Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Một số biện pháp nhằm giữ gìn và phát triển các làn điệu dân ca xứ nghệ trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.17 MB, 39 trang )

I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một
nền văn hóa đậm đà bản sắc, trong đó, âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói
riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Đó là những điệu hò man
mác, là lời ru vời vợi trưa hè, là nỗi niềm người đi khi nghe câu ví dặm, là sự khắc
khoải ngóng đợi chờ trông, và là dòng sữa nuôi dưỡng tâm hồn, là yếu tố hình
thành nhân cách của mỗi con người. Dân ca được lưu truyền từ đời này qua đời
khác, từ miền này qua miền khác, được hình thành từ lời ăn, tiếng nói mộc mạc, từ
cái hay, cái đẹp, cái tinh túy trong nhân dân lao động nơi ruộng đồng sông nước.
Có thể nói, các làn điệu dân ca được coi như những nét văn hóa đặc trưng của từng
vùng, miền và mỗi khi nhắc tới một vùng nào đó thì tất cả mọi người dân Việt
Nam đều hiểu biết về làn điệu dân ca độc đáo của miền quê ấy.
Từ bao đời nay, các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh luôn là một món ăn tinh thần
không thể thiếu trong đời sống của người dân xứ Nghệ. Hát dân ca xứ Nghệ là một
nét sinh hoạt văn hoá lành mạnh, mang đầy tính nhân văn trong đời sống nông
nghiệp ở mảnh đất này, góp phần không nhỏ tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo của
dân tộc Việt Nam. Có thể xem đó là một thứ rượu đặc biệt, được chưng cất nên từ
nụ cười và những giọt nước mắt, từ những say đắm mãnh liệt cùng những nỗi buồn
đau khắc khoải, từ mồ hôi, nước mắt của người dân lao động, là tấm gương phản
chiếu một cách trung thực nhất, sâu sắc nhất đời sống vật chất, tinh thần, những nét
riêng trong truyền thống, bản sắc, của cuộc sống, con người xứ Nghệ.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, các làn điệu dân ca xứ Nghệ
vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tích
cực của sự phát triển nền kinh tế thì một số truyền thống văn hóa, trong đó có các
làn điệu dân ca xứ Nghệ đang dần mai một. Lớp trẻ ngày nay được tiếp xúc nhiều
với luồng văn hóa ngoại lai, nhất là luồng văn hóa phương Tây nên đa phần thích
thưởng thức và thể hiện những bài hát trẻ trung, sôi động,… hơn là những làn
điệu dân ca. Thậm chí lớp trẻ ngày nay còn có quan niệm rằng nghe dân ca là
không sành điệu, lỗi thời. Thực trạng đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là đưa dân ca
đến gần với thanh, thiếu niên trong đó biện pháp hữu hiệu và phổ biến nhất là đưa
dân ca trở thành một trong những nội dung giáo dục trong nhà trường. Điều đó sẽ


giúp cho lớp trẻ hôm nay nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng to lớn kết
tinh trong các làn điệu dân ca, từ chỗ hiểu được các giá trị, các em biết trân trọng,
yêu quý các giá trị những làn điệu dân ca này và có ý thức, trách nhiệm giữ gìn và
bảo tồn những di sản tinh thần to lớn đó.
Nhận thức được vai trò quan trọng của dân ca trong việc giáo dục thế hệ trẻ,
Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo về việc đưa các làn điệu
dân ca, trò chơi dân gian vào trường học và coi đó là một trong năm tiêu chí xây
1
dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Theo đó, năm 1999 UBND tỉnh
Nghệ An đã có chủ trương đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường học. Hưởng ứng chủ
trương này, nhiều địa phương đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp khác
nhau để đưa dân ca vào giảng dạy trong nhà trường với những tín hiệu đáng mừng.
Tuy nhiên việc làm này vẫn chưa có tính đồng bộ và thống nhất, vẫn còn tồn tại
một thực tế là đưa dân ca của các vùng miền khác để giảng dạy cho học sinh trong
khi đó dân ca của chính quê hương mình thì chưa được chú ý, quan tâm Dân ca
xứ Nghệ là một trong số dân ca chưa được chú ý quan tâm như thế. Một số nơi đã
tiến hành các biện pháp đưa một số làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh vào tập hát cho học
sinh nhưng chỉ tập hát thôi cho các em mà không cho các em được tìm hiểu nguồn
gốc, hiểu được cái hay, cái đẹp và chất trí tuệ trong dân ca Xứ Nghệ thì khó mà đi
vào lòng của trẻ thơ. Mặt khác, hiện nay vẫn còn thiếu những tài liệu phục vụ và
hỗ trợ cho việc đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường học. Các trường tiểu học mà chủ
yếu là đội ngũ giáo viên đang còn rất lúng túng trong việc tìm kiếm nội dung để
giảng dạy cho học sinh
Xuất phát từ ý nghĩa to lớn đó, bản thân là một giáo viên giảng dạy kiêm
phụ trách các hoạt động đoàn đội trong trường học, tôi luôn trăn trở tìm tòi, học hỏi
và mạnh dạn tổ chức một số hoạt động để đưa dân ca đến gần với các em học sinh
hơn. Qua kiểm nghiệm hiệu quả thực tế, tội mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của
mình với đề tài “ Một số biện pháp nhằm giữ gìn và phát triển các làn điệu dân
ca xứ Nghệ trong trường Tiểu học”. Hy vọng rằng đây là những hoạt động nhỏ
nhưng có ý nghĩa lớn là góp phần vào giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca xứ

Nghệ trên mảnh đất quê hương.
2
II- PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Xứ Nghệ, “Đất đứng chân” của nhiều đời, “phên dậu của nước nhà”, nơi nào
cũng hằn dấu vết lịch sử, cũng vang vọng khí thế anh hùng bất khuất của cha ông.
Dù là vùng đất “tứ tắc”, song xứ Nghệ lại là vùng “Đất văn vật”. Tại đây có một
gia tài văn hóa, văn nghệ dân gian rất phong phú và có lẽ phong phú vào bậc nhất
so với các địa phương khác trong toàn quốc. Đã bao đời rồi, cái gia tài vô giá ấy
“là cơ sở văn hóa, là trí tuệ và tài năng, là sức mạnh vật chất, là động lực phát
triển…của bà con xứ Nghệ”.
1
“Chuyện kể rằng trước lúc Người ra đi, Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế,
nhưng không gian vẫn bốn bề lặng lẽ, Bác đành nằm im. Chuyện kể rằng Bác đòi
nghe câu ví, nhớ Làng Sen từ thuở ấu thơ, mà xung quanh vẫn lặng như tờ…”
2
hay
“Một khúc dân ca sâu lắng quê nhà, đêm sông Lam dạt dào sóng nước, vọng câu
đò đưa, tình người mộc mạc, bát ngát nhớ thương mà thoảng hương giữa đời…”
3
.
Đó là lời của một vài bài hát ngợi ca về quê hương xứ Nghệ, xứ sở của những làn
điệu dân ca ngọt ngào thắm đượm hương vị đồng quê. Ngày nay, người dân Việt
Nam cũng như du khách bốn bể năm châu biết đến xứ Nghệ, không chỉ vì Nghệ
An có Làng Sen, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mà còn vì những câu
dân ca ngọt ngào, sâu lắng .
Xứ Nghệ - có cả một di sản văn hóa phi vật thể với một nền dân ca giàu bản
sắc đã tồn tại hàng ngàn đời nay, được hình thành trong các sinh hoạt cộng đồng.
Dân ca Nghệ Tĩnh đa dạng về thể loại, phong phú về làn điệu, mỗi loại hình mang
những đặc trưng riêng. Nhà phê bình Quảng Đức đánh giá “…câu dân ca xứ Nghệ

