Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.38 KB, 31 trang )

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời bao cấp, chúng ta thường nghe thấy các cụm từ “Văn hóa vùng”, “Văn
hóa làng xã”, “Văn hóa gia đình”, “Văn hóa dân tộc”…. Ngày nay, cụm từ “Văn
hóa doanh nghiệp” lại xuất hiện và hiện đang được xã hội quan tâm, đặc biệt là các
doanh nghiệp.
Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có nghĩa là chúng
ta bước sâu vào sân chơi kinh tế thế giới, tạo cho chúng ta nhiều cơ hội để phát
triển hội nhập kinh tế nhưng sự cạnh tranh khắt khe trên quy mô toàn cầu đặt
doanh nghiệp Việt Nam trước những bắt buộc phải lựa chọn, phải thay đổi để làm
ăn có hiệu quả khi môi trường kinh tế - xã hội đã khác trước. Phải chăng, đó là lý
do vì sao lại là doanh nghiệp chứ không phải loại tổ chức xã hội hay tổ chức hành
chính nào khác đi tiên phong trong việc tìm kiếm hướng tiếp cận mới để phát triển
tổ chức. Thay đổi tổ chức chính là cách thức làm cho tổ chức thích ứng với môi
trường bên ngoài đang đổi thay. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng dần nhận thấy
rằng: Những vấn đề về mặt kỹ thuật không còn là những thách thức lớn bằng vấn
đề hiểu và động viên các nhân viên cống hiến hết khả năng của mình cho doanh
nghiệp.
Và doanh nghiệp muốn thành công thì phải luôn sáng tạo ra những giá trị mới
cho xã hội, mà điều này lại cần tới sự trợ giúp của các nhân viên trong doanh
nghiệp. Hướng tiếp cận doanh nghiệp dưới góc độ văn hóa sẽ giúp đạt hiệu quả
cao hơn trong việc huy động sự tham gia của con người trong tổ chức. Từ những
thực tế đó em chọn đề tài “Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam” để
đánh giá sự cần thiết cho việc phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng về văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm đưa ra các
giải pháp phát triển tính văn hóa doanh nghiệp cho các công ty ở Việt Nam.
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 1 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT


Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp
- Đề ra những giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp cho các công ty ở
Việt Nam
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Để đạt được những thông tin trong đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu
thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn như: Internet, sách, báo…
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo
lường, mô tả và trình bày số liệu; đánh giá, so sánh, tổng hợp để phân tích số liệu.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian năm 2010,
năm 2011.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 23/08/2011 đến ngày 30/11/2011.
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 2 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở
VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về các khái niệm văn hóa, doanh nghiệp và văn hóa doanh
nghiệp
2.1.1 Khái niệm về văn hóa và vai trò của văn hóa
2.1.1.1 Khái niệm
Ở phương Tây, văn hoá-culture (trong tiếng Anh, Pháp) hay kultur (tiếng

Đức)… đều xuất xứ từ chữ Latinh cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông
nom cây lương thực; nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó từ cultus được mở rộng
nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển
mọi khả năng của con người.
Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hoá bao hàm ý nghĩa: văn là vẻ
đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu
dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Còn chữ hoá
trong văn hoá là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hoá, giáo dục
và hiện thực hoá trong thực tiễn đời sống. Vậy văn hoá chính là nhân hoá hay nhân
văn hoá. Đường lối văn trị hay đức trị của Khổng Tử là từ quan điểm cơ bản này
về văn hóa (văn hóa là văn trị giáo hoá, là giáo dục, cảm hoá bằng điển chương, lễ
nhạc, không dùng hình phạt tàn bạo và sự cưỡng bức).
Như vậy, văn hoá trong từ nguyên sơ của cả Phương Đông và Phương Tây
đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hoá, vun trồng nhân cách con người
(bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho con
người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, văn hoá là tổng thể nói chung những
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Con người là một bộ phận của tự nhiên nhưng khác với các sinh vật khác,
con người có một khoảng trời riêng, một thiên nhiên thứ hai do con người tạo ra
bằng lao động và tri thức - đó chính là văn hoá.
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 3 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
2.1.1.2 Vai trò
a) Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển xã hội:
Sự cân bằng giữa tự nhiên và con người, giữa tăng trưởng kinh tế với ổn
định và phát triển hài hoà trình độ phát triển của các quốc gia không chỉ căn cứ
vào sự tăng trưởng hay phát triển kinh tế của nó, mà thước đo sự phát triển quốc
gia còn căn cứ vào mức độ phát triển con người (HDI-Human development index).
Đó là một hệ thống gồm ba chỉ tiêu cơ bản: (1) mức độ phát triển kinh tế đo bằng

mức sống bình quân của người dân (GDP/ người); (2) Tiến bộ về y tế đo bằng
tuổi thọ trung bình của người dân; (3) trình độ hay tiến bộ về giáo dục căn cứ vào
tỷ lệ người biết chữ và số năm đi học trung bình của người dân.
Như vậy, mục đích hay mục tiêu cao cả nhất của các quốc gia phải là sự
phát triển con người toàn diện, là việc nâng cao chất lượng sống cho nhân dân chứ
không phải là mục tiêu phát triển kinh tế hay phát triển một số bộ phận, một số
mặt nào đó của đời sống xã hội. Và văn hoá theo nghĩa rộng nhất, nghĩa được sử
dụng phổ biến, với tư cách là phương thức sống và sự phát triển con người toàn
diện, chính là mục tiêu tối thượng cho sự phát triển của các quốc gia.
b) Văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội:
Động lực của sự phát triển là thúc đẩy sự phát triển khi bản thân sự phát
triển đó đã có, đã nảy sinh. Muốn biết những động lực của sự phát triển xã hội cần
phải tìm ra những yếu tố gây nên, kích thích, thúc đẩy sự hoạt động của con người
và trước hết là của khối đông người.
Một số lý do chính để văn hoá có vai trò tạo ra sự kích thích, thúc đẩy và
phát triển của các quốc gia và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung như sau:
+ Thứ nhất: Văn hoá với hệ thống các thành tố của nó, bao gồm các giá trị
vật chất như máy móc dây chuyền công nghệ, công trình kiến trúc, sản phẩm hàng
hoá và dịch vụ… và các giá trị tinh thần như các phát minh sáng kiến, lối sống, tín
ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật âm thanh, lễ hội, sân khấu tuồng chèo
kịch, nghề thủ công ngôn ngữ, văn chương, nhiếp ảnh, điện ảnh… chính là “kiểu”
sống của một dân tộc nhất định; nó là lối sống đặc thù và rất ổn định của dân tộc
ấy. Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nếu kiểu sống của dân
tộc phù hợp với các yếu tố của văn minh (thường có nguồn gốc ngoại sinh); phù
hợp giữa hiện đại và truyền thống thì văn hoá sẽ cổ vũ, tăng cường cho sự phát
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 4 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
triển kinh tế - xã hội. Trái lại, khi truyền thống không phù hợp và chống lại hiện
đại, khi đó văn hoá sẽ trở thành lực lượng kìm hãm quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, kìm hãm sự phát triển.

+ Thứ hai: Văn hoá có thể trở thành một nguồn lực, sức mạnh tinh thần vô
hình nhưng vô cùng mạnh mẽ đối với sự phát triển của xã hội. Đây là nguồn lực
tồn tại tiềm ẩn trong mỗi cá nhân cũng như cộng đồng dân tộc. Nhưng tại thời
điểm đặc biệt - khi xuất hiện nguy cơ đối với sự tồn vong của quốc gia dân tộc -
nếu Nhà nước có một ý chí lớn và sự khôn ngoan biết đánh thức, khơi dậy và phát
huy sức mạnh văn hóa thì sẽ tạo ra được một động lực rất mạnh mẽ thúc cả đất
nước đi lên.
+ Thứ ba: Các loại hình văn hoá nghệ thuật, các sản phẩm văn hoá hữu hình
và vô hình nếu được khai thác và phát triển hợp lý sẽ tạo ra sự giàu có về đời sống
vật chất và tinh thần của quốc gia, tạo động lực phát triển xã hội.
c) Văn hoá là linh hồn và hệ điều tiết của sự phát triển:
Vai trò của các Nhà nước là lãnh đạo và quản lý sự phát triển kinh tế- xã
hội của quốc gia. Để thực hiện vai trò này, Nhà nước phải định ra đường lối, kế
hoạch, mô hình và các chiến lược phát triển của quốc gia. Trong các công việc và
quá trình này, văn hoá đóng vai trò là “tính quy định” của sự phát triển, là nhân tố
cơ bản mà Nhà nước cần phải dựa vào để tạo lập và vận hành một mô hình phát
triển, một kiểu phát triển quốc gia mà nó cho là tốt nhất hay tối ưu nhất.
Nhân tố văn hóa có mặt trong mọi công tác, hoạt động xã hội và thường tác
động tới con người một cách gián tiếp, vô hình tạo ra các khuôn mẫu xã hội. Do
đó, văn hoá đóng vai trò điều tiết, dẫn đắt sự phát triển thể hiện ở mọi mặt của đời
sống xã hội: Chính trị, hành chính Nhà nước, phát triển kinh tế, giáo dục, ngoại
giao…sự định hướng và tác động của văn hoá sẽ mạnh mẽ hơn,hiệu quả hơn nếu
Nhà nước tổ chức nghiên cứu tìm ra hệ thống các giá trị văn hoá của dân tộc và
chính thức phát huy, phát triển bản sắc của dân tộc trong mọi mặt và quá trình phát
triển xã hội.
Như vậy, có hai quyền lực khác nhau cùng lãnh đạo quá trình phát triển xã
hội:
- Quyền lực chính trị của Nhà nước được tập chung trong sức mạnh của
pháp luật có tính cưỡng chế, trực tiếp, hiệu lực nhanh…
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 5 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
- Quyền lực của văn hoá dân tộc được tập chung trong một hệ thống các giá
trị, có tính tự giác, gián tiếp, truyền thống, hiệu lực của nó thường chậm nhưng
được duy trì lâu dài.
Trong thực tế, mối quan hệ giữa hai lực lượng lãnh đạo - lực hướng dẫn xã
hội này thường diễn ra theo ba trường hợp chính sau đây:
- Với những nền chính trị phi nhân tính, tàn bạo; với những sự lãnh đạo bất
hợp lý, thổi phồng, bóp méo và chà đạp lên nền văn hóa dân tộc, hoặc trái với các
giá trị văn hoá phổ quát của loài người thì sự tồn tại của Nhà nước đó sẽ rất ngắn
ngủi, nhưng đồng thời, hậu quả và thảm kịch mà nó gây ra cho xã hội thường hết
sức to lớn và lâu dài. Điển hình cho trường hợp này là chế độ phát xít Hítle ở Đức,
nhà nước của bọn Khơme đỏ ở Campuchia…
- Khi sự lãnh đạo có thể hợp lý về mặt kinh tế hay chính trị nhưng đi ngược
với văn hoá thì lợi ích mà xã hội thu được có thể không bù đắp được cho những
thiệt hại về văn hoá - chính là về chất lượng sống và sự phát triển của nhân dân. Ví
dụ: Chính sách công nghiệp hoá, chính sách phát triển kinh tế bằng mọi giá mà
không chú trọng tới việc bảo vệ môi trường sinh thái của một số Nhà nước
Phương Tây đã đảm bảo được nhu cầu vật chất trước mắt nhưng ô nhiễm môi
trường càng ngày càng nghiêm trọng, các truyền thống xã hội tốt đẹp không duy
trì, từ đó sẽ dẫn đến không đạt được các lợi ích lâu dài.
- Sự lãnh đạo chính trị hoà hợp với nguồn lực văn hoá thì sẽ tạo ra một văn
hóa chính trị tốt đẹp, sự phát triển kinh tế phù hợp với các giá trị chân - thiện- mỹ
của văn hóa. Trong trường hợp này văn hoá sẽ có vai trò vừa là động lực vừa là hệ
điều tiết xã hội. Hiệu quả điều tiết xã hội của văn hoá sẽ cao khi các giá trị văn hoá
thấm sâu vào chính trị, khi sự lãnh đạo của Nhà nước không đi chệch khỏi quỹ đạo
của văn hoá; nói cách khác, khi kiểu lãnh đạo của Nhà nước hoà hợp và cộng
hưởng với kiểu sống và các giá trị của nhân dân được kết tinh trong văn hoá.
Có thể nói, văn hóa đóng vai trò điều tiết và dẫn dắt sự phát triển của toàn
xã hội, điều này được thể hiện ở mọi mặt của đời sống như chính trị, hành chính
Nhà nước, phát triển kinh tế, giáo dục, ngoại giao… Do đó, văn hoá thường tác

động tới con người một cách gián tiếp thông qua các khuôn mẫu xã hội. Đồng
thời, sự định hướng và tác động của văn hóa sẽ mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao hơn
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 6 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
nếu Nhà nước tổ chức nghiên cứu tìm ra các hệ thống giá trị của dân tộc, chính
thức phát huy các bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển xã hội.
2.1.2 Khái niệm về doanh nghiệp
2.1.2.1 Các quan điểm
a) Quan điểm nhà tổ chức: doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện,
máy móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt một mục đích.
b) Quan điểm lợi nhuận: doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, thông qua
đó, trong khuôn khổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất
khác nhau, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu
khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm.
c) Quan điểm chức năng: doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh
nhằm thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.
d) Quan điểm lý thuyết hệ thống: doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành
trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sự tác động tương
hỗ lẫn nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà nhà nước đặt ra cho hệ
thống kinh tế đó nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội.
=> Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo ra sản
phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa
hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng
của người tiêu dùng.
2.1.2.2 Những đặc điểm họat động của doanh nghiệp nói chung
- Mang chức năng sản xuất kinh doanh.
- Tối đa hóa lợi nhuận là mục têu kinh tế cơ bản, bên cạnh các mục tiêu xã
hội.
- Phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

2.1.2.3 Các loại hình doanh nghiệp
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 7 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành
lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực
hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội do nhà nước giao.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp mà trong đó, tài sản của nó là thuộc
sở hữu một cá nhân duy nhất.
Công ty cổ phần đây là loại hình doanh nghiệp mà các thành viên sẽ cùng
góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình
góp vào công ty. Có 02 hình thức công ty chính là công ty trách nhiệm hữu hạn và
công ty cổ phần. Ngoài ra còn có một hình thức công ty khác là công ty dự phần.
Công ty loại này không có tài sản riêng, không có trụ sở riêng và thông thường
hoạt động của nó dựa và tư cách pháp nhân của một một trong các thành viên.
Hợp tác xã là 01 tổ chức kinh tế tự chủ do người lao động có nhu cầu và lợi
ích chung tự nguyện cùng góp vốn đầu tư, góp sức lập ra theo qui định của pháp
luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực
hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.3 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
Trong một xã hội rộng lớn, mỗi Doanh nghiệp được coi là một xã hội thu
nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hoá lớn, xã hội nhỏ (Doanh nghiệp) cũng cần xây dựng
cho mình một nền văn hoá riêng biệt. Nền văn hoá ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời
cũng là một bộ phận cấu thành nền văn hoá lớn. Như Edgar Schein, một nhà quản
trị nổi tiếng người Mỹ đã nói: “ Văn hoá Doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là
một bước tiến của văn hoá xã hội, là tầng sâu của văn hoá xã hội. Văn hoá Doanh
nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ
chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra nếu toàn bộ nền sản xuất đều
được xây dựng trên một nền văn hoá Doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất
sẽ vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay”.

Ông Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa
ra định nghĩa như sau: “ Văn hoá Doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu
tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức
tạo thành nền móng sâu xa của Doanh nghiệp”.
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 8 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Văn hoá Doanh nghiệp
là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những
thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã
biết”.
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định
nghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “ Văn hoá công ty là
tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong
quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và sử lý các vấn đề với môi trường xung
quanh”
Các khái niệm trên đều đã đề cập đến những nhân tố tinh thần của văn hoá
Doanh nghiệp như: Các quan niệm chung, các giá trị, các huyền thoại, nghi thức…
của Doanh nghiệp nhưng chưa đề cập đến nhân tố vật chất-nhân tố quan trọng của
văn hoá Doanh nghiệp.
Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống
nghiên cứu logic về văn hoá và văn hoá kinh doanh, văn hoá Doanh nghiệp được
định nghĩa như sau: “Văn hoá Doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hoá
được Doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh
doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của Doanh nghiệp đó”.
2.2 Các đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam được hình thành là một phần quan trọng
của văn hoá Việt Nam được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác
mà chúng ta cần gìn giữ và bồi đắp tiếp trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại
hóa hiện nay và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hóa doanh nghiệp nước ta
tiếp thu những nhân tố văn hóa trong kinh doanh hình thành qua nhiều năm của

các nền kinh tế hàng hóa trên thế giới, đồng thời tíêp thu và phát huy những tinh
hoa văn hóa trong kinh doanh của cha ông, vận dụng phù hợp với đặc điểm của xã
hội ngày nay, đó là hiện đại hóa truyền thống đi đôi với sự truyền thống hóa hiện
đại.
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ giá trị văn hóa
truyền thống bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến những hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, đó là những khái niệm về thời gian, mối quan hệ cá
nhân, cá nhân và động lực nhóm, các vấn đề về giới tính, và tuổi tác.
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 9 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
2.2.1 Đặc điểm khái niệm về thời gian
Giống như hầu hết người châu Á, Việt Nam có một khái niệm thời gian dài
hơn so với hầu hết người phương Tây. Các bản chất xã hội của truyền thống nông
nghiệp của tập trung vào mùa chứ không phải là ngày hoặc vài tuần, đặc điểm sản
xuất nông nghiệp cần thời gian để thu hoạch và cất giữ làm cho thời gian sản xuất
dài hơn, việc không sử dụng nhiều máy móc hỗ trợ làm cho việc tính thời gian trở
nên càng dài ra, và truyền thống này được cũng cố bởi truyền thống Nho giáo tôn
trọng cho các thế hệ trước đó, người Việt Nam. Những phương thức làm việc này
kéo dài khá lâu đã dần trở thành thói quen khó thay đổi cho đến ngày nay, mặc dù
điều này đang thay đổi phần nào, chúng ta sẽ có cái nhìn dài hơn về thời gian
nhưng còn ở mức tương đối, vì vậy đã làm cho hiệu qủa công việc không thật sự
cao lên được nhưng nó lại mang lại cho ta sự kiên nhẫn đó là sự kiên nhẫn trong
cuộc sống cá nhân cũng như trong kinh doanh.
2.2.2 Đặc điểm mối quan hệ cá nhân
Sự lịch sự trong giao tiếp giúp cho mối quan hệ trong xã hội tránh được
những sự xung đột, sự đúng đắn và lịch sự đóng một vai trò quan trọng trong mối
quan hệ cá nhân. Hình thức này làm giảm sự không chắc chắn xung quanh giữa
các cá nhân với nhau, trong kinh doanh nền tảng tập trung vào chuyên môn cá
nhân, đánh giá năng lực cá nhân thông qua thông qua giao tiếp để tạo nên sự quen
thuộc đơn thuần là cố gắng để hiểu bạn tốt hơn. Xã hội Việt Nam bao gồm một

mạng lưới kết nối với nhau các mối quan hệ cá nhân, tất cả các nơi làm nghĩa vụ
của cả hai bên . Những nghĩa vụ lẫn nhau là nền tảng của trật tự xã hội tại Việt
Nam, để họ được thực hiện rất nghiêm túc.Điều này tạo nên niềm tin hay sự tín
nhiệm , nó tác động đối với các mối quan hệ lâu dài.
2.2.3 Đặc điểm cá nhân và động lực nhóm
Bản thân là một phần của một tập thể lớn, thường tập trung vào gia đình và
dòng tộc . Nhu cầu cá nhân được coi là phụ thuộc vào những người trong gia đình
hoặc tổ chức của họ. Phù hợp với một mục tiêu quan trọng định mức gia đình và
xã hội. Mục tiêu cuối cùng của tất cả các tương tác cá nhân là sự hòa hợp, chứ
không phải bất hòa.
2.2.4 Đặc điểm giới tính
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 10 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Với bề ngoài bình đẳng phù hợp với hệ tư tưởng Mác-xít, nhưng vẫn còn
đó mối quan hệ gia trưởng, thái độ của nam giới chiếm ưu thế trong hoạt động
kinh doanh được cho là dễ thấy. Vì vậy, khi phụ nữ Việt Nam giữ vị trí chủ chốt,
họ là đối tôn trọng vị trí, ngay cả nếu như không phải là trường hợp trong cuộc
sống cá nhân của họ. Mặt khác, các chuyên gia phụ nữ nước ngoài được chấp nhận
tại Việt Nam, đặc biệt nếu họ có địa vị cao trong công ty của họ hoặc danh tiếng
chuyên nghiệp mạnh mẽ.
2.2.5 Đặc điểm tuổi
Giống như các nền văn hóa Nho giáo khác, người Việt Nam tin rằng tôn
trọng người cao tuổi là một nhân đức hồng y. Tuổi thể hiện kinh nghiệm và sự
khôn ngoan. Các thành viên lâu đời nhất của một đoàn đại biểu nước ngoài thường
nhận được tôn trọng cao, bất kể vị trí xếp hạng chính thức của họ.Hệ quả của việc
quá tôn trọng tuổi tác taọ nên sự khó khăn trong việc cho những người trẻ trẻ tuổi
thể hiện năng lực của mình, đặc biệt là khi nói đến chuyên môn kinh doanh hoặc
đưa ra những quyết định quan trọng. Mặc dù thái độ này có thể thay đổi nhưng vẫn
còn hạn chế nhất định.
Từ những đặc điểm trong lối văn hóa ở trên đã hình thành xu hướng phát

triển doanh nghiệp chung như sau:
 Quản lý theo cung cách “thuận tiện”. Các DNVN phần lớn đều phát triển từ
loại hình công ty gia đình nên giai đoạnđầu được quản lý theo kiểu “thuận
tiện”:Mang nặng dấu ấn của người sáng lập, quản lý vì kết quả không theo quy
trình,quy phạm.Giám đốc nhúng tay vào hầu hết các quyết định lớn nhỏ của công
ty. Nhân viên ít có tính sáng tạo, chỉ làm theo những chỉ dẫn của người chủ.Đưa
người thân vào nắm những vị trí trọng yếu trong công ty. Tuy nhiên, chính phong
cách này đã giúp cho DNVN nhanh chóng vượt qua những khó khăn gây bởi chính
sách thay đổi, biết năm bắt cơ hội mới như tăng mạnh giao thương với Mỹ.
 Coi trọng việc xây dựng “quan hệ”. Đa phần các công ty VN đều coi trọng
việc xây dựng quan hệ, xem đó là vũ khí cạnh tranh lợi hại. Theo cuộc điều tra xã
hội học ở TP.HCM cho thấy : 41% đồng ý với quan điểm “trong kinh doanh không
biết nhờ vả, chạy chọt thì chẳng làmđược gì hết” ; 57% cho rằng “quen biết rộng
nhiều khi quan trọng hơn năng lực”. Quan hệ ở đây là quan hệ với giới chức có
quyền hay đối tác có thể đem lại cơ hội kinh doanh chứ không phải quan hệ hội
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 11 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
đoàn. Các quan chức, ngược lại, cũng thường góp tay lập nên các công ty một nhà
để làm sân sau cho mình nhằm tư lợi nhờ quyền hạn của mình.
 Doanh nghiệp Việt Nam thường có tầm nhìn ngắn hạn. Doanh nghiệp Việt
Nam thích các thương vụ đem lại lợi ích ngay chứ ít chịu xâydựng quan hệ với
tầm nhìn dài hạn. Một liên doanh lỗ liên tục trong 03 năm đầu tiên hoạt động là
chuyện bình thườngở nơi khác nhưng ở Việt Nam thì sẽ bị cáo buộc là “bên nước
ngoài cố ý lỗ để thôn tính đối tác trong nước”.
 Doanh nghiệp Việt Nam ít sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh/làm việc
chưa có tínhchuyên nghiệp. Ít chịu chi tiền làm nghiên cứu thị trường, cho là tốn
kém vô ích. Ít khi nhờ đến công ty quảng cáo chuyên nghiệp mà thường tự loay
hoay tự thiết kế quảng cáo. Có thể bắt nhân viên dịch một hợp đồng dù biết nhân
viên mình năng lực kém chứ không nghĩ đến chuyện nhờ công ty dịch thuật
chuyên nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam rất đặc trưng cho loại hình văn hóa “nói

vậy mà không phải vậy” ( giao tiếp mang tính ôn hòa/tránh xung đột trực diện
trong quan hệ/luôn có ý thức giữ thể diện). Khi đàm phán, doanh nhân VN thường
chú ý đến các yếu tố phi ngôn ngữ để tìm hiểu ý đồ của đối tác. Trong khi các
doanh nhân phương Tây chú ý đến nghĩa đen của cuộc thương lượng hay chữ
nghĩa/điều khoản trong hợp đồng. Doanh nghiệp Nước ngoài sẽ trả lời “không”
với các đề nghị của phía đối tác dễ dàng thì DNVN thường nói “chúng tôi sẽ xem
xét vấn đề này” / “chúng tôi sẽ liên lạc với ông/bà ngay khi có quyết định cụ
thể” nhằm làm tránh tổn thương đến đối tác /ảnhhưởng đến mối quan hệ sau này.
 Doanh nghiệp Việt Nam không lấy tiêu chí lợi nhuận hay chiếm lĩnh thị
trường làm mục tiêu hoạt động. Họ thường chia sẻ các mục tiêu hơi có vẻ “ lý
tưởng “ như làm một điều gì đó cho xã hội, là đem lại gái trị mới như các vụ đua
tranh nhau đấu giá 01 vật phẩm nào đó với giá cực cao được đưa ra để làm từ thiện
trên truyền hình. Sa đà vào việc “đa dạng hóa ngành nghề, dịch vụ” ; “ tập đoàn đa
ngành” ….
GVHD: THS. TRƯƠNG HÒA BÌNH 12 SVTH: NGUYỄN ANH KIỆT

×