Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Luận văn thạc sĩ Hoạch định ngân sách hàng năm cho công ty cổ phần thuỷ sản 584 Nha Trang (full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 141 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



BÙI THANH HẰNG



HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH HÀNG NĂM CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN 584 NHA TRANG


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH LIÊM

Đà Nẵng - Năm 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Bùi Thanh Hằng

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2
5. Bố cục đề tài 3
6. Tổng quan tài liệu 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 7
1.1. NGÂN SÁCH TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠCH ĐỊNH
NGÂN SÁCH TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP 7
1.1.1. Tổng quan về ngân sách và hoạch định ngân sách 7
1.1.2 Ngân sách tổng thể doanh nghiệp và hoạch định ngân sách tổng thể
doanh nghiệp 13
1.1.3. Các phƣơng pháp lập ngân sách 15
1.2. NỘI DUNG LẬP NGÂN SÁCH TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP 17
1.2.1. Ngân sách tiêu thụ 17
1.2.2. Ngân sách sản xuất 18
1.2.3. Ngân sách chi phí bán hàng 25
1.2.4. Ngân sách chi phí hoạt động khác 26
1.2.5. Ngân sách tài chính 27
1.3. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH 29
1.3.1. Chuẩn bị cho hoạch định ngân sách 29
1.3.2. Soạn thảo ngân sách 32

1.3.3. Giám sát ngân sách 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 37

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN 584
NHA TRANG VÀ TÌNH HÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH TẠI
CÔNG TY 38
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN 584 NHA TRANG
38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 38
2.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất - kinh doanh 42
2.1.3. Công tác dự báo tiêu thụ sản phẩm và cung ứng nguyên vật liệu 51
2.1.4. Mục tiêu và chiến lƣợc sản xuất kinh doanh 54
2.1.5. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 55
2.2. TÌNH HÌNH HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY 60
2.2.1. Bộ phận hoạch định ngân sách 60
2.2.2. Phƣơng pháp lập ngân sách 61
2.2.3. Quy trình hoạch định ngân sách 62
2.2.4. Nội dung và tiến trình lập ngân sách 64
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH
CỦA CÔNG TY 72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 78
CHƢƠNG 3. THIẾT LẬP VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOẠCH
ĐỊNH NGÂN SÁCH HÀNG NĂM CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY
SẢN 584 NHA TRANG 79
3.1. THIẾT LẬP CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY
79
3.1.1. Phƣơng pháp lập ngân sách 79
3.1.2. Quy trình hoạch định ngân sách 81
3.1.3 Hệ thống các ngân sách trong doanh nghiệp 85


3.2. HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ LẬP NGÂN SÁCH CHO CÔNG TY
NĂM 2014 86
3.2.1. Ngân sách tiêu thụ 86
3.2.2. Ngân sách sản xuất 88
3.2.3. Ngân sách chi phí bán hàng 93
3.2.4. Ngân sách chi phí hoạt động khác 94
3.2.5. Ngân sách tài chính 96
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 99
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC





DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NCTT : Nhân công trực tiếp
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệP
NVL : Nguyên vật liệu
QLDN : Quản lý doanh nghiệp
SXC : Sản xuất chung
TSCĐ : Tài sản cố định
DG : Đơn giá
BQ1hh : Bình quân một đơn vị hàng hóa

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
CPTS : Cổ phần thủy sản
KCS : Phòng kiểm tra chất lƣợng vệ sinh
HĐQT : Hội đồng quản trị
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp
VAT : Thuế giá trị gia tăng
NTD : Ngƣời tiêu dùng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
2.1.
Thống kê số lƣợng lao động năm 2011-2013
58
2.2.
Một số chỉ tiêu chính về khả năng thanh toán và
khả năng sinh lợi
58
2.3.
Các chỉ tiêu chính về cấu trúc tài sản và nguồn vốn
59
2.4.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu
66
3.2
Định mức nguyên vật liệu

89

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình
Trang
1.1.
Sơ đồ trình tự xây dựng ngân sách tổng thể trong doanh
nghiệp sản xuất doanh nghiệp sản xuất
15
2.1.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
42
2.2.
Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty
45
2.3.
Quy trình sản xuất nƣớc mắm
49
2.4.
Quy trình sản xuất mắm chai
50
3.1.
Sơ đồ mối quan hệ giữa các ngân sách
86