mang đầy đủ của tính dung hòa của nhiều thể loại dân ca khác, để rồi thể hiện một
dáng dấp riêng trong bản sắc của mình…lẫn vào đó một chút lẳng lơ của chiều
chèo đất Bắc, thêm một chút đa tình của quan họ Bắc Ninh và cũng không thiếu
chút ngậm ngùi của điệu lý hoài nam xứ Quảng”.
Ai đã vào xứ Nghệ, cư trú ở xứ Nghệ, dù chỉ một thời gian ngắn thôi là được
thưởng thức “thổ sản” đặc biệt của xứ Nghệ là hát ví và hát dặm. Những “thổ sản”
đặc biệt này là sáng tạo của nhân dân trong quá khứ, tồn tại bền vững theo lịch sử,
được nâng cao dần và đến lúc nào đó là ổn định, “ổn định đời đời như đất trời, như
sông núi, như nhân dân xứ Nghệ”
4
Đặc điểm xuất xứ của âm nhạc cổ truyền Nghệ Tĩnh là hình thành từ lao
động sản xuất nhưng lại được phát triển về chiều sâu bởi nhờ trí tuệ uyên thâm của
các đồ nho, khiến cho người nghe cảm nhận được rằng dân ca Nghệ Tĩnh lắng
đọng và sâu đậm. Các làn điệu ví, dặm có ca từ bằng thơ dân gian cô đọng, súc
1
Lê Hàm (2000), Âm nhạc dân gian xứ Nghệ, Nxb Hội văn nghệ dân gian Nghệ An, tr.8
2
Nhạc sỹ Trần Hoàn, Bài hát: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”
3
Nhạc sỹ An Thuyên, Bài hát: “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác”
4

- 5
Lê Hàm (2000), Âm nhạc dân gian xứ Nghệ, Nxb Hội văn nghệ dân gian Nghệ An, tr.9
3
tích, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát nên luôn được trao truyền, kế thừa và sáng tạo. Loại
hình dân ca này cũng có nội dung phản ánh xã hội, lịch sử; thể hiện tâm tư, tình
cảm, tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa; giáo huấn,
triết lý trọng nghĩa, trọng tình, mang đậm tính nhân văn của người Việt Nam.
“Quanh năm trên đất Hồng Lam, lúc nào cũng có tiếng hát ví của bà con lao

động. Nhất là những đêm trăng sáng, “Tiếng hát ví đò đưa như nhớ thương người”
theo nhịp mái chèo từ mặt nước sông Lam vẳng lên, quyện với giọng hát ví
phường vải… “êm như nhiễu, nhẹ nhàng như tơ”, trầm trầm man mác từ các thôn
xóm vọng ra, lan tỏa khắp đồng nội cỏ cây, hòa vào hương lúa, quyện vào mái rạ,
gợi lên trong sâu thẳm lòng người dân xứ Nghệ, mối tình quyến luyến với quê
hương”
5
.
Không gian sinh hoạt dân ca xứ Nghệ gắn liền với lao động sản xuất, trong
các làng nghề truyền thống, hoặc những lúc nông nhàn ven khúc sông trên bến
dưới thuyền, nơi cồn bãi giữa những cánh đồng làng vào những đêm trăng sáng,
dưới gốc đa, đình làng, hay trong lễ hội Lời ca thường kể về một công việc đồng
áng cụ thể nào đó hay là chuyện tình yêu lứa đôi, chuyện ăn ở cho phải đạo làm
người, chuyện sống sao cho nên tình, nên nghĩa
Ăn cơm sao đặng mà mời
Nước mắt lênh láng rã rời hạt cơm
Mình ơi đừng đặng cá quên nơm
Đôi ta gá nghĩa danh thơm để đời
Cóc nghiến răng còn động đến lòng trời
Sao mình chẳng tưởng mấy lời em than
hay sự tỏ tình mạnh dạn của cô gái
“Hò ơ….Nghe tin anh đau đầu chưa khá
Em băng rừng bẻ lá về xông
Ước mần răng đây vợ đó chồng,
đổ mồ hôi em quạt
Ngọn gió nồng em che”
Là lời ướm hỏi, ngỏ lòng của những đôi trai gái muốn kết duyên chồng vợ:

“Thiếp gặp chàng như Lan gặp chậu
5

4
Chàng gặp thiếp như Hạc đậu lưng Quy
Dặn chàng hai chữ như ri:
Nơi mô giàu sang chớ mộ, dẫu có lâm nguy thiếp vẫn chờ”
Đó là lời chào trong những lần gặp gỡ, hội hè:
“Đến đây đông thật là đông
Chào bên nam thì mất lòng bên nữ
Chào quân tử thì sợ dạ thuyền quyên
Cho tui chào chung một tiếng
Kẻo chào riêng bạn cười”
Trong lao động sản xuất, người dân xứ Nghệ dùng câu hát để quên đi vất vả,
mệt nhọc, động viên tinh thần vượt qua những khó khăn, trở ngại để lao động hiệu
quả, năng suất. Đó là những câu hò khi cưa gỗ, kéo lưới, treo núi, vượt đèo:
“Hò ơ… hò Trèo non mới biết non cao
Có xây cờ độc lập mới biết công lao cụ Hồ
Là dô … hò là hò dô hò”.
Dân ca Nghệ Tĩnh là như thế. Đó là những gì tinh tuý của đất và người xứ
Nghệ góp phần làm phong phú nền văn hoá của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngày
nay bên cạnh những loại nhạc Rap, Rock sôi động thì dân ca xứ Nghệ vẫn cứ mượt
mà đằm thắm sẻ chia những buồn vui giữa thẳm sâu đời thường nhiều lo toan bề bộn.
Như đã nói ở trên, việc đưa các làn điệu dân ca vào giảng dạy và các hoạt
động giáo dục trong nhà trường không những có tác dụng to lớn đối với việc bảo
tồn và lưu giữ các giá trị tinh thần to lớn mà ông cha để lại, mà còn mang lại cho
các em học sinh sự thích thú khi được tìm hiểu về đời sống tinh thần, những nét
văn hóa đặc sắc của quê hương mình, dân tộc mình.
Đưa âm nhạc dân gian vào học đường là một trong những biện pháp cơ bản
và quan trọng để giáo dục cho học sinh lòng yêu mến, tự hào với những di sản âm
nhạc dân gian nói riêng, văn hoá dân gian nói chung. Giáo sư Trần Văn Khê – một
trong những cây đại thụ về nghiên cứu âm nhạc dân gian nước nhà đã phát biểu
trong một Hội thảo về đưa dân ca vào trường học, cần làm cho học sinh Việt Nam

hiểu dân ca nước ta là gì? Và dân ca nước ta hay như thế nào?”
6
Đưa dân ca xứ Nghệ vào các hoạt động trong nhà trường thông qua các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ …. sẽ làm các em học sinh
bớt đi những căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học tập văn hóa trên lớp, giúp cho
6
GS Trần Văn Khê: Phát biểu tại Hội thảo khoa học Công tác bảo tồn và phát huy dân ca…25-10-2011
5
các em thêm yêu thích và tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ trong nhà
trường. Vì vậy, bảo tồn và phát triển các làn điệu dân ca xứ Nghệ, làm cho thế hệ
trẻ biết và yêu các làn điệu dân ca xứ Nghệ là một nhiệm vụ quan trọng của ngành
giáo dục.
Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc luôn được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi trọng: Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị ra
Nghị quyết 05 về Văn hóa - Văn nghệ trong cơ chế thị trường trong đó có nội dung
về xây dựng và phát triển “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” đến Đại hội X, Đảng xác định: “tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất
lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ
hơn với phát triển kinh tế xã hội; làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời
sống xã hội; xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; bảo vệ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên,
học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh
văn hóa Việt Nam”
7
.
Ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị số 40/2008/CT-
BGDĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT về việc phát động và triển khai phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", trong đó có nội
dung đưa dân ca vào trường học. Bộ Giáo dục đã có hướng dẫn chỉ đạo cụ thể

