Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

bài thảo luận quản trị chiến lược : PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.38 KB, 29 trang )

Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta, từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoach hoá tập trung sang cơ
chế thị trường, các doanh nghiệp đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến
lược. Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch
hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Chiến
lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ,
điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông
tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp.
Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hơn 16
năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 107.910 tỷ đồng
(tính đến hết tháng 6/2010).Như chúng ta đã biết đối với một định chế tài chính sự
phát triển không chỉ là một chu kỳ hay một giai đoạn ngắn mà đòi hỏi sự phát triển
phải ổn định và liên tục.Do vậy để có được những thành công như hiện nay
Techcombank đã phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển trong dài hạn
nhằm nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh và né tránh cũng như phòng ngừa
những rủi ro có thể xảy ra. Để có thể tìm hiểu thêm về thương hiệu cũng như sự thành
công của Techcombank các thành viên chúng tôi xin gửi đến thầy cô và các bạn bài
viết phân tích chiến lược của ngân hàng Techcombank
1
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
PHẦN I:KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY :
 Tên đầy đủ của DN: Ngân Hàng Thương Mại cổ phần kỹ Thương Việt Nam
 Tên viết tắt của doanh nghiệp : Techcombank
 Ngày thành lập: 27-9-1993
 Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp thương mại cổ phần
 Tel:( 04) 9446362
 Trụ sở chính :70-72 Bà Triệu HN


 Website: www.techcombank.com.vn
 Mạng lưới: 113 chi nhánh và phòng giao dịch trải khắp 21 tỉnh thành
 Vốn điều lệ: 1.700 tỉ đồng
 Tổng tài sản: hơn 27.535 tỉ đồng
Số lượng nhân viên: 2.400 nhân viên
 Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Thiều Quang
 Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Đức Vinh
1.2. NGHÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP :
Căn cứ theo giấy phép kinh doanh : 0040/NH - GP ngày 6 tháng 8 năm 1993.
Giấy phép hoạt động Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và có thời
hạn 20 năm kể từ ngày cấp. Thời hạn hoạt động được gia hạn lên 99 năm theo Quyết
định số 330/QĐ-NH5 do Ngân hàng
( Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 8 tháng 10 năm 1997 )
2
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
Với khách hàng là cá nhân Với khách hàng là doanh nghiệp
• Tiết kiệm
• Tài khoản
• Cho vay
• Thẻ
• Ngân hàng điện tử
• Sản phẩm bảo hiểm
• Sản phẩm dịch vụ khác
• Tiền gửi
• Tín dụng doanh nghiệp
• Quản lý tiền tệ và thanh khoản
• Tài trợ thương mại và bảo lãnh
• Thanh toán quốc tế
• Ngoại hối và phòng ngừa rủi ro
1.3. XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHIẾN LƯỢC CỦA

DOANH NGHIỆP (SBU):
 Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn,
không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.
 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, triết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy
tờ có giá.
 Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các
tổ chức tín dụng khác.
 Kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc, thanh toán quốc tế.
 Hoạt động bao thanh toán, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác…
1.4. TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC, SỨ MẠNG KINH DOANH CỦA DN
 Tầm nhìn chiến lược:
Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
 Sứ mạng kinh doanh :
• Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách
hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và
dựa trên cơ sở khách hàng là trọng tâm.
3
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
• Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều
cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
• Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển
khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng
các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc
tế.
PHẦN II:PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
2.1. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG:
Năm 2009, tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam tăng trưởng nóng, mức tăng
trưởng tín dụng lên tới 38% trong khi con số này năm 2008 chỉ là 25%, dù vậy tăng
trưởng tín dụng năm 2009 vẫn trong xu thế đi lên so với tăng trưởng tín dụng các năm
2002 - 2004. Tăng trưởng tín dụng chững lại trong tháng 1/2010, mức tăng trưởng chỉ

đạt 1% trong khi đó tăng trưởng huy động tiền gửi là 0,3%.
4
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
(nguồn :stockviet.com.vn)
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của ngân hàng Techcombank 3 năm gần đây
ĐVT: Nghìn tỷ , % (nguồn www.techcombank.com.vn)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
(dự kiến)
Tổng huy động vốn 48587 72693 128670
Tổng tài sản 59098 92581 144382
Tổng thu nhập 7662 8424
Tổng chi phí 6046 6171
Lợi nhuận trước thuế 1615 2252 3467
Lợi nhuận sau thuế 1183 1700
Dư nợ tín dụng 42113 67619
Vốn điều lệ 3642 5400 6932
Tỷ lệ cổ tức dự kiến 27,48 28,86 30
2.2. GIAI ĐOẠN TRONG CHU KỲ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH :
Tổng kết chiến lược phát triển ngành Ngân hàng thời kỳ 2001 – 2010, báo cáo
khẳng định: 10 năm qua hệ thống ngân hàng đã trải qua nhiều thăng trầm. Tuy
nhiên, ngành Ngân hàng đã tận dụng tốt những thời cơ, vượt qua không ít những
cam go. Ngân hàng nhà nước đã có bước củng cố và đổi mới mạnh mẽ về cơ cấu
tổ chức, thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về các mặt hoạt động, tiền tệ tín
dụng, tạo môi trường pháp lý tương đối đồng bộ cho các TCTD hoạt động an toàn,
hiệu quả. Việc gia nhập WTO đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam không chỉ nâng
cao năng lực hoạt động và cạnh tranh thông qua việc tăng vốn điều lệ, tìm đối tác
chiến lược là các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài tạo thế đối trọng trong
kinh doanh mà các ngân hàng đã biết khai thác và tận dụng năng lực quản trị điều
hành, ứng dụng công nghệ tiên tiến của ngân hàng đối tác chiến lược cũng như
tích cực áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng

thương mại. Ngân hàng trong nước đã và đang đẩy mạnh cuộc đua về ứng dụng và
5
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, triển khai nhiều loại
hình sản phẩm, dịch vụ mới, mở rộng hệ thống mạng lưới và tập trung tăng cường
năng lực tài chính của mình. Ngành ngân hàng Việt Nam đang trong gian đoạn
tăng trưởng mạnh mẽ.
2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Kinh tế muốn phát triển thì cần có tiềm lực về tài chính và công cụ huy động
tài chính chính là các tổ chức ngân hàng trong thời gian vừa qua điều kiện thuận
lợi cho phát triển kinh tế ở các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, nên hệ
thống ngân hàng tài chính phát triển và mở rộng rất nhanh đặc biệt là khi hội nhập
kinh tế toàn cầu hóa.
Gắn liền với xu thế vận động chung của thế giới, Việt Nam cũng đang thực
hiện chuyển đổi cơ chế chính sách và thực hiện mở rộng các mối quan hệ kinh tế
với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu nên
không thể một sớm một chiều thích nghi dễ dàng với những thách thức khi tiến
hành hội nhập quốc tế. Ngành ngân hàng Việt Nam đã không ngừng tiến hành
những cải cách cần thiết: đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu lại tình hình tài chính,
lành mạnh hoá hoạt động tín dụng, tạo sức mạnh về vốn, đảm bảo nhu cầu vốn cho
đầu tư phát triển, mở rộng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại, đổi
mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an toàn hệ
thống tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế.
a) Nhân tố kinh tế :
 Cơ hội:
• Việt nam gia nhập WTO, toàn cầu hóa nền kinh tế ngân hàng Việt Nam
có cơ hội tiếp cận với hệ thống tài chính quốc tế .Có điều kiện nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ nâng cao trình độ quản lý
• Khả năng huy động vốn và tăng vốn dự phòng dễ dàng hơn
• Kinh tế VN tăng trưởng mạnh.

6
Nhân tố
Kinh tế
DOANH NGHIỆP
Nhân tố
Văn hoá xã hội
Nhân tố
Công nghệ
Nhân tố
Chính trị luật pháp
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
• Thu nhập và đời sống được nâng lên
• Nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng càng ngày càng phát triển do
nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh
 Đe dọa :
• Sự tham gia hoạt động của các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng
100% vốn nước ngoài .
• Kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt kéo theo sự suy giảm của nhiều
ngành kinh tế lạm phát tăng cao kéo theo đó ảnh hướng lớn tới hoạt
động của ngân hàng .
• Khả năng hấp thụ vốn và sử dụng đồng vốn có hiệu quả của Việt Nam
là không cao .
• Mức độ cạnh tranh trong ngành gay gắt.
b) Nhân tố văn hóa xã hội :
 Cơ hội :
• Cách thức sử dụng tiền thay đổi thói quen giữ tiền hay tiền mặt tại nhà
dần dần được thay bằng gửi tiết kiệm hoặc đầu tư .
• Thị trường người tiêu dùng còn tiềm năng rất lớn.
• Nguồn nhân lực dồi dào.
* Đe dọa

• Người Việt đôi khi có tâm lý bảo thủ không mạnh dạn trong đầu tư kinh
doanh .
• Người dân có tâm lý lây chuyền và đám đông rất lớn .
• Kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm với
thông tin.
c) Nhân tố công nghệ :
7
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
 Cơ hội :
• Sự phát triển của KHCN trang thiết bị phục vụ cho nghành tạo điều
kiện thuận lợi cho quản lý mở rộng kinh doanh hay thêm các chương trình
tín dụng mới .
• Sự hỗ trợ ,thay thế thực hiện của các phần mềm tính toán …
 Đe dọa :
• Không theo kịp sự phát triển công nghệ dễ dẫn tới bị đào thải.
• Lỗi kĩ thuật trong khi sử dụng các phần mềm gây tổn thất .
• Ngân hàng 100% vốn nước ngoài sử dụng những công nghệ hiện đại
mà ngân hàng trong nước không thể hoặc chư theo kịp .
d) Nhân tố chính trị pháp luật :
 Cơ hội :
• Hệ thống luật cho nghành được hoàn thiện thông thoáng hơn minh bạch
hơn .
• Cạnh tranh trong nghành minh bạch và lành mạnh.
• Chính phủ có những chương trình kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp hoặc
baỏ trợ doanh nghiệp trong nước.
* Đe dọa :
-Do áp lực kinh tế hoặc kiềm chế lạm phát mà chính phủ mà đại diện là
ngân hàng NN sẽ ban hành những điều lệ như vốn dự trữ bắt buộc hay lãi xuất cơ bản.
-Rào cản pháp luật khi ra nhập thị trường nước ngoài khá cao .
- Công tác nghiên cứu pháp luật và áp dụng vào doanh nghiệp kinh doanh

