Tiểu luận kinh tế chính trị
A.Lời nói đầu:
Theo xu thế chung, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động
hội nhập kinh tế Quốc tế. Vì vậy nhiệm vụ của nước ta trong những năm tới
là nhanh chóng vượt qua tình trạng của một nước nghèo, nâng cao mức sống
của người dân, đưa kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế Thế giới.
Để nhanh chóng cất cánh cần phải đảm bảo một tỷ lệ đầu tư cao nhưng nhu
cầu đầu tư lại nhiều hơn khả năng tiết kiệm hạn chế. Nếu chỉ đầu tư ở mức
tiết kiệm cho phép thì kinh tế tăng trưởng chậm,nên khoảng chênh lệch giữa
tiết kiệm và đầu tư phải được bù đắp bằng vốn nước ngoài.
Trong các hình thức vay vốn nước ngoài : Vay theo hình thức vốn ưu
đãi của Chính Phủ nước ngoài (ODA), vay thương mại hoặc đầu tư trực tiếp
từ doanh nghiệp nước ngoài (FDI) … thì FDI là hình thái du nhập nhiều ưu
điểm nhất đối với nước ta. Đây là nguồn vốn quan trọng không chỉ gắn với
ngoại tệ mạnh và độ lớn của nó m cà òn đi liền với sù chuyÓn giao vÒ kỹ thuật
, c«ng nghÖ tiên tiến, trình độ quản lý hiện đại-là những nhân tố quyết định
tiến trình phát triển kinh tế .Thực sự,những khu vực sử dụng nguồn vốn FDI
có tốc độ phát triển năng động nhất nền kinh tế, nhờ đó đã có tác động lan
toả đến các thành phần kinh tế khác, giúp VN hội nhập sâu rộng vào đời
sống kinh tế quốc tế cũng như đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và
đầu tư, tạo sự hợp tác và cạnh tranh ở quy mô toàn cầu.
Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI trên toàn thế giới phát triển
rất nhanh ( khoảng 3000tỷ usd /1năm) được khởi nguồn chủ yếu từ các công
ty xuyên quốc gia của các nước phát triển, nhưng dòng vốn này càng ngày
càng có xu hướng chảy chủ yếu sang các nước đang phát triển. Vấn đề cấp
thiết đặt ra là làm thế nào để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI,
đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao, bền vững ở nước ta. Là một sinh
Lưu Thị Phương Thảo
Tiu lun kinh t chớnh tr
viờn kinh t, em tht s mun tỡm hiu k hn, sõu hn vn kinh t núng
hi ny. c bit l thụng qua phõn tớch c bn v ngnh cú vn FDI tỡm
hiu hot ng ca doanh nghip FDI v doanh nghip s dng vn trong
nc. Hy vng khi ra trng cú th gúp phn hnh ng gii quyt vn
trờn. õy l lý do em chn ti : Vai trũ ca thnh phn kinh t cú vn
u t trc tip nc ngoi, thc trng v gii phỏp trong thu hỳt v s dng
vn u t trc tip nc ngoi (Foreign Direct Investment FDI )
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hớng dẫn và chỉ bảo tận tình của TS.
Đỗ Thị Kim Hoa đã giúp em có thể hoàn thành bài tiểu luận này. Nhng do
thời gian nghiên cứu và trình độ kiến thức còn hạn chế nên bài viết không thể
tránh khỏi sai sót vì vậy em rất mong nhận đợc sự góp ý và giúp đỡ của cô để
bài viết của em đạt hiệu quả cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
B.Phng phỏp chn ti :
Phng phỏp duy vt bin chng
Phng phỏp phõn tớch ti liu
Phng phỏp so sỏnh
Phng phỏp tng hp ỏnh giỏ
V cỏc phng phỏp khỏc
C. Ni dung :
Chng I : Nhng vn c bn v khu vc kinh t cú vn
u t trc tip nc ngoi (FDI)
Lu Th Phng Tho
Tiểu luận kinh tế chính trị
I. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1 Khái niệm FDI
Theo tổ chức Thương mại Thế giới : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một
tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản
đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó
quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó,
nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là
"công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu
tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế
(nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại
một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều
ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó
Hội nghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra
một doanh nghiệp về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung
cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cở
phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.
Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là
người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của
nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế
của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu
tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt
Nam vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt
Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập
xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định
của luật này”
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không
có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ
phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp
là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả
các QG nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có
những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư
nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp,
trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia
là việc nhà đầu tư ở một nươc khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào
vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát
một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của
mình”.
Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu
hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bát động sản, các loại hợp
đòng và giáy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí
quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu,
trái phiếu, giấy ghi nợ…). Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch
chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân)
trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư.
1.2 Những quan điểm về FDI
Về mặt kinh tế FDI là hình thức đầu tư quốc tế đặc trưng bởi quá trình
di chuyển tư bản từ nước này sang nước khác.FDI đ ư ơc hiểu là hoạt động
kinh doanh,một dạng kinh doanh quan hệ kinh tế có quan hệ quốc tế.về đầu
tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn ,tư sản ở n ước ngoài để tiến
hành sản xuất kinh doanh dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những
mục tiêu kinh tế,xã hội nhất định.
Về mặt nhận thức:nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện sự khác
biệt quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia
đầu tư trực tiếp nươc ngoài mà còn thể hiện sự di chuyển tư bản bắt buộc
phải vượt qua tầm kiểm soát quốc gia.
Một số nhà lí luận cho rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài thực chất là
hình thức kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản xuất’, “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuât” và
“nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật”…Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngaòi
là vấn đề nóng,thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứư kinh
tế.Tuy còn khác nhau về cơ sở nghiên cứu, phương pháp phân tích va đối
tượng xem xét,song gặp nhau ở chỗ là :trong nền kinh tế hiện đại có một số
yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất và kinh doanh đã buộc nhiều nhà sản
xuất phải chọn phương pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài như điều kiện để
tồn tại và phát triển.
2. Các hình thức FDI
2.1 Phân theo bản chất đầu tư
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
2.1.1Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu
tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư.
Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào
2.1.2 Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh
nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh
nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài)
mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này
không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào
2.2.Phân theo tính chất dòng vốn
2.2.1 Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp
do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham
gia vào các quyết định quản lý của công ty
2.2.2 Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm
2.2.3Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốcgia
có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp
của nhau.
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
2.3.Phân theo động cơ của nhà đầu tư
2.3.1 Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn
tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận,
khai thác nguồn lao động có thể kém về khả năng nhưng
giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào.
Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài
sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm
du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài
sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn
này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến
lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
2.3.2 Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước
tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất
như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản
xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
2.3.3 Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường
khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn
nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các
nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các
thị trường khu vực và toàn cầu.
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
3.Những nét cơ bản của đầu tư trực tiếp FDI vào Việt Nam.
Với việc coi khu vực kinh tế có đầu tư FDI là một bộ phận quan trọng
của nền kinh tế, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP, sau 20 năm thu hút đầu
tư (1988-2007), Việt Nam đã gặt hái được những thành công ngoài mong
đợi. Đặc biệt cùng với việc gia nhập WTO và thực hiện các cam kết quốc tế,
VN đã chứng kiến một "làn sóng đầu tư thứ hai" hết sức mạnh mẽ kể từ năm
2006 đến nay, mà đỉnh cao là 20,3 tỉ USD thu hút trực tiếp FDI trong năm
2007. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), tính đến cuối năm 2007, cả nước
đã thu hút được hơn 9.500 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỉ USD
(gồm cả vốn cấp mới và vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt
động hoặc giải thể trước thời hạn, hiện còn khoảng 8.590 dự án còn hiệu lực,
với tổng vốn đăng ký 83,1 tỉ USD. Trong số này, đã có khoảng 50% số dự
án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỉ USD, chiếm 52,3% tổng vốn
đăng ký.
Các khu vực sử dụng FDI có tốc độ phát triển năng động nhất nền
kinh tế, nhờ đó đã có tác động lan toả đến các thành phần kinh tế khác, giúp
VN hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế như đẩy nhanh tiến trình
tự do hoá thương mại và đầu tư, tạo ra sự hợp tác và cạnh tranh ở quy mô
toàn cầu...".
Tuy nhiên, Việt Nam với hành lang pháp lý rườm rà, tư duy kinh tế
chưa đổi mới đã phần nào đó làm cho tình hình đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài có phần chững lại “không tồi nhưng chưa tốt”
4 . FDI trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
Sau khi Vịêt Nam gia nhập WTO hệ quả tất yếu toàn bộ nền kinh tế sẽ
hội nhập càng sâu với khu vực và toàn cầu. Liên quan trực tiếp đến FDI
chính là Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại( TRIMS).