như: Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường thông qua
trò chơi dân gian, dân ca… Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các
hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù
hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều giá trị văn hoá đang có nguy
cơ bị mặt trái của cơ chế thị trường làm mai một thì việc giáo dục cho mọi người
nói chung và cho học sinh nói riêng biết phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc không chỉ là vấn đề của riêng ngành Giáo dục và Đào tạo mà còn là vấn đề của
toàn xã hội. Trong đó, việc chú trọng bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ biết yêu
các làn điệu dân ca, biết chơi các trò chơi dân gian là hết sức cần thiết.
2. Thực trạng
Dân ca đã trở thành máu thịt của nhân dân, cho dù bất cứ trong hoàn cảnh
nào nó vẫn mãi trường tồn, phát triển và khẳng định giá trị độc đáo riêng của nó.
Bước vào thời kỳ mới, với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
diễn ra mạnh mẽ, trên qui mô lớn, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại và mạng thông tin toàn cầu; mặt trái của nền
kinh tế thị trường và mở rộng quan hệ giao lưu hội nhập quốc tế trên mọi phương
diện, đã ảnh hưởng cả mặt tích cực và tiêu cực trong đời sống xã hội của con người
7
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội X, Nxb Chính trị quốc gia, tr 46
6
Việt Nam nói chung, tuổi trẻ Việt Nam nói riêng, nhất là các bạn trẻ - rất nhạy cảm
và ưa đổi mới.
Hiện nay, lớp trẻ đang tiếp cận với nhiều luồng văn hóa khác nhau, từ đó đã
xuất hiện những thị hiếu khác nhau. Thực tế cho thấy, phần lớn lớp trẻ ngày nay
thích nghe, thích hát những bài hát trẻ trung, sôi động, hoặc những bản tình ca lãng
mạn… hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm chí không mấy mặn mà với
các bài hát dân ca, và còn có quan niệm rằng: nghe dân ca là cũ kĩ, không sành
điệu, lỗi thời…
Có thể nói, nhu cầu vui chơi, giải trí, thưởng thức nghệ thuật là nhu cầu tâm

lí cá nhân của mỗi người, tuy nhiên nhu cầu ấy được hình thành và bắt nguồn từ
đâu? Đó là câu hỏi mà chúng ta cần phải suy nghĩ. Như đã phân tích ở trên, có
nhiều nguyên nhân tác động đến việc hình thành tâm lí riêng của các bạn trẻ,
nhưng điều quan trọng và hết sức cần thiết là chúng ta cần phải làm gì để định
hướng thị hiếu, định hướng thẩm mĩ cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh tiểu
học. Đây là câu hỏi đặt ra và cần phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa, không chỉ đối
với các tổ chức trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ mà còn là trách nhiệm
chung của toàn xã hội.
Thực hiện chủ trương đưa dân ca vào trường học nhằm gìn giữ và phát huy
những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, ở Nghệ An, chúng ta đã sớm đưa dân
ca vào các nhà trường, đã vận động, tổ chức sưu tầm các bài hát, hò vè xứ Nghệ.
Trong nỗ lực bảo tồn, phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, tháng 3 năm 2011, Sở Văn
hóa Thể thao Du lịch 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cùng Hội Văn nghệ dân gian
Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca, hò, ví,
dặm xứ Nghệ”. Tại Hội thảo, hai tỉnh đã đặt vấn đề phối hợp khởi động lộ trình lập
hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận dân ca, hò, ví, dặm xứ Nghệ là văn hóa di sản
nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp. Từ năm 2000, Nghệ An đã thành lập Trung
tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ với hạt nhân là Nhà hát dân ca.
Hiện nay ở Nghệ An có 52 CLB đàn và hát dân ca với khoảng 2.000 thành viên
đang duy trì sinh hoạt. Tháng 9/2011, Nghệ An đã tổ chức Liên hoan các CLB đàn
và hát dân ca lần thứ nhất, với sự tham gia của 20 CLB.
Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2012, Nghệ An đã tiến hành Liên
hoan Dân ca ví dặm lần đầu tiên trên phạm vi toàn tỉnh. Đây được coi là một hoạt
động xúc tiến đưa dân ca xứ Nghệ thành di sản văn hóa nhân loại.
Những việc làm trên đã mang dân ca xứ Nghệ tới gần hơn với thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, việc đưa dân ca xứ Nghệ vào giảng dạy trong các giờ âm nhạc hay bồi
dưỡng năng khiếu cho học sinh lại rất ít, có chăng cũng chỉ ở các trường Văn hóa
nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh mà hiếm gặp ở các trường phổ thông.
Trong chương trình giáo dục âm nhạc phổ thông từ lớp 1 đến lớp 9 của Bộ
giáo dục và đào tạo, học sinh được học đa số là các ca khúc viết về chủ đề mái

7
trường, gia đình, quê hương, đất nước, một số ca khúc được giới thiệu trong
chương trình là những ca khúc nhạc nước ngoài lời Việt còn lại các bài dân ca của
các vùng miền đang còn chiếm số lượng khiêm tốn: Ở cấp THCS có 8 bài chính
khoá và một bài học thêm tự chọn ở lớp 9. Ở cấp tiểu học có 12 bài chính khoá và
có 6 bài học thêm tự chọn. Dân ca miền Trung thì vắng bóng hẳn và dân ca Nghệ
Tĩnh thì lại chưa có một bài nào để tuyển chọn trong chương trình. Cho đến nay
vẫn chưa có một tài liệu nào về việc dạy học và tìm hiểu dân ca Nghệ Tĩnh cho
thiếu nhi vì vậy nên khi chuẩn bị cho các tiết dạy giáo viên rất lúng túng không
biết chọn những nội dung hay làn điệu nào cho phù hợp với lứa tuổi của học sinh
vì phần lớn dân ca Nghệ Tĩnh là dành riêng cho người lớn. Một thực tế nữa cũng
cho thấy rằng giáo viên tiểu học là một người thầy tổng thể, giáo viên chuyên âm
nhạc trong các trường tiểu học còn thiếu vì thế mức độ hiểu biết và hát được các là
điệu dân ca lại vô cùng khó khăn. Vì thế trong những năm gần đây, Phòng giáo dục
huyện nhà đã ra sức chỉ đạo sát sao về việc đưa dân ca vào trường học thông qua
các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua các cuộc thi Mầm non năng khiếu Tiểu
học, An toan giao thông Việc làm đó đã đem đến những kết quả đáng ghi nhận.
Để tiếp bước phong trào lớn của ngành là nhằm giữ gìn và phát triển các làn điệu
dân ca xứ Nghệ trong trường Tiểu học, tôi đã mạnh dạn tổ chức các hoạt động
bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm đưa dân ca đến gần hơn với các em học sinh
Trước khi áp dụng các giải pháp của mình, tôi đã tiến hành khảo sát 200 học
sinh của khối 4, khối 5 và 30 giáo viên trong trường. Các câu hỏi khảo sát tập trung
vào kiểm tra mức độ hiểu biết đối với giáo viên và mức độ yêu thích đối với học
sinh, tôi đã thu được kết quả như sau:
Thứ nhất: khảo sát mức độ hiểu biết của giáo viên về các làn điệu dân ca
Nghệ Tĩnh
Tổng
số GV
Kết quả
Biết hát trên 2