tương đối phức tạp
-Hệ thống luật pháp thường xuyên thay đổi
-Sự khác biệt giữa luật pháp giữa các nước .
2.4. ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH:
8
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
 Tồn tại rào cản gia nhập ngành? Đe doạ từ các gia nhập mới?
Với ngân hàng trong nước rào cản ra nhập đang được nâng cao lên sau khi
Chính phủ tạm ngưng cấp phépthành lập ngân hàng mới từ tháng 8/2008.
Ngoài các quy định về vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng quãng thời gian phải liên
tục có lãi năm hần đay nhất, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt
bởi ngân hàng nhà nước.
Bên cạnh đó theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngânhàng sẽ
được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay
đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các
ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100%vốn nước ngoài.
Hội nhập đồng nghĩa với việc xoá bỏ hoàn toàn rào bảo hộ từ phía
nhànước. Tất cả các ngân hàng trong và ngoài nước đều tham gia một sân chơi
kinhdoanh bình đẳng. Các ngân hàng nước ngoài thường mạnh về vốn, công
nghệ tiên tiến, sản phẩm dịch vụ đa dạng trong khi đó ngân hàng chúng ta tiềm
lực vốn nhỏ bé, sản phẩm dịch vụ đơn điệu, chủ yếu là những sản phẩm dịch
vụ truyềnthông, trình độ quản lý còn nhiều bất cập cạnh tranh sẽ tăng lên .
Theo đó thị trường mục tiêu của ngân hàng hiện tại đang nhắm tới giá trị
thương hiệu long trung thành của khách hàng rào cản về hệ thống phân phối
mới quyết định quan trọng tới việc ra nhập và tồn tại của ngân hàng mới
Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những doanh nghiệp đủ điều kiện
tham gia vào ngành ngân hàng vì đây được coi là một ngày có triển vọng và
theo vnexpress đánh giá thì thị trường ngành này tại Việt Nam là có tiềm năng
và khá béo bở.
Thang điểm đánh giá: 4/10

 Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng
Nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đang dạng có thể là những cổ đông
cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công ty chịu trách
nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM. Quyền lực của nhà cung cấp bị
9
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
giảm đi khi ngân hàng lưa chon nhà cung cấp phù hợp với minh nhưng lại it
muốn thay đổi nhà cung cấp vì chi phí dầu tư ban đầu lớn này làm trung hòa
mối quan hệ giữ 2 bên rất tốt. Các ngân hàng việt nam thương hoạt động trên
mối quan hề liên kết vì thé việc xac nhập và chịu ảnh hưởng bởi quyết định của
nhau là khá cao .
Thang điểm đánh giá:4/10
 Quyền lực thương lượng từ phía người mua
Đối với các ngân hàng, điều quyết định sự sống còn của ngân hàng phụ
thuộc vào đồng vốn huy động được của khách hàng. Trong khi đó, nguy cơ
thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với người tiêu dùng là khá cao do chi
phí chuyển đổi thấp. Ngoài việc gửi tiết kiệm người tiêu dùng còn khá nhiều sự
lựa chọn khác như giữ ngoại tệ đầu tư chứng khoán bảo hiểm … Với chi phí
chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì. Chính điều này làm
cho quyền lực của người mua được tăng cao.
Thang điểm đánh giá:8/10
 Cạnh tranh giữa các DN trong ngành
Gia nhập WTOvới những cam kết quốc tế Việt Nam mở rộng hơn theo
đúng lộ trình ký kết. Sẽ có nhiều ngân hàng nước ngoài được phéphoạt động
tại thị trường Việt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng
trong nướccạnh cạnh tranh cao .
Tuy có một số lợi thế nhất định như công nghệ hạ tầng khả năng kết nối
rộng với mạng lưới quốc tế…nhưng những ngân hàng nước ngoài cũng không
tránh khỏi những rào cản ở Việt Nam như điển hình là hạn mức cho vay
chứngkhoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Và để cạnh tranh những ngân

