MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong các kỹ năng sống (KNS), kỹ năng ra quyết định (RQĐ)
được coi là một kỹ năng cốt lõi, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong
đời sống của mỗi cá nhân. Do đó, giáo dục kỹ năng RQĐ là nhiệm
vụ trọng tâm của giáo dục KNS.
Xã hội hiện đại đang diễn ra nhiều thay đổi nhanh chóng, trong
đó chứa đựng cả những cơ hội và thách thức đối với cuộc sống con
người. Thực tiễn cho thấy có nhiều hiện tượng tiêu cực, đáng tiếc xảy
ra do sinh viên thiếu KNS nói chung, thiếu những quyết định đúng
đắn khi đứng trước một vấn đề nào đó của cuộc sống, thậm chí có
những quyết định mang tính tiêu cực, sai lầm ảnh hưởng đến tương
lai lâu dài của các em. Qua điều tra thăm dò cho thấy nhu cầu của
sinh viên được trang bị KNS cao, trong đó một số kỹ năng mà sinh
viên quan tâm nhiều như: Kỹ năng RQĐ, kỹ năng giao tiếp ứng xử,
kỹ năng đương đầu với Stress, kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng
phòng tránh các tệ nạn xã hội.
Mặc dù, trong thực tế đã xuất hiện các lớp đào tạo KNS, kỹ
năng mềm cho sinh viên, có thể có trong chương trình tự chọn của
trường đại học, có thể dưới dạng dịch vụ của công ty đào tạo kỹ
năng, nhưng còn thiếu những nghiên cứu hệ thống về giáo dục KNS,
kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng RQĐ nói riêng cho sinh viên.
Vì vậy đề tài: “Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
đại học” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh
viên, giúp họ biết giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống một
cách phù hợp, phòng tránh được những rủi ro trong xã hội hiện đại,
góp phần thành công trong cuộc sống.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể
Quá trình giáo dục kỹ năng sống.
3.2. Đối tượng
Mối quan hệ giữa phương thức giáo dục và kết quả rèn luyện kỹ năng
ra quyết định cho sinh viên.
4. Giả thuyết khoa học
Sinh viên hiện nay khi RQĐ, giải quyết vấn đề còn theo cảm
1
tính, nên có thể dễ gặp phải rủi ro, thất bại trong cuộc sống. Nếu giáo
dục kỹ năng RQĐ một cách hệ thống, trong đó đảm bảo trang bị các
bước cơ bản của kỹ năng RQĐ và tổ chức cho các em vận dụng kỹ
năng này trong giải quyết các vấn đề cơ bản trong học tập và cuộc
sống của sinh viên …bằng các biện pháp giáo dục đa dạng thì sẽ
nâng cao năng lực RQĐ phù hợp, hiệu quả cho sinh viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên.
5.2. Điều tra, đánh giá thực trạng kỹ năng RQĐ của sinh viên và thực
trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên ở một số trường đại học.
5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV. Thiết kế nội
dung và tổ chức thực nghiệm giáo dục kỹ năng RQĐ thông qua hoạt
động GDNGLL cho sinh viên.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát
hoá, mô hình hoá những quan niệm, những yếu tố tạo thành cơ sở lý
luận về giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra (bằng ankét)
Sử dụng các mẫu phiếu an két để thu thập thông tin về thực trạng
kỹ năng RQĐ và giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng phương pháp phỏng vấn một số sinh viên, giảng
viên và cán bộ quản lý để tìm hiểu thực trạng kỹ năng RQĐ của
sinh viên, thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên và
nguyên nhân của thực trạng.
6.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động của sinh viên để tìm hiểu sự thay đổi
về thái độ, hành vi của họ trong quá trình hình thành kỹ năng RQĐ
nhằm kiểm chứng và bổ sung các thông tin thu được từ quá trình
điều tra, phỏng vấn và quá trình thực nghiệm.
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu một số trường hợp điển hình để thấy rõ sự thay đổi
tích cực trong việc lựa chọn, ra các quyết định phù hợp để giải quyết
các vấn đề gặp phải trong cuộc sống sau khi tham gia thực nghiệm.
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Sử dụng phương pháp này để đánh giá tính khả thi và hiệu
2
quả của các biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên, góp
phần kiểm định giả thuyết khoa học.
6.2.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Xem xét quá trình RQĐ của các nhóm sinh viên trong các tình
huống thực nghiệm để đánh giá kỹ năng RQĐ của sinh viên và thông
qua nhật ký ghi chép sự ứng dụng kỹ năng RQĐ trong các tình huống
sinh viên gặp trong cuộc sống (Hoạt động tiếp nối sau thực nghiệm).
6.3. Các phương pháp bổ trợ
6.3.1. Phương pháp xử lí các số liệu thu được bằng toán thống kê và
phần mềm SPSS
Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu thu được
trong điều tra thực trạng và TN nhằm rút ra những kết luận cần thiết.
6.3.2. Phương pháp chuyên gia
Dùng phương pháp này để tham khảo ý kiến của một số nhà
khoa học trong xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên
cứu, xây dựng bộ phiếu khảo sát và đánh giá kỹ năng RQĐ.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Kỹ năng RQĐ chủ yếu được xem xét ở phương diện là năng
lực tâm lý –xã hội
- Khảo sát thực trạng kỹ năng RQĐ của SV 6 trường: Trường ĐH
Huế, trường ĐH Vinh, trường ĐH Hồng Đức, trường ĐH Xây dựng,
trường ĐH Ngoại thương, trường ĐH Sư phạm Hà Nội và triển khai TN
tại trường ĐH Hồng Đức.
- Hình thức tổ chức thực nghiệm giáo dục kỹ năng RQĐ cho
sinh viên là sinh hoạt CLB.
- Số lượng nghiên cứu: 679 sinh viên, 120 cán bộ GV.
- Thời gian điều tra: Tháng 03 năm 2010.
- Thời gian thực nghiệm: Tháng 08 năm 2010 đến tháng 12 năm
2011.
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về lý luận
Luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận về giáo dục kỹ
năng RQĐ cho sinh viên trong bối cảnh đào tạo đại học ở Việt Nam.
8.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần phản ánh thực trạng kỹ năng
RQĐ và giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên hiện nay. Trên cơ sở
đó đưa ra biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ gắn với việc giải quyết
những vấn đề thường gặp trong cuộc sống của sinh viên nhằm giúp
3
họ có những quyết định phù hợp, tránh được những rủi ro và góp
phần nâng cao năng lực thích ứng trong cuộc sống xã hội hiện đại.
