Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phân tích tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.07 KB, 17 trang )

Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY
Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra
1
Đề tài: Phân tích tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra trong thời gian qua. Nếu anh
chị là lãnh đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hãy đề xuất giải pháp để
chế biến và xuất khẩu cá tra phát triển bền vững trong tương lai.
Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY
Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra
2
Lời giới thiệu:
á tra phân bố ở một số nước Ðông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Indonexia và Việt Nam. Ðây là loài cá nuôi quan trọng có giá trị kinh tế và là
một trong 6 loài cá nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ
lưu sông Mê kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái lan, Capuchia, Lào và Việt
nam do có nguồn cá tra tự nhiên phong phú. Hiện nay nghề nuôi cá tra đã phát triển ở
nhiều địa phương ở nước ta, không chỉ ở Nam bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền
Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi các đối tượng này. Nuôi thương phẩm thâm canh cho
năng suất rất cao, cá tra nuôi trong ao đạt tới 200 - 300 tấn/ ha, cá tra nuôi trong bè có
thể đạt tới 100 - 300kg/ m
2
bè. Ðồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Nam bộ mỗi năm
cho sản lượng cá tra nuôi hàng trăm ngàn tấn.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước chiếm tỉ
trọng lớn về xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trong đó cá tra chiếm một phần không nhỏ.
Từ khi chúng ta mở rộng xuất khẩu thì nghề nuôi cá tra và cá basa bước sang một trang
mới và trở thành đối tượng xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ cao. Thị trường xuất khẩu
đã mở rộng ra trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là nhờ chất lượng sản phẩm
ngày càng được nâng cao. Đặc biệt năm 2008 là năm có nhiều biến động đối với mặt
hàng cá tra, cá basa Việt Nam song kim ngạch xuất khẩu đạt được vẫn vượt ngoài dự
kiến.
1. Tình hình năm 2008:


Vào đầu năm 2008, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam
(VASEP) , mục tiêu đặt ra đối với xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam trong năm 2008 là
đạt được 1,2 tỷ USD với sản lượng đạt được là 1,2 triệu tấn (tăng khoảng 20% so với
năm 2007).
Năm 2008, sản phẩm cá tra và cá ba sa của Việt Nam được đánh giá là nhóm sản
phẩm thủy sản có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, xuất khẩu đến 127 quốc gia và vùng
lãnh thổ với tổng sản lượng trên 640.000 tấn sản phẩm, đạt giá trị hơn 1,4 tỷ USD, tăng
khoảng 45% so với năm 2007, góp phần đưa toàn ngành lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4
tỉ USD.

C
Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY
Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra
3
Về các thị trường xuất khẩu:

Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY
Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra
4
Các thị trường tiêu thụ lớn cá tra, basa của Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng
mạnh như EU đạt gần 470 triệu USD, tăng 36,7%, Ôxtrâylia đạt 38,5 triệu USD, tăng
24,4%, khối Asean : 77,6 triệu USD, tăng 23,5%, đặc biệt Ucraina bùng nổ nhập khẩu
mặt hàng này từ Việt Nam với trên 39 triệu USD, mức tăng trưởng đạt 145,4%, Mêhicô
cũng nổi lên là một thị trường tiềm năng với mức tăng 41,2%, đạt trên 40 triệu USD.
Xu hướng tăng xuất khẩu được tiếp tục trong tháng đầu năm 2008 trên các thị trường
đã nêu. Cả nước xuất gần 42 nghìn tấn cá tra, basa, tăng 52,8%, tổng giá trị xuất đạt 95,6
triệu USD, tăng 37,8%. Các thị trường tiêu thụ chính trong năm 2007 vẫn duy trì tốc độ
nhập tốt.
Trong đó đáng chú ý là thị trường Nga đang dần trở lại nhịp độ khả quan trước đây
(tháng 1 tăng gần 70% về khối lượng và 49% về giá trị), thị trường Ucraina và Ôxtrâylia