hàng trong nước đà trang bị them cơ sở hạ tầng công nghệ dịch vụ … Kết hợp
với lợi thế quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn am hiểu thị trường …để
tồn tại và phát triển .
10
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
Với các ngân hàng trong nước với nhau sức ép cạnh tranh cũng ngày càng
lớn cùng với sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài như ANZ,
HSBC…với các điều kiện hơn hẳn ngân hàng trong nước và mặc dù đã có
những chiến lược cạnh tranh linh hoạt nhưng thị phần của những ngân hàng
trong nước vẫn phải chia sẻ.
Thang điểm đánh giá: 8/10
 Đe doạ từ các sản phẩm dịch vụ thay thế
Với khách hàng là người tiêu dùng thường họ có thói quen sử dụng tiền mặt
thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tàikhoản thì khi có tiền lại rút hết ra để
sử dụng.Bên cạnh đó họ lại nhận lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc
đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tuy nhiên khi mau bán
nhỏ thanh toán bằng thẻ lại không được chấp nhận điều này tạo ra mâu thuẫn
khó khắc phục .Ngoài hình thức gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, người tiêu
dùng còn có khá nhiều lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư chứng khoán,
các hình thức bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý hoặc đầu tư vào nhà đất.
Với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm
do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hoá đơn
trong các gói sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Nếu rủi ro sảy ra họ sẽ lựa chon
ngân hàng khác chứ không lựa chon các dịch vụ ngoài ngân hàng
Thang điểm đánh giá:6/10
 Kết luận về cường độ cạnh tranh trong ngành
Cường độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng là rất mạnh. Nhưng xu thế
phát triển kinh tế đã tạo ra lợi thế cho nghành và thị trường của ngành vần còn
có nhiều tiềm năng cho phát triển trong tương lai.
TECHCOMBANK

11
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
Các nhân tố chiến lược
Độ
Quan
Trọng
Xếp
Loại
Tổng
Điểm
quan
trọng
Chú
giải
Các cơ hội
-Việt Nam gia nhập WTO
-Kinh tế VN tăng trưởng mạnh
-Nhận thức của người tiêu dùng thay đổi
-Ngân hàng việt Nam hiểu tâm lý người việt
-Khả năng liên kết giữa các ngân hàng dễ dàng
-Mở cửa hội nhập dịch vụ ngân hàng
0,2
0,1
0.05
0,15
0,1
0,05
4
3
2

2
4
2
0.8
0.3
0.1
0.3
0,4
0.1
Các đe dọa
-Sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài
-Cường độ cạnh tranh trong nghành lớn
-Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng rất lớn
-Nhận thức của người dân
0,2
0,1
0.02
0,03
4
3
2
2
0.8
0.3
0.04
0.06
Tổng 1.0 3.2
PHẦN III:PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
3.1. SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP :
12

Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
Hai nhóm khách hàng chính của Techcombank là khách hàng cá nhân và khách
hàng doanh nghiệp.
 Khách hàng cá nhân gồm:
• Tiết kiệm tài sản cá nhân: tiết kiệm bội thu, tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm
thường, tiết kiệm online.
• Mở tài khoản cá nhân: tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản năng động,
tài khoản trả lương.
• Cho cá nhân vay vốn: cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, cho vay mua
ô tô, cho vay bất động sản.
• Dịch vụ thẻ: Thẻ thanh toán nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ đồng thương
hiệu Việt Nam.
• Ngân hàng điện tử.
• Sản phẩm bảo hiểm: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người.
• Một số sản phẩm khác: dịch vụ kiều hối.
 Khách hàng doanh nghiệp:
• Tiền gửi: tiền gửi thực gửi, tiền gửi thanh toán, tiết kiệm linh hoạt, tiền gửi
có kỳ hạn.
• Tín dụng doanh nghiệp: vay vốn lưu động theo món, vay vốn lưu động theo
hạn mức, vay trung hạn theo món, vay trung hạn theo dự án, tài trợ dự án
trọn gói, thấu chi doanh nghiệp.
• Quản lý tiền tệ và thanh khoản: quản lý các khoản phải thu, quản lý các
khoản phải chi, quản lý thanh khoản, ngân hàng trực tuyến.
• Tài trợ thương mại và bảo lãnh: tài trợ xuất khẩu nông sản, tài trợ nhà phân
phối,tài trợ nhà cung cấp, tài trợ dự án trọn gói, bao thanh toán, bảo lãnh.
• Thanh toán quốc tế: nhận
chuyển tiền đến, nhận chuyển tiền ra nước ngoài, thanh toán biên mậu, thu
tín dụng xuất nhập khẩu, nhờ thu xuất nhập khẩu.
13
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại

Như vậy, có thể khẳng định sản phẩm mà Techcombank đang cung cấp trên thị
trường là đầy đủ, rất đa dạng và phong phú để khách hàng có thể có thể lựa chọn
nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như tiêu dùng tốt nhất có thể.
3.2. THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP :
Ngay từ năm 2002, Techcombank đã trở thành ngân hàng có mạng lưới giao
dịch lớn nhất tại Hà Nội và tới năm 2007, Techcombank đã trở thành ngân hàng
thương mại cổ phần có mạng lưới chi nhánh lớn thứ hai tại Việt Nam và về mặt
quy mô kinh doanh nằm trong số 3 ngân hàng cổ phần hàng đầu. Còn về mặt công
nghệ, Techcombank là ngân hàng tiên phong nhất. Thị trường mà Techcombank
hướng tới là trong vòng 3 năm, chưa phải là ngân hàng cổ phần lớn nhất nhưng là
ngân hàng cổ phần được yêu mến nhất tại Việt Nam.
Có thể nhận thấy rõ ràng, Techcombank đã và đang tiến hành mở rộng mạng
lưới trên toàn quốc, thị trường mà Techcombank hướng tới là thị trường toàn quốc
với tất cả người dân có mức thu nhập khác nhau và Techconbank còn muốn định
hướng phát triển của mình trong tương lai là thị trường trong khu vực và thế giới.
3.3. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC CỦA DN TRÊN CHUỖI GIÁ TRỊ :
 Các hoạt động cơ bản:
• Hậu cần nhập: Các nguồn vốn đầu tư ban đầu của các cổ đông sang lập
cùng với việc tăng vốn điều lệ theo kế hoạch từng thời gian đã đảm bảo cho
Techcombank nguồn tài chính mạnh và vững vàng cho các hoạt động của
mình. Với việc cổ phần hóa, Techcombank còn huy động được một lượng
lớn vốn nhàn rỗi của các cố đông và việc ngân hàng HSBC- một ngân hàng
lớn trên thế giới- quyết định đầu tư cho Techcombank sẽ giúp cho doanh
nghiệp học được cách quản lý và hoạt động tốt nhất. Bên cạnh đó một đội
ngũ các nhà quản lý cao cấp với trình độ, các chuyên gia kinh tế cùng một
đội ngũ nhân viên hùng hậu cũng là một yếu tố đảm bảo cho hoạt động bền
vững của Techcombank.
14
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
• Sản xuất: Các giao dịch với khách hàng được thực hiện trực tiếp tại các

điểm giao dịch hoặc có thể qua thư điện tử, qua hệ thống điện thoại với các
nhân viên có trình độ chuyên môn.
• Hậu cần xuất: Techcombank cung cấp đến khách hàng nhiều sản phẩm đa
dạng và phong phú phù hợp với từng khách hàng. Thông qua các hoạt động
giới thiệu quảng bá của mình để giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn được
các sản phẩm mình cần.
• Marketing và bán hàng: Hoạt động marketing mặc dù là ngân hàng lâu
năm và hoạt động vững mạnh nhưng việc đầu tư cho hoạt đông marketing
của Techcombank còn có nhiều hạn chế vào chưa được đầu tư đúng với
tiềm năng và có hệ thống hơn. Chủ yếu vẫn dựng lại ở việc tham gia nhiều
hoạt động từ thiện, cộng đồng, xã hội như tài trợ các cuộc thi, tài trợ ngày
hội nghề nghiệp cho thanh niên, sinh viên các trường Đại học, tài trợ và
tham gia các chương trình khai trương, tài trợ xây dựng cầu đường, trường
học… Trong thời gian tới Techcombank cần chú trọng đến hoạt động
marketing của mình bằng việc chú trọng đến việc định vị thương hiệu trong
lòng khách hàng, nghiên cứu nhu cầu khách hàng, chú trọng đến việc quảng
bá hình ảnh theo nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn với phạm vi
rộng hơn.
• Dịch vụ: Techcombank chú trọng phát triển hệ thống dịch vụ, cung cấp đến
cho khách hàng sản phẩm và các dịch vụ với chất lượng cao dựa trên điều
kiện cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự của mình. Ngoài ra Techcombank
duy trì số điện thoại đường dây nóng 24/24 để khách hàng liên hệ khi gặp
khó khăn: cá nhân 1800-588-822 và doanh nghiệp 04-3944-8858.
 Hoạt động bổ trợ:
• Quản trị thu mua: Techcombank đầu tư hệ thống máy tính nối mạng và
các thiết bị văn phòng, hệ thống thông tin tiên tiến khác để phục vụ cho
hoạt động tác nghiệp của các nhân viên được tốt nhất, giúp họ thuận tiện
trong các giao dịch của mình với khách hàng trong và ngoài nước và có sự
15
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại

hỗ trợ nắm bắt thông tin giữa các đồng nghiệp trong toàn hệ thống của
Techcombank. Với việc liên kết với các ngân hàng khác trong liên minh hệ
thống thanh toán thẻ Smartlink- VNBC cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
nhân viên của Techcombank. Hệ thống các máy ATM đặt tại nhiều điểm
giao dịch và phủ khắp trong cả nước phục vụ 24/24 giúp khách hàng của
Techcombank thuận tiện trong giao dịch của mình.
• Phát triển công nghệ: Techcombank là ngân hàng luôn đi đầu trong việc
áp dụng công nghệ trong hoạt động của mình và được đánh giá là ngân
hàng có công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam. Techcombank đã nối mạng trực
tuyến toàn hệ thống với phần mềm Globus của Temenos vào cuối năm
2003, áp dụng công nghệ thông tin cho hệ thống ngân hàng điện tử và các
hệ thống quản lý ngân quỹ, thu xếp dự án đầu tư, thanh toán quốc tế…
• Quản trị nguồn nhân lực: Techcombank rất chú trọng trong việc xây dựng
và phát triển đội ngũ nhân sự - đó cũng là 1 trong 5 giá trị cốt lõi của doanh
nghiệp. Ngoài việc có một đội ngũ quản lý có trình độ năng lực,
Techcombank còn có một đội ngũ nhân viên có trình độ, nhiệt huyết đóng
góp cho doanh nghiệp. Hàng năm, Techcombank đã tổ chức nhiều khóa đào
tạo và huấn luyện cho nhân viên, bên cạnh đó là chế độ tuyển dụng nhân
sự, chính sách tiền lương, chính sách phúc lợi và dự án tái cấu trúc – thay
đổi để phát triển 2010 rất được ban quản trị Techcombank chú ý.
• Cơ sở hạ tầng của tổ chức: Hệ thống cơ sở vật chất của Techcombank hầu
hết đã qua một thời gian dài sử dụng nên đã xuống cấp. Nhận thức được
rằng cơ sở vật chất là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh
doanh của mình nên hiện nay Techcombank đã và đang đầu tư xây dựng hệ
thống cơ sở vật chất tiên tiến và hiện đại hơn. Trong những năm gần đây
Techcombank đầu tư rất nhiều trong việc xây dựng cơ bản, mua sắm thêm
các trang thiết bị cho các chi nhánh, các phòng giao dịch trong cả nước.
16
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
3.4. XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP :

Là ngân hàng thương mại có tổng tài sản gần 1 tỷ USD, Techcombank nhiều
năm liền được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A, tỷ lệ diện chuẩn luôn đạt trên
99,9% và được nhiều ngân hàng uy tín trên thế giới công nhận, Techcombank
cũng nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý như: ngân hàng tốt nhất Việt Nam,
top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Hiện nay, Techcombank đang phục vụ
hơn 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với số lượng lớn khách hàng cá nhân
với các dịch vụ tài chính tốt nhất của mình.
Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong những ngân
hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chính khác.
Techcombank hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết
khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách
hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức tế và sàn giao dịch lớn trên thế
giới. Techcombank hiện là một trong những ngân hàng đang áp dụng hệ thống
quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Techcombank cũng là một trong những ngân
hàng đi đầu về công nghệ của Việt nam với việc đã nối mạng trực tuyến tòan hệ
thống với phần mềm Globus của Temenos vào cuối năm 2003. Hệ thống quản lý
chất lượng 9001:2000 đã được thiết lập và cấp chứng chỉ tại Hội sở ngân hàng vào
tháng 9 năm 2004 và hiện đang được triển khai tại các chi nhánh. Bên cạnh đó, để
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nhiều đề án đào tạo nhân viên, quản trị
quan hệ khách hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản đang
được nghiên cứu.
3.5. XÁC ĐỊNH VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP :
Techcombank ngay từ đầu đã gây ra được ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng
khi ứng dụng thành công hàng loạt dịch vụ ngân hàng và thanh toán điện tử, được biết
đến là một ngân hàng cổ phần lớn hàng đầu Việt Nam. Khẳng định vị thế cạnh tranh
vững chắc, luôn là ngân hàng dẫn đầu về công nghệ, điều này càng cho thấy niềm tin
của chính những ngân hàng đối tác về thế mạnh công nghệ.
17
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
Quy mô và năng lực của Techcombank ngày càng lớn mạnh, kinh doanh luôn

đạt hiệu quả cao, quy mô ngày càng mở rộng, dẫn đầu về công nghệ mà tập đoàn ngân
hàng – tài chính hàng đầu thế giới HSBC đã chọn là đối tác chiên lược lâu dài đã định
rõ vị thế cạnh tranh không thể thay thế được của Techcombank. Như vậy có thể thấy
dựa trên những lợi thế của mình, Techcombank đã tạo một cho mình một vị thế mạnh
so với các ngân hàng khác, tạo ra một ưu thế trong ngành tài chính – ngân hàng và
qua đó tạo lập một vị thế vững chắc trong hoạt động của mình.
3.6. THIẾT LẬP MÔ THỨC IFAS :
18
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
Các mức phân loại trên cho thấy cách thức mà trong đó chiến lược của
Techcombank ứng phó với mỗi nhân tố, mức 4 là phản ứng tốt nhất, 3 và 2 là mức
trung bình và 1 là mức kém. Như vậy tổng số quan điểm quan trọng là 2.68 cho thấy
quan điểm chiến lược của Techcombank vận dụng cơ hội hiện có để tối thiểu hóa
những nguy cơ có thể có mối đe dọa từ bên ngoài ở trên mức trung bình (2.5)
3.7. THIẾT LẬP MA TRẬN TOWS :
Strengths
S1: Có lịch sử, uy tín và
thương hiệu
S2: Ban lãnh đạo có trình
độ cao, có năng lực quản
Weaknesses
W1: Chất lượng sản phẩm
còn chưa đáp ứng được với
yêu cầu
W2:Văn hóa doanh nghiệp

