Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.72 KB, 22 trang )

NHÓM 9: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ THỬ NGHIỆM CƠ BẢN
I. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN
VIÊN
Khi phân tích và đánh giá tổng quát về tiền lương và nhân viên, kiểm toán viên
có thể xây dựng và và phân tích mối quan hệ giữa các dữ liệu
1. So sánh số tuyệt đối các khoản mục tương ứng giữa các năm khác nhau hoặc so
sánh với các khoản mục khác trong cùng kỳ
Việc so sánh này nhằm phát hiện những biến động bất thường, qua đó thu thập
những bằng chứng có thể có hoặc xác định phạm vi kiểm tra chi tiết đối với các tài
khoản chi phí tiền lương có biến động bất thường. trong qúa trình so sánh, kiểm
toán viên phải tính đến số lao động thay đổi trong kì kế toán, khối lượng công việc
hoặc sản phẩm hoàn thành hoặc sự thay đổi trong định mức chi trả lương.
VD: So sánh khoản mục tiền lương phải trả công nhân viên của năm nay với
những năm trước đó. Nếu trong năm nay khoản mục tiền lương phải trả công nhân
viên tăng quá cao so với những năm trước thì KTV cần xem xét kỹ khoản mục này.
So sánh khoản mục tiền lương phải trả công nhân viên( TK334) với các khoản
mục như doanh thu( TK511): ví dụ như khi khoản mục tiền lương phải trả công
nhân viên tăng cao nhưng doanh thu cũng tăng cao thì có thể là do doanh nghiệp
sản xuất thuê them nhiều lao động. Tuy nhiên trường hợp ngược lại doanh thu lại
không tăng hoặc tăng quá ít thì KTV cần thiết kế thủ tục để phát hiện và đánh giá
xem có sai phạm không.
2. Tính toán và so sánh các tỷ lệ ( số tương đối )
Kiểm toán viên sử dụng các tỷ lệ trong quá trình so sánh bở vì nếu không có sự
thay đổi lớn gì về bản chất kinh doanh , quy trình sản xuất, phương pháp hạch toán
thì mối quan hệ giữa các tài khoản , khoản mục biến động không đáng kế theo thời
gian.
VD: KTV có thể tính toán có thể tính toán các tỷ lệ nhằm xác định xem mối
quan hệ giữa các tài khoản, giữa các khoản mục có đúng theo dự kiến của mình
không, chẳng hạn nếu như những năm trước tổng chi phí nhân công trực tiếp
chiếm khoảng 30% so với tổng chi phí kinh doanh, nhưng trong năm nay kiểm
toán viên thấy tỷ lệ này lên tới 40% tức là tăng 10% so với trung bình những năm


trước thì đã có sự sai lệch đáng kể so với tính toán của kiểm toán viên nên KTV
cần tăng cường những thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục này.
Việc so sánh số tương đối này nhằm khẳng định tính hợp lý về cơ cấu chi phí
giữa các kì kế toán. Tuy nhiên khi đối chiếu tỉ lệ này, KTV cũng cần tính đến điều
kiện thực tế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn nếu đang gặp
khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm thì doanh thu có thể giảm nhưng chi phí về
tiền lương có thể vẫn không đổi hoặc những biến động về NVL, khấu hao TSCĐ
mới đưa vào sử dụng cũng có thể làm thay đổi cơ cấu chi phí về tiền lương trong
giá thành của sản phẩm.
3. So sánh số dư trên các tài khoản chi tiết về BHXH, BHYT và KPCĐ
Việc so sánh các số dư này giữa các kì sẽ giúp KTV phát hiện những sai phạm
về khoản trích theo lương của doanh nghiệp. Mặt khác, KTV cũng có thể xem xét
để so sánh giữa sự biến động của tiền lương và sự biến động của các khoản trích
theo lương xem có hợp lý không.
Sự biến động của các khoản trích theo lương thường dễ phán đoán xu hướng do
phụ thuộc vào số lượng nhân viên, mức lương cơ bản và các quy định của nhà
nước. Cụ thể việc tăng số lượng nhân viên, mức lương cơ bản hay tỉ lệ trích đều
làm tăng các khoản trích theo lương.
Tóm lại: Khi chon bất kỳ lựa chon cách so sánh nào thì KTV cần phải đánh giá
một cách toàn diện, trong mối liên hệ với các yếu tố khác, như chú ý đến các yếu
tố liên quan như mức lương, sự thay đổi quy mô của doanh nghiệp, khối lượng
công việc, ngành nghề kinh doanh.
Bảng: minh họa một số thủ tục phân tích áp dụng cho các tài khoản, khoản
mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thủ tục phân tích Khả năng sai phạm
So sánh số dư của tài khoản chi phí tiền
lương với các năm trước
Sai phạm của các tài khoản chi phí tiền
lương
So sánh tỷ lệ của chi phí nhân công trực

