Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đổi mới nội dung hoạt động của liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh phú thọ giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.74 KB, 54 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
HÀ NGỌC ANH
ĐỔI MỚI NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015-2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐỀ ÁN
ĐỔI MỚI NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015-2020
Người thực hiện: Hà Ngọc Anh
Lớp: Cao cấp lý luận Chính trị B3-14 (2014-2015)
Chức vụ: Phó Trưởng Ban Phụ trách Ban Khoa học công nghệ
Đơn vị công tác: Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Phú Thọ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Thái
HÀ NỘI, THÁNG 6 NĂM 2015
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện thành công đề án này, ngoài nỗ lực bản thân còn có rất
nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Học viện, cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin chân thành gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy giáo TS. Lê Văn Thái,
là người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề án. Nhờ có sự chỉ bảo tận
tình của thầy, nhờ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu thầy truyền đạt
mà em mới có thể hoàn thành được đề án. Đó cũng là quá trình đào sâu kiến
thức, kinh nghiệm giúp em cả trong quá trình công tác sau này.
Em cũng xin cám ơn quý thầy, cô ở các Khoa, Phòng của Học viện chính trị
khu vực I đã giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại Học viện.
Xin chân thành cảm ơn các bạn học lớp B3-14 đã luôn bên cạnh, giúp


đỡ, động viên tôi trong những lúc khó khăn để học tập, rèn luyện và thực hiện
đề án này.
Tôi xin cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn là chỗ
dựa tinh thần vững chắc, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp.
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề án không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của thầy cô và
đồng nghiệp.
Em xin kính chúc quý thầy, cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè lời chúc
sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp.

Học viên: Hà Ngọc Anh
i
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
HĐND Hội đồng nhân dân
KH&CN
Liên hiêp hội
Khoa học và công nghệ
Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
STKT
UBND
Sáng tạo kỹ thuật
Ủy ban nhân dân
ii
MỤC LỤC
iii
A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Xét trong bối cảnh thực tiễn và toàn diện của đời sống xã hội cho thấy
vai trò của tri thức đã, đang chi phối và luôn đứng ở vị trí trung tâm của mọi
quá trình vận động, phát triển của xã hội nhất là trong giai đoạn đất nước ta
và toàn nhân loại đang bước vào thời kỳ của nền kinh tế tri thức. Vì vậy, vấn
đề tri thức và trình độ khoa học công nghệ có vai trò to lớn đối với sự tồn tại
và phát triển của quốc gia, dân tộc. Việc phát huy sức mạnh tổng hợp của
mọi tầng lớp nhân dân trong đó có việc phát huy vai trò, trí tuệ của đội ngũ
trí thức trở thành một trong những chủ trương, chính sách quan trọng mang
tính chiến lược của Đảng và Nhà nước.
Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương Khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước đã khẳng định: "Trong mọi thời đại, tri
thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt
sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng
của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành
nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong
chiến lược phát triển".
Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi
mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội Khoa
học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, khẳng định: "Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam có hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương là tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”…;
“Phát triển Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là trách nhiệm
của Đảng, Nhà nước và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ"; “Đến năm
1
2020, xây dựng Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trở thành
tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh ở Trung ương và các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết và phát

huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; góp phần đưa
khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh".
Xuất phát từ nhận thức về vai trò của tri thức, của khoa học công nghệ
nhất là trong nền kinh tế tri thức, đồng thời nhằm củng cố quan điểm của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài, trí thức, về phát
huy khối liên minh Công - Nông - Trí trong hoạt động của các cấp ủy, chính
quyền trên địa bàn. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ
đang được củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả trên các mặt như phổ biến
kiến thức, tổ chức các hoạt động tôn vinh sáng tạo, và tư vấn, phản biện và
giám định xã hội … Tuy nhiên để thực sự trở thành một tổ chức chính trị -
xã hội trong thời gian tới Liên hiệp hội cần phải tiếp tục đổi mới nội dung
hoạt động đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước nhất là trên các mặt tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức, phát huy
sức mạnh của các hội thành viên. Chính vì vậy, Tôi chọn đề tài: “Đổi mới
nội dung hoạt động của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2015-2020” làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị.
2. Mục tiêu của đề án
2. 1. Mục tiêu chung
Hoạt động của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ
được đổi mới, phấn đấu đến năm 2020 trở thành tổ chức chính trị - xã hội
vững mạnh, giữ vai trò nòng cốt trong việc tập hợp, đoàn kết và phát huy sức
sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Đất Tổ.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đổi mới công tác tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh của đội ngũ trí
thức khoa học trong và ngoài tỉnh.
- Nâng cao chất lượng hoạt động các hội thành viên, tạo hạt nhân gắn kết
các thành viên có cùng lĩnh vực hoạt động, giúp đỡ nhau nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ và bảo vệ lợi ích chính đáng theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng chương trình phối hợp hoạt động giữa Liên hiệp hội với các
sở, ngành, đoàn thể liên quan và giữa đảng đoàn liên hiệp hội với trên 70%
đảng bộ các huyện trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cơ quan
thường trực liên hiệp hội đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ.
3. Giới hạn của đề án
- Về đối tượng : Hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật
tỉnh Phú Thọ.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Về thời gian: Tổng kết thực tiễn 5 năm 2011-2015; Thời gian tổ chức
thực hiện Đề án 2015-2020.
3
B. NỘI DUNG
1. Căn cứ để xây dựng đề án
1.1 Cơ sở khoa học
Năm 1983, tại Hà Nội đã tiến hành Đại hội thành lập Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, nay Liên
hiệp hội Việt Nam đã được thừa nhận là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ
trí thức KH&CN Việt Nam, có hệ thống tổ chức từ Trung ương tới tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
nằm trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Năm 2002 Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Phú Thọ được
thành lập với 6 hội thành viên, tuy nhiên chính thức đi vào hoạt động năm
2004 trên cơ sở tự nguyện, tự giác của các thành viên Ban chấp hành, ban
Thường vụ. Đến năm 2008 sau đại hội đại biểu lần thứ II, cơ quan thường
trực đã được tỉnh quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và đầu tư kinh phí hoạt
động. Sau đại hội lần thứ III năm 2013 Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ
thuật tỉnh tiếp tục nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, chức năng, nhiệm
vụ được quy định cụ thể trong điều lệ được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt:

* Các chức năng Liên hiệp hội
- Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ở trong tỉnh,
trí thức khoa học và công nghệ ngoài tỉnh, kiều bào định cư ở nước ngoài góp
phần trí tuệ, sức lực vào sự nghiệp xây dựng quê hương; điều hoà, phối hợp
hoạt động của các hội thành viên.
- Làm đầu mối giữa các hội thành viên, hội viên tập thể với các cơ quan
của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức khác
nhằm giải quyết những vấn đề chung trong hoạt động của Liên hiệp hội.
4
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, hội thành
viên, hội viên tập thể của trí thức khoa học và công nghệ trong tỉnh trong
khuôn khổ pháp luật quy định.
* Các nhiệm vụ của Liên hiệp hội:
- Củng cố, phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của các hội thành
viên và hội viên tập thể.
- Tham gia thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, giáo
dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển cộng đồng, xoá đói
giảm nghèo:
+ Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia
hoạt động hội; phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ trong nhân dân; tổ
chức và hướng dẫn phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và công
nghệ thông qua Hội thi sáng tạo kỹ thuật.
+ Tổ chức các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhằm
góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chương trình, kế
hoạch, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và
công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi
trường, an ninh - quốc phòng của tỉnh.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao các
tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường.
+ Tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề, góp phần

xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
+ Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo,
chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Thực hiện công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ:
5
+ Phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách
nhiệm công dân, tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tính trung thực và đạo đức
nghề nghiệp.
+ Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đường lối, chủ trương, chính sách và
pháp luật của Đảng, Nhà nước.
+ Vận động trí thức khoa học và công nghệ là trí thức ngoài tỉnh và
người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào công cuộc xây dựng quê hương
và bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
+ Phối hợp với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận triển khai các
hoạt động chung nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
+ Phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức khoa
học và công nghệ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
Tăng cường hợp tác với các hội, các tổ chức phi chính phủ theo quy
định của pháp luật.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Quan điểm của Đảng
- Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 11/4/1988 về củng cố tổ chức và đẩy mạnh
hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
- Thông báo số 37-TB/TW ngày 20/11/1992 về ý kiến của Ban Bí thư về tổ
chức và hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
- Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 11/11/1998 về đẩy mạnh hoạt động của
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
- Thông báo Số 163-TB/TW ngày 21/8/1998 về ý kiến của Thường vụ Bộ