S
T
T
CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG

Mức
độ
quan
trọng
Xếp
loại
Số
điểm
quan
trọng
GIẢI THÍCH
Điểm mạnh
1 Là ngân hàng có uy tín, thương hiệu lớn, sản
phẩm dịch vụ đa dạng
0.14 4 0.56 Quyết định đến sự thành
công của Techcombank
2 Thị trường rộng trên toàn quốc 0.10 2 0.20
3 Có tiềm lực tài chính tốt 0.15 3 0.45 Chủ động trong kinh doanh
4 Có mối quan hệ chặt chẽ với HSBC.
Tận dụng vốn, công nghệ tốt
0.08 2 0.16 Tạo cơ hội học hỏi
5 Quản lý cấp cao là có trình độ, năng lực.
Phong cách lãnh đạo tập trung dân chủ.
Nguồn nhân lực có hiệu quả.
0.10 3 0.30 HĐQT có năng lực tốt,
nhân viên có trình độ
Điểm yếu
6 Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, chủ yếu là
thuê địa điểm và đang dần xuống cấp.
0.11 3 0.33 Ảnh hưởng đến việc phát

triển hoạt động KD
7 Cơ cấu quản lý của Techcombank còn bộc lộ
yếu điểm và chưa phù hợp
0.11 2 0.22
8 Tình hình nợ xấu còn khá cao 0.07 2 0.14 Rủi ro trong hoạt động
9 Các hoạt động bổ trợ như marketing, phân
phối chưa mạnh mẽ và thực sự hiệu quả
0.09 3 0.27
10 Chiến lược đề ra chưa thực sự phù hợp với
tình hình
0.05 1 0.05 Khó khăn trong việc lập kế
hoạch
11 Tổng cộng 1.00 2.68
19
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
Ngân hàng Techcombank lý. Nguồn nhân lực chất
lượng cao.
S3: Có tiềm lực tài chính
mạnh, bền vững. Có được
sự hậu thuẫn từ các tổ chức
khác.
S4: Mạng lưới hoạt động
giao dịch rộng khắp.
S5: Công nghệ tốt, áp dụng
các công nghệ tiên tiến
hàng đầu trên thế giới
.
chưa cao, chưa tạo được
cho nhân viên lòng tự hào
và ước muốn đóng góp lâu

dài cho ngân hàng.
W3: Hoạt động marketing
còn yếu, chưa đáp ứng
được yêu cầu kinh doanh
W4: Chưa chú trọng nhiều
đến việc ngăn ngừa và đề
phòng rủi ro trong kinh
doanh.
W5: Cơ cấu chưa phù hợp
với tình hình mới.
Opportunities
O1: Việt Nam đã gia nhập WTO
O2: Chính phủ định hướng phát triển ngành
ngân hàng tầm nhìn đến 2020 với rất nhiều
ưu đãi
O3: Đã có được sự hợp tác và ủng hộ của
các ngân hàng, các tổ chức lớn trên thế giới.
O4: Ngành tài chính ngân hàng ở Việt Nam
đang có tốc độ phát triển nhanh.
O5: Công nghệ phát triển tạo điều kiện áp
dụng các tiến bộ cho hoạt động của doanh
nghiệp
O6: Việc liên minh liên kết là xu thế và
giúp tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp.
SO: Giải pháp phát huy
thế mạnh để nắm bắt cơ
hội
S2, S3, S4, S5+O2, O4,
O5: Chiến lược thâm
nhập thị trường trong

nước
S2, S3, S5+O1, O3, O5,
O6: Chiến lược xâm nhập
thị trường nước ngoài
S2, S3, S4, S5+O2, O4,
O5: Chiến lược phát triển
thị trường trong nước
WO: Giải pháp khắc
phục điểm yếu để tận
dụng cơ hội

