Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Các cú sốc thu nhập và chiến lược đối phó rủi ro của hộ vai trò của bảo hiểm chính thức tại nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.31 KB, 49 trang )

Các cú sốc thu nhập và chiến lược đối phó rủi ro của hộ: Vai
trị của bảo hiểm chính thức tại Nơng thơn Việt Nam

Nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển
Đại học Copenhagen
Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
Trung tâm tư vấn chính sách Nơng nghiệp
Viện Chính sách và Chiến lược Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam

Trong khn khổ chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của
Đại sứ quán Hoàng gia Đan Mạch tại Việt Nam

1


1. Giới thiệu
Hiện nay hầu hết các hộ gia đình nông thôn ở các nước đang phát triển đều phải đối
mặt với vấn đề duy trì nhu cầu tiêu dùng tối thiểu trước những cú sốc thu nhập bất lợi
Những cú sốc này có thể ảnh hưởng đến đời sống của hộ thông qua tác động tiêu cực
đến thu nhập, tài sản và sức khỏe của mỗi thành viên trong hộ. Báo cáo nghiên cứu
sâu này sẽ xem xét các chiến lược khác nhau của các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam
trong việc đối phó với những cú sốc thu nhập bất lợi. Chúng tôi phân loại cú sốc thành
2 loại: cú sốc mang tính cá nhân (ví dụ: thương tích, bệnh tật, chết, ly hơn, vv) ảnh
hưởng đến một hộ gia đình hoặc chỉ ảnh hưởng đến người tạo thu nhập duy nhất, hoặc
cú sốc từ ngoại cảnh (ví dụ: một cơn lũ ảnh hưởng đến tất cả các hộ gia đình sống
trong cùng một vị trí cụ thể) có thể ảnh hưởng đến cả cộng đồng. Trong nhiều trường
hợp các cú sốc theo kiểu đầu tiên có thể được bảo hiểm tại các thị trường tài chính
chính thức, trong khi cú sốc kiểu thứ hai nhìn chung khơng được bảo hiểm một cách
chính thức do sự hạn chế về nguồn cung.


Sử dụng dữ liệu lặp từ điều tra các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam, nghiên cứu tìm
hiểu tác động của những cú sốc thu nhập bất lợi với các hộ gia đình dựa trên thước đo
chủ quan về khả năng đối phó với rủi ro, đồng thời tìm hiểu khả năng điều chỉnh chi
tiêu của các hộ gia đình. Chúng tơi cũng tìm hiểu tình trạng tiết kiệm dưới hình thức
tài sản lưu động (các vật nuôi, kho dự trữ, các khoản tiết kiệm và cho vay) được sử
dụng như một hình thức tự bảo hiểm hoặc một chiến lược đối phó với rủi ro và vai trị
của bảo hiểm chính thức trong việc giảm nhu cầu tự bảo hiểm.
Tại các nước đang phát triển, việc thường xuyên đối mặt với rủi ro vẫn là một ngun
nhân chính dẫn tới nghèo đói của người nơng dân (Fafchamps , 2009). Bản chất của
cú sốc là tác động đến khả năng của một hộ gia đình trong việc đối phó với hậu quả
của nó (Dercon, 2002). Ví dụ, một biến cố từ ngoại cảnh và nhất là các sự kiện thời
tiết như mưa lũ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của con người.1 Ngoài ra cịn
có nhiều bằng chứng chứng minh các ảnh hưởng bất lợi của những cú sốc mang tính
cá nhân đối với mỗi hộ gia đình (Morduch, 2004; Townsend, 1994; Udry, 1991). Bên
cạnh việc tác động vào khả năng ứng phó của mỗi hộ gia đình, bản chất của từng cú
sốc cũng rất quan trọng cho việc hiểu rõ các chiến lược các hộ gia đình sử dụng để đối
phó với những hậu quả bất lợi của nó. Những cú sốc mang tính cá nhân có thể được
bảo hiểm chính thức ở mức độ cộng đồng, hoặc nếu có, thơng qua hợp đồng bảo hiểm
chính thức với một cơng ty bảo hiểm của bên thứ ba. Các nghiên cứu gần đây cho
thấy rằng việc thiếu bảo hiểm chính thức cả trong điều kiện có thị trường là một trong
những nguyên nhân chính của hiện tượng nghèo đói triền miên ở các nước đang phát
1

Ví dụ, Alderman và cộng sự (2006) thấy rằng thời tiết bất lợi có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và
chiều cao của trẻ em trong khi Jacoby và Skoufias (1997) lại chỉ ra các sự kiện thời tiết liên quan có thể
ảnh hưởng đến việc đi học và tuyển sinh. Ngược lại, Deaton (1997) thấy rằng những biến cố không
gian trên diện rộng trong các làng ở Cote d'Ivoire chỉ giải thích được rất ít sự thay đổi trong thu nhập
hộ gia đình.

2



triển (Morduch , 2002). Việc bảo hiểm cho các cú sốc từ ngoại cảnh gặp nhiều khó
khăn hơn, rất ít hợp đồng bảo hiểm chính thức trong những trường hợp này vì những
lý do mang tính đạo đức và lựa chọn khơng thuận tự nhiên.2 Do đó, các hộ gia đình
sinh sống trong mơi trường nhiều rủi ro phải có các chiến lược đối phó để giảm tác
động của những cú sốc đến sinh kế gia đình (Dercon năm 2002).
Alderman và Paxson (1994) phân biệt giữa quản lý rủi ro và chiến lược đối phó rủi ro:
theo đó, quản lý rủi ro là việc xác định ảnh hưởng của rủi ro tới quá trình tạo thu nhập
(xác định thay đổi thu nhập – income smoothing) trong khi khái niệm chiến lược đối
phó rủi ro là việc xác định hậu quả của rủi ro tới thu nhập, , ví dụ như các cú sốc thu
nhập sau khi xảy ra sự kiện (xác định thay đổi chi tiêu – consumption smoothing ').
Có nhiều nghiên cứu về tiết kiệm và hạn chế chi tiêu đã đưa ra khái niệm về tiết kiệm
phòng ngừa (Zeldes, năm 1989, Kimball, năm 1990; Deaton, năm 1991, năm 1992;
Udry, 1994). Nhiều dẫn chứng cho thấy rằng trong dân cư ở nơng thơn- nơi tín dụng
bị hạn chế- việc tiết kiệm khơng mang tính hiệu quả rất dễ xảy ra.3 Các khoản tiết
kiệm của nhiều hộ gia đình nghèo dường như nhằm phòng ngừa trước những cú sốc
thu nhập chứ không phải là một quyết định đầu tư dài hạn. Ngồi các khoản tích lũy
tiết kiệm phịng ngừa (và các khoản ngắn hạn khác), cũng có bằng chứng cho thấy các
hộ gia đình do lo sợ rủi ro nên đã tích lũy các tài sản lưu động nhằm tự bảo hiểm để
trong những lúc tín dụng bị hạn chế, họ có thể buộc phải bán đi để trang trải chi tiêu.4
Trong nghiên cứu này, chúng tơi tìm hiểu cách thức các hộ gia đình nơng thơn Việt
Nam đối phó với những cú sốc thu nhập. Nghiên cứu dựa trên dữliệu củacuộc Điều tra
khảo sát Hộ gia đình nơng thơn Việt Nam năm 2006, 2008 và 2010; bao gồm thông
tin chi tiết về nguồn lực tài chính của hộ, cách thức tiếp cận và mua bảo hiểm chính
thức, tỷ lệ của những cú sốc mang tính cá nhân và nhứng cú sốc đến từ ngoại cảnh.
Chúng tôi phân biệt cú sốc từ ngoại cảnh và những cú sốc mang tính cá nhân; và cũng
xem xét các hợp đồng bảo hiểm chính thức và các khoản tiết kiệm phịng ngừa giúp
các hộ gia đình đối phó với rủi ro như thế nào. Giả thuyết chính của nghiên cứu là
trong trường hợp khơng có hợp đồng bảo hiểm chính thức cho những cú sốc từ ngoại

cảnh, một hộ gia đình sợ rủi ro sẽ tham gia vào chiến lược tiết kiệm phòng ngừa để
chống lại các rủi ro của các cú sốc từ ngoại cảnh, trong khi vẫn sử dụng hình thức bảo
2

Nghiên cứu về nguồn cung, Cole et al (2010) chỉ ra rằng hạn chế trong tín dụng và sự tin tưởng (vào
khả năng của các công ty bảo hiểm- Người dịch-ND) là rào cản đáng kể cho sự tăng lên trong bảo hiểm
cho lượng mưa ở Ấn Độ.
3
Udry (1994) tìm thấy bằng chứng về tiết kiệm phòng ngừa ở các làng nông thôn ở miền bắc Nigeria,
nơi ông đã cho thấy rằng những hộ gia đình tiết kiệm đáng kể để đối phó với các cú sốc.Deaton (1992)
nhận thấy rằng một lượng tiết kiệm đáng kể đã được tích lũy để đối phó với những cú sốc thu nhập ở
Cote d'Ivoire..
4
Rosenzweig và Wolpin (1993) cung cấp bằng chứng rằng người nơng dân bán bị thiến khi phải đối
mặt với một cuộc khủng hoảng không mong đợi trong các ngôi làng ICRISAT ở Ấn Độ. Fafchamps et
al (1998) nhận ra rằng các giao dịch vật nuôi ở Tây Phi ở vùng bán khô hạn nhiệt đới đã đáp ứng các
biến động thu nhập trong khi Lim và Townsend (1998) thấy rằng cách tiếp cận hiệu quả nhất để đối
phó rủi ro ở mức độ hộ gia đình là tự bảo hiểm thơng qua tiết kiệm bằng hiện vật (ví dụ, xây dựng dự
trữ ngũ cốc).

3


hiểm chính thức để đối phó với các rủi ro mang tính cá nhân. Ngồi các hình thức tiết
kiệm hộ gia đình (ví dụ, tiết kiệm chính thức, tiết kiệm khơng chính thức và
ROSCAs), nghiên cứu này cũng xem xét các hình thức tích lũy tài sản khác như ni
vật nuôi và dự trữ sản phẩm trồng trọt như một chiến lược tiết kiệm phòng ngừa
chống lại các rủi ro từ ngoại cảnh cũng như các khoản vay mượn.
Phần còn lại của báo cáo được tổ chức như sau: Phần 2 giới thiệu thông tin cơ bản về
thực trạng Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến tính dễ tổn thương của các hộ gia đình

trước những cú sốc thu nhập và vai trò, khả năng của nhà nước trong việc phát triển
thị trường tài chính chính thức (tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm) để giúp các hộ gia
đình đối phó với những cú sốc như vậy. Phần 3 sử dụng phương pháp tiếp cận thực
nghiệm để tìm hiểu vấn đề; Phần 4 là phần mô tả các dữ liệu phân tích. Phần 5 sẽ thảo
luận về kết quả thực nghiệm và Phần 6 đưa ra kết luận.

