Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Một số vấn đề về thi hành án hình sự của Tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.84 KB, 91 trang )

Một số vấn đề về thi hành án hình sự của Tòa án
20:53' 12/9/2010
I. Đặt vấn đề:
Thi hành án hình sự là một giai đoạn trong tố tụng hình sự và có thể coi đó
là giai đoạn cuối cùng của một vụ án hình sự. Công tác điều tra, truy tố và xét xử là
rất quan trọng. Quyết định hình phạt của Toà án chính là sự đánh giá, sự lên án của
Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện. Nếu chỉ dừng ở mức
đánh giá, lên án mà không thực hiện bằng các biện pháp mang tính cưỡng chế đặc
trưng của quyền lực nhà nước thì tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa và tính
chịu hình phạt hạn chế, thậm chí là không có tác dụng. Chính vì vậy, pháp luật hình
sự đã có những quy định cụ thể về thi hành án hình sự, các ngành tư pháp trung
ương nói chung và Toà án nhân dân tối cao nói riêng cũng đã ban hành một số
Thông tư liên tịch, Nghị quyết để hướng dẫn một số quy định của Bộ luật hình sự,
Bộ luật tố tụng hình sự về thi hành án hình sự nhằm đảm bảo việc thi hành nghiêm
túc các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu
lực pháp luật nhưng được thi hành ngay.
II. Thẩm quyền của Toà án trong thi hành án hình sự
1. Thẩm quyền của Tòa án
Cũng có một số quan điểm khác nhau về thẩm quyền của Toà án trong thi
hành án hình sự. Có quan điểm cho rằng thi hành án hình sự không phải là một
công tác chủ yếu của Toà án mà đó chỉ là những việc liên quan đến Toà án; có quan
điểm cho rằng thi hành án hình sự là việc chung của nhiều cơ quan tư pháp chứ
không phải của riêng Toà án; có quan điểm cho rằng thi hành án hình sự là một
trong những công tác chủ yếu của Toà án. Thực tế thì các văn bản quy phạm pháp
luật hiện nay cũng không phân định rõ rệt cơ quan tư pháp nào có chức năng "chủ
trì" trong thi hành án, do đó mỗi quan điểm trên đều đưa ra những lập luận riêng để
bảo vệ quan điểm của mình. Xét về góc độ thực tiễn thì hiện nay một bản án, quyết
định về hình sự có thể do nhiều cơ quan thi hành, nhất là trong trường hợp bản án,
quyết định đó có nhiều bị cáo, có nhiều loại hình phạt được áp dụng hoặc có nhiều
quyết định về dân sự, về hình phạt bổ sung.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề thẩm quyền của Tòa


án trong công tác thi hành án mà không đi sâu về việc phân tích xem các quan
điểm nào về việc "chủ trì" thi hành án hình sự là của cơ quan tư pháp nào.
Theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây xin
viết tắt là BLHS và BLTTHS) thì Toà án có thẩm quyền thực hiện các việc về thi
hành án hình sự, đó là:
- Ra quyết định thi hành án hình sự hoặc quyết định uỷ thác thi hành án hình
sự.
- Ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù;
- Quyết định giảm thời gian chấp hành hình phạt tù hoặc miễn chấp hành
hình phạt tù;
- Quyết định việc giảm thời gian thử thách của án treo;
- Quyết định xoá án tích hoặc cấp giấy chứng nhận xoá án tích;
- Theo dõi việc đưa người bị phạt tù giam vào trại giam để thi hành án hoặc
theo dõi việc thi hành án của những người bị kết án mà Toà án đã giao cho chính
quyền địa phương nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan tổ chức nơi người bị kết
án làm việc.
- Xem xét việc miễn, giảm thi hành án đói với khoản tiền phạt, án phí;
- Tổ chức việc thi hành hình phạt tử hình;
- Tham gia giúp Hội đồng đặc xá trung ương thực hiện việc đặc xá.
Như vậy, từ khi bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành án cho đến khi bản án, quyết định đó
được thi hành xong đều là công việc của Toà án, tức là căn cứ vào các quy định của
pháp luật hình sự, Toà án phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và chính xác nhằm đảm
bảo các bản án, quyết định phải đưa ra thi hành được thực hiện nghiêm chỉnh.
2. Thời hiệu thi hành bản án
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định
mà khi hết thời hạn đó, người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định như sau:
a. Năm năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ
hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống;

b. Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm
năm;
c. Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù trên mười lăm năm đến
ba mươi năm.
- Thời hiệu thi hành bản án quy định tại Điều 55 BLHS là thời hiệu thi hành
bản án hình sự về quyết định hình phạt. Đối với các quyết định về bồi thường thiệt
hại, án phí và các quyết định khác về tài sản thì việc xác định thời hiệu thi hành
bản án được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp
luật. Trong trường hợp người bị kết án lại phạm tội mới trong thời hạn quy định tại
khoản 2 Điều 55 BLHS thì thời hiệu được tính lại kể từ ngày họ phạm tội mới.
Ví dụ: Nguyễn Văn A bị Toà án phúc thẩm phạt 2 năm tù về tội "Cố ý gây
thương tích" theo bản án số 50/HSPT ngày 10/5/2006 và chưa bị bắt thi hành hình
phạt. Ngày 20/3/2007, Nguyễn Văn A phạm tội trộm cắp tài sản. Như vậy, thời
hiệu thi hành bản án số 50/HSPT ngày 10/5/2006 là năm năm tính từ ngày
21/3/2007. Thời hiệu thi hành bản án đối với tội trộm cắp tài sản tính từ ngày bản
án này có hiệu lực pháp luật (nếu như bị cáo không tiếp tục phạm tội mới).
- Trường hợp trong bản án có tổng hợp hình phạt của nhiều tội thì căn cứ
mức hình phạt để tính thời hiệu thi hành bản án hình sự là hình phạt chung của
hình phạt chính nặng nhất.
Ví dụ: Bị cáo A bị Toà án phúc thẩm tuyên phạt về ba tội: giết người, cướp
giật tài sản và cho vay nặng lãi và xử phạt 15 năm tù về tội giết người, 3 năm tù về
tội cướp giật và 20 triệu đồng về tội cho vay nặng lãi. Tổng hợp hình phạt chung là
18 năm tù và 20 triệu đồng. Thời hiệu thi hành bản án này mười năm (điểm b
khoản 2 Điều 55 BLHS).
- Trường hợp trong bản án có nhiều người bị kết án thì căn cứ vào mức hình
phạt đối với từng người cụ thể để tính thời hiệu thi hành bản án hình sự.
- Trong trường hợp bản án có tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, thì căn cứ
vào mức hình phạt trong mỗi bản án cụ thể để tính thời hiệu thi hành của từng bản
án hình sự cụ thể đó mà không phải căn cứ vào mức tổng hợp hình phạt chung.

