Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

chương trình xóa đói giảm nghèo của quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.08 KB, 11 trang )

Câu 1: Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan
đến chương trình xóa đói giảm nghèo của quốc gia ?
Câu 2: Vì sao xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội bền
vững?
Trả lời
Một số văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa
đói giảm nghèo của quốc gia là:
1.Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chính sách phát triển kinh tế -
xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào ngày 31 tháng 7 năm 1998.
Với mục tiêu tổng quát: Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng
xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo
nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước;
góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Theo kế hoạch
ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và được chia làm 2 giai đoạn. Giai
đoạn 1 kéo dài từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 sẽ kéo
dài từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006 Nhà nước Việt
Nam quyết định kéo dài chương trình thêm 5 năm nữa. Và gọi giai đoạn
1997-2006 là giai đoạn 1,tiếp theo là giai đoạn 2 (2006-2010). Mục tiêu chính
của từng giai đoạn là:
Giai đoạn 1(1997-2006):
• Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số.
1
• Phát triển cơ sở hạ tầng.
• Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như trường học,
điện, trạm y tế, nước sạch.
• Nâng cao đời sống văn hóa.
Giai đoạn 2 (2006-2010):
• Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất.
• Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất


gắn với thị trường.
• Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
• Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong
cả nước.
• Đến năm 2010, trên địa bàn không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống
còn dưới 30%.
Nội dung chính của chương trình là:
 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo thực hiện giao đất giao rừng và
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gắn với công tác định canh, định
cư phát triển vùng kinh tế mới, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất,
ổn định đời sống.
 Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ
sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo các cán bộ khuyến nông thôn
bản. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.Xây dựng các mô hình sản
xuất có hiệu quả, phát triển công nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản
xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm
có giá trị.
2
 Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Làm đường dân sinh, xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi, và kết hợp
cấp nước sinh hoạt. Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có
điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng
các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt
cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết.
 Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kỉ năng quản lý điều hành xã
hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25
tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động
 Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ
sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các
dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động.

 Các hoạt động kinh doanh nông lâm sản và hàng hoá phục vụ sản xuất đời
sống của nhân dân trong vùng các xã đặc biệt khó khăn được ưu tiên về
chính sách thuế theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31
tháng 3 năm 1998 của Chính phủ và các chính sách về thuế khác khuyến
khích đầu tư theo quy định hiện hành.
 Vốn đầu tư cho thực hiện Chương trình được huy động từ các nguồn sau:
- Vốn ngân sách Nhà nước (kể cả vốn của các chính phủ và các tổ chức quốc
tế tài trợ).
- Vốn vay tín dụng.
- Vốn huy động từ các tổ chức và các cộng đồng dân cư.
Các Bộ, Ban ngành đoàn thể và các địa phương có liên quan phối hợp thực
hiện QĐ trên.
3
2.Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của chính phủ Việt Nam về chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo chính thức
triển khai vào ngày 27 tháng 12 năm 2008.
Nội dung chủ yếu của Nghị quyết :
• Quan điểm:
o Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước
và là sự nghiệp của toàn dân.
o Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện nghèo là
nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu.
o Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo chung
trong cả nước, Trung ương tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư,
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
• Mục tiêu tổng quát: đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; củng
cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá
giả; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc
biệt khó khăn; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế
tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành

thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm
hộ nghèo.
• Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
o Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10 - 11%
năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo);
o Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005.
4
o Phấn đấu 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải
đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Và các mục tiêu cụ thể tới năm 2015, 2020.
• Đối tượng: là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; ưu
tiên đối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo dân tộc thiểu số,
hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt).
• Tiếp tục thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành về hỗ trợ trực tiếp cho
người nghèo ở các huyện nghèo có sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng
đối tượng thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ, mức đầu tư.
• Chính phủ đề ra 4 nhóm biện pháp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
1. Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
a. Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao
rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất.
b. Chính sách hỗ trợ sản xuất.
c. Đối với hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian
chưa tự túc được lương thực thì được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng.
d. Tăng cường, hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
e. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư
sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo.
f. Hỗ trợ mỗi huyện 100 triệu đồng/năm để xúc tiến thương mại.
5

×