Chính trị về Đại hội IV Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
6
- Thông báo Kết luận của Ban Bí thư số 145-TB/TW ngày 09/7/2004 về
tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW đối với Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010;
- Thông báo số 104-TB/VPTW ngày 09/7/2007, thông báo kết luận của
đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại
buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
- Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 06/8/2008 của Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương lần thứ Bảy (khoá X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
- Thông báo số 278-TB/TW ngày 24/10/2009, thông báo ý kiến của Ban
Bí thư về việc tổng kết Chỉ thị 45-CT/TW ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị
(khóa VIII) và công tác chuẩn bị Đại hội VI của Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam;
- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010, Chỉ thị của Bộ Chính trị khóa X
về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.2. Chính sách của Nhà nước
- Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg ngày 01/8/2000 về việc triển khai thực hiện
các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
- Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/01/2002, Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
- Thông tư số 27/TT-BTC ngày 01/4/2003 hướng dẫn cơ chế tài chính
cho hoạt động Tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
7

- Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003, Nghị định của Chính
phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định
về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
- Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14/02/2014 của Thủ Tướng
Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
1.2.3. Quan điểm, chính sách của tỉnh Phú Thọ
a. Quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy
- Kết luận số 391-KL/TU ngày 03/5/2000 của Thường trực Tỉnh ủy về
việc thành lập Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ;
- Báo cáo số 167-BC/TU ngày 04/01/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về báo cáo sơ kết hai năm thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX về khoa học công nghệ;
- Thông báo số 09-TB/TU ngày 28/02/2006 của Thường trực Tỉnh ủy
Phú Thọ Về việc thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về kết quả 5
năm thực hiện Kết luận số 391-KL/TU của Thường trực Tỉnh ủy về thành lập
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ;
- Thông báo kết luận số 244/TB/KL-TU ngày 13/11/2007 của Thường trực
Tỉnh ủy về việc đồng ý kiện toàn tổ chức, bộ máy lãnh đạo của Liên hiệp các
Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ theo mô hình bộ máy chuyên trách;
- Thông báo số 384-TB/TU ngày 30/5/2008 về việc Thông báo kết luận
của Thường trực Tỉnh ủy về Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và nội dung hoạt
động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ;
- Thông báo 693-TB/TU ngày 23/7/2009, thông báo kết luận của Phó Bí
thư thường trực Tỉnh ủy về kết quả 1 năm thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy và
nội dung hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ.
8
- Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày 16/8/2010 của Tỉnh Ủy về
thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010, Chỉ thị của Bộ Chính trị

khóa X về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Những quyết định Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Quyết định số 1496/QĐ-UB ngày 16/05/2002, Quyết định của UBND
tỉnh Phú Thọ về việc cho phép thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật tỉnh Phú Thọ.
- Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 08/09/2005, Quyết định về việc
giao nhiệm vụ Tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ;
- Kế hoạch số 1774/KH-UBND ngày 08/6/2011 của UBND tỉnh Phú
Thọ về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 51-CTr/TU ngày
16/8/2010 của Tỉnh Ủy về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010,
Chỉ thị của Bộ Chính trị khóa X.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
1.3.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Tỉnh Phú Thọ được thành lập ngày 8/9/1891, dưới thời Pháp thuộc. Sau
gần 8 thập kỷ ra đời, đầu năm 1968, Phú Thọ chính thức hợp nhất với Vĩnh
Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau 29 năm hợp nhất, ngày 01/01/1997, tỉnh Phú
Thọ chính thức được tái lập theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa
IX. Với vị trí địa lý là một tỉnh trung du miền núi, nằm trong khu vực giao lưu
giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội
80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km. Phía Đông giáp tỉnh Hà Tây (nay là thành
phố Hà Nội), phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp tỉnh Sơn La,
9
phía Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp
tỉnh Tuyên Quang. Là một tỉnh nằm ở vị trí ngã ba sông (Sông Hồng, Sông Lô
và Sông Thao) và nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường
sắt (quốc lộ 2, đường cao tốc Hà Nội - Lào cai, đường Hồ Chí Minh và đường