- Trường hợp người bị kết án cố tình trốn tránh và cơ quan Công an đã cơ
quyết định truy nã theo đúng quy định tại Điều 161 BLTTHS, thì thời gian trốn
tránh không được tính và thời hiệu thi hành bản án hình sự tính lại kể từ ngày
người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
"Cố tình trốn tránh" là cố tình giấu địa chỉ, ẩn náu, thay đổi họ tên, hình
dạng… làm cho cơ quan có thẩm quyền thi hành án không biết họ ở đâu hoặc
không phát hiện được.
Trường hợp người bị kết án cố tình trốn tránh, nhưng cơ quan công an không
ra quyết định truy nã hoặc có ra quyết định truy nã, nhưng không đúng quy định tại
Điều 161 BLTTHS (Trừ những việc không thể thực hiện được, như phải dán ảnh
kèm theo nhưng không có ảnh), thì thời gian trốn tránh vẫn được tính để xác định
thời hiệu thi hành bản án hình sự.
- Trường hợp người bị kết án phạt tù được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành
hình phạt tù và khi hết thời hạn được hoãn hoặc tạm đình chỉ mà Chánh án Toà án
đã ra các quyết định này không ra quyết định thi hành án theo khoản 2 Điều 261
hoặc điểm b khoản 1 Điều 262 BLTTHS hoặc có ra quyết định thi hành hình phạt
tù, nhưng người bị kết án không trốn tránh, thì cũng được hưởng thời hiệu thi hành
bản án. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính kể từ ngày hết thời hạn hoãn,
tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và căn cứ vào mức hình phạt tù còn lại mà
người bị kết án chưa chấp hành.
III. Một số vấn đề về công tác thi hành án hình sự thuộc thẩm quyền
của Toà án
1. Ra quyết định thi hành án hình sự
- Về Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự: Những bản án, quyết định được thi
hành gồm:
+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì
có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị tức là kể từ
ngày tiếp theo sau thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo trình tự
phúc thẩm; (Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã được hướng
dẫn tại tiểu mục 4.1, mục 4, phần I Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số

05/2006/NQ-HĐTP ngày 8/12/2005).
+ Những bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
+ Những quyết định của Toà án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án cấp sơ thẩm quyết định
đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo,
hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời
hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án, quyết định của Toà
án được thi hành ngay mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Mặc dù Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định những bản án và
quyết định nêu trên được thi hành, nhưng theo quy định tại Điều 240 Bộ luật tố
tụng hình sự thì những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án không bị
kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị.
Khoản 1 Điều 237 BLTTHS quy định "những phần của bản án bị kháng cáo,
kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 255 của Bộ luật này… Điều này phù hợp với quy định tại Điều 240 BLTTHS.
Lẽ ra, Điều 255 BLTTHS phải quy định thêm trường hợp những phần của bản án,
quyết định sơ thẩm của Toà án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực
pháp luật và được đưa ra thi hành mới phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 237
và Điều 240 BLTTHS.
Trong thực tiễn thi hành án hình sự, các Toà án thường chưa ra quyết định
thi hành án đối với những phần bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị
vì theo quy định tại khoản 2 Điều 249 BLTTHS thì "Nếu có căn cứ, Toà án cấp
phúc thẩm có thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội
nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình sự
tù và cho hưởng án treo cho tất cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị
kháng cáo, kháng nghị".
Như vậy, nếu Toà án căn cứ vào quy định tại Điều 240 BLTTHS để ra quyết
định thi hành án hình sự đối với các bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo,
kháng nghị và quyết định đó được thi hành trước khi có bản án, quyết định của Toà

