Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống hoa thược dược nhập nội và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật tới giống golden emblem tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.44 MB, 123 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





NGUYỄN THỊ THU THÙY




ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA THƯỢC DƯỢC NHẬP NỘI
VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT TỚI GIỐNG GOLDEN EMBLEM
TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ





HÀ NỘI, 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ THU THÙY




ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA THƯỢC DƯỢC NHẬP NỘI
VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT TỚI GIỐNG GOLDEN EMBLEM
TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI


CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ NGÀNH :
60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS: NGUYỄN QUANG THẠCH




HÀ NỘI, 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày … tháng …năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Thùy
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường trong quá trình
nghiên cứu.
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Quang
Thạch, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn
tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Hoàng Minh Tấn, người đã có những
cố vấn về mặt khoa học hết sức xác đáng cho bản Luận văn của tôi.
Tôi xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Nông học - Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng
như hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, kỹ sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Hoa cây cảnh – Viện Nghiên cứu Rau Quả đã tạo điều kiện cho tôi về vật
chất và thời gian trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Để hoàn thành nghiên cứu này tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ và
giúp đỡ của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn
những tình cảm quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng …năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Thùy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình ix
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Giới thiệu chung về cây hoa thược dược 4
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố 4
2.1.2 Phân loại 4
2.1.3 Giá trị kinh tế 5
2.1.4 Giá trị sử dụng 6
2.1.5 Một số đặc điểm của hoa thược dược 7
2.1.6 Các giống hoa thược dược 9

2.2 Tình hình sản xuất hoa thược dược trên thế giới và ở Việt Nam 10
2.2.1 Tình hình sản xuất hoa thược dược trên thế giới. 10
2.2.2 Tình hình sản xuất hoa thược dược ở Việt Nam 12
2.3 Tình hình nghiên cứu về hoa thược dược trên thế giới và ở Việt Nam 13
2.3.1 Tình hình nghiên cứu về hoa thược dược trên thế giới 13
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.2 Tình hình nghiên cứu hoa thược dược ở Việt Nam 17
3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu 27
3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
3.2 Nội dung nghiên cứu 28
3.3 Phương pháp nghiên cứu 29
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 29
3.3.2 Số liệu khí tượng 31
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 31
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 33
3.3.5 Quy trình kỹ thuật áp dụng 33
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa
của các giống thược dược nghiên cứu 34
4.1.1 Đặc điểm hình thái của các giống hoa thược dược nghiên cứu 34
4.1.2 Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thược dược nghiên cứu 35
4.1.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của các giống hoa thược
dược nghiên cứu 42
4.1.4 Tình hình sâu bệnh hại trên các giống thược dược nghiên cứu 46
4.2 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển, năng suất và
chất lượng hoa của giống Golden Emblem 49

4.2.1 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ sống sau trồng và thời gian sinh
trưởng của giốngGolden Emblem 49
4.2.2 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao của
giống Golden Emblem 50
4.2.3 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống Golden Emblem 52
4.2.4 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa của giống Golden
Emblem 53
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

4.2.5 Hiệu quả kinh tế của giống Golden Emblem khi trồng ở các thời vụ
khác nhau 55
4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng hoa đối với giống Golden Emblem 56
4.3.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
của giống Golden Emblem 56
4.3.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và
chất lượng của giống Golden Emblem 57
4.4 Ảnh hưởng của phân bón gốccó tỷ lệ NPK khác nhau đến sinh trưởng,
phát triển và chất lượng hoa đối với giống Golden Emblem 59
4.4.1 Ảnh hưởng của phân bón gốc có tỷ NPK khác nhau đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống Golden Emblem 59
4.4.2 Ảnh hưởng của phân bón gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến thời gian
sinh trưởng của giống Golden Emblem 61
4.4.3 Ảnh hưởng phân bón gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến năng suất và
chất lượng hoa của giống Golden Emblem 62
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
5.1 Kết luận 65
5.2 Đề nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 70









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CC : Chiều cao
CCC : Chiều cao cây
CD : Chiều dài
CT : Công thức
CTV : Cộng tác viên
CV : Hệ số biến động
ĐC : Đối chứng
ĐK : Đường kính
GA3 : Axít gibberellic
HD : Hình dạng
HH : Hữu hiệu
LSD
0,05
: Giới hạn nhỏ nhất sai khác có ý nghĩa khi so sánh ở xác suất 95%

NXB : Nhà xuất bản
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TB : Trung bình
TGST : Thời gian sinh trưởng
TLS : Tỷ lệ sống
TT : Thứ tự
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

2.1 Cơ cấu sản xuất hoa cắt cành năm 2001 ở Cộng hòa Séc 11
3.1 Tên các giống thược dược trồng thí nghiệm 27
4.1 Một số đặc điểm hình thái của các giống hoa thược dược 34
4.2 Tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh của các giống thược dược nghiên cứu 36
4.3 Thời gian sinh trưởng của các giống thược dược nghiên cứu 37
4.4 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống thược dược
nghiên cứu 38
4.5 Động thái ra lá của các giống thược dược nghiên cứu 41
4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất hoa của các giống thược dược nghiên cứu 43