2. Tổng quan thực trạng Việt Nam
2.1 Tính dễ tổn thương với những cú sốc
Sự bất ổn của kinh tế vĩ mô, lạm phát cao và hệ thống pháp luật hạn chế có thể có tác
động tiêu cực mạnh tới đời sống của hộ gia đình. Tại các nước đang phát triển các loại
rủi ro phổ biến nhất thường là biến động mạnh về thu nhập, đặc biệt với các nhóm dễ
bị tổn thương nhất. Ví dụ, biến động nghịch trong giá nơng nghiệp, cơ hội việc làm
không ổn định, hoặc các thảm họa thiên nhiên đều có thể ảnh hưởng mạnh đế các hộ
gia đình, đặc biệt là những người sống dựa vào nông nghiệp phục vụ là chủ yếu.
Tại Việt Nam, các hộ gia đình và cá nhân là những người gặp nhiều cú sốc thu nhập
và những người làm nông nghiệp thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo một báo
cáo gần đây của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong mười quốc gia hàng đầu thế
giới chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai. Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cho thấy tổng thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm là khoảng 1,5% GDP,
ảnh hưởng đến 9.000 người và làm 466 người chết cho. Ngành nông nghiệp phải chịu
tác động nhiều hơn tất cả những ngành khác. Từ năm 1990 đến 2008, Việt Nam trải
qua 194 sự kiện thời tiết khắc nghiệt. Trong năm 2008, có 515 trường hợp tử vong,
hơn 230.000 ha lúa và hoa màu bị phá hủy hoàn toàn, 1 triệu đầu gia súc chết, 54.000
ha nuôi trồng thủy sản bị phá hoại và 4.700 ngôi nhà bị sập hoặc bị cuốn trôi. Tổng
thiệt hại do thiên tai trong năm 2008 ước đạt trên 11.500 tỷ đồng.5 Sản xuất nông
nghiệp và các khu vực nông thôn chịu nhiều ảnh hưởng nhất.

5

Số liệu của Tổng cục Thống kê


4


Ngoài các sự kiện liên quan đến thời tiết, thiệt hại do côn trùng mùa màng và các dịch
bệnh vật ni cũng khá phổ biến do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, hầu hết các nông dân Việt Nam là nông hộ nhỏ nên kiến thức và khả năng để ngăn
chặn sự lây lan của bệnh là rất hạn chế. Dịch cúm gia cầm (HPAI) được phát hiện lần
đầu tiên tại Việt Nam vào giữa năm 2003. Kể từ đó, Việt Nam đã phải chịu đựng 5
đợt dịch bệnh mà chính phủ và cơ quan quốc tế phải đưa ra một loạt các biện pháp để
ứng phó (Magalhaes et al, 2006;. Agrifood Consulting International, 2006). Hơn 51
triệu gia cầm đã bị tiêu hủy với tổng thiệt hại ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng. Các
bệnh phổ biến khác ảnh hưởng đến vật nuôi bao gồm New Castle, Gumboro, và Dịch
tả. Theo Viện Chăn nuôi Quốc gia, có khoảng 40 đến 53% gia cầm bị nhiễm bệnh
New Castle hàng năm trong khi 27-32% bị nhiễm bệnh Gumboro và 14-15% nhiễm
bệnh tả. Tỷ lệ tử vong của gà thả rông từ khi sinh đến tuổi trưởng thành là 47% với
các chi phí cho thú y lên đến 10-12% tổng chi phí.6 Một báo cáo nghiên cứu gần đây
về sức cạnh tranh chăn nuôi tại Việt Nam cho thấy rằng dịch bệnh gia súc xảy ra ở tất
cả các tỉnh điều tra (12 trên tổng số) từ năm 2008 và 2010. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở
Long An với tỷ lệ nhiễm bệnh chiếm tới 70% tổng số xã.7
Nguyễn (2003) ước tính từ 5 đến 10% dân số Việt Nam có nguy cơ đói nghèo. Tổ
chức Oxfam, bằng việc sử dụng phương pháp theo dõi đói nghèo trong các cộng đồng
nông thôn từ năm 2005 và 2010, đã cho thấy rủi ro và các cú sốc thu nhập sẽ làm
tăng tính dễ tổn thương của các hộ gia đình, đặc biệt là người nghèo nơng thơn.8 Bên
cạnh ảnh hưởng do biến động giá và thiên tai, một trong các yếu tố ảnh hưởng nhiều
nhất đến sinh kế của người nơng dân là khơng có khả năng lao động do vấn đề sức
khỏe. Hơn nữa, khi được hỏi về nguy cơ và rủi ro dự kiến trong 12 tháng tới, đa số
cho rằng là họ sợ nhất là không có khả năng lao động. Đối với người nghèo thiếu vốn,
đất đai và giáo dục, thì sức lao động là tài sản quý giá nhất và vì vậy họ quan tâm đặc
biệt đến nguy cơ sức khỏe bệnh tật sẽ làm giảm khả năng lao động và điều trị y tế tốn

kém. Nguyễn (2003) xác định năm nhóm riêng biệt của các hộ gia đình đặc biệt dễ bị
rủi ro của loại hình này, bao gồm: các hộ gia đình phụ nữ làm chủ hộ, các hộ gia đình
dân tộc thiểu số, hộ gia đình khơng có đất, các hộ gia đình nghèo, và các hộ gia đình
nằm trong khu vực đồng bằng sơng Hồng.
Tóm lại, các hộ gia đình Việt Nam bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các cú sốc thu nhập và là
nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Những cú sốc này rất đa dạng, từ thiên tai,
dịch bệnh cây trồng, vật nuôi cho đến các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát và sự bất
ổn giá cả. Đối với hộ gia đình nghèo nhất, các rủi ro liên quan đến sức khỏe cũng
được quan tâm đặc biệt.

6

/>LIFSAP: Livestock competitiveness and food safety project, report 2010
8
Nghèo đói có sự tham gia giám sát trong cộng đồng nông thôn ở Việt Nam, viện trợ hành động
Oxfam, 2005-2010
7

5


2.2 Các cơ chế đối phó rủi ro chính thức
Hộ gia đình có thể đối phó với những cú sốc thu nhập bằng nhiều cách. Hình thức đối
phó rủi ro tối ưu là thông qua hợp đồng bảo hiểm chi trả cho thiệt hại của hộ gia đình
trong trường hợp gặp một cú sốc bất lợi. Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một trong
những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới. Từ năm 2000 đến 2009, khu vực
bảo hiểm nhân thọ Việt Nam tăng từ 51,12 triệu USD đến 671 triệu USD, và khu vực
phi nhân thọ từ 126 triệu đô la Mỹ đến 763 triệu đô la Mỹ (Business Monitor
International Ltd, 2010). Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có hơn 120.000 đại lý
bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn cịn ở quy mơ nhỏ và

chỉ giới hạn trong phạm vi các sản phẩm bảo hiểm có sẵn. Tổng giá trị phí bảo hiểm
tại Việt Nam chiếm ít hơn 2% GDP trong năm 2005, so với 9,5% ở Mỹ, 8,7% ở EU
và 10,5% ở Nhật Bản, cho thấy rằng còn nhiều cơ hội đáng kể cho sự tăng trưởng
trong lĩnh vực này trong tương lai.
Sản phẩm bảo hiểm y tế đang phát triển đặc biệt nhanh chóng tại Việt Nam. Tỷ lệ
phần trăm bệnh nhân (nội trú và ngoại trú) có bảo hiểm y tế hoặc giấy chứng nhận
chăm sóc sức khỏe miễn phí tăng nhanh từ 37,4% năm 2004 lên 66,7% trong năm
2010.9 Chi phí cho việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được áp dụng từ
năm 1988 làm cho các chi phí phụ trội về y tế của các gia đình tăng lên đáng kể.
Chương trình bảo hiểm y tế bắt buộc được xây dựng nhằm hỗ trợ cho người nghèo,
nhưng trong thực tế các hộ gia đình khá giả lại là những người tham gia chủ
yếu(Wagstaff và Nguyễn 2002).
Bảo hiểm nông nghiệp, với mục tiêu là chi trả các rủi ro liên quan đến sản xuất nơng
nghiệp, có tiềm năng đáng kể trong việc hỗ trợ nông dân nông thôn nâng cao khả
năng đối phó với rủi ro do sự phụ thuộc của dân số Việt Nam vào nông nghiệp và khả
năng gặp rủi ro liên quan đến nông nghiệp cao. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm nông
nghiệp hầu như chưa phát triển tại Việt Nam
Khoảng 1% nông dân được bảo hiểm để bảo vệ chống lại thiệt hại cho cây trồng,
0,24% cho gia súc, 0,1% đối với lợn và 0,04% cho gia cầm. Tính đến năm 2008, chỉ
có hai cơng ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm nông nghiệp ở quy mô nhỏ là Tập đoàn
Bảo Việt và Groupama. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhận thấy dịch vụ này không
mang lại lợi nhuận và do đó dịch vụ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. 10 Để điều
chỉnh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 315/QD-TTg về việc cung cấp
thí điểm bảo hiểm nơng nghiệp tại 20 tỉnh, thành phố trên khắp Việt Nam từ 01 tháng
7 năm 2011. Theo Quyết định này, bảo hiểm nông nghiệp sẽ bao gồm lúa, chăn nuôi
gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Nhà nước sẽ thanh tốn phí bảo hiểm toàn bộ
9

VHLSS 2010 -GSO
/>

10

6


cho các hộ gia đình nghèo và các hộ nơng nghiệp, 80% phí bảo hiểm cho các hộ nơng
dân cận nghèo. Ngồi ra quyết định cịn miễn 60% cho các hộ nông dân khác và 20%
cho các tổ chức nông nghiệp.11

2.3 Các cơ chế đối phó rủi ro phi chính thức
Giống như nhiều nước đang phát triển khác, thị trường bảo hiểm chính thức tại Việt
Nam phát triển khơng tốt và rất nhiều hộ gia đình phải dựa vào các cơ chế khác để
đối phó với rủi ro. Nguyễn (2003) thấy rằng chiến lược đối phó rủi ro chính của hộ gia
đình tại Việt Nam chính là các chiến lược tự bảo hiểm bao gồm cả việc bán tài sản,
gửi tiết kiệm, vay từ người thân và bạn bè, hoặc sử dụng tín dụng. Tuy nhiên cũng có
bằng chứng cho thấy hệ thống an sinh hiện thời của Việt Nam thất bại trong việc bảo
vệ các nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Nghiên cứu của Viện KHXH Việt Nam và tổ chức Oxfam chỉ ra rằng nhiều hộ gia
đình nghèo giảm mức chi tiêu để đối phó với những cú sốc thu nhập. Đặc biệt là các
hộ gia đình nghèo có xu hướng giảm số lượng và chất lượng của bữa ăn của họ và các
chi phí chăm sóc sức khỏe hơn so với các hộ không nghèo. Các hộ gia đình khơng
nghèo có xu hướng giảm các chi phí xã hội (đám tang, đám cưới, vv) hoặc dựa vào
tiết kiệm khi phải đối mặt với những cú sốc thu nhập bất lợi chứ không nhất thiết phải
cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm và y tế. Xu hướng phổ biến của các hộ gia đình khá
giả hơn là bán các tài sản như vật nuôi.
Hỗ trợ từ cộng đồng và các tổ chức xã hội cũng rất quan trọng với người nghèo trong
việc khắc phục những cú sốc thu nhập bất lợi. Một truyền thống lâu đời và văn hóa
trong chia sẻ rủi ro tồn tại trong các cộng đồng nhỏ ở Việt Nam. Điều này không chỉ
bao gồm hỗ trợ từ bạn bè và người thân mà còn hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể như
Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh và Đồn Thanh niên