tiếp trong tổng chi phí kinh
doanh/doanh thu với các năm trước
Sai phạm về chi phí nhân công trực tiếp
So sánh tỷ lệ của chi phí nhân công trực
tiếp trong tổng chi phí bán hàng với các
năm trước
Sai phạm về tiền hoa hồng bán hàng
So sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân
trong tổng số tiền lương so với các năm
trước
Sai phạm về tính sai, thiếu thuế thu nhập
So sánh các tài khoản chi tiết theo dõi
về BHXH, BHYT, KPCĐ được tính dồn
của kỳ này so với các kỳ trước
Sai phạm về trích sai, trích thiếu,các
khoản phải trích theo lương
So sánh các khoản công tác phí trong
năm nay với khoản công tác phí trung
bình các năm trước.
Sai phạm về các khoản công tác phí cho
công nhân viên
4. Minh họa giấy tờ làm việc của KTV
a) Phân tích tổng quỹ lương
KTV tiến hành phân tích tỉ lệ tổng quỹ lương/doanh thu cảu công ty ABC
năm 2006. Bảng phân tích của KTV như sau:
A&C Co
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
(Clients): Công ty ABC (W.P.Ref.No.):
Phân tích tổng quỹ lương (File No.):
(Year

End):31/12/2006
Phân tích tổng quỹ lương: tiền lương/doanh thu
Chỉ tiêu Số tiền( đvt: đồng)
Tổng quỹ lương 9.372.014.426
Số lao động 299
Doanh thu 1.050.139.877.822
Tỷ lệ lương/doanh
thu
0.009
Phân tích sự biến động về nhân sự
Quý Số lao động Quỹ lương
1 290 2.003.003.607
2 297 2.253.105.304
3 308 2.432.901.910
4 302 2.683.003.607

Qua xem xét tỷ lệ tổng quỹ lương/doanh thu từ các báo cáo kiểm toán năm
trước, KTV thấy rằng, tỷ lệ tổng quỹ lương/doanh thu năm nay có tăng so với năm
trước. Nhưng số lượng nhân viên của năm nay cũng cao hơn năm trước do đó KTV
đánh giá sự tăng lên của tiền lương là hợp lý.
b) Phân tích sự phân bổ quỹ lương
Trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập từ các Sổ chi tiết tài khoản 334, 641, 642
Kiểm toán viên thực hiện phân tách phát sinh Có tài khoản 334 theo từng khoản
mục hàng bán được để xem xét sự biến động của các khoản chi phí tiền lương.
Bảng phân tích sự biến động của chi phí tiền lương như sau:
Bảng 2.9 Phân bổ quỹ tiền lương
A&C Co
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
(Clients): Công ty ABC (W.P.Ref.No.):…………
Phân bổ quỹ tiền lương (File No.):……………….

(Year End): 31/12/2006
REVIEWED BY PREPARED BY
Initials date Initials date
Tên chỉ tiêu
Quỹ tiền
lương được
quyết toán
Chi phí bán
hàng và quản

Chi phí giá
thành sản
phẩm dịch
vụ
Chi phí
sản
phẩm dở
dang
Chi phí nội
bộ
Xăng dầu 6.712.833.896 6.712.833.896
Hoá dầu 436.980.278 436.980.278
Gas 1.308.669.116 1.308.669.116
Hàng hoá
khác
Xây lắp, thiết
kế
Sản xuất
khác
291.280.200 291.280.200