4.7 Chất lượng hoa của các giống thược dược nghiên cứu 44
4.8 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống thược dược nghiên cứu 47
4.9 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến tỷ lệ sống và thời gian qua các giai
đoạn sinh trưởng của giống Golden Emblem 50
4.10 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao của
giống Golden Emblem 51
4.11 Các yếu tố cấu thành năng suất hoa của các giống thược dược nghiên cứu 53
4.12 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa của giống Golden
Emblem 54
4.13 Hiệu quả kinh tế của giống Golden Emblem trồng ở các thời vụ khác
nhau (tính cho 100m2) 55
4.14 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều
cao của giống Golden Emblem 56
4.15 Ảnh hưởng của các phân bón lá đến năng suất và chất lượng của
giống Golden Emblem 58
4.16 Ảnh hưởng của phân bón gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến động thái
tăng trưởng chiều cao của giống Golden Emblem 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

4.17 Ảnh hưởng của phân bón gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến thời
giansinh trưởng của giống Golden Emblem 62
4.18 Ảnh hưởng của phân bón gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến năng suất
và chất lượng của giống Golden Emblem 63












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC HÌNH



STT Tên hình Trang

4.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống thược dược nghiên cứu 39
4.2 Động thái tăng trưởng số lá/cây của các giống thược dượcnghiên cứu 42
4.3 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao của
giống Golden Emblem 52
4.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều
cao của giống Golden Emblem 57
4.5 Ảnh hưởng của phân bón gốc có tỷ lệ NPK khác nhau đến động thái
tăng trưởng chiều cao của giống Golden Emblem 61























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hoa không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, có giá trị về thẩm mỹ mà còn có
giá trị kinh tế cao. Hoa đã trở thành một sản phẩm đặc biệt, có vị trí quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới hiện có rất nhiều loài hoa đang được sản xuất thương mại. Tùy
thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu, mỗi nước chọn trồng và phát triển một số chủng
loại hoa để mang lại nguồn thu cho ngành sản xuất, thương mại của quốc gia.
Hoa thược dược (Dahlia variabilis Desh) là loài hoa đẹp, đa dạng về màu sắc
nên được trồng phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới như: Hoa Kỳ, Anh,
Australia, Mexico, Tây Ban Nha,… Đặc biệt hoa thược dược còn được chọn làm
quốc hoa của Mexico.

Thược dược là loại hoa truyền thống được người dân Việt Nam ưa chuộng và
trồng khá phổ biến ở một số vùng chuyên canh hoa như Bắc Giang, Hưng Yên, Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt Tuy nhiên sản xuất hoa thược dược của
nước ta còn manh mún do các giống thược dược trồng ở Việt Nam hiện nay chủ yếu
là các giống hoa cũ, màu sắc không mới lạ, hấp dẫn đặc biệt độ bền hoa thấp và độ
cứng cổ bông yếu nên không được đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Cùng với đó các biện pháp kỹ thuật sử dụng trong sản xuất hoa thược dược hiện nay
đều chỉ áp dụng đối với những giống hoa cũ và dựa vào những kinh nghiệm là chủ
yếu chưa có sự quan tâm nghiên cứu dẫn đến năng suất và chất lượng hoa không
cao. Muốn đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay thì bộ giống hoa thược dược
phải được đổi mới đẹp và đa dạng hơn, các biện pháp kỹ thuật cũng cần phải được
quan tâm nghiên cứu sâu hơn để nâng cao năng suất và chất lượng hoa. Do vậy song
song với công tác nhập nội giống để tuyển chọn ra các giống mới phục vụ cho sản xuất
chúng ta cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phù hợp tạo điều kiện cho giống sinh
trưởng phát triển tốt cho năng suất và chất lượng hoa cao nhất. Xuất phát từ những l ý
do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số giống hoa thược dược nhập nội và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện
pháp kỹ thuật tới giống Golden Emblemtại Gia Lâm – Hà Nội”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng của một số
giống hoa thược dược nhập nội từ đó giới thiệu một số giống có triển vọng đưa vào
khảo nghiệm sản xuất tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, góp phần làm phong phú bộ giống
hoa thược dược cho sản xuất hoa tại Việt Nam.
- Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp cho giống thược dược
Golden Emblem tại Gia Lâm – Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu

- Mô tả một số đặc điểm hình thái của các giống hoa thược dược nghiên cứu.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hoa thược dược
nghiên cứu.
- Đánh giá khả năng chống chịu với sâu bệnh hại của các giống hoa thược
dược nghiên cứu.
- Đánh giá chất lượng hoa và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống hoa
thược dược nghiên cứu.
- Đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển của cây và
xác định được thời vụ trồng phù hợp nhất đối với giống Golden Emblem.
- Xác định được loại phân bón lá thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của
giống Golden Emblem.
- Xác định được loại phân bón qua gốc có tỷ lệ NPK thích hợp để giống
Golden Emblem cho năng suất và chất lượng cao nhất.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị
về đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của một số giống hoa
thược dược mới nhập nội tại Gia Lâm – Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những thông tin cần thiết làm cơ
sở để xây dựng và hoàn thiện quy trình trồng hoa thược dược tại Hà Nội nói riêng
và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về
cây hoa thược dược ở vùng đồng bằng Bắc bộ.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổsung thêm một số giống hoa thược
dược mới cho sản xuất hoa của Việt Nam. Đồng thời qua việc nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật đối với giống hoa thược dược Golden Emblem sẽ làm cơ sở đề xuất

quy trình kỹ thuật sản xuất hoa thược dược cắt cành để tăng hiệu quả sản xuất của
giống hoa này.






