9. Các luận điểm cần bảo vệ
- Kỹ năng RQĐ là một trong các kỹ năng cốt lõi của KNS và
gắn liền với kỹ năng giải quyết vấn đề. Nếu cá nhân có kỹ năng
RQĐ đúng đắn sẽ có thể giải quyết được các vấn đề hiệu quả.
- Có thể hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng RQĐ cho
SV bằng cách trang bị các bước cơ bản của kỹ năng RQĐ, sau đó tổ
chức cho SV vận dụng nó vào các tình huống xác định mục tiêu,
quản lý thời gian, giải quyết mâu thuẫn, ứng phó với những tệ nạn
xã hội
- Giáo dục, rèn luyện kỹ năng RQĐ vừa đòi hỏi, vừa thúc
đẩy các KNS có liên quan như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,
xác định giá trị, xác định mục tiêu phát triển theo. Vì vậy, giáo
dục kỹ năng RQĐ cần gắn liền với giáo dục những KNS khác như
là một chỉnh thể.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Các tác giả đề cập đến vấn đề RQĐ của con người với các
kiểu quyết định khác nhau, nhận biết các bước trong quá trình RQĐ,
các yếu tố ảnh hưởng tới việc RQĐ và cách RQĐ có hiệu quả,
phương pháp RQĐ cho những quyết định quan trọng và có trách
nhiệm với quyết định của mình
Ngoài các nghiên cứu về kỹ năng RQĐ trong cuộc sống của
mọi đối tượng, có những nghiên cứu, bàn luận về RQĐ trong
quản lý thời gian, kế hoạch học tập, về ăn uống để dẫn đến thành
công trong thể thao, quân sự để phòng tránh những rủi ro trong
môi trường phức tạp.
Từ góc độ quản lý, các nghiên cứu đã đề cập RQĐ với tư cách
là vấn đề then chốt trong quản lý; bàn về quá trình RQĐ, các giai
đoạn RQĐ, những lựa chọn phương án quyết định trong quản lý sản
xuất….Những nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý học quản lý của RQĐ đề
4
cập đến các yếu tố: Chuẩn bị những quyết định, những điều kiện đảm
bảo hiệu quả của những quyết định, ảnh hưởng uy tín người lãnh đạo
với những quyết định của người đó, những vật cản trên con đường
thực hiện những quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá….
Những nghiên cứu về kỹ năng RQĐ trong lĩnh vực kinh doanh
đã đề cập đến toàn bộ quá trình RQĐ có hiệu quả, từ lúc bắt đầu cho
đến khâu cuối cùng, định nghĩa quyết định, phân loại quyết định, các
nội dung về nhận diện các phong cách RQĐ; cách đi đến một quyết
định; chọn người tham gia quyết định; các vấn đề về thu thập thông
tin; dự báo tương lai.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Giáo dục kỹ năng RQĐ cho người học được đề cập trong các
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình, Lưu Thu Thuỷ, Nguyễn Thị
Oanh…cho học sinh phổ thông, hoặc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,.
Ở Việt Nam kỹ năng RQĐ cũng đã được xem xét ở các lĩnh vực khác
nhau: Trong khoa học quản lý, trong tâm lý học quản lý, trong lĩnh
vực quân sự, trong lĩnh vực kinh doanh.
Tóm lại, qua tìm hiểu cả trong và ngoài nước cho thấy đã có
những nghiên cứu về kỹ năng RQĐ với tư cách là một KNS, hoặc
với tư cách là kỹ năng quản lý, nhưng chưa có công trình nghiên cứu
về giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV. Vì vậy, nghiên cứu giáo dục kỹ
năng RQĐ để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của SV hiện nay
là vấn đề mới và cần thiết.
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Kỹ năng
Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng và
đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, tác giả luận án theo quan niệm
của Vũ Dũng: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về
phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tương ứng”.
1.2.2. Kỹ năng sống
Quan niệm về KNS rất đa dạng, cách hiểu về KNS gắn với văn
hóa và bối cảnh cụ thể. Trong đề tài này tác giả quan niệm: Kỹ năng
sống là năng lực tâm lý - xã hội giúp con người thích ứng, giao tiếp,
giải quyết những tình huống trong xã hội hiện đại một cách tích cực
và hiệu quả.
1.2.3. Kỹ năng ra quyết định
RQĐ trong cuộc sống là: Sự lựa chọn được phương án tối ưu từ
5
các phương án để giải quyết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống.
Kỹ năng RQĐ là: Khả năng của con người lựa chọn phương
án tối ưu từ các phương án có thể để giải quyết kịp thời, hiệu quả
các vấn đề trong cuộc sống. Hiệu quả phải gắn liền với tính xây
dựng, tích cực và phù hợp với bối cảnh.
1.2.4. Giáo dục kỹ năng ra quyết định
Giáo dục kỹ năng ra quyết định là quá trình tác động có mục
đích, có tổ chức với nội dung, phương pháp, biện pháp phù hợp của
các lực lượng giáo dục nhằm hình thành và phát triển kỹ năng RQĐ
cho người được giáo dục.
1.3. Quá trình giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
1.3.1. Sự tất yếu phải giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
1.3.1.1. Yêu cầu của xã hội
Con người trong XH hiện đại cần được trang bị các KNS nói
chung, kỹ năng RQĐ nói riêng để luôn có những quyết định phù hợp,
hiệu quả, đạt được thành công và chất lượng cuộc sống
1.3.1.2. Đặc điểm tâm lý - xã hội của sinh viên
Sinh viên là lứa tuổi trưởng thành về thể chất, là giai đoạn phát
triển khá ổn định, hệ thần kinh cũng như sức nhanh, sức mạnh, sự
bền bỉ, linh hoạt, dẻo dai phát triển mạnh.
Thanh niên sinh viên là lứa tuổi có sức sáng tạo, năng động
và lòng nhiệt tình, tính tích cực xã hội cao. Nếu họ được định
hướng giá trị đúng với những kỹ năng RQĐ sáng tạo thì họ là lực
lượng đóng góp nhiều cho khoa học công nghệ cũng như mục tiêu
công bằng xã hội.
