân tích,
trình bày
dữ liệu
Tổng
cộng
1 21.3 11.3 13.8 10 43.8 100
2 28.8 22.5 18.8 20 10 100
3 18.8 31.3 31.3 7.5 11.3 100
4 7.5 23.8 22.5 32.5 13.8 100
5 23.8 11.3 13.8 30 21.3 100
Tổng cộng 100 100 100 100 100

Mức độ khó khăn từ 1 đến 5 ứng với mức độ từ khó đến dễ
Dựa vào bảng mô tả trên chúng ta có thể thấy các mức độ khó khăn khác nhau giữa
những phân đoạn thực hiện đề tài:
- Khó khăn nhất mà các nhóm khảo sát gặp phải đều tập trung ở phân đoạn
“phân tích và trình bày dữ liệu”, chiếm một tỷ lệ khá cao trong kết quả khảo sát ở
mức độ này (43,8%). Xếp tiếp theo ở mức độ khó khăn cao nhất là phân đoạn “chọn
đề tài” của nhóm. Mức độ khó khăn của phân đoạn này cũng được các nhóm đánh
giá khá cao chiếm 21,3%. Như vậy cho thấy phân đoạn mà các nhóm cho là khó khăn
nhất đều tập trung ở phân đoạn đầu và cuối của quá trình thực hiện khảo sát, 2 phân
đoạn này chiếm tỷ lệ tới hơn 60%.
- Phân đoạn “chọn đề tài” chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức độ khó khăn thứ 2 với
28,8%. Theo tỷ lệ này có thể thấy được rằng phân đoạn “chọn đề tài” mức độ tập
trung khá ổn định tương ứng với mức độ khó khăn nhất là 21,3%, trong khi phân
đoạn “phân tích và trình bày dữ liệu” chỉ chiếm 10% ở mức độ khó khăn thứ 2 này.
Và sự phân bố tỷ lệ giữa phân đoạn khá đồng đều (28,8 – 22,5 – 18,8 – 20 – 10).
- Có hai tỷ lệ cao bằng nhau (31,3%) ở mức khó khăn thứ 3 (mức khó khăn
trung bình): đó là phân đoạn “lập bảng câu hỏi” và “khảo sát và thu thập dữ liệu”.
đây là 2 công việc được thực hiện nối tiếp nhau. Khi hoàn thành bảng câu hỏi, để
chắc chắn bảng câu hỏi đã hoàn chỉnh để có thể đưa vào khảo sát chính thức cho
công tác thu thập dữ liệu được chính xác và theo mục đích của đề tài, thì chúng ta
phải tiến hành giai đoạn khảo sát thử để có thể một lần nữa hoàn thiện bảng câu hỏi
của mình. Theo các cặp tỷ lệ của 2 phân đoạn “lập bảng câu hỏi” và “khảo sát và thu
thập dữ liệu” (mức 1:11,3 – 13,8 ; mức 2:22,5 – 18,8 ; mức 3:31,3 – 31,3 ; mức
4:23,8 – 22.5 ; mức 5:11,3 – 13,8) ta có thể nói rằng: Nếu lập bảng câu hỏi tốt thì quá
trình thu thập dữ liệu cũng không quá khó khăn
- Với tỷ lệ cao nhất chiếm 32,5% ở mức khó khăn thứ 4 ( khá dễ ) và 30% ở
mức thứ 5 ( dễ nhất ) thì “nhập SPSS” có lẽ là một công việc không mấy khó khăn.
Kết hợp bảng mô tả và phần phân tích ở trên về “khả năng sử dụng phần mềm SPSS”
thì ta có thể nói rằng khả năng sử dụng SPSS có ảnh hưởng rất lớn đến công việc
nhập dữ liệu vào máy tính để thu được bảng biểu và biểu đồ hỗ trợ cho việc phân tích

dữ liệu.
- Vậy ta có thể dựa vào bảng mô tả trên mà đưa ra kết luận cho câu hỏi này
rằng: “phân tích và trình bày dữ liệu” là phân đoạn khó khăn nhất trong quá trình
thực hiện đề tài môn Thống kê Ứng dụng cuối kỳ, phân đoạn gặp phải khó khăn thứ
hai đó là “lựa chọn đề tài” sao cho phù hợp với khả năng, sở thích cũng như sở
trường của từng nhóm. Đó là một công việc khó vì chúng ta làm việc theo nhóm nên
sẽ có nhiều ý kiến khác nhau. “Lập bảng câu hỏi” và “khảo sát thu thập dữ liệu” là
hai phân đoạn gắn với nhau, nếu lập bảng câu hỏi tốt thi thu thập, khảo sát sẽ dễ
dàng. Ngược lại thì sẽ gặp không ít khó khăn. Và cuối cùng, nhập SPSS có thể nói là
công việc dễ dàng nhất trong các phân đoạn để thuejc hiện tốt một đề tài khảo sát.
Chương 3: KẾT LUẬN
Đề tài “Khảo sát quá trình nghiên cứu, làm đề tài môn Lý thuyết Thống kê của
sinh viên Khoa Kinh Tế” đã đạt được nhũng mục tiêu nghiên cứu đề ra:
- Đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của một quá trình khảo sát.
- Chỉ ra cho sinh viên năm sau thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn để
đạt được kết quả tốt hơn trong quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra còn nghiên cứu một số mối liên quan giữa các phân đoạn thực hiện
một cuộc khảo sát với nhau. Giúp chúng ta biết được tại sao phân đoạn này lại khó,
phân đoạn này lại dễ.

×