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giới thiệu chung về cây hoa thược dược

2.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Thược dược có tên khoa học là Dahlia variabilis Desh, tên địa phương gốc là
Chichipathi hay Aeocothi. Trong tên khoa học, chữ Dahlia là lấy tên nhà thực vật
học Thụy Điển Andreas Dahl (học trò của Carlvon Linne), ông đã đưa củ thược
dược vào Châu Âu như một loại thức ăn thời bấy giờ. Thược dược có nguồn gốc
từ Mexico ở vĩ độ 20 – 30
0
Bắc, mọc hoang dại ở các đồi gò, các cao nguyên có độ
cao từ 1700 – 1800m so với mặt nước biển. Vào năm 1963 thược dược còn được
chọn làmquốc hoa của Mexico. Bắt đầu từ năm 1979, thược dược được đưa đến trồng
trong cung của các đời vua chúa tại Tây Ban Nha. Do hoa thược dược có nhiều chủng
loại, đẹp, đa sắc màu và được nhiều khách thập phương biết đến nên bắt đầu từ năm
1804, hoa thược dược đã được nhân rộng khắp các nước Châu Âu đặc biệt là Hà Lan.
Từ đó đến nay, hoa thược dược đã được nghiên cứu và lai tạo ra nhiều nhóm có tên
gọi, màu hoa khác nhau và được trồng rộng rãi khắp trên thế giới. Tên khoa học
Dahlia variabilis Desh được đặt vào năm 1829 ở Châu Âu để chỉ những loài thược
dược đang phát triển lúc đó (Trịnh Văn An, 1995).
Thược dược được nhập nội vào Việt Nam đầu thế kỷ XX và ngày càng được
trồng rộng rãi, nhất là ở các thành phố, thị xã, thị trấn. Hoa thược dược thường được
trồng để thu hoa vào dịp tết Nguyên đán nên rất có giá trị (Khuyết danh , 2007).
2.1.2. Phân loại
- Thược dược thuộc bộ Asterales, họ Asteraceae, chi Dahlia. Hiện nay, trên thế
giới có khoảng 30 loài và trên 20.000 giống thược dược (Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng
Thị Sỹ, 2004).
Thược dược được phân loại theo hình dạng hoa và sắp xếp các cánh hoa.
- Hoa thược dược đơn: hoa có một hàng cánh hoa, cây thường có chiều cao
dưới 1m, và đường kính hoa nhỏ hơn 10 cm. Các loại hoa thược dược đơn bao gồm:
đĩa đơn, hoa phong lan, cỏ thân ngỗng và collaretts. Thược dược đĩa đơn thì một
hoa có một vòng cánh hoa cách đều nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5

- Hoa bán kép: có hai hàng cánh hoa xung quanh một đĩa
- Hoa thược dược kép: có nhiều hàng cánh hoa, thân cây tương đối cao và có
hoa lớn. Loại hoa kép cũng được phân loại theo kích thước và hình dạng hoa.
- Thược dược xương rồng: một phần cánh hoa hình ống cong về phía sau hơn
một nửa chiều dài cánh hoa
- Thược dược bán xương rồng: trông giống thược dược xương rồng nhưng
những cánh hoa rộng ở đầu cánh và đường cong của cánh. Cánh hoa chỉ xoăn lại ở
nửa trên của cánh hoa. Tùy từng giống mà độ cong của cánh hoa khác nhau.
- Thược dược trang trí: dạng hoa thường thấy có đường kính từ 20 đến 30cm.
Cánh hoa phẳng đôi khi hơi xoăn lại với nhiều màu sắc.
Thược dược búp tròn: Loại này có những cánh hoa uốn cong từ nhuỵ tới
đài hoa, tạo ra dạng hình như một trái banh, cao từ 60cm đến 1m (Swan Island
Dahlia, 2009).
2.1.3. Giá trị kinh tế
Thực tế sản xuất cho thấy, trồng hoa là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Trên thế giới và ở nước ta trong những năm qua, sản xuất hoa dưới nhiều hình
thức khác nhau như sản xuất hoa cắt, hoa trồng chậu, hoa trồng thảm đều có ý nghĩa
rất lớn trong sự phát triển kinh tế của đất nước.
Theo Vi Quốc Hiển (2003), hộ trồng hai vụ lúa + một vụ Đông trong một
năm giá trị sản lượng bình quân: 19 triệu đồng/ha/năm, trong đó chi phí mất 11,4
triệu đồng/ha/năm, do đó lợi nhuận chỉ đạt được là 7,6 triệu đồng/ha/năm. Còn đối
với các hộ trồng hoa chuyên nghiệp thì bình quân giá trị sản lượng đạt: 118 triệu
đồng/ha/năm, chi phí mất 28 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận đạt 90 triệu
đồng/ha/năm. Như vậy, so với sản xuất lúa + hoa màu/ha/năm thì giá trị sản lượng
hoa tăng gấp 6,2 lần, chi phí tăng gấp 2,5 lần và lợi nhuận tăng 11,8 lần.
Hoa thược dược không những sử dụng làm hoa cắt cành mà còn có thể sử
dụng làm hoa chậu. Ở nước ta hiện nay hoa thược dược vẫn được người tiêu dùng
rất ưa chuộng. Thược dược thường được trồng để thu hoa vào dịp Tết Nguyên Đán

