Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

De va dap an thi thu DH lan 2 mon Dia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.19 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LẦN III NĂM 2011
Môn ĐỊA LÍ, Khối C
Thời gian làm bài 180 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I ( 3 điểm):
1. Nguyên nhân của sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc Nam ở nước ta? Trình bày đặc điểm
nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
2. Qua bảng số liệu sau, em hãy tính mật độ dân số và cho nhận xét. Giải thích vì sao dân cư phân
bố không đều?
DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH NĂM 2009 PHÂN THEO VÙNG
Vùng Dân số trung bình (Nghìn người) Diện tích (Km
2
)
CẢ NƯỚC 86024.6 331051.5
Đồng bằng sông Hồng 19625.0 21063.1
Trung du và miền núi phía
Bắc 11095.2 95338.8
Bắc Trung Bộ 10090.4 51524.6
Duyên hải Nam Trung Bộ 8780.0 44360.7
Tây Nguyên 5124.9 54640.6
Đông Nam Bộ 14095.7 23605.2
Đồng bằng sông Cửu Long 17213.4 40518.5
Câu II ( 3 điểm): Cho bảng số liệu dưới đây:
KHỐI LƯỢNG HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC
TA THỜI KỲ 2000 – 2009 (Đơn vị: triệu người)
Năm Tổng số
Trong đó
Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường hàng không
2000 763.6 9.8 620.7 130.3 2.8
2002 878.5 10.8 727.7 135.6 4.4
2005 1349.6 12.8 1173.4 156.9 6.5


2007 1638.0 11.6 1473.0 144.5 8.9
2009 1988.6 11.0 1818.7 148.2 10.7
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hành khách vận chuyển theo
ngành vận tải của nước ta, thời kỳ 2000 – 2009.
2. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét ?
Câu III ( 2 điểm): Có sự khác nhau nào trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền
núi Bắc Bộ và Tây Nguyên? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
II. PHẦN RIÊNG : Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a (2 điểm) Theo chương trình Chuẩn:
Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta? Giải thích vì sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ
trọng công nghiệp cao nhất cả nước?
Câu IV.b (2 điểm) Theo chương trình Nâng cao:
1. Thế nào là tài nguyên du lịch?
2. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng.
………………….Hết………………….
Họ và tên thí sinh:………………………………………………SBD:………………….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
1
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu Nội dung Điểm
Câu I 3.0
1.
2.
Nguyên nhân của sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc Nam
Thiên nhiên phân hoá theo Bắc Nam chủ yếu thay đổi của khí hậu: Yếu tố vĩ độ và
sự suy yếu của gió mùa Đông Bắc từ Bắc vào Nam, kết hợp với đặc điểm địa hình kéo
dài và hẹp ngang, các bức chắn địa hình (dãy Hoành Sơn, Bạch mã…) làm cho khí hậu
phân hóa từ Bắc vào Nam.
Đặc điểm nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam
(có thế trình bày theo các ý riêng hoặc lập thành bảng như sau)

Giới hạn
Phần lãnh thổ phía Bắc Phần lãnh thổ phía Nam
Từ dãy núi Bạch Mã trở
ra
Từ dãy núi Bạch Mã trở
vào
Khí hậu
Kiểu khí hậu
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa có mùa đông lạnh
Khí hậu cận xích đạo gió
mùa nóng quanh năm.
Nhiệt độ trung
bình năm
22 – 24
0
C Trên 25
0
C
Số tháng lạnh
dưới 20
0
C
3 tháng Không có
Sự phân hoá
mùa
Mùa đông – Mùa hạ Mùa khô - Mùa mưa
Đới cảnh quan
Đới rừng gió mùa nhiệt
đới

Đới rừng gió mùa cận xích
đạo
Tính mật độ dân số, nhận xét, giải thích:
- Tính mật độ dân số: mật độ dân số = Số dân/diện tích (người/km
2
)
CẢ NƯỚC: 259.9; Đồng bằng sông Hồng: 931.7;Trung du và miền núi phía Bắc:116.4
Bắc Trung Bộ: 195.8;Duyên hải Nam Trung Bộ: 197.9; Tây Nguyên: 93.8
Đông Nam Bộ: 597.1; Đồng bằng sông Cửu Long: 424.8
- Nhận xét: Dân số nước ta phân bố không đều: mật độ dân số trung bình của cả
nước là 259.9 người/km
2
, các vùng có mật độ dân số cao là đồng bằng sông Hồng,
Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng có mật độ dân số thấp là: Tây
Nguyên, trung du miền núi phía Bắc (Thí sinh có thể nhận xét chi tiết về các vùng
cao gấp mấy lần cả nước, các vùng thấp hơn cả nước mấy lần )
- Giải thích: Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào những nhân tố gồm:
+ Vị trí địa lí.
+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: Địa hình, khí hậu, nguồn nước, đất
đai, khoáng sản, rừng
+ Điều kiện kinh tê – xã hội: Tính chất của nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế,
mạng lưới đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
0.5
1.0
(mỗi
phần
lãnh
thổ
đủ ý

được
0.5
điểm
)
0.5
0.5
0.5
Câu II Vẽ biểu đồ, nhận xét 3.0
1. - Xử lý số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN
0.5
2
2.
THEO NGÀNH VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 2000 – 2009 (năm 2000 =
100%)
Năm Tổng số
Trong đó
Đường sắt Đường bộ Đường sông
Đường hàng
không
2000
100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
2002
115.0 110.2 117.2 104.1 157.1
2005
176.7 130.6 189.0 120.4 232.1
2007
214.5 118.4 237.3 110.9 317.9
2009
260.4 112.2 293.0 113.7 382.1

