Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận HV báo chí và tuyên truyền đề tài Hành trình phát triển của phóng sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.84 KB, 18 trang )

Mục lục
Mục lục________________________________________________________________1
Mở đầu_________________________________________________________________2
1. Lí do chọn đề tài: 2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2
2.1. Mục đích nghiên cứu: 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu: 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3
4. Phương pháp nghiên cứu: 3
5. Kết cấu của tiểu luận: 3
Chương I_______________________________________________________________4
Các khái niệm liên quan đến phóng sự báo chí_________________________________4
1.Khái niệm và sự phân chí thể loại báo chí: 4
1.1. Khái niệm: 4
1.2. Sự phân chia các thể loại báo chí: 4
2.Khái niệm phóng sự: 5
Chương II______________________________________________________________6
Phóng sự giai đoạn đầu 1932 – 1945_________________________________________6
Chương III______________________________________________________________9
Phóng sự trong thời kỳ đấu tranh ___________________________________________9
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975)______________________________9
Chương IV_____________________________________________________________11
Phóng sự trong giai đoạn 1975 đến 1985_____________________________________11
Chương V______________________________________________________________14
Phóng sự trong thời kỳ đổi mới____________________________________________14
Kết luận_______________________________________________________________17
Tài liệu tham khảo_______________________________________________________18
1
Mở đầu


1. Lí do chọn đề tài:
Báo chí ra đời và phát triển là do sự tác động của nhiều nhân tố, nhưng
quan trọng hơn cả là các nhân tố: xuất phát từ nhu cầu thông tin giao tiếp
của con người; sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật; các yếu tố kinh tế chính trị,
kinh tế, văn hóa , xã hội; mối quan hệ giao lưu quốc tế. Khi điều kiện xã hội
ngày càng phát triển thì báo chí cũng phát triển đa dạng, và được phân chia
ra nhiều thể loại như tin, phóng sự, phỏng vấn, tường thuật, bài phản ánh, xã
luận, bình luận, tiểu luận, phê bình và giới thiệu tác phẩm, điều tra, điểm báo
thư của ban biên tập, ký và các thể loại trào phúng. Phóng sự Việt Nam ra
đời trong những năm 1930 – 1945, cùng với những thăng trầm trong lịch sử
đất nước thì phóng sự cũng có những thay đổi trong hành trình phát triển của
mình. Đặc trưng quan trọng của phóng sự là “sự hợp nhất truyện và nghiên
cứu”. Chính vì vậy, muốn tìm hiểu về hành trình phát triển của phóng sự thì
ta phải có kiến thức về lịch sử Việt Nam, không chỉ vậy mà còn phải hiểu
được những nét cơ bản về nền văn học nước ta cùng với quá trình phát triển
của phóng sự.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về hành trình phát triển của phóng sự Việt Nam để tăng
thêm sự hiểu biết về thể loại này, hiểu biết về khoảng thời gian nó ra đời ở
Việt Nam, hiểu biết về sự thay đổi của thể loại báo chí này qua sự tác động
của lịch sử nước ta.
2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu về hành trình phát triển của thể loại phóng sự từ khi ra đời
cho đến nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là thể loại báo chí – phóng sự
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Chỉ nghiên cứu về hành trình phát triển của thể loại phóng sự từ khi ra
đời cho đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- phương pháp thu thập tài liệu
- phương pháp phân tích và tổng hợp
- phương pháp so sánh
- phương pháp liệt kê
5. Kết cấu của tiểu luận:
Tiểu luận gồm 5 chương:
- Chương I: khái quát về phóng sự Việt Nam
- Chương II: phóng sự giai đoạn đầu (1930 - 1945)
- Chương III: phóng sự trong thời kỳ đấu tranh chống Pháp và chống
Mỹ
- Chương IV: phóng sự trong giai đoạn 1975 – 1985
- Chương V: phóng sự thời kỳ đổi mới
3
Chương I
Các khái niệm liên quan đến phóng sự báo chí
1. Khái niệm và sự phân chí thể loại báo chí:
1.1. Khái niệm:
Thể loại báo chí là một trong những hiện tượng phức tạp của hoạt động
báo chí. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận về khái niệm này cả ở các yếu tố
cấu thành nó bởi những thuộc tính riêng biệt. Đó được gọi là sự phân chia
thể loại. Từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô 1985 định nghĩa: “ Thể loại là
khái quát hóa những đặc điểm của một nhóm lớn các tác phẩm cùng thuộc
tính về nội dung, hình thức và cách thể hiện tác phẩm của một thời đại, một
giai đoạn, một dân tộc, hay một nên nghệ thuật thế giới”.
Theo tác giả Đinh hường: “ thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ
bản, thống nhất và tương đối ổn định của các bài báo, được phân chia theo
phương thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để