sắt Hà Nội - Lào Cai…). Đây được coi là những điều kiện thuận lợi cơ bản,
những lợi thế so sánh cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Phú Thọ.
Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 3.519,56 km
2
, dân số gần 1,4 triệu
người, gồm 13 huyện, thành, thị trong đó có 01 thành phố (đô thị loại I), 01 thị
xã (đô thị loại III) và 11 huyện.
1.3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Là một tỉnh có điểm xuất phát thấp, thuần nông cộng với những khó
khăn của một tỉnh mới tái lập, kết cấu hạ tầng về giao thông nhìn chung vẫn
còn nhiều yếu kém, công nghiệp hầu như chưa được mở rộng và phát triển,
ngoài những khu công nghiệp được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ
trước. Vì vậy, Phú Thọ được coi là một trong những tỉnh nghèo và khó khăn
trong vùng, ngân sách vẫn còn phụ thuộc lớn vào sự hỗ trợ của ngân sách
Trung ương. Tuy nhiên Phú Thọ có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực
giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, là vùng có
nền kinh tế năng động và thị trường nội địa rộng lớn; cùng với sự quan tâm
đầu tư phát triển của Đảng và Nhà nước trong những năm qua và sự năng
động của lãnh đạo các cấp, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều đổi mới, phát triển, đời
sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Cơ cấu kinh tế của
tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực như: nông - lâm - thủy sản chiếm
27,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 40,9%; dịch vụ chiếm 31,7%; thu nhập
bình quân đầu người liên tục tăng, năm sau cao hơn năm, năm 2013 đạt 22,5
triệu đồng/năm.
Tình hình cụ thể trên các mặt như sau:
10
- Trong lĩnh vực Nông nghiệp: Là một tỉnh thuần nông nên nông nghiệp
vẫn là ngành kinh tế chính của tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã
có nhiều chủ trương chính sách để phát triển các lĩnh vực nông nghiệp trọng
điểm như chương trình phát triển cây lượng thực, cây ăn quả, chương trình

phát triển chăn nuôi, chương trình xây nông thông mới , với các cơ chế hỗ
trợ, khuyến khích sản xuất được tỉnh áp dụng đã tháo gỡ, khắc phục những
khó khăn, góp phần từng bước giải quyết và thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm
vụ về nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn.
- Trong lĩnh vực Công nghiệp: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm
2013 tăng 6% so năm 2012, trong đó tập trung chủ yếu vào một số ngành, lĩnh
vực chủ yếu như khai khoáng, cơ khí, phân bón, hóa chất, giấy, xi măng, may
mặc. Công nghiệp có vốn đầu tư trong nước và công nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài luôn duy trì ở mức tăng trưởng khá. Các nhà máy, xí nghiệp, công
ty được thành lập nhiều, tập trung và nổi bật là ở khu công nghiệp Thụy Vân,
Phù Ninh, Đồng Lạng, Trung Hà Với giá trị sản xuất công nghiệp liên tục
tăng trong những năm qua, đã đóng góp phần lớn vào số thu ngân sách hàng
năm trên địa bàn, tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục vạn lao động.
- Trong lĩnh vực Giáo dục - Y tế: Phú Thọ đã đặc biệt quan tâm và
chú trọng phát triển hệ thống giáo dục và mạng lưới y tế. Sự nghiệp giáo
dục - đào tạo tiếp tục phát triển, từng bước thực hiện chuẩn hoá, hiện đại
hoá và xã hội hoá. Chất lượng các cấp học được giữ vững cả về chất lượng
giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT luôn
đạt 98,39%, bổ túc THPT đạt 94,02%; kết quả thi chọn lọc học sinh giỏi
quốc gia THPT có 46/64 học sinh dự thi đạt giải (trong đó có 02 giải nhất,
15 giải nhì, 16 giải ba, 13 giải khuyến khích); tỷ lệ số trường được được
công nhận trường chuẩn quốc gia đến năm 2013 là 474 trường, giữ vững và
nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập
11
giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Là tỉnh có nhiều cơ sở đào
tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các Viện và Trung tâm
nghiên cứu của các Bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn, do đó tỉnh đã
thu hút được nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật các nhà giáo có trình độ cao
về sinh sống và công tác, chính đây là cơ sở để tỉnh Phú Thọ có được một
lực lượng trí thức lớn, phong phú và có nhiều kinh nghiệm. Công tác đào

tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được tăng cường; các hoạt động
giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề được quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt 49%, giải quyết việc làm 22,1 nghìn người, tạo việc làm mới 14
nghìn người, xuất khẩu lao động đạt 2.500 người/năm.
Mạng lưới y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, các bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh, tuyến huyện tiếp tục được đầu tư, thiết bị y tế từng bước được trang
bị hiện đại. Chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục được nâng lên, giảm số ca
chuyển bệnh nhân lên tuyến trên; công tác dân số, gia đình và trẻ em được
quan tâm hơn, tỉ lệ phát triển dân số duy trì ở mức ổn định.
- Trong lĩnh vực Văn hóa - Thể dục thể thao: Đời sống văn hoá, thể
thao ở cơ sở phát triển mạnh, các hoạt động văn hóa cơ sở và phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được quan tâm chỉ
đạo; công tác xã hội hóa, vận động nhân dân xây dựng các thiết chế văn
hóa ở khu dân cư đạt kết quả tốt, đến hết năm 2013 toàn tỉnh có 2.860 nhà
văn hóa, tỷ lệ khu dân cư có nhà văn hóa đạt 99,1%. Phong trào thể dục
thể thao quần chúng tiếp tục phát triển, tỷ lệ nhân dân tham gia tập luyện
thể dục thể thao đạt 27,8%, gia đình thể thao đạt 22,7%.
- Trong lĩnh vực Quốc phòng - An ninh: Công tác quân sự, quốc phòng
địa phương được triển khai tích cực, duy trì thực hiện nghiêm chế độ sẵn sàng
chiến đấu, phòng chống thiên tai. Thực hiện tốt phong trào toàn dân tham gia
12
xây dựng, bảo vệ an ninh tổ quốc. Tình hình an ninh quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững trên địa bàn tỉnh được giữ vững.
Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội trên của tỉnh Phú Thọ đã có
sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh nói chung và chiến lược xây dựng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ
trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật và hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa
học và Kỹ thuật tỉnh trong thời gian qua nói riêng.
1.3.2. Tình hình hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật
tỉnh Phú Thọ.

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ được thành lập
năm 16/05/2002 với 06 Hội thành viên. Hoạt động của liên hiệp hội sau khi
thành lập chưa thực sự được phát huy, hoạt động còn mang tính hình thức,
chất lượng hoạt động phụ thuộc trách nhiệm, tâm huyết của của thành viên
ban chấp hành vì Liên hiệp hội lúc này không có kinh phí hoạt động, không
có trụ sở, không có biên chế tại cơ quan thường trực các vị trí lãnh đạo chủ
chốt của Liên hiệp hội chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm.
Hoạt động của Liên hiệp hội trong thời gian này còn nhiều hạn chế chủ
yếu tập hợp đội ngũ trí thức của các hội thành viên, các hoạt động tư vấn,
phản biện, và giám định xã hội, tổ chức các hoạt động tôn vinh trí thức, tập
hợp trí thức có trình độ con em Phú Thọ đang công tác và làm việc ngoài tỉnh
gần như chưa thực hiện được.
Sau khi có Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010, Chỉ thị của Bộ Chính
trị khóa X về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Liên hiệp hội các tỉnh trên cả nước đã
có những bước phát triển đáng kể về chất lượng và số lượng. Liên hiệp hội
Phú Thọ từ chỗ ba không nay đã có trụ sở, biên chế, và kinh phí chi cho các
13
hoạt động thường xuyên, tuy nhiên chất lượng hoạt động còn có hạn chế cần
tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Trong bối cảnh công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc của đất nước trên
tất cả các lĩnh vực dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần
bao mươi năm đã thu được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa cách mạng. Để
góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thành công, việc phát huy vai trò của
khoa học, kỹ thuật và công nghệ ngày càng quan trọng và cần thiết. Đảng ta
nhận định, phát triển Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học -công nghệ trở

