Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

ĐỀ KT VẬT LÍ+ THƯ VIỆN ĐỀ + MA TRẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.63 KB, 19 trang )

I. BẢNG TÍNH TRỌNG SỐ, CÂU HỎI, ĐIỂM SỐ CỦA ĐỀ KIỂM TRA
( Đề kiểm tra định kì 1. Vật lí lớp 8)
Giáo viên : Bùi Thị Tuyết - Trường THCS Định Long
Bước 1. Mục tiêu kiểm tra định kì 1. Vật lí lớp 8.
Bước 2. Hình thức kiểm tra: 100% TNTL
Thời gian 45 phút
Tính trọng số nội dung kiểm tra (theo khung ppct) và số câu hỏi ở các cấp độ:
a)Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung
Tổng
số tiết

thuyết
Số tiết thực Trọng số
LT
(1,2)
VD
(3,4)
LT
(1,2)
VD
(3,4)
1.Chuyển động cơ học 3 3 2,1 0,9 0,23 0.1
2.Áp suất, áp suất chất lỏng 3 3 2,1 0,9 0,23 0,1
3.Lực , Quán tính 3 3 2,1 0,9 0,23 0,1
Tổng 9 9 6,3 2,7 0,69 0,3
b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ
Cấp độ Nội dung (chủ đề)
Trọng
số
Số lượng câu Điểm số


TN TL TN TL
Cấp độ 1,2
1.Chuyển động cơ học 0,23
2 3
2.Áp suất, áp suất chất lỏng
3. Lực , Quán tính
0,33
0,23

2
1

3
2
Cấpđộ 3, 4
1.Chuyển động cơ học
0,1 1 1
3. Lực , Quán tính 0,1 1


1
Tổng 100% 7 10

Bước 3. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu
Cấp độ thấp
Cấp độ
cao
Cộng
1 .Chuyển

động cơ
học
(C6) I.3.1Phân
biệt được
chuyển động
(C1)I.1.1 Nêu
được dấu hiệu để
nhận biết chuyển
(C7)I.2.2Vận
dụng được
công thức

1
đều và chuyển
động không
đều dựa vào
khái niệm tốc
độ.
động cơ : Để
nhận biết một
chuyển động cơ,
ta chọn một vật
mốc.
- Khi vị trí của
vật so với vật
mốc thay đổi theo
thời gian thì vật
chuyển động so
với vật mốc.
- Khi vị trí của

một vật so với vật
mốc không thay
đổi theo thời gian
thì vật đứng yên
so với vật mốc.
tính tốc độ
t
s
v =
.
Số câu
Số điểm
1
1
1
2
1
1
3
4
2. Áp suất,
áp suất chất
lỏng
(C2) I.7.1Nêu
được áp lực, áp
suất và đơn vị
đo áp suất là
gì.
(C3) I.8.4
Vận dụng

được công
thức
p = dh đối với
áp suất trong
lòng chất
lỏng.
Số câu
Số điểm
1
2
1
1
2
3
3. Lực ,
Quán tính
(C5)I.5.1 Nêu
được quán tính
của một vật là
gì?.
(C4)I.5.1 Nêu
được ví dụ về tác
dụng của hai lực
cân bằng lên một
vật đang chuyển
động
.
Số câu
Số điểm
1

1
1
2
2
3
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
3
4
2
4
2
2
7

10
2
Bước 4. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 1 VẬT LÍ LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút
NỘI DUNG ĐỀ
Câu1(I.1.1)(TH.2đ) : Thế nào là chuyển động cơ học ? Căn cứ vào đâu để biết 1 vật
đang chuyển động hay đứng yên ?
Câu 2(I.7.1)(NB.2đ) :Thế nào là áp lực ? thế nào là áp suất ?
Câu 3(I.8.4)(VD.1đ) : Áp suất trong lòng chất lỏng phụ thuộc như thế nào vào độ sâu
?
Câu 4(I.5.1)(TH.2đ) : Thế nào là 2 lực cân bằng ? Nêu ví dụ về hai lực cân bằng ?
Câu 5(I.5.1) (NB.1đ) : Quán tính là gì ?
Bài toán : Một ô tô đi được quãng đường dài 18 km hết thời gian 30 phút

Câu 6 (I.3.1)(NB.1đ) : Chuyển động của ô tô trên quãng đường ấy là đều hay không
đều ?
Câu 7(I.2.2) (VD.1đ) : Tính vận tốc trung bình của ô tô trên quãng đường ấy ra m/s
và km/h

Bước 5. Hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Câu 1 : - Sự thay đổi vị trí của 1vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động
cơ học (1đ)
- Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên , ta chọn một vật mốc. Khi
vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật
mốc. Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng
yên so với vật mốc. (1đ)
Câu 2 : - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép (1đ)
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép (1đ)
Câu 3 : Từ công thức : p = h.d ta có áp suất trong lòng 1 chất lỏng (cùng d ) tăng
theo độ sâu (h) (1đ)
Câu 4 : - Hai lực cân bằng là hai lực có cùng điểm đặt , cùng phương , ngược chiều
và có cường độ bằng nhau (1đ)
- Ví dụ : khi treo quả cầu trên dây thì trọng lực của quả cầu đã cân bằng với
lực căng của sợi dây (1đ)
Câu 5 : Quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc của vật (1đ)
Câu 6 : Chuyển động của ô tô trên quãng đường ấy là chuyển động không đều (1đ)
Câu 7 :
t
S
TB
=
υ
= = 9 km/h (0,5đ)
= 9 . 0,28m/s = 2,52 m/s (0,5đ)

II. BẢNG TÍNH TRỌNG SỐ, CÂU HỎI, ĐIỂM SỐ CỦA ĐỀ KIỂM TRA
3
( Đề kiểm tra định kì 2. Vật lí lớp 7)
Giáo viên : Bùi Thị Tuyết - Trường THCS Định Long
Bước 1. Mục tiêu kiểm tra định kì 2. Vật lí lớp 7.
Bước 2. Hình thức kiểm tra: 100% TNTL
Thời gian 45 phút
Tính trọng số nội dung kiểm tra (theo khung ppct) và số câu hỏi ở các cấp độ:
a)Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung
Tổng số
tiết

thuyết
Số tiết thực Trọng số
LT
(1,2)
VD
(3,4)
LT
(1,2)
VD
(3,4)
1. Điện tích – Sự nhiễm điện 2 2 1,4 0,6 0,2 0,09
2.Dòng điện – Sơ đồ mạch
điện
3 3 2,1 0,9 0,3 0,12
3.Tác dụng của dòng điện 2 2 1,4 0,6 0,2 0,09
Tổng 8 7 4,9 3,1 0,7 0,3
b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ

Cấp độ Nội dung (chủ đề)
Trọng
số
Số lượng câu Điểm số
TN TL TN TL
Cấp độ 1,2
1. Điện tích – Sự nhiễm điện 0,2
1 2
2.Dòng điện .Sơ đồ mạch điện
3.Tác dụng của dòng điện
0,3
0.2

3
1

4
2
Cấp độ 3,4
2.Dòng điện.Sơ đồ mạch điện
0,12 1 2

Tổng 100% 6 10đ

Bước 3. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu
VDCấp độ
thấp
VDCấp độ
cao

Cộng
1. Điện
tích – Sự
nhiễm điện
(C1)III.15.1 :
Nêu được hai
biểu hiện của
các vật đã
nhiễm điện.

Số câu
Số điểm
1
2
1
2
2. 2.Dòng
điện .Sơ đồ
mạch điện
(C2)III.18.2
Kể tên được
một số vật liệu
(C6)III.19.3 Chỉ
được chiều dòng
điện chạy trong
(C5)III.19.2
Vẽ được sơ
đồ của mạch
4
dẫn điện và vật

liệu cách điện
thường dùng.
(C3)III.19.1:
Nêu được quy
ước về chiều
dòng điện.
mạch điện. Biểu
diễn được bằng
mũi tên chiều
dòng điện chạy
trong sơ đồ mạch
điện
điện đơn giản
đã được mắc
sẵn bằng các
kí hiệu đã
được quy
ước.
Số câu
Số điểm
2
3
1
1
1
2
4
6
3. Tác
dụng của

dòng điện
(C4)III.20.1 Nêu
được dòng điện
có tác dụng nhiệt
và biểu hiện của
tác dụng này.
- Nêu được ví dụ
cụ thể về tác
dụng nhiệt của
dòng điện
(C4)III.20.2- Nêu
được tác dụng
quang của dòng
điện và biểu hiện
của tác dụng này.
- Nêu được ví dụ
cụ thể về tác
dụng quang của
dòng điện

Số câu
Số điểm
1
2
1
2
Tổng số
câu
Tổng số
điểm

3
5
2
3
1
2
6
10
Bước 4. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 2 VẬT LÍ LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
NỘI DUNG ĐỀ
5
Câu1(III.15.1)(NB.2đ) : Có thể làm nhiễm điện cho vật bằng cách nào ? Vật nhiễm
điện là vật có những khả năng nào ?
Câu 2(III.18.2)(NB.2đ) :Thế nào là chất dẫn điện ? Thế nào là chất cách điện ? Nêu
ví dụ 2 chất dẫn điện và 2 chất cách điện thường dùng ?
Câu3(III.19.1)(NB.1đ) : Chiều quy ước của dòng điện là chiều nào ?
Câu 4(III.20.1)(TH.2đ) : Hãy nêu những tác dụng của dòng điện ? Mỗi tác dụng nêu
1 ví dụ ?
Câu 5(III19.2)(VD.2đ) : Cho 1 bóng đèn , 1công tắc , 1 bộ pin gồm 2pin và các dây
nối . hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm các thiết bị đã cho ?
Câu 6(III.19.3)(TH.1đ) : Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch điện trên ?
Bước 5. Hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Câu1 : - Có thể làm nhiễm điện cho vật bằng cáhc cọ xát (1đ)
-Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút vật khác hoặc phóng điện qua vật
khác làm sáng bóng đèn của bút thử điện (1đ)
Câu 2 : Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua , chất cách đi n là chất không cho
dòng điện đi qua (1đ)
Ví d ụ : 2chất dẫn điện thường dùng là Đồng , Nhôm 2chất cách điện thường dùng
là nhựa , sứ (1đ)

Câu 3 : Chiều quy ước của dòng điện là đi từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị
điện tới cực âm của nguồn điện (1đ)
Câu 4 : Dòng điện có những tác dụng sau :
- Tác dụng nhiệt .Ví dụ : Dòng điện qua bàn là điện làm nóng bàn là (0,4đ)
- Tác dụng phát sáng .Ví dụ : dòng điện làm sáng bóng đèn của bút thử điện (0,4đ)
- Tác dụng từ . Ví dụ : Dòng điện làm cho lõi sắt bị nhiễm từ (0,4đ)
- Tác dụng hoá học .Ví dụ : Dòng điện làm tách Đồng ra khỏi dung dịch muối
Đồng Sun fát (0,4đ)
- Tác dụng sinh lí .Ví dụ : Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người ,dòng điện có
thể làm cơ co giật , tê liệt thần kinh (0,4đ)
Câu 5 : Vẽ đúng sơ đồ (2đ)


Câu 6 : Dùng mũi tên chỉ đúng chiều dòng điện trong sơ đồ câu 5 (1đ)


6
III. BẢNG TÍNH TRỌNG SỐ, CÂU HỎI, ĐIỂM SỐ CỦA ĐỀ KIỂM TRA
( Đề kiểm tra học kì 1. Vật lí lớp 9)
Giáo viên : Bùi Thị Tuyết - Trường THCS Định Long
Bước 1. Mục tiêu kiểm tra học kì 1. Vật lí lớp 9.
Bước 2. Hình thức kiểm tra: 100% TNTL
Thời gian 45 phút
Tính trọng số nội dung kiểm tra (theo khung ppct) và số câu hỏi ở các cấp độ:
a)Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung
Tổng số
tiết

thuyết

Số tiết thực Trọng số
LT
(1,2)
VD
(3,4)
LT(1,2
)
VD(3,4
)
ChươngI : Điện học 21 12 8,4 12,6 0,25 0,36
Chương II : Điện từ học 13 9 6,3 6,7 0,19 0,2
Tổng 34 21 14,7 19,3 0,44 0,56
b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ
Cấp độ Nội dung (chủ đề)
Trọng
số
Số lượng câu Điểm số
TN TL TN TL
Cấp độ 1,2
ChươngI : Điện học 0,25
1 3
Chương II : Điện từ học 0,39 2 4
Cấpđộ 3, 4
ChươngI : Điện học
0,36 1 3

Tổng
100 10
đ


Bước 3. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu
VDCấp độ
thấp
VDCấp độ
cao
Cộng
1 ChươngI
: Điện học
(C3)I.4.1 ôn tập
lại mối quan
hệ giữa cường độ
dòng điện, hiệu
điện thế trong
đoạn mạch song
song.
(C5)I.4.3 Vận
dụng định
luật Ôm cho
đoạn mạch
song song

7
Số câu
Số điểm
1
3
1
2
2

5
2. Chương
II : Điện từ
học
(C1)II.14.1 Mô
tả được hiện
tượng chứng tỏ
nam châm vĩnh
cửu có từ tính.
II.22.1 Nêu
được dòng
điện cảm ứng
xuất hiện khi
có sự biến
thiên của số
đường sức từ
xuyên qua tiết
diện của cuộn
dây kín.
Số câu
Số điểm
2
5


2
5
Tổng số
câu
Tổng số

điểm
2
5
1
3
1
2
4
10
Bước 4. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HOC KÌ 1 VẬT LÍ LỚP 9
Thời gian làm bài: 45 phút cho
NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1(II.14.1)(NB.3 đ) : Làm thế nào để biết 1 thanh thép có phải là nam châm hay
không ?
Câu 2(II.22.1) (NB.2 đ) : Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những trường hợp
nào ?
Bài toán : Cho 2 điện trở R
1
= R
2
= 20Ω mắc song song vào hiệu điện thế 24 V
Câu 3(I.4.1)(TH.3đ) : So sánh cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở đó ?
Câu 4(I.4.3)(VD.2đ) : Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó ?

Bước 5. Hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
8
Câu 1 : Muốn biết 1 thanh thép có phải là 1nam châm hay không ta đưa nó lại gần
các vật bằng sắt , thép khác nếu thấy nó hút các vật bằng sắt , thép thì thanh đó là
1nam châm (3đ)
Câu 2 : Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín đặt trong từ trường của

1 nam châm khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên
(2đ)
Câu 3 : Vì R
1
// R
2
nên ta có :
1
2
2
1
I
I
R
R
=
mà R
1
= R
2
= > I
1
= I
2
(3đ)
Câu 4 : R

=
Ω=
+

=
+
10
2020
20.20
.
21
21
RR
RR
; hoặc R

=
Ω== 10
2
20
2
1
R
(2đ)


IV. BẢNG TÍNH TRỌNG SỐ, CÂU HỎI, ĐIỂM SỐ CỦA ĐỀ KIỂM TRA
( Đề kiểm tra học kì 2. Vật lí lớp 6)
Giáo viên : Bùi Thị Tuyết - Trường THCS Định Long
Bước 1. Mục tiêu kiểm tra học kì 2. Vật lí lớp 96
Bước 2. Hình thức kiểm tra: 100% TNTL
Thời gian 45 phút
Tính trọng số nội dung kiểm tra (theo khung ppct) và số câu hỏi ở các cấp độ:
a)Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình

Nội dung
Tổng số
tiết

thuyết
Số tiết thực Trọng số
LT
(1,2)
VD
(3,4)
LT(1,2
)
VD(3,4
)
Chương I : Cơ học 2 1 0,7 1,3 0,05 0,1
Chương II : Nhiệt học 11 9 6,3 4,7 0,49 0,36
Tổng 13 10 7,0 6,0 0,54 0,46
b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ
Cấp độ Nội dung (chủ đề)
Trọng
số
Số lượng câu Điểm số
TN TL TN TL
Cấp độ 1,2
Chương II : Nhiệt học 0,49
4 5

Cấp độ 3,4
Chương I : Cơ học
0,1 1 1

Chương II : Nhiệt học 0,36 1 3
Tổng 100 10đ

9
Bước 3. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu
Cấp độ thấp
Cấp độ
cao
Cộng
1.Chương I
: Cơ học
(C1)I.14.1Nêu
được tác dụng
của ròng rọc
cốđịnhvàròng
rọcđộng.Dùng
ròng rọc động
để đưa một vật
lên cao, ta
được lợi hai
lần về lực
nhưng thiệt về
hai lần đường
đi.

Số câu
Số điểm
1
1

1
1
2.ChươngII
: Nhiệt học
(C4)II.22.1
Mô tả được
quá trình
chuyển thể
trong sự bay
hơi của chất
lỏng.
(C2)II.15.1 Mô
tả được hiện
tượng nở vì nhiệt
của các chất rắn.
(C5) II.23.2 Nêu
được đặc điểm
về nhiệt độ sôi.
(C3)II.21.9II.3)
Dựa vào đặc
điểm về nhiệt
độ của quá
trình chuyển
thể từ thể lỏng
sang thể rắn
của các chất để
giải thích được
một số hiện
tượng trong
thực tế. .

Số câu
Số điểm
1
3
2
3
2
3
5
9
Tổng số
câu
Tổng số
điểm
1
3
2
3
2
4
5
10
Bước 4. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 VẬT LÍ LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút
NỘI DUNG ĐỀ
10
Câu1(I.14,1)(VD.1đ) : Muốn được lợi 2 lần về lực ta phải dùng ròng rọc nào ?
Câu 2(II.15.1)(TH.1,5đ) : Tại sao tháp Ép phen về mùa hè lại cao hơn một chút so
với mùa đông ?
Câu 3(II.21.(II.3))(VD.3đ) : Băng phiến ở trạng thái nào khi nhiệt độ của nó là

60
0
C ?
Câu 4(II.22.1)(NB.3đ) : Thế nào là sự bay hơi ?
Câu 5(II.23.2) (TH.1,5đ) : Khi nước đang sôi nếu tiếp tục đun nữa thì nhiệt độ của
nước có thay đổi không?
Bước 5. Hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Câu 1 : Muốn được lợi 2 lần về lực ta phải dùng ròng rọc động (1đ)
Câu 2 : Về mùa hè nhiệt độ không khí cao hơn so với mùa đông , thép gặp nóng dãn
nở và dài ra do đó tháp “ cao hơn” so với mùa đông (1,5đ)
Câu 3 : Ở nhiệt độ 60
0
C băng phiến tồn tại ở thể rắn (3đ)
Câu 4 : Sự chuyển một chất từ tể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi (3đ)
Câu 5 : Khi nước đang sôi nếu tiếp tục đun nữa thì nhiệt độ của nước
không thay đổi (1,5đ)
THƯ VI ỆN ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÍ 9
Giáo viên : Bùi Thị Tuyết
Trường THCS Định Long
I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ
đề
Nhận biết Thông hiểu
VD Cấp độ
thấp
VDCấp
độ cao
Cộng
1.Bài
16 :

Đường
sức từ
(C1;C2)II.16 Nhận
biết
và vẽ được đường
sức từ của nam châm
vĩnh cửu hình chữ U
và nam châm thẳng
(C3;C4) II.16
Chiều của
đường sức từ đi
ra từ cực Bắc
và đi vào cực
Nam của nam
châm.
(C5)II.16
Chiều của
đường sức từ
đi ra từ cực
Bắc và đi vào
cực Nam của
nam châm.

Số câu 2 2 1 5
2.Bài 17:
Từ
trường
của ống
dây có
dòng

điện
(C3)II.17.2 Phát
biểu được quy tắc
nắm tay phải về
chiều của đường sức
từ trong lòng ống dây
có dòng điện chạy
qua.
(C2)II.17.1
Đường sức từ
của ống dây
có dòng điện
chạy qua là
những đường
cong khép kín,
đều đi ra từ
11
chạy
qua
(C1)II.17.1 Nhận
biếtvà vẽ được đường
sức từ của ống dây
có dòng điện chạy
qua.
một đầu ống
dây và đi vào
đầu kia của
ống dây, còn
trong lòng ống
dây thì các

đường sức từ
gần như song
song với trục
ốngdây.
(C4,5)II.17.3
Vận dụng
được quy tắc
nắm tay phải
để xác định
chiều của
đường sức từ
trong lòng ống
dây khi biết
chiều dòng
điện và ngược
lại.
Số câu 2 3 5
3.Bài
18 :Sự
nhiễm
từ của
sắt và
thép .
Nam
châm
điện
(C1)II.18.1 Mô tả
được cấu tạo của
nam châm điện và
nêu được lõi sắt có

vai trò làm tăng tác
dụng từ.
(C2)II.18.3 Mô tả
được cấu tạo của
nam châm điện và
nêu được lõi sắt có
vai trò làm tăng tác
dụng từ.
(C3,4,5)II.18.2
Giải thích
được hoạt
động của nam
châm điện.
Số câu 2 3 5
4.Bài
19 : Lực
điện từ
(C1)II.19.1Nhận biết
được: Từ trường tác
dụng lực lên đoạn
dây dẫn có dòng điện
chạy qua đặt trong từ
trường. Lực đó gọi là
lực điện từ
(C2)II.19.1
Phát biểu được
quy tắc bàn tay
trái về chiều
của lực từ tác
dụng lên dây

dẫn thẳng có
dòng điện chạy
(C3,4,5)II.19.2
Vận dụng
được quy tắc
bàn trái để xác
định một trong
ba yếu tố khi
biết hai yếu tố
kia.
12
qua đặt trong từ
trường đều.
Số câu 1 1 3 5
5.Bài
20 :
Động cơ
điện một
chiều
(C1,2,3)II.20.1
Nêu được
nguyên tắc cấu
tạo và hoạt
động của động
cơ điện một
chiều.
(C4,5)II.20.2
Giải thích
được nguyên
tắc hoạt động

(về mặt tác
dụng lực và
chuyển hóa
năng luợng)
của động cơ
điện mộtchiều.
Số câu 3 2 5
Tổng số
câu

7

6


12 25
II .N ỘI DUNG Đ Ề V À Đ ÁP ÁN .
Bài 16 :
Câu 1(II.16)NB : Dựa theo hình ảnh từ phổ hãy vẽ đường sức từ của thanh nam châm
thẳng AB ?
Câu 2 (II.16)NB: Dựa theo hình ảnh từ phổ hãy vẽ đường sức từ của thanh nam châm
hình chữ U?
Câu 3 (II.16)TH : Chiều đường sức từ của 1 nam châm là chiều nào ?
Câu 4 (II.16)TH: Mật độ đường sức từ dày , thưa cho ta biết điều gì ?
Câu 5(II.16)VD : Trong 2 nam châm ở hình vẽ (1) và (2) dưới đây , nam châm nào
ghi tên các cực từ sai ?


Hình (1) Hình (2)
Đáp án bài 16

Câu1 : Đường sức từ của thanh nam châm thẳng AB :
13
S N
N S

Câu 2 : Đường sức từ của nam châm hình chữ U :
Câu 3 : Ở bên ngoài nam châm đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc (N) , đi vào ở
cực nam (S) của nam châm đó
Câu 4 : Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày , nơi nào từ trường yếu thì
đường sức từ thưa
Câu 5 : Nam châm ở Hình (1) ghi tên các cự từ sai

Bài 17 :
Câu 1(II.17.1)NB : Hãy nhận xét về hình dạng đường sức từ của ống dây có dòng
điện chạy qua ?
Câu 2 (II.17.1)VD : Hãy nêu nhận xét về chiều đường sức từ ở 2 đầu ống dây có
dòng điện chạy qua ?
Câu 3 (II.17.2)NB : Phát biểu quy tắc nắm tay phải ?
Câu 4 (II.17.3)VD : Biết chiều dòng điện chạy qua các vòng dây như hình vẽ . Hãy
dùng quy tắc nắm tay phải để xác định tên các cực từ của ống dây ?

Câu 5 (II.17.3) VD : Hãy xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây ở ống dây
AB , biết các cực từ của kim nam châm như hình vẽ sau :
A B S N

14
N
S
Đáp án bài 17
Câu 1 :

Đường sức từ ở trong và ngoài ống dây tạo thành những đường cong khép kín , phía
bên ngoài ống dây , đường sức từ có dạng giống như đường sức từ của thanh nam
châm thẳng
Câu 2 : Đường sức từ ở 2 đầu ống dây giống đường sức từ ở 2 đầu nam châm thẳng :
chúng cùng đi vào ở 1 đầu ống dây và cùng đi ra ở đầu kia của ống dây
Câu 3 : Quy tắc nắm tay phải : Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng
theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của
đường sức từ trong lòng ống dây
Câu 4 :

Áp dụng quy tắc nắm tay phải , ta xác địng được chiều đường sức từ trong lòng ống
dây hướng từ phải sang trái như hình vẽ = > đầu A là cực bắc (N) , đầu B là cực nam
(S)
Câu 5 :

A B S N
S N
15
Hình vẽ
A
B
+
_
Đầu B của ống dây hút cực S của kim nam châm > đầu B là cực N , đầu A là cực S .
Áp dụng quy tắc nắm tay phải ta xác định được chiều dòng điện chạy qua các vòng
dây như hình vẽ
Bài 18 :
Câu 1 (II.18.1)NB : Hãy nêu cấu tạo của 1 nam châm điện đơn giản ?
Câu2 (II.18.3) NB : Nêu 1 số ứng dụng của nam châm điện ?
Câu 3 (II.18.2)VD : Khi chạm mũi kéo vào đầu thanh nam châm thì sau đó mũi kéo

hút được các vụn sắt . Giải thích tại sao ?
Câu 4(II.18.2)VD : Muốn nam châm điện mất hết từ tính ta phải làm thế nào ?
Câu 5 (II.18.2)VD : Muốn tăng lực từ của nam châm điện ta phải làm thế nào ?
Đáp án bài 18:
Câu 1 : Một nam châm điện đơn giản gồm có 1ống dây dẫn trong có lõi sắt non . Lõi
sắt naon có vai trò làm tăng tác dụng từ của nam châm
Câu 2 : Nam châm điện được ứng dụng rất rộng rãi trong thực tế . Như chế tạo loa
điện , rơ le điện từ dùng để đóng ngắt , bảo vệ và điều khiển mạch điện . Người ta
còn chế tạo nam châm điện loại lớn dùng trong các nhà máy ,công xưởng để di
chuyển các đồ vật bằng sắt , thép
Câu 3 : Khi chạm mũi kéo vào đầu thanh nam châm , mũi kéo đã bị nhiễm từ và trở
thành nam châm . Mặt khác kéo được làm bằng thép nên sau khi không còn tiếp xúc
với nam châm nữa nó vẫn giữ được từ tính lâu dài ,do đó nó hút được các vụn sắt
Câu 4 : Muốn nam châm điện mất hết từ tính ta chỉ cần ngắt dòng điện qua ống dây
của nam châm
Câu 5 : Muốn tăng lực từ của nam châm điện ta có thể t ăng cường độ dòng điện chạy
qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây
Bài 19 :
Câu 1(II.19.1)NB : Lực điện từ là gì ?
Câu 2(II.19.1)TH : Phát biểu quy tắc bàn tay trái ?
Câu 3(II.19.2) VD : Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng
lên dây dẫn ở hình vẽ sau ?
16
Câu 4(II.19.2) VD : Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định cực của nam châm ở
hình vẽ sau ?
F (•)
Câu 5(II.19.2) VD : Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định chiều dòng điện chạy qua
dây dẫn dây dẫn ở hình vẽ sau ?
F
Đáp án bài 19

Câu 1 : Lực điện từ là lực tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy
qua đặt trong nó
Câu 2 : Quy tắc bàn tay trái : Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào
lòng bàn tay , chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón
tay cái choãi ra 90
0
chỉ chiều của lực điện từ
Câu 3 : F


Lực điện từ có chiều hướng từ dưới lên trên như hình vẽ
Câu 4:
17
S N
N
S
S N
S
F (•)
Cực bắc (N) của nam châm ở phía dưới , cực nam (S) ở phía trên như hình vẽ
Câu 5 :
F
Chiều dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ , chiều hướng từ ngoài
vào trong như hình vẽ trên
Bài 20 :
Câu 1(II.20.1)TH : Kể tên các bộ phận chính của động cơ điện cmột chiều ?
Câu 2(II.20.1)TH :Phát biểu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều ?
Câu 3(II.20.1)TH : Động cơ điện một chiều trong kĩ thuật khác mô hình nguyên tắc
của động cơ như thế nào ?
Câu 4(II.20.2)VD : Khi động cơ hoạt động đã có sự biến đổi năng lượng nào trong

động cơ ?
Câu 5(II.20.2)VD : Tại sao khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn người ta không
dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường ?
Đáp án bài 20:
Câu 1: Động cơ điện một chiều gồm có 2 bộ phận chính là : Nam châm tạo ra từ
trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua . Ngoài ra để khung dây có thể quay
liên tục còn phải có bộ phận góp điện gồmg 2 bán khuyên và 2 thanh quét
18
N
N
S
Câu 2 : Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lê khung
dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường
Câu 3 : - Trong động cơ điện kĩ thuật , bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện
- Bộ phận quay của động cơ điện kĩ thuật gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau
và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại
Câu 4 : Khi động cơ điện một chiều hoạt động , điện năng được chuyển hoá thành cơ
năng
Câu 5 : Khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn người ta không dùng nam châm
vĩnh cửu để tạo ra từ trường vì nam châm vĩnh cửu không tạo ra được từ trường
mạnh như nam châm điện

19

×