Vận tải 457.793.198 457.793.198
Dịch vụ hàng
dự trữ
164.457.738 164.457.738
Bảo hiểm,
ngân hàng
Dịch vụ khác
Tổng 9.372.014.426 8.450.483.290 622.250.936 291.280.200
Nhìn vào bảng phân tích tiền lương theo từng loại chi phí, Kiểm toán viên nhận
thấy chi phí bán hàng và quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất, nhưng do sản phẩm kinh
doanh chủ yếu của Công ty là xăng dầu và gas nên quỹ lương sử dụng cho hai mặt
hàng này chiếm tỷ lệ cao là hợp lý. Mặt khác do trong năm 2006, Công ty thực
hiện mở rộng quy mô kinh doanh mặt hàng xăng dầu bằng cách mở thêm một số
địa điểm bán xăng nên phải tuyển thêm một số nhân viên bán hàng và nhân viên
quản lý mới và bởi vậy chi phí tiền lương tăng lên. Dựa vào thủ tục phân tích trên
và để xác minh xem liệu có gian lận hay không Kiểm toán viên định hướng sẽ tập
trung kiểm tra các quyết định của Tổng Giám đốc công ty về việc mở rộng quy mô
kinh doanh và quyết định phê duyệt tuyển dụng nhân viên mới, các hợp đồng lao
động của những nhân viên mới vào làm. Mặt khác tại Công ty xăng dầu ABC đang
có hiện tượng kế toán hạch toán một số khoản chi phí nội bộ vào chi phí quản lý
tuy số tiền nhỏ và không trọng yếu nên Kiểm toán viên chỉ đề nghị kế toán phụ
trách điều chỉnh lại cho hợp lý.
II. THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG
Mục tiêu của các thử nghiệm cơ bản về tiền lương: nhằm kiểm tra xem xét
các khoản tính dồn về tiền lương và các khoản trích theo lương có được đánh giáo
đúng hay không, đồng thời cũng xác định xem các nghiệp vụ trong chu trình tiền
lương và nhân công có được thanh toán và ghi sổ đúng kỳ hạn hay không.
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Đối tượng kiểm tra chi tiết: số dư tài khoản tiền lương, tiền thưởng, các
khoản phải trả cho công nhân viên( TK334), tài khoản phải trả, phải nộp

khác( TK338, 3383(BHXH), 3384(BHYT), 3382(KPCĐ)) và các khoản chi phí
liên quan đến chu trình tiền lương.
Thủ tục kiểm tra chi tiết bao gồm việc xác định chi tiết số dư tại thời điểm
31/12 của các TK 334, 338; tính toán lại đối với những khoản chi phí phát sinh như
chi phí tiền lương, chi phí các khoản trích theo lương; kiểm tra thông tin cũng như
thủ tục từ những tài liệu bổ sung như hợp đồng, chứng từ chi trả lương, thủ tục
chấm công, bảng tính toán lương, tờ kê khai thuế thu nhập cá nhân đối với một số
đối tượng chọn mẫu
Cụ thể các thủ tục kiểm tra chi tiết:
1. Thủ tục xác minh số dư thông qua phân tích biến động của TK 334 trong
năm của doanh nghiệp.
a. Kiểm tra số dư TK 334
Từ bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết của các TK 334, 338 kiểm
toán viên sẽ thu thập để có được số dư đầu kỳ, tổng số phát sinh tăng, tổng số phát
sinh giảm, số dư cuối kỳ của các khoản mục phải trả công nhân viên, phải trả, phải
nộp khác và thực hiện việc đối chiếu sau:
- Đối chiếu số dư đầu kỳ với số đã kiểm toán năm trước.
- Đối chiếu số liệu trên Bảng cân đối kế toán, số liệu Sổ cái, Sổ chi tiết.
- Đối chiếu với các biểu mẫu có liên quan trong báo cáo quyết toán.
- Đối chiếu phát sinh tăng (Ghi bên Có) TK 334 với bảng tính lương của đơn
vị (số trước khấu trừ).
- Đối chiếu số phát sinh giảm (Ghi bên Nợ) TK 334 với số chi trả lương
trong năm và các khoản trích, khấu trừ lương vào đóng bảo hiểm, nộp thuế thu
nhập cá nhân
Ở giai đoạn này, kiểm toán viên không tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp
vụ phát sinh, mà chỉ khớp số tổng phát sinh trên sổ để từ số đầu kỳ đã được xác
minh, có thể đối chiếu với số dư cuối kỳ ( đã được xác minh). Chênh lệch giữa số
cuối kỳ được xác định dựa trên công thức:

Khi chênh lệch này lớn hơn mức trọng yếu được xác định dành cho khoản

mục phải trả công nhân viên thì kiểm toán viên phải tiến hành xác minh bắt đầu từ
việc kiểm tra lại việc khớp sổ, rồi tiến hành yêu cầu giải thích từ phía khách hàng,
đồng thời báo các với trưởng nhóm kiểm toán vấn đề gặp phải để có được sự hỗ trợ
tư vấn từ người có nhiều kinh nghiệm hơn.
Ví dụ: Kiểm tra số dư đầu kỳ TK 334
Chênh lệch = (Số đầu kỳ + Tổng phát sinh tăng – Tổn phát sinh
giảm) – Số dư cuối kỳ đã được xác minh
Qua kiểm tra, KTV cho rằng không có sai sót trong việc ghi nhận số dư của tài
khoản 334. Kiểm toán viên tiếp tục kiểm tra chi tiết chọn mẫu một số nhân viên từ
khâu chấm công, đến khâu tính lương và thanh toán lương.
b. Kiểm tra chi tiết quá trình thanh toán lương cho nhân viên
Ví dụ: Kiểm tra chi tiết TK 334
A&C Co
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
(Clients): Công ty ABC (W.P.Ref.No.):…………
Kiểm tra số dư đầu kỳ TK 334 (File No.):……………….
(Year End): 31/12/2006
REVIEWED BY PREPARED BY
Initials date Initials date
Số liệu (BCĐPS) Tiền lương Tiền ăn ca Các khoản
khác
Tổng số tiền
Số dư đầu kỳ 1.584.613.381 64.728.000 4.600.000 1.644.741.381
Phát sinh Nợ 9.149.450.782 997.254.900 50.126.180 10.197.101.862
Phát sinh Có 10.012.014.427 1.034.436.900 55.153.980 11.106.605.305
Số dư cuối kỳ 2.447.177.026 101.640.000 427.800 2.549.244.826
A&C Co
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
Clients Name : Công ty ABC (W.P.Ref.No):
Kiểm tra chi tiết tài khoản 334 ( File No):

(Year End):31/12/2006
REVIEWED BY PREPARED BY
Intials date Intials date
Họ tên Tổng số
tiền
Số đã tạm
ứng
Số còn lại (1) (2) (3) (4)
Nguyễn Thu Hà 1.450.000 750.000 700.000 x x x x
Trần Mai Hương 1.700.000 900.000 800.000 x x x x
Lê Hà Vân 1.200.000 600.000 600.000 x x x x
Phạm Mạnh Hùng 1.950.000 950.000 1000.000 x x x
Phùng Hải Vân 1.745.000 850.000 895.000 x x x x
Ngô Tuấn Anh 1.674.000 900.000 774.000 x x x
Lê Diệu Hương 1.880.000 900.000 980.000 x x x x
Trần Mai Linh 1.658.000 750.000 908.000 x x x x

(1): Kiểm tra bảng chấm công
(2): Kiểm tra việc tính toán
(3): Kiểm tra việc ký duyệt của Ban Giám đốc
(4): Kiểm tra việc ký nhận tiền
Kết luận: Việc trả lương cho nhân viên được thực hiện khá tốt, tuy nhiên trên danh sách trả
lương vẫn có một vài người chưa ký nhận.
2. Thủ tục tính toán lại các khoản chi phí, khoản trích và khoản khấu trừ nộp Nhà
nước.
Để thực hiện thủ tục này, kiểm toán viên cần yêu cầu kế toán cung cấp các
bảng lương được tính của tất cả các tháng trong năm. Con số tổng lương của từng
tháng sẽ được tổng cộng để khớp với phát sinh Có TK 334 trên Sổ cái tài khoản
này.
Để đảm bảo về việc kế toán đã thực hiện việc tính lương chính xác, kiểm

toán viên có thể :
+ Thứ nhất, rà soát công thức được thiết lập trên bảng lương để đánh giá tính
hợp lý và đúng đắn của công tác tính lương.
+ Thứ hai, chọn mẫu, thực hiện các thủ tục nhằm xác minh tính đúng đắn
của thông tin cơ sở như mức lương cơ bản áp dụng, thu thập các quy định về
thưởng, phụ cấp tương ứng đối với mẫu được chọn.
+ Thứ ba, chọn mẫu ra 2 bảng lương để tiến hành tính toán lại bằng công
thức thiết lập đúng của kiểm toán viên, từ đó phát hiện ra chênh lệch. Nếu chênh
lệch bé, dưới mức điều chỉnh, KTV có thể chấp nhận cách tính của doanh nghiệp.
 Nếu chênh lệch trên ngưỡng quy định, KTV cần phải yêu cầu lý giải từ phía
khách hàng.
Đối với các tài khoản chi phí, KTV chú trọng đến tính hợp lý trong ghi nhận
chi phí thông qua việc so sánh chi phí kì này với kì trước nhằm phát hiện ra những
biến động bất thường. Bên cạnh đó, KTV quan tâm đến tính chính xác của việc
phân bổ chi phí tiền lương do làm thêm giờ, tăng ca, bồi dưỡng thông qua kiểm tra
bảng kê có xác nhận của người có trách nhiệm trên bảng kê đó và tiến hành điều
tra, phỏng vấn.
3. Thủ tục về xác định số dư của TK 338
Thực hiện thủ tục này là việc KTV tính toán lại tiền bảo hiểm phải nộp cho
cơ quan bảo hiểm mà doanh nghiệp trích ra từ tiền lương của nhân viên.
KTV trước khi tiến hành phải nắm rõ tính chất, phương pháp hạch toán,
thông tư quy định hiện hành để nắm được tỷ lệ trích từ lương của người lao động
và tỷ lệ do doanh nghiệp chịu, từ đó kiểm tra với tỷ lệ trích lập tương ứng của
doanh nghiệp.
Khi đã đảm bảo về tính cập nhật và đúng đắn về áp dụng thông tư thích hợp,
kiểm toán viên sẽ tiến hành dựa trên bảng lương cơ bản để tính các khoản bảo
hiểm (BHXH, BHYT, BHTN).
Xét về tính hợp lý, số dư trên TK này thông thường là khoản thu trước của
doanh nghiệp cho kỳ sau (đầu năm tài chính tiếp theo) được trích từ lương của
người lao động để đảm bảo có thể nộp được khoản này cho cơ quan bảo hiểm theo