thành quốc sách hàng đầu.
Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi, có nhiều dân tộc khác nhau
cùng sinh sống, để phát huy vai trò của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Thọ, đạt được mục tiêu đã
đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2020, việc
đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các hội Liên hiệp khoa
học và kỹ thuật tỉnh Phú Thọ đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, có cả
những thuận lợi, khó khăn và thách thức.
Qua hơn 11 năm hoạt động, nhất là sau 7 năm hoạt động theo mô hình
chuyên trách (2008 - 2015), Liên hiệp hội tỉnh đã có nhiều đổi mới trong công
tác chỉ đạo, điều hành; thực hiện có kết quả bước đầu những nhiệm vụ trọng
tâm đề ra theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Công tác xây dựng, củng cố
và phát triển tổ chức hội được duy trì và có bước phát triển mới, số hội thành
viên gia nhập Liên hiệp hội tăng nhanh, Liên hiệp hội tập hợp ngày càng đông
đảo lực lượng trí thức trong và ngoài tỉnh. Công tác tuyên truyền, tổ chức các
hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh hàng năm thu được nhiều kết quả tốt, được Liên
14
hiệp hội Việt Nam đánh giá cao. Hoạt động thông tin, tuyên truyền, đào tạo
và phổ biến kiến thức được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức và quy mô khác
nhau. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đó được triển khai,
bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Hệ thống Liên hiệp hội đó thực
hiện nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ các cấp. Công tác xã hội hoá
trong các lĩnh vực KH&CN, GD&ĐT, bảo vệ môi trường, y tế, xoá đói giảm
nghèo, phát triển cộng đồng đạt được nhiều kết quả tốt. Mối quan hệ giữa
Liên hiệp hội với các hội thành viên dần được cải thiện. Các hội thành viên đã
chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức hoạt động của hội. Liên hiệp hội đã thể
hiện được vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức KH&CN,
làm đầu mối giữa các hội thành viên với các cơ quan của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh
và các tổ chức khác, vị thế của Liên hiệp hội từng bước được nâng lên.
Hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Phú Thọ còn

những khuyết điểm, yếu kém như: chưa tập hợp được đông đảo đội ngũ trí
thức khoa học và công nghệ, trí thức trẻ, trí thức trong doanh nghiệp và trí
thức đang sinh sống, công tác ở ngoài tỉnh; chưa khai thác, phát huy tối đa
tiềm năng về trí tuệ, công sức, năng lực, tâm huyết cũng như những mong
muốn được thể hiện, được đóng góp của đội ngũ trí thức đối với tỉnh nhà; nội
dung và phương thức hoạt động còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp; việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội thành viên và hội viên của các hội
thành viên chưa được quan tâm đúng mức. Những yếu kém trên một phần là
do các điều kiện chủ quan trong bản thân nội tại của Liên hiệp hội nhưng
phần khác là do các điều kiện khách quan của đất nước nói chung của của tỉnh
Phú Thọ nói riêng tác động, chi phối như các vấn đề về cơ chế chính sách,
hành lang pháp lý, hệ thống tổ chức bộ máy…
Trong thời gian tới, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh
Phú Thọ cần thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu,
15
đề xuất các giải pháp với tỉnh để từng bước xây dựng và phát triển Liên
hiệp hội, từng bước đổi mới nội dung hoạt động tập hợp đoàn kết đội ngũ
trí thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả của tư vấn, phản biện và giám
định xã hội tưng xứng với vai trò, vị trí của tổ chức trong hệ thống chính
trị và trong xã hội. Mối liên kết gắn bó, điều hòa phối hợp hoạt động giữa
các hội thành viên với nhau và với cơ quan thường trực Liên hiệp hội chưa
thường xuyên và chưa chặt chẽ, hiệu quả trong phối hợp hoạt động còn thấp
và còn nhiều hạn chế, do cơ quan thường trực Liên hiệp hội chưa chủ động
trong việc tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan thường trực Liên hiệp hội và
các hội thành viên.
2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết ttrong đề án
2.2.1. Thực trạng hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ
thuật tỉnh phú thọ giai đoạn 2011-2014
2.2.1.1. Công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo và phổ biến kiến thức
Hệ thống Liên hiệp hội đã triển khai đẩy mạnh các hoạt động thông