Ở lứa tuổi thanh niên sinh viên hoạt động học tập giữ vai trò to
lớn và chiếm nhiều thời gian. Hoạt động học tập của họ vừa kế thừa
những thành tựu đã có, đồng thời phải tiếp cận các thành tựu khoa
học – công nghệ của thời đại, vừa phải sáng tạo trong học tập, nghiên
cứu khoa học, và hoạt động nghề nghiệp. Tuổi sinh viên tích cực
hoạt động thực tiễn, tham gia sinh hoạt tập thể, thích được giao tiếp,
thích điều mới lạ, tìm tòi, sáng tạo, họ luôn nhạy cảm với cuộc sống
nhưng nếu không có định hướng đúng đắn sẽ dẫn đến những phản
ứng không tốt, ảnh hưởng đến lý tưởng sống của các em.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
Giúp SV hiểu biết về ý nghĩa và cách thức thực hiện kỹ năng
RQĐ; hiểu được các bước RQĐ và ý nghĩa của kỹ năng RQĐ, biết
6
vận dụng kỹ năng RQĐ trong việc giải quyết các tình huống trong
cuộc sống hàng ngày. Trên cơ sở đó sinh viên hình thành được những
hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh, phù hợp với các giá trị đích
thực của xã hội, đồng thời loại bỏ những thói quen RQĐ thiếu chín
chắn, thiếu phân tích dẫn đến những hành vi rủi ro trong cuộc sống
hàng ngày. Hình thành và rèn luyện các KNS bổ trợ khác có liên
quan đến kỹ năng RQĐ.
1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
1.3.3.1. Trang bị quy trình thực hiện kỹ năng ra quyết định
Gồm năm bước ra quyết định như sau:
Xác định vấn đề, thu thập thông tin cần thiết về vấn đề, liệt kê
(đề ra) các phương án có thể xảy ra, phân tích từng phương án, lựa
chọn ra phương án tối ưu.
1.3.3.2. Giáo dục kỹ năng ra quyết định gắn với các vấn đề của sinh viên
- Vận dụng kỹ năng RQĐ vào giải quyết những vấn đề
trong học tập
- Vận dụng kỹ năng RQĐ vào quản lý thời gian
- Vận dụng kỹ năng RQĐ trong những vấn đề trong cuộc sống
hàng ngày
1.3.4. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
Giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên cần quán triệt các
nguyên tắc: Nguyên tắc trải nghiệm qua hoạt động, nguyên tắc tương
tác, nguyên tắc thay đổi hành vi.
1.3.5. Phương pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
Các phương pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho SV bao
gồm: Động não, thảo luận, luyện tập, rèn luyện, nghiên cứu tình
huống, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi và đóng vai.
1.3.6. Các con đường giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
đại học
Giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên được thực hiện qua một số
con đường: Thông qua quá trình học tập các môn học trong chương
trình đào tạo, thông qua dạy học môn tự chọn (chuyên đề) về “kỹ
năng sống” hoặc “kỹ năng mềm”, thông qua hoạt động ngoài giờ lên
lớp, thông qua công tác tham vấn để giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh
viên và thông qua các tình huống thực trong cuộc sống.
1.3.7. Quy trình tổ chức giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
- Thứ nhất, tổ chức cho SV trải nghiệm kỹ năng ra quyết định để
7
nhận thức được thế nào là kỹ năng RQĐ.
- Thứ hai, tổ chức và đặt SV vào các tình huống đa dạng (có
thể là tình huống giả định) để luyện tập RQĐ.
- Thứ ba, yêu cầu SV tiếp tục vận dụng kỹ năng RQĐ vào các
tình huống cụ thể trong cuộc sống để củng cố và phát triển kỹ năng này.
- Thứ tư, đánh giá kết quả hình thành kỹ năng ra quyết định
cho sinh viên
1.3.8. Đánh giá trình độ kỹ năng ra quyết định của sinh viên
1.3.8.1. Xác định tiêu chí
Phân tích bản chất và quy trình các bước của kỹ năng RQĐ có
thể xác định các tiêu chí:
- Nắm được và vận dụng quy trình 5 bước ra quyết định
- Phân tích, nhận diện, xác định trúng vấn đề chứa đựng trong
tình huống
- Sáng tạo nhìn ra, liệt kê được nhiều phương án có thể giải
quyết tình huống/ vấn đề cần giải quyết
- Nhận thức và phân tích đầy đủ những ưu điểm và hạn chế
của từng phương án
- Biết lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp trong số các phương
án có thể
1.3.8.2. Phương pháp đánh giá
Đánh giá kỹ năng RQĐ phải kết hợp các phương pháp quan sát,
điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi SV, GV, đặc biệt là phương pháp quan
sát SV trong tình huống phải ra quyết định cùng với nghiên cứu sản
phẩm.
1.3.9. Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng ra quyết định cho SV
Ban Giám hiệu trường ĐH chỉ đạo và phân công trách nhiệm
cho Phòng Công tác sinh viên, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, cố
vấn học tập, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên thực hiện nhiệm vụ giáo
dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng ra quyết định cho SV
1.4.1. Yếu tố khách quan: Môi trường địa bàn dân, hoàn cảnh sống, gia
đình, các tấm gương hoặc hình mẫu trong cuộc sống, môi trường lớp
học, ký túc xá, gia đình và nhóm xã hội SV, trong đó, đặc biệt bạn bè
có ảnh hưởng lớn tới việc RQĐ của SV.
1.4.2. Yếu tố chủ quan: Mục tiêu, giá trị, lối sống, sức khoẻ, khả năng
8
quyết đoán của cá nhân, ý thức rèn luyện, năng lực nhận thức của cá
nhân, đặc biệt là tư duy phê phán và tư duy sáng tạo để đưa ra những
dự đoán, ý thức trách nhiệm và khả năng đảm nhiệm trách nhiệm,
cùng những KNS khác… của từng SV có ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình giáo dục kỹ năng RQĐ và chất lượng quyết định của họ.
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
CHO SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HIỆN NAY
2.1. Mục tiêu và phương pháp khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Tìm hiểu thực trạng kỹ năng ra quyết định của sinh viên và
việc giáo dục kỹ năng này ở một số trường đại học, nhằm xác định
cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định
cho SV có hiệu quả cao hơn.
2.1.2. Phương pháp khảo sát
Bao gồm: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu
(đối với sinh viên, cán bộ quản lý và giảng viên), quan sát cách xử lý
tình huống của sinh viên, phương pháp nghiên cứu trường hợp.
2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng ra quyết
định và giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về
tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
Qua kết quả thống kê ở bảng 2.1a (luận án) cho thấy đa số
CBQL, GV (94%) sinh viên (97%) nhận thức được tầm quan trọng
của việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên. Đồng thời từ nguồn
phỏng vấn cũng thu được những nhận định về tầm quan trọng của
việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên. Nhiều sinh viên và GV
cho rằng: Ai cũng cần phải có những quyết định kịp thời và đúng
đắn, nếu có kỹ năng RQĐ sẽ giúp cá nhân gặt hái được nhiều thành
công. Ngược lại, thiếu kỹ năng RQĐ, dẫn đến đưa ra những quyết
định sai lầm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của cá nhân và xã
hội. Vì vậy, giáo dục kỹ năng RQĐ cho thế hệ trẻ nói chung, sinh
9
viên nói riêng có vai trò hết sức quan trọng.