làn điệu DCNT
Biết hát 2 làn điệu
DCNT
Biết hát 1 làn điệu
DCNT
Hát nhầm hoặc
không biết bài nào
SL SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
30 4 13,3 6 20 8 26,7 12 40
Việc khảo sát mức độ hiểu biết về các làn điệu dân ca đối với giáo viên tôi
nhận thấy: giáo viên hát nhầm hoặc không biết hát bài nào chiếm tỉ lệ 40% đây là
một con số không nhỏ. Có nhiều nguyên nhân song cơ bản vẫn là giáo viên thường
tuân thủ, trung thành với sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy mà trong chương
trình Âm nhạc Tiểu học lại không có các bài hát về dân ca Nghệ Tĩnh. Việc tìm tòi
8
về các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh để đưa vào giảng dạy hầu như không có vì họ
nghĩ rằng không có sự chỉ đạo của cấp trên thì họ không giám thay đổi.
Qua thực trạng giáo viên như thế thử hỏi đối với học sinh Tiểu học sẽ như
thế nào? Học sinh Tiểu học các em đang còn nhỏ, các em như một tờ giấy trắng
đặc biệt là đối với học sinh lớp 1, lớp 2 giáo viên vẽ lên đó những gì thì các em sẽ
tiếp thu như thế. Qua khảo sát tôi nhận thấy các em rất mơ hồ và hầu như không
biết khi nói về các làn điệu dân ca xứ Nghệ.
Thứ hai: khảo sát mức độ yêu thích của học sinh về các làn điệu dân ca
Nghệ Tĩnh với các câu hỏi sau:
1. Em đã bao giờ nghe hát dân ca xứ Nghệ chưa?
- Chưa bao giờ: 165 em chiếm tỉ lệ 82,5%
- Nghe vài lần: 20 em chiếm tỉ lệ 10%
- Đã nghe nhiều: 15 em chiếm tỉ lệ 7,5%
2. Em có thích hát dân ca xứ Nghệ không?
- Không thích: 3 em chiếm tỉ lệ 1,5%

- Thích: 77 em chiếm tỉ lệ 38,5%
- Rất thích: 120 em chiếm tỉ lệ 60%
3. Em có muốn tập hát các làn điệu dân ca xứ Nghệ không?
- Không muốn: không có em nào
- Có: 200 em chiếm tỉ lệ 100%
4. Em có muốn tham gia các hoạt động ngoài giờ về dân ca xứ Nghệ không?
- Có: 100% em học sinh đồng tình.
Nhìn vào kết quả khảo sát học sinh, tôi nhận thấy các em rất yêu thích và
mong muốn được tham gia các hoạt động ngoài giờ về dân ca xứ nghệ. Còn đối với
giáo viên, tôi đã hỏi 30 giáo viên câu hỏi: Các đồng chí mong muốn điều gì trong
việc tìm hiểu các làn điệu dân ca xứ Nghệ?
Đa số giáo viên đã yêu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu nguồn
gốc, ý nghĩa của các làn điệu dân ca xứ Nghệ; tập hát một số làn điệu dân ca để
giáo viên có cơ sở hướng dẫn cho học sinh từ đó nhằm phát triển và giữ gìn các làn
điệu dân ca trong trường Tiểu học.
Thực tế cho thấy rằng, không phải các em thờ ơ với dân ca xứ Nghệ mà vì
do chưa có nhiều điều kiện để tiếp xúc và tìm hiểu nhiều với những làn điệu dân ca
Nghệ Tĩnh. Điều này đặt ra cho những người làm công tác giáo dục, cần có các
9
biện pháp tích cực và hiệu quả hơn để đưa dân ca Nghệ Tĩnh đến gần hơn với học
sinh, giúp học sinh có những hiểu biết nhất định cũng như cảm nhận được cái hay,
cái đẹp trong các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh.
3. Một số biện pháp cụ thể
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên cũng như quá trình tìm hiểu chương trình,
sưu tầm tài liệu về dân ca Nghệ Tĩnh, để góp phần đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào
trường Tiểu học, tôi đã tiến hành các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng giáo viên làm công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp.Giúp
giáo viên và học sinh tìm hiểu về các làn điệu dân ca xứ Nghệ.
Trên cơ sở tham mưu với nhà trường, đoàn đội tôi đã cho thành lập các câu
lạc bộ theo sở trường năng khiếu với chủ đề “Em yêu làn điệu dân ca”

- Mục đích
+ Giúp giáo viên và học sinh có thêm những hiểu biết về nguồn gốc, làn điệu, xuất
xứ cũng như trong đời sống hằng ngày của ông cha ngày xưa.
+ Rèn luyện kỹ năng hát, biểu diễn và tham gia hoạt động văn nghệ trong nhà
trường.
+ Góp phần hình thành tình cảm yêu mến, quý trọng với vốn dân ca của dân tộc và
trách nhiệm gìn giữ, phát huy ở các em.
- Công tác tổ chức
+ Tham mưu với nhà trường xây dựng ban chủ nhiệm câu lạc bộ trong đó đoàn đội
và tôi đóng vai trò chủ chốt.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ của câu lạc bộ.
+ Xây dựng nội quy của câu lạc bộ.
+ Thành viên câu lạc bộ: giáo viên và các em học sinh có năng khiếu, yêu thích
dân ca đăng ký tham gia với số lượng từ 10 đến 30 em.
+ Chuẩn bị địa điểm, nhạc cụ, tài liệu dùng cho các buổi sinh hoạt.
- Hình thức sinh hoạt:
+ Thông qua các buổi sinh hoạt, tập hát cho học sinh các làn điệu dân ca.
+ Nghe kể chuyện về dân ca.
+ Tổ chức trò chơi âm nhạc.
+ Xem biểu diễn qua băng đĩa nhạc.
10
+ Các thành viên của Câu lạc bộ sau khi đã biết các làn điệu, bài hát quen thuộc có
thể truyền đạt, tập lại cho các bạn khác hay cho các em trong trường qua các buổi
sinh hoạt, tập văn nghệ.
+ Luyện tập biểu diễn.
+ Tập viết lời mới cho các làn điệu dân ca: dựa vào giai điệu của các làn điệu trên,
các thành viên trong câu lạc bộ có thể tìm tòi và viết lời mới với chủ đề về mái
trường, quê hương, bè bạn.
- Thời gian sinh hoạt: Sinh hoạt hai tháng một lần vào buổi chiều.
Câu lạc bộ là nơi để các em sinh hoạt tập thể, vừa học vừa thư giãn, xem

đây như một hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra câu lạc bộ còn là nơi để duy trì, phát
huy lâu dài hoạt động hát dân ca của trường. Xa hơn nữa câu lạc bộ sinh hoạt nhằm
để sáng tác thêm một số bài hát mới, tạo môi trường phát triển cho những em có
năng khiếu về hoạt động nghệ thuật này, nhằm bảo tồn, phát huy, lưu truyền các
làn điệu dân ca qua các thế hệ người Nghệ An nói riêng và người Việt Nam nói
chung.
Trong các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, tôi đã chuẩn bị các băng đĩa nhạc về
dân ca Nghệ An để các em học sinh và giáo viên lắng nghe; chuẩn bị những nội
dung kiến thức cơ bản về dân ca xứ Nghệ thông qua hệ thống máy chiếu và mỗi
buổi sinh hoạt tôi giới thiệu một làn điệu cơ bản của dân ca xứ Nghệ.
Buổi 1: Giới thiệu về làn điệu Ví
Các em học sinh và giáo viên được nghe bài: Ví đò đưa Sông Lam
Giới thiệu về điệu ví: Hát ví là một hệ thống làn điệu tiêu biểu nhất của dân ca
Nghệ Tĩnh
Ví đò đưa: Ví đò đưa gồm có ví đò đưa sông Phố, đò đưa sông La, đò đưa sông
Lam, đò đưa nước ngược và đò đưa chuyển qua Phường vải, là những điệu ví mà
môi trường diễn xướng là trên sông nước, hát khi đưa đò, vừa hát vừa lao động
như chống chèo, vượt suối để diễn tả tâm tình và đời sống lao động của mình.
Ví đò đưa sông Lam
Sưu tầm: Nguyễn Trung Phong
Ơ…ơ Chư ai biết nước sông Lam răng là trong là đục
Thì biết sống cuộc đời răng là nhục (hị) là ơ vinh
Chứ thuyền em lên thác xuống ơ ơ ghềnh
Nước non là nghĩa (hị) là tình ai ơi.
Hệ thống thể loại: Ví
11
TÊN LÀN ĐIỆU NƠI CÓ LÀN ĐIỆU
Ví dưới nước
Ví đò đưa sông La Những vùng dọc sông La như; Đức Thọ, Hương Sơn.
Ví đò đưa sông Lam Những vùng dọc sông Lam.

Ví đò đưa sông Phố Có ở Hương Sơn.
Ví đò đưa Nước Ngược Ở Nghi Lương, Can Lộc, Đức Thọ,…
Ví trên cạn
Ví trên cánh
đồng
Ví nhổ mạ
Ví phường cấy
Ví phường gặt
Điển hình như Can Lộc, Thạch Hà – Hà Tĩnh.
Ví phường nón Ở một số nơi như Nghi Xuân, Kỳ Anh, Thạch Hà, Can
Lộc.
Ví phường đan Có ở Nghi Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh, Ba Giang.
Ví phường bện (bện võng) Ở Kỳ Anh, Diễn Châu, Phú Hậu, Hoàng La
Ví phường nốc Có ở Thanh Chương.
Ví phường chắp gai, đan lưới Có ở nhiều vùng ven biển như Cẩm Nhượng, Cửa Hội,
Cửa Vạn,…
Ví phường lóc (rau) Có ở những vùng bán sơn địa.
Ví đi củi Các vùng có đồi núi, vùng trung du như Can Lộc, Nghi
Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà.
Ví trồng dâu, phường vải Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Anh Sơn,
Đô Lương, Nghi Xuân, Can Lộc,…
Ví trèo non Xuân An, Hải Vai, Kỳ Nam, Nho Lâm, Nam Cai.
Ví phường buôn Có ở những nơi như Đô Lương, Hương Khê, chợ Nhe, chợ
Thượng,…
Ví phường vàng Nam Vân, Sa Nam.
Ví đò đưa chuyển sang phường vải Can Lộc.
Ví huê tình Có ở khắp Nghệ Tĩnh
Ví dặm
Ví phường chiếu
Ví chăn trâu

Ví phường cỏ, phường măng Có ở khắp Nghệ Tĩnh
Ví khuyên
Nguồn: />Buổi 2: Giới thiệu làn điệu Dặm
12
Giới thiệu: Dặm là thể hát nói bằng thơ ngụ ngôn (thơ –vè 5 chữ). Dặm có nhiều
làn điệu như dặm kể, dặm cửa quyền, dặm ru, dặm vè, dặm nối, dặm xẩm… Khác
với ví, dặm là thể hát có có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh, phách nhẹ, có nhịp nội,
nhịp ngoại.
Dặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày. Cũng có loại
dặm dí dỏm, khôi hài, châm biếm, trào lộng, lại có cả dặm trữ tình giao duyên.
Các em học sinh và giáo viên được nghe bài: Mời trầu – dặm Đức Sơn
Biểu diễn: NSUT Hồng Lựu
Quanh quanh đường vô xứ Nghệ,
Ôi sơn thuỷ hữu tình
Xứ nhân kiệt địa linh
Khách xa gần ở lại
Cô bác xa gần ở lại.
Miếng cau dầm trù trại
Vôi thuốc quyện thêm nồng
Tình xứ Nghệ thủy chung,
Miếng trầu thơm đượm tình nghĩa xóm làng
Mộc mạc quê nhà nhưng đậm đà đằm thắm.
Đượm tình câu ví dặm
Lòng Phường Vải kết vui
Hồng đôi má lứa đôi,
Trầu thêm tình thêm nghĩa
Mà thêm nặng tình nặng nghĩa.
Trầu em trao tay tri kỉ
Trầu em bỏ quỹ tri âm
Miếng trầu nụ hoa tiên

Chờ văn nhân em đợi người anh hùng
Miếng trầu nụ hoa hồng em đợi người quân tử.
Khi trầu trao thuốc mở
Khi môi thắm miệng cười
13
Trầu kết nghĩa làm đôi
Cho sắc tầm tình hạo
Mà thoả sắc tầm tình hạo.
Gió hương đưa khách tới
Trăng chỉ lối đưa đường
Xin nhận miếng trầu thơm
Bén duyên nhau ta xích lại thêm gần
Câu ví dặm ân tình đẹp miền quê xứ Nghệ
Đẹp tình người xứ Nghệ.
Hệ thống làn điệu Dặm
TÊN LÀN ĐIỆU NƠI CÓ LÀN ĐIỆU
Dặm xẩm Có ở khắp Nghệ Tĩnh

Dặm cửa quyền
Dặm ru
Dặm kể
Dặm nối
Dặm Đức Sơn Đây là làn điệu hát Dặm rất riêng chỉ có ở vùng Đức Sơn – Đô
Lương.
Nguồn: />Buổi 3: Giới thiệu về làn điệu Hò
Các em học sinh và giáo viên nghe bài: Hò bơi thuyền
Giới thiệu về Hò trên sông: Hò bơi thuyền là một làn điệu thể loại Hò trên sông.
Hò trên sông là một điệu hò theo nhịp khoan thai, thường là chèo xuôi dòng hay đi
trong nước lặng, không phải lao động vất vả cật lực, người hò trong tư thế khoan
thai, gửi nỗi niềm vào tiếng hát, giọng hò, nhờ nhịp hò để đưa nhịp chèo, nhẹ

nhàng như cánh võng đưa. Bởi vậy mà âm hưởng của điệu hò trên sông nghe gần
với âm hưởng của ví đò đưa xuôi ngược.
Hò bơi thuyền
Sưu tầm và ghi âm: Lê Hàm - Vi Phong
Hò ơ ơ ơ Khoan dô khoan
14
Nước sông lam dào dạt
Đây cảnh đẹp Nam Đàn
Là khoan dô khoan
Ai đi chợ Sa nam mà xem thuyền xem bến
Hò ơ Khoan dô khoan
Ngày xưa Mai Hắc Đế quyết cứu nước phất cờ
Là khoan dô khoan
Vân sơn núi lô nhô rồng bên mây ấp ủ
Phủ long rồng ấp ủ
Hò ơ Khoan dô khoan
Hò ơ Khoan dô khoan là khoan dô khoan.
Hệ thống làn điệu Hò
TÊN LÀN ĐIỆU NƠI CÓ LÀN ĐIỆU
Hò bơi thuyền
Dân ca Nghệ Tĩnh
Hò đò đưa
Hò khoan đi đường 1
Hò khoan đi đường 2
Hò xeo gỗ
Hò kéo gỗ
Hò cưa gỗ
Dân ca Nghệ Tĩnh
Hò leo núi
Hò chèo thuyền

