Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phân tích SWOT của Công ty TNHH Hoàng Hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.9 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
Thanh Long là trái cây đặc sản của Bình Thuận,có giá trị xuất khẩu cao vì sự hấp
dẫn về hình dáng, màu sắc, hương vị và cả giá trị dinh dưỡng của nó. Chỉ trong
vòng 10 năm, từ loại cây trồng làm đẹp vườn, thanh long đã trở thành cây xóa đói
giảm nghèo, từng bước làm giàu cho nông dân. Và giờ đây, thanh long đang là một
trong 7 loại trái cây xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Thanh long đã được xuất
sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia,
Hà Lan, Đức, Pháp trong đó thị trường tiềm năng nhất và đồng thời cũng khó tinh
nhất chính là thị trường Hoa Kỳ mà trước đây Thanh Long Việt Nam chưa xâm
nhập được. Lý do là thanh long Việt Nam chưa đạt chuẩn về quy trình sản xuất và
an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt của thị trường này như chưa xử lý dứt điểm
được tình trạng ruồi đục quả trước khi trái chín và thu hoạch. Với việc “mở cửa”
được thị trường Mỹ, năm 2008 được xem là một mốc quan trọng trong hoạt động
xuất khẩu Thanh long – mặt hàng hoa quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Do đó nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài xuất khẩu thanh long sang thị
trường này để nghiên cứu và tìm hiểu trong đó Công ty TNHH Thanh Long Hoàng
Hậu là nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long hàng đầu tại Việt Nam được đại diện
Cục kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức trao chứng chỉ đạt
chuẩn Nhà đóng gói trái cây vào thị trường Hoa Kỳ. Đây không chỉ là tin vui của
những hộ trồng thanh long mà còn là tín hiệu mới cho mặt hàng rau quả Việt Nam
hiện nay nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu.
1
I. Gi ới thiệu về doanh nghiêp và sản phẩm:
1. Sơ lược về doanh nghiệp:
Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu là nhà sản
xuất và xuất khẩu thanh long hàng đầu tại Việt
Nam.
Công ty được thành lập vào năm 1988 với mô hình
trang trại. Bắt đầu sự nghiệp chỉ với 3 ha đất khai
hoang trồng thanh long và một số cây rau quả ngắn
ngày. Đến thời điểm năm 2003, Hoàng Hậu đã có


100 ha đất, trong đó có 70 ha trồng thanh long.
Hoàng Hậu là trang trại đầu tiên ở Việt Nam sản
xuất thanh long theo quy mô thương mại, đồng thời là nhà xuất khẩu thanh long
với quy mô lớn. Thanh long mang thương hiệu Hoàng Hậu chiếm thị phần lớn ở
thị trường các nước châu Á, châu Âu.
Phát huy những thành quả đạt được, Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng sản
phẩm để phục vụ cho thị trường cao cấp trong nước và những thị trường khó tính
ở nước ngoài. Kế hoạch năm 2005-2010, Công ty đầu tư trồng mới 300 ha thanh
long hữu cơ (organic) theo quy trình sản xuất nông nghiệp tiêu chuẩn châu Âu
(EUREPGAP).
Công ty Thanh long Hoàng Hậu đã vinh dự đạt được những thành tích sau:
- Năm 2002:
 Đạt Giải thưởng Sao Đỏ.
- Năm 2003:
 Nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Giải thưởng Mai
vàng hội nhập và danh hiệu Doanh nghiệp tiềm năng hợp tác
quốc tế và hội nhập AFTA; Giải thưởng quốc gia Cúp vàng phát
triển bền vững vì sự nghiệp Xanh Việt Nam.
- Năm 2004:
 Đạt Huy chương vàng Chất lượng sản phẩm nông nghiệp quốc
tế - Việt Nam; Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho thương hiệu
“Thanh long Hoàng Hậu”.
- Năm 2005:
 Đạt danh hiệu Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam; Cúp vàng Nông
nghiệp Việt Nam.
2. Sơ lược về sản phẩm:
Thanh long có tên khoa học là Hylocereus undatus, tên tiếng Anh là
Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit. Thanh long thuộc họ xương rồng, có nguồn
gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Columbia. Thanh long được trồng ở Việt
Nam từ đầu thế kỷ 20, nhưng mới trở thành hàng hóa từ những năm 1990. Việt

Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á trồng thanh long với quy mô thương mại.
2
Thanh Long là trái cây đặc sản, có giá trị xuất khẩu cao vì sự hấp dẫn về
hình dáng, màu sắc, hương vị và dinh dưỡng. Quả thanh long chứa nhiều nước và
các chất khoáng, có thành phần dinh dưỡng phong phú, vị ngọt thanh, có tác dụng
mát gan, nhuận trường, bổ sung chất xơ và rất thích hợp cho những người ăn
kiêng.
Bên cạnh đó, thanh long cũng tốt cho những người có bệnh cao huyết áp.
Theo kinh nghiệm dân gian, người béo phì ăn thanh long đều đặn có thể
giảm cân một cách tự nhiên và có một cơ thể đẹp cân đối mà không ảnh hưởng
đến sức khỏe.
Thành phần sinh hóa, dinh dưỡng của quả thanh long
Thành phần g/100gr thịt trái Thành phần Mg/100gr thịt trái
Nước 85.3 Vitamin C 3
Protein 1.1 Niacin 2.8
Glucose 0.57 Vitamin A 0.0111
Fructose 3.2 Calcium 10.2
Sorbitol 32.7 Sắt 6.07
Carbohydrat 11.2 Magnesium 38.9
Chất xơ 1.34 Phospho 27.5
Tro 0.56 Kali 27.2
Năng lượng
(Kcal)
67.7 Natri 2.9
Nguồn: Sở NN & PTNT Bình Thuận trích từ báo cáo của Phân Viện
Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch tại TP.HCM

Hơn nữa, ăn thanh long có thể chặn đứng và làm giảm dần bệnh tiểu đường.
Chính vì vậy, thanh long là loại quả được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là
khách hàng châu Á.

Qua phân tích thành phần sinh hóa, trong 100g thịt quả chín có hàm lượng
đường từ 8-10 g, vitamin C từ 3,4-9,4 mg. So với một số trái cây khác, thanh long
chứa nhiều chất khoáng đặc biệt là kali, sắt…
3. Thị trường dự định chọn sản phẩm thâm nhập và lý do chọn
thị trường:
Như chúng ta được biết thì thị trường tiềm năng nhất và đồng thời cũng khó
tinh nhất chính là thị trường Hoa Kỳ mà trước đây Thanh Long Việt Nam chưa
xâm nhập được. Lý do là thanh long Việt Nam chưa đạt chuẩn về quy trình sản
3
xuất và an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt của thị trường này như chưa xử lý dứt
điểm được tình trạng ruồi đục quả trước khi trái chín và thu hoạch.
Việt Nam đã xuất khẩu loại hoa quả nổi tiếng ngon, lành, bổ, rẻ này từ cách
đây mười năm. Mỗi năm thanh long đã đem lại cho Việt Nam hàng trăm triệu đô-
la Mỹ, là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hoa quả của Việt Nam từ
nhiều năm. Nhưng đặt chân được vào thị trường Mỹ hoàn toàn không đơn giản.
Tuy có thâm niên xuất ngoại đã 10 năm, nhưng quả thanh long của Việt Nam chỉ
quanh quẩn ở thị trường châu Á, châu Phi, châu Âu với mức giá khá rẻ, (trung
bình ở châu Âu khoảng 2 đô-la Mỹ/kg, các nước châu Á khoảng 1 đô-la/kg). Lợi
ích kinh tế thấp đã đành mà khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu ở những thị
trường này cũng không nhiều. Để nâng cao giá trị xuất khẩu và mở rộng thị trường
quả thanh long nói riêng hay nhóm hàng nông sản nói chung, không ít lần chúng ta
dự định tiến vào các thị trường lớn hơn như Nhật Bản, Pháp, Mỹ... song đều bị
“bật” ra bởi không đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn của
các thị trường này. Với việc “mở cửa” được thị trường Mỹ, năm 2008 được xem là
một mốc quan trọng trong hoạt động xuất khẩu Thanh long – mặt hàng hoa quả
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Đó chính là lý do tại sao mà nhóm chúng tôi đã chọn thị trường Mỹ để
nghiên cứu về đề tài này. Qua đó chúng tôi muốn tìm hiểu xem doanh nghiệp và
lãnh đạo tỉnh xuất khẩu thanh long đã làm gì để có thể vượt qua được hàng rào
quá khắt khe mà Mỹ đã đưa ra trong khi việc xâm nhập vào thị trường khác lại trở

