Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.59 KB, 19 trang )

A.Mở Bài
Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân,
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân
sự nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong sản xuất, kinh
doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của giao dịch dân sự, Bộ
luật dân sự (BLDS) nước ta đã quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ và tương đối
hoàn thiện về việc xác lập, thực hiện cũng như các điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự. Các quy định đó của BLDS đã tạo ra hành lang pháp lý thông
thoáng và an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự, tạo nên sự ổn định
của các quan hệ tài sản trong quá trình phát triển kinh tê – xã hội của đất nước,
góp phần vào quá trình hội nhập khu vực và thế giới.
Trong các giao dịch dân sự ở nước ta đã xảy ra không ít các vụ việc tranh
chấp trong giao dịch mà đặc biệt là vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu. Thực tiễn
giải quyết tại Toà án nhân dân (TAND) thì vấn đề giải quyết các hậu quả của
giao dịch dân sự vô hiệu không thuần tuý chỉ căn cứ vào quy định của BLDS
mà nó còn phụ thuộc và nhiều yếu tố trong thực tế mà đôi khi không được quy
định trong BLDS. Quá trình thực hiên BLDS bên cạnh các mặt tích cực thì
không thể tránh khỏi những thực trạng còn tồn tại. Mà phải kể đến số lượng các
vụ tranh chấp về dân sự ngày càng tăng, trong đó các giao dịch dân sự vô hiệu
do vi phạm về điều kiện có hiệu lực của giao dịch chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
Việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết các hậu quả pháp lý của nó
để lại là một vấn đề còn rất nhiều tranh cãi.
Với bài làm đề tài: “Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu” em hi vọng có thể phần bào một phần nào
đó làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm pháp lý về giao dịch dân sự, làm rõ chế định
1
giao dịch dân sự vô hiệu trong chế định chung về giao dịch vè căn cứ pháp lý
xác định giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch


dân sự vô hiệu. Đồng thời từ thực trạng của các giao dịch dân sự nói chung và
giao dịch dân sự vô hiệu nói riêng còn đang tồn tại ở nước ta em sẽ đưa ra một
số ý kiến riêng nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về giao dịch dân sự ở
nước ta.
2
B. Nội Dung:
I. Giao dịch dân sự và giao dịch dân sự có hiệu lực:
1, Giao dịch dân sự:
Theo Điều 121 BLDS 2005 :“Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý dơn
phương hoặc hợp đồng của cá nhân, pháp nhân hoặc của các chủ thể khác nhằm
làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dưt quyền và nghĩa vụ dân sự”
2. Giao dịch dân sự có hiệu lực:
Tuy nhiên không phải bất cứ hành vi pháp lý nào đều là giao dịch dân sự
hợp pháp. Một giao dịch muốn được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền,
nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó thì hành vi của người tham gia giao dịch phải
trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Theo pháp luật Việt Nam thì giao dịch
muốn được pháp luật dân sự công nhận và bảo vệ phải đáp ứng đầy đủ các điều
kiện quy định tại Điều 122 BLDS 2005 đó là:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hôi.
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện để có hiệu lực của giao dịch
trong trường hợp pháp luật có quy định.”
2.1. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự: “người” ở đây
bao gồm các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Các chủ thể này tham
gia giao dịch dân sự phải có năng lực hành vi dân sự:
Đối với cá nhân: Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhát giưax ý chí
và bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Chỉ những người có năng lực

hành vi mới có ý chí riêng và nhận thức đuợc hành vi của họ để có thể tự mình
xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, đồng thời phải tự
chịu trách nhiệm trong giao dịch. Cho nên, giao dịch dân sự do các nhân xác lập
3
chỉ có hiệu lực nếu phù hợp với mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân (từ
điều 17 đến điều 23 BLDS năm 2005)
“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành
vi của mình xác lập , thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự” (theo Điều 17
BLDS 2005) ….
Tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng có năng lực hành vi dân sự hoàn
toàn mà có trường hợp có những cá nhân bị hạn chế, hoặc chỉ nó năng lực hành
vi dân sự một phần thì trường hợp này cần có những người đại diện cho họ
đứng ra để đảm bảo cho họ trong giao dịch dân sự.
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ
trường hợp họ bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi, tuyên bố hạn chế năng
lực hành vi. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đuợc toàn quyền xác lập
mọi giao dịch dân sự.
+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa
đầy đủ khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại
diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các
giao dịch dân sự trong phạm vi tài sản riêng mà họ có, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác (lập di chúc phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý
…)
+ Những người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi không đuợc
phép xác lập giao dịch. Mọi giao dịch dân sự của những người này đều do
người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Còn đối với các chủ thể khác: pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Các chủ
thể này tham gia giao dịch dân sự thông qua người đại diện của họ. Tuy nhiên