Hò kéo lưới
Hò đẩy thuyền
Hò trên sông
Hò đầm đất đắp đê
Hò đường trường
Hò ruốc tôm canh
Hò lơ
Hò hái bổi
Hò đi rú
Hò chuỗi
Hò Hà Tĩnh
Hò Nghệ An
Hò hái củi
Hò trục buồm
Hò dô huậy
Hò tiếp vận
15
Nguồn: />Ngoài các làn điệu chính, trong các buổi sinh hoạt CLB các em học sinh
được nghe nhiều làn điệu khác của dân ca xứ Nghệ. Học sinh được thực hành, thể
hiện các làn điệu mà học sinh biết. Chúng tôi còn tổ chức một số trò chơi, chia các
đội thi hát dân ca, trả lời các câu hỏi. Những buổi sinh hoạt CLB rất thú vị và bổ
ích
Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Tìm hiểu về các làn điệu dân ca xứ Nghệ
Biện pháp 2: Tuyên truyền các làn điệu dân ca xứ Nghệ thông qua các buổi phát
thanh măng non, hoặc sinh hoạt đầu giờ, hoặc sinh hoạt chủ điểm.
Ở Trường Tiểu học chương trình phát thanh măng non luôn được chú trọng
và hoạt động thường xuyên vào đầu buổi và giữa giờ ra chơi sau 2 tiết học. Đây
chính là dịp tốt nhất để cho học sinh toàn trường thưởng thức các làn điệu dân ca
xứ Nghệ. Dưới sự chỉ đạo của đoàn- đội, tôi đã lên kế hoạch và tổ chức lồng ghép
chương trình vào đó. Cuối bài phát thanh của các phát thanh viên, học sinh sẽ

được nghe các làn điệu dân ca xứ Nghệ, tôi đã thực hiện như sau:
- Nội dung phát thanh chia làm 4 buổi mỗi tháng, phát thanh hàng tuần
Buổi 1: Giới thiệu chung về điệu ví, sau đó là 2 bài hát ví để học sinh toàn trường
cùng nghe.
Buổi 2: Giới thiệu chung về dặm, sau đó là 2 bài hát dặm.
16
Buổi 3: Giới thiệu chung về điệu hò, sau đó mở đĩa 2 bài hò.
Buổi 4: Giới thiệu chung về các làn điệu khác.
- Nội dung chương trình phát thanh:
Các bạn thân mến, xin mời các bạn hãy lắng nghe chương trình phát thanh măng
non về các làn điệu dân ca xứ Nghệ.
Các bạn ạ, bây giờ là Nghệ An và Hà Tĩnh, nhưng xưa kia trong lịch sử, hai
tỉnh là một vùng đất có tên gọi chung là Xứ Nghệ. Uống chung nước một dòng
sông Lam, dựa lưng chung một vách Núi Hồng, nói chung giọng nói, ăn chung
miếng ăn
Âm nhạc cũng vậy, là một mảng màu quánh đặc bản sắc riêng trong một
khối không thể tách rời, mà ta cần phải gọi là “Dân ca Nghệ Tĩnh”; hoặc “Dân ca
Xứ Nghệ”.
“…Câu dân ca Xứ Nghệ mang đầy đủ tính dung hoà của nhiều thể loại dân
ca khác, để rồi thể hiện một dáng dấp riêng trong bản sắc của mình…. Lẫn vào đó
chút lẳng lơ của chiếu chèo đất Bắc, thêm một chút đa tình của quan họ Bắc Ninh
và cũng không thiếu chút ngậm ngùi của điệu Lý Hoài Nam xứ Quảng (Quảng
Đức).
Đặc điểm xuất xứ của âm nhạc cổ truyền Nghệ Tĩnh là hình thành từ lao
động sản xuất. Nhưng lại được phát triển về chiều sâu bởi nhờ vào trí tuệ uyên
thâm của các đồ nho, khiến cho người nghe thường cảm nhận rằng dân ca Nghệ
Tĩnh lắng đọng và sâu đằm.
Thiết nghĩ, rồi sẽ đến lúc ví dặm được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể của thế giới trong nay mai. Ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta cần phải
có ý thức tìm hiểu, duy trì, quảng bá và tôn vinh mạch sống tâm hồn của quê

hương Nghệ Tĩnh.
Có thể phân thành ba thể loại chính là Ví, dặm và hò. Trong mỗi một thể
loại có những làn điệu riêng mang dáng dấp sinh hoạt lao động của từng phường
hội, hay thôn làng.
* Hát ví
Về lời ca: Ví là một thể ngâm vịnh, chủ yếu lấy thơ lục bát làm gốc.
Ví không đặt nặng tiết tấu. Âm điệu cao thấp,ngắn dài còn tuỳ thuộc vào
bằng trắc, ca từ, lời thơ. Nên ví thường đễ hát, và đây là làn điệu phổ biến nhất
Môi trường diễn xướng của hát ví Nghệ tĩnh rất đặc biệt, không phải chờ đến
mùa vụ hay hội hè mà vừa lao động vừa ca hát. Hát ví chỉ giới hạn trong đối đáp,
giao duyên. Trai gái thanh lịch hát đối đáp với nhau. Họ hát từ ngoài sân vọng vào,
17
hát từ trong nhà hát ra. Do hát ví gắn liền với lao động, nên mỗi loại hát ví lại gắn
liền với một loại hình lao động riêng biệt như: Hát ví của người đi cấy thì gọi ví
phường cấy, ví của người dệt vải thì gọi là ví phường vải, ví của người đi củi thì
gọi ví phường củi, ví của người chèo thuyền thì gọi ví đò đưa, ví chăn trâu, ví trèo
non, ví trồng dâu… Bởi vậy cách hát các thể loại ví cũng khác nhau. (Trong hát ví
thì ví phường vải có phần phong phú và thông dụng hơn cả. Hát phường vải
thường diễn ra ban đêm, sau thời gian lao động nơi sông nước ruộng đồng. Hễ nơi
nào có quay sa kéo sợi thì nơi đó có hát phường vải. Thậm chí họ hát thâu đêm
suốt sáng)
Nếu chia theo loại hình lao động thì xứ nghệ có đến 20 loại hát ví, nhưng
nếu chia theo làn điệu tình cảm thì tương đối đa dạng: ví dận thương, ví ai oán.
Mỗi cung bậc tình cảm là một làn điệu hát ví.
Trong các cuộc hát ví thường hình thành 2 nhóm nam nữ, họ hát khi tuổi
trưởng thành, mỗi nhóm có 1 hoặc nhiều người. Có đến hàng trăm câu ví lần lượt
đưa ra để thi thố, đối đáp và rồi những câu hát ấy được thế hệ sau ghi nhớ bởi lời
thơ bình dị, dễ thuộc nhưng rất dỗi tài hoa. Đặc biệt trong đối đáp về ca từ sâu sắc
uyên thâm, thể hiện trí tuệ của người dân đất học. Và đặc biệt hơn nữa là trong
hát ví không những để quên đi mệt nhọc trong lao động mà còn thanh niên nam nữ