- Vẽ biểu đồ:
+ Vẽ biểu đồ đường dạng chỉ số phát triển năm đầu =100 % (nếu vẽ các loại biểu đồ
khác không cho điểm).
+ Yêu cầu vẽ đẹp, chính xác, đúng tỉ lệ, đúng khoảng cách năm, năm gốc nằm ở gốc
tọa độ.
+ Có tên biểu đồ, chú giải. (Thiếu một trong các điều kiện trên trừ 0.25 điểm)
Nhận xét:
- Tốc độ tăng trưởng các khối lượng hàng khách vận chuyển của nước ta tăng khá
nhanh từ 2000 đến 2009 (Số liệu).
- Tốc độ tăng trưởng không đều nhau: (số liệu chứng minh)
+ Đường hàng không có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là đường bộ.
+ Ngành vận tải đường sắt và đường sông có tốc độ tăng chậm, thời kỳ sau tốc độ giảm
2.0
0.5
III Sự khác nhau nào trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi
Bắc Bộ và Tây Nguyên:
- Trung du miền núi Bắc Bộ:
+ Trồng trọt: Chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè,
trẩu, hồi, quế…). Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây dược
liệu; cây ăn quả… Vùng có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
+ Chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, lợn.
- Tây Nguyên:
+ Trồng trọt: chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê,
cao su, hồ tiêu), chè được trồng ở cao nguyên Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ; ngoài ra
trồng cây công nghiệp ngắn ngày có: dâu tằm, bông vải…
+ Chăn nuôi bò thịt, bò sữa là chủ yếu.
Giải thích:
Sự khác nhau là do địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa khí hậu
(giải thích cụ thể hơn dựa vào các nhân tố trên)
1.5

0.5
0.25
0.5
0.25
0.5
PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu IV.a hoặc IV.b)
Câu Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta: 1.0
3
IV.a Công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ
* Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực :
- Ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập
trung cao nhất nước. Từ Hà Nội, công nghiệp toả ra theo 6 hướng dọc theo các tuyến
giao thông huyết mạch.
+ Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long (vật liệu xây dựng, cơ khí, năng
lượng).
+ Hà Nội - Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, hóa chất).
+ Hà Nội - Đông Anh - Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí).
+ Hà Nội - Việt trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hóa chất, dệt, giấy).
+ Hà Nội - Hà Đông - Hoà Bình (năng lượng).
+ Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt, may, vật liệu xây dựng, năng
lượng).
- Ở Nam Bộ : Hình thành một dải công nghiệp với những trung tâm lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu và gần đây là Bình Dương.
- Ở Duyên hải miền Trung : Mức độ tập trung thấp hơn, các trung tâm Đà Nẵng,
Vinh, Nha Trang.
Hiện nay, Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp số 1 của cả nước, chiếm gần 50%
tổng giá trị sản lượng công nghiệp.
b) Nguyên nhân: Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp là kết quả tác động của
hàng loạt nhân tố trong đó nổi bật là vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư lao
động và cơ sở hạ tầng.

Giải thích Đông Nam Bộ có tỉ trọng công nghiệp cao nhất cả nước:
+ Vị trí địa lí: Rất thuận lợi
+ Tài nguyên: Nguyên liệu nông sản từ các vùng khác, khoáng sản ít nhưng có giá trị
lớn là dầu mở và khí đốt.
+ Kinh tế – xã hội: - Lao động dồi dào, trình độ lao động cao
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Cơ sở hạ tầng tốt, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
- Có kinh nghiệm với kinh tế thị trường, thích ứng nhanh với thời kỳ hội
nhập mở cửa…
0.75
0.25
1.0
0.5
0.5
4
Câu
IV.b 1.
2.
Tài nguyên du lịch
Khái niệm:
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá
trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thoả
mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
Tài nguyên du lịch nước ta tương đối đa dạng và phong phú gồm tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn:
* Tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Địa hình: có 5-6 vạn km
2
địa hình caxtơ với 200 hang động đẹp: Vịnh Hạ

Long, động Phong Nha (được UNESCO công nhận là di sản thiên nhien thế giới
lần lượt vào năm 1994 và 2003), Bích Động…Ven bển có 125 bãi biển, nhiều bãi
biển dài và đẹp. Các đảo ven bờ có khả năng phát triển du lịch.
- Khí hậu: Tương đối thuận lợi phát triển du lịch, có nhiều điểm du lịch mát
mẻ
- Nguồn nước: các hồ tự nhiên, sông ngòi chằng chịt ở vùng sông nước đồng
bằng sông Cửu Long, các thác nước. Nguồn nước khoáng tự nhiên có giá trị đặc
biệt đối với phát triển du lịch.
- Sinh vật: nước ta có 30 vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng
văn hoá, lịch sử, môi trường là cơ sở phát triển du lịch sinh thái.
* Tài nguyên du lịch nhân văn:
- Nước ta có 3 di sản văn hoá vật thể được UNESCO công nhận là: Cố đô
Huế (12-1993), Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (đều đựơc công nhận và 12-
1999).
- Các lễ hội văn hoá của dân tộc đa dạng: lễ hội chùa Hương… trong đó nước
ta đã đựơc UNESCO công nhận Nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hoá
Kồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù là di sản phi vật thể.
- Các làng nghề truyền thông….
2.0
0.25
1.0
0.75
5

×