cũng tương tự. Mêhicô lập kỷ lục về tốc độ tăng trưởng – tăng 147,6% về khối lượng và
126% về giá trị.
Như vậy về khách quan, các thị trường đều hứa hẹn khả năng tiêu thụ khả quan, mặc
dù thông thường tiến độ nhập khẩu của các thị trường vào dịp đầu năm giữ mức thấp do
vừa qua mùa tiêu thụ cuối năm cũ và đầu năm mới. Từ tháng 3 trở đi các nhà nhập khẩu
mới triển khai giao dịch và chuẩn bị hàng hoá cho mùa tiêu thụ mới là các dịp nghỉ hè.
Theo nhiều nguồn tin về ngành thủy sản thế giới, hiện nay nhiều nước thuộc khu vực
Châu Âu đang tìm kiếm nguồn cung cấp cá thịt trắng từ Châu Á và nguồn cá tuyết từ
vùng nước lạnh. Philê cá tra, basa là đối tượng được nhắm đến để bù đắp cho phần thiếu
hụt trên thị trường.
Như vậy về lâu dài, các thị trường lớn ở Châu Âu (kể cả Đông và Tây Âu), Châu Đại
Dương và Bắc Mỹ tiếp tục là điểm đến của cá tra, basa Việt Nam. Tuy nhiên, ở đây cũng
cần chú ý đến sự mất cân đối giữa các thị trường quốc tế. Hiện Châu Âu đã chiếm đến
44,7% (năm 2007) tổng giá trị xuất cá tra, basa của Việt Nam. Sự tập trung quá mạnh
vào một khu vực thị trường sẽ không hoàn toàn thuận lợi, nói một cách khác xuất khẩu
rất dễ bị tổn thương nếu không may xảy ra sự cố.
Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ quốc tế không quá khó khăn và khả năng suy thoái
kinh tế không có khả năng xảy ra thì tình hình trong nước về sản xuất cá tra, basa nói
chung lại đang lâm vào tình trạng rất nan giải phát sinh vào đầu năm 2008. Những bất
cập này đang tác động rất bất lợi đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản và hoạt động sản xuất của nông ngư dân, nếu không được kịp thời giải
quyết có thể gây ảnh hưởng xấu cho việc hoàn thành nhiệm vụ xuất thủy sản của cả năm
2008.
Sự mất giá quá mạnh của đồng USD trên thế giới cũng như ở Việt Nam và tình trạng
thiếu tiền đồng Việt Nam đang diễn ra phổ biến ở nhiều hệ thống ngân hàng khiến việc
chuyển đổi từ USD ra tiền Việt của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gặp nhiều
khó khăn, nhất là trong thu mua nguyên liệu cá và trang trải các chi phí sản xuất khác.
Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY
Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra
5

Hậu quả là cả một nguồn cá nguyên liệu lớn của người nuôi phải nằm lại trong ao hoặc
bị đổ bán với giá rất thấp. Việc duy trì nuôi để đợi doanh nghiệp chế biến thì cũng phải
trả giá khá nặng nề và vượt quá sức người dân, nhất là hộ nuôi nhỏ lẻ, bởi giá thức ăn lên
cao do nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu, giá thành lương thực thế giới tăng mạnh.
Trước tình hình cấp bách trên, VASEP đã gửi kiến nghị về các giải pháp giải tỏa khó
khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và ngư dân, trong đó yêu cầu chính phủ đề
nghị Ngân hàng nhà nước có biện pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại mua toàn bộ
ngoại tệ từ xuất khẩu thủy sản theo tỷ giá ngân hàng nhà nước; các doanh nghiệp chế
biến thủy sản được vay đủ tiền mặt để mua hết sản lượng cá nuôi của người dân; xem xét
các biện pháp bù lỗ giá dầu cho nông ngư dân để họ có thể duy trì sản xuất.
Vasep đã tiến hành phối hợp với Bộ NN& PTNN tổ chức các cuộc gặp gỡ với nhiều
thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất thuỷ sản như các doanh nghiệp chế biến, xuất
khẩu, Hội nuôi thuỷ sản các tỉnh, nhà sản xuất thức ăn thủy sản vv...để tìm biện pháp
liên kết và phối hợp nhằm giảm thiểu những khó khăn cho doanh nghiệp, cho người nuôi
và đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà sản xuất thức ăn.
Trước đây doanh nghiệp trong nước vay tiền ngân hàng để sản xuất, kinh doanh, đẩy
mạnh xuất khẩu, nay do chống lạm phát không ngân hàng nào dám cấp tín dụng. EU
luôn dẫn đầu các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam bị thu hẹp các nhà nhập khẩu
các nước EU không có tiền mua hàng do ngân hàng không chịu bảo lãnh nên họ đã
ngưng đặt hàng. Việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ lại càng khó khăn hơn, các hợp đồng
đã ký thì hoãn xuất hoặc dừng hẳn. Hy vọng mở rộng tín dụng ngân hàng trong nước là
rất khó, như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa sẽ gặp khó khăn về tiền vốn lẫn
thị trường. Không chỉ doanh nghiệp mà nông dân nuôi cá cũng gặp khó, vì nhiều bất cập
xảy ra với con cá tra, giá thành vẫn cao do giá thức ăn, thuốc thú y trong nước bị đẩy lên
cao.
Bên cạnh đó diện tích nuôi cá tra trong năm 2008 cũng góp phần làm cho nghề nuôi
trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra cá basa ở ĐBSCL cũng như trong nước gặp nhiều khó
khăn. Năm 2008, diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL lên đến 6.160 ha, tổng sản lượng cá đạt
hơn 1,1 triệu tấn đã vượt quá nhu cầu chế biến và tiêu thụ. Ở ĐBSCL hiện còn khoảng
35% ao hầm đang bị bỏ không vì người nuôi cá không còn khả năng tái đầu tư.