nên có giá trị kinh tế cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

2.1.4. Giá trị sử dụng
Thược dược là một loại cây rất thích hợp để làm cây trang trí cảnh quan và làm
hoa cắt cành. Thược dược có chiều cao trong phạm vi rất rộng (30 -150 cm) và một loạt
các hình dạng và kích thước hoa (5 - 30 cm) nên rất thích hợp để trang trí. Nó cũng bao
gồm nhiều màu như: cam, hồng, tím, đỏ, đỏ tươi, màu vàng, trắng. Một số loài hoa có
kẻ sọc với một màu sắc khác nhau. Thược dược có thể được sử dụng theo nhiều cách.
Trồng trong khu vườn, hoặc sử dụng làm cây cảnh quan tại các khuôn viên trụ sở. Cây
thược dược có ưu điểm là rất dễ chăm sóc và cắt tỉa. Tùy theo điều kiện của từng nơi có
thể lựa chọn loại thược dược cao, trung bình hay lùn hoặc những màu sắc hoa phù hợp
(Nguyễn Xuân Linh và cộng sự, 2000).
Ngoài việc dùng để trang trí thì thược dược còn được sử dụng để làm thuốc.
Tương truyền từ 3.000 năm trước, vào thời Tam Đại, thược dược đã được trồng để
thưởng ngoạn và làm thuốc ở rất nhiều nơi. Thược dược là loài thân thảo, được xếp vào
nhóm thuốc bổ huyết, sử dụng chủ yếu để bồi dưỡng cơ thể.
Các kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy trong dịch chiết cồn của các
loài thược dược có chứa acid gallic và methyl gallate có tác dụng như một chất chống
oxy hóa tế bào. Ngoài ra các chất như transresveratrol, trans-epsilon-viniferin, gnetin
H, suffruticosol A và B được phân lập từ hạt của các loài thược dược có tác dụng trên
một số dòng ung thư trên chuột thí nghiệm trong đó có ung thư gan và ung thư vú. Rễ
của thược dược còn có tác dụng làm hạ cholesterol trong máu, đây là kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học Triều tiên và Nhật bản. Từ rễ thược dược các nhà khoa học ở
Đài Bắc, Trung Quốc còn phân lập được chất paeoniflorin và 8-
debenzoylpaeoniflorin có tác dụng ổn định đường huyết và làm giảm sự hấp thu chất
béo vào cơ thể, nên có ích cho người béo phì và tiểu đường. Các nhà nghiên cứu ở Đại
học Toyama, Nhật Bản còn cho thấy rễ thược dược còn hữu hiệu trong việc phòng

bệnh huyết khối, huyết áp và bệnh tim mạch. Các phụ nữ sử dụng thường xuyên vị
thuốc này (liều 2-4g/ngày) sẽ giúp máu được thanh lọc, được nuôi dưỡng, điều hòa
kinh nguyệt, giảm đau cơ và các cơn đau do co thắt. Nó giúp cho da sáng đẹp, chống
nếp nhăn và người phụ nữ có dung mạo xinh đẹp rực rỡ ví như một đóa hoa thược
dược.
Tóm lại, thược dược loài hoa vừa đẹp vừa quý và đem lại cho ta nhiều lợi ích
nhất là cho phái đẹp (Lê Kim Phụng, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

2.1.5. Một số đặc điểm của hoa thược dược
2.1.5.1. Đặc điểm thực vật học
- Rễ: Rễ thược dược thuộc loại rễ bàng ăn ngang nổi, một số rễ phình to
thường gọi là củ, chứa nhiều chất dự trữ vì vậy, kỹ thuật làm đất cần chú ý lên
luống cao và vun gốc để tạo điều kiện cho rễ phát triển ngang.
- Thân: Thược dược thuộc thân thảo, mọng nước, yếu, có nhiều đốt, trên các
mấu đốt phát sinh cành, lá. Chiều cao thân tùy giống: có giống cao 1,2-1,5m, có
giống thấp 0,2 - 0,3m. Vì thân thược dược yếu, cho nên đối với những loại cây có
thân cao cần vun gốc, bảo vệ chống đổ.
- Lá: Lá mọc đối, lá kép, bản lá to, hình dạng biến đổi tùy giống. Cần chú ý
đặc điểm lá to này để phát huy khả năng quang hợp của lá, nhằm tăng năng xuất,
chất lượng cây.
- Hoa: Hoa có hai loại hoa đơn và hoa kép. Giống hoa đơn còn mang tính
chất của tổ tiên chỉ có một vòng cánh màu sắc cũng đẹp và đa dạng nhưng ít được
ưa chuộng. Giống hoa kép rất đẹp có nhiều hình dáng và màu sắc. Cánh hoa cũng
rất đa dạng về hình thái có loại cánh rối (cánh hoa như bị xé nhỏ), có loại cánh xếp
như tổ ong, có loại cánh xoăn… Điều cần chú ý ở hoa thược dược là bao phấn
thường chín trước nhụy cho nên bao hoa không thể tự thụ phấn được mà phải nhờ
tác nhân đưa phấn từ hoa này sang hoa khác. Vận dụng đặc điểm này để tiến hành