nên đơn gian hơn. Từ đó cho chúng ta có một cái nhìn tổng quát về phương thức
xâm nhập thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long nói riêng và
hàng nông sản nói chung để có thể xây dựng cho sản phẩm của mình một thương
hiệu khi tiếp cận ra thị trường thế giới.
II. Giới thiệu thông tin thị trường:
Chúng ta được biết Mỹ được xem là thị trường nhập khẩu khó tính và
nghiêm ngặt vào bậc nhất thế giới. Thanh long Bình Thuận phải trải qua quá trình
đàm phán lâu dài, gần 3 năm mới xâm nhập vào thị trường Mỹ, đây là mặt hàng
trái cây đầu tiên, được Mỹ đồng ý cho phép nhập khẩu.Vậy để có thể xuất khẩu
được thanh long vào thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm
hiểu về môi trường kinh doanh để có thể đáp ứng được những yêu cầu trước khi
thâm nhập vào thị trường này như thế nào?
Môi trường kinh doanh:
Mỹ là thị trường khó tính, nhu cầu tiêu dùng và chính sách của Mỹ đang có
những thay đổi, tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho xuất khẩu của Việt
Nam. Cũng chính vì Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nên chỉ một vài thay đổi nhỏ
cũng làm ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào thị trường này.
Khi đã tham gia vào sân chơi lớn, chúng ta phải tuân thủ theo các quy định chung
và chắc chắn trong tương lai các quy định này sẽ ngày càng khắt khe hơn.
4
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế các quốc gia sẽ áp dụng nhiều rào chắn
kỹ thuật nhằm bảo hộ cho hàng hóa sản xuất trong nước. Việc áp dụng các biện
pháp hạn chế thương mại và kiểm soát ngày càng chặt hơn về an toàn vệ sinh thực
phẩm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đã được triển khai.
Thông qua khảo sát thị trường doanh nghiêp Việt Nam định ra 16 loại trái
cây tiềm năng đó là: chuối, thanh long, sầu riêng, ổi, mận hậu, mít, vải, nhãn, xoài,
dứa, bưởi, mận, chôm chôm, hồng xiêm, vú sữa, dưa hấu. Đây là nhóm hoa quả
nhiệt đới vốn rất được người dân Mỹ ưa chuộng.
Người dân Mỹ thuộc đối tượng tiêu dùng khó tính vào loại nhất thế giới.
Họ rất sợ các loại sâu bệnh và chất hoá học dùng để diệt trừ sâu bệnh.

Để trái cây được phép nhập khẩu vào Mỹ, ngoài việc chúng ta phải tuân thủ
Hiệp định SPS (hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật),
còn phải tuân theo các quy định riêng của nước Mỹ. Hiệp định SPS đòi hỏi phải
tuân thủ những nguyên tắc cơ bản: không phân biệt đối xử, chứng cứ pháp lý minh
bạch, hài hoà các biện pháp.
Trái cây xuất khẩu phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật và các chất tồn dư khác ở dưới mức cho phép, không có các
loại sâu bệnh thuộc đối tượng dịch hại mà nước nhập khẩu quan tâm. Sản phẩm
phải tuân thủ công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật, các quy định của: Tổ chức Y tế
Thế giới, Tổ chức Dịch tễ Thế giới.
Theo thông báo của Cục Kiểm dịch động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp
Mỹ (APHIS) trên Công báo Liên bang, kể từ 30.7.2008 sẽ cấp giấy phép nhập
khẩu trái thanh long Việt Nam. Nhưng Việt Nam phải chuẩn bị được hàng theo
đúng tiêu chuẩn của APHIS. Theo đó, trái cây vào thị trường nước này phải hội đủ
các yêu cầu: Đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của Mỹ; được
Cơ quan nhập khẩu Mỹ chứng nhận là không có sâu bệnh hại; được chiếu xạ khử
trùng với liều lượng hấp thụ tối thiểu 400 gray.
Cơ quan kiểm dịch thực vật Mỹ yêu cầu quy trình đóng gói thanh long phải
khép kín. Tức là từ khi thu hoạch cho đến khi vào container phải hoàn toàn được
thực hiện trong một dây chuyền lạnh. Tất cả các lô hàng khi vào Mỹ phải có mã
vạch xuất xứ.
Mỹ yêu cầu phải chứng minh được xuất xứ từng lô hàng. Khi nhận hàng họ
có thể biết ngay thanh long thu hoạch từ khu vườn nào của Việt Nam.
Hình ảnh trái thanh long Việt Nam còn khá xa lạ với người Mỹ. Chúng ta
phải thông qua số đông Việt kiều và Hoa kiều để đưa thương hiệu trái thanh long
Việt Nam vào Mỹ, vì người Hoa và người Việt rất ưa chuộng hình dáng, màu sắc
đỏ tươi của trái thanh long.
5
Thanh Long Việt nam vào thị trường Mỹ dường như không có đối thủ cạnh
tranh.