1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế-xã hội nƣớc ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục
chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế. Hoạt động sản xuất và thƣơng mại toàn
cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Những bất lợi từ sự
sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và đời sống dân cƣ trong nƣớc. Thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp,
hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Các doanh nghiệp trong
ngành sản xuất nƣớc mắm Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần Thủy sản
584 Nha Trang nói riêng đang phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức từ trong nƣớc lẫn thế giới. Việc xây dựng kế hoạch hàng năm và vấn đề
kiểm tra, kiểm soát thực tế thực hiện so với kế hoạch chƣa đƣợc quan tâm
đúng mức, chƣa có một quy trình hoạch định ngân sách hoàn chỉnh cho doanh
nghiệp, do đó thƣờng không phản ánh đúng tiềm năng thực tế của doanh
nghiệp và gây ra lãng phí. Trƣớc tình hình đó việc hoạch định ngân sách đƣợc
xem là công cụ hữu dụng cho các nhà quản trị chuẩn bị các nguồn lực nhằm
giảm thiểu rủi ro để đối phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra trong tƣơng lai
và nắm bắt cơ hội kinh doanh. Việc hoạch định ngân sách là một việc làm cấp
thiết giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu đặt ra và cách thực hiện các ngân

sách đã hoạch định để có thể phân bổ các nguồn tài chính cho các mục tiêu cụ
thể, đảm bảo việc chi tiêu không vƣợt quá ngân sách dự báo và sử dụng tối ƣu
nguồn tiền của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể quản lý các hoạt
động của mình hiệu quả hơn. Do đó tôi chọn đề tài“Hoạch định ngân sách
hàng năm cho Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang” để nghiên cứu cho
luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Dùng lý thuyết của hoạch định tài chính để phân tích tìm hiểu và đánh
giá tình hình hoạch định ngân sách của công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha
Trang. Trên cơ sở đánh giá tình hình hoạch định ngân sách hiện tại, loại bỏ
những điểm bất cập, lập ngân sách hàng năm cho công ty năm 2014
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các phƣơng pháp
hoạch định ngân sách và quy trình hoạch định ngân sách, dựa trên những
nghiên cứu về ngân sách tổng thể doanh nghiệp, phƣơng pháp lập các ngân
sách, quy trình hoạch định ngân sách, nội dung và tiến trình lập các ngân
sách. Tìm ra phƣơng pháp và quy trình hoạch định phù hợp để hoạch định
ngân sách hàng năm cho công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang nhằm
nâng cao hiệu quả hoạch định ngân sách cho công ty.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết sẵn có về phƣơng pháp lập ngân sách.
Thu thập, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và đánh giá về tình hình
hoạch định ngân sách của công ty. Dựa trên mô hình hoạch định ngân sách lý
thuyết ứng dụng vào thực tế của công ty và lập ngân sách hàng năm cho công
ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang năm 2014, nhằm nâng cao hiêu quả
hoạch định ngân sách cho Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang để phát
huy tốt nhất các lợi ích của việc hoạch định ngân sách tận dụng tối đa các

nguồn lực của công ty.
3

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạch định ngân sách doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng về công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang và
tình hình hoạch định ngân sách tại công ty.
Chƣơng 3: Thiết lập và hoàn thiện công tác hoạch định ngân sách hàng
năm cho công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang.
6. Tổng quan tài liệu
Hoạch định ngân sách là việc cân bằng sự chênh lệch giữa trạng thái hiện
tại với kỳ vọng trong tƣơng lai. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và hoạt động trong môi trƣờng kinh doanh
thay đổi không ngừng với nhiều yếu tố môi trƣờng phức tạp. Hoạch định
trong môi trƣờng rủi ro cao nhƣ vậy thì chức năng hoạch định trở nên hữu
dụng trong việc giảm thiểu rủi ro và nắm bắt cơ hội kinh doanh. Để định
hƣớng đƣợc quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt đƣợc những
mục tiêu đã đề ra, hoạch định ngân sách đóng một vai trò rất quan trọng giúp
cho các nhà quản lý nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý doanh nghiệp.
Do đó nội dung nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa rất thiết thực cả về lý luận và
thực tiễn đối với Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang trong công tác
hoạch định ngân sách hàng năm.
Hoạch định ngân sách là một công cụ khá phổ biến mà các doanh nghiệp
đều vận dụng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất, cho nên vấn đề
này cũng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu những tài liệu có liên quan về đề
tài Hoạch định ngân sách tại Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang. Đã có
những đề tài nghiên cứu những vấn đề khác nhau về ngân sách doanh nghiệp,

