Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Công ước của liên hợp quốc về luật biển (Ký ngày 10/12/1982 tại Montego Bay có hiệu lực ngày 16/11/19940)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.5 KB, 9 trang )

I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong một xu thế phát triển kinh tế mới các năm gần đây của các quốc gia, thì mối
quan tâm phát triển kinh tế biển đang được chú trọng và quan tâm, mạnh về biển.
Nhưng chính vì những lợi ích to lớn từ biển cả như thế mà đã có những xung dột giữa
quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các quốc gia, sự không dung hòa lợi ích đã làm nảy sinh
một vấn đề cần phải ra đời 1 vùng đặc quyền kinh tế mang 1 quy chế pháp lý cụ thể đề
dung hòa được lợi ích về khai thác đánh bắt thủ hai sản hay quyền của quốc gia ven
biển và các quốc gia khác…. Và cụ thể qua sự thỏa thuận thống nhất ý kiến thì cuối
cùng vùng đặc quyền kinh tế đã ra đời và được quy ước cụ thể trong “Công ước của liên
hợp quốc về luật biển (Ký ngày 10/12/1982 tại Montego Bay có hiệu lực ngày
16/11/19940)”.
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Khái niệm: Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải, đặt
dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần V –Vùng đặc quyền kinh tế theo công
ước luật biển 1982, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, các
quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia đều do các quy định thích hợp của
Công ước điều chỉnh. Vùng biển này có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường
cơ sở dung để tính chiều rộng lãnh hải (trong đó có 188 hải lý thuần túy mang tính chất
của cùng đặc quyền kinh tế). Vùng này chỉ có thể trở thành hiện thực thông qua tuyên
bố đơn phương hay thỏa thuận của các quốc gia hữu quan, chứ nó không mặc nhiên tồn
tại.
A: Sự hình thành-Lợi ích giữa các quốc gia được dung hòa.
1. Hình Thành:
Sau Thế chiến thứ hai, khoảng chiều rộng lãnh hải ba hải lý đã trở nên lỗi thời khi
mà nhiều nước ven biển kiên quyết đấu tranh vì những quyền lợi kinh tế, an ninh để mở
rộng lãnh hải. Tuy nhiên đánh dấu cho sự thay đổi cho sau này bắt nguồn từ tuyên bố
của Tổng thống Truman về nghề đánh cá ven bờ trong 1 số vùng biển bên ngoài lãnh
hải 3 hải lý, nước Mỹ đề nghị thiết lập một “ vùng bảo tồn 1 phần nhất định biển cả kế
cận với bờ biển Hoa Kỳ nơi các hoạt động đánh cá đã và đang được phát triển trong
tương lai tới một mức độ quan trọng”. Và tiếp sau việc tuyên bố này là 1 loạt các tuyên
bố, các yêu sách khác liên quan, các xung đột liên quan đến lợi ích giữa các quốc gia và