III. Phân tích SWOT của Công ty TNHH Hoàng Hậu:
1. Điểm mạnh (Strengths)
Thanh long là một trong 40 mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Quốc gia đã được
Chính phủ phê duyệt. Việt Nam được đánh giá là một trong bốn quốc gia có trái
thanh long nhiều nhất thế giới. Bình Thuận là tỉnh đứng đầu cả nước về trái thanh
long cả về sản lượng, diện tích, năng suất và chất lượng. Thanh long Bình Thuận
là nhãn hàng thứ 4 được Nhà nước bảo hộ đăng bạ tên gọi độc quyền trên phạm vi
cả nước chỉ sau cà phê ĐăkLak, bưởi Phúc Trạch, và nước mắm Phú Quốc.
Tỉnh Bình Thuận đã đăng ký thương hiệu "Thanh Long Bình Thuận" ở cả trong và
ngoài nước. Tiếp đó xây dựng trang web để quảng bá về loại trái cây độc đáo này.
Đây là chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa - một công cụ hết sức quan trọng
giúp bình ổn chất lượng và danh tiếng của loại trái được coi là đặc sản địa phương.
Thương hiệu thanh long Bình Thuận sẽ có cơ hội vượt ra xa hơn nữa và thâm nhập
vào các thị trường khó tính.
Bình Thuận - dải đất nhiều nắng ít mưa không thuận trồng lúa, nhưng hợp với cây
công nghiệp dài ngày như cao su, điều, tiêu, đặc biệt là cây thanh long. Nhờ vào
thiên nhiên ưu đãi, ứng dụng những thành quả khoa học của Phân viện Công nghệ
sau thu hoạch tại Thành phố Hồ Chí Minh, cộng với kinh nghiệm sản xuất nhiều
năm mà Công ty đã tạo ra được sản phẩm thanh long mang tính đặc thù đủ sức
cạnh tranh trên thị trường thế giới. Công ty Hoàng Hậu đã tạo một thương hiệu
thanh long phát triển mạnh mẽ với giống quả vỏ dày, chín màu đỏ tươi, có độ bóng
cao, thịt quả chắc, giòn, vị chua ngọt và hương thơm dịu nên được nhiều thị
trường trên thế giới ưa chuộng.
Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu là nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long
hàng đầu tại Việt Nam. Thanh long mang thương hiệu Hoàng Hậu chiếm thị phần
lớn ở thị trường các nước châu Á, châu Âu. Theo sở Khoa học - công nghệ Bình
Thuận, đây là những doanh nghiệp đã đạt được các điều kiện nghiêm ngặt về quy
trình sản xuất trái thanh long sạch từ khâu lựa chọn đất trồng, giống, kỹ thuật canh
tác, tổ chức lao động, thu hoạch, bảo quản, đóng gói, kiểm soát chất lượng trước
khi đưa ra thị trường… Thanh long được thu hái theo tiêu chuẩn kỹ thuật cao,