2.2.2. Quan niệm của CBQL, GV và sinh viên về kỹ năng ra quyết định
Bảng 2.2: Quan niệm của CBQL, GV và sinh viên về kỹ năng RQĐ
TT Các phương án trả lời
CBQL, GV Sinh viên
SL % SL %
1 Khả năng tìm ra cách giải quyết tình
huống hay vấn đề gặp phải trong đời
sống hàng ngày.
13 10.83 72 10.33
2 Khả năng của con người lựa chọn
được phương án có lợi nhất cho bản
thân khi gặp tình huống hoặc vấn đề
cần giải quyết.
9 7.50 99 14.20
3 Khả năng của con người lựa chọn
phương án tối ưu từ các phương án có
thể để giải quyết kịp thời, hiệu quả
các vấn đề trong cuộc sống.
60 50.00 264 37.88
4 Khả năng của con người lựa chọn
phương án phù hợp với hoàn cảnh xảy ra
tình huống hoặc vấn đề cần giải quyết.
9 7.50 163 23.39
5 Khả năng của con người lựa chọn
phương án tối ưu để giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống.
28 23.34 81 11.62
6 Không trả lời
1 0.83 18 2.58
Tổng số 120 100.00 697 100.00
Trong 5 phương án trả lời thì phương án số 3 là phù hợp nhất.
Nhìn kết quả thu được ở bảng trên cho thấy chỉ có 50% CBQL, GV
và 37,88% sinh viên đã lựa chọn phương án đúng là 3. Điều này cho
thấy số đông sinh viên hiểu về kỹ năng RQĐ còn hạn chế.
2.2.3. Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa
của kỹ năng ra quyết định đối với cuộc sống cá nhân
10
Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về ý
nghĩa của kỹ năng ra quyết định đối với cá nhân
STT Các ý nghĩa đối với cá nhân
CBQL, GV Sinh viên
SL % SL %
1 Giúp cá nhân thành công
trong cuộc sống
65 54.17 372 53.37
2 Tự lập và làm chủ cuộc sống
83 69.17
48
0
68.87
3 Luôn tự tin 44 36.67 288 41.32
4 Giải quyết công việc đạt hiệu quả
77 64.17
44
8
64.28
5 Giải quyết tốt các tình huống
trong cuộc sống
53
44.1
7
319 45.77
6 Giúp cá nhân sống lành mạnh, có
văn hóa
17 14.17 182 26.11
7 Giúp cá nhân giao tiếp, ứng xử
tốt trong cuộc sống
42 35.00 289 41.46
8 Tránh được rủi ro 28 23.33 150 21.52
9 Không sa vào các tệ nạn xã hội 22 18.33 185 26.54
Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy, nhận thức của CBQL, GV và
sinh viên về ý nghĩa của kỹ năng ra quyết định là: Giúp cho cá nhân:
Tự lập và làm chủ cuộc sống; giải quyết công việc đạt hiệu quả; giúp
cá nhân thành công trong cuộc sống; giải quyết tốt các tình huống
trong cuộc sống; luôn tự tin…Điều này cũng nói lên thực trạng là
sinh viên đang rất cần có kỹ năng RQĐ. CBQL và GV chưa đánh giá
hết vai trò của kỹ năng RQĐ đối với mọi mặt của đời sống sinh viên.
2.3. Thực trạng kỹ năng ra quyết định của sinh viên
2.3.1. Thực trạng về những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi
ra quyết định
11
Bảng 2.4a: Những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi ra quyết định
STT Các vấn đề
CBQL,
giảng viên
Sinh viên
SL % SL %
1 Trong học tập
44 36.67 113 16.21
2 Trong ứng xử 69 57.50 369 52.94
3 Trong quan hệ tình cảm khác
giới, quan hệ tình dục
60 50,00 297 42.61
4 Trong việc phòng tránh các tệ nạn
xã hội
41 34.17 64 9.18
5 Trong ứng phó với Stress 48 40.00 204 29.27
6 Trong việc quản lý thời gian 61 50.83 213 30.56
7 Trong việc xác định mục tiêu phù
hợp
47 39.17 233 33.43
8 Trong việc xác định giá trị 14 11.67 121 17.36
9 Trong hoạt động nghề nghiệp
sau này
40 33.33 189 27.12
Nhìn kết quả các số liệu thu được ở bảng trên cho thấy, có
nhiều vấn đề trong cuộc sống sinh viên cảm thấy khó khăn khi ra
quyết định như: Trong ứng xử, trong tình cảm khác giới/trong quan
hệ giới tính, trong quản lý thời gian, trong xác định mục tiêu phù
hợp, trong học tập…Đây là những vấn đề trong cuộc sống thường
ngày sinh viên thường phải va chạm. Trong các vấn đề trên thì các
vấn đề trong quan hệ, ứng xử, trong quan hệ với bạn khác giới, trong
quản lý thời gian là sinh viên thấy khó quyết định nhất (từ 30-50%).
2.3.2. Thái độ của sinh viên khi ra quyết định để giải quyết các vấn
đề trong cuộc sống
Kết quả ở bảng 2.5b (luận án) cho thấy, trên 66% sinh viên
thường chuẩn bị các phương án có thể để giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống (mức thường xuyên là 26,11%, khá thường xuyên
là 40,03%). Chỉ có một tỉ lệ nhỏ SV để mặc tình huống, đón nhận
tình huống một cách thụ động (hơn 3,59% ở mức thường xuyên;
5,02% ở mức khá thường xuyên). Như vậy, theo ý kiến của sinh
viên thì đa số đều có ý thức trong việc giải quyết các vấn đề cuộc
sống đặt ra, họ luôn chuẩn bị các phương án ứng phó một cách chủ
12
động. Điều này còn được thể hiện ở tỉ lệ trên 50% sinh viên hiếm
khi và không bao giờ để mặc kệ tình huống; 0,28% sinh viên thỉnh
thoảng còn chậm trễ khi RQĐ; 0,43% SV khá thường xuyên RQĐ
ngay, không cần suy nghĩ.
2.3.3. Thực trạng về cách ra quyết định của sinh viên
Theo kết quả ở bảng 2.5b (luận án), hai phương án được sinh
viên lựa chọn nhiều nhất là: Cân nhắc, tìm cách giải quyết tốt nhất với
hơn 80% SV lựa chọn ở mức thường xuyên và khá thường xuyên;
Phân tích để lựa chọn phương án giải quyết phù hợp với gần 90% SV
lựa chọn ở mức thường xuyên và khá thường xuyên. Phương án đưa
RQĐ dựa vào kinh nghiệm của bản thân cũng được nhiều sinh viên
lựa chọn (gần 80% SV lựa chọn ở mức thường xuyên và khá thường
xuyên). Kết quả này cho thấy sinh viên đã có ý thức khi RQĐ trước
một tình huống nào đó. Tuy nhiên, qua quan sát cho thấy, phần lớn
sinh viên vẫn chưa biết phân tích, lựa chọn phương án giải quyết phù
hợp. Nhiều sinh viên vẫn RQĐ theo kinh nghiệm, theo ý thích của
bản thân, không thường xuyên cân nhắc trước khi RQĐ.
2.3.4. Các bước ra quyết định của sinh viên
Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.7b (luận án) cho thấy, sinh viên
tự đánh giá về quá trình RQĐ của mình khá tốt. Tất cả các bước đều
được sinh viên lựa chọn ở mức thường xuyên và khá thường xuyên
với tỉ lệ cao (trên 50%). Có một số bước sinh viên lựa chọn ở mức
thường xuyên và khá thường xuyên với tỉ lệ rất cao như: Xác định
vấn đề, trên 86%; Lựa chọn phương án tối ưu, trên 80%; Liệt kê các
phương án có thể, xấp xỉ 70%.
Như vậy, phần lớn sinh viên khi RQĐ đã thực hiện và tuân
thủ đầy đủ các bước. Đây là cơ hội để sinh viên có các quyết định
đúng đắn.Kết hợp với phương pháp quan sát và nghiên cứu sản
phẩm để thẩm định thì kết quả thấp hơn.
Để bổ sung cho kết quả trên, kiểm chứng sinh viên RQĐ theo
các bước đúng hay không, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 10b (Phụ lục 1
luận án), câu hỏi 11b (Phụ lục 2 luận án). Kết quả được phản ánh
trong bảng 2.7c (luận án) có đến 78,9% SV đưa ra thứ tự các bước ra
quyết định chưa đúng, điều này cho thấy, kỹ năng RQĐ của sinh viên
còn nhiều hạn chế. Phỏng vấn sinh viên được biết: chủ yếu các em tự
13
RQĐ theo ý chủ quan, sở thích, theo cảm tính của mình, các em
không biết RQĐ theo một quy trình nào cả. Vì thế, kết quả RQĐ của
các em có thể phù hợp, có thể không phù hợp.
2.3.5. Nhu cầu được giáo dục kỹ năng ra quyết định của sinh viên
2.3.5.1. Mức độ nhu cầu được giáo dục
Bảng số 2.8 (luận án) cho thấy, sinh viên có nhu cầu được
giáo dục kỹ năng RQĐ rất cao (trên 88% sinh viên mong muốn và
rất mong muốn). Sinh viên rất cần có kỹ năng RQĐ bởi họ đã nhận
thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng RQĐ. Số
sinh viên không có nhu cầu được giáo dục kỹ năng RQĐ chiếm một
tỉ lệ rất nhỏ. Đây là thực trạng đòi hỏi các trường đại học hiện nay
cần quan tâm.
2.3.5.2. Các vấn đề sinh viên có nhu cầu cần được giáo dục kỹ năng RQĐ
Kết quả ở bảng 2.9 (luận án) cho thấy, ý kiến của sinh viên về
nhu cầu giáo dục kỹ năng RQĐ cũng gần tương đồng với ý kiến của
CBQL và GV, nhưng tỉ lệ % ý kiến của sinh viên về nhu cầu này cao
hơn sinh viên có nhu cầu được giáo dục kỹ năng RQĐ cao hơn cả là
các lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày (71.59%). Tiếp theo là giáo
dục kỹ năng RQĐ cùng với các KNS bổ trợ khác với 70.01% sinh
viên có nhu cầu được giáo dục. Các lĩnh vực như: Trong hoạt động
nghề nghiệp sau này (67.29%), giáo dục kỹ năng RQĐ trong học tập
(61.69%) sinh viên có nhu cầu được giáo dục kỹ năng RQĐ. Các lĩnh
vực hoạt động nghề nghiệp sau này hay học tập, cũng là những vấn
đề khó khăn đối với sinh viên.
Tìm hiểu thực tế cho thấy, sinh viên còn lúng túng, khó
khăn khi RQĐ trong các lĩnh vực của cuộc sống. Do cuộc sống xã
hội có nhiều thách thức, biến động nhưng kinh nghiệm sống của
sinh viên còn ít, chưa theo kịp với sự thay đổi đó. Nhiều sinh viên
do điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện sống của bản thân, nhiều
sinh viên rất khó khăn phải lăn lộn với cuộc sống, tự kiếm tiền để
trang trải kinh phí học tập.
2.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên ở
trường đại học
2.4.1. Đánh giá của CBQL, giảng viên và sinh viên về mức độ giáo
dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
14
Bảng 2.10: CBQL, giảng viên và sinh viên đánh giá về mức độ
giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
STT Các phương án
CBQL,
giảng viên
Sinh viên
SL % SL %
1 Không trả lời
1 0.83 6 0.86
2 Chưa được giáo dục
4 3.33 50 7.17
3 Hiếm khi
11 9.17 84 12.05
4 Thỉnh thoảng 37 30.83 317 45.48
5 Khá thường xuyên 54 45.00 139 19.94
6 Thường xuyên 13 10.83 101 14.49
Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy, sinh viên đánh giá thấp hơn
CBQL và GV về mức độ được giáo dục kỹ năng RQĐ. Chỉ có hơn
30% SV cảm thấy họ được giáo dục kỹ năng RQĐ ở mức thường
xuyên và khá thường xuyên. Gần 20% SV cho rằng họ hiếm khi hoặc
không được giáo dục kỹ năng ra quyết định. Đây là những con số hết
sức đáng lưu tâm. Đánh giá về vấn đề này, chúng tôi chủ yếu căn cứ
vào ý kiến của sinh viên, vì họ là những người cảm nhận trực tiếp có
được giáo dục hay không. Sự khác nhau về tần suất được giáo dục kỹ
năng RQĐ của SV có thể do có những sinh viên tham gia học thêm ở
các trung tâm đào tạo kỹ năng hoặc tự nguyện tham gia sinh hoạt
trong các Câu lạc bộ do nhà trường tổ chức.
2.4.2. Các hình thức giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
Tìm hiểu thực trạng về vấn đề này chúng tôi thu được kết quả
ở bảng 2.11 (luận án).