Mặt khác, nghề nuôi cá tra và cá basa tại khu vực vẫn chưa thật ổn định và bền vững.
Trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ô nhiễm môi trường, biến động về thị
trường, giá cả.
Trong chăn nuôi cá tra và cá basa, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng rất lớn, nhất là
trong giai đoạn trước khi thu hoạch. Chính vì vậy, dù Nhà nước đã “bơm” tiền, hạn mức
tín dụng cho các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu để giải quyết đầu ra cho cá tra, cá
basa nhưng khả năng thu mua hết sản lượng cá nuôi trong dân là rất khó. Trong khi đó,
người nuôi cá ở ĐBSCL và cả nước phải mua thức ăn chăn nuôi thủy sản (chiếm khoảng
70% giá thành) hàng chục ngàn hộ nuôi cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL phải đối mặt với thực
Nguyễn Chí Hiếu-08141015 DH08NY
Tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra
6
trạng hết sức bi đát: giá sụt thê thảm, lượng cá quá lứa thu hoạch ngày càng tăng cao vì
không bán được. Trong khi môi trường bị ô nhiễm và dịch bệnh gia tăng làm cho người
nuôi đứng trước nguy cơ phá sản.
Ngoài khó khăn do không dự báo được tình hình thị trường khiến hiện tượng ùn tắc
nguyên liệu xảy ra thuờng xuyên trong những tháng cuối năm 2008, hoạt động sản xuất
và tiêu thụ cá tra, cá basa vẫn gặp phải những vấn đề cần được giải quyết sớm như: tỷ lệ
sản phẩm có giá trị gia tăng còn thấp, chủ yếu mới chỉ xuất khẩu ở dạng phile cấp đông
đơn thuần nên giá xuất khẩu không cao (bình quân 3USD/kg); thiếu kho chứa hàng,
thiếu các chợ đầu mối thủy sản tập trung để làm cầu nối ổn định giá cho cả người sản
xuất và các nhà máy chế biến; hệ thống xử lý nước thải; chưa phổ biến rộng khắp quy
trình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn HACCP; vẫn còn việc mua bán và sử dụng hóa chất,
kháng sinh…
Một tồn tại nhức nhối nhiều năm chưa được giải quyết là nông dân và doanh nghiệp
luôn bất đồng nhau. Nếu giá cá giảm thì doanh nghiệp sẵn sàng hạ nông dân “đo ván” và
ngược lại. Giữa 2 bên chưa thiết lập được cơ chế chia sẻ lợi ích và rủi ro trên nguyên tắc
đồng thuận, điều tiết giữa sản xuất và tiêu thụ cùng có lợi. Từ đó, luôn dẫn đến mất ổn
định về cung cấp và lợi nhuận.
Ngoài ra, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ

được ngăn chặn, các sản phẩm cá tra xuất khẩu sẽ được nâng cao giá trị trên thị trường
quốc tế.
Với lợi thế tự nhiên, VN được xem như vương quốc của thế giới về nuôi cá tra, basa.
Thế nhưng, lâu nay sản phẩm cá tra, basa của VN cứ như nhà vua không... vương quyền.
Bởi bên cạnh việc thiếu tên thương mại chính thức, bán buôn dưới nhiều tên gọi theo yêu
cầu của nhà nhập khẩu nước ngoài, chúng ta còn có hạn chế rất lớn trong việc sản xuất
thức ăn thuỷ sản, khi phần lớn nguyên liệu phải lệ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài,
nên rất bị động cả về chăn nuôi lẫn hạch toán kinh tế.
Nhà nước yêu cầu thu mua hết cá cho nông dân, khiến đến giờ lượng cá thu mua đó
vẫn còn tồn kho số lượng rất lớn do thị trường Nga trả lại, các doanh nghiệp không
những chưa biết làm cách nào tiêu thụ, mà vẫn tiếp tục “gánh” chi phí bảo quản.
2. Tình hình năm 2009:
Bước sang năm 2009, tình hình chế biến và xuất khẩu cá tra có nhiều khả quan hơn.
Cả năm, cá tra xuất khẩu sang 133 thị trường. Trong đó, ba thị trường hàng đầu đều có
kim ngạch trên 100 triệu USD là Mỹ, Tây Ban Nha, Đức. So với năm 2008, cá tra mất
14 thị trường cũ, có thêm 17 thị trường mới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cá tra, basa vẫn đang là mặt hàng
chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản, nửa đầu năm 2009 đạt
khối lượng xuất khẩu 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệu USD. Thị trường tiêu thụ chính

×