được cắt khỏi cành và cho vào khay nhựa để vận chuyển đến các cơ sở chế biến,
được rửa bằng nước Ôzôn, được phân loại cẩn thận, được đóng gói vào thùng
carton theo tiêu chuẩn quốc tế, được vận chuyển bằng xe lạnh đến cơ sở chiếu xạ
6
theo quy trình kỹ thuật chuyên ngành. Trong những năm qua, Thanh long Hoàng
Hậu chiếm lĩnh được thị trường là nhờ vào kỹ thuật canh tác sinh học và quy trình
xử lý vệ sinh khoa học đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Quy trình
xử lý thanh long được thực hiện ngay trong ngày, đảm bảo an toàn thực phẩm,
không ảnh hưởng đến chất lượng và mỹ quan của quả. Từ kết quả sử dụng hệ
thống xử lý, bảo quản sau thu hoạch của Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu đã
và đang được phổ biến rộng ra cho những cơ sở thu mua khác.
Ngày 8/10/2008 Công ty Hoàng Hậu là một trong 4 doanh nghiệp đầu tiên của
Bình Thuận được cấp quyền sử dụng chứng nhận Chỉ dẫn địa lý trái thanh long,
bên cạnh HTX thanh long Hàm Minh, Công ty TNHH thương mại - dịch vụ Bảo
Thanh, Trang trại thanh long Duy Lan. Sở Khoa học - công nghệ đã cấp phép sử
dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long 283 ha và 11.363
m2 khu sơ chế đóng gói, trong đó Hội viên của Hiệp hội là 261 ha và 10.495 m2.
Với những nỗ lực, kiểm soát cũng như chỉ dẫn địa lý dần dần hình thành, Công ty
đã góp phần đưa thanh long đã thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản và “tái
xuất” tại Đài Loan. Mỹ là thị trường khó tính, song cũng đã đưa được lô hàng xuất
khẩu sang.
Công ty Hoàng hậu đã được chứng nhận sản xuất sạch theo VIETGAP,
EUREPGAP, GLOBALGAP và được phía Mỹ công nhận, và hiện đang áp dụng
nhiều biện pháp đẩy mạnh phát triển diện tích thanh long theo các tiêu chuẩn trên
để đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đồng
thời tổ chức tốt việc quản lý, giám sát dịch bệnh cũng như kiểm tra việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật trên cây thanh long một cách an toàn.
Tiêu chuẩn VIETGAP (Good Agriculture Practice - GAP) là tiêu chuẩn sản xuất
nông nghiệp tốt Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như: tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
an toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn

hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch; môi trường làm việc trong sáng nhằm mục đích
ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân; truy tìm nguồn gốc sản
phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các quy trình từ sản xuất đến thu hoạch và sơ chế
thanh long theo các tiêu chuẩn về giống, nước tưới, kỹ thuật trồng, chăm sóc và sử
dụng nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm. Mục tiêu của việc thực hiện VIETGAP cho thanh long Hàng Hậu là
nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Ngoài
việc tổ chức cho nông dân cam kết không sử dụng hoá chất kích thích, lạm dụng
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất quả thanh long, tiêu chuẩn VIETGAP là bước
tập dượt để người sản xuất làm quen quy trình sản xuất sạch, nâng dần chất lượng
sản phẩm thanh long của mình.
7
EUREPGAP là một tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Châu
Âu, được ban hành lần đầu tiên bào năm 1997. Tiêu chuẩn bày được xây dựng bởi
nhóm các nhà bán lẻ thực phẩm Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ các
thực phẩm nông nghiệp. EUREPGAP dựa trên các nguyên tắc phân tích và phòng
ngừa các mối nguy. Sử dụng các phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản
lý mùa vụ tổng hợp (ICM) để đảm bảo rằng các sản phẩm cung cấp cho người tiêu
dùng là an toàn. Với EUREPGAP người tiêu thụ có thể chắc chắn rằng mỗi công
đoạn trong sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định của quốc gia và quốc
tế về sản xuất thực phẩm an toàn. EUREPGAP hiện tại là tiêu chuẩn quan trọng
của chất lượng sản phẩm. Cuối cùng các sản phẩm EUREPGAP có thể được truy
nguyên nguồn gốc, đó là quy định bắt buộc cho các sản phẩm được nhập vào Châu
Âu từ năm 2005. Các nhà bán lẻ hàng đầu Châu Âu yêu cầu sự tuân thủ các quy
định của EUREPGAP như là tiêu chuẩn sản xuất tối thiểu cho các chủ trang trại,
giấy chứng nhận EUREPGAP có thể giúp các nhà sản xuất nông nghiệp thâm nhập
vào thị trường dễ dàng hơn. Nó cũng sẽ hỗ trợ nâng cao được vị thế của mình như
là một nhà sản xuất có chất lượng hàng đầu, tạo nên hình ảnh tốt về công ty cũng
như vị thế tiếp thị của đơn vị trên thương trường. Về lâu dài, chi phí sản xuất sẽ