lai tạo lấy hạt gieo trồng sẽ có nhiều giống mới có màu sắc, hình dáng khác nhau.
- Quả: Thuộc loại quả bế, khô, khi chín vỏ quả màu đen. Mỗi quả trung bình có
từ 40 – 60 hạt tùy giống (Nguyễn Khắc Trung, Phạm Minh Thu, 2002).
2.1.5.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa thược dược
- Đất: Thược dược có bộ rễ ăn ngang nên đòi hỏi đất tốt, đất thịt pha hoặc đất
sét pha nhiều màu. Thược dược sẽ phát triển rất tốt trên những loại đất có tầng canh
tác dày từ 30 – 35 cm. Nếu đất có tầng đất canh tác mỏng thì cần phải lên luống cao
để tăng độ sâu cho bộ rễ hoạt động tốt và tăng chất lượng của củ. Ngoài ra, độ pH
của đất phải trung tính, pH = 6-7 là thích hợp nhất. Ở độ cao 800 – 1500m so với
mặt biển, thược dược phát triển tốt, màu sắc hoa đậm đà (Jiang Qing Hai,2004;
Sanjay Chaurasia, 2007).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

- Ánh sáng: Thược dược là cây ưa sáng vì vậy ánh sáng mặt trời rất quan
trọng để thúc đẩy cây sinh trưởng và ra hoa. Cây thược yêu cầu thời gian chiếu sáng
tối thiểu từ 8 - 10 giờ ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng tán xạ. Nếu trồng ở nơi có
nhiều ánh sáng không những cây tốt, nhiều hoa, hoa to, màu sắc hoa tươi, đậm đà
hơn mà củ cũng dễ bảo quản hơn, qua mùa sau củ ít bị thối. Ở nơi thiếu ánh sáng thì
cây vống cao, yếu, dễ bị đổ, hoa nhỏ, nở hoa không tập chung, củ khó bảo quản, dễ
bị thối. Ngoài ra, ở những vùng có 4 mùa thì cần chú ý phải che giảm ánh sáng vào
mùa hè hoặc trồng ở nơi có cây bóng mát, tránh ánh sáng trực tiếp (Jiang Qing Hai,
2004; Sanjay Chaurasia, 2007).
- Nhiệt độ: Thược dược ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình không cao
quá 30
0
C và không thấp dưới 10
0
C. Cây thược dược phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ
20 – 30

o
C. Nếu trồng thược dược ở khu vực có nhiệt độ ban ngày luôn vượt quá
32
o
C cần làm mát vào buổi chiều bằng cách tưới nước sẽ cải thiện chất lượng hoa
(Andy Hankins, 2009).
- Ẩm độ: Đối với cây thược dược độ ẩm đất từ 60 – 70% là tốt nhất. Nếu ẩm độ
đất cao trên 80% cây mọc khỏe, lá nhiều tuy nhiên thân cành yếu, dễ đổ gãy và thối củ.
- Nguồn nước: Cây thược dược không chịu được điều kiện nhiều nước, nơi
có mạch nước ngầm cao sẽ làm thối củ. Nếu đất có mạch nước ngầm cao hoặc là
liên tục ướt thì cần chú ý đến hệ thống thoát nước hoặc phải nâng độ cao của luống
(Swan Island Dahlia, 2009).
- Phân bón: Cũng như hầu hết các loại cây hoa thời vụ khác, thược dược cần
tỉ lệ N:P:K cân đối, rất ưa phân bắc, nếu bón đầy đủ và cân đối màu hoa sẽ tươi đậm
và rực rỡ hơn. Tuy nhiên có nhiều giống như Đỏ Cờ, nhiều phân quá, cây to mập
cho hoa kém, giống Cánh Sen, thiếu phân hoặc bón ít không cho hoa được và hay bị
bệnh. Nếu tỷ lệ N cao bộ lá sẽ phát triển mạnh, nhưng củ dễ bị thối khi bảo quản.
Nên tăng tỷ lệ K để cây chống được rét, chống hạn và tạo nhiều đường bột cho củ
(Khuyết danh, 2007).

Tóm lại: Điều kiện sinh thái thích hợp đối với thược dược là: thời tiết mát mẻ,
nhiều ánh sáng, đất tốt, phân đủ, đất trồng thoát nước tốt (Jiang Qing Hai, 2004).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

2.1.6. Các giống hoa thược dược
Thược dược được phân thành một số loại sau:
+ Thược dược xương rồng (Dahlia Caetus): cánh hoa cuộn tròn, dài ống và
chĩa ra từng cánh nhọn, hoa to rất đẹp.

