Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số điểm bất cập về thủ tục tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề của vụ án và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.29 KB, 9 trang )

§Ò sè 19
Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường
hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong
vụ án và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................1
I. Thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa
thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án...........................................................1
1. Thủ tục tại tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về
các vấn đề trong vụ án......................................................................................................................2
1.1.Các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề trong vụ án................2
1.2.Trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau thông qua thủ tục hòa giải tại Tòa án. ......2
BÀI LÀM
Trong tố tụng dân sự, việc các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc
giải quyết các vấn đề của vụ án được pháp luật khuyến khích bởi nó góp phần làm
cho các tranh chấp dân sự được giải quyết nhanh chóng, ổn định các quan hệ xã
hội. Đồng thời khi các đương sự thỏa thuận được với nhau thì nguy cơ đổ vỡ các
mối quan hệ xã hội sẽ được giảm đi, lại có thể làm giảm những chi phí phát sinh từ
tố tụng dân sự cho các chủ thể trong hoạt động này.
I. Thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong trường hợp
các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong
vụ án.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân, các đương sự có thể thỏa thuận với
nhau về việc giải quyết các vấn đề của vụ án và thỏa thuận này được pháp luật tôn
trọng. Cơ sở pháp lý để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về các vấn đề cần
giải quyết trong vụ án là quyền tự định đoạt của đương sự quy định tại khoản 2
Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS): “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân
1
sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa
thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.
1. Thủ tục tại tòa án cấp sơ thẩm trong trường hợp các đương sự thỏa thuận


được với nhau về các vấn đề trong vụ án.
Trong giai đoạn sơ thẩm vụ án dân sự, các đương sự có thể tự thỏa thuận với
nhau về việc giải quyết vụ án, tuy nhiên việc thỏa thuận này cũng có thể có sự
tham gia của Tòa án thông qua thủ tục hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án.
1.1. Các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề trong
vụ án.
Trường hợp các đương sự tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục
giải quyết vụ án thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (điểm đ
khoản 1 Điều 192 BLTTDS)
Trong trường hợp sau khi thụ lý vụ án, trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm
các đương sự tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Tòa
phải lập biên bản về sự thỏa thuận đó và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự theo quy định tại Điều 187 BLTTDS (mục 7 Phần I Nghị quyết
01/2005/NQ-HĐTP).
Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đương sự thỏa thuận với nhau về
việc giải quyết vụ án thì tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, pháp luật tố tụng cũng tạo
điều kiện để các đương sự thương lượng với nhau. Theo quy định về thủ tục hỏi tại
phiên tòa dân sự sơ thẩm thì trong trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau về
việc giải quyết vụ án và sự thỏa thuận này là tự nguyện, không trái pháp luật, đạo
đức xã hội thì Hội đồng xét xử công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải
quyết vụ án (điều 220 BLTTDS), quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay khi ban
hành. Đây là điểm mới quan trọng của BLTTDS so với các văn bản trước đây của
Việt Nam về thủ tục tiến hành phiên tòa dân sự sơ thẩm.
1.2. Trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau thông qua thủ tục hòa
giải tại Tòa án.
Nói tới vấn đề thỏa thuận của các đương sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
thẩm vụ án dân sự, chúng ta không thể không nói đến thủ tục hòa giải tại tòa án
2
cấp sơ thẩm bởi đây là một hoạt động rất quan trọng trong giai đoạn này, đồng thời
hoạt động này có sự chủ động tham gia của tòa án trong việc giúp đỡ các bên thỏa