2.4 Các cơ chế đối phó rủi ro của chính phủ
Sự hỗ trợ của chính phủ để giúp các cá nhân và cộng đồng đối phó với rủi ro thơng
qua các chính sách an sinh xã hội khác nhau. Các chính sách này bao gồm ba vịng
trịn: vịng trịn bên ngoài bao gồm các biện pháp xây dựng năng lực trong việc giảm
thiểu rủi ro và giảm tính dễ bị tổn thương như đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp,
khuyến nơng, hỗ trợ giảm nghèo; vịng trịn tiếp theo bao gồm các biện pháp phịng
ngừa và giảm nhẹ thơng qua cơ chế bảo hiểm bao gồm cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế và các loại khác, vòng tròn trong cùng bao gồm các biện pháp bảo vệ thông qua hỗ

11

7

/>

trợ xã hội trực tiếp mở rộng cho những người bị ảnh hưởng bởi các rủi ro thông qua
Nghị định 67/CP, bao gồm cả những cú sốc liên quan đến thiên tai và dịch bệnh.12
Mạng lưới an sinh xã hội của Việt Nam bao gồm một loạt các lĩnh vực, gồm có bảo
trợ xã hội, xố đói, giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, dịch vụ việc làm và
dịch vụ thất nghiệp. Các sáng kiến được thực hiện để hỗ trợ người cao tuổi cô đơn, trẻ
em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, nạn nhân của thiên tai, và người
dân thiếu đói định kỳ. Về nguyên tắc, chính phủ thiết kế mạng lưới an sinh này để
giúp các đối tượng xã hội, đặc biệt là những người trong các nhóm dễ bị tổn thương
và sống dưới các tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống. Tuy nhiên trong thực tế, hiệu quả
của những biện pháp này là không rõ ràng, do quỹ hạn hẹp và chủ yếu là dựa vào
nguồn lực khan hiếm của địa phương. Ví dụ, vào năm 1999 gần 1 triệu người hội đủ
điều kiện để được hỗ trợ nhưng chỉ có 20% trong số họ thực sự nhận được một phụ
cấp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 1999). Lương hưu và các khoản thanh
toán khác liên quan đến việc làm bảo hiểm xã hội chỉ được cung cấp cho người lao
động trong khu vực chính thức (Nguyễn, 2003)

3. Cách tiếp cận thực nghiệm
Các lý thuyết kinh tế gợi ý rằng trong môi trường rủi ro, nơi không có thị trường bảo
hiểm tồn tại, hộ gia đình sẽ tích lũy các khoản tiết kiệm phịng ngừa và tài sản để tự
bảo vệ mình chống lại các biến động trong thu nhập và tài sản. Tiết kiệm phòng ngừa
tuy nhiên lại không hiệu quả do họ chỉ chuyển tài nguyên từ đầu tư sản xuất và chi
tiêu. Nếu rủi ro có thể được bảo hiểm thơng qua các hợp đồng bảo hiểm chính thức thì
các hộ gia đình sẽ chọn mua bảo hiểm để tự bảo vệ mình chống lại biến đổi thu nhập
trong tương lai. Ở nhiều nước đang phát triển, thị trường bảo hiểm chính thức khơng
phát triển tốt, chỉ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho một số loại rủi ro nhất định và
chủ yếu là thiên tai tự nhiên. Rủi ro tổng hợp hoặc biến cố trên không gian lớn như lũ
lụt, bệnh dịch gia súc hiếm khi được bảo hiểm tại các thị trường chính thức. Lý thuyết
cho thấy rằng các hộ gia đình sẽ tiết kiệm và mua bảo hiểm để điều chỉnh chi tiêu theo
thời gian, và việc xảy ra các cú sốc thu nhập không ảnh hưởng đến mức chi tiêu giữa
hai giai đoạn, tuy nhiên các hộ gia đình có bảo hiểm phịng ngừa sẽ tiết kiệm ít hơn
những người khơng có bảo hiểm vì những khó khăn về thu nhập do những rủi ro
mang tính cá nhân đã được loại bỏ.
Điều tra thực nghiệm của chúng tôi tập trung vào mức độ đối phó của các hộ gia đình
với cú sốc thu nhập thơng qua xem xét việc điều chỉnh chi tiêu của hộ, đồng thời, xem
xét vai trò của tiết kiệm phòng ngừa như một cơ chế đối phó rủi ro và liệu bảo hiểm
chính thức có làm giảm nhu cầu tiết kiệm phịng ngừa. Chúng tơi sử dụng ba phương
Giám sát đói nghèo trong cộng đồng nông thôn ở Việt Nam, báo cáo tổng hợp,
2008-2009
8
12


pháp phân tích riêng biệt để tìm hiểu những vấn đề này. Đầu tiên, chúng tôi sử dụng
một biện pháp chủ quan về khả năng đối phó để phân tích các yếu tố quyết định khả
năng đối phó với cú sốc thu nhập của hộ gia đình. Chúng tơi khai thác dữ liệu lặp
bằng cách sử dụng một mơ hình xác suất tuyến tính hiệu ứng cố định đối chứng sự

khơng đồng nhất giữa các hộ gia đình với thời gian khơng thay đổi. Các đặc điểm hộ
gia đình thay đổi theo thời gian được đưa vào mơ hình như các biến đối chứng. Các
biến giải thích chính là sự khác nhau của các cú sốc thu nhập cũng như mức độ
nghiêm trọng và thường xuyên của những cú sốc.
Thứ hai, chúng tôi xem xét mức độ điều chỉnh chi tiêu của hộ theo thời gian khi đối
mặt với những cú sốc thu nhập khác nhau và xem xét liệu khả năng điều chỉnh chi tiêu
có phụ thuộc vào sự hiện diện của tiết kiệm và bảo hiểm chính thức hay khơng. Đầu
tiên chúng tơi ước tính các thơng số cho một phương trình chi tiêu tiêu chuẩn của hộ
gia đình có thể được dùng để dự đốn mức chi tiêu phù hợp khi điều chỉnh chi tiêu.
Sau đó chúng tôi kiểm tra sự khác nhau về mặt thống kê giữa mức độ chi tiêu thực tế
và mức độ chi tiêu dự báo. Chúng tơi phân tích mức độ thay đổi đối với các khoản chi
tiêu lâu dài do các cú sốc và khám phá xem những sai lệch có tương quan với các tiết
kiệm và các công cụ bảo hiểm. Để có được các thơng số cho hàm chi tiêu chung đại
diện cho cách điều chỉnh chi tiêu của hộ gia đình, chúng tơi ước tính hồi quy hiệu ứng
cố định của chi tiêu đối với thu nhập, khả năng kinh tế và các yếu tố khác có liên quan
phù hợp với giả thuyết thu nhập lâu dài bao gồm độ tuổi, trình độ giáo dục của chủ
hộ, quy mơ hộ gia đình, vv, là các đặc điểm gần như khơng thay đổi của hộ theo thời
gian. Mơ hình sau đây là ước tính riêng cho từng vùng:
2
ln Consit = δ 0 + δ1 ln Incomeit + δ 2 lnWealthit + δ 3 ln Creditit + δ 4 Ageit + δ 5 Ageit

+ δ 6 Educationit + δ 7 Sexit + δ 8 Sizeit + ui + eit

(1)

Chúng tôi sử dụng các hệ số ước tính từ phương trình (1) để dự đốn mức chi tiêu của
hộ gia đình trong từng thời kỳ bằng cách sử dụng các dữ liệu quan sát được trên mỗi
biến giải thích tại thời điểm đó. Phân tích cho thấy thu nhập bị mất đi do những cú sốc
bất lợi trong từng thời kỳ được thêm vào để tìm hiểu các yếu tố khơng thay đổi trên
thực tế tác động đến việc dự đoán mức độ chi tiêu. Nếu hộ gia đình điều chỉnh chi

tiêu thì sẽ được ước tính mức chi tiêu, sau đó sẽ phân tích đồng thời sự thay đổi của
các yếu tố quyết định chi tiêu có thể nhìn thấy được cũng như mức độ chi tiêu thực tế
biết được trong cùng thời gian đó. Chúng tơi sử dụng một t-test đơn giản để kiểm tra
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai biện pháp. Kết quả không từ chối giả thuyết
0 sẽ cung cấp bằng chứng về điều chỉnh chi tiêu. Kiểm tra này được thực hiện qua các
nhóm hộ gia đình khác nhau theo các loại cú sốc họ đã trải qua, liệu tiết kiệm hoặc
bảo hiểm chính thức có mặt lúc đó hay khơng cũng như mức thu nhập hộ gia đình tại
thời điểm đó
Giai đoạn thứ hai của điều tra thực nghiệm là tìm hiểu cơ chế điều chỉnh chi tiêu của
các hộ gia đình. Các hộ gia đình trên tồn thế giới đang phát triển tích lũy tài sản tiết
9


kiệm và tài sản lưu động như một hình thức tiết kiệm phòng ngừa (Fafchamps, năm
2009; Deaton năm 1992; Deaton, 1991). Như đã thảo luận trong Fafchamps et al
(1998) và Newman et al (2011) hộ gia đình sẽ lựa chọn một danh mục đầu tư tài sản
lưu động phụ thuộc vào từng cách thức thu hồi cho từng loại tài sản cũng như phương
sai và đồng chênh lệch lợi nhuận. Trong báo cáo này, chúng ta xem xét một loạt các
loại tài sản khác nhau bao gồm tiết kiệm chính thức và khơng chính thức, nắm giữ vật
ni, dự trữ sản phẩm trồng trọt và các hình thức vay mượn (bao gồm cả các khoản
vay chính thức và khơng chính thức). Chúng tơi hy vọng các hộ gia đình sẽ phân bổ
tổng tiết kiệm (bao gồm cả các khoản phòng ngừa) qua một loạt các tài sản khác nhau
để chống lại những cú sốc thu nhập bất ngờ.
Xác định mối quan hệ nhân quả giữa sự xuất hiện của một cú sốc thu nhập và sự suy
giảm của dự trữ tài sản là rất phức tạp bởi rất khó tách biệt tác động của cú sốc với
các yếu tố khác trong việc làm giảm tài sản của hộ gia đình. Ví dụ, hộ gia đình có
người bị chết có thể đã bắt đầu giảm dự trữ tài sản nếu thành viên hộ gia đình cần điều
trị y tế trong một thời gian trước khi chết. Mối quan hệ giữa những cú sốc và sự suy
giảm của tài sản có thể được xác định bằng cách tiếp cận theo kiểu hiệu ứng lặp dưới
dạng một giả định nào đó. Từ bộ dữ liệu, có thể dễ dàng phân loại những cú sốc nói