+ Thược dược cánh dẹt (Dahlia Graceland)
+ Thược dược tổ ong (Dahlia Ponyron): hoa dạng tròn rất đều đặn, cánh hoa
tạo thành hình những lỗ tổ ong.
+ Thược dược lùn nhiều màu và sặc sỡ, chịu thời tiết bất thuận, cây khỏe.
+ Thược dược lai (Dahlia Hybrids)
Hiện nay có rất nhiều giống hoa thược dược trồng ở Việt Nam với rất nhiều
màu sắc đa dạng và phong phú. Sau đây là một số giống phổ biến.
- Thược dược Vàng: Vàng đậm, vàng nhạt (vàng lụa), vàng cánh cuốn.
Thược dược vàng đậm, vàng nhạt cây cao, hoa to, đường kính hoa 7 – 10 cm,
cánh rộng, xòe. Thược dược cánh cuốn cây thấp, hoa nhỏ, đường kính hoa 5 – 7 cm,
cánh cuốn trông như tai chuột.
Cả ba giống hoa này đều có đặc tính là dài ngày, trồng sớm được, kém
chịu rét.
- Thược dược Trắng:
+ Trắng sữa: cây thấp, hoa to, đường kính hoa 20 - 30 cm, ít hoa.
+ Trắng trong: cây cao, hoa to, đường kính hoa trung bình từ 15 - 20cm.
Đặc tính hai giống hoa trên là dài ngày, chịu nắng kém, khó bảo quản giống.
- Thược dược Đỏ: Đỏ cờ, đỏ thẫm.
Cây cao, hoa to, đường kính hoa từ 12 – 15 cm, cánh hoa xòe.
Đặc tính là dài ngày chịu rét, khó bảo quản giống.
- Thược dược Nhung: Cây cao, hoa to, đường kính hoa từ 12 – 15cm, cánh
rộng màu đỏ đậm, phớt đen.
Đặc tính là dài ngày, chịu rét.
- Thược dược Cánh Sen: Cánh sen đậm, cánh sen nhạt
Cây cao, hoa to, đường kính hoa từ 12 – 15cm, cánh xòe. Đặc tính là dễ
trồng, ngắn ngày, trồng sớm muộn đều được, chịu hạn, chịu rét.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

- Thược dược Biến: Cây cao, cánh hoa màu đỏ có viền trắng, đường kính hoa

từ 12 – 15cm, dài ngày, khó trồng, khó bảo quản giống.
- Thược dược Da Cam: Cây cao, hoa có đường kính từ 15 – 20, cánh hoa
rộng, dài (màu giống vỏ quả cam chín nên gọi là thược dược da cam)
Đặc tính là dài ngày, khó trồng, ít hoa, khó bảo quản giống.
- Thược dược Tím: Cây thấp, hoa nhỏ, đường kính từ 6 – 8 cm. Cánh hoa cuốn,
màu tím (Khuyết danh, 2011).
Như vậy có thể nói hoa thược dược đã được trồng ở Việt nam từ rất lâu, các
giống chủ yếu là các giống địa phương, và một số giống di thực từ nước ngoài về
bằng nhiều con đường khác nhau (thương mại, du lịch ). Chủng loại đa dạng và
phong phú, kỹ thuật trồng chủ yếu do kinh nghiệm tập quán canh tác cũ.
2.2. Tình hình sản xuất hoa thược dược trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa thược dược trên thế giới.
Thược dược là một trong những loại hoa được người tiêu dùng ưa chuộng
do có nhiều chủng loại, đẹp, đa sắc màu. Bắt đầu từ năm 1804, hoa thược dược đã
được nhân rộng khắp các nước Châu Âu đặc biệt là Hà Lan. Từ đó đến nay, hoa
thược dược được nghiên cứu và lai tạo ra nhiều nhóm có tên gọi, màu hoa khác
nhau và được trồng rộng rãi khắp trên thế giới.
Hiện nay hoa thược dược cũng được trồng phổ biến nhiều nước trên thế
giới như: Hoa Kỳ, Australia, Mexico, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ấn Độ… (Hai
Quang sưu tầm).
Hà Lan đứng đầu thế giới cả về sản lượng cũng như xuất khẩu hoa, phục vụ
cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm 80 nước trên thế giới. Diện tích trồng thược
dược ở Hà Lan chiếm 30% diện tích trồng hoa tươi. Hàng năm Hà Lan đã xuất khẩu
hoa thược dược cắt cành và hoa thược dược chậu thu về hàng trăm triệu USD mỗi
năm (Virgina state University, 2005).
Mexico là đất nước nổi tiếng bởi hoa thược dược. Hoa thược dược còn đặc
biệt được quan tâm bởi vì nó còn là quốc hoa của nước này. Ở Mexico thược dược
có lịch sử khá dài và được sử dụng bởi người Aztec trong các nghi lễ nhất định. Có
gần 30 loại thược dược đang được trồng phổ biến ở đất nước này. Thược dược được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11

trồng chủ yếu đề thu hoa vào mùa hè và mùa thu. Thược dược thường phát triển ở
các vùng miền núi của Mexico (Emilia Richter, 2007).
Theo điều tra năm 2009 của thì sản xuất hoa cắt cành của Hoa Kỳ có giá trị
trên 400 triệu USD/năm với rất nhiều loại hoa như: Hồng môn, loa kèn, cẩm
chướng, cúc, thủy tiên, lily, cát tường, thược dược, hướng dương… Trong đó hoa
thược dược, hướng dương, cát tường được coi là những loại hoa đặc sản (PennState
University, 2007).