pháp nhân chỉ tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của pháp nhân. Hộ gia đình chỉ được tham gia các giao dịch dân sự liên quan
đến quyền sử dụng đất, đền hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số
4
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh khác theo qui định của pháp luật (Điều 106
BLDS 2005). Tổ hợp tác chỉ được tham gia các giao dịch dân sự liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ được xác định trong hợp đồng hợp tác
(Điều 111 BLDS 2005).
2.2. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hôi:
Mục đích tức là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác
lập giao dịch dân sự nào đó.
Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã
cam kết, thỏa thuận trong giao dịch.
Tất cả nội dung và mục đích của bất kì một giao dịch dân sự nào đều phải
phù hợp vơi pháp luật không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội để bảo
đảm quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia giao dịch dân sự và giao
dịch dân sự mới có hiệu lực.
2.3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện:
Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí, và bày tỏ ý chí,
cho nân tự nguyện bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí,
thiếu một yếu tố đó không còn là tự nguyện. các bên tham gia giao dịch phải
hoàn toàn tự nguyện: tự do, tự nguyện câm kết, thỏa thuận, vi phạm sự tự
nguyện chính là vi phạm thỏa thuận, và vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc tự do,
tự nguyên cam kết, thỏa thuận được quy định tại Điều 4 BLDS 2005.
2.4. Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật:
Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao
dịch, Thông qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết
đuợc nội dung của giao dịch đã xác lập. Hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong tố tụng dân sự. Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã,

đang tồn tại giữa cá bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi
phạm xảy ra.
5
Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
bằng hành vi cụ thể. Người xác lập giao dịch có quyền lực chọn hình thức của
giao dịch đó. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì pháp luật mới có yêu cầu
về hình thức buộc các chủ thể phải tuân thủ thao (yêu cầu phải lập thành văn
bản, phải có chứng nhận, chứng thực, đăng ký, xin phép). Trong trường hợp
pháp luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải
được Công chứng nhà nước chứng nhân, được chứng thực, đăng ký hoặc phải
xin phép thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 124 BLDS năm 2005)
II. Giao dịch dân sự vô hiệu:
1. Khái Niệm:
Theo Điều 127 BLDS 2005 thì: “Giao dịch dân sự không có một trong các
điều kiện được qui định tại Điều 122 của bộ luật này thì vô hiệu”.
Ví phạm các điều khoản tại Điều 122 thì giao dịch sẽ không có giá trị pháp
lý ngay từ thời điểm ký kết nêu giao dịch chưa được thực hiện hoặc đang thực
hiện thì không còn được thực hiện nữa, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu
và hoàn trả cho nhau những điều đã nhận. Như vậy ta khẳng định rằng chỉ
những giao dịch dân sự hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các
bên và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Những quy định về sự vô hiệu của
gia dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương xã
hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và nhà nước; bảo
đảm an toàn pháp lý chủ cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.
Giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 127 đến Điều
138 của BLDS 2005.
2. Các loại giao dịch dân sự vô hiệu:
Giao dịch dân sự vô hiệu có thể phân thành 2 nhóm chính: Vô hiệu tuyệt
đối ( vô hiệu đương nhiên); vô hiêu tương đối (do toà án tuyên). Sự phân loại
nêu trên có cơ sở dựa vào một số đặc điểm khác biệt chung thể hiện bản chất

của hai khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối. Thú
nhất là sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch, vô hiệu tuyệt đối thì mặc
6
nhiên bị coi là vô hiệu, còn vô hiệu tương đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà
chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của người co quyền, lợi ích liên quan và
bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Thứ hai là sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố
giao dịch vô hiệu. Đối với các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn
yêu cầu Tòa nán tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế. Còn đối với các
giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên
bố giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác
lập (Điều 136 BLDS năm 2005). Riêng trường hợp vô hiệu do vi phạm các quy
định bắt buộc về hình thức cũng thuộc nhóm vô hiệu tuyệt đối, nhưng theo quy
định của Điều 136 BLDS năm 2005 thì thời hạn yêu cầu tuyên bố vô hiệu là hai
năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập. Thứ ba, giao dịch dấn ự thuộc trường
hợp vô hiệu tueyetj đối có thể bị vô hiệu không phụ thuộc vào quyết định của
Tòa án mà đường nhiên không có giá trị. Còn đối với giao dịch dân sự vô hiệu
tương đối, thì quyết định của Tòa án là cơ sở làm cho giao dịch trở nên vô hiệu.
Thứ tư là sự khác biệt về mục đích. Các trường hợp pháp luật quy định giao
dịch vô hiệu tuyệt đối nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích công, còn các trường
hợp pháp luật quy định vô hiệu tương đối nhằm mục đích bảo vệ lợi ích cho
chính các chủ thể tham gia giao dịch.
Vô hiệu tuyệt đối: các trường hợp sau bị coi là vô hiệu tuyệt đối:
+) Khi vi phạm các điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Điều 128
BLDS 2005)
+) Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che dấu một giao
dịch khác, hoặc trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ 3. (Điều 129 BLDS 2005)
+) Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ những qui định của pháp
luật (Điều 134 BLDS 2005)
Vô hiệu tương đối khi có các trường hợp sau:
+) Khi giao dịch được xác lập bởi người chưa thành niên, người mất năng

lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 130 BLDS
2005)
7

×