chuyển tải nội dung mang tính tư tưởng chính trị nhất định”. Còn Tạ Ngọc
Tấn quan niệm: “ thể loại tác phẩm là khái niệm để chỉ tính quy luật loại
hình của tác phẩm báo chí”.
1.2. Sự phân chia các thể loại báo chí:
Các thể loại báo chí được phân chia dựa trên những đặc điểm chung về
nội dung, hình thức,…và những đặc điểm này thể hiện ra một cách rõ ràng,
dễ nhận thấy. Khi phân nhóm vào các thể loại thì các thể loại này sẽ có
những đặc điểm khác với các loại khác. Việc phân chia nhóm vào các thể
loại nói trên chủ yếu dựa vào đặc điểm và tính nổi trội của từng thể loại và
cũng chỉ mang tính tương đối.
4
Mỗi tác phẩm báo chí thường được xếp vào một thể loại cụ thể dựa
trên các tiêu chí như: tác phẩm đó có dung lượng như thế nào? Nói về vấn đề
gì? Cách thể hiện vấn đề của người viết ra sao? Cảm xúc của người viết có
được gửi gắm trong bài hay không?
Báo chí nói chung được chia thành các thể loại như tin, phóng sự,
phỏng vấn, tường thuật, bài phản ánh, xã luận, bình luận, tiểu luận, phê bình
và giới thiệu tác phẩm, điều tra, điểm báo thư của ban biên tập, ký và các thể
loại trào phúng. Tuy nhiên, giữa các thể loại không phải là khác biệt hoàn
toàn, giữa chúng vẫn tồn tại sự giao thoa.
Ngoài những dấu hiệu chung ra thì việc phân chia thể loại báo chí có
thể dựa trên những dấu hiệu như:
- đặc thù của đối tượng mô tả
- chức năng và nhiệm vụ của tác phẩm báo chí
- chiều rộng của sự phản ánh hiện thực và phạm vi của sự tổng kết và
các kết luận.
- phương tiện tái hiện hình ảnh và mức độ truyền cảm
Trong báo chí thì việc xác định thể loại là rất quan trọng. Nó giúp nhà
báo có thể viết chính xác nội dung, lựa chọn cách trình bày phù hợp để có
thể truyền tải quan điểm của mình, cho dù nó mang tính chủ quan nhưng vẫn

có khả năng thuyết phục người đọc.
2. Khái niệm phóng sự:
Phóng sự, một thể loại của ký, là trung gian giữa văn học và báo chí.
Phóng sự khác với thông tấn ở chỗ nó không chỉ đưa tin mà còn có nhiệm vụ
dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát, phán xét. Do đó, phóng sự
nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật, nhưng nội dung tự sự
thường không dựa vào một cốt truyện hoàn chỉnh.
5
Chương II
Phóng sự giai đoạn đầu 1932 – 1945
Phóng sự là một thể loại báo chí đặc biệt trong các thể loại báo chí, là
một thể loại văn học báo chí còn khá non trẻ nhưng từ khi mới ra đời, phóng
sự đã khẳng định được thế mạnh của mình trong việc phản ánh hiện thực và
đã làm dấy lên những cơ sóng kinh hoàng cho các nhà cầm quyền.
Giai đoạn 1932 – 1945 là giai đoạn sơ khai của phóng sự Việt Nam, mở
đầu với loạt bài phóng sự “Tôi kéo xe” của Tam lang – Vũ Đình Chí (năm
1932). Sau đó thì phóng sự Việt Nam đã nở rộ thành một cao trào rộng khắp
từ Bắc vào Nam. Chỉ trong vòng khoảng mười năm, các nhà báo, nhà văn đã
lien tiếp cho ra mắt một khối lượng tác phẩm phóng sự đồ sộ: “Cạm bẫy
người”, “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cơm thây cơm cô”, “Lục xì”, “Một huyện ăn
tết” của Vũ Trọng Phụng; “Tập án cái đình”, “Việc làng” của Ngô Tất Tố;
“Ngoại ô”, “Ngõ hẻm”, “Thanh niêm trụy lạc” của Nguyễn Đình Lạp;
“Trước vành móng ngựa” của Hoàng Đạo; “Hà Nội lầm than”, “Làm tiền”,
“Làm dân”,…của Trọng Lang; “Tôi làm xiếc” của Tạ Hữu Thiện; “Phù du
và nhan sắc” của Lãng Tử; “Hầu Thánh” của Lộng Chương…
“Theo tập hợp của các tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ,
Nguyễn Hữu Sơn qua ba tập sách Phóng sự Việt Nam 1932 – 1945 xuất bản
năm 2000 thì chỉ riêng thời kỳ này đã có sự góp mặt của 63 tá giả với hơn
120 tác phẩm phóng sự” tiêu biểu. Tuy nhiên, có thể đây chưa phải là con số
chính xác về diện mạo phóng sự Việt Nam 1932 – 1945 vì như nhà nghiên