Hiệp định này yêu cầu nước tiếp nhận đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ minh
bạch hàng hóa. Nó cũng yêu cầu không bóp méo, làm sai lệch các điều kiện
cạnh tranh giữa các dự án đầu tư mới và các dự án đã được thành lập. Hiệp
định này cũng đụng chạm đến vấn đề sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong
nước, các sản phẩm nhập khẩu và vấn đề “ ngoại hối” của các dự án FDI…
Để thích nghi với điều kiện mới khi Việt Nam đã gia nhập WTO, đối với
FDI, chúng ta cần lưu ý các vấn đề theo chúng tôi rất đáng lưu tâm:
Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật Việt Nam tương thích với quy
định của WTO có liên quan đến FDI;
-Khuyến khích FDI ở vùng sâu vùng xa, hải đảo xa xôi. Qua đó nó góp phần
“ xoá đói giảm nghèo” và sự cách biệt quá lớn về mặt xã hội giữa thành thị
và nông thôn nghèo khổ.
Gấp rút đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế, trong đó cho FDI đủ
về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực này lao động tại quê hương sẽ
đở cơ cực hơn là phải ra nước ngoài lao động ví dụ như ở Li băng.
Cần thực sự cầu thị thu hút FDI của Việt kiều: Hiện nay kiều hối hàng
năm đạt 3-4 tỷ USD, nếu chúng ta khôn ngoan thu hút FDI của Việt kiều thì
nguồn lực to lớn này sẽ hiệu quả hơn những năm qua. Khắc phục ngay
những định kiến về quá khứ của Việt kiều, nghi ngờ và cảnh giác quá mức
với nguồn lực này.
Kiên quyết loại trừ những dự án FDI “ ma lừa đảo”, để lành mạnh môi
trường thu hút đầu tư ( ví dự như dự án đào tạo ma, dự án lừa đảo ở Khánh
Hoà…)
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
II. Vai trò của FDI
1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
1.1.Lợi ích của thu hút FDI
1.1.1 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn
được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn,
nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền
kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn
FDI. FDI giúp cân bằng cán cân thanh toán
1.1.2 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động
được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công
nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút
FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công
nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát
triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ
biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ
thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. FDI làm năng động hoá
nền kinh tế tạo sức sống mới cho doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ
. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng CNH- HDH , phá vỡ cơ
cấu sản xuất khep kín theo kiểu tự cung tự cấp trước đây
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
1.1.3 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu
tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có
quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao
động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng
lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
1.1.4 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được
chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn
nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương
được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong
nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút
FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có
kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả
các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng
nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.1.5 Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do
các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan
trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford
chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006
1.2. Những mặt trái của đầu tư FDI
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất
tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài
FDI chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của
công cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước.
Tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong
nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của doanh nghiệp trong nước.
Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham
nhũng…bên cạnh đó nếu ta ko sớm cải tạo môi trường đầu tư thì sẽ là bãi
thải công nghiệp của các nước phát triển.
2. Vai trò FDI đối với nước chủ đầu tư, nhân tố thúc đẩy đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài
2.1 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài.
2.1.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các
nước
Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng
suất cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng
suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận
biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư
thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
2.1.2. Chu kỳ sản phẩm
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và
sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản
phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước
ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước
bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng này diễn ra theo chu kỳ
và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một phẩm đạt tới
giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường
sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được
cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá
và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các
nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí
sản xuất thấp hơn.
2.1.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981),
Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc
gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty
vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những đa quốc gia sẽ chọn nơi
nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các
lợi thế đặc thù nói trên.
2.1.4. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương
mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn
do Nhật Bản có thặng du thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư
trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại
Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ
còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường
Bắc Mỹ và châu Âu.
2.1.5. Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém
phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là
nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ.
Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để
sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng
vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển
khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia
quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay
của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến
lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay
việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-
Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung
Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến
lược như vậy.
2.1.6. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào
những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích
này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.
2.1.7. Phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ
2.1.8. Bành trướng sức mạnh về kinh tế, chính trị
2.2. Tác động không tích cực
a. Vốn đầu tư chảy ra nước ngoài sẽ làm giảm tăng trưởng GDP và việc
làm trong nước.
b. Khi công ty lớn đầu tư ra nước ngoài sản xuất các mặt hàng cùng loại
sẽ tạo nên khả năng cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp ngoài nước với
chính doanh nghiệp trong nước,thậm chí với chính doanh nghiệp đầu tư.
Chương II : Các vấn đề thực tiễn đặt ra trong thu hút và
sử dụng nguồn vốn FDI.
Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI 20 năm qua, đến nay có
thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, FDI thực sự trở
thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đang
phát triển. Ở nước ta, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết
định, vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng.
Trong nguồn vốn nước ngoài, FDI được coi là nguồn vốn thích hợp đối với
nước ta. Vai trò của FDI được coi là nguồn vốn thích hợp đối với nước ta.
Vai trò của FDI trong những năm qua đã được khẳng định, đóng góp tích
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đầu tư nước ngoài hiện
chiếm khoảng trên 13% GDP cả nước.
Nhìn lại 20 năm trước, trong bối cảnh quốc tế: chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô và Đông Âu tan vỡ; các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt
Nam trên nhiều mặt. Thế giới có những diễn biến phức tạp của tình hình
chính trị và an ninh quốc tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và
biến động giá cả trên thị trường quốc tế... Các nước đang phát triển ở khu vực
Đông Á và Đông Nam Á thực hiện cải cách kinh tế, trở thành khu vực phát
triển năng động của thế giới. Tình hình trong nước: Việt Nam là một nước
nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình
trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất
đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng.
I. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÊ ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM.
Bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-
xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi
mới” toàn diện, trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977
thành bộ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đã khẳng định sự
đúng đắn của chủ trương, đường lối mở cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần
quan trọng vào thành công của sự nghiệp ĐỔI MỚI trong chặng đường vừa
qua.
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi
trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn FDI vào Việt Nam.Đây là một trong
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật Đầu tư
nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở
đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, theo phương châm
đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực
hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ
sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000;
cùng với các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một
đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế.
Pháp luật ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN được ban
hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt
Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song
phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng không ngừng được mở
rộng và hoàn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện
cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có thể
tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà không có sự khác
biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự
thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình
đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu
tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu
tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà
nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư
có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn FDI, một bộ phận
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy
luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát
triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một
đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả
năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh việc
ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những
chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới
nay.
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong
quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp
GCNĐT đến hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi
nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận
động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản
hướng dẫn về ĐTNN tại địa bàn,…. đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các địa
phương đi vào nề nếp. Mô hình “một cửa, liên thông”, cách làm “trải thảm
đỏ đón nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác động lan toả rộng khắp trong
cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN vào
Việt Nam.
Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản
lý là các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt
động ĐTNN tại Việt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực
kinh tế có vốn ĐTNN trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá (CNH-
HĐH) đất nước ta.
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
II. KẾT QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐTNN VÀO
VIỆT NAM QUA 20 NĂM
1. Tình hình thu hút vốn FDI đăng ký từ 1988-2007
1.1. Cấp phép đầu tư từ 1988 đến 2007
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án FDI được cấp phép
đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ
các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590
dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Biểu đồ tình hình cấp
chứng nhận đầu tư tại Việt Nam có sự biến động (xem tại Phụ lục).
Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam nên kết quả thu hút vốn FDI còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng
ký cấp mới 1,6 tỷ USD), FDI chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất
nước.
Trong thời kỳ 1991-1995, vốn FDI đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn
đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-
xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” FDI tại
Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng FDI” đầu tiên vào Việt Nam) với
1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và
tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh
tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh
thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân
công rẻ, thị trường mới, vì vậy, FDI tăng trưởng nhanh chóng, có tác động
lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện
các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu
hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.
Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký
hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm
1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ
yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều
dự án FDI được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển
khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc,
Hồng Kông).
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu
phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng
21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002
vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ
USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004
(đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm
2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ
USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm
cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ
USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày
28/8/2001 của Chính phủ
1[2]
, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với
mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn FDI cấp mới đều tăng đạt
mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa
phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007,
dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện
của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản
1
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất
động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho
thấy dấu hiệu của “làn sóng FDI” thứ hai vào Việt Nam.
1.2. Tình hình tăng vốn đầu tư (1988-2007)
.Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động
có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư,
nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự
án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8%
tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới.
Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh
nghiệp FDI còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm
1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm
trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ
USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước.
Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm
2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD,
mỗi năm trung bình tăng 35%.