thuận với nhau.
1.2.1. Ý nghĩa của thủ tục hòa giải vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm.
Về mặt tố tụng: nếu việc hoà giải thành sẽ giúp Toà án không phải mở phiên
toà xét xử sơ thẩm, giảm bớt một giai đoạn trong quá trình tố tụng, tránh được việc
kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại và góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc của Nhà
nước và các bên đương sự. Trong trường hợp hoà giải không thành thì công tác
hoà giải cũng giúp Thẩm phán nắm vững hơn về tình tiết vụ án và khúc mắc của
đương sự, từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết đúng đắn hơn.
Về mặt kinh tế: việc hoà giải thành sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cho đương
sự cũng như cho Toà án.
Về mặt xã hội: Trong các thủ tục tố tụng thì hoà giải là thủ tục thể hiện rõ
nét quyền tự định đoạt của các đương sự. Tại đó, đương sự có quyền thương lượng,
đưa ra những yêu cầu, đề nghị với đương sự khác, có quyền chấm dứt vụ án hoặc
tiếp tục kéo dài… Thông qua hoà giải, các đương sự có điều kiện để nắm vững
những vấn đề pháp lý có liên quan đến vụ tranh chấp, về quyền và nghĩa vụ của
mình, từ đó rút ra cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời có thể
tránh được hậu quả đáng tiếc xảy ra khi các quan hệ pháp luật đang tranh chấp bị
đổ vỡ. Việc hoà giải thành giúp Toà án giải quyết được mâu thuẫn giữa các đương
sự, góp phần xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, đảm bảo cho các quan hệ xã
hội phát triển lành mạnh.
1.2.2. Phạm vi và nội dung hòa giải vụ án dân sự.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì thủ tục hòa giải dân sự tại tòa án
cấp sơ thẩm là một thủ tục bắt buộc và là trách nhiệm của tòa án: “Trong thời hạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc
không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này”
(khoản 1 Điều 180 BLTTDS). Như vậy, theo quy định của điều luật này thì tòa án
3
phải tiến hành hòa giải khi giải quyết hầu hết các vụ án dân sự, chỉ trừ những vụ án
thuộc trường hợp mà pháp luật quy định không được hòa giải hoặc không tiến

hành hòa giải được.
Theo Điều 181 BLTTDS thì những vụ án dân sự không được hòa giải gồm hai
trường hợp: Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; những
vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Còn
theo Điều 182 BLTTDS, những vụ án không tiến hành hòa giải được bao gồm các
trường hợp: Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình
vắng mặt; đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng;
đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân
sự.
1.2.3. Nguyên tắc tiến hành hòa giải.
Trong quá trình tiến hành hòa giải, tòa án phải tuân thủ chặt chẽ những
nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Theo khoản 2 Điều 180 BLTTDS, việc hòa
giải vụ án dân sự phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ
lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù
hợp với ý chí của mình.
- Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái
đạo đức xã hội.
1.2.4. Thủ tục tiến hành phiên hòa giải.
Theo quy định tại Điều 184 BLTTDS, thành phần phiên hòa giải bao gồm:
Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải; thư ký tòa án ghi biên bản hòa giải; các đương
sự trong vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Trong một vụ án có nhiều
đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hoà giải, nhưng các đương sự có
mặt vẫn đồng ý tiến hành hoà giải và việc hoà giải đó không ảnh hưởng đến quyền,
nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hoà giải giữa các đương
sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hoà giải để có mặt tất cả các
4
đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hoà giải. Trong phiên hòa
giải sẽ có người phiên dịch nếu đương sự không biết tiếng Việt.
Trước khi tiến hành phiên hòa giải, Toà án phải thông báo cho các đương sự,

người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên
hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải (Điều 183 BLTTDS). Cũng theo quy
định tại Điều 185 BLTTDS thì khi tiến hành hoà giải, thẩm phán chủ trì phiên hòa
giải phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến
việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích
hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về
việc giải quyết vụ án. Như vậy, Tòa án giải thích cho các đương sự hiểu rõ các quy
định pháp luật có liên quan, đồng thời đóng vai trò là người trung gian để giúp các
bên thương lượng với nhau về việc giải quyết vụ án mà không can thiệp vào nội
dung sự việc các đương sự cần thỏa thuận. Nói cách khác, trong phiên hòa giải vụ
án dân sự, việc hòa giải thành hay không thành chủ yếu phụ thuộc vào thiện chí
của các bên tranh chấp và tòa án chỉ đóng vai trò giúp đỡ các bên thương lượng,
giải quyết các tranh chấp.
Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề cần giải quyết
trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành, trong đó nêu rõ nội dung tranh
chấp và những nội dung các bên đã thỏa thuận được. Biên bản này là căn cứ để
Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Theo quy định tại
Điều 187 BLTTDS, khi hết thời hạn bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải
thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì thẩm phán
chủ trì phiên hòa giải hoặc một thẩm phán được Tòa án phân công ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ
ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi
quyết định đó cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp.
Theo mục 7 Phần II, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC số
02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục
giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự, thì Tòa án chỉ
5

×