cứu Phan Trọng Thưởng đã bầy tỏ: “Một phần do sự mai một của nhiều tờ
báo, sự thất lạc của nhiều tác phẩm, một phần do nhiều năm trước chúng ta
còn có những cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về một tác phẩm, đặc biệt
6
là những tác phẩm viết về mặt trái, những tệ nạn xã hội,…Cho nên những
thành tựu của phóng sự chưa được giới thiệu hết”.
Hiện tượng đột ngột phát sinh và chói sáng của phóng sự - một thể loại
mới của văn học những năm 30 của thế kỷ XX (mà đặc trưng quan trọng của
phóng sự là “sự hợp nhất truyện và nghiên cứu”) có thể có nhiều nguyên
nhân. Trước hết là do thực tế khách quan về điều kiện lịch sử nước ta lúc
bấy giờ, đó là giai đoạn mà giai cấp phong kiến đã bộc lộ bản chất yếu hèn,
làm cho nhân dân cùng một lúc phải chịu hai gọng xiềng xích áp bức là
phong kiến và đế quốc. Trong khi đó thì các thể loại văn xuôi thời kỳ này,
nhất là với tiểu thuyết thì lại tìm cách “thoát khỏi trốn trần thế”, thoát khỏi
hiện thực bi thương để hòa mình vào chốn mộng mị của tình ái, sự hoan lạc,
…Chính điều đó đã thôi thúc lương tâm của những nhà cầm bút chân chính
phải đặt ra câu hỏi rằng: Họ phải viết sao cho đúng? Cho sâu sắc cái thực tại
xã hội mà họ đang sống. Phóng sự ra đời là phù hợp với hoàn cảnh luc s bấy
giờ. Gần với cảm hứng phản ánh thực tại của văn học hiện thực phê phán,
nhưng trong phóng sự mọi khoảng cách từ thông tin sự kiện tới công
chúng đều được rút ngắn tới mức tối đa, cuộc sống được tái hiện trong tầm
nhìn cận kề, trở nên sát thực, sinh động, cập nhật và đa màu sắc hơn. Sự tiếp
nhận của bạn đọc ở phóng sự có sự chủ động hơn, họ không đơn giản là tìm
sự thật trong những trang viết mà qua đó họ thông hơn tư tưởng của tác giả
được gửi gắm trong tác phẩm. Tuy nhiên, để có được những trang viết sâu
sắc như thế thì những người cầm bút cũng phải bỏ ra rất nhiều công sức và
tâm huyết. Bởi lẽ, nếu không có “sự xả” thân với nghề thì họ sẽ không thể
miêu tả tường tận những chi tiết tưởng chừng vụn vặt nhất. Bằng ngòi bút
tinh tế, họ đã làm rõ bộ mặt của xã hội thời kỳ này, đó là âm mưu “Âu hóa”
của bọn Pháp, một xã hội mục ruỗng, thối nát. Tuy nhiên, trên những trang

viết, ta thấy rằng không chỉ có sự phê phán, phỉ báng, giễu cợt mà còn có cả
7
nỗi xót thương, cảm thương của tác giả đối với những con người bị cuốn vào
vòng xoáy của một “trật tự đảo điên”.
Phóng sự ra đời mang một màu sắc mới, phóng cách mới và cùng một
lúc thực hiện đa chức năng. Với báo chí, phóng sự vừa có chức năng mô tả
những sự thật nhức nhối, lại vừa mở mang ,thức tỉnh nhận thức cho công
chúng, đồng thời còn mang đến cho các thế hệ bạn đọc một kênh giao tiếp
mới tiện lợi hơn. Đối với các nhà văn, trong cái gọi là “kế sách lấy nghề
nuôi nghiệp” thì viết phóng sự không chỉ là để mưu sinh mà còn là phương
tiện để “trút bầu tâm sự” của mình về cái sự đời và đáp ứng nhu cầu của độc
giả. Chẳng thế mà từ sau khi phóng sự ra đời thì các tác phẩm thuộc thể loại
khác mà tiêu biểu là tiểu thuyết vẫn pha chất giọng và mang hơi hướng của
phóng sự. Ví dụ như tiểu thuyết “Vỡ đê”, “Giông tố”, “Số đỏ”… của Vũ
Trọng Phụng.Điều đó cho thấy Phóng sự trong thời kỳ này quả thực có sức
ảnh hưởng rất lớn.
“Tôi Kéo xe”- thiên phóng sự đầu tiên trong lịch sử Việt Nam (nguồn internet)
8
Chương III
Phóng sự trong thời kỳ đấu tranh
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975)
Mỗi thể loại đều có sức sống riêng, và không phải lúc nào nó cũng đi
theo chiều hướng duy nhất, nếu gặp thời thì nó phát triển, không gặp thời thì
nó chậm trễ bước đi, có khi khó khăn quá mà phải lùi bước. Khác với ở giai
đoạn trước, phóng sự với đúng nghĩa là một thể loại dân chủ, có khả năng
đặc biệt trong việc phanh phui, mổ xẻ những thực tại xã hội nhức nhối thì ở
giai đoạn này, phóng sự hầu như không có cơ hội phát triển. Dưới sự cai trị
của bọn thực dân, đế quốc thì phóng sự không được tự do cất lên tiếng nói
của mình, nó chỉ có thể xuất hiện dưới các hình thức ghi chép, tường thuật,
kể việc…trong khuôn khổ hoạt động thông tin báo chí thông thường. Trong

khi đó, một số thể kí khác lại có cơ hội phát triển mạnh mẽ như: kí sự, tùy
bút, truyện kí,…Bởi lẽ trong thời chiến, các thể loại này mang ý vị là sự cổ
động, cổ vũ nhân dân chiến đấu, vì vậy, nó phải là những tác phẩm hướng
tới tương lai tốt đẹp, mà cái nhìn của nhà văn cũng chủ yếu là cái nhìn thuần
khiết, ngợi ca. Cuộc sống đời thường cùng sự trăn trở, lo toan hay những sự
mất mát đau thương không được khơi gợi, sợ rằng sẽ làm nhụt chí tinh thần
chiến đấu của các chiến sĩ. Một khi mất đi đối tượng là hiện thực cuộc sống
thì đâu còn gì để thăng hoa, phóng sự trong giai đoạn này chìm xuống
nhường chỗ cho các thể loại khác phù hợp hơn tiến lên, không phải là chết
hẳn, chỉ là lùi lại và đi chậm hơn mà thôi. Ở giai đoạn này thì thể kí phát
triển rực rỡ, nhất là kí sự. Kí sự thích hợp là bởi vì nó ghi chép lại một cách
khách quan những điều tai nghe mắt thấy, người cầm bút phải biết chớp lấy
cơ hội ghi lại các biến cố, ghi được càng nhiều càng tốt, không cần chú ý
nhiều đến quan điểm của mình, cũng không cần phải quan tâm đến cốt
truyện có chặt chẽ hay không.
Mặc dù phóng sự trong giai đoạn này không có được tầm vóc bề thế như
ở thời “hoàng kim” 1932-1945. Nhưng điều đó cũng là điều tất nhiên, vì khi
nó đã đạt lên đỉnh cao rồi thì khả năng vượt qua là không nhiều, huống chí
tình hình lịch sử thời kỳ này lại gây nhiều khó khăn cho thể loại này đến như
vậy. Tuy vậy, phóng sự khởi sắc ngay trong bối cảnh nhạy cảm sau 1954,
khi hòa bình lập lại chưa được bao lâu, lúc này ở miền Bắc đi vào công cuộc
xây dựng cơ sở vật chất tiến lên chủ nghĩa xã hội và hàn gắn vết thương
chiến tranh, còn đồng bao miền Nam lại phải tiếp tục đấu tranh chống bọn
9
đế quốc Mỹ xâm lược. Trước những gì đất nước đang phải gánh chịu thì
phóng sự, hay nói đúng ra là những nhà viết phóng sự lại không thể ở ngoài
cuộc. Nhiều tác phẩm đã xuất hiện, vạch trần âm mưu và tội ác của bọn
cướp nước và bè lũ tay sai. Thiên phóng sự điều tra trại di cư Pa Gốt ở Hải
Phòng của tác giả Sao Mai là một ví dụ.
Bên cạnh mảng đề tài đấu tranh thống nhất đất nước thì ở giai đoạn này

phóng sự còn có thêm một mảng đề tài mới là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc. Mặc dù vậy, vì phóng sự ở giai đoạn này mới nhìn hiện thực theo
hướng tích cực nên hầu như chưa tránh khỏi sự đơn điệu. Mặc dù thời kỳ
này đã xuất hiện một số cây bút phóng sự như: Đỗ Quảng, Thép Mới,…
nhưng phóng sự vẫn chưa thể vượt qua được vai trò của các thể loại khác,
lấy lại vị trí hoàng kim của mình. Nếu như trong thời kỳ chống Pháp kí sự ở
đỉnh cao, thì trong thời kỳ chống Mỹ truyện kí lại thăng hoa. Bởi truyện kí là
hình thức ghi chép thích hợp về con người và sự kiện mà ở đó con người là
đối tượng phản ánh nổi bật có số phận cụ thể. Truyện kí, với tâm điểm là con
người, không chịu tính ước định của thời gian và không gian. Điều này giúp
cho truyện kí có thể có dung lượng lớn tương đương với truyện vừa hoặc
tiểu thuyết. Vì vậy, thể loại truyện kí có thể kết hợp giữa yếu tố hiện thực và
yếu tố hư cấu nghệ thuật. Trong giai đoạn này có hàng loạt các tác phẩm gây
tiếng vang như: “Bức thư Cà Mau” của Bùi Đức Ái, “Người mẹ cầm súng”
của Nguyễn Thi, “Trên quê hương anh hùng Điện Ngọc” của Nguyễn Trung
Thành…Ngoài ra, còn nguyên nhân khách quan để thể loại này phát triển
trong giai đoạn này là do các phương tiện nghe nhìn đã hiện đại và sự lớn
mạnh của báo chí có thể đảm nhiệm cho vai trò của kí sự, ghi chép…nên
những người cầm bút lại tìm đến một thể loại thích hợp hơn. Như vậy, ứng
với đặc điểm thời kỳ lịch sử nào thì lại có những thể loại văn, báo thích hợp.
Nhìn chung, trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, phóng sự Việt Nam có vẻ mờ chìm, lắng xuống. Mặc dù cũng có
lúc phóng sự có khởi dậy nhưng vẫn còn khá tẻ nhạt. Nhưng phóng sự cũng
đóng vai trò tích cực trong 30 năm kháng chiến trường kỳ.
10
Chương IV
Phóng sự trong giai đoạn 1975 đến 1985
Đây được xác định là thời kỳ phóng sự bước sang trang mới, được đánh
dấu là năm 1975, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công, mở ra một kỉ
nguyên mới độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, vết thương