cuối cùng kết quả là sự ra đời của 1 vùng mang tên Đặc Quyền Qinh Tế dung hòa lợi
ích của các bên.
Hội nghị luật biển lần thứ 3 của Liên Hợp Quốc, kéo dài 9 năm( 1973-1982) đại
diện có thẩm quyền của 117 quốc gia (bao gồm cả Việt Nam). Hội nghị dùng một quy
trình đồng thuận thay cho bỏ phiếu lấy đa số. Công ước Luật biển 1982 ra đời dưới sự
thỏa thuận, ký kết của các quốc gia. Thiết lập vùng đặc quyền kinh tế với chiều rộng
200 hải lí, góp phần làm thay đổi trật tự kinh tế quốc tế trên biển những thập kỷ cuối thế
kỉ XX.
Trong Công ước 1958 thì dường như không tìm thấy khái niệm tương đồng với
khái niệm vùng đặc quyền kinh tế như đã được thừa nhận trong công ước 1982. Hình
thành về mặt truyền thống là con đường pháp điển hóa các tập quán. Hình thành về mặt
thực tiễn, bắt nguồn từ hành vi mang tính chất đơn phương, khởi đầu tuyên bố của tổng
thống Mỹ Truman đưa ra một tuyên bố về nghề cá ven bờ trong trong 1 số vùng biển cả.
2. Lợi ích dung hòa giữa các quốc gia khi hình thành qua thỏa thuận:
Việc hình thành vùng đặc quyền kinh tế còn được giải thích từ 1 điểm mang
tính chất cốt lõi là sự không thống nhất của nhóm nước về nội dung các quyền trong
vùng nước này. (Các nước thứ 3 nhất là các nước Châu Mỹ la tinh chủ trương lãnh hải
hóa vùng nước ven bờ có bề rộng 200 hải lý, dưới tên gọi vùng biển di sản, lãnh hải di
sản, loại bỏ quyền tự do hang hải và các quyền tự do biển cả khác, còn các cường quốc
hang hải chủ trương hạn chế tối đa sự mở rộng quyền lực của quốc gia ven biển ra
ngoài biển cả nhằm bảo vệ các quyền tự do biển cả truyền thống. Một số nước khác
cũng yêu sách về một vùng đánh cá đặc quyền) Theo như quan niệm ban đầu tồn tại
vùng đặc quyền kinh tế là để tạo ra một hình thức có giới hạn đối với cột nước và thềm
lục địa, nhưng không bao hàm quyền kiểm soát đối với giao thông đường biển, đường
hang không và đặc biệt không có ý nhằm mở rộng lãnh hải của nước ven biển: Liên Xô,
Mỹ và một số nước tỏ ra ngại về việc khái niệm vùng đặc quyền kinh tế khi đã trở nên
phỏ biến sẽ dẫn đến hệ quả mở rộng ranh giới lãnh hải. Các nước Á- Phi, chính sách mở
rộng biển thể hiện mức độ mềm dẻo nhất định, mang tính chất cân bằng 2 cực.
Để đi đến 1 lợi ích chung phù hợp cân bằng giữa các bên. Dưới sự thỏa thận kí kết
Công ước 1982 ra đời là kết quả của sự nhượng bộ lẫn nhau giữa trường phái quan niệm

về bảo tồn các vùng biển truyền thống của cộng đồng quốc tế với trường phái tiến ra
biển của các quốc gia ven biển. Hàng loạt quốc gia ven biển kể cả những nước không
tham gia công ước 1982 cũng lần lượt đưa ra tuyên bố yếu sách về vùng đặc quyền kinh
tế của mình.
- Sự ra đời của vùng của 1 vùng biển có quy chế pháp lý mới phục vụ nhu cầu sử
dụng và khai thác biển của các quốc gia, vùng biển mà quốc gia ven biển có quyền chủ
quyền cũng như quyền tài phán. Thể hiên sự dung hòa lợi ích giữa các quốc gia.
B: Sự dung hòa lợi ích giữa các quốc gia trong quá trình hoàn thiện về cách
xác định và quy chế pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế.
Điểm đặc trưng của vùng đặc quyền kinh tế là trong khi dành cho họ nước ven biển
những chủ quyền thì luật biển quốc tế cũng đảm bảo để các quốc gia khác( trong đó bao
gồm cả quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý có được những quyền nhất định,
bao gồm chủ yếu nhóm quyền tự do biển cả truyền thống( trừ quyền đánh cá truyền
thống) và quyền tham gia khái thác tài nguyên sinh vật. Sự cân bằng này song hành giải
quyết hai vấn đề đặt ra trong quy chế của vùng đặc quyền kinh tế, đó là: mở rộng quyền
chủ quyền của nước ven bờ 1 cách có giới hạn đề đảm bảo cho lợi ích chính đáng của
nước ven biển và đảm bảo tính ổn định tương đối của biển cả và vùng, là nơi mà lợi ích
chung của cộng đồng cần được tôn trọng.
1. Quá trình hoàn thiện cách xác định, quy chế pháp lý vùng đặc quyền kinh tế.
Với bề rộng tối đa là 200 hải lí ( rộng 200 hải lý bởi sau tuyên bố Truman mộy số
nước có dòng chảy Humbolt cách bờ khoảng 200 hải lý, ngoài khơi Chile, Peru,
Equateur rất giàu hải sản . Vì vậy các nước này đã yêu sách vùng lãnh hải rộng trùm
nên dòng chảy. Yêu sách bề rộng 200 hải lý có tính huyền thoại này đã trở thành quy tắc
mang tính thế giới) kể từ đường cơ sở trong đó có 188 hải lí thuần túy mang tính chất
của vùng đặc quyền kinh tế. Thực tiễn trong khoảng thời gian từ năm 1972-1976 có 42
vùng đặc quyền kinh tế được thiết lập, từ năm 1979-1985 có 30 vùng đặc quyền kinh tế
nữa được thiết lập và 22 quốc gia tuyên bố vùng đánh cá, đến năm 1996 có 96 vùng
đặcq uyền kinh tế rộng 200 hải lý, 14 vùng đánh cá 200 hải lý và 4 vùng đánh cá có bề
rộng ít hơn 200 hải lý. Khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế đã trở thành khái niệm có
giá trị tập quán trước khi công ước luật biển 1982 có hiệu lực.