Bảng số liệu cho thấy 60% CBQL, GV và 53.8% sinh viên
cho rằng sinh viên được giáo dục kỹ năng RQĐ thông qua việc xử
lý các tình huống gặp phải trong thực tiễn. Đây là hình thức được
CBQL, GV và sinh viên lựa chọn cao nhất. Tìm hiểu thực tế được
biết, một số trường đại học có tổ chức cho sinh viên được giáo dục
KNS, KNM như: Trường ĐH Ngoại thương; Trường ĐH Sư phạm
Hà Nội, ĐH Huế, phần lớn sinh viên đăng ký học KNS/KNM ở các
CLB ngoài trường, chủ yếu sinh viên được giáo dục kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình. Kỹ năng RQĐ
các em ít được giáo dục thậm chí chưa từng được giáo dục. Các
hình thức khác như: Thực tế, tham quan; Thông qua tổ chức các hội
15
thi; qua tổ chức các hoạt động CLB; qua tham vấn, CBQL, GV và
sinh viên đánh giá ở mức độ rất thấp. Điều này cho thấy các hình
thức nêu trên ở các trường ĐH ít sử dụng, thậm chí chưa sử dụng.
2.4.3. Kết quả của việc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
Bảng 2.12: Kết quả sau những buổi được tham gia các hình thức
tổ chức giáo dục kỹ năng ra quyết định của sinh viên
STT Hiệu quả
CBQL,
giảng viên
Sinh viên
SL % SL %
1 Hiểu được ý nghĩa của kỹ
năng ra quyết định trong cuộc
sống
68 56.67 407 58.39
2 Biết được các bước cần phải
trải qua để có quyết định tốt
nhất
26 21.67 168 24.10
3 Vận dụng được các bước ra
quyết định vào các tình
huống trong cuộc sống
33 27.50 193 27.69
4 Ý kiến khác
Qua số liệu thu được ở bảng 2.12 (luận án) cho thấy, ý kiến
của CBQL, GV và sinh viên khá đồng thuận với nhau về kết quả của
việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên. Sinh viên chưa thu hoạch
được nhiều sau những buổi tham gia các hoạt động giáo dục KNS-
thể hiện chỉ 58.39% SV nhận thức được ý nghĩa của kỹ năng RQĐ
trong cuộc sống. Tỷ lệ sinh viên hiểu được ý nghĩa của RQĐ cao gấp
đôi tỷ lệ sinh viên biết các bước RQĐ (24.10%) và chỉ có 27.69%
vận dụng vào các tình huống trong cuộc sống.
2.4.4. Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng ra quyết định cho
sinh viên
Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.13 (luận án), có một nhận xét
chung là: Lực lượng được đánh giá cao nhất là Đoàn thanh niên và
Hội sinh viên, với 67.50% CBQL, GV và 55.81% sinh viên lựa chọn.
Tiếp theo là các lực lượng như GVCN, CVHT; phòng Công tác sinh
viên cũng được CBQL và GV đánh giá cao (hơn 65%), nhưng sinh
viên đánh giá không cao lắm (chỉ hơn 30%). Đối với ban Giám hiệu
nhà trường, sinh viên đánh giá không cao (13.49%); Qua quan sát
16
thực tế, chúng tôi thấy đây là những lực lượng chủ công trong công
tác giáo dục KNS, kỹ năng RQĐ cho sinh viên.
2.4.5. Đánh giá mức độ hài lòng đối với quá trình giáo dục kỹ
năng ra quyết định cho sinh viên
Qua kết quả ở bảng 2.14 (luận án), tìm hiểu nguyên nhân được
biết, các yếu tố như kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực RQĐ của
nhà tổ chức có hạn, kinh phí eo hẹp, thời gian và hứng thú của SV…
đã ảnh hưởng đến kết quả tổ chức, vì thế mức độ hài lòng và rất hài
lòng được đánh giá chưa cao.
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ra quyết định của sinh viên
Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 2.15 (luận án) chúng tôi thấy,
các yếu tố khách quan: Tác động của môi trường xã hội, nguyện
vọng của cha mẹ, hoàn cảnh gia đình được GV, CBQL, SV đánh giá
cao. Ngoài ra, các yếu tố chủ quan như: Kinh nghiệm sống của bản
thân, khả năng phân tích, phán đoán của cá nhân được GV, CBQL,
SV cho là ảnh hưởng nhiều tới sinh viên.
2.6. Thực trạng những khó khăn khi giáo dục kỹ năng ra quyết
định cho sinh viên
Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.16 (luận án) cho thấy, SV luôn
mong muốn được rèn luyện kỹ năng RQĐ cũng như kỹ năng mềm
nhưng chưa được nhà trường quan tâm đúng mức. Chính vì vậy,
nhiều SV đã tự tìm kiếm các trung tâm dạy kỹ năng mềm để học tập.
Các khó khăn như thiếu thời gian, thiếu kinh phí cũng được nhiều
sinh viên (trên 40%) nhận thấy. Không có nhiều sinh viên (18,94%)
đánh giá khó khăn từ sự không hứng thú của họ.
Chương 3
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG
RA QUYẾT ĐỊNH CHO SINH VIÊN
3.1. Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
Để giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên trong trường đại học,
ngoài việc căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn như đã trình bày ở
chương 1 và chương 2 của luận án, còn cần tuân thủ theo các nguyên
tắc sau: Đảm bảo tiếp cận đồng bộ các con đường giáo dục; Đảm bảo
phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và đặc điểm của sinh viên; Đảm
bảo nguyên tắc giáo dục qua trải nghiệm, vận dụng kỹ năng RQĐ trong
17
các tình huống của cuộc sống; Đảm bảo nguyên tắc hoạt động và cùng
tham gia của sinh viên.
3.2. Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
Các biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ bao gồm: Giáo dục kỹ
năng RQĐ cho sinh viên qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học;
Giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên thông qua học học phần bắt
buộc/tự chọn, chuyên đề về giáo dục KNS/kỹ năng mềm; Giáo dục
kỹ năng RQĐ cho sinh viên thông qua tham vấn; Giáo dục kỹ năng
RQĐ cho sinh viên thông qua các hoạt động GDNGLL như: Giáo
dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên qua hoạt động thực tế, tham quan;
giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên thông qua hình thức CLB.
3.3. Các điều kiện đảm bảo giáo dục kỹ năng ra quyết định đạt hiệu quả
Bao gồm: Công tác chỉ đạo, giảng viên, sinh viên, thời gian,
cơ sở vật chất, tài chính.
3.4. Thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Đối tượng thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm giáo dục kỹ năng RQĐ
cho sinh viên K12 (58 sinh viên TN, 60 sinh viên ĐC) và K13 (39
sinh viên TN, 40 sinh viên ĐC) Đại học Tâm lý học, khoa Tâm lý -
Giáo dục, trường Đại học Hồng Đức.