Ở thành phố Jakarta thuộc Indonexia thược dược đứng thứ 6 trong các loại
hoa cắt được sản xuất ở trong nước với sản lượng đạt trên 4 triệu cành/năm (Toto
Sutater and Kusumah Effendie, 2001).
Island là nước sản xuất hoa thược dược lớn nhất. Nghề sản xuất Island phát
triển do nước này đã rất chú trọng vào công tác lai tạo giống mới. Mỗi năm Island
đã lai tạo ra 5-15 giống mới và cung cấp hơn 10.000 cây giống cho sản xuất (Swan
Island Dahlia, 2009).
Ở Cộng hòa Séc hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền và hoa hồng là những loại
hoa quan trọng nhất trong lĩnh vực sản xuất hoa cắt cành. Tuy nhiên cùng với sự
phát triển của những loại hoa cắt này thì những loại hoa cắt cành trồng theo mùa và
có thể trồng ngoài tự nhiên như hoa thược dược, tulip, layơn, thủy tiên cũng đang
được phát triển mạnh mẽ (Luis Guillermo Plata P, 2003).
Bảng 2.1: Cơ cấu sản xuất hoa cắt cành năm 2001 ở Cộng hòa Séc
Loại hoa cắt Sản lượng (Nghìn EUR) Tỷ lệ (%)
Cẩm chướng 1278 32,27
Đồng tiền 1076 27,18
Hồng 733 18,51
Cúc 538 13,60
Lan 36 0,91
Thược dược 32 0,80

Các loại hoa cắt khác 267 6,73
Tổng 3960 100
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Cộng hòa Séc, 2003)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Theo Buschman J.C.M. (2005) Pháp là nước có diện tích trồng hoa cắt cành
là 1.289ha trong đó sản xuất các loại hoa chủ yếu như: Lily, tulip, lay ơn, thược
dược, thủy tiên. Còn Balan có diện tích trồng hoa cắt cành là 335ha và sản xuất chủ
yếu các loại hoa cắt cành là: Tulip, lily, thủy tiên, lay ơn, thược dược.
2.2.2. Tình hình sản xuất hoa thược dược ở Việt Nam
Việt Nam là nước có nghề trồng hoa phát triển từ lâu đời và có điều kiện
khí hậu thời tiết khá thuận lợi để trồng một số loại rau, hoa. Với khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm là điều kiện tốt để nghề trồng hoa phát triển mạnh. Sản xuất hoa ở
Việt Nam đang ngày càng được hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ
(Jiang Quing Hai, 2004).
Hoa thược dược được trồng ở nhiều vùng trồng hoa trên cả nước như: Hưng
Yên, Lục Ngạn - Bắc Giang, Đông Hà - Quảng Trị, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Lạt… Tuy nhiên, diện tích trồng thược dược còn nhỏ và manh mún, chưa đáp ứng
đủ nhu cầu thị trường.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội (2012), diện tích trồng hoa, cây cảnh của nước
ta năm 2011 là 2.009ha, trong đó có 68,9% diện tích (1.350ha trên 42 vùng tập
trung, diện tích 20ha/vùng) tại 18 xã của 5 quận, huyện: Từ Liêm, Mê Linh, Tây
Hồ, Đan Phượng, Thường Tín. Còn lại hoa được trồng phân tán tại các xã, phường,
sản xuất nhỏ lẻ, một số diện tích mới chuyển từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng
hoa. Các chủng loại hoa, cây cảnh chính của Hà Nội là hoa hồng 770ha, chiếm
38,3%; cúc 450ha, chiếm 22,4%; đào 288,2ha, chiếm 14%; đồng tiền 179,5ha,
chiếm 8,9%; quất 184,7ha, chiếm 8,2%; lily, lan 14,4ha, chiếm 0,7%; Các chủng
loại hoa khác như thược dược, lay ơn, cẩm chướng… có 67,3ha, chiếm 3,3% diện
tích. Trung bình hằng năm sản xuất hoa, cây cảnh đã cung ứng cho thị trường 1.000

- 1.100 triệu cành hoa, khoảng 1 triệu chậu hoa và 1,2 triệu cây cảnh các loại.
Hiện nay nghề trồng hoa thược dược nước ta vẫn còn gặp phải nhiều khó
khăn như:
+ Khí hậu không thích hợp: Ở phía Bắc, hầu hết các loại hoa chỉ có thể sản
xuất được trong vụ Đông và vụ Xuân, các tỉnh phía Nam khí hậu càng ít thuận lợi
hơn (trừ một số vùng đặc biệt như Đà Lạt).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