4

nhƣ là đề tài đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Ý Nguyên Hân với
luận văn “Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty phân bón Miền Nam”,
ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Huỳnh Đức Lộng, Trƣờng Đại Học Kinh Tế
TP.HCM, thực hiện năm 2008. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng
trong luận này là tiếp cận, quan sát, tổng hợp và phân tích. Nội dung đề tài đã
đề cập đến vấn đề ngân sách của doanh nghiệp ở những góc độ khác nhau cả
về lý luận và thực tiễn nhƣ cơ sở lý luận về dự toán ngân sách doanh nghiệp,
các mô hình lập dự toán ngân sách, nội dung lập các báo cáo dự toán ngân
sách. Tác giả cũng đã nghiên cứu thực trạng công tác lập dự toán ngân sách
tại Công ty phân bón Miền Nam, trên cở sở đó đánh giá những ƣu điểm và
khuyết điểm để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện và đề xuất phƣơng hƣớng ứng
dụng dự toán ngân sách trong doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào nội dung
lập các báo cáo dự toán ngân sách áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất.[1]
Đề tài thạc sỹ của tác giả Trần Văn Thoại với luận văn “Hoạch định
ngân sách tại Công ty cổ phần đường Kon Tum” Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS. Trƣơng Bá Thanh, Trƣờng Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, thực hiện năm
2013. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng trong luận này là sử
dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh. Đề tài đề cập đến
việc nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác
hoạch định ngân sách tại Công ty cổ phần đƣờng Kon Tum. Những nội dung
nhƣ ngân sách tổng thể doanh nghiệp, phƣơng pháp lập các ngân sách, quy
trình hoạch định ngân sách, nội dung và tiến trình lập các ngân sách. Đánh giá
thực trạng về công tác hoạch định ngân sách tại Công ty cổ phần đƣờng Kon
Tum, đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện và đề xuất phƣơng hƣớng ứng dụng
dự toán ngân sách trong doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào nội dung lập các
báo cáo dự toán ngân sách áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất trong ngành
mía đƣờng.[7]
5


Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu đã công bố trên, chƣa nghiên cứu
chuyên sâu về hoạch định ngân sách doanh nghiệp áp dụng cho các doanh
nghiệp sản xuất nƣớc mắm và cũng chƣa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến
hoạch định ngân sách tại Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang. Vì vậy,
đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng với các đề tài nghiên
cứu trƣớc đây.
Hoạch định ngân sách là một công cụ quản lý khoa học và hiệu quả trong
việc quản lý hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, giúp chuẩn bị các
nguồn lực để đối phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra trong tƣơng lai nhằm
đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Cùng với định hƣớng phát triển chung
của ngành sản xuất nƣớc mắm, các doanh nghiệp sản xuất nƣớc mắm trong
nƣớc trong đó có Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang đang từng bƣớc
nâng cao khả năng cạnh tranh bằng nhiều giải pháp khác nhau để tồn tại và
phát triển. Đề tài nghiên cứu về hoạch định ngân sách tại Công ty cổ phần
Thủy sản 584 Nha Trang; Tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá
những vấn đề có liên quan đến hoạch định ngân sách doanh nghiệp dựa trên
cơ sở phân tích và đánh giá các nguồn lực hiện có của đơn vị, phân tích và
đánh giá công tác dự báo hiện tại trên cơ sở phân tích việc dự báo các yếu tố
tác động từ môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài.
Trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố liên quan đến hoạch định ngân
sách doanh nghiệp, kết hợp giữa cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn, Phƣơng
pháp lập ngân sách đi sâu nghiên cứu phƣơng pháp lập ngân sách phù hợp đối
với các doanh nghiệp sản xuất nƣớc mắm nhƣ Công ty cổ phần Thủy sản 584
Nha Trang với mục tiêu của đề tài là nâng cao hiêu quả hoạch định ngân sách
cho Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang để phát huy tốt nhất các lợi ích
của việc hoạch định ngân sách tận dụng tối đa các nguồn lực của công ty. Dựa
6

trên mô hình hoạch định ngân sách lý thuyết ứng dụng vào thực tế của công ty

và lập ngân sách hàng năm cho công ty năm 2014.
Thêm vào đó đề tài đã tham khảo và kế thừa từ các tài liệu liên quan nhƣ:
- Trần Thị Lệ Thi (2013), Xây dựng chiến lược Marketing cho nước mắm
584 Nha Trang (Công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang) tại thị trƣờng Đà
Nẵng, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại Học Kinh Tế Đà
Nẵng.vv