chiến tranh lại không thể nói hết, các tệ nạn xã hội cũng không thiếu, của cải
bị tàn phá, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Lúc này đây, dù là ở thời
bình nhưng thách thức đưa ra lại nặng nề chẳng kém gì trong chiến tranh.
Trước thực tế của thời cuộc buộc văn học phải chọn hướng đi cho thích hợp.
Trong khi các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác phải mất đi ngót nửa
thập niên để vượt qua khoảng hẫng, tìm kiếm nguồn sáng tạo thì các thể lí,
đặc biệt là phóng sự, đã nhanh chóng bước vào thời cuộc một cách nhanh
chóng, đầy tự tin. Nét đặc sắc của phóng sự ở giai đoạn này là ở chỗ: bước
đầu phóng sự đã nới rộng đáng kể phạm vi đề tài phản ánh trên cả tầm vĩ mô
và vi mô. Đề tài chiến tranh vẫn tiếp tục được khai thác. Những sự kiện tiêu
biểu của hai cuộc chiến bảo vệ biên cương Tây Nam và biên giới phía Bắc
được tái hiện khá hào hùng trong các phóng sự của Nam Hà, Đỗ Quảng tạo
nên sự tiếp nối, liền mạch với phóng sự thời 1945-1975. Song nổi bật
nhất và phong phú nhất là phóng sự viết về đề tài kinh tế - xã hội qua những
cây bút phóng sự có nghề như Hữu Thọ, Đỗ Quảng, Trần Huy Quang…
Phóng sự cùng vào cuộc đấu tranh chống cơ chế quan liêu bao cấp, chống
chủ quan duy ý chí, chống các tệ nạn xã hội…Đồng thời, đề tài của phóng sự
cũng được mở rộng đến vấn đề an ninh - chính trị - xã hội, sự chống phá của
bọn phản cách mạn…
11
Không chỉ mở rộng về đề tài, phóng sự thời kỳ này còn bước đầu tiếp
nối được cảm hứng phê phán hiện thực của phóng sự những năm 1930-
1945. Hơn thế, từ thực tiễn xã hội lúc bấy giờ đã tạo điều kiện cho phóng sự
phát huy khả năng vốn có của nó, đó là sự tìm tòi, phơi bày những sự thật
khách quan. Bên cạnh đó, bối cảnh lịch sử mới cũng đem đến cho phóng sự
những cách tân về hình thức khác với các giai đoạn trước. Phóng sự thời
chiến tranh vừa ưu tiên tính cập nhật và giá trị tuyên truyền, cổ vũ, động
viên theo lối ghi nhanh, vừa chú trọng tái hiện qui mô sự kiện trong trạng
thái ngổn ngang vốn có của nó theo lối kí sự, đồng thời lại đòi hỏi sự ngắn
gọn, hàm súc để tiện in trong một kì báo. Còn trong thời này, các bài phóng

sự có điều kiện để gia cố kĩ hơn, không bị câu thúc bởi thời gian, vì báo chí
thời này đã phát triển khá mạnh. Vì vậy, dung lượng các tác phẩm thường
rất lớn, phải in trên báo thành nhiều kỳ. Nhiều phóng sự của Đỗ Quảng, Trần
Huy Quang… được đăng gối liên tiếp trên nhiều số báo, ví dụ phóng sự
“Âm mưu của kẻ thù” và “số phận những người trốn bỏ Tổ quốc” của Đỗ
Quảng, “Lời khai của bị can” của Trần Huy Quang… Tính chất chính luận
cũng bắt đầu được chú trọng sử dụng nhằm tạo nên tầm khái quát cho tác
phẩm. Nổi bật hơn cả vẫn là phẩm chất truyện kí trong các phóng sự dài kì.
Mặt khác ý thức truy tìm sự thật của phóng sự thời kì này (nhất là từ những
năm 80 trở đi) không thể không hàm chứa cái nhìn dân chủ của tiểu thuyết.
Sự ra đời của các tiểu thuyết - phóng sự như: Những khoảng cách còn lại
(1980), Đứng trước biển (1983), Cù lao tràm (1985) của Nguyễn Mạnh Tuấn
ít nhiều có sự tiếp sức của không khí phóng sự giai đoạn tiền đổi mới này.
Nhìn chung, phóng sự trong giai đoạn 1975 - 1985 đã thay một diện
mạo mới, tuy không được căng tràn như lúc khởi sắc như trong giai đoạn
đầu (1930 - 1945), nhưng nó cũng không phải là trầm lắng như thời chiến
12
tranh chống thực dân – đế quốc. Ở giai đoạn này, phóng sự bắt đầu khởi sắc,
lại mở ra một hành trình mới cho mình, nó không bao giờ suy kiệt.