đúng quy định. KTV phải tiến hành kiểm tra thông báo của cơ quan BHXH, sau đó
tính toán lại khoản này theo tỷ lệ trích của thông tư quy định hiện hành để xác định
mức chênh lệch nếu có.
Bên cạnh đó, số dư trên TK này có thể là khoản đơn vị nhận về từ cơ quan
BHXH nhưng chưa tiến hành thanh toán cho người lao động. Đối với trường hợp
này, KTV phải xem xét nguyên nhân để xác định quyền của người lao động có bị
vi phạm hay không hoặc doanh nghiệp không thực hiện trọn nghĩa vụ của mình.
Trong khi xem xét các nghiệp vụ phát sinh từ Tk này cũng như TK 334,
KTV sẽ tiến hành đối chiếu với kiểm toán các phần hành chi phí bởi nguyên tắc
đối ứng dể khẳng định tính trung thưc, hợp lý khi ghi nhận chi phí trong kỳ của
doanh nghiệp.
Thông thường, rủi ro phát sinh từ các nghiệp vụ ở khoản mục này là không
cao, bởi sự xuất hiện của bên thứ ba là cơ quan BHXH. Cho nên, KTV chỉ dừng lại
ở việc xác minh số dư cuối kỳ của các TK này.
Tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm năm 2014 như sau:
Loại Bảo Hiểm tham
gia
Doanh nghiệp
(%)
Người lao động
(%)
Cộng
Bảo Hiểm Xã Hội 18 8 26
Bảo Hiểm Y Tế 3 1.5 4.5
Bảo Hiểm Thất Nghiệp 1 1 2
Kinh phí công đoàn 2 2
Cộng 24 10.5 34.5
Ví dụ: Kiểm tra số dư TK 338
A&C Co
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN

Clients Name : Công ty ABC (W.P.Ref.No):
Kiểm tra số dư đầu kỳ TK338 ( File No):
(Year End):31/12/2006
REVIEWED BY PREPARED BY
Intials date Intials date
TK 3382 – Kinh phí công đoàn
Số liệu (BCĐPS) Nợ Có
Số dư đầu kỳ 92.372.014
Số phát sinh 187.723.000 187.375.959
Số dư cuối kỳ 92.285.061
TK 3383 - Bảo hiểm xã hội
Số liệu (BCĐPS) Nợ Có
Số dư đầu kỳ 70.000.000
Số phát sinh 636.280.960 706.280.960
Số dư cuối kỳ 0 0
TK 3384 – Bảo hiểm y tế
Số liệu (BCĐPS) Nợ Có
Số dư đầu kỳ 12.853.409
Số phát sinh 84.474.499 98.228.499
Số dư cuối kỳ 960.591

- Số liệu lấy từ bảng cân đối phát sinh
- Số dư đầu kỳ đã đối chiếu khớp với báo cáo kiểm toán năm trước
Kết luận: Các khoản trích theo lương tại công ty được tính đúng và được phản ánh
trung thực, hợp lý
Sau khi xem xét số dư của các tài khoản trên, KTV tiến hành kiểm tra việc
trích BHXH của Công ty và BHXH do cơ quan chức năng tính bằng cách đối chiếu
với “ Bảng đối chiếu nộp BHXH” của cơ quan BHXH.
Ví dụ: Kiểm tra việc trích BHXH
A&C Co

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
Clients Name : Công ty ABC (W.P.Ref.No):
Kiểm tra việc trích BHXH ( File No):
(Year End):31/12/2006
REVIEWED BY PREPARED BY
Intials date Intials date
Quý
Quỹ lương đóng
BHXH
BHXH trích trong kỳ
BHXH do cơ quan bảo
hiểm tính
I 541.345.900 120.394.167 120.394.167
II 738.015.200 251.676.442 251.676.441
III 770.680.800 177.256.584 177.256.584
IV 908.733.000 203.757.966 203.757.966
Tổng 2.958.774.900 753.085.159 753.085.159
Kết luận: Đối chiếu khớp giữa số bảo hiểm do công ty trích với số do cơ quan
bảo hiểm tính. Các khoản trích bảo hiểm trong năm là phù hợp với chế độ
hiện hành.
Bảng đối chiếu nộp BHXH
BẢNG ĐỐI CHIẾU NỘP BHXH
Quý I năm 2006
Cơ quan bảo hiểm: Tỉnh H
Đơn vị sử dụng lao động: Công ty xăng dầu ABC
Địa chỉ:
Đối chiếu số liệu nộp BHXH như sau:
Chỉ tiêu Số báo cáo Số kiểm tra
Chênh lệch
Số lao động ( người ) 290 290 0

Tổng quỹ lương ( VNĐ ) 541.345.900 541.345.900 0
BHXH phải nộp trong quý
(VNĐ)
120.394.167 120.394.167 0
Số kỳ trước mang sang ( VNĐ)
- Thừa :
- Thiếu:
87.000.000 87.000.000 0
Số đã thu trong kỳ (VNĐ) 42.812.207 42.812.207 0
Số chuyển sang kỳ sau ( VNĐ)
- Thừa:
- Thiếu:
9.418.040 9.418.040 0
Yêu cầu: Số nộp thừa ghi nộp cho quý II năm 2006 là 9.418.040 đồng
BẢNG ĐỐI CHIẾU NỘP BHXH
Quý II năm 2006
Cơ quan bảo hiểm: Tỉnh H
Đơn vị sử dụng lao động: Công ty xăng dầu ABC
Địa chỉ:
Đối chiếu số liệu nộp BHXH như sau:
Chỉ tiêu
Số báo cáo
Số kiểm tra Chênh lệch
Số lao động ( người ) 297 297 0
Tổng quỹ lương ( VNĐ ) 738.015.200 738.015.200 0
BHXH phải nộp trong quý (VNĐ) 251.676.442 251.676.442 0
Số kỳ trước mang sang ( VNĐ)
- Thừa :
- Thiếu:
9.418.040 9.418.040 0

Số đã thu trong kỳ (VNĐ) 242.528.402 242.528.402 0
Số chuyển sang kỳ sau ( VNĐ)
- Thừa:
- Thiếu:
270.000 270.000 0
Yêu cầu: Số nộp thừa ghi nộp cho quý III năm 2006 là 270.000 đồng
BẢNG ĐỐI CHIẾU NỘP BHXH
Quý III năm 2006
Cơ quan bảo hiểm: Tỉnh H
Đơn vị sử dụng lao động: Công ty xăng dầu ABC
Địa chỉ:
Đối chiếu số liệu nộp BHXH như sau:
Chỉ tiêu Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch
Số lao động ( người ) 308 308 0
Tổng quỹ lương ( VNĐ ) 770.680.800 770.680.800 0
BHXH phải nộp trong quý (VNĐ) 177.256.584 177.256.584 0
Số kỳ trước mang sang ( VNĐ)
- Thừa :
- Thiếu: 270.000 270.000 0
Số đã thu trong kỳ (VNĐ) 176.986.584 176.986.584 0
Số chuyển sang kỳ sau ( VNĐ)
- Thừa:
- Thiếu:
0 0 0
Yêu cầu: Số nộp thừa ghi nộp cho quý IV năm 2006 là 0 đồng
BẢNG ĐỐI CHIẾU NỘP BHXH
Quý IV năm 2006
Cơ quan bảo hiểm: Tỉnh H
Đơn vị sử dụng lao động: Công ty xăng dầu ABC
Địa chỉ:

Đối chiếu số liệu nộp BHXH như sau:
Chỉ tiêu Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch
Số lao động ( người ) 302 302 0
Tổng quỹ lương ( VNĐ ) 908.733.000 908.733.000 0
BHXH phải nộp trong quý (VNĐ) 203.757.966 203.757.966 0
Số kỳ trước mang sang ( VNĐ)
- Thừa :
- Thiếu:
0 0 0
Số đã thu trong kỳ (VNĐ) 176.986.584 176.986.584 0
Số chuyển sang kỳ sau ( VNĐ)
- Thừa:
- Thiếu:
0 0 0
Yêu cầu: Số nộp thừa ghi nộp cho quý I năm 2007 là 0 đồng
4. Thủ tục xác định thuế thu nhập cá nhân
Việc xách định thuế TNCN là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trong kiểm toán,
đây có thể coi là một phần để kiểm toán viên có thể đưa ra những khuyến nghị cần
thiết cho doanh nghiệp, để thu và nộp đúng đủ số thuế TNCN, hoàn thành nghĩa vụ
với cơ quan Thuế.
Biểu thuế suất hiện hành:
Bậc
Thu nhập tính thuế
/tháng
Thuế
suất
Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT - 0,25 trđ

3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT - 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT - 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT - 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT - 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT - 9,85 trđ

Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế – Các khoản giảm trừ
Dựa vào biểu thuế suất hiện hành, KTV có thể kiểm tra công thức xác lập của kế
toán viên doanh nghiệp sử dụng để tính toán khấu trừ Thuế TNCN
III. BÀI TẬP 1 TRANG 124
Một hóa đơn BH bị cộng nhầm 1tr do lỗi nhập liệu từ bàn phím
1. Vi phạm cơ sở dẫn liệu về tính chính xác (Sai Sót)
Thủ tục kiểm soát
• Tổ chức đối chiếu nội bộ các khoản bán hàng – thu tiền trong tháng
+ Đối chiếu số liệu giữa kế toán công nợ- kế toán bán hàng - kế toán thanh toán
+ Hàng ngày, kế toán bán hàng đối chiếu số liệu giữa hóa đơn, các chứng từ
khác có liên quan với sổ chi tiết TK 511, 632 và sổ nhật kí (nếu có)
+ Kiểm tra số liệu ngay sau khi hoàn thành việc nhập liệu vào hệ thống
• Lập bảng đối chiếu công nợ hàng tháng và gửi cho người mua.
• Cách ly trách nhiệm ghi sổ bán hàng với sổ chi tiết các khoản phải thu khách
hàng
• Phân công một nhân viên độc lập với bộ phận theo dõi nợ phải thu của
khách hàng thực hiện đối chiếu công nợ đột xuất với khách hàng.
Thủ tục kiểm toán
• Gửi thư xác nhận tới khách hàng
• Đối chiếu hóa đơn gốc với sổ cái, sổ chi tiết TK511,TK131
NVBH 2tr bị ghi lần 2 ko chủ ý vào ngày cuối năm. NV trước đó 2 ngày đã
được ghi sổ
2. Sai sót ( tính hiện hữu)
Thủ tục kiểm soát

• Các nghiệp vụ bán hàng đều phải có đầy đủ chứng từ như chứng từ vận
chuyển, đơn hàng, Phiếu xuất kho đã được phê duyệt
• Hàng tháng lập bảng đối chiếu công nợ gửi cho khách hàng nhằm đối chiếu
số liệu 2 bên.
• Hóa đơn, chứng từ phải được đánh số liên tục và ghi rõ nội dung kinh tế phát
sinh
• Hàng tháng, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu xem xét sự liên tục, sự hợp lí,
hợp lệ của chứng từ,
• đối chiếu số lượng các mặt hàng tồn kho thực tế với số liệu trên sổ sách kế
toán
Thủ tục kiểm toán
• Đối chiếu sổ cái TK511, TK 131 với nhật kí bán hàng,hợp đồng kinh tế, hóa
đơn bán hàng
• Đối chiếu sổ cái TK 632 với sổ chi tiết TK 156 và phiếu xuất kho
• Đối chiếu biên bản kiểm kê, sổ kho với TK 156
• Kiểm tra các nghiệp vụ trong thời gian chuyển tiếp của 2 kì kế toan (giao kì
kế toán)
• Gửi thư xác nhận công nợ
TM trả NCC bị lấy trộm bởi nhân viên gửi thư khi mở thư
3. Gian lận do nhân viên đã chủ ý ăn cắp tiền trả nợ của đơn vị
Thủ tục kiểm soát
• Yêu cầu nhân viên phải xuất trình biên bản có xác nhận của nhà cung cấp
cùng các chứng từ liên quan như Phiếu thu ( do nhà cung cấp lập chuyển cho
đơn vị)
• Thiết lập đường dây nóng, liên kết mạng kịp thời xác nhận số tiền người
bán thực nhận
• Kiểm tra đối chiếu số tiền nhà cung cấp nhận với số tiền thực xuất tại doanh
nghiệp ( thông qua các chứng từ phiếu chi của doanh nghiệp với phiếu thu
của nhà cung cấp hợp lệ)
• Chỉ thực hiện hạch toán giảm khoản nợ phải trả khi nhận được Phiếu thu của