án cấp phúc thẩm (đã bắt thi hành án, đã thi hành phần dân sự trong vụ án hình sự,
đã thi hành các hình phạt bổ sung…) mà sau đó bản án, quyết định của Toà án cấp
phúc thẩm lại sửa án sơ thẩm theo hướng có lợi cho những bị cáo này thì rõ ràng
quyết định thi hành án phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án
sơ thẩm phải được huỷ bỏ. Vấn đề là ai có quyền ra quyết định huỷ bỏ hoặc thay
thế quyết định thi hành án trước đây. Hiện nay TANDTC chưa có hướng dẫn cụ thể
về vấn đề này, nhưng theo chúng tôi thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành
án có quyền ra quyết định khác để thi hành bản án, quyết định phúc thẩm (nếu bản
án, quyết định đó phải đưa ra thi hành).
Về nguyên tắc thì mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều phải
được thi hành nghiêm chỉnh và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân
tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình
phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án và phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành đó. (Điều 22 BLTTHS). Tuy nhiên, không
phải mọi bản án quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì Toà án đều phải
ra quyết định thi hành án hình sự bởi vì có những bản án, quyết định không phải ra
quyết định thi hành. Ví dụ những bản án, quyết định mà Toà án tuyên bố bị cáo
không phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, áp dụng hình phạt tù
khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam, quyết định đình chỉ
vụ án của Toà án cấp sơ thẩm hoặc quyết định đình chỉ, huỷ bản án sơ thẩm trong
trường hợp bị cáo đã chết, cảnh cáo tại phiên toà, buộc xin lỗi công khai….
Như vậy, Toà án chỉ ra quyết định thi hành án hình sự đối với những trường
hợp bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà bản án, quyết định
đó đã áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình, hình phạt trục xuất,
phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
Đối với các bản án, quyết định của Toà án có phần dân sự trong vụ án hình
sự thì kể cả trường hợp Toà án phải ra quyết định hoặc không phải ra quyết định thi
hành án hình sự đều do cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành.
Đối với các bản án, quyết định có áp dụng các hình phạt bổ sung như quản
chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm

cư trú, tước một số quyền công dân… đã nằm trong các bản án, quyết định, là một
phần của bản án, quyết định đó nên khi Toà án ra quyết định thi hành bản án, quyết
định số … ngày … tháng … năm … của Toà án … thì đồng thời cũng là quyết định
thi hành các hình phạt bổ sung (nếu có). Việc thi hành các hình phạt bổ sung nói
trên thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan, tổ chức nơi
người bị kết án cư trú hoặc làm việc.
Riêng đối với hình phạt trục xuất (dù là hình phạt chính hay hình phạt bổ
sung) do cơ quan Công an thực hiện, căn cứ vào quyết định thi hành án hình sự của
Toà án.
Riêng đối với hình phạt tiền (dù là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung)
do cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành.
- Về Điều 256 BLTTHS "Thủ tục đưa ra thi hành bản án và quyết định của
Toà án".
+ Thời hạn ra quyết định thi hành án là bảy ngày bao gồm cả ngày làm việc
và ngày nghỉ. Trường hợp ngày cuối cùng là ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ thì
ngày làm việc tiếp theo của ngày đó là thời hạn cuối cùng của thời hạn bảy ngày.
Ví dụ: Ngày cuối cùng của thời hạn là thứ bảy thì ngày làm việc tiếp theo
của ngày thứ bảy là thứ hai và thứ hai là thời hạn cuối của thời hạn bảy ngày.
+ Thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật là thời điểm kết thúc
thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của
ngày xác định. Ngày xác định là ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định trong
trường hợp Viện kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên toà hoặc là ngày bản
án, quyết định được giao hoặc được niêm yết nếu xử vắng mặt.
Nếu tại phiên toà, sau khi Toà án tuyên án, bị cáo, đương sự kháng cáo ngay
thì Toà án cấp sơ thẩm phải chấp nhận đơn kháng cáo đó.
Thời điểm két thúc kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối
cùng của thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn này là
ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ thì thời hạn kết thúc kháng cáo, kháng nghị là
ngày làm việc đầu tiên tiếp theo của ngày nghỉ đó và thời điểm kết thúc kháng cáo,

kháng nghị lúc hai mươi tư giờ của ngày kết thúc.
+ Ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm,
quyết định tái thẩm:
Theo quy định tại các Điều 254 BLTTHS "Việc giao bản án và quyết định
phúc thẩm" thì trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án hoặc ngày ra quyết
định thì Toà án cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho
người kháng nghị, Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan công an nơi đã xử sơ thẩm,
người đã kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo,
kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền trong trường hợp bản án phúc thẩm có tuyên hình phạt tiền, tịch thu tài
sản và quyết định dân sự… Trong trường hợp Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối
cao xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá 25 ngày".
Điều 288 BLTTHS "Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc giao
quyết định giám đốc thẩm" và Điều 299 BLTTHS "Hiệu lực của quyết định tái
thẩm và việc giao quyết định tái thẩm". Hai điều luật này đều quy định trong thời
hạn mười ngày kể từ ngày ra quyết định Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm phải
gửi quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm cho người bị kết án, người kháng
nghị, Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an nơi đã xử sơ thẩm, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ,
cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; thông báo bằng văn bản cho chính
quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc
làm việc.
Trong thực tiễn, các bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm hoặc
quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm thường gửi (giao) không đáp ứng
được quy định của pháp luật. Việc giao nhận bản án, quyết định thường rất chậm
do sau khi xét xử, việc đánh máy bản án, quyết định chậm, việc rà soát, xin chữ ký
trong bản án, quyết định cũng chậm và việc chuyển giao bản án, quyết định
(thường là thông qua bưu điện và gửi bình thường)… những việc phải làm sau khi
xét xử mỗi khâu chậm một ít cũng khiến cho hầu hết Toà án cấp phúc thẩm, giám
đốc thẩm không đảm bảo thời hạn giao bản án, quyết định trong thời hạn mười