đã vượt khỏi tầm tư tưởng phong kiến, họ từ làng này sang làng khác, từ vùng này
sang vùng khác để kiếm bạn hiền chọn vợ.
Mời các bạn đón nghe làn điệu hát ví: Ví đò đưa sông Lam và ví ghẹo
* Hò
Cũng như làn điệu hò ở các vùng quê khác của việt nam, hò thường mô
phỏng theo các nhịp điệu lao động hò dô, hò khoan, hò kéo lưới, hò cưa gỗ, hò
khoan đi đường, hò giật, hò tiếp vận, hò đầm đát đắp đê, hò trên sông, hò tình tang.
Hò thường mang màu sắc quãng 4 đặc trưng nghe rất sáng, rất khoẻ.
Khúc thúc hò thường kết cấu 2 đoạn: Đoạn 1 cho người xướng tự do theo
thể thơ dân tộc, đoạn 2 cho tập thể “XÔ” bằng các phụ âm như hò - dô - khoan với
tiết tấu đều để tạo ra xung lực mạnh mẽ trong lao động sản xuất. Đây là hình thức
nhất hô bách ứng rất có hiệu quả. Ngoài ra còn có hò hài hước, hò trữ tình giao
duyên.
Mời các bạn đòn nghe làn điệu Hò bơi thuyền và Bài “Nhắn bạn” (Hò đi đường)
* Hát Dặm:
Dặm là thể hát nói, có có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh, phách nhẹ, có nhịp
nội, nhịp ngoại. Lời hát thường là bằng thơ ngụ ngôn, cứ mỗi bốn câu lại hát lặp lại
câu bốn. Do đó, các nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng tiếng dặm có nghĩa là ghép
vào, điền vào, đan vào nột chỗ thiếu, hay cũng có khi lặp lại.
18
Hát dặm có nguồn gốc ở các huyện phía nam của tiểu vùng văn hóa Nghệ -
Tĩnh như Thạch Hà, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Đức Thọ…. không phải hoàn
toàn do nhân dân lao động sáng tác, có khi do một số nho sĩ sáng tác, được nhân
dân ưa thích và phổ biến rộng rãi thành tài sản chung.
Dặm có nhiều làn điệu như dặm kể, dặm cửa quyền, dặm ru, dặm vè, dặm
nối, dặm xẩm, dặm mời trầu Đức Sơn…
Do nhịp điệu sôi nổi, dí dỏm, nên càng về sau, hát dặm càng phổ biến nhiều
ở các hội làng, hội chùa, hội đình, thậm chí cả đám cưới…như là một thành phần
không thể thiếu trong một chương trình văn nghệ ở miền quê Nghệ Tĩnh.
Mời các bạn đón nghe làn điệu Dặm Đức Sơn: Nhớ người em đứng trông trăng

* Các làn điệu khác
Ngoài ra còn có các thể loại khác như: Làn khuyên, Lẩy kiều, Xẩm, Xẩm chợ,
Xẩm thương, Hát ru, vv…
Mời các bạn đón nghe điệu làn khuyên: Một lòng anh đợi và bài hát xẩm: Phụ tử
tình thâm
Biện pháp 3: Đưa các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh vào dạy trong tiết học Âm nhạc.
Như đã nói ở trên, trong chương trình Âm nhạc Tiểu học không có các bài
hát về làn điệu dân ca xứ Nghệ nên tôi đã mạnh dạn tham mưu với Ban giám hiệu,
hội đồng chuyên môn của trường phổ biến cho toàn bộ giáo viên đưa các làn điệu
dân ca xứ Nghệ vào tiết học Âm nhạc. Giáo viên vẫn bảo đảm chương trình âm
nhạc phổ thông, những vẫn có thể dạy hát dân ca xứ Nghệ cho học sinh trong các
tiết học tự chọn, trong các tiết ôn tập hay trong phần kiểm tra bài cũ. Khi giáo viên
đã hiểu và hát được các làn điệu dân ca xứ Nghệ rồi thì việc làm này không có gì là
khó. Từ đó học sinh hiểu, hát và biểu diễn được các làn điệu dân ca xứ Nghệ ngay
trong lớp học của mình. Song song với việc làm đó tôi đã sưu tầm một số làn điệu
dân ca xứ Nghệ để đưa vào tập hát cho các em:
Bài hát 1: Ví đò đưa Sông Lam
Ví đò đưa sông Lam
Sưu tầm: Nguyễn Trung Phong
Ơ…ơ Chư ai biết nước sông Lam răng là trong là đục
Thì biết sống cuộc đời răng là nhục (hị) là ơ vinh
Chứ thuyền em lên thác xuống ơ ơ ghềnh
Nước non là nghĩa (hị) là tình ai ơi.
Bài hát 2: Hò bơi thuyền
19
Sưu tầm và ghi âm: Lê Hàm - Vi Phong
Hò ơ ơ ơ Khoan dô khoan
Nước sông lam dào dạt
Đây cảnh đẹp Nam Đàn
Là khoan dô khoan

Ai đi chợ Sa nam mà xem thuyền xem bến
Hò ơ Khoan dô khoan
Ngày xưa Mai Hắc Đế quyết cứu nước phất cờ
Là khoan dô khoan
Vân sơn núi lô nhô rồng bên mây ấp ủ
Phủ long rồng ấp ủ
Hò ơ Khoan dô khoan
Hò ơ Khoan dô khoan là khoan dô khoan.
Bài hát 3: Làn điệu Hò khoan đi đường
Người hát: Đức Bằng
Sưu tầm và ghi âm: Lê Hàm
Ơ! Hồng Sơn cao ngất mấy trùng
Khoan ơi hỡi hò khoan
Ơ! Lam Giang mấy trượng
Khoan ơi hỡi hò khoan
Ơ! Thì lòng bấy nhiêu
Khoan ơi hỡi hò khoan
Ơi hỡi hò khoan dô ơi dô là hò khoan!
Ơ! Trèo lên núi đá lô nhô này
Khoan ơi hỡi hò khoan
Ơ! Rừng xanh rú rậm này
Khoan ơi hỡi hò khoan
Ơ! Rừng xanh rú rậm, bút nghiên mô mà vẽ vời này,
20
Ơi hỡi hò khoan dô ơi dô là hò khoan!
Ơ! Trèo đèo hai mái chân vân này
Khoan ơi hỡi hò khoan
Ơ! Người về Nghệ Tĩnh dạ ái ân Quảng Bình này!
Khoan ơi hỡi hò khoan
Ơi hỡi hò khoan dô ơi dô là hò khoan!

Bài hát 4: Hát ru
Ở Nghệ Tĩnh cũng hay dùng thơ lục bát để ru, ví dụ như:
Cái Cò cái Vạc cái Nông
Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi Cò?
Không không tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin thì ông đi đôi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!
Bài hát 5: Tổ khúc dân ca Nghệ Tĩnh: “Có Bác trong ngày hội vui”
Soạn lời: Hoàng Vinh
Hò bơi thuyền:
Hò ơ …ơ Khoan dô khoan là khoan dô khoan
Nước sông La dào dạt
Đây Hồng Lĩnh nghìn ơ trùng
Là khoan dô khoan
Vui ngày hội tưng bừng, thiếu nhi mình mở hôi
Hò ơ ơ ơ Khoan dô khoan
Ngày hội vui như có Bác trên cao vẫn ân cần
Bác dạy bảo khuyên răn
Thiếu nhi lòng ghi ơ tạc, Thiếu nhi lòng ghi ơ tạc,
Ngày hội vui, vui tưng bừng là vui tưng bừng
21
Giữa Thành sen hoa thắm nồng là hoa thắm nồng
Ta vui mừng đội ta tưng bừng, ta vui mừng đội ta tưng bừng.
Tứ hoa:
Bác Hồ ơi, muôn triệu triệu con tim,
dòng máu thắm ngân lên lời yêu thương tha thiết
Lời ngọc thỉ vàng lời non sông đất nước
Của triệu triệu cháu con nguyện tiếp theo ơ Người
Ơn Bác dày cao sánh tựa biển trời