W1, W3+O1, O2, O4, O5:
Chiến lược đa dạng hóa
đồng tâm

Threats
T1: Sức ép từ việc gia nhập WTO
T2: Các đối thủ từ nước ngoài đang cạnh
tranh gay gắt ngay tại thị trường trong nước.
T3: Các ngân hàng Việt Nam còn yếu về lợi
thế cạnh tranh so với các đối thủ.
T4: Nguồn nhân lực có chất lượng để đáp
ứng tình hình mới còn thiếu.
T5: Các điều luật mới đang giảm dần sự bảo
hộ từ phía Nhà nước và các ngân hàng phải
chấp nhận luật chơi chung theo thông lệ
quốc tế.
ST: Giải pháp phát huy
thế mạnh để đẩy lùi nguy


S2, S3, S4, S5+T1, T2, T5:
Chiến lược tích hợp hóa
hàng ngang.
WT: Giải pháp khắc
phục điểm yếu để đẩy lùi
nguy cơ
W1, W4, W5+T1, T3,T5:
Chiến lược liên minh liên
kết
=> LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC:
1. NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT HUY THẾ MẠNH ĐỂ NẮM BẮT CƠ HỘI :
1.1. Thâm nhập thị trường trong nước (S2, S3, S4, S5+O2, O4, O5)
20
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
Thị trường trong nước là một thị trường hứa hẹn đầy tiềm năng cho sự phát
triển của các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng với hàng ngàn
doanh nghiệp và hàng triệu hộ gia đình. Bên cạnh việc đầu tư các điểm giao
dịch tại các thành phố lớn trong cả nước hiện nay Techcombank còn chủ
trương mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình hơn nữa đến các tỉnh phía Bắc
và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Nắm vững được thị trường trong nước cũng giúp tạo điều kiện cho
Techcombank mở rộng hoạt động của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Chiến lược xâm nhập thị trường nước ngoài (S2, S3, S5+O1, O3, O5, O6)
Thị trường nước ngoài là một thị trường hứa hẹn mang đến tiềm năng phát
triển cho Techcombank. Với điều kiện của mình đã cho phép Techcombank
vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, có thể kể đến là thị trường của Lào,
Campuchia và các thị trường trong khối ASEAN. Nếu làm được điều này
Techcombank sẽ có được lợi nhuận lớn và sự phát triển nhanh chóng.
1.3. Chiến lược phát triển thị trường trong nước (S2, S3, S4, S5+O2, O4, O5)
Hiện tại trong nước, một số khu vực thị trường vẫn còn bỏ ngỏ và chưa

được lấp đầy. Techcombank với mạng lưới chi nhánh của mình có thể đầu tư
cơ sở vật chất hơn nữa để mở thêm nhiều điểm giao dịch tại các tỉnh trong cả
nước – nơi mà các giao dịch tài chính đang dần trở thành một nhu cầu quan
trọng của các doanh nghiệp cũng như các hộ dân cư.
2. NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT HUY THẾ MẠNH ĐỂ ĐẨY LÙI NGUY CƠ
2.1. Chiến lược tích hợp hóa hàng ngang (S2, S3, S4, S5+T1, T2, T5)
Với việc hợp tác ngày càng là xu thế phổ biến của quá trình hoạt động
không chỉ với các doanh nghiệp trong ngành ngân hàng mà còn với các doanh
nghiệp bên ngoài, Techcombank đã chủ động trong việc hợp tác với các doanh
nghiệp khác. Có thể kể đến việc hợp tác với HSBC – một ngân hàng lớn trên
phạm vi toàn thế giới, ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống
ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV về việc triển khai hệ
thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank, liên
21
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ, ra mắt thẻ
đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa, là thành viên của
liên minh Smartlink - VNBC, … Chiến lược tích hợp hóa hàng ngang sẽ tạo
điều kiện cho Techcombank tận dụng được các thế mạnh của các đối tác cũng
như phát huy được thế mạnh riêng có của bản thân trong việc phát triển.
3. NHÓM GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI :
Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm (W1, W3+O1, O2, O4, O5)
Việc đổi mới phát triển sản phẩm là một yêu cầu trong tình thế cạnh tranh
gay gắt. Khách hàng luôn có nhu cầu cao hơn nữa về các sản phẩm dịch vụ vì
thế Techcombank cần phải luôn đổi mới phát triển và cung cấp cho khách hàng
các sản phẩm mới với ngày càng nhiều tiện ích hơn nữa. Techcombank luôn có
thế mạnh về tài chính và công nghệ vì thế việc thực hiện chiến lược này sẽ gặp
nhiều thuận lợi. Techcombank chú trọng phát triển sản phẩm của mình ngày
càng hoàn thiện hơn như: thẻ thanh toán F@stAccess-i, thẻ Techcombank
Visa Credit, mailto:F@st i-Bank, sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu

tư chứng khoán mailto:F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải
pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử
mailto:F@stVietPay, ngân hàng điện tử trực tuyến. Trong tương lai
Techcombank còn chủ trương phát triển hệ thống thẻ thanh toán được chấp
nhận trên toàn thế giới, hệ thống ví điện tử,…
4. NHÓM GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU ĐỂ ĐẨY LÙI NGUY CƠ:
Chiến lược liