Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.92 KB, 4 trang )

Việc xác định vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn
ở Việt Nam không chỉ là vấn đề ý thức, tư tưởng mà còn là vấn đề thực tiễn
nhằm tạo điều kiện cho công đoàn phát huy năng lực của mình trong hệ thống
chính trị ở Việt Nam; tích cực tham gia vào việc giải quyết các vấn đề thiết thực
có liên quan đến đời sống công nhân, viên chức, lao động, thực hiện tăng trưởng
kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Do đó, em đã lựa chọn đề bài:
“Phân tích vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt
Nam” làm bài tập cá nhân tuần của mình.
1. Vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam:
Nhìn lại lịch sử, công đoàn đã ra đời từ những thập niên cuối thế kỷ
XVIII, khi mà nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, cơ chế tự do cạnh tranh
đang bộc lộ rất nhiều khuyết tật. Công đoàn ra đời vì yêu cầu lợi ích của công
nhân, lao động và để thống nhất lực lượng giai cấp công nhân, đấu tranh cho sự
phát triển xã hội. Và ngày nay, ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường
phát triển, có rất nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức từ thiện hoạt động
nhưng chỉ có tổ chức công đoàn mới trực tiếp tham gia giải quyết quan hệ lao
động. Ở Việt Nam, vị trí, vai trì của công đoàn được thừa nhận trên phạm vi toàn
xã hội. Điều 10 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Công
Đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ, cùng với
cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi
của cán bộ công nhân viên chức và những NLĐ khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của
các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân viên chức và
những NLĐ khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Điều 1 Luật công đoàn ngày 30/6/1990 cũng khẳng định: “Công đoàn là
tổ chức chính trị rộng rãi của giai cấp công nhân và NLĐ Việt Nam tự nguyện lập
ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống
chính trị của xã hội Việt Nam, là trường học CNXH của NLĐ”.
Như vậy, công đoàn trước hết là tổ chức xã hội mang tính tự nguyện, hình
thành nên sự đồng lòng của những NLĐ. Quyết định có hay không tham gia vào
tổ chức công đoàn là phụ thuộc vào ý chí chủ quan của NLĐ vì “NLĐ có quyền


thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn” (k2 Đ7 Bộ luật lao động).
Là tổ chức xã hội, nên công đoàn bình đẳng với các tổ chức xã hội khác
nhưng công đoàn đồng thời là tổ chức chính trị nên có vị thế đặc biệt hơn nhiều
so với nhiều tổ chức xã hội khác. Điều này khẳng định rõ ràng hơn trong Nghị
quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VI: “Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản
thành phố Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là những đoàn thể chính
trị - xã hội của giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân do Đảng lãnh đạo, là
người đại diện, bảo vệ lợi ích và quyền làm chủ của nhân dân, tham gia quản lú
nhà nước và là trường học CNXH của đoàn viên, hội viên và là nòng cốt của
phong trào cách mạng quần chúng”.
2. Chức năng của tổ chức công đoàn Việt Nam:
Trên cơ sở quy định tại Điều 2 Luật công đoàn năm 1990, công đoàn có
những chức năng sau:
Thứ nhất, chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính
đáng của NLĐ: Đây là chức năng cơ bản và trọng tâm hàng đầu của tổ chức công
đoàn trong cơ chế thị trường hiện nay. Sở dĩ xác định như vậy bởi lẽ lợi ích,
trước hết là lợi ích vật chất là mục tiêu và động lực trực tiếp cho mọi hành vi của
con người. Chính vì vậy, NLĐ ra nhập công đoàn trước hết và chủ yếu là để
được chăm lo về đời sống, để được bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của
họ sau mới đến vấn đề khác. Chức năng bảo vệ hiện nay còn được xác định là
chức năng hàng đầu còn vì ở chỗ nhà nước ta đang thực hiện chính sách hội nhập
kinh tế, tất yếu dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ trong các đơn vị này là quan hệ trao đổi,
mua bán sức lao động nên khó tránh khỏi sự lạm dụng, bắt buộc. Do vậy, sự
tham gia của tổ chức đại diện lao động – tổ chức công đoàn nhằm tạo ra tương
quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ là hết sức cần thiết
Thứ hai, chức năng đại diện và tổ chức NLĐ tham gia quản lý kinh tế - xã
hội, quản lý nhà nước: Chức năng này của công đoàn được biểu hiện ở việc công
đoàn tham gia với nhà nước xây dựng và thực hiện chương trình phát triển kinh

tế xã hội, cơ chế quản lý, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp của NLĐ.
Thứ ba, chức năng tổ chức, giáo dục, vận động NLĐ: Giáo dục công đoàn
là làm cho NLĐ nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của công dân, nâng cao ý
thức phấn đấu, bồi dưỡng kiến thức, năng lực nghề nghiệp, kiến thức pháp luật
để từ đó củng cố kỉ luật lao động, xây dựng ý thức tự nguyện, tự giác trong lao
động. Đồng thời, công đoàn giáo dục NLĐ vững tin vào con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội đã lựa chọn, luôn tỉnh táo, cảnh giác đấu tranh với những khuynh
hướng sai lầm, cơ hội.
3. Nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam:
+ Tham gia với cơ quan nhà nước và đại diện của NSDLĐ thảo luận các vấn đề
về quan hệ lao động.
+ Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động.
+ Đại diện cho tập thể lao động kí kết thỏa ước lao động tập thể.
+ Tham gia xây dựng nội quy(quy chế) lao động, xử lí kỷ luật lao động, trách
nhiệm vật chất và chấm rứt hợp đồng lao động.
+ Tổ chức và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ.
+ Đại diện và tham gia trong việc giải quyết xung đột, tranh chấp lao động và
các cuộc đình công.
Ở Việt Nam hiện nay, công đoàn được định nghĩa bằng luật, công đoàn là
tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và và của người lao
động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội
Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động" (Điều 1 khoản 1
Luật Công đoàn 1990).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động, Nxb CAND, Hà Nội,
2009.
2. Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam năm1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001).

3. Luật công đoàn ngày 30/6/1990.
4. Bộ luật lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007.

×