chung thành các cú sốc do ngoại cảnh và cú sốc mang tính cá nhân.. Những cú sốc từ
ngoại cảnh được tiếp tục chia thành 1) kinh tế (ví dụ, thay đổi giá cây trồng, thay đổi
giá các sản phẩm đầu vào chính / thiếu hụt) và 2) tự nhiên (ví dụ, lũ lụt, bão, hạn
hán ...) trong khi đó, cú sốc mang tính cá nhân bao gồm là 3) có thể bảo hiểm được (ví
dụ, bệnh tật, thương tích hoặc tử vong của thành viên hộ gia đình) và 4) phi bảo hiểm
(ví dụ, tội phạm / trộm cắp, ly hơn, gia đình tranh chấp vv). Do bản chất của nó,
những cú sốc mang tính cá nhân có thể tương quan với các đặc điểm hộ gia đình
khơng quan sát được, có ảnh hưởng đến việc ra quyết định tài chính của một hộ gia
đình. Sử dụng một phép tính ước lượng tác động cố định sẽ loại bỏ sự khơng đồng
nhất khơng nhìn thấy được tại bất kỳ thời điểm nào trong khi đưa vào các biến kiểm
sốt cho sự giàu có, thu nhập, giáo dục và các đặc điểm khác của hộ gia đình để cố
gắng nắm bắt các đặc tính khơng đồng nhất cịn lại theo thời gian. Mơ hình hiệu ứng
cố định cấp hộ gia đình đầy đủ được chúng tơi ước tính bởi công thức:
ait = β1dNatit + β 2 dEconit + β 3dIdioI it + β 4 dIdioU it
+ β 5 dInsit + β 6 dFreeInsit + β 7 dTransit
(2)
+ β 8 dIdioI it × dInsit + β 9 dIdioI it × dFreeInsit + β10 dNatit × dTransit
+ Z it ' δ 9n+ vi + τ t + eit
Trong khi Ait = ∑ i =1 ait đại diện cho tổng giá trị tài sản lưu động của hộ gia đình đã
được điều chỉnh lại theo giá trị hiện tại năm 2010, dNatit , dEconit , dIdioI it và dIdioU it
lần lượt là những biến giả định các biến cố không gian trên diện rộng cả trên khía
cạnh tự nhiên lẫn kinh tế, và cả những biến cố có thể bảo hiểm lẫn không thể bảo
hiểm , Zit đại diện cho một vector biến đổi theo thời gian của các đặc điểm của hộ gia
đình (bao gồm cả mức độ giàu có như một biến giả định cho rủi ro của mỗi hộ gia
đình thay đổi theo thời gian), τ đại diện cho các biến giả định về thời gian, u là một
t

10

i



hiệu ứng chuyên biệt cố định của một hộ gia đình và ε it là một kỳ lỗi ngẫu nhiên của
một hộ gia đình. Chúng tơi giả định rằng sự khác nhau về vùng miền đã quyết định sự
đa dạng trong nguồn cung bảo hiểm và sự đa dạng trong việc định giá tài sản được
gộp vào trong hiệu ứng cố định của hộ gia đình trong khi các biến giả về thời gian
quyết định sự thay đổi trung bình của giá trị tài sản theo thời gian.
Mơ hình của chúng tôi bao gồm cả biến nhị phân, dInsit , đại diện cho việc liệu các hộ
gia đình có bất kỳ yêu cầu bảo hiểm nào trong các hợp đồng bảo hiểm họ mua hay
không (tự nguyện hoặc bắt buộc) trong suốt qng thời gian đó. Mơ hình này cũng
bao gồm cả điều kiện tương tác, dIdioI it * dInsit , phản ảnh hiệu ứng tác động lên tài
sản lưu động của một hộ gia đình đã phải trải qua cú sốc mang tính cá nhân hoặc một
cú sốc được bảo hiểm và đã có tuyên bố bảo hiểm. Chúng tôi cũng đưa vào những sự
tương tác giữa dFreeInsit , đại diện cho việc liệu hộ gia đình có đưa yêu cầu chi trả
bảo hiểm từ những chính sách bảo hiểm miễn phí của chính phủ và sự tác động của
những cú sốc đặc thù được bảo hiểm. Giả thiết của chúng tơi là các hệ số ước tính trên
cả hai cấp độ và cả điều kiện tương tác có ảnh hưởng đến thời gian tương tác báo hiệu
mức độ mà dịch vụ bảo hiểm giúp làm giảm đi sự hao hụt tài sản lưu động dưới sức
ép về tài chính.
Nghiên cứu thực hiện phân tích của sâu hơn hơn để xem xét các chiến lược đương
đầu với rủi ro có thể làm giảm bớt sự thất thốt của tài sản đến mức độ nào. Chúng tôi
xem xét sự chuyển giao từ các khu vực công và tư thông qua biến giả định dTransit
như một cách để làm giảm lượng chi tiêu trong những cú sốc thu nhập bất lợi. 13 Các
chương trình tài trợ của chính chính phủ có thể tác động như một mạng lưới an sinh
quan trọng cho các hộ phải trải qua những cú sốc về biến cố lớn từ ngoại cảnh và hiệu
ứng này được phản ánh qua điều kiện tương tác dNatit * dTransit . Nếu những sự
chuyển đổi mở rộng giúp làm giảm sự thất thốt tài sản trong những cú sốc đó, chúng
ta có thể kỳ vọng hệ số trên những điều kiện tương tác này là dương và có ý nghĩa lớn
về mặt thống kê.
4. Dữ liệu

Các dữ liệu được lấy từ Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình Việt Nam (VARHS)
cho năm 2006, 2008 và 2010 (CIEM et al, 2007; 2009; 2011). Cuộc khảo sát này
được thực hiện ở các vùng nông thôn của 12 tỉnh Việt Nam vào mùa hè mỗi năm cung
13

Trong khi bằng chứng cho thấy rằng chính phủ Việt Nam cung cấp viện trợ thơng qua các khoản
thanh tốn cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, phần lớn các viện trợ cộng đồng
trong dữ liệu của chúng tôi nằm dưới hình thức lương hưu và viện trợ trẻ em. Nếu hộ gia đình mong
đợi viện trợ trong trường hợp của một cú sốc thu nhập thì chúng có thể được xem như là mạng lưới an
sinh hoạt động như một thay thế cho bảo hiểm. Không rõ là đây có phải trường hợp điển hỉnh cho mẫu
của chúng tơi về hộ gia đình hay khơng, mặc dù do khơng có sản phẩm bảo hiểm để bảo vệ chống lại
các tổn thất thu nhập liên quan đến thiên tai nó, khơng chắc rằng các thành phần trong mạng an sinh
của các khoản viện trợ sẽ ảnh hưởng đến kết quả của chúng tôi.

11


cấp dữ liệu lặp cân bằng của 2.045 hộ gia đình trải rộng trên 161 huyện và 456 xã.
Cuộc điều tra được tiến hành trong cùng một giai đoạn ba tháng giống nhau ở mỗi
năm để đảm bảo tính nhất quán và tạo điều kiện thuận lợi cho sự so sánh hợp lý qua
thời gian. VARHS tìm hiểu các vấn đề xung quanh việc tiếp cận của các hộ gia đình
nơng thơn Việt Nam với nguồn lực và các khó khăn mà các hộ gia đình phải đối mặt
trong việc quản lý sinh kế của họ. Cùng với những thông tin cá nhân mang tính chất
chi tiết về các thành viên trong gia đình, cuộc khảo sát gồm các phần tài sản hộ gia
đình, tiết kiệm, tín dụng (cả chính thức và khơng chính thức), bảo hiểm chính thức,
các cú sốc và sự đối phó với rủi ro, mạng lưới an sinh phi chính thức và cơ cấu của
vốn xã hội. Bộ đầy đủ các biến giải thích được sử dụng trong phân tích này được mơ
tả trong Bảng 1.

[BẢNG 1]

Thông tin về những cú sốc thu nhập được thu thập bằng cách yêu cầu các hộ gia đình
xếp hạng các cú sốc theo thứ tự quan trọng và cung cấp tổn thất về tiền bạc theo đơn
vị Việt Nam đồng (VND). Bảng 2 cung cấp một phân tích chi tiết hơn về những cú
sốc thu nhập và các sự phân loại.
[BẢNG 2]
Chúng tôi thấy rằng 42% các hộ gia đình phải chịu đựng một cú sốc thu nhập giữa
năm 2004 và 2006, 56% giữa năm 2006 và năm 2008 và 50% bị từ năm 2008 và
2010. Ở mức độ phân tách, trong năm 2008 chúng ta thấy rằng 13% hộ gia đình phải
chịu đựng chỉ một cú sốc mang tính cá nhân (giảm từ 35% năm 2006) trong khi 73%
bị một cú sốc lớn từ ngoại cảnh, điều này góp phần khẳng định sự áp đảo của những
cú sốc từ ngoại cảnh so với những cú sốc mang tính cá nhân. Trong năm 2010, các cú
sốc từ ngoại cảnh cũng lấn át những cú sốc mang tính cá nhân với tỷ lệ 71% trên 13%
tương ứng. Trong năm 2006, 60% hộ gia đình báo cáo rằng họ hồn tồn hồi phục từ
cú sốc thu nhập so với con số lần lượt 45% và 53% trong năm 2008 và 2010, điều này
cho thấy khả năng đối phó của các hộ gia đình đã giảm trong giai đoạn điều tra thử. Ít
có khả năng phục hồi trong trường hợp hộ gia đình phải trải qua cả hai loại cú sốc.14
Phân tách những cú sốc hộ gia đình và dữ liệu về sự phục hồi theo các nhóm tài sản
cho thấy rằng trong tất cả các năm, hộ gia đình trong nhóm giàu nhất phải chịu ít nhất
những cú sốc thu nhập. Những hộ khá hơn cũng có khả cũng phục hồi hơn từ những
cú sốc thu nhập. Những dữ liệu này cho thấy rằng trong khi những cú sốc thu nhập là
vấn đề đối với các hộ gia đình trong tất cả các nhóm, các hộ gia đình nghèo gặp nhiều
14

Hộ gia đình được hỏi liệu họ có hồn tồn phục hồi từ những tác động của (những) cú sốc bất lợi
phải trải qua và do đó biện pháp này mang tính chủ quan.

12


khó khăn hơn trong việc phục hồi. Chúng tơi cũng thấy rằng các hộ gia đình dân tộc

thiểu số gặp cú sốc chiếm tỷ lệ lớn hơn cũng như phải trải qua nhiều cú sốc hơn trong
tất cả các năm. Việc phục hồi của họ từ cú sốc cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Phụ lục
A1 phân tích sự khác biệt giữa các hộ gia đình theo tỷ lệ của những cú sốc , trong đó
xác suất của từng loại sốc được hồi quy ngược theo một loạt các đặc điểm hộ gia đình.
Kết quả cho thấy các hộ gia đình có thu nhập thấp và đồng bào dân tộc thiểu số là dễ
bị tổn thương nhất, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của thiên tai.
Mức độ thiệt hại cho thu nhập hộ gia đình do những cú sốc đã thay đổi đáng kể theo
thời gian. Theo kết quả trong Bảng 3, mức độ của các tổn thất đã giảm từ 60% thu
nhập năm 2006 đến 15% của thu nhập trong năm 2010. Trong mọi trường hợp các hộ
gia đình trong nhóm thu nhập thấp nhất bị thiệt hại với tỷ lệ lớn nhất. Thảm họa tự
nhiên là loại cú sốc gây ảnh hưởng nặng nề nhất, sau đó do bệnh tật hoặc cái chết của
một thành viên trong gia đình
[BẢNG 3]
Bảng 4 mơ tả tình trạng các tài sản lưu động của các hộ gia đình và cách thức các hộ
gia đình phải chịu cú sốc tích lũy hoặc suy giảm tài sản đó. Chúng tơi thấy rằng tỷ lệ
hộ gia đình tiết kiệm tăng từ năm 61% năm 2006 đến 72% năm 2010. Tỷ lệ hộ gia
đình với các kiểu nắm giữ tài sản lưu động khác là tương đối giống nhau trong mỗi
năm trong khi tỷ lệ hộ gia đình với các khoản vay đã giảm trong giai đoạn từ năm
2006 đến 2010.
[BẢNG 4]
Bảng 4 mô tả chi tiết sự thay đổi giá trị trung bình của các loại tài sản lưu động khác
nhau của các hộ gia đình từ năm 2006 đến 2008 và giữa năm 2008 và 2010, phân tách
theo tiêu chí liệu hộ gia đình có trải qua một cú sốc hay khơng. Hộ gia đình phải chịu
một cú sốc từ năm 2006 và 2008 giảm tiết kiệm của họ trung bình 1 triệu đồng trong
khi các hộ gia đình khơng phải chịu cú sốc tăng mức độ tiết kiệm của họ. Ngược lại,
giữa năm 2008 và 2010, trung bình tất cả các hộ gia đình tăng mức độ tiết kiệm của
họ, nhưng các hộ gia đình trải qua những cú sốc tăng giá trị tiết kiệm của họ ít hơn
những người không bị. Sự tăng đột biến các khoản vay của các hộ phải chịu cú sốc
cho thấy rằng các hộ có thể quay sang sử dụng tín dụng trong những giai đoạn căng
thẳng về tài chính.

Trong những năm gần đây, việc thâm nhập thị trường của ngành bảo hiểm chính thức
Việt Nam đã tăng lên đáng kể (xem Mục 2).15 Các dữ liệu thô cho thấy 82% các hộ
15

Knowledge Centre dự báo thị trường bảo hiểm tăng trưởng 12% trong khoảng giữa năm 2007 và
2011.

13


gia đình trong năm 2010 có bảo (xem Bảng 5), bao gồm tất cả các loại hình bảo hiểm
tự nguyện và bắt buộc. 24% hộ gia đình trong số này có hợp đồng bảo hiểm đảm bảo
chống lại các loại rủi ro mang tính cá nhân (sức khỏe, cuộc sống và xã hội) và 29% hộ
gia đình có bảo hiểm miễn phí được cung cấp bởi chính phủ (y tế và xã hội). Phụ lục
A2 cung cấp một mô tả ngắn gọn về mỗi loại hình bảo hiểm. Trong khi theo thời gian,
sự tham gia bảo hiểm đã tăng từ năm 2006 và 2010, tỷ lệ của hợp đồng bảo hiểm tự
nguyện trong năm 2010 thấp hơn nhiều so với năm 2006. Điều này có thể là do sự ra
đời của các cơ chế đối phó rủi ro của chính phủ Việt Nam trong khoảng thời gian này
(xem Phần 2).16
[BẢNG 5]
Căn cứ vào hồ sơ cá nhân của hộ gia đình mua bảo hiểm, chúng tơi cũng ước tính một
mơ hình probit đơn giản về việc tham gia bảo hiểm và mua bảo hiểm miễn phí theo
từng năm của dữ liệu. Kết quả cho việc mua bảo hiểm mua được trình bày trong Bảng
6a và bảo hiểm miễn phí trong Bảng 6b.17 Mặc dù khó tránh khỏi định kiến tự nhiên
đối với các rủi ro khơng nhìn thấy được (và các yếu tố khác), kết quả cho thấy rằng
xác suất một hộ gia đình có bảo hiểm chính thức có mối tương quan với trình độ học
vấn của người đứng đầu hộ gia đình, khả năng kinh tế và thu nhập của hộ gia đình. 18
Ngồi ra cịn có bằng chứng cho thấy yếu tố dân tộc đóng một vai trị quan trọng, các
hộ gia đình Kinh hoặc nguồn gốc Hoa có nhiều khả năng mua bảo hiểm hơn. Mức tiết
kiệm của hộ gia đình cũng liên quan chặt chẽ với khả năng mua bảo hiểm trong năm

2006. Nhìn chung, sự nhất quán trong những năm qua của mối tương quan giữa bảo
hiểm với giáo dục, khả năng kinh tế, thu nhập và dân tộc, cho thấy rằng thông tin hoặc
hạn chế về tài chính có thể loại trừ một số hộ gia đình ra khỏi thị trường bảo hiểm. 19
Điều này cần được chú ý khi diễn giải kết quả nghiên cứu sau này.

[BẢNG 6a VÀ BẢNG 6b]
Kết quả phân tích về bảo hiểm tự do được trình bày trong Bảng 6b, ngược lại với
những gì được tìm thấy cho bảo hiểm mua. Hộ gia đình nghèo có ít khả năng để có
bảo hiểm tự do hơn so với hộ gia đình dân tộc Kinh hoặc Hoa. Hộ gia đình nam giới
làm chủ hộ cũng ít có khả năng để có bảo hiểm tự do. Chúng tơi cũng thấy tương quan
tỷ lệ nghịch giữa giáo dục và bảo hiểm tự do và một sự tương quan tỷ lệ thuận giữa
16

Cần lưu ý rằng bảo hiểm chống lại các rủi ro về mặt khơng gian trên diện rộng (ví dụ: bảo hiểm
lượng mưa) khơng có sẵn cho các hộ gia đình trong mẫu của chúng tơi.
17
Knowledge Centre dự báo thị trường bảo hiểm tăng trưởng 12% trong khoảng giữa năm 2007 và
2011.
18
Kết quả này là phù hợp với những phát hiện của Cole et al (2010) liên quan đến bảo hiểm lượng mưa
ở Ấn Độ.
19
Khi hộ gia đình đã hỏi liệu họ đã sẵn sàng để trả tiền bảo hiểm cây trồng hay không, tài sản và thu
nhập đã được phát hiện như là yếu tố quyết định quan trọng nhất.Kết quả được trình bày trong Phụ lục
A3.

14


quy mơ hộ gia đình và tỷ lệ bảo hiểm tự do. Các kết quả này phù hợp với chính sách

của Việt Nam trong việc cung cấp mạng lưới an sinh xã hội choi các nhóm nghèo và
dễ bị tổn thương nhất như được thảo luận tại Mục 2
5. Kết quả thực nghiệm
Các số liệu thống kê tóm tắt được trình bày trong phần 4 giúp trả lời các câu hỏi
nghiên cứu chính của báo cáo này về cơ chế đối phó rủi ro của hộ gia đình và tính
hiệu quả của chúng. Như đã thảo luận tại Mục 3, có ba phần trong phân tích thực
nghiệm về những vấn đề này. Trước tiên, nghiên cứu ước tính mơ hình xác suất tuyến
tính hiệu ứng cố định cho khả năng đối phó với những cú sốc của hộ gia đình. Các
biện pháp được sử dụng là hộ gia đình báo cáo về việc họ hồi phục từ cú sốc. Thứ hai,
chúng tôi tập trung vào phản ứng chi tiêu đối với những cú sốc để hiểu về mức độ
điều chỉnh chi tiêu của các hộ gia đình theo thời gian và liệu vấn đề này có liên quan
đến việc dự trữ tài sản lưu động và bảo hiểm chính thức hay không. Thứ ba, chúng tôi
kiểm tra sự hao hụt của tài sản lưu động của hộ gia đình trước những cú sốc thu nhập
để xác định xem những tài sản đó phục vụ cho mục đích phịng ngừa hay tự bảo hiểm.
Tổng hợp các bước sẽ giúp chúng tôi có hiểu biết rõ ràng hơn về chiến lược đối phó
rủi ro trong nơng thơn Việt Nam và hiệu quả của chúng.
5.1 Khả năng đương đầu
Kết quả của mơ hình xác suất tuyến tính hiệu ứng cố định về khả năng phục hồi từ
một cú sốc thu nhập được trình bày trong Bảng 7. Chúng tôi xem xét liệu các hộ gia
đình có nắm giữ tài sản lưu động dưới hình thức tiết kiệm, vật ni, cây trồng và các
khoản vay cùng với đối chứng các dạng tài sản liên quan khác hay khơng. Mơ hình cơ
bản được trình bày trong cột (1) cho thấy thu nhập và tình trạng kinh tế là yếu tố dự
báo chính về khả năng của hộ gia đình trong việc phục hồi từ các cú sốc mà họ phải
trải qua. Mức độ vay của hộ gia đình càng nhiều thì càng ít khả năng có thể phục hồi
từ cú sốc, điều đó cho thấy các hộ gia đình mắc nợ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc
đối phó với rủi ro. Khơng có bằng chứng cho thấy rằng bảo hiểm đóng vai trị quan
trọng trong quá trình phục hồi.
[BẢNG 7]
Cột (2) là số lượng những cú sốc các hộ đã trải qua. Con số này phù hợp với nghiên
cứu mà chúng tôi tiến hành, cho thấy hộ trải qua càng nhiều cú sốc thì càng có ít khả

năng để phục hồi. Cột (3) mơ tả thêm các loại sốc trong mơ hình. Hộ gia đình gặp cú
sốc tự nhiên, chẳng hạn như một sự kiện liên quan đến thời tiết có khả năng phục hồi
tốt hơn. Điều này cho thấy khả năng phát triển tốt hơn các cơ chế đối phó rủi ro cho
các hộ gia đình trải qua những cú sốc từ ngoại cảnh so với những đối với các loại sốc
15


khác. Các hỗ trợ từ bên ngồi (ví dụ: viện trợ của chính phủ) có thể giúp giảm bớt tác
hại của những cú sốc tự nhiên. Vấn đề này sẽ được đề cập thêm trong phần thực
nghiệm.
5.2 Điều chỉnh chi tiêu
Trên cơ sở các phản ứng chủ quan trong việc đối phó với những cú sốc thu nhập, 54%
hộ gia đình cho biết việc giảm chi tiêu là cơ chế đối phó quan trọng nhất. Ngồi ra,
25% hộ gia đình tăng các khoản vay và bán tài sản. Nếu cơ chế đối phó đang hoạt
động có hiệu quả, cho dù chính thức hoặc khơng chính thức, thì các hộ gia đình nên
giảm chi tiêu theo thời gian cho dù họ phải chịu một cú sốc thu nhập hay không. Để
kiểm tra xem đây là trường hợp điển hình hay khơng, một hàm chi tiêu tổng thể được
tính riêng cho từng vùng bằng cách sử dụng dữ liệu lặp của các hộ gia đình khơng trải
qua những cú sốc trong thời gian điều tra.20 Các hệ số ước tính được sử dụng để dự
đoán chi tiêu cho năm 2006, 2008 và 2010 bằng cách sử dụng các dữ liệu quan sát
được cho các biến giải thích trong mỗi năm.21 Mức trung bình của (log) chi tiêu
lương thực thực tế và dự đoán và sự chênh lệch mức chi tiêu này được trình bày trong
bảng 8 cùng với kiểm định t về mức độ ý nghĩa của sự khác nhau giữa chúng. Sự
chênh lệch giá trị dương (âm) chỉ ra rằng giá trị ước tính là thấp hơn (cao hơn) đáng
kể so với thực tế, cho thấy tiêu dùng quan sát thực tế cao hơn (thấp hơn) so với dự
kiến. Hộ gia đình cũng được phân nhóm theo loại cú sốc, sự hiện diện của bảo hiểm
chính thức và các cơng cụ tiết kiệm lưu động khác cũng như thu nhập.
[BẢNG 8]
Đầu tiên chúng tơi xem xét các mơ hình tiêu dùng của hộ gia đình trong năm 2006 và
thấy rằng mức chi tiêu tổng thể của các hộ gia đình ít hơn so với dự đốn của mơ

hình. Sự khác biệt đặc biệt cao giữa mức chi tiêu thực tế và dự đốn đối với những hộ
gia đình gặp cả hai loại cú sốc mang tính cá nhân và cú sốc từ ngoại cảnh. Tuy nhiên,
khi gặp cú sốc (tất cả các loại), các hộ gia đình có mua bảo hiểm sẽ cố gắng giảm tiêu
dùng. Ngược lại, các hộ gia đình có bảo hiểm tự do khơng cố gắng làm giảm mức tiêu
dùng có thể chọn một hiệu ứng thu nhập khác.
Các mức độ khác biệt giữa mức chi tiêu thực tế và dự báo trong năm 2006 cũng tương
quan với mức độ nắm giữ tài sản lưu động của hộ gia đình. Chúng tơi thấy rằng các
hộ gia đình có lượng tài sản lưu động trên mức trung bình giảm lượng tiêu dùng khi
phải đối mặt với cú sốc mang tính cá nhân. Cùng với những phát hiện của chúng tơi
cho bảo hiểm, điều này góp phần cho thấy rằng cả hai loại hình bảo hiểm mua và tiết
kiệm phịng ngừa đóng vai trị bổ sung chống lại những mất mát thu nhập khơng dự
đốn trước. Chúng tơi tìm thấy kết quả tương tự đối với thu nhập, cho thấy rằng ngay
20

Kết quả có sẵn theo u cầu
Để tính lượng tiêu thụ ước tính, thu nhập được điều chỉnh theo độ lớn của cú sốc ghi nhận được để
tạo ra một dự đốn tiêu thụ chính xác hơn dựa trên các hiệu ứng paribus ceteris.
21

16


cả khi mức thu nhập được kiểm soát, các hộ gia đình có thu nhập cao hơn vẫn cố gắng
giảm lượng chi tiêu lớn hơn khi đối mặt với những cú sốc thu nhập so với những hộ
có thu nhập thấp hơn. Điều này cho thấy các hộ gia đình nghèo nhất vẫn dễ bị tổn
thương do rủi ro nhất.
Kết quả của năm 2008 và 2010 cho thấy rằng tất cả các hộ gia đình đều giảm chi tiêu,
ngay cả khi phải đối mặt với cú sốc tự nhiên hay cú sốc mang tính cá nhân. Tuy
nhiên, chênh lệch thực tế và dự đoán của mức chi tiêu thấp hơn với các hộ gia đình
khơng có bảo hiểm và các hộ gia đình có tài sản lưu động và thu nhập dưới trung

bình. Sự khác biệt cũng thấp với các hộ gia đình có bảo hiểm tự do. Điều này có thể
tương quan với hiệu ứng thu nhập với các hộ gia đình trong cả hai năm 2008 và 2010:
có thu nhập dưới trung bình và bảo hiểm tự do, trải qua những cú sốc đã phải cố gắng
để giảm mức tiêu dùng.
Nhìn chung, kết quả của chúng tơi cho rằng các hộ gia đình Việt Nam cố gắng giảm
lchi tiêu theo thời gian, ngay cả khi đối mặt với cú sốc mang tính cá nhân hay cú sốc
từ ngoại cảnh ảnh hưởng cả cộng đồng. Đây là các trường hợp đặc thù trong những
năm gần đây của mẫu điều tra. Có một số bằng chứng cho thấy khả năng của hộ gia
đình để làm giảm chi tiêu phần nào tương quan với các công cụ bảo hiểm và tiết kiệm,
đặc biệt là trong trường hợp của những cú sốc mang tính cá nhân. Mức độ các hộ gia
đình giảm tài sản lưu động của họ và vai trò của bảo hiểm được nghiên cứu trong giai
đoạn thứ ba trong phân tích thực nghiệm của chúng tơi.
5.3 Tổng tài sản lưu động
Chúng ta chuyển từ phân tích phản ứng chi tiêu sang phản ứng tài sản khi đối mặt với
những cú sốc thu nhập. Để khám phá khía cạnh này việc của đối phó rủi ro, chúng tơi
ước tính mơ hình được trình bày trong phương trình (2). Đối với mỗi loại tài sản đang
được xem xét (tổng tài sản lưu động, tiết kiệm, vật nuôi, dự trữ sản phẩm trồng trọt
và các khoản vay), chúng tôi sử dụng ước lượng hiệu ứng cố định để hồi quy cho mức
độ nắm giữ tài sản của hộ gia đình (thể hiện bằng triệu đồng) mỗi năm từ các đo
lường biến cố từ ngoại cảnh trên diện rộng và những cú sốc mang tính cá nhân cùng
với các nguồn thu nhập, các nguồn tài sản cũng như sự thay đổi trong thành phần hộ
gia đình. Tất cả các biến giá trị được điều chỉnh đến năm 2010 theo giá trị hiện tại.
Những cú sốc thu nhập được phân loại theo các nguyên nhân tự nhiên và kinh tế ngoại
sinh, các cú sốc mang tính cá nhân, có thể bảo hiểm và khơng thể bảo hiểm. Chúng tôi
cũng đưa vào một biến giả định để kiểm soát tiền hỗ trợ của nhà nước và cá nhân từ
bên ngoài cùng với một biến giả định để kiểm soát cho các yêu cầu chi trả bảo hiểm
chính thức thực tế và yêu cầu bảo hiểm tự do. Chúng tôi tập trung một cách rõ ràng về
các loại yêu cầu bảo hiểm phù hợp với các phân loại những cú sốc mang tính cá nhân
có thể được bảo hiểm như sức khỏe, xã hội và bảo hiểm nhân thọ.
17



Đầu tiên, chúng tôi xác định xem liệu các hộ gia đình gặp bất kỳ loại cú sốc thu nhập
nào có giảm khối lượng tài sản mang ý nghĩa thống kê hay không. Thứ hai, chúng ta
phân biệt các loại sốc thu nhập thành cú sốc từ ngoại cảnh và cú sốc mang tính cá
nhân để tìm hiểu làm thế nào mỗi loại sốc cụ thể ảnh hưởng đến khối lượng tài sản
theo thời gian. Sau đó, kết hợp các yêu cầu bảo hiểm và chuyển tiền với đặc điểm của
những cú sốc để xác định liệu những biện pháp đó có giúp đỡ để giảm tác động của
những cú sốc về sự suy giảm tài sản hay không. Chúng tôi cũng phân tách các kết quả
của chúng tôi theo nhóm tài sản để xác định mức độ mà người nghèo đặc biệt dễ bị
tổn thương. Kiểm soát thu nhập, giới tính, quy mơ hộ gia đình, giới tính của chủ hộ,
tuổi tác của chủ hộ và tuổi bình phương (để nắm bắt các tác động vịng đời), sự giàu
có ( khối lượng ròng của tài sản lưu động), sự phục hồi từ những cú sốc trước đây (để
kiểm soát mức chịu đựng) và biến giả định về thời gian (kiểm sốt đối với thay đổi
trung bình trong giá trị tài sản theo thời gian) đều được đưa vào mô hình.
Đầu tiên chúng tơi xem xét liệu khối lượng tài sản lưu động của hộ gia đình (bao gồm
tất cả tiết kiệm, vật ni và dự trữ lương thực) có thay đổi trước những cú sốc thu
nhập bất lợi hay khơng. Các kết quả được trình bày trong Bảng 9a.
[BẢNG 9a]
Cột (1) cho thấy những cú sốc có tác động tiêu cực đến sự tích lũy tổng tài sản lưu
động. Yêu cầu bảo hiểm và hỗ trợ từ bên ngoài khơng có ảnh hưởng đáng kể. Phân
tách cú sốc thu nhập thành các cú sốc mang tính cá nhân và cú sốc từ ngoại cảnh (cột
2), chúng tôi thấy cả hai loại của cú sốc đều có tác động tiêu cực đến giá trị tài sản lưu
động. Một phân tích sâu hơn về các loại sốc (Cột 3) cho thấy các cú sốc về kinh tế và
những cú sốc mang tính cá nhân góp phần làm giảm tổng giá trị tài sản lưu động theo
thời gian, chứng minh một phần cho giả thuyết chính của chúng tơi về tổng tài sản lưu
động của hộ gia đình có thể phục vụ các mục đích tiết kiệm phịng ngừa. Sự bù đắp
của bảo hiểm chính thức cho những cú sốc mang tính cá nhân (cột 4) khơng có ảnh
hưởng đáng kể đến khối lượng tài sản lưu động. Sự bù đắp giữa bảo hiểm tự do cho
các cú sốc mang tính cá nhân (cột 5) có một tác động tích cực và quan trọng cho thấy

rằng trong khi các hộ gia đình phải chịu những cú sốc làm cạn kiệt các khoản tiết
kiệm lưu động , họ nhận được bù đắp phần nào từ chi trả của bảo hiểm. Điều này cho
thấy rằng mạng lưới an sinh của chính phủ đóng một vai trị trong việc hỗ trợ các hộ
gia đình khi phải đối mặt với những cú sốc loại này. Cột 6, viện trợ (nhà nước và tư
nhân) phân tích việc bù đắp cho những cú sốc mang tính cá nhân. Sự tương tác mang
giá trị âm khá lớn cho thấy hộ trải qua cú sốc và nhận được hỗ trợ đã phải giảm tiết
kiệm của họ nhiều hơn các hộ khác; hay nói cách khác, các khoản viện trợ khơng
giúp các hộ gia đình khỏi việc giảm các tài sản tiết kiệm lưu động của họ.
18