tin, tuyên truyền, đào tạo và phổ biến kiến thức dưới nhiều hình thức và
quy mô khác nhau. Trong những năm qua, hệ thống Liên hiệp hội đã tham
gia viết 1.094 tin, bài đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa
phương; tổ chức được 985 lớp (cuộc, khoá) hội thảo, tập huấn tuyên
truyền và phổ biến kiến thức cho người dân; duy trì và xuất bản 16 số ấn
phẩm ‘Trí thức Đất Tổ”; đưa Website trithucdatto.vn vào hoạt động phục
vụ tích cực cho công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức.
Thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo, sinh hoạt
câu lạc bộ, cung cấp tài liệu, Liên hiệp hội và các hội thành viên đã cung
cấp thông tin, kiến thức giúp cho hội viên và nhân dân hiểu rõ hơn những
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, góp
16
phần nâng cao sự hiểu biết về khoa học, công nghệ, kỹ thuật chuyên môn
cho hội viên và cộng đồng dân cư.
2.2.1.2. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Cơ quan thường trực Liên hiệp hội đã tham mưu thực hiện được một số
nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chương trình, đề án quan
trọng của tỉnh như: Tư vấn phản biện Quy hoạch nông thôn tỉnh Phú Thọ đến
năm 2020; Quy hoạch xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội
về với cội nguồn dân tộc Việt Nam; giám định xã hội các dự án khoa học
công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi của Bộ Khoa học và Công
nghệ trên địa bàn tỉnh; tư vấn trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu
Bưởi đặc sản Đoan Hùng; giám định xã hội về quản lý quy hoạch một số đô
thị trên địa bàn tỉnh; phản biện đề án Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử
dụng khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.
Bên cạnh đó, Liên hiệp hội luôn tích cực nghiên cứu, đóng góp ý kiến
vào các đề tài, dự án, các chương trình công tác lớn, trọng tâm tại các hội nghị
do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh mời dự họp.
Các hội thành viên, Trung tâm trực thuộc đã tham gia tư vấn, phản biện
và giám định xã hội được hàng nghìn vụ việc về các lĩnh vực pháp luật, xây

dựng, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Điển hình như các
Hội: Hội Luật gia, Hội Tin học, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao
khoa học và công nghệ Tây Bắc….
Hoạt động Tư vấn, phản biện, giám định xã hội bước đầu đã có kết quả
tốt, đã cung cấp cho tỉnh và các cơ quan liên quan những luận cứ khoa học,
đảm bảo tính khách quan, có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp cho công tác chỉ đạo,
điều hành của một số ngành, đơn vị đạt hiệu quả hơn, góp phần giải quyết
những vấn đề thực tiễn đặt ra.
2.2.1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
17
Trong những năm qua, cơ quan thường trực Liên hiệp hội và các hội
thành viên, Trung tâm trực thuộc đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển
khai thực hiện 140 đề tài, dự án (trong đó có 02 đề tài cấp nhà nước, 08 đề tài
cấp Bộ, 07 đề tài cấp Tổng Công ty, 22 đề tài cấp tỉnh, 101 đề tài cấp cơ sở).
Trong đó, Cơ quan thường trực Liên hiệp hội đã và đang triển khai 02 đề tài,
dự án khoa học cấp tỉnh, 01 đề tài cấp cơ sở. Một số hội tiêu biểu, tích cực
trong tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ như: Hội Lâm nghiệp, Hội Chăn nuôi thú y, Hội Đông y, Hội UNESCO,
Hội Làm vườn, Hội Tin học, Đặc biệt, Hội Khoa học Lịch sử, Hội Di sản
văn hoá, Hội Văn nghệ dân gian đã tham gia xây dựng hồ sơ khoa học về "Tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" ở Phú Thọ, đề xuất UNESCO công nhận di
sản văn hoá phi vật thể thế giới; Hội Văn nghệ dân gian phối hợp cùng Sở
Văn hoá Thể thao và du lịch xây dựng hồ sơ khoa học "Hát Xoan Phú Thọ"
trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
2.2.1.4. Công tác tập hợp đội ngũ trí thức; tổ chức hội thi, giải thưởng
- Công tác tập hợp đội ngũ trí thức:
Cơ quan thường trực Liên hiệp hội đó theo dõi, bổ sung ngân hàng
chuyên gia các trí thức trong và ngoài tỉnh thuộc các ngành, nhóm lĩnh vực
khác nhau, gồm 270 trí thức có trình độ trên đại học; trong đó 170 trí thức
trong tỉnh có học vị từ Thạc sĩ trở lên, 100 trí thức tiêu biểu quê Phú Thọ công