3.4.2. Nội dung thực nghiệm
Thiết kế và tổ chức dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ các
chủ đề về kỹ năng RQĐ trong việc xác định mục tiêu; RQĐ trong
học tập; RQĐ trong việc quản lý thời gian; RQĐ trong giao tiếp, ứng
xử; RQĐ trong quan hệ tình cảm khác giới; RQĐ trong phòng tránh
các tệ nạn xã hội.
3.4.3. Tiêu chí và thang đánh giá
- Chúng tôi đánh giá trình độ kỹ năng RQĐ của SV thông qua
một số tiêu chí dưới đây.
* Nhận thức
Về mặt nhận thức, chúng tôi yêu cầu sinh viên hiểu rõ để phân
tích được bản chất của kỹ năng RQĐ. SV phải liệt kê được đầy đủ và
đúng trình tự của các bước RQĐ, vai trò, ý nghĩa của kỹ năng RQĐ
trong cuộc sống cá nhân sinh viên phải hiểu biết đúng nội dung các
kỹ năng RQĐ trong giao tiếp, ứng xử, trong phòng tránh các tệ nạn
xã hội, trong quan hệ tính cảm khác giới; trong học tập; trong xác
định mục tiêu và trong quản lý thời gian.
18
* Thái độ
SV ham mê, nhiệt tình, tích cực tham gia các khóa học kỹ
năng RQĐ trong các vấn đề khác nhau và tự giác vận dụng vào cuộc
sống, RQĐ ủng hộ cái tốt, cái đúng, tích cực phản đối lại những hành
vi tiêu cực, thái độ sai trái trong cuộc sống
* Hành vi
Để đánh giá hành vi RQĐ của SV chúng tôi căn cứ vào các
dấu hiệu kỹ năng trong quá trình RQĐ như tính phù hợp, tính mềm
dẻo, linh hoạt, tính hiệu quả. Chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp
khác nhau để đánh giá như quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng
vấn, nghiên cứu sản phẩm
Tác giả cũng sử dụng công cụ này để đánh giá kỹ năng RQĐ
trong quá trình tổ chức từng chủ đề. Người tổ chức TN kết hợp
phương pháp quan sát với nghiên cứu sản phẩm làm việc nhóm để
ghi nhận số lần SV thực hiện các bước trên trong 5 tình huống phải
giải quyết ở mỗi chủ đề.
- Thang đánh giá:
+ Đối với nhận thức, chúng tôi ra bài kiểm tra và cho thang điểm 5.
+ Đối với thái độ, chúng tôi sử dụng thang likert 5 bậc để đánh
giá tương ứng với thang điểm 5.
Đánh giá trình độ kỹ năng RQĐ của SV được thể hiện qua
tổng hợp điểm của cả nhận thức, thái độ và hành vi.
3.4.3. Kết quả thực nghiệm tác động
Kết quả thực nghiệm được biểu diễn bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1: Kết quả đo nhận thức
nhóm thực nghiệm trước
và sau tác động lần thứ nhất
Biểu đồ 3.2: Kết quả đo nhận thức
của nhóm đối chứng tương ứng
thời gian trước và sau tác động lần
thứ nhất
19
Biểu đồ 3.3: Kết quả đo về thái độ của
nhóm thực nghiệm trước và sau tác động
lần thứ nhất
Biểu đồ 3.4: Kết quả đo thái độ của
nhóm đối chứng tương ứng thời gian
trước và sau tác động lần thứ nhất
Biểu đồ 3.5: Kết quả đo hành vi của
nhóm thực nghiệm trước
và sau tác động lần thứ nhất
Biểu đồ 3.6: Kết quả đo hành vi của
nhóm đối chứng tương ứng thời gian
trước và sau tác động lần thứ nhất
Biểu đồ 3.7: Kết quả đo nhận thức
nhóm thực nghiệm trước và sau
tác động lần thứ hai
Biểu đồ 3.8: Kết quả đo nhận thức
nhóm ĐC tương ứng thời gian trước
và sau tác động lần thứ hai
20
Biểu đồ 3.9: Kết quả đo thái độ nhóm
thực nghiệm trước và sau
tác động lần thứ hai
Biểu đồ 3.10: Kết quả đo thái độ
nhóm ĐC tương ứng thời gian trước
và sau tác động lần thứ hai
Biểu đồ 3.11: Kết quả đo hành vi
nhóm thực nghiệm trước và sau
tác động lần thứ hai
Biểu đồ 3.12: Kết quả đo hành vi
nhóm ĐC tương ứng thời gian trước
và sau tác động lần thứ hai
Qua hai vòng TN, có một số kết luận rút ra như sau:
- Điểm trung bình của các tiêu chí và điểm trung bình chung
của nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên hai nhóm đều phát
triển theo thời gian sinh viên sinh hoạt và học tập tại trường đại học.
Tuy nhiên sự phát triển các tiêu chí trên của sinh viên nhóm TN
nhanh hơn rất nhiều so với sinh viên nhóm ĐC. Điều này khẳng
định, các biện pháp tác động của chúng tôi đã có tác dụng đẩy sự
phát triển kỹ năng RQĐ của sinh viên diễn ra nhanh hơn.
- Xu hướng điểm độ lệch chuẩn của cả hai nhóm TN và
ĐC đều giảm theo thời gian nhưng sự khác biệt giữa hai nhóm
chưa rõ ràng. Nguyên nhân chúng tôi nhận thấy là có nhiều sinh
viên ở nhóm TN phát triển với tốc độ cao đã làm cho giá trị độ
lệch của một số tiêu chí giảm nhưng rất ít (tức là vẫn có sự phát
triển không đồng đều giữa các sinh viên).
- Xét mức độ tương quan của mỗi nhóm trước và sau mỗi lần tác
động cho thấy, sự khác biệt của nhóm ĐC thấp hơn nhóm TN. Điểm
21
tương quan trước và sau tác động của nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC.
Kết quả trên chứng tỏ rằng, các biện pháp xây dựng tác động
đến sinh viên đã có hiệu quả nâng cao trình độ kỹ năng RQĐ cho họ.
3.5. Nghiên cứu trường hợp điển hình
Để bổ sung cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu trường hợp trên 3 sinh viên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: 100% SV được nghiên cứu trường
hợp đều cho rằng kỹ năng RQĐ là rất quan trọng trong cuộc sống.