31.78
582.5
839
1322.3
2165
2900
3765.6
6530.8
8497.3
4649.1
3897
1568
2012.4
2535.5
1557.7
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
biểu đồ:vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công
nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7%
trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2
năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng
thêm.
Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn
tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao
nhất 66,8% trong giai đoạn 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000,
đạt 70,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương
ứng là 72,1% và 80%.
Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh
tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn FDI: Vùng trọng điểm phía
Nam chiếm 55,5% trong giai đoạn 1991-1995 ; đạt 68,1% trong thời kỳ
1996-2000 và 71,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007
tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%. Vùng trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương
ứng là 36,7%; 20,4% ; 21,1% ; 24% và 20%.
Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản -JETRO tại Việt
Nam có trên 70% doanh nghiệp FDI được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở
rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của
nhà FDI vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.
1.3. Quy mô dự án
Qua các thời kỳ, quy mô dự án FDI có sự biến động thể hiện khả năng tài
chính cũng như sự quan tâm của các nhà FDI đối với môi trường đầu tư Việt
Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án FDI tăng dần qua các
Lưu Thị Phương Thảo
Tiu lun kinh t chớnh tr
giai on, tuy cú trm lng trong vi nm sau khng hong ti chớnh khu
vc 1997. Thi k 1988-1990 quy mụ vn u t ng ký bỡnh quõn t 7,5
triu USD/d ỏn/nm. T mc quy mụ vn ng ký bỡnh quõn ca mt d
ỏn t 11,6 triu USD trong giai on 1991-1995 ó tng lờn 12,3 triu
USD/d ỏn trong 5 nm 1996-2000. iu ny th hin s lng cỏc d ỏn
quy mụ ln c cp phộp trong giai on 1996-2000 nhiu hn trong 5
nm trc. Tuy nhiờn, quy mụ vn ng ký trờn gim xung 3,4 triu
USD/d ỏn trong thi k 2001-2005. iu ny cho thy a phn cỏc d ỏn
cp mi trong giai on 2001-2005 thuc d ỏn cú quy mụ va v nh.
Trong 2 nm 2006 v 2007, quy mụ vn u t trung bỡnh ca mt d ỏn
u mc 14,4 triu USD, cho thy s d ỏn cú quy mụ ln ó tng lờn so
vi thi k trc, th hin qua s quan tõm ca mt s tp on a quc gia
u t vo mt s d ỏn ln (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio....).
1.4. C cu vn FDI t 1988 n 2007
1.4.1 FDI phõn theo ngnh ngh:
CN; 38%
KS, du lịch; 13%
TC, N/hàng; 1%
Dvụ khác; 21%
N/L nghiệp; 4%
Xây dựng; 12%
GTVT, bưu điện; 9%
VH, Y tế, GD; 1%
T/sản; 1%
Lu Th Phng Tho
Tiểu luận kinh tế chính trị
Cơ cấu nguồn vốn FDI theo ngành kinh tế giai đoạn(1988-2001)
a. FDI trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng
thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Qua mỗi giai đoạn các lĩnh
vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh mục
các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những
năm 90 thực hiện chủ trương thu hút FDI, Chính phủ ban hành chính sách
ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập
khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở
lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao.
Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã
bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không
yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong
nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút FDI lĩnh vực công nghiệp- xây
dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo
định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao,
công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản
phẩm và linh kiện điện tử...
STT Chuyên ngành Số dự án
Vốn đầu tư
(USD)
Vốn thực hiện
(USD)
1 CN dầu khí 38
3,861,511,8
15
5,148,473,3
03
2 CN nhẹ 2,542
13,268,720,9
08
3,639,419,3
14
3 CN nặng 2,404
23,976,819,3
32
7,049,365,8
65
Lưu Thị Phương Thảo
Tiểu luận kinh tế chính trị
4 CN thực phẩm 310
3,621,835,5
50
2,058,406,2
60
5 Xây dựng 451
5,301,060,9
27
2,146,923,0
27
Tổng số 5,745
50,029,948,5
32
20,042,587,
769
Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt
Nam có lợi thế so sánh khi thu hút FDI. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án
ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất
các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép,
sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng
trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định
cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo
hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công
nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế
giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án FDI này sử
dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng,
năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị
của toàn ngành.
Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn
nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm
66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.
b. FDI trong lĩnh vực dịch vụ:
TT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu
tư
(triệu
Đầu tư đã
thực hiện
(triệu
Lưu Thị Phương Thảo