nhà cung cấp ( mạnh nhất)
• Gửi thư xác nhận nợ
Thủ tục kiểm toán
• Xem xét quy định, thủ tục thanh toán của công ty
• Gửi thư xác nhận tới nhà cung cấp
• Đốí chiếu giữa phiếu chi (cty) với Phiếu thu của nhà cung cấp
• Đối chiếu chứng từ có liên quan
Một lô hàng giao cho người mua bị mất vận đơn
4. Sai sót
Thủ tục kiểm soát
• Phân chia trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, cá nhân cụ thể từ bước lập
đơn vận cho đến lưu chuyển từ đó có thể tìm ra ai là người phải chịu trách
nhiệm trong việc mất đơn vận của lô hàng
• Các chứng từ liên quan đến 1 nghiệp vụ phát sinh cần được lập ít nhất 2 liên
và lưu trữ ở những nơi khác nhau để thuận tiên cho việc sử dụng tránh mất
mát, thất lạc
• Vận chuyển các lô hàng phải xác định trách nhiệm rõ ràng với các tài sản đi
theo trong quá trình vận chuyển.
• Thiết kế 1 bộ phận giải quyết khiếu nại kH
Thủ tục kiểm toán
• Kiểm tra bộ chứng từ bán hàng có đầy đủ hay không
• gửi thư xác nhận công nợ xem phản hồi của khách hàng
• Xem xét hệ thống kiểm tra, giám sát việc xuất hàng khỏi công ty
Hàng hóa vận chuyển cho người mua nhưng không lập vận đơn và hóa đơn
5. Gian lận
Thủ tục kiểm soát
• Phân định rõ ràng thẩm quyền của từng cá nhân trong việc lập chứng từ, cho
phép xuất hàng ra khỏi kho
• Xác nhận hoạt động bán hàng hợp lệ và thực tế thực hiện giữa công ty với
khách hàng

• Cuối tháng, tiến hành kiểm tra đối chiếu sổ kho với số liệu trên sổ sách
• Kiểm tra tính hợp lệ của lô hàng ( có đủ các giấy tờ, chứng từ cần thiết hay
không) trước khi cho phép ra khỏi công ty(có thể do bộ phận bảo vệ).
Thủ tục kiểm toán
• Xem xét quy định về bán hàng của doanh nghiệp cụ thể là việc lập vận đơn
và hóa đơn
• Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng đã có đủ các chứng từ cần thiết hay chưa
• Đối chiếu biên bản kiểm nhận HTK với sổ cái TK156 và phiếu xuất kho
• gửi thư xác nhận từ phía người mua
• Đối chiếu sổ cái TK 511 với sổ nhật kí, sổ công nợ phải thu cùng các chứng
từ, hóa đơn
• Phỏng vấn ban giám đốc về quy định lập và luân chuyển hóa đơn bán hàng
NV bán hàng nội bộ phân loại nhầm bán hàng cho bên ngoài
6. Sai sót ( phân loại và trình bày)
Thủ tục kiểm soát
• Xem xét, kiểm tra các nghiệp vụ bán hàng (đặc biệt là các nghiệp vụ bất
thường)
• Tạo lập và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán phù hợp phản ánh các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh chi tiết, đúng khoản mục
• Đối chiếu, kiêm tra nội dung nghiệp vụ trên hóa đơn vói sổ nhật kí, sổ cái
TK 511 hàng ngày
Thủ tục kiểm toán
• Đối chiếu hóa đơn, phiếu xuất kho với sổ chi tiết TK 512
• Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh bất thường trên TK 511
NV bán hàng qua mạng ghi nhận ngay khi KH gửi đơn đặt mua
7. Sai sót
Thủ tục kiểm soát
• Xây dựng trình tự lập chứng từ và ghi nhân sổ sách theo đúng chuẩn mực kế
toán
• Kiểm tra đối chiếu ngày lập chứng từ với ngày ghi sổ sách kế toán

• Lập bảng đối chiếu công nợ gửi cho khách hàng
• Gửi thư xác nhận
Thủ tục Kiểm toán
• Gửi thư xác nhận
• So sánh ngày ghi sổ nghiệp vụ bán hàng với ngày ghi trên chứng từ vận
chuyển
• Xem xét quy trình bán hàng của công ty

×