13
Chương V
Phóng sự trong thời kỳ đổi mới
Theo ông Cao Xuân Phượng: "Phóng sự tất nhiên cũng phải đổi mới
trong một xã hội thời đổi mới. Nét khác biệt của phóng sự Việt Nam giai
đoạn này là sự mở rộng đến vô cùng của đề tài, dường như không còn vùng
cấm kỵ. Chất truyện nhạt dần, tăng tính thời sự- thời đại (một đặc trưng cơ
bản của phóng sự), kích thước và dung lượng, cấu trúc ngôn từ được thu
gọn hơn, thi pháp mới mẻ, độc đáo. Và, hiệu ứng xã hội chính là điểm nổi rõ
nhất, nó làm cho phóng sự giai đoạn này có sức mạnh, có quyền uy và có

sức lay chuyển xã hội".
Từ sau đại hội VI (1986) đến nay, phóng sự đã tìm ra nhiều hướng
trong việc tiếp nhận và thể hiện. Trong giai đoạn này, phóng sự Việt Nam có
một số chuyển biến cơ bản. Nếu ở giai đoạn 1932 – 1945, phóng sự phát
triển hoàng kim, thiên về mảng đề tài phê phán cái thối nát của xã hội phong
kiến, âm mưu “Âu hóa” người Việt của thực dân Pháp, những con người
thích cái sự mới mẻ một cách hài hước mà đáng thương…Hay trong giai
đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì phóng sự lại thu
hẹp hoạt động, vừa ưu tiên tính cập nhật và giá trị tuyên truyền, cổ vũ, động
viên theo lối ghi nhanh, vừa chú trọng tái hiện qui mô sự kiện trong trạng
thái ngổn ngang vốn có của nó theo lối kí sự. Hay trong thời kỳ đất nước
hoàn toàn độc lập, thống nhất đến trước đổi mới thì phóng sự đã có bước
khởi sắc với những mảng đề tài mới mẻ như: công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, chống cơ chế quan liêu bao cấp, chống các tệ nạn xã
hội…Thì trong thời kỳ đổi mới, đề tài của phóng sự được mở rộng đến vô
cùng, dường như không có vùng cấm kỵ. Đại hội Đảng lần thứ VI, với xu
14
hướng dân chủ hóa như một lực đẩy cần thiết để phóng sự có thể phát huy
hết khả năng của mình. Những vấn đề mà trước nay người ta ngại nói đến thì
nay được phóng sự khơi dậy, tìm tòi, phân tích, đáng giá, suy xét cẩn thận.
Xem xét các mảng đề tài thì đề tài về chiến tranh vẫn được nói tới, khác với
trước đây, chiến tranh đuợc nói đến với những thước phim phóng sự cận
cảnh, thì ở thời kỳ này, phóng sự được hoạt động an toàn hơn thời chiến, các
cây bút phóng sự có nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, phải xét ở mỗi thời kỳ,
mỗi lúc ,lại có một khó khăn riêng, dù là thời bình nhưng phải có sự hiểu
biết nhất định, và phải biết tìm tòi, sau đổi mới, phóng sự lại đến với chiến
tranh qua sự trở về của người lính, để hiểu được sự khổ ải mà họ đã phải
chịu, để thấy được cái phi nghĩa của chiến tranh. Mảng đề tài nổi bật nữa là
đề tài về đời tư, với những mâu thuẫn nảy sinh say chiến tranh, con người
xuất hiện với tất cả các mối quan hệ phức tạp vốn có. Ngòi bút phóng sự