ngày đối với Toà án cấp phúc thẩm giám đốc thẩm cấp tỉnh, giám đốc thẩm, tái
thẩm ở TANDTC và 25 ngày đối với Toà án cấp phúc thẩm của Toà án nhân dân
tối cao.
Những sự chậm trễ nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định
thi hành án hình sự của Toà án cấp sơ thẩm. Nếu đúng quy định của pháp luật thì từ
khi bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm tuyên án hoặc ra quyết định thì
chậm nhất là trong 17 ngày (10 ngày giao bản án, quyết định và 7 ngày ra quyết
định thi hành án) và đối với các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao là 32 ngày
(25 ngày giao bản án, quyết định và 7 ngày ra quyết định thi hành án); 17 ngày (10
ngày giao quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và 7 ngày ra quyết định thi hành án)
thì các bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm phải được đưa ra thi
hành. Trong thực tiễn, thời hạn trên không thực hiện được vì các lý do chậm trễ
nên có thể Toà án cấp sơ thẩm ra quyết định thi hành án không đúng với thời hạn
nêu trên. Trong trường hợp kéo dài thời hạn ra quyết định thi hành án, dù bất cứ lý
do nào thì đó cũng là lỗi của Toà án và người bị kết án sẽ phải chịu thiệt thòi về
"khoảng trống" mà Toà án đã tạo ra. Khi chưa có quyết định thi hành án thì người
bị kết án chưa được chuyển sang trại cải tạo, trại giam.
+ Cần lưu ý là Toà án chỉ được ra quyết định thi hành án khi có các căn cứ
quy định tại Điều 255, 240 và 237 BLTTHS. Trong thực tiễn đã xảy ra một số
trường hợp Toà án cấp sơ thẩm ra quyết định thi hành án khi bản án, quyết định
đang bị kháng cáo, kháng nghị. Do vậy, khi ra quyết định thi hành án, cần kiểm tra
kỹ bản án, quyết định đó có bị kháng cáo, kháng nghị không hoặc có thuộc các
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 BLTTHS không. Trong trường hợp
kháng cáo, kháng nghị quá thời hạn thì phải chờ quyết định của Toà án cấp phúc
thẩm về việc có chấp nhận hay không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị quá hạn.
+ Về việc uỷ thác cho Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Toà án
khác cùng cấp là cùng cấp huyện (Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh; Toà án quân sự khu vực ) hoặc Toà án nhân dân cấp tỉnh (Toà án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Toà án quân sự quân khu và tương
đương). Hiện nay tất cả các Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự cấp khu vực

đều đã thực hiện thẩm quyền xét xử theo khoản 1 Điều 170 BLTTHS.
Việc uỷ thác cho Toà án cùng cấp ra quyết định thi hành án hình sự chỉ được
thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Sau khi Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án ra quyết định
thi hành án và đã gửi cho cơ quan Công an cùng cấp để thi hành, nhưng cơ quan
Công an cùng cấp thông báo bằng văn bản cho Toà án cùng cấp biết là người bị kết
án đã chuyển đi nơi khác và có địa chỉ cụ thể;
Trường hợp thứ hai: Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án có căn cứ về việc người
bị kết án đang cư trú trên địa bàn hành chính khác.
Như vậy ở trường hợp thứ nhất thì Toà án sẽ phải ra hai quyết định, một là
quyết định thi hành án và hai là quyết định uỷ thác thi hành án. Vấn đề là khi Toà
án ra quyết định uỷ thác thi hành án và quyết định này chỉ ban hành sau khi Toà án
đã ra quyết định thi hành án, đã gửi cho cơ quan Công an cùng cấp và nhận được
thông báo bằng văn bản của cơ quan Công an cùng cấp cho Toà án biết là người bị
kết án đã chuyển đi nơi khác và có địa chỉ cụ thể. Trường hợp này sẽ phát sinh vấn
đề là quyết định thi hành án của Toà án cấp sơ thẩm đã ban hành nhưng không
được thực hiện bởi Toà án sẽ phải ra quyết định uỷ thác thi hành án và có thể hiểu
là quyết định uỷ thác thi hành án đã phủ định quyết định thi hành án trước đó, tức
là quyết định thi hành án này không còn hiệu lực thi hành. Cũng có quan điểm cho
rằng trường hợp này Toà án đã ra quyết định uỷ thác thi hành án gửi quyết định uỷ
thác và gửi cả quyết định thi hành án. Theo chúng tôi, Toà án ra quyết định uỷ thác
chỉ cần gửi quyết định uỷ thác thi hành án cùng với hai bản sao bản án, quyết định
phạt tù đã có hiệu lực pháp luật là đủ và đúng với hướng dẫn tại mục 1 Thông tư
liên ngành số 03/TTLN ngày 30/6/1993 của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Công an,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao "Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp
lệnh thi hành án phạt tù năm 1993".
Trường hợp thứ hai: Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án có căn cứ về việc người
bị kết án đang cư trú trên địa bàn hành chính khác.
Vấn đề đặt ra là: Căn cứ về việc người bị kết án đang cư trú trên địa bàn
hành chính khác xuất hiện vào thời điểm nào, trước hay sau khi Toà án ra quyết

định thi hành án hình sự? Về vấn đề này, trong điểm 2 mục I Nghị quyết Hội đồng
Thẩm phán số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 cũng không hướng dẫn cụ thể
phải giải quyết thế nào. Theo chúng tôi cũng có thể giải quyết như sau:
- Nếu Toà án chưa ra quyết định thi hành án mà có căn cứ người bị kết án
đang cư trú trên địa bàn hành chính khác thì ra quyết định uỷ thác thi hành án, gửi
cho Toà án được uỷ thác các tài liệu kèm theo, trong đó có tài liệu mà căn cứ vào
tài liệu này, Toà án biết rõ người bị kết án đang cư trú trên địa bàn của Toà án được
uỷ thác thi hành án. Tài liệu này giúp cho Toà án được uỷ thác thi hành án ra quyết
định thi hành án và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan Công an thi hành quyết định
của Toà án.
- Nếu sau khi Toà án đã ra quyết định thi hành án mới biết là có căn cứ
người bị kết án đang cư trú trên địa bàn hành chính khác, có thể thông tin (căn cứ)
này không phải do cơ quan Công an cung cấp hoặc thông báo bằng văn bản mà do
từ các nguồn thông tin khác thì Toà án sơ thẩm thực hiện việc uỷ thác thi hành án
như hướng dẫn ở trường hợp thứ nhất (như việc nhận được thông báo bằng văn bản
của cơ quan Công an về việc người bị kết án đã chuyển đi nơi khác và có địa chỉ cụ
thể).
+ Về việc Toà án được uỷ thác
Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác thi hành
án, Chánh án Toà án được uỷ thác phải ra quyết định thi hành án.
- Nếu cơ quan Công an thông báo là người bị kết án đã chuyển đi cư trú tại
địa bàn khác thì trả hồ sơ uỷ thác thi hành án cho Toà án đã uỷ thác và giải quyết:
+ Nếu Toà án được uỷ thác thi hành án biết địa chỉ của người bị kết án thì
thông báo cho Toà án đã uỷ thác để Toà án này tiếp tục thực hiện việc uỷ thác cho
Toà án nơi người bị kết án đang cư trú;
+ Nếu Toà án được uỷ thác không biết địa chỉ mới của người bị kết án thì
cũng thông báo cho Toà án đã uỷ thác để Toà án này ra quyết định thi hành án và
yêu cầu cơ quan Công an ra quyết định truy nã.
+ Nếu Toà án được uỷ thác thi hành án thấy việc uỷ thác là không có căn cứ,
không đúng thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để Toà án đã uỷ thác

biết. Toà án đã uỷ thác nếu thấy việc từ chối uỷ thác là có căn cứ thì Chánh án Toà
án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định hủy quyết định uỷ thác không có căn cứ.
Việc ra quyết định thi hành án hay tiếp tục ra quyết định uỷ thác cho Toà án khác
tuỳ thuộc vào việc có căn cứ để ra một trong hai quyết định này không.
Để đảm bảo theo dõi, quản lý tốt việc uỷ thác, nhận uỷ thác thi hành án, tránh
tình trạng Toà án đã uỷ thác thi hành án cho rằng sau khi đã gửi các tài liệu về uỷ
thác thi hành án là đã hoàn thành nhiệm vụ, không còn thẩm quyền, không còn trách
nhiệm và Toà án được uỷ thác có nhận được quyết định, tài liệu kèm theo việc uỷ
thác thi hành án không, có ra quyết định thi hành án không, đồng thời tránh tình
trạng Toà án được uỷ thác tuy nhận được là hồ sơ uỷ thác thi hành án nhưng không
thực hiện việc ra quyết định thi hành án. Như vậy, có thể xảy ra (và trong thực tiễn
đã xảy ra) trường hợp quyết định thi hành án được ban hành nhưng không gửi hoặc
đã nhận hồ sơ thi hành án nhưng không thực hiện. Cả hai trường hợp này đều dẫn tới
người bị kết án vẫn không có quyết định thi hành án và nếu không bị phát hiện thì
họ đương nhiên được hưởng thời hiệu thi hành án. Điều này có nghĩa là bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật không còn được thi hành.
Chúng tôi cho rằng, Toà án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn, quy định cụ
thể về vấn đề này. Theo chúng tôi, nên có quy định cụ thể về việc giao nhận hồ sơ
uỷ thác thi hành án. Chẳng hạn Toà án đã uỷ thác phải gửi cùng hồ sơ uỷ thác
phiếu gửi, Toà án được uỷ thác phải ký, đóng dấu vào phiếu gửi và gửi trả lại Toà
án đã uỷ thác như một xác nhận đã nhận được hồ sơ uỷ thác thi hành án, phiếu gửi
này được lưu tại Toà án đã uỷ thác để xác định đã gửi hồ sơ uỷ thác và Toà án đã
nhận uỷ thác thi hành án. Cũng có thể quy định Toà án được uỷ thác phải gửi cho
Toà án đã uỷ thác quyết định thi hành án hoặc thông báo bằng văn bản cho Toà án
đã uỷ thác và các tài liệu này được lưu tại Toà án đã uỷ thác để quản lý, theo dõi
chặt chẽ việc uỷ thác thi hành án hình sự.
2. Ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
2.1. Về Điều 261 của BLTTHS: "Hoãn chấp hành hình phạt tù"
Hoãn chấp hành hình phạt tù là việc Toà án đã ra quyết định thi hành án đối
với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại, nhưng xét thấy có những căn cứ quy

định tại Điều 61 BLHS hoặc xét thấy có căn cứ khác để chưa buộc họ phải chấp
hành hình phạt ngay.
a. Thẩm quyền và thủ tục hoãn chấp hành hình phạt tù
+ Thẩm quyền ban hành quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù thuộc
Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phạt tù.
Ví dụ: Chánh án TAND quận A đã ra quyết định thi hành án phạt tù có
quyền ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù.
b. Thủ tục để hoãn chấp hành hình phạt tù: Viện kiểm sát và cơ quan Công
an cùng cấp có văn bản đề nghị hoặc người bị kết án có đơn xin hoãn chấp hành
hình phạt tù. Trường hợp không có đề nghị hoặc có đơn xin hoãn chấp hành hình
phạt tù, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phạt tù có thể tự mình xét và
ra quyết định cho người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù nếu người thân
thích của người bị kết án (cha, mẹ, vợ, chồng, anh chị em…) hoặc cơ quan, tổ chức
nơi người bị kết án làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người bị kết án
thường trú có đề nghị bằng văn bản.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù phải có
trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị hoãn; Hồ sơ xin hoãn chấp hành hình phạt tù bao
gồm các tài liệu:
- Bản sao bản án hoặc trích lục bản án hình sự
- Văn bản đề nghị của những cơ quan, tổ chức, cá nhân, Viện kiểm sát, Công
an cùng cấp… (những người được đề nghị hoặc xin hoãn).
Thực tiễn cũng có thể một người bị kết án nhưng có nhiều nơi đề nghị hoãn
chấp hành hình phạt tù. Ví dụ: người bị kết án xin hoãn, Viện kiểm sát cùng cấp đề
nghị, cơ quan nơi người bị kết án làm việc hoặc chính quyền nơi người bị kêt án cư
trú có văn bản đề nghị… Trường hợp này chưa có hướng dẫn là Chánh án Toà án
đã ra quyết định thi hành án xem xét đơn xin hoãn của người bị kết án hay xem xét
các đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức…
Trường hợp này, theo chúng tôi, Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành
án nên chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát để xem xét và nếu như có đủ căn cứ để
hoãn chấp hành hình phạt tù thì Quyết định hoãn của Chánh án đương nhiên không

bị Viện kiểm sát kháng nghị.
- Kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị
kết án. Đối với trường hợp người bị kết án bị HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS
thì chỉ cần kết quả xét nghiệm HIV và phải xác định rõ là đang có các nhiễm trùng
cơ hội và tiên lượng xấu. Trường hợp này được coi là người bị kết án bị bệnh nặng
và được hoãn chấp hành hình phạt tù.
- Kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc người bị kết án là phụ nữ
đang có thai hoặc bản sao giấy khai sinh, giấy chứng sinh và xác nhận của chính
quyền địa phương nơi họ thường trú về việc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị kết án thường trú về
việc họ là lao động duy nhất trong gia đình, nếu họ đi chấp hành hình phạt tù thì
gia đình gặp khó khăn đặc biệt.
- Văn bản của cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc hoặc chính quyền
nơi người đó thường trú xác nhận cần có sự có mặt của họ vì nhu cầu công vụ.
Chú ý: Trong các hồ sơ xin hoãn chấp hành hình phạt tù phải có các tài liệu
nêu trên, nhưng không phải là tất cả các tài liệu mà chỉ cần tài liệu để chứng minh
lý do xin hoãn chấp hành hình phạt tù. Các tài liệu trên tập hợp thành hồ sơ xin
hoãn chấp hành hình phạt tù và được gửi Chánh án Toà án đã ra quyết định thi
hành án phạt tù.
c. Các căn cứ và thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù:
- Có đầy đủ hồ sơ đề nghị hoặc xin hoãn chấp hành hình phạt tù.
- Có một trong các điều kiện hoãn chấp hành hình phạt tù quy điịnh tại
khoản 1 Điều 61 BLHS và thoả mãn các điều kiện theo hướng dẫn của Hội đồng
Thẩm phán TANDTC tại mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007
cụ thể là:
- Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khoẻ được khôi phục.
Người bị kết án bị bệnh nặng tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành
hình phạt tù được và nếu họ phải chấp hành hình phạt tù thì có thể nguy hiểm đến
tính mạng. C�c bệnh được coi là nặng như: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ
trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở

lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS (bệnh viện cấp tỉnh xác nhận).
- Là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn đến
khi con đủ 36 tháng tuổi. Không phân biệt người con đó là con đẻ hay con nuôi và
nếu họ bị xử phạt tù lần đầu.
- Là người không bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và họ là người lao động có thu nhập duy nhất
trong gia đình. Thời hạn hoãn là một năm.
- Là người bị kết án về tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình
phạt với tội ấy là 3 năm tù) và do nhu cầu công vụ thì được hoãn đến một năm.
Chú ý: Trường hợp phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ hơn dưới 36 tháng tuổi
đang được hoãn chấp hành hình phạt tù mà lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con
dưới 36 tháng tuổi thì Toà án vẫn cho hoãn tiếp đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Điều
này có nghĩa là có thể cho hoãn nhiều lần.
- Người lao động duy nhất trong gia đình hoặc do nhu cầu công vụ có thể
được hoãn một lần hoặc nhiều lần nhưng tổng thời gian hoãn không quá một năm.
Do đó, nếu đã hoãn một lần hoặc nhiều lần mà thời gian hoãn đã được một năm thì
người bị kết án không được xét hoãn nữa nếu họ xin hoãn hoặc đề nghị hoãn của
cơ quan, chính quyền vẫn vì lý do công vụ hoặc vì lý do là người lao động duy
nhất trong gia đình.
- Ngoài các trường hợp được hoãn chấp hành hình phạt tù quy định tại khoản
1 Điều 61 BLHS và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tại tiểu mục
7.1 mục 7 Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007
thì Toà án cũng có thể cho người bị kết án phạt tù được hoãn chấp hành hình phạt
tù nhưng phải xem xét thận trọng, chặt chẽ. (xem ví dụ tại tiểu mục 7.2 mục 7 Nghị
quyết Hội đồng Thẩm phán số 01/2007 ngày 2/10/2007).
d. Thời hạn ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị hoặc xin hoãn chấp hành hình phạt tù,
Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phải nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy có
tài lieụe nào chưa đủ hoặc cần làm rõ hơn thì yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề
nghị hoãn chấp hành hình phạt tù bổ sung, làm rõ thêm (kể cả cơ quan Công an

hoặc Viện kiểm sát đề nghị). Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận
được yêu cầu bổ sung, làm rõ, Chánh án Toà án phải quyết định cho hoãn hoặc
không cho hoãn chấp hành hình phạt tù.
Nếu không chấp nhận thì Chánh án phải thông báo bằng văn bản cho cơ
quan, tổ chức, cá nhân đề nghị hoãn biết, trong đó phải nêu rõ lý do về việc không
chấp nhận đề nghị hoãn.
Nếu chấp nhận thì Chánh án ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù và
quyết định này được gửi cho người được hoãn chấp hành hình phạt tù; Viện kiểm
sát, cơ quan Công an cùng cấp (hoặc cơ quan thi hành án của Quân đội cùng cấp);
chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người được hoãn chấp
hành hình phạt tù đang cư trú hoặc làm việc để quản lý theo quy định tại Điêu 263
của Bộ luật tố tụng hình sự và hướng dẫn tại mục 3 phần III Nghị quyết Hội đồng
Thẩm phán số 02/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007.
Nếu Viện kiểm sát có kháng nghị đối với văn bản thông báo không chấp
nhận đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù ví lý do không xác đáng hoặc kháng
nghị quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù vì không có căn cứ thì Chánh án phải
xem xét để nếu có căn cứ thì huỷ bỏ thông báo hoặc quyết định hoãn chấp hành
hình phạt tù và thay bằng quyết định mới.
đ. Về việc tiếp tục ra quyết định thi hành án khi sắp hết thời hạn hoãn chấp
hành hình phạt tù (khoản 2 Điều 261 BLTTHS).
"Chậm nhất là bảy ngày trước khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù,
Chánh án Toà án đã cho hoãn chấp hành hình phạt tù phải ra quyết định thi hành án
và phải gửi ngay quyết định thi hành án cùng bản án, quyết định phạt tù đã có hiệu
lực pháp luật cho cơ quan Công an cùng cấp và người bị kết án trước khi hết thời
hạn hoãn chấp hành hình phạt tù.
Nếu quá thời hạn bảy ngày kể từ ngày hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt
tù, người bị kết án không có mặt tại cơ quan Công an để đi chấp hành hình phạt tù
mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan Công an phải áp giải người bị kết án đi
chấp hành hình phạt tù".
Như vậy, các Toà án cấp sơ thẩm phải có sổ theo dõi về việc hoãn chấp hành

hình phạt tù. Các tiêu chí theo dõi phải được thể hiện như: họ và tên người bị kết
án; số bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, ngày tháng năm của bản án,
quyết định đó; tội danh và mức hình phạt tù; Lý do được hoãn chấp hành hình phạt
tù; Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù số, ngày tháng năm; thời gian được
hoãn; ngày hết hạn hoãn; hoãn lần thứ mấy…
Từ những tiêu chí theo dõi, quản lý nêu trên, Toà án có căn cứ để ra quyết
định thi hành án (tiếp tục thi hành án), có căn cứ để khi thấy cần thiết Chánh án tự
mình cho hoãn (nếu như thời hạn được hoãn vẫn còn, ví dụ như hoãn lần 1 là 6
tháng, vẫn có thể cho hoãn tiếp lần thứ hai 6 tháng hoặc 2 lần nữa mỗi lần 3 tháng
để tổng các lần hoãn vì người bị kết án là lao động duy nhất hoặc vì lý do công vụ
không quá một năm).
Trường hợp không có căn cứ cho hoãn nữa (con đã đủ 36 tháng tuổi, có thai
nhưng đã sảy thai, con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đã bị chết hoặc không được Toà án giao
nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn…) thì thủ tục để buộc người bị kết án chấp
hành hình phạt tù đúng như quy định tại đoạn một, khoản 2 Điều 261 BLTTHS.
Nếu quá 7 ngày kể từ ngày hết hạn hoãn chấp hành hình phạt tù, người bị kết
án không có mặt tại cơ quan công an, không có lý do chính đáng thì cơ quan Công
an phải áp giải người đó đi chấp hành hình phạt tù.
Lý do chính đáng là những lý do gì, được trình bày với cơ quan Công an hay
với cơ quan nào? Vấn đề này chưa được TANDTC hướng dẫn, do đó khi có lý do
mà cơ quan Công an cho là chính đáng thì sẽ không thực hiện việc áp giải người bị
kết án đi chấp hành hình phạt tù và nếu kéo dài có thể dẫn tới hết thời hiệu thi hành
án hình sự.
e. Một số vướng mắc trong hoãn chấp hành hình phạt tù
- TANDTC mới chỉ hướng dẫn các trường hợp bị bệnh nặng được hoãn chấp
hành hình phạt tù, nhưng chưa có hướng dẫn thế nào là sức khoẻ đã hồi phục (được
hồi phục). Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền xác nhận (xác định) người bị kết
án đã hồi phục sức khoẻ, có đủ sức khoẻ để chấp hành hình phạt tù? Đây là căn cứ
quan trọng để Toà án ra quyết định thi hành án phạt tù khi lý do hoãn này đã hết.
Theo chúng tôi nên quy định hoặc có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này vì nếu

không thì việc hoãn này kéo dài không có giới hạn. Thẩm quyền xác định sức khoẻ
của người được hoãn chấp hành hình phạt tù cũng nên quy định là bệnh viện từ cấp
tỉnh trở lên; người bị kết án bị bệnh nặng cũng cần có quy định việc khám, xác
định sức khoẻ theo định kỳ 1 năm, 2 năm, 3 năm…/ một lần.
- Trường hợp người bị bệnh nặng, được hoãn chấp hành hình phạt tù, nhưng
trong thời hạn được hoãn thì họ bị chết thì Toà án giải quyết thế nào?
Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành thì Toà án không có thẩm
quyền ra quyết định đình chỉ thi hành án phạt tù, vì vậy trong hệ thống biểu mẫu
của ngành TAND cũng không có tiêu chí nào theo dõi về việc người bị kết án (kể
cả kết án phạt tù hoặc các hình phạt khác được quy định trong BLHS) bị chết
trước, trong khi có quyết định thi hành án hoặc trong khi có quyết định hoãn, tạm
đình chỉ thi hành án phạt tù. Các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC
hướng dẫn về thi hành án hình sự cũng không có mẫu "Đình chỉ thi hành án phạt tù
hoặc đình chỉ thi hành án hình sự (đối với những hình phạt không phải là hình phạt
tù).
Chúng tôi cho rằng hướng dẫn tại điểm 8.4 mục 8 Thông tư liên tịch số
02/22006/TTLT ngày 18/5/2006 của TANDTC, VKSNDTC, BCA, Bộ Quốc
phòng, Bộ Y tế: "Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định
đình chỉ việc chấp hành hình phạt tù vì người bị kết án đã chấp hành hình phạt tù vì
người bị kết án đã chết" cũng không đúng Luật hình sự. Do chưa có hướng dẫn cụ
thể nên hiện nay, các trường hợp người bị kết án bị chết đều được coi là "đã xong"
để xoá sổ thụ lý, theo dõi, quản lý về thi hành án hình sự mà tài liệu về việc "đã
xong" này chỉ có thể là giấy báo tử.
- Những trường hợp có lý do, có căn cứ để hoãn nhiều lần, kéo dài trong
nhiều năm thì có thể được xét miễn chấp hành toàn bộ hoặc miễn chấp hành phần
còn lại của hình phạt tù (đối với trường hợp trước khi được tại ngoại họ đã bị tạm
giam, tạm giữ và thời hạn tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn phạt tù) hay
không? Việc kéo quá dài thời hạn hoãn cũng gây nhiều khó khăn trong theo dõi,
quản lý, giám sát của Toà án, cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi
người được hoãn chấp hành hình phạt tù làm việc hoặc thường trú. Theo chúng tôi,

mặc dù chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, nhưng nếu người bị kết án phạt tù
được hoãn chấp hành nhiều năm và trong nhiều năm đó họ không vi phạm pháp
luật, không còn nguy hiểm cho xã hội, được chứng minh là họ đã hoàn lương, có
nhiều thành tích trong hoạt động xã hội, chăm chỉ lao động, có ích cho xã hội… thì
cũng được xét miễn theo quy định tại Điều 57 BLHS và vận dụng theo hướng dẫn
tại tiểu mục b mục 2 Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán TANDTC số 01/2007/NQ-
HĐTP ngày 2/10/2007. Riêng đối với trường hợp miễn chấp hành phần hình phạt
còn lại thì hầu như những người được hoãn chấp hành hình phạt tù không ai đáp
ứng được điều kiện "đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt tù" vì thực
tế thời hạn đã chấp hành của họ chỉ là thời hạn đã bị tạm giam, tạm giữ mà thôi.
Như vậy sẽ có sự không công bằng khi một người chưa phải chấp hành hình
phạt tù một ngày nào thì có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt tù, còn
người đã chấp hành một phần hình phạt nhưng chưa được một nửa thì không được
xét miễn phần hình phạt còn lại. Vấn đề này theo chúng tôi cũng cần có hướng dẫn
cụ thể hoặc có sửa đổi cho phù hợp.
- Cho đến nay cũng không có quy định và hướng dẫn cụ thể về việc thời gian
được hoãn chấp hành hình phạt tù có được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù
hay không. Thực tiễn áp dụng thì thời gian được hoãn chấp hành hình phạt không
được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù, tuy nhiên, nếu được quy định trong
Điều 61 BLHS như quy định tại khoản 2 Điều 62 BLHS thì chặt chẽ hơn.
2.2. Về Điều 262 BLTTHS "Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù"
Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là việc Toà án cho người đang chấp
hành hình phạt tù tạm thời không phải chấp hành hình phạt tù khi có các căn cứ
quy định tại khoản 1 Điều 61 và Điều 62 BLHS.
Người đang chấp hành hình phạt tù thuộc đối tượng của việc tạm đình chỉ là
người bị kết án phạt tù giam, đang bị giam giữ hoặc cải tạo tại các trại giam.
a. Thẩm quyền và thủ tục tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
- Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù có
thể cho người bị kết án phạt tù, đang chấp hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp
hành hình phạt tù nếu người đó bị bệnh nặng (điểm a, khoản 1, Điều 61 BLHS).

Đây là một quy định mới so với quy định trước đây là Chánh án đã ra quyết
định thi hành án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ trong mọi trường hợp.
Sở dĩ có sự thay đổi này vì quy định trước đây không phù hợp bởi lẽ sau khi có
quyết định thi hành án, cơ quan Công an sẽ đưa người phải chấp hành hình phạt tù
đi cải tạo tại các trại giam và thực tế là không phải trại giam nào cũng gần nơi Toà
án đã ra quyết định thi hành án. Do đó, khi người bị kết án bị bệnh nặng, việc xem
xét, giải quyết để có thể ra quyết định tạm đình chỉ thường không kịp thời. Quy
đinh Chánh án TAND cấp tỉnh nơi người đang chấp hành hình phạt tù có thẩm
quyền xem xét, ra quyết định tạm đình chỉ sẽ đảm bảo thuận lợi và nhanh chóng,
kịp thời hơn khi người chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng.
- Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án có thể cho người đang chấp
hành hình phạt tù được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù trong các trường hợp
quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 61 và Điều 62 BLHS.
Thẩm quyền này thuộc Chánh án TAND cấp tỉnh hoặc cấp huyện nếu Chánh
án Toà án đó đã ra quyết định thi hành án (nghĩa là Chánh án Toà án đã xét xử sơ

×