Có thể nhận thấy, đặc quyền kinh tế là vùng biển có bản chất pháp lí hỗn hợp, bởi
trên đó vừa tồn tại quyền chủ quyền của quốc gia ven biển, vừa tồn tại quyền tự do biển
cả được thừa nhận trong công ước quốc tế. Chính bản chất này đã tạo nên một vùng
biển mang tính chất đặc thù, sự đặc thù thể hiện ở hai phương diện, tạo sự tương đồng
giữa các nhóm lợi ích khác nhau ngay ở trong vùng đặc quyền kinh tế.
Thể hiện đặc trưng của vùng đặc quyền kinh tế là nhóm lợi ích có liên quan đến
nước ven biển, nhằm dành cho nước này sự thụ hưởng đặc quyền về khai thác tài
nguyên của vùng đặc quyền kinh tế. Đặc quyền này cho thấy sự khác biệt giữa vùng đặc
quyền kinh tế và vùng đánh cá trong công ước 1958 là vùng không xác định được bề
rộng lãnh hải( trong khi vùng đặc quyền kinh tế được thừa nhận rõ là không quá 200 hải
lí kể từ đường cơ sở), vùng đánh cá giới hạn quyền lực của quốc gia ven biển đối với tài
nguyên sinh vật trong lòng cột nước của vùng. Sự ghi nhận của công ước 1958 về vùng
đánh cá chủ yếu là nhằm khai thác tài nguyên sinh vật và quyền này trên thực tế bị ảnh
hưởng rất nhiều bởi quyền đánh cá truyền thống là quyền tự do đánh cá của tất cả các
quốc gia bên ngoài lãnh hải, trong khi tiến hành các hoạt động đánh cá ở biển cả, các
tàu đánh cá không phải tuân thủ pháp luật của bất kì quốc gia nào, trừ pháp luật mà tàu
đó mang cờ. Những tuyên bố về vùng biển rộng 200 hải lý mang tính chất khác nhau có
quốc gia tuyên bố đó là lãnh hải, vùng biển di sản..đã gây ra nhiều xung đột bởi những
cách xác định mang tính chất là đem tất cả lợi ích cho quốc gia ven biển 1 cách quá lớn
mà loại bỏ hết quyền của các quốc gia khác. Trong khi vùng đặc quyền kinh tế cùng với
sự đòi hỏi về lợi ích về tài nguyên sinh vật..với bề rộng 200 hải lý dưới sự thỏa thận kí
kết của nhiều quốc gia để đi đến một lợi ích công bằng cho các bên. Quyền tài phán
được thiết lập trong vùng đặc quyền kinh tế theo công ước 1982 là đảm bảo quan trọng
để có sự mở rộng thực sự quyền chủ quyền của quốc gia ven biển mà không đơn thuẩn
là sự ưu tiên mang tính hình thức như vùng đánh cá trong công ước trước đây.
2: (Quyền chủ quyền) -Tài nguyên và lợi ích.
Vấn đề tài nguyên cá là nội dung quan trọng của quy chế pháp lý vùng đặc
quyền kinh tế nhiều loài cá di chuyển qua các vùng biển nằm dưới quyền tài phán của
nhiều quốc gia, rất ít loài cá sống cố định tại 1 vùng biển đặc tính này dẫn đến vấn đề
pháp lý. Thứ nhất; nếu quốc gia đánh bắt quá mức các loại cá trong vùng đặc quyền

kinh tế của mình thì sẽ tác động đến sản luợng đánh bắt cá của các quốc gia liên quan.
Thứ hai; Các quốc gia liên quan có nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo tồn và phát triển các
đàn cá có đặc tính nêu trên.
-Việc xác định tổng lượng tài nguyên cá được phép khai thác vì có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế ( Điều 61 công ước
1982: Bảo tồn các nguồn lợi sinh vật “Quốc gia ven biển ấn định khối lượng đánh bắt có
thể chấp nhận được đối với các tài nguyên sinh vật ở trong vùng đặc quyền về kinh tế
của mình….” Điều 62 của công ước 1982 Khai thác tài nguyên sinh vật; khoản 2 điều
này có ghi “Quốc gia ven biển xác định khả năng của mình trong việc khai thác các tài
nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế. Nếu khả năng khai thác đó thấp hơn
tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận thì quốc gia ven biển cho phép các quốc gia
khác, qua điều ước hoặc các thỏa thuận khác và theo đúng các thể thức, điều kiên, các
luật và quy định nói ở khoản 4, khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt...”).
Việc quốc gia ven biển phải thực hiện phân bổ lượng cá thừa (khi đã công bố lượng cá
thừa) 1 cách thiện chí vì không thể vừa công bố có cá thừa lại vừa ban hành các quy
định để loại bỏ việc tiếp cận nguồn cá thừa của nước ngoài.
Quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế cũng đề cập đến lợi ích của các quốc
gia không có biển và quốc gia bất lợi về địa lý ( Điều 69 CƯ 1982 Quyền của quốc gia
không có biển. Điều 70 CƯ 1982 Quyền của quốc gia bất lợi về địa lý ). Những quyền
này của quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý là quyền pháp lý nhưng lại
không có tính chất đương nhiên. Trong vùng đặc quyền kinh tế của cả các quốc gia phát
triển và quốc gia đang phát triển, thì các quốc gia phát triển không có biển hoặc bất lợi
về mặt địa lý sẽ chỉ có quyền “tham gia khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc
quyền kinh tế của các quốc gia phát triển ở trong cùng phân khu vực hay khu vực” (điều
64 khoản 4) mà thôi. Những trường hợp không có nguồn cá thừa, nhưng việc đánh bắt
toàn bộ khối lượng cho phép thực hiện trong sự hợp tác với quốc gia khác thì quốc gia
ven biển phải có những biện pháp thích hợp cho phép các quốc gia đang phát triển
không có biển hay không thuận lợi về mặt địa lí tham gia một cách thích hợp vào các xí
nghiệp chung hay những thỏa thuận tương tự khác với những điều kiện thỏa đáng( Điều
69 khoản 3, Điều 70 khoản 4) Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa đặc quyền khai thác tài

nguyên sinh vật của nước ven biển và cá vấn đề cân bằng lợi ích của các quôc gia khác
ở vùng biển gần bờ này.
Đối với tài nguyên không sinh vật ( tài nguyên nước, khoáng sản, tài nguyên du
lịch...). Cũng như đặc quyền đối với tài nguyên sinh vật, đặc quyền của quốc gia ven
biển có thể được chia sẻ với quốc gia khác. Quốc gia khác có thể được phép xây dựng,
khai thác và sử dụng các đảo nhân tạo, các công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của
nước ven biển nhưng tuân theo các quy định và luật lệ của nước ven biển.

×