Ngàn vạn năm sau vẫn một lời ghi nhớ
Hồ Chí Minh ánh hào quang rực rỡ
Soi sáng con đường cách mạng dân sinh
Tuổi trẻ hôm nay xin được gắng mình
Được đền đáp công ơn xây quê hương ấm no giàu đẹp
Gian khổ vượt qua, mạnh chân bước tiếp
Xứng con Rồng, cháu Lạc truyền lưu.
Bài 6: Hát đồng dao
Hát đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng
dao bao gồm nhiêu loại: Các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài
hát ru em…Nói chung, đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều
khá giống nhau ở nội dung, chỉ khác một vài tiếng địa phương. Lời ca thường là
vãn ba, vãn tư.
Vãn ba như: Xỉa cá mè
Đè cá chép
Chân nào đẹp
Đi bẻ ngô
Chân nào thô
Xấu xấu xấu
Vãn tư như:
Dung dăng dung dẻ
22
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Đánh rơi mất trẻ
Biện pháp 4: Tổ chức hội thi Mầm non năng khiếu Tiểu học
* Mục đích, ý nghĩa:
- Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
của Bộ giáo dục đào tạo phát động.
- Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong nhà trường.

- Giúp học sinh biết được nhiều làn điệu dân ca trong đó có dân ca Nghệ
Tĩnh thông qua biểu diễn và xem biểu diễn trong hội thi.
- Thông qua hội thi có thể phát hiện các học sinh có năng khiếu về dân ca để
có kế hoạch bồi dưỡng tập luyện và tham gia biểu diễn Hội thi hoặc các ngày lễ,
và để tạo nguồn nhân tài cho trường văn hóa nghệ thuật Tình nghệ an
Hoạt động ngoại giờ lên lớp không chỉ là một sân chơi giúp học sinh thư
giãn mà bên cạnh đó còn giúp học sinh phát triển các kĩ năng, có thêm bài học kinh
nghiệm, có cơ hội thể hiện bản thân mình.
Trong việc giữ gìn và phát triển các làn điệu dân ca xứ Nghệ hoạt động
ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động cơ bản để giúp cho các em học
sinh tiếp cận với dân ca nhanh và hiệu quả nhất. Ở trường, chúng tôi đã tổ chức hội
thi Mầm non năng khiếu tiểu học cấp trường và đã tuyển chọn các tiết mục xuất
sắc dự thi cấp huyện. Hoạt động này đã được các em học sinh hưởng ứng và hội
đồng giáo dục đánh giá cao. Tôi đã tiến hành như sau:
1. Khâu chuẩn bị
- Tham mưu với BGH nhà trường và kết hợp với hoạt động của đoàn đội nhân dịp
22/12 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam để tố chức hội thi Mầm non
năng khiếu tiểu học cấp trường, trong đó có nội dung về dân ca xứ Nghệ.
- Chuần bị nội dung: lên hệ thống câu hỏi tìm hiểu
- Hình thức tổ chức: Sân khấu hóa
Giới thiệu các kiến thức chính về dân ca: bao gồm các làn điệu chính, các bài hát
cụ thể làm ví dụ cho học sinh tham khảo nghiên cứu trước
2. Chuẩn bị nội dung
- Giao câu hỏi cho các chi đội (trước khi tổ chức khoảng 6 tuần)
Các câu hỏi như sau:
23
Câu 1: Dân ca Nghệ An có những làn điệu cơ bản nào?
Câu 2: Bạn hãy trình bày hiểu biết cơ bản về làn điệu ví?
Câu 3: Bạn hãy trình bày hiểu biết cơ bản về làn điệu dặm?
Câu 4: Bạn hãy trình bày hiểu biết cơ bản về làn điệu hò?

- Bản hướng dẫn cơ bản về các kiến thức mà học sinh cần nghiên cứu và hướng
dẫn học sinh tự nghiên cứu thêm.
- Mỗi chi đội tự tập một tiết mục để tham gia biểu diễn.
- Sau mỗi tuần có sự gặp gỡ giữa những giáo viên thực hiện chương trình với học
sinh để tìm hiểu và kiểm tra về việc tập luyện của các em và giúp đỡ khi cần thiết.
- Tuần thứ 4 tổ chức sơ duyệt các tiết mục văn nghệ lần 1
- Tuần thứ 5 tổ chức sơ duyệt các tiết mục văn nghệ lần 2 để chọn các tiết mục hay
nhất rồi tiếp tục luyện tập để diễn vào ngày tổ chức hội thi
3. Các bước tiến hành:
- Thời gian tổ chức: Chọn một buổi chiều trong tuần
- Đối tượng: Học sinh khối 4 và 5
Bước 1: Ổn định tổ chức
Bước 2: Văn nghệ 1 đến 2 tiết mục dân ca Nghệ Tĩnh do học sinh và giáo viên
trình bày.
Bước 3: Khai mạc, giới thiệu đại biểu, khách mời.
Bước 4: Ban giám hiệu phát biểu ý kiến và chỉ đạo
Bước 5: Tổ chức trò chơi, câu đố về dân ca Nghệ Tĩnh.
Bước 6: Biểu diễn các làn điệu dân ca của các chi đội mà đã được lựa chọn trong
sơ duyệt.
Bước 7: Kết thúc. Giáo viên có thể dặn dò học sinh về nhà viết bài cảm nghĩ sau
khi được nghe nói chuyện, được xem biểu diễn các tiết mục trong hội thi.
24
Hát múa các làn điệu dân ca xứ Nghệ trong hội thi Mầm non năng khiếu
Tiểu học cấp trường
Biện pháp 5. Đưa các tiết mục dân ca biểu diễn vào các ngày lễ hội.
Ở trường Tiểu học, biểu diễn văn nghệ chủ yếu tập trung vào các ngày lễ
như: Lễ khai giảng năm học mới, Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Lễ
sơ kết, tổng kết năm học, Lễ kỷ niệm ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày thành
lập Đội 15/5…Hay thường xuyên hơn nữa là trong các buổi hoạt động tập thể thứ
hai đầu tuần. Trong các dịp lễ này, các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra khá sôi

nổi. Để làm phong phú thêm món ăn tinh thần cho các em học sinh, tôi phối hợp
với đoàn đội và nhà trường đưa vào tiêu chí thi đua văn nghệ giữa các chi đội, đó
là khuyến khích biểu diễn các tiết mục dân ca xứ Nghệ. Các em học sinh đã rất hào
hứng thể hiện các tiết mục dân ca của mình.
Bên cạnh đó, sau các đợt biểu diễn của các chi đội trong hội thi Mầm non
năng khiếu và kết hợp với câu lạc bộ dân ca, tôi chọn ra các tiết mục xuất sắc nhất
để biểu diễn vào các ngày lễ hội. Trong sự sôi động của những bài nhạc trẻ, những
bài dân ca như những nốt trầm sâu lắng để các em học sinh lắng lòng mình lại với
những giai điệu, ca từ dân dã nhưng đầy tính nhân văn của quê hương mình.
Các bài dân ca được đưa vào các chương trình văn nghệ ở các lễ hội vừa tạo
được tính đa dạng trong nghệ thuật, vừa tạo không khí sôi nổi ở các ngày lễ, đồng
thời có thể đem dân ca đến với giới trẻ một cách tự nhiên.
25

×