+ Quy mô sản xuất nhỏ, tổ chức sản xuất đơn lẻ nên khó áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật mới trên thế giới.
+ Kỹ thuật trồng hoa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phương pháp cổ truyền.
+ Bộ giống hoa thược dược chưa đa dạng, chưa đáp ứng được sản xuất ở
nhiều vùng sinh thái khác nhau. Các giống thược dược mới nhập nội có năng suất
và chất lượng kém ổn định, nhiều sâu bệnh do mẫn cảm với điều kiện khí hậu trong
khi các giống truyền thống thì ngày một thoái hoa do nông dân tự không chú ý định
kỳ phục tráng giống. Các cơ sở nghiên cứu chọn tạo giống hoa thược dược chưa
nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng ở nước ta.
2.3 Tình hình nghiên cứu về hoa thược dược trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu về hoa thược dược trên thế giới
2.3.1.1. Nghiên cứu về giống trên thế giới
Đầu tiên vào Thế kỷ thứ 16 các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến quốc gia da
đỏ Aztec rộng lớn đã khám phá ra một loài cây có tên khoa học là Dahlia
imperialis. Gần khoảng 200 năm sau, hạt, rễ, củ, cây thược dược mới được đưa đi
khắp miền Tây châu Âu. Đầu thế kỷ 18, hoa thược dược cánh kép – double mới
xuất hiện. Từ 1810 đến 1840, hoa thược dược trồng rất phổ biến vì các nhà nghiên
cứu tiếp tục tuyển chọn hoa thược dược dáng hình cầu, pha trộn nhiều màu sắc.
Năm 1872 thược dược được chuyển từ Mexico đến Hà Lan dùng để lai
giống và đã cho ra một giống hoa cánh đỏ thắm, uốn cong về phía sau và nhọn đầu.
Ngay sau đó, thược dược chiếm lại lòng say mê của các nhà tuyển chọn thực vật.Họ

đã thành công trong việc tạo ra giống mới này, có tên là Dahlia Juarezii, với cha mẹ là
các giống đã du nhập từ trước. Các con lai này là nguồn gốc cha mẹ các giống thược
dược lai – hybrids ngày nay.
Sau đó họ tiếp tục nhập nội thêm nhiều giống khác sưu tầm ở Mexico, đồng
thời dùng phương pháp lai giống chọn giống để tạo ra nhiều loài mới (Richard
Dean, 2013).
Năm 2002 Dhane và Nimbalkar đã đánh giá sự phát triển và năng suất hoa
của 25 giống hoa thược dược khác nhau từ Pune, Maharashtra (Ấn Độ). Kết quả cho
thấy trong 25 giống trên thì có 13 giống là Swami Madhavanand, White Kenya,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Bhikkus Mother, Barbara Marshall,Cheroky Beauty,Blukus Buddha, Bela, Yellow
Ball, Dixcy, Yellow White Ball, My Love, Jyotsna và Yellow Cactus được đánh giá
là những giống triển vọng và thích hợp cho canh tác ngoài trời (Dhane, A.V và
Nimbalkar, C.A, 2002).
Từ năm 2007-2008 Vikas H. M thuộc Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp
Dharwad bang Karnataka, Ấn Độ đã đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của
25 giống hoa thược dược thuộc nhóm Dahlia variabilis được thu thập ở các vùng
Sagar, Dharwad và Bangalore của Ấn Độ. Kết quả cho thấy các giống hoa thược
dược: Giống số 5 (tím, trắng), giống số 12 (vàng nghệ), giống số 16 (cam sẫm) và
giống số 25 (cam nhạt) là những giống có khả năng sinh trưởng mạnh và cho năng
suất hoa cao nhất thích hợp để trang trí vườn và trồng hoa cắt cành. Giống số 8 (đỏ
sẫm) là giống có khả năng sinh trưởng kém và cho năng suất hoa thấp nhất. Trong
các giống nghiên cứu thì giống số 18 (hồng, tím) là giống có thời gian từ trồng đến
ra nụ dài nhất (67,3 ngày). Giống số 16 và giống số 17 (vàng sẫm) là hai giống có
độ bền hoa cao nhất (Vikas H. M, 2009).

Cũng trong công tác tuyển chọn giống năm 2011 các nhà nghiên cứu thuộc
khoa Trồng trọt Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp và Thuốc thú y của

Rumani đã tiến hành đánh giá các đặc tính sinh trưởng phát triển của 12 giống hoa
thược dược với mục đích sử dụng là trang trí các khu vườn và công viên công cộng
bao gồm Color Spectacle, Acapulco, Pennelope, Witteman’s Best, Chat Noir, Gold
Krown, Sorbet, American Dream, Kenora Jubilee, Mik’s Peppermint, Black Berry
Ripple, Hy pimento. Qua đánh giá về thời gian từ trồng đến bắt đầu nở hoa, thời
gian hoa nở tối đa, chiều cao cây, đường kính hoa, số lượng hoa, số lá, số cành/cây,
đường kính cây, màu sắc hoa… đã kết luận các giống Color Spectacle, Acapulco,
Pennelope, Black Berry Ripple, Hy pimento, Sorbet là những giống có khả năng
sinh trưởng phát triển tốt nhất, màu sắc nổi trội. Những giống này thích hợp trồng
trong các khu vườn, công viên công cộng hoặc cũng có thể sử dụng làm hoa cắt
cành (Cantor Maria và cs, 2012).


×