7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. NGÂN SÁCH TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP VÀ HOẠCH ĐỊNH
NGÂN SÁCH TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP
1.1.1. Tổng quan về ngân sách và hoạch định ngân sách
a. Khái niệm ngân sách
Theo Stephen Brookson [4, tr.6]: Ngân sách là kế hoạch cho những hoạt
động tƣơng lai. Ngân sách có thể diễn đạt theo nhiều cách, nhƣng thƣờng thì
nó mô tả toàn bộ quá trình kinh doanh bằng ngôn ngữ tài chính và là thƣớc đo
nhằm định lƣợng các hoạt động của một tổ chức.
Ngân sách là một thuyết minh kế hoạch tài chính đƣợc chuẩn bị trƣớc
cho giai đoạn sắp tới, thƣờng là một năm. Ngân sách thƣờng chỉ bao gồm
những khoản doanh thu và chi tiêu có kế hoạch (tài khoản lãi lỗ). Ngân sách
sẽ thể hiện những khoản thu nhập mà các bộ phận trong tổ chức có khả năng
tạo đƣợc và tổng chi phí đƣợc phép sử dụng. Tuy nhiên, cũng nên đƣa vào

ngân sách những kế hoạch tài sản và nguồn vốn của cả tổ chức (bảng cân đối
kế toán theo ngân sách) và những khoản thu chi tiền mặt (dòng tiền theo ngân
sách).
Theo Howard Senter [2, tr.3-4] “Một kế hoạch hành động được lượng
hóa và được chuẩn bị cho một khoảng thời gian cụ thể”, có thể xem xét kỹ
hơn khái niệm này về ngân sách nhƣ sau:
- Ngân sách phải được lượng hóa: Điều này có nghĩa là ngân sách phải
đƣợc biểu thị bằng các con số, thực tế thƣờng là một số tiền. Một danh sách
liệt kê những gì dự tính thực hiện có thể hữu ích, nhƣng đó không phải là một
bảng ngân sách nếu nó không đƣợc thể hiện bằng các con số.
8

- Ngân sách phải là một kế hoạch hành động: Đây có lẽ là điểm quan
trọng nhất, ngân sách không phải là một bảng bao gồm các số liệu thực tế vì
nó liên quan đến những sự việc chƣa hề xảy ra. Tình hình có thể thay đổi
trong thời gian thực hiện ngân sách, có nghĩa là khi đó ngân sách không còn
chính xác. Giống nhƣ các kế hoạch khác, ngân sách rất ít khi đƣợc dự báo
hoàn toàn chính xác về tƣơng lai. Tuy nhiên, ngay cả trong trƣờng hợp nhƣ
vậy, nó vẫn đóng vai trò định hƣớng cho những ngƣời thực hiện và vai trò này
rất quan trọng. Tuy nhiên phải biết đƣợc cần phải đạt đƣợc điều gì trƣớc khi
lập kế hoạch, trong kinh doanh đƣợc gọi là mục tiêu. Các mục tiêu của doanh
nghiệp phụ thuộc một phần vào loại hình doanh nghiệp, có thể là mục tiêu
ngắn hạn, trung hoặc dài hạn.
b. Khái niệm hoạch định ngân sách
Hoạch định ngân sách chính là việc lập các ngân sách hoạt động và ngân
sách tài chính, ứng với các ngân sách mô tả các quan hệ tài chính sẽ xảy ra
nhằm đạt đƣợc những mục tiêu sản xuất kinh doanh đã định của tổ chức. Đây
là quá trình bao gồm chuẩn bị, lập các kế hoạch ngân sách và giám sát việc
thực hiện kế hoạch ngân sách nhằm hƣớng dẫn cho việc đạt đƣợc các mục tiêu
của tổ chức.

Tất cả doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều đặt ra những
mục tiêu nhất định liên quan đến tài chính, để đạt đƣợc những mục tiêu này
đòi hỏi phải có một nguồn tiền, nguồn tiền này đƣợc xác định thông qua
hoạch định ngân sách. Hoạch định ngân sách sẽ giúp phân bổ nguồn tài chính
cho các mục tiêu cụ thể, từ đó các doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động của
mình hiệu quả hơn và đảm bảo việc chi tiêu không vƣợt mức dự báo.
c. Mục đích của hoạch định ngân sách
Ngân sách là một công cụ quản lý chủ yếu giúp việc lập kế hoạch, giám
sát và kiểm soát các nguồn tài chính cho một tổ chức. Nội dung của ngân sách
9