Phân tách mẫu thành ba nhóm tài sản và chạy các mơ hình riêng cho mỗi nhóm,
chúng tơi thấy rằng những cú sốc kinh tế từ bên ngồi có ảnh hưởng quan trọng đối
với nhóm có tài sản trung bình trong khi những cú sốc mang tính cá nhân có bảo hiểm
là vấn đề đối với các nhóm tài sản thấp nhất (xem Bảng 9b). Tuy nhiên bảo hiểm miễn
phí chỉ đem lại lợi ích cho nhóm hộ trung bình, cho thấy rằng bảo hiểm tự do thực
hiện chức năng an sinh xã hội có thể khơng tiếp cận các nhóm nghèo nhất. Chúng tơi
cũng tìm thấy trong Cột (6) rằng sự tương tác giữa những cú sốc mang tính cá nhân và
các khoản viện trợ chỉ âm và đáng kể cho nhóm hộ khá giả nhất. Điều này cho thấy
rằng các hộ gia đình khá giả khi gặp cú sốc mang tính cá nhân có thể đưa ra nhiều cơ
chế khác nhau để đối phó bao gồm bán bớt tài sản và dựa vào viện trợ từ những người
khác.
[BẢNG 9b]
5.4 Tài sản vật nuôi
Để biết được liệu vật nuôi có tác dụng như một chiến lược bổ sung chống lại những
cú sốc bất lợi hay không, chúng tôi ước tính hồi quy hiệu ứng cố định của giá trị tài
sản chăn ni gia súc bằng việc các tính tốn các cú sốc từ ngoại cảnh ảnh trên diện
rộng và cú sốc mang tính cá nhân. Các kết quả được trình bày trong Bảng 10.
[BẢNG 10]
Khơng có bằng chứng cho thấy chăn ni có tác dụng như một chiến lược bổ sung

chống lại những cú sốc thu nhập nói chung (cột 1). Phân tách các cú sốc thu nhập
thành các cú sốc từ ngoại cảnh và các cú sốc mang tính cá nhân, chúng tơi tìm thấy
một mối quan hệ tỷ lệ nghịch đáng kể giữa những cú sốc mang tính cá nhân và giá trị
của khối lượng vật ni gia súc (cột 2). Khơng có bằng chứng cụ thể, tuy nhiên, chăn
ni gia súc đóng vai trị như một chiến lược chống lại những cú sốc từ ngoại cảnh.
Những phát hiện này hỗ trợ cho các hiệu ứng trạng thái cân bằng một phần đã được
thảo luận trong Fafchamps et al (1998), theo đó nếu thị trường vật ni khơng hồn
tồn hội nhập thì sẽ khó khăn đối với loại tài sản này với vai trò như một cách bổ sung
đối phó với những cú sốc từ bên ngồi trên diện rộng.
Trong trường hợp thị trường đóng, tổng doanh thu rịng của vật ni là bằng khơng ở
cấp xã / thơn. Mặt khác, những cú sốc mang tính cá nhân có thể bảo hiểm được tạo
điều kiện cho việc sử dụng các vật nuôi như một cơ chế đối phó rủi ro và chúng tơi
thấy một số bằng chứng cho thấy đây là trường hợp đặc biệt (cột 3). Đối với những
ảnh hưởng của bảo hiểm chính thức, nghiên cứu thấy rằng yêu cầu bảo hiểm liên quan
tỷ lệ nghịch đến tổng giá trị chăn nuôi gia súc (Cột 1-6).Tuy nhiên, con số thống kê về
quan hệ giữa các hộ gia đình có u cầu bồi thường bảo hiểm với các hộ gia đình phải
19


chịu một cú sốc mang tính cá nhân là khơng đáng kể. Chúng tơi cũng khơng thấy có
bằng chứng cho thấy bảo hiểm tự do hoặc viện trợ bên ngoài có tác dụng trong việc
duy trì số lượng vật ni.
Nhìn chung, kết quả của chúng tôi cung cấp một số luận cứ bổ sung cho giả thuyết
rằng chăn nuôi gia súc đóng vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh chi tiêu với
những cú sốc mang tính cá nhân đã được bảo hiểm chứ khơng có ý nghĩa với những
cú sốc từ bên ngồi (Rosenzweig và Wolpin (1993) tìm thấy một kết quả tương tự).22
5.5 Các khoản tiết kiệm tài chính
Chúng tơi ước tính một mơ hình tương tự đối với các khoản tiết kiệm của hộ gia đình
với hai loại cú sốc. Chúng tôi cũng xem xét việc phân tách tổng các khoản tiết kiệm
thành các khoản tiền mặt / dự trữ vàng. Các kết quả liên quan đến tổng lượng tiết

kiệm được trình bày trong Bảng 11a.
[BẢNG11a VÀ BẢNG 11b]
Chúng tôi thấy rằng sự xuất hiện của một cú sốc thu nhập làm giảm lượng tiết kiệm
một hộ gia đình theo thời gian (cột 1). Phân tách các cú sốc thu nhập theo loại hình,
chúng tơi thấy rằng trong khi cả cú sốc từ ngoại cảnh sinh và cú sốc mang tính cá
nhân đều quan trọng (cột 2), trong đó, những cú sốc tự nhiên do ngoại cảnh có ảnh
hưởng lớn nhất (cột 3). Cũng cần chú ý là tác động tiêu cực ở mức trung bình đến các
khoản tiết kiệm của các hộ gia đình được nhận bảo hiểm tự do cho thấy những hộ gia
đình này đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Khi xuất hiện các yêu cầu chi trả
trong bảo hiểm tự do để bù đắp cho những cú sốc mang tính cá nhân (cột 5), chính
những yêu cầu này làm giảm bớt các tác động của cú sốc mang tính cá nhân đến tiền
gửi tiết kiệm của hộ gia đình. Khi phân tách theo nhóm tài sản (Bảng 11b) chúng tơi
thấy rằng hiệu ứng này tác động không đáng kể đến nhóm giàu có đầu tiên và nhóm
giàu có thứ hai nhưng lại có tác động lớn hơn đến các nhóm cịn lại. Phân tích này bổ
sung thêm bằng chứng khẳng định rằng mạng lưới an sinh xã hội rất quan trọng với
các hộ gia đình khi phải đối mặt với những cú sốc thu nhập bất lợi. Chúng tơi khơng
tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các điều kiện của bảo hiểm mua làm giảm
tác động của cú sốc đến tiết kiệm của hộ gia đình.
Những cú sốc tự nhiên cũng dẫn đến một sự suy giảm đáng kể trong các khoản tiết
kiệm của các hộ gia đình, tuy nhiên, khi kết hợp phân tích các khoản hỗ trợ bù đắp với
các cú sốc tự nhiên (cột 7 của Bảng 11a), chúng tôi thấy rằng các khoản tiết kiệm của
hộ gia đình nhận hỗ trợ bị suy giảm ít hơn . Kết quả này góp phần cung cấp một số
căn cứ về tầm quan trọng của các khoản viện trợ bên ngồi cho việc đối phó với thảm
22

Kết quả khơng bao gồm các nhóm tài sản nên khơng đưa vào

20



họa tự nhiên, dù cho những hỗ trợ này không đủ bù đắp cho tổng mất mát tài chính
phát sinh của hộ gia đình.
Phân tách tổng số tiết kiệm thành các hình thức khác nhau cũng cho thấy một số phát
hiện thú vị, đặc biệt đối với tiền mặt / vàng được giữ trong nhà (xem Bảng 12). Chúng
tôi thấy rằng cả thảm họa tự nhiên và các cú sốc mang tính cá nhân có khả năng bảo
hiểm đều làm giảm lượng dự trữ tiền mặt / vàng của các hộ gia đình được giữ trong ở
nhà.23 Đối với các khoản tiết kiệm, chúng tôi thấy rằng các khoản viện trợ có vai trị
quan trọng như là một cơ chế đối phó rủi ro khi đối mặt với các thảm họa tự nhiên,
mặc dù vẫn có một sự tổn thất tài chính cho gia đình trong một khoảng thời gian ngắn.
Bảo hiểm tự do cũng rất quan trọng trong việc giảm bớt sự cạn kiệt tiền mặt / vàng khi
đối mặt với những cú sốc mang tính cá nhân có khả năng bảo hiểm, nhưng chúng tơi
khơng tìm thấy tác dụng tương tự đối với bảo hiểm mua. Sự bổ sung giữa bảo hiểm
mua và các công cụ tiết kiệm cho thấy rằng thị trường bảo hiểm có thể khơng hồn
chỉnh. Chúng tơi khơng tìm thấy bằng chứng quan trọng chứng minh việc các khoản
tiết kiệm chính thức hoặc khơng chính thức hoạt động như một cơ chế đối phó rủi ro
quan trọng cho hộ gia đình.24
[BẢNG 12]
5.6 Dự trữ lương thực
Các dự trữ lương thực bằng lúa, ngô, khoai tây v...v... cũng có vai trị như một hình
thức tiết kiệm phòng ngừa.25 Kết quả tác động của những cú sốc từ bên ngồi và
những cú sốc mang tính cá nhân đến dự trữ lương thực được trình bày trong Bảng 13a
[BẢNG 13a VÀ 13b]
Kết quả cho thấy tổng số dự trữ lương thực phần nào đáp ứng được việc đối phó của
hộ trước những cú sốc (cột 1), nhưng kết quả này không đủ cơ sở để phân biệt tác
động của cú sốc từ bên ngoài và cú sốc mang tính cá nhân. Phân tách theo nhóm tài
sản (Bảng 13b) chúng ta thấy rằng đối với các nhóm có tài sản trung bình (cột 3), các
cú sốc mang tính cá nhân không được bảo hiểm làm giảm dự trữ lương thực của hộ
gia đình. Khơng có bằng chứng cho thấy bảo hiểm hoặc các khoản viện trợ đóng vai
trị như là một biện pháp bổ sung chống lại sự suy giảm tài sản. Một giải thích có thể
chấp nhận được là khi hộ gia đình phải chịu một cú sốc mang tính cá nhân khơng

23

Nhiều khả năng là các thảm họa tự nhiên như lũ lụt có thể phá hủy về mặt vật lý các dự trữ tiền mặt
và vàng trong các hộ gia đình. Chúng tơi khơng thể nói từ dữ liệu của chúng tơi đây là trường hợp điển
hình hay khơng
24
Kết quả cho tiết kiệm chính thức và khơng khơng được trình bày do hạn chế khơng gian nhưng kết
quả vẫn có theo yêu cầu.
25
Park (2005) nhận thấy rằng bản chất chung của các quyết định sản xuất và tiết kiệm hạn chế sự mất
mát thu nhập khi đối phó với rủi ro, và mong muốn dự trữ ngũ cốc có thể giải thích lý do tại sao các hộ
gia đình ổn định thường xuyên là những người mua ròng ngũ cốc chứ hiếm khi là những ngưởi bán
ròng.