tung hoành khắp nới, nhưng những ngòi bút ấy có thể không hẹn mà gặp,
nhưng chung quy lại thì tất cả đều có liên quan đến số phận của con người.
Đây cũng là mảng đề tài rộng, khó khai thác hết được, vì mỗi con người lại
có một cảnh ngộ. Đề tài về tệ nạn xã hội cũng được xem là vấn đề nóng hổi
trong xã hội ngày nay, “là khối u mà phóng sự đang cần để giải phẫu”. Tệ
nạn tham nhũng cũng là một vấn đề xã hội lớn cần đi sâu tìm hiểu.
Trong giai đoạn này, chất truyện trong phóng sự cũng đã nhạt dần, đưa
phóng sự trở về đúng với đặc trưng của thể loại. Một đặc trưng quan trọng
của phóng sự là: sự hợp nhất truyện và nghiên cứu, theo tiến trình phát triển
của phóng sự, tư duy nghiên cứu lấn dần sang địa phận của tư duy tiểu thuyết
để kịp thời cung cấp những tri thức, những thông tin cần thiết nhằm thoả mãn
nhu cầu nhận thức của người đọc hiện đại. Chất truyện trong phóng sự thời kỳ
đổi mới chủ yếu đọng lại ở “văn” của người viết, với ngôn ngữ giàu hình ảnh,
nghệ thuật hư cấu và cái tôi nhân chứng, khách quan giàu cảm xúc … Hai yếu
15
tố cơ bản tạo nên chất truyện là cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật
dường như nhạt dần trong phóng sự thời kỳ này. Lấy số phận con người làm
nguồn cảm hứng sáng tạo, phóng sự sau 1986 đặc biệt giao thoa với thể loại
ký chân dung, tuy nhiên, con người “chỉ được phác hoạ ở những nét đặc
trưng mang đậm dấu ấn của bút pháp đặc tả”. Sự đổi mới nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong phóng sự góp phần hạn chế chất truyện, đưa phóng sự
trở về với đúng đặc trưng thể loại. Phóng sự thời kỳ đổi mới đa số không có
cốt truyện, được xây dựng theo kiểu kết cấu liên tưởng có sự liên kết giữa sự
kiện, số liệu, con người và cảm quan của tác giả.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí thì phóng sự trong thời
kỳ này phải thu hẹp kich thước, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh nhạy
của người đọc. Đồng thời, Tính chiến đấu cao với ngôn ngữ, giọng điệu
nặng tính tân văn, gây “sốc”, tạo hiệu ứng mạnh. Hiệu ứng xã hội chính là
điểm nổi rõ nhất, nó làm cho phóng sự giai đoạn này có sức mạnh, có quyền
uy và có sức lay chuyển xã hội. Không chỉ thế, phóng sự giai đoạn này

còn có sự tham gia của ngôn ngữ nhân vật. Một số phóng sự trong giai
đoạn này như: “Tạ Đình Đề – sự thật và huyền thoại”, “Gặp phu nhân ngài
đại tá cận vệ của Bác Hồ” của Xuân Ba, “Đêm trắng” của Hoàng Hữu
Các…
Nói chung, ở thời kỳ đổi mới đến nay, phóng sự Việt Nam có nhiều
thay đổi, từ diện mạo đến nội dung. Phù hợp với đặc điểm của thời cuộc lúc
bấy giờ.
16

Kết luận
Phóng sự, thể loại văn học – báo chí, mặc dù ra đời khá muộn (thế kỷ
XIX trên thế giới và năm 1932 ở Việt Nam) nhưng đã để lại răt nhiều dấu
ấn. Cùng với quá trình thăng trầm của lịch sử nước nhà, hành trình phát triển
của phóng sự cũng bị rối ren, không theo một hướng duy nhất. Với thời kỳ
hoàng kim từ khi mới ra đời, rồi lại lắng xuống ở giai đoạn chiến tranh
chống Pháp và chống Mỹ, sau đó mới khởi sắc ở thời bình và rồi, phóng sự
đã dần khôi phục lại vị thế của mình. Trong tương lai, thể loại này còn có
khả năng phát triển hơn nữa.
17
Tài liệu tham khảo
1. Các thể loại báo chí Xô Viết, Nxb Mat-xcơ-va, 1972
2. Cao Xuân Phượng - Phóng sự Việt thời đổi mới
3. TS Trịnh Bích Liên - Những biến thiên của Phóng sự Việt Nam từ
1930 đến trước thời kỳ Đổi mới
4. Đức Dũng: Phóng sự báo chí hiện đại. Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2004
5. Một số trang web:
-
-
tbm=isch&hl=vi&source=hp&biw=1366&bih=667&q=ph
%C3%B3ng+s%E1%BB%B1+t%C3%B4i+k

%C3%A9o+xe&gbv=2&oq=ph%C3%B3ng+s%E1%BB%B1+t
%C3%B4i+k
%C3%A9o+xe&aq=f&aqi=&aql=&gs_sm=e&gs_upl=17537l26320l0l
27046l35l32l8l11l13l0l217l1825l4.6.3l13l0
18

×