được giảm xuống nhờ vào sự cải thiện hệ thống sản xuất. Những lợi thế trên đã
giúp EUREPGAP trở thành một giấy chứng nhận hàng đầu về thực phẩm nông
nghiệp với hơn 14000 chủ trang trại ở 45 quốc gia đã áp dụng các tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn GLOBALGAP là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn
toàn cầu, yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát
an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến
khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Trọng tâm của GLOBALGAP là an toàn thực
phẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác
như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường.
Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống
giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố có thể truy
nguyên được nguồn gốc. Khi áp dụng và được chứng nhận GLOBALGAP sẽ làm
tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn. Đây là cơ hội cho
người sản xuất có thể xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài, xâm nhập vào
các thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ… Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu,
GAP cũng có thể là một hàng rào kỹ thuật thương mại các nước đặt ra để bảo hộ
nền sản xuất nước mình.

2. Điểm yếu (Weaknesses)
8
Hiện tại, quả thanh long Bình Thuận nói chung chưa có khả năng cạnh tranh cao
trên thị trường châu Âu, châu Mỹ là do chi phí chiếu xạ tại Việt Nam quá cao, chi
phí vận tải biển cao, và thời gian bảo quản chất lượng quả tại các siêu thị chưa dài
ngày. Lý do cơ bản là các tuyến vận tải biển của ta chưa nhanh, tuyến vận tải hàng
không còn hạn chế và phí vận tải lớn nên giá bán chưa hấp dẫn người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, giá sản xuất trong nước còn cao đặc biệt trong thời gian trái vụ khi
người trồng phải sử dụng nguồn điện lớn đủ thắp sáng liên tục trong 15 - 16 đêm
để kích thích quả thanh long ra hoa, kết trái.
Gian nan nữa mà trái thanh long Bình Thuận đang gặp phải là thời gian vận
chuyển quá dài (hành trình khoảng 1 tháng thanh long mới đến Mỹ), chi phí xử lý

chiếu xạ, xử lý nhiệt thanh long theo yêu cầu rất lớn và bảo quản trái thanh long
quá khắc khe. Các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đang gặp nhiều khó khăn về
chi phí chi phí chiếu xạ (1,1 USD/kg), chi phí bốc xếp và chờ đợi... Chưa nói quá
trình bốc xếp, chờ đợi ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Xuất khẩu thanh long
sang Hoa Kỳ đã thực hiện nhưng chỉ là bước đầu mang tích chất thăm dò thị
trường.
Khâu đóng gói vẫn còn một số điều chỉnh cho phù hợp với quy trình khép kín.
Trong khi phía Mỹ cũng yêu cầu quy trình đóng gói thanh long của Việt Nam phải
liên hoàn tuyệt đối từ khi thu hoạch cho đến khi đưa hàng lên xe, tất cả phải trong
dây chuyền lạnh.
Sự tự giác của doanh nghiệp, hộ sản xuất mới là điều cần quan tâm nhiều, xuất
hiện nhiều đơn vị sản xuất manh mún, không đồng bộ nên chất lượng sản phẩm
chắc chắn là không đồng đều. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Công
ty khi niềm tin của khách hàng bị lung lay trước những sản phẩm trôi nổi, kém
chất lượng. Do vậy, buộc doanh nghiệp trong quá trình thu mua phải truy nguyên
được nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm, phát sinh nhiều chi phí mới.
Theo kế hoạch kim ngạch xuất khẩu năm 2009, tỉnh đề ra là 170 triệu USD. Trong
đó hàng nông sản 35 triệu USD, chủ yếu là trái thanh long. Nhưng từ đầu năm đến
nay, Bình Thuận mới xuất khẩu được hơn 4.300 tấn quả thanh long, giảm hơn
27% so với cùng kỳ. Việc xuất khẩu thanh long giảm sút so với cùng kỳ năm
ngoái, theo ông Trần Ngọc Hiệp, Chủ tịch hiệp hội thanh long Bình Thuận cho
biết: Ngoài nguyên nhân suy giảm kinh tế, từ đầu năm đến nay, nguồn hàng thanh
long xuất khẩu của Bình Thuận giảm là do nguồn điện không bảo đảm nhu cầu
chong đèn, nên năng suất thanh long trái vụ giảm, chỉ đạt 1/3 - 1/4 so với bình
thường. Dẫn đến thanh long hiếm hàng, giá tăng cao, nên khách hàng không chấp
nhận đặt hàng. Còn theo ông Pham Minh Tuấn, Phó Giám đốc Điện lực Bình
Thuận: đầu năm 2009, Bình Thuận đã có gần 4.000 trạm biến áp phục vụ thắp
sáng, chong đèn cho thanh long, tăng gần gấp hai lần năm 2008. Trong lúc nhu cầu
9
điện cho sản xuất và sinh hoạt lúc cao điểm cần hơn 205MW, nhưng cả tỉnh hiện