21


được bảo hiểm, đối phó rủi ro chỉ đơn giản là sản phẩm trồng trọt được tiêu thụ trong
gia đình để bù đắp tổn thất tài chính phát sinh. Các hộ gia đình trong nhóm giàu nhất
có u cầu bảo hiểm cũng hao hụt dự trữ lương thực của họ, điều này một lần nữa cho
thấy rằng trong thời gian căng thẳng về tài chính, hộ gia đình giàu có thường dựa vào
nhiều các cơ chế đối phó rủi ro khác nhau. Ngồi ra cịn có một số bằng chứng cho
thấy rằng các hộ gia đình giàu hơn đã trải qua cú sốc mang tính cá nhân được bảo
hiểm cũng được hưởng lợi từ bảo hiểm tự do, khi đó, họ giảm nhu cầu của hộ để lấy
lương thực dự trữ bù đắp vào. Cần lưu ý rằng những hộ gia đình chỉ giàu có so với các
mẫu của các hộ gia đình nơng thơn trong cuộc khảo sát và không nên được coi là đại
diện cho các hộ gia đình giàu có tại Việt Nam trên tổng thể.
Nói chung, chúng tơi tìm thấy một số bằng chứng cho thấy dự trữ lương thực giảm
xuống trong thời gian căng thẳng tài chính do các cú sốc từ bên ngồi khơng được bảo
hiểm và các cú sốc mang tính cá nhân và do đó chúng có vẻ như để phục vụ các mục

đích tiết kiệm phịng ngừa. Do bằng chứng cho thấy rằng các hộ gia đình nơng thơn
Việt Nam khơng có phương tiện để lưu trữ số lượng lớn các loại lương thực của họ
(do quy mô sản xuất nhỏ và việc thiếu các phương tiện lưu trữ), không đáng ngạc
nhiên khi có rất ít bằng chứng cho thấy dự trữ lương thực được sử dụng như một cơ
chế đối phó rủi ro cho người nghèo.
5.7 Các khoản vay của hộ gia đình
Cuối cùng, chúng tơi hướng đến thị trường tín dụng nơng thơn và kiểm tra xem liệu sự
tồn tại của các cơng cụ tín dụng (hoặc tài sản âm) có vai trị như một cơ chế đối phó
rủi ro của các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam hay khơng. Theo Dercon (2002), thị
trường tín dụng và bảo hiểm trong nền kinh tế đang phát triển thường vắng mặt hoặc
khơng hồn chỉnh vì các lý do mang tính lý thuyết hoặc do chính sách kém (xem Bell
(1988) hoặc Besley (1994, 1995)). Thông thường, các khoản vay tiêu dùng cũng rất
hiếm. Chúng tôi sử dụng một ước lượng hiệu ứng cố định để hồi quy tổng các khoản
vay của hộ gia đình từ các biện pháp đo lường những cú sốc từ ngoại cảnh và cú sốc
mang tính cá nhân để xác định liệu các hộ gia đình có vay vốn để điều chỉnh chi tiêu
khi phải đối mặt với những cú sốc thu nhập bất lợi. Các kết quả được trình bày trong
Bảng 14.
[BẢNG 14]
Chúng tơi thấy rằng tổng khối lượng vay của hộ gia đình có phản ứng tích cực trong
những cú sốc thu nhập bất lợi, chỉ ra rằng các hộ gia đình tăng các khoản vay trong
thời gian khó khăn về tài chính (Cột 1). Chúng tôi phân tách những cú sốc thu nhập
thành các các loại chi tiết hơn và thấy rằng những cú sốc từ ngoại cảnh và những cú
sốc mang tính cá nhân đều liên quan đến mức độ vay (Cột 2). Phân tách những cú sốc
thu nhập cho thấy rằng tất cả những cú sốc, trừ những cú sốc mang tính cá nhân
22


không được bảo hiểm, đều làm tăng đáng kể các khoản vay hộ gia đình (cột 3).Có vẻ
như các hộ gia đình nơng thơn Việt Nam đã điều chỉnh để tăng các khoản vay của họ
trong giai đoạn căng thẳng tài chính. Chúng tơi khơng tìm thấy bất kỳ bằng chứng cho

thấy bảo hiểm chính thức, yêu cầu bảo hiểm tự do hoặc viện trợ bên ngoài hỗ trợ giảm
bớt gánh nặng nợ nần của các hộ gia đình. Phân tách nhóm theo tài sản, chúng tơi thấy
rằng sự phụ thuộc vào tín dụng trong thời gian khó khăn tài chính là biểu hiện đặc
trưng nhất của các hộ gia đình giàu có- những người có nhiều khả năng tiếp cận tín
dụng hơn so với các hộ gia đình nghèo.26
6. Kết luận
Trong báo cáo này, chúng ta xem xét hành vi của hộ gia đình Việt Nam trongchuỗi
nhân quả đối phó rủi ro bằng cách kiểm tra khả năng phục hồi của các hộ gia đình từ
những cú sốc thu nhập thông qua việc xem xét chi tiêu của họ và cách ứng phó với sự
suy giảm tài sản. Chúng tơi thấy rằng các hộ gia đình ở nơng thơn Việt Nam cố gắng
giảm chi tiêu khi đối mặt với những cú sốc thu nhập bất lợi và một cơ chế quan trọng
để giảm chi tiêu là việc sử dụng tiết kiệm phịng ngừa. Các hộ gia đình giảm tổng tài
sản lưu động trước những cú sốc từ bên ngoài và các cú sốc mang tính cá nhân có thể
bảo hiểm được. Tiết kiệm tài chính, đặc biệt là tiền mặt và vàng được giữ ở nhà có vai
trị là biện pháp đối phó quan trọng khi đối mặt với những cú sốc ngoại sanh. Bảo
hiểm tự do đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự suy giảm tiết kiệm
trước những cú sốc mang tính cá nhân trong khi viện trợ bên ngoài rất quan trọng để
đối phó với rủi ro khi đối mặt với thiên tai. Trong đó lưu ý đặc biệt là một thực tế các
khoản vay tăng lên khi các hộ gia đình phải đối mặt với cú sốc mang tính cá nhân và
các cú sốc từ ngoại cảnh.
Những phát hiện này cung cấp bằng chứng về tầm quan trọng của việc tiết kiệm và
các công cụ bảo hiểm trong việc điều chỉnh chi tiêu ở những nơi rủi ro thu nhập
thường xảy ra. Tiết kiệm cho các mục đích phịng ngừa có thể dẫn đến suy giảm lợi
nhuận về lâu dài, dẫn đến kết quả là mức chi tiêu thấp hơn và sử dụng hiệu quả hơn
những tài nguyên. Điều này càng quan trọng hơn bởi thực tế rằng những khó khăn do
cú sốc thu nhập có thể khiến các hộ gia đình tiết kiệm quá mức dưới nhiều hình thức.
Trong khi kết quả của chúng tôi cho thấy rằng sự hiện diện của các công cụ bảo hiểm
tự do làm giảm nhu cầu tạo ra thêm một số hình thức tiết kiệm phòng ngừa khi gặp
những cú sốc thu nhập bất lợi thì lại có bằng chứng cho thấy rằng thị trường bảo hiểm
khơng đủ trang trải những rủi ro mang tính cá nhân.

Các phân tích cho thấy các hộ gia đình nghèo nhất và đồng bào dân tộc thiểu số là
những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Mơ hình cơ bản được trình bày trong nghiên cứu
26

Sự phân tách theo nhóm tài sản khơng được trình bày do hạn chế khơng gian nhưng kết quả vẫn có
theo yêu cầu.

23


này cho thấy thu nhập và của cải là các yếu tố dự báo mạnh mẽ về khả năng của hộ
gia đình trong việc phục hồi từ các cú sốc mà họ phải chịu. Mức độ vay vốn của hộ
gia đình càng cao thì càng ít khả năng để phục hồi từ cú sốc cho thấy các hộ gia đình
mắc nợ gặp khó khăn hơn để đối phó rủi ro. Bảo hiểm được nhà nước cung cấp tự do
mang lại lợi ích lớn hơn cho nhóm có tài sản trung bình, nhưng cũng hoạt động như
chiến lược bổ sung cho một số hộ gia đình nghèo. Một yêu cầu đặt ra cho nhà nước là
phải hội bảo vệ được những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội thông qua việc
đảm bảo các mạng lưới an sinh xã hội.
Hộ gia đình trải qua một cú sốc tự nhiên, chẳng hạn như một sự cố liên quan đến thời
tiết, có vẻ như khả năng phục hồi tốt hơn. Điều này cho thấy rằng cơ chế đối phó của
các hộ gia đình trải qua những cú sốc từ ngoại cảnh có thể đã được phát triển tốt hơn
so với cơ chế đối phó với những cú sốc khác. Chúng tơi thấy rằng các cú sốc tự nhiên
dẫn đến một sự suy giảm đáng kể trong tiết kiệm của các hộ gia đình, nhưng khi các
khoản viện trợ bù đắp cho những cú sốc tự nhiên, chúng tơi tìm thấy rằng những hộ
gia đình nhận viện trợ giảm lượng tiền tiết kiệm của họ ít hơn. Điều này cho thấy
bằng chứng về tầm quan trọng của hỗ trợ bên ngoài đối với các thảm họa tự nhiên, dù
những hỗ trợ này không đủ bù đắp cho tổn thất tài chính phát sinh.
Hỗ trợ của nhà nước giúp các hộ gia đình vượt qua những thiệt hại liên quan đến các
thảm họa tự nhiên đi kèm với chi phí đáng kể cho nhà nước. Rất ít hộ gia đình có thể
tiếp cận với bảo hiểm nông nghiệp để chống lại những tổn thất do những cú sốc thiên

nhiên và do đó, có một khoảng trống cho sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm
nông nghiệp để giảm các biến đổi trong thu nhập cho nông dân sống tại các khu vực
dễ bị tổn thương cũng như giảm chi phí hỗ trợ từ các chương trình của chính phủ cho
các hộ gia đình.

Trong tháng 7 năm 2011, chính phủ Việt Nam đã giới thiệu một sản phẩm thí điểm
bảo hiểm nơng nghiệp tại 20 tỉnh, thành phố trên khắp Việt Nam. Chương trình này
nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm nơng nghiệp bằng cách
hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho các hộ gia đình và 20% cho các tổ chức liên quan đến
sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, hộ gia đình nghèo sẽ được hỗ trợ trong khoảng 80%
đến 100% phí bảo hiểm.
Khuyến khích tham gia bảo hiểm nông nghiệp là một bước tiến quan trọng tuy nhiên
nhiều trở ngại vẫn cịn. Ví dụ, bảo hiểm nơng nghiệp có mức độ rủi ro cao và rất khó
khăn trong việc tính tốn các loại rủi ro có thể được bảo hiểm, theo dõi tỷ lệ của sự
kiện bảo hiểm và tính tốn các u cầu bảo hiểm cũng là các rào cản đáng kể. Nhà
nước có một vai trị quan trọng trong việc tạo ra tính minh bạch pháp lý và môi trường
cạnh tranh cần thiết cho các công ty bảo hiểm tư nhân để cung cấp bảo hiểm nông
24


nghiệp. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các công ty bảo hiểm, các tổ chức tín dụng và tổ
chức nơng dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này. Một điều cũng rất quan
trọng là chương trình bảo hiểm nông nghiệp cần hướng vào việc giảm thiểu rủi ro cho
nông dân hơn là các mục tiêu xã hội trực tiếp. Nếu thị trường hoạt động có hiệu quả
thì nó sẽ dẫn đến ít biến động hơn trong thu nhập của những nông dân bị ảnh hưởng,
mang lại lợi nhuận nhiều hơn và giảm nghèo. Tuy nhiên tạm thời các chương trình hỗ
trợ hiện vẫn đóng một vai trị quan trọng trong việc giúp đỡ các hộ gia đình đối phó
rủi ro. Điều quan trọng là các chương trình hỗ trợ này được duy trì và tổ chức lại làm
sao để dễ tiếp cận những nhóm dễ tổn thương nhất.


25


×