là dự tính các khoản thu và chi cho một thời kỳ nhất định của một tổ chức,
ngân sách đƣợc sử dụng với một số mục đích sau:
- Giám sát các khoản thu chi trong thời hạn 1 năm (hoặc khung thời hạn
cụ thể của tổ chức);
- Giúp xác định những điều chỉnh cần thiết đối với các chƣơng trình và
mục tiêu;
- Dự báo thu chi đối với tổ chức, bao gồm thời gian và dự báo các
nguồn thu dự kiến (nhƣ các khoản tài trợ bổ sung);
- Tạo cơ sở cho việc giải trình trách nhiệm và tính minh bạch;
Đối với các nhà tài trợ, ngân sách còn là một công cụ thiết yếu vì nó
giúp họ hiểu đƣợc công việc của tổ chức.
d. Tầm quan trọng của hoạch định ngân sách
Ngân sách giúp cá nhân, bộ phận hay tổ chức đạt đƣợc những mục tiêu
theo kế hoạch. Ngân sách cũng giúp thể hiện trách nhiệm tài chính của tổ
chức đối với nhiều đối tƣợng nhƣ: chủ nợ, nhà cung cấp, nhân viên, khách
hàng và chủ sở hữu. Ngân sách giúp điều phối các hoạt động của những nhà
quản lý và những bộ phận khác nhau, đồng thời đảm bảo cho tổ chức đạt đƣợc
mục tiêu mong muốn. Ngân sách có thể trở thành thƣớc đo để giám sát những
hoạt động thực tế, nhờ đó ngân sách là cách thức tin cậy để phân tích hiệu quả

kinh doanh thực tế. [4, tr.7-8].
Ngân sách có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp,
không những buộc các nhà quản lý phải chuẩn bị cho những thay đổi của môi
trƣờng kinh doanh mà còn giúp họ truyền đạt và điều tiết các hoạt động, thiết
lập các định mức hoạt động và lƣu tâm đến những khu vực có vấn đề cần phải
rà soát, hoàn thiện hơn.
10

e. Hoạch định ngân sách với chiến lược và chiến thuật kinh doanh
Chiến lƣợc kinh doanh là tầm nhìn mà tổ chức muốn thực hiện trong
khoảng thời gian ba đến năm năm. Chiến lƣợc kinh doanh bao gồm việc thiết
lập các mục tiêu tổng thể để tổ chức có thể xác định những điều muốn đạt
đƣợc. Chiến lƣợc kinh doanh cũng xác định lộ trình hành động. Điều này đòi
hỏi phải phân tích môi trƣờng hoạt động của tổ chức và những nguồn lực mà
nó sở hữu bằng phƣơng pháp phân tích SWOT – đánh giá về điểm mạnh
(strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities), đe dọa (threats).
Quá trình dự thảo ngân sách là một biện pháp ngắn hạn, là một phần của
chiến lƣợc kinh doanh tổng thể. Nó là một chiến thuật đƣợc sử dụng trong
việc triển khai các hoạt động và chƣơng trình mà các nhà quản trị cấp cao sẽ
hoạch định.
Song song với việc hoạch định chiến lƣợc dài hạn, tổ chức cũng cần
hoạch định ngắn hạn bằng kế hoạch kinh doanh – những việc cần phải thực
hiện ngay để đạt đƣợc kế hoạch chiến lƣợc. Để thực hiện kế hoạch kinh
doanh, tổ chức phải xem xét các thủ tục hoạch định phù hợp nhằm xác định
những việc cần làm, thời gian thực hiện và những công cụ kiểm soát cần thiết
nhằm đảm bảo có thể thực hiện đƣợc những kết quả theo ngân sách. [4, tr.10].
f. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoạch định ngân sách
Để công tác hoạch định ngân sách phản ánh đúng tiềm năng thực tế của
công ty, khai thác tối đa mọi nguồn lực sẵn có, tùy theo điệu kiện kinh doanh
thực tế của công ty ta sẽ linh hoạt điều chỉnh quy trình cho phù hợp. Hoạch

định ngân sách cho ra sản phẩm một hệ thống các ngân sách tài chính và ngân
sách hoạt động với đủ khả năng hƣớng dẫn các hoạt động kinh doanh của
công ty, có khả năng giám sát hiệu quả tài chính của công ty.
Để thực hiện kế hoạch kinh doanh, tổ chức phải xem xét các thủ tục
hoạch định phù hợp nhằm xác định những việc cần làm, và thời gian thực
11

hiện, và những công cụ kiểm soát cần thiết (bao gồm kế hoạch ngân sách)
nhằm đảm bảo cá thể thực hiện đƣợc những kết quả theo dự đoán. Kế hoạch
ngân sách đƣợc sử dụng nhƣ một chiến thuật kinh doanh. Kế hoạch ngân sách
là việc triển khai chiến thuật của kế hoạch kinh doanh. Nó đƣợc tích hợp trong
cả kế hoạch kinh doanh và quá trình kiểm soát.
Thứ nhất: Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Có bốn giai đoạn trong chu kỳ sống và chu kỳ kinh doanh mà doanh
nghiệp trải qua là hình thành, tăng trƣởng, chín muồi và suy thoái. Việc lập kế
hoạch không đồng nhất qua các giai đoạn này đƣợc thể hiện qua hình: Độ dài
qua các giai đoạn khác nhau và tính cụ thể của các kế hoạch cũng khác nhau.
Chu kỳ kinh doanh ảnh hƣởng đến bản kế hoạch kinh doanh, trong giai đoạn
hình thành (giai đoạn bắt đầu đi lên của chu kỳ kinh doanh) những ngƣời quản
trị thƣờng phải lập kế hoạch định hƣớng. Thời kỳ này rất cần tới sự mềm dẻo
và linh hoạt vì mục tiêu có tính chất thăm dò, nguồn chƣa đƣợc xác định rõ,
thị trƣờng chƣa có gì chắc chắn. Trong giai đoạn tăng trƣởng: các kế hoạch có
xu hƣớng ngắn hạn và thiên về cụ thể vì các mục tiêu đƣợc xác định rõ hơn,
các nguồn đang đƣợc đƣa vào thị trƣờng cho đầu ra đang tiến triển. Giai đoạn
chín muồi: Tính ổn định và tính dự đoán đƣợc của doanh nghiệp là lớn nhất,
nên kế hoạch dài hạn và cụ thể trong giai đoạn này là thích hợp. Giai đoạn suy
thoái: kế hoạch chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn, từ cụ thể sang định hƣớng.
Giống nhƣ giai đoạn đầu, thời kỳ suy thoái cần tới sự mềm dẻo vì các mục
tiêu phải đƣợc xem xét và đánh giá lại, nguồn cũng đƣợc phân phối lại cùng
với những điều chỉnh khác.

Thứ hai: Độ bất ổn của môi trƣờng
Môi trƣờng càng bất ổn bao nhiêu thì kế hoạch càng mang tính định
hƣớng và ngắn hạn bấy nhiêu. Những doanh nghiệp hoạt động trong môi
12

trƣờng tƣơng đối ổn định thƣờng có những kế hoạch dài hạn, tổng hợp và
phức tạp, trong khi những doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng động lại
có những kế hoạch hƣớng ngoại và ngắn hạn. Trong nền kinh tế thị trƣờng,
nền kinh tế Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
giới, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển nhờ thu hút đƣợc
một khối lƣợng lớn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Nhu cầu tiêu dùng của
ngƣời dân ngày càng tăng. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trƣờng, môi trƣờng
kinh doanh ngày càng thay đổi, gía cả thị trƣờng liên tục biến động, tình hình
lạm phát, suy thoái kinh tế diễn biến rất phức tạp ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thứ ba: Thời gian của mục tiêu đề ra
Kế hoạch dài hay ngắn phụ thuộc vào kế hoạch đó nhằm thực hiện mục
tiêu gì. Kế hoạch cho một thời gian quá dài hay quá ngắn đều phi hiệu suất.
Do vậy, kế hoach phải phù hợp với thời gian đặt ra cho mục tiêu cần đạt đƣợc.
Thứ tƣ: Tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp
Nắm đƣợc bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp, xác định rõ những điểm
mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có những quyết định chiến
lƣợc thích hợp để phát huy các thế mạnh và hạn chế tối đa các điểm yếu, tạo
ra lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Phân tích nguồn lực cho thấy các dự trữ về
nguồn lực, khả năng và các tài sản sẵn có cho toàn bộ công ty. Các nguồn lực
có thể chia thành hai loại: Nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Các
nguồn lực hữu hình có thể thấy đƣợc và định dạng đƣợc, bao gồm nguồn lực
tài chính, tổ chức, các điều kiện vật chất và công nghệ. Các nguồn lực vô hình
bao gồm nhân sự, khả năng cải tiến và danh tiếng.
13


1.1.2 Ngân sách tổng thể doanh nghiệp và hoạch định ngân sách tổng
thể doanh nghiệp
Ngân sách tổng thể là ngân sách thể hiện mục tiêu của tất cả bộ phận
trong doanh nghiệp nhƣ bán hàng, sản xuất, nghiên cứu, marketing, dịch vụ
khách hàng, tài chính v.v Ngân sách tổng thể định lƣợng kỳ vọng của nhà
quản lý về thu nhập, các luồng tiền và vị trí tài chính trong tƣơng lai.[5].
Ngân sách tổng thể là một chức năng không thể thiếu đối với các nhà
quản lý, giúp việc hoạch định và kiểm soát đƣợc hoạt động của doanh nghiệp.
Ngân sách tổng thể là một nội dung trung tâm và quan trọng, nó thể hiện toàn
bộ mục tiêu và nhiệm vụ của toàn doanh nghiệp, đồng thời cũng là cơ sở để
kiểm tra và điều chỉnh cũng nhƣ ra các quyết định trong doanh nghiệp.
Ngân sách tổng thể là trái tim và linh hồn của quy trình hoạch định
ngân sách. Ngân sách tổng thể gồm tất cả các phần lại với nhau kết hợp ngân
sách hoạt động và ngân sách tài chính của tổ chức vào một bức tranh toàn
cảnh. Nói cách khác, ngân sách tổng thể tóm tắt tất cả các dự báo tài chính
của một tổ chức trong một thời kỳ đã định.
Ngân sách tổng thể là tổ hợp nhiều ngân sách của mọi hoạt động của
doanh nghiệp, có liên hệ với nhau trong một thời kỳ nào đó, có thể lập cho
nhiều thời kỳ nhƣ tháng, quý hay năm. Hình thức và số lƣợng các ngân sách
tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Ngân sách tổng thể doanh nghiệp
bao gồm hai phần chính đó là ngân sách hoạt động và ngân sách tài chính.
Mỗi loại ngân sách trên lại bao gồm nhiều ngân sách bộ phận có liên quan
chặt chẽ với nhau. Trong một doanh nghiệp sản xuất, ngân sách tổng thể
thƣờng bao gồm những nội dung sau: [5].
a. Ngân sách hoạt động
Ngân sách hoạt động là ngân sách phản ánh mức thu nhập và chi phí đòi
hỏi để đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận, ngân sách hoạt động bao gồm:
14


- Ngân sách tiêu thụ (doanh thu)
- Ngân sách sản xuất
+ Ngân sách chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Ngân sách chi phí lao động trực tiếp
+ Ngân sách chi phí sản xuất chung
+ Ngân sách giá vốn hàng bán
- Ngân sách chi phí bán hàng
- Ngân sách chi phí quản lý doanh nghiệp
- Ngân sách chi phí tài chính
b. Ngân sách tài chính
Ngân sách tài chính là ngân sách phản ánh tình hình tài chính theo dự
kiến và cách thức tài trợ cần thiết cho các hoạt động đã lập ngân sách, thông
thƣờng đƣợc thực hiện trong một năm tài chính, ngân sách tài chính bao gồm:
- Ngân sách vốn (ngân sách đầu tƣ)
- Ngân sách vốn bằng tiền
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

15


























Nguồn: GS.TS. Trương Bá Thanh, TS. Trần Đình Khôi Nguyên, ThS. Lê Văn
Nam 2008

Hình 1.1. Sơ đồ trình tự xây dựng ngân sách tổng thể trong doanh
nghiệp sản xuất
1.1.3. Các phƣơng pháp lập ngân sách
a. Phương pháp lập ngân sách từ trên xuống
Phƣơng pháp lập ngân sách từ trên xuống mô tả quy trình mà theo đó cấp
lãnh đạo sẽ lập các mục tiêu ngân sách, doanh thu, lợi nhuận v.v và áp đặt
mục tiêu này cho các bộ phận chức năng và tổ chức.
Phƣơng pháp này mang tính áp đặt do đó thƣờng các bộ phận phòng ban
chức năng không hài lòng, các chỉ tiêu ấn định đôi khi quá cao hoặc quá thấp
so với năng lực thực tế của từng bộ phận chức năng và đôi khi khó có thể thực
Ngân sách
tiêu thụ

Ngân sách
sản xuất
Ngân sách nhân
công trực tiếp
Ngân sách chi
phí SXC
Ngân sách NVL
trực tiếp
Ngân sách dự trữ
thành phẩm
Ngân sách giá
thành sản xuất
Ngân sách giá
vốn hàng bán
Ngân sách chi
phí QLDN
Ngân sách chi
phí bán hàng
Báo cáo kết quả
kinh doanh
Ngân sách chi phí
tài chính
Báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ
Bảng cân đối kế
toán
Ngân sách vốn
bằng tiền
Ngân sách
vốn đầu

Ngân
sách
hoạt
động
Ngân
sách
tài
chính
16

hiện đƣợc. Thông thƣờng thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận phòng ban chức
năng với nhau, không khuyến khích đƣợc họ hợp tác vì mục tiêu chung của
doanh nghiệp.
Phƣơng pháp này đòi hỏi các nhà lãnh đạo cấp cao không những có tầm
nhìn tổng quan và toàn diện doanh nghiệp mà đòi hỏi phải nắm đƣợc chi tiết
hoạt động của từng bộ phận. Vì vậy lập ngân sách theo phƣơng pháp này chỉ
thích hợp đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và ít có sự phân cấp trong
quản lý.
b. Phương pháp lập ngân sách từ dưới lên
Lập ngân sách theo phƣơng pháp này, những ngƣời trực tiếp liên quan
đến hoạt động nào thì lập ngân sách cho hoạt động đó, nhƣ vậy ngân sách
đƣợc lập sẽ chính xác, đáng tin cậy và mang tính khả thi cao. Các bộ phận sẽ
phấn đấu để đạt đƣợc kế hoạch ngân sách đã đề ra và đều hƣớng tới mục tiêu
chung của công ty. Phƣơng pháp này phù hợp đối với những công ty lớn, phát
huy tính tích cực và tự giác của các thành viên trong từng bộ phận. Phƣơng
pháp này tạo ra một hệ thống các ngân sách rõ ràng và cụ thể, kiểm soát tốt tài
chính và giúp xác định nguyên nhân của các mục tiêu bị thất bại.
Tuy nhiên việc lập ngân sách theo phƣơng pháp này, các bộ phận chức
năng có thể lập ngân sách liên quan đến bộ phận mình thấp hơn khả năng hiện
có mà họ có thể thực hiện đƣợc, dẫn đến không phát huy tính tích cực làm trì

trệ hoạt động sản xuất, lãng phí tài nguyên và năng lực của doanh nghiệp,
không khai thác hết khả năng hiện có của doanh nghiệp. Vì vậy lãnh đạo công
ty phải kiểm tra, cân nhắc kỹ trƣớc khi quyết định chấp nhận ngân sách của
các bộ phận. Lập ngân sách theo phƣơng pháp này khối lƣợng công việc
nhiều và tốn nhiều thời gian.
Nhận xét chung về các phƣơng pháp lập ngân sách:
17

Trong hai phƣơng pháp lập ngân sách nhƣ đã nêu trên, mỗi phƣơng pháp
đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm nhất định.
Tùy theo đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp mà lựa chọn phƣơng
pháp lập ngân sách cho thích hợp. Tuy nhiên hiện nay theo xu hƣớng chung,
quản lý hiện đại đang phát triển mạnh và đƣợc sử dụng ở nhiều công ty và tập
đoàn lớn. Lập ngân sách theo phƣơng pháp từ dƣới lên đƣợc nhiều doanh
nghiệp ƣa chuộng và vận dụng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Việc lập ngân sách theo phƣơng pháp này tạo mối liên kế hợp tác và thống
nhất giữa các bộ phận trong toàn tổ chức. Những ngƣời gần gũi nhất với hoạt
động sản xuất đƣợc quyền quyết định về ngân sách. Phát huy hết tác dụng và
vai trò của ngân sách trong tổ chức. Tạo ra đƣợc một hệ thống các ngân sách
rõ ràng cụ thể. Tạo ra các chỉ dẫn đi đến các mục tiêu của tổ chức. Tạo mối
lên kết giữa ngân sách và chiến luợc kinh doanh của công ty.
1.2. NỘI DUNG LẬP NGÂN SÁCH TỔNG THỂ DOANH NGHIỆP
1.2.1. Ngân sách tiêu thụ
Ngân sách tiêu thụ là ngân sách quan trọng nhất trong ngân sách tổng thể
doanh nghiệp, nó chi phối toàn bộ các ngân sách khác, là nền tảng của ngân
sách tổng thể doanh nghiệp, vì ngân sách này sẽ xác lập mục tiêu của doanh
nghiệp so với thị trƣờng, với môi trƣờng tiêu thụ đƣợc đánh giá là khâu thể
hiện chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp, về mặt lý thuyết tất cả các ngân
sách khác của doanh nghiệp suy cho cùng đều dựa vào ngân sách tiêu thụ.
Ngân sách tiêu thụ nếu xây dựng không chính xác sẽ ảnh hƣởng đến chất

lƣợng của ngân sách tổng thể. Ngân sách tiêu thụ đƣợc lập dựa trên dự báo
tiêu thụ bao gồm những thông tin về chủng loại, số lƣợng hàng bán, giá bán
và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ. Những yếu tố thƣờng đƣợc xem xét khi dự báo
tiêu thụ đó là khối lƣợng tiêu thụ của kỳ trƣớc, các đơn đặt hàng chƣa thực
hiện, chính sách giá trong tƣơng lai cùng với chiến lƣợc tiếp thị để mở rộng

×