Trước khi được tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ về Giáo dục kỹ
năng RQĐ, sinh viên thường RQĐ theo thói quen, kinh nghiệm ít ỏi
của bản thân hoặc do người lớn, người thân hướng dẫn, thậm chí có
em còn quyết định theo bản tính, thói quen, sở thích cá nhân. Sau quá
trình làm thực nghiệm, chúng tôi nghiên cứu những cuốn sổ nhật ký
mà các em đã ghi lại sự trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống sau
khi sinh hoạt Câu lạc bộ về kỹ năng RQĐ, các em đều đã vận dụng
các bước trong quá trình RQĐ để giải quyết công việc có hiệu quả cả
trong giao tiếp, ứng xử, tình bạn, tình yêu hay trong việc phòng tránh
các tệ nạn xã hội….
100% sinh viên được nghiên cứu nêu trên đều cho rằng: Để
biết RQĐ và có kỹ năng RQĐ có hiệu quả thì nhà trường cần tổ chức
nhiều các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thông qua các môn
học. Đặc biệt, sinh viên cần được sinh hoạt CLB, tham gia nhiều
hoạt động bổ ích.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Kỹ năng RQĐ là một kỹ năng cốt lõi trong các KNS của mỗi
con người. Có rất nhiều cách phân loại KNS, nhưng trong đó kỹ
năng RQĐ luôn luôn là kỹ năng cơ bản.
Kỹ năng RQĐ là một dạng năng lực tâm lý xã hội với 5 bước
RQĐ như sau: Xác định vấn đề, thu thập thông tin cần thiết về vấn đề,
liệt kê (đề ra) các phương án có thể xảy ra, phân tích từng phương
án, lựa chọn ra phương án tối ưu.
22
Kỹ năng RQĐ có mối quan hệ chặt chẽ với các KNS khác và phụ
thuộc vào kinh nghiệm sống, sự từng trải của cá nhân trong một lĩnh vực
cụ thể. Những người từng trải, có nhiều kinh nghiệm thường có những
quyết định hợp lý trước các tình huống xảy ra. Kỹ năng RQĐ phải giáo
dục gắn liền với việc trang bị nhận thức, thái độ, niềm tin và rèn một số
kỹ năng cụ thể liên quan. Ngoài ra kỹ năng RQĐ của cá nhân còn liên
quan đến nhiều yếu tố tâm lý khác như ý chí, tình cảm, giá trị, động cơ,
hệ thống các KNS…
Giáo dục kỹ năng RQĐ cho sinh viên cũng là quá trình tổ
chức hình thành và phát triển kỹ năng RQĐ cho SV thông qua các
loại hình hoạt động khác nhau. Có thể giáo dục kỹ năng RQĐ cho
SV qua các con đường như: Tham vấn, hoạt động ngoài giờ lên
lớp, qua việc lồng ghép các môn học để giáo dục kỹ năng RQĐ
cho sinh viên, qua dạy học môn tự chọn (chuyên đề) về “kỹ năng
sống” hoặc “kỹ năng mềm”.
Thông qua tìm hiểu nhu cầu và phân tích đặc điểm hoạt động
học tập và cuộc sống của sinh viên, tác giả luận án đã xác định được
những nội dung SV gặp khó khăn khi RQĐ. Trên cơ sở đó đã thiết kế
các chủ đề chứa đựng những nội dung kỹ năng RQĐ giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, trong học tập. Những nội dung
này được sắp xếp và tổ chức giáo dục cho sinh viên dưới hình thức
câu lạc bộ và theo quy trình: 1) Tổ chức cho sinh viên trải nghiệm kỹ
năng ra quyết định để nhận thức được thế nào là kỹ năng RQĐ; 2) Tổ
chức và đặt SV vào các tình huống đa dạng trong học tập, trong quản
lý thời gian, trong các mối quan hệ, trong phòng tránh các tệ nạn xã
hội để luyện tập RQĐ; 3) Yêu cầu sinh viên tiếp tục vận dụng kỹ
năng RQĐ vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống để củng cố và
phát triển kỹ năng này; 4) Đánh giá kết quả hình thành kỹ năng ra
quyết định cho sinh viên.
Nội dung và quy trình trên đã được thực nghiệm. Kết quả thực
nghiệm hai lần đã chứng minh quá trình tổ chức giáo dục của chúng
tôi thiết kế có hiệu quả khá cao trong việc nâng cao trình độ kỹ năng
RQĐ cho sinh viên. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài đã được kiểm
nghiệm, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã được thực hiện.
23
KIẾN NGHỊ
- Đối với Ban Giám hiệu trường đại học
Chỉ đạo giảng viên lồng ghép giáo dục KNS nói chung, kỹ năng
RQĐ nói riêng vào trong quá trình dạy học các môn học, học phần cấu
thành chương trình đào tạo.
Nhà trường cần có các cơ chế và thời gian cho sinh viên tổ
chức các câu lạc bộ, toạ đàm, các hoạt động… Để tạo điều kiện cho
sinh viên tham gia các hoạt động nhằm phát triển kỹ năng RQĐ, nhà
trường cần đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ hoạt động
như: phòng học, sân chơi, hệ thống loa đài…
Nhà trường cần trở thành đầu mối tổ chức các hoạt động
như mời chuyên gia nói chuyện, mời cán bộ tham vấn, lựa chọn
nội dung, hình thức tổ chức…
Xây dựng nội dung chương trình giáo dục KNS cho sinh viên,
trong đó có kỹ năng RQĐ. Đầu tư mua tài liệu, sách vở có liên quan
đến các nội dung giáo dục.
- Đối với khoa
Khoa cần phối hợp với nhà trường, với tổ chức Đoàn thanh
niên, Hội sinh viên để tổ chức các hoạt động giáo dục. Lãnh đạo
khoa đứng ra điều hành các GVCN, CVHT, GV, giúp các tập thể lớp
chủ động đề xuất các nội dung giáo dục sinh viên.
- Đối với Đoàn thanh niên và Hội sinh viên
Tổ chức Đoàn thanh niên, Hội SV cần chủ động và sáng tạo
các hình thức tổ chức giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
sinh viên, điều kiện của nhà trường. Đoàn thanh niên và Hội sinh
viên cần chủ động đề xuất với khoa, với nhà trường về nhu cầu được
giáo dục của sinh viên, để từ đó đề xuất các nội dung và hình thức
giáo dục phù hợp. Tích cực cùng với nhà trường, với khoa tổ chức
tốt các buổi tạo đàm, các CLB, các hoạt động ngoài trời, tham quan
dã ngoại…
- Đối với sinh viên
Sinh viên cần tích cực, chủ động trong các hoạt động giáo
dục như đề xuất nhu cầu, mong muốn của bản thân, chia sẻ kinh
nghiệm, tích cực thảo luận, trao đổi với mọi người, tương tác với
người tổ chức và mọi người xung quanh…Đặc biệt sinh viên phải
nắm chắc bản chất và quy trình của quá trình RQĐ trước các tình
huống xảy ra.
24