tác ở các cơ quan Trung ương và các tỉnh trong cả nước có học hàm, học vị
Tiến sĩ, Giáo sư, phó Giáo sư. Đã sử dụng nhiều trí thức tham gia một số hoạt
động khoa học - công nghệ; thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám
định xã hội cho một số đề án phát triển kinh tế - xã hội và dự án khoa học
công nghệ; tham gia công tác thông tin, tuyên truyền trên tập san và Website
của Liên hiệp hội; công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ
thuật cho hội viên và nông dân thông qua các lớp tập huấn, đào tạo.
18
- Công tác tổ chức hội thi, giải thưởng:
Công tác tuyên truyền, tổ chức các hội thi, giải thưởng sáng tạo khoa
học công nghệ hàng năm thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, được Liên
hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đánh giá cao và tặng thưởng
nhiều Bằng khen.
Phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật trong lao động, sản xuất, trong
học tập của các cháu Thanh, thiếu niên nhi đồng ngày một mở rộng. Số lượng
các công trình, giải pháp tham dự các hội thi, cuộc thi ngày càng tăng; số
lượng đoạt giải ngày càng nhiều hơn qua các năm.
Hàng năm Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan
đồng tổ chức thành công Lễ tôn vinh sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh Phú Thọ.
2.2.1.5. Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế
Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp hiệu quả với Trung tâm phát triển nông
thôn bền vững triển khai Dự án "Phát triển mô hình quản lý và sử dụng đất có
sự tham gia của người dân" tại 3 xã (Vĩnh Phú, Bảo Thanh, Trạm Thản) thuộc
huyện Phù Ninh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở thực hiện dự án.
Là thành viên tham gia mạng lưới Sông ngòi Việt Nam, mạng an ninh
lương thực và giảm nghèo, Liên hiệp hội tỉnh đã có một số đóng góp vào các
hoạt động khoa học công nghệ, phổ biến kiến thức, xây dựng các dự án phát
triển của hai mạng lưới trên.
Bước đầu đã tiếp cận một số tổ chức phi Chính phủ quốc tế để kêu gọi
đầu tư vào tỉnh Phú Thọ.

2.2.1.6. Công tác kiểm tra
Trong 5 năm gần đây (2010 - 2015), công tác kiểm tra của Liên hiệp hội
đã từng bước được thực hiện nề nếp. Tổ chức làm công tác kiểm tra của Liên
hiệp hội được kiện toàn, phù hợp yêu cầu thực tiễn của công tác hội. Liên
hiệp hội đã chủ động xây dựng được Chương trình, Kế hoạch công tác kiểm
19
tra hàng năm và trong cả nhiệm kỳ. Qua kiểm tra, Liên hiệp hội đó kịp thời
chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn các hội thành viên thực hiện và chấp hành
Điều lệ ngày càng tốt hơn, tăng cường vai trò của người đứng đầu trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của hội nói chung và hoạt động công tác kiểm
tra nói riêng, khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém trong tổ chức hoạt
động hội, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội thành viên
và Liên hiệp hội.
2.2.1.7. Mối quan hệ giữa Liên hiệp hội với các hội thành viên
Trong 5 năm trở lại đây, thường trực Liên hiệp hội đã quan tâm dành
nhiều thời gian làm việc với các hội thành viên, tăng cường công tác chỉ đạo,
kiểm tra, từng bước tháo gỡ được một số khó khăn, vướng mắc nên quan hệ
giữa Liên hiệp hội với các hội thành viên nhìn chung đã được cải thiện nhiều,
hiệu quả trong phối hợp hoạt động từng bước được nâng lên.
2.2.1.8. Về cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Liên hiệp
hội và các hội thành viên
Về cơ sở vật chất, cơ quan thường trực Liên hiệp hội tỉnh cơ bản có đủ
trang thiết bị văn phòng đáp ứng yêu cầu công tác. Tuy nhiên Liên hiệp hội
còn có khó khăn là chưa có trụ sở làm việc đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ
trí thức; hầu hết các hội thành viên phải làm việc tại nhà riêng hoặc mượn
phòng làm việc của các sở, ngành; trang thiết bị làm việc của cơ quan thường
trực Liên hiệp hội do được trang cấp từ nhiều năm trước nên đã cũ và hư hỏng
nhiều; cán bộ thuộc các phòng, ban của cơ quan thường trực Liên hiệp hội
chưa được hưởng phụ cấp công vụ.
Về kinh phí, từ năm 2008 Liên hiệp hội tỉnh được giao kinh phí chi

thường xuyên, với định mức tương đương với các đơn vị sự nghiệp, nhưng
chưa được giao định mức kinh phí như các tổ chức chính trị - xã hội khác, do
vậy kinh phí hoạt động hàng năm của Liên hiệp cũng gặp nhiều khó khăn.
20

×