mới chỉ đáp ứng khoảng 160MW, trong khi thanh long đã chiếm đến 140MW. Quá
tải, dẫn đến thiếu điện, mất mùa, nhà vườn lao đao. Nguồn điện cung cấp để kích
thích cho thanh long ra hoa trái vụ, bảo quản sản phẩm thiếu và không ổn định làm
ảnh hưởng lớn, thậm chí làm thiệt hại nặng nề cho người sản xuất.
Muốn thông qua được những rào cản khắc khe của đối tác là Mỹ thì thanh long
phải được chiếu xạ, đóng gói theo quy trình đã được chấp nhận trước khi vào thị
trường Mỹ. Trong khí đó, tại Việt Nam chỉ duy nhất có một nhà máy chiếu xạ của
Công ty chế biến thủy sản Sơn Sơn – Thành phố Hồ Chí Minh, được phía Mỹ chỉ
định để chiếu xạ trái thanh long trước khi xuất khẩu qua thị trường nước này. Một
khi Công ty chế biến thủy sản Sơn Sơn bất ngờ từ chối tiếp nhận thanh long để
chiếu xạ sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long nói chung, công
ty Hoàng Hậu nói riêng phải chờ đợi.
3. Cơ hội (opportunities)
Cơ hội xuất khẩu thanh long Việt Nam nói chung, thanh long Bình Thuận nói
riêng vào Mỹ rất lớn sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Mỹ
vào tháng 6/2009 nếu chúng ta đáp ứng được những yều cầu khắt khe của thị
trường này.
Tháng 9/2008 Công ty TNHH Hoàng hậu được Cục kiểm dịch động thực vật Mỹ
và Trung tâm kiểm dịch xuất nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông
thôn Việt Nam chứng nhận đạt tiêu chuẩn nhà đóng gói để xuất khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ. Vào được Mỹ, thanh long sẽ có một thị trường tiêu thụ lớn và lâu
dài; đảm bảo đầu ra cho sản xuất ổn định, thể hiện đẳng cấp của sản phẩm trên thị
trường thế giới. Tháng 10/2008, lô hàng thanh long xuất khẩu đầu tiên được chiếu
xạ của Việt Nam đã đến cảng Long Beach, California (Mỹ) sau khi thông qua
nhiều khâu kiểm dịch chặt chẽ và được cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ
chứng nhận số thanh long của ta hội đủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực
phẩm và được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Lô hàng thanh long đầu tiên của
Việt Nam được xuất khẩu vào Mỹ - một thị trường rất kỹ tính, được coi là một tín
hiệu tích cực cho nông sản Việt Nam trong những năm qua và mở ra triển vọng
mới cho việc xuất khẩu trái thanh long nói riêng và các mặt hàng quả tươi nói

chung sang thị trường này. Xuất khẩu thanh long vào thị trường Mỹ thành công là
cơ hội mới góp phần phát triển nông nghiệp bền vững của địa phương. “Đây là
bước quan trọng trong quá trình liên tục phát triển của thương mại nông nghiệp” -
Cindy Smith - nhà quản lý APHIS cho biết. “Công nghệ chiếu xạ có tác dụng bảo
vệ ngành nông nghiệp Hoa Kỳ trong khi cũng cung cấp cho những đối tác thương
mại của Hoa Kỳ - như Việt Nam, một phương pháp xử lí khác, nhằm đảm bảo
hàng hoá của họ không có sâu bệnh gây hại”. Việt Nam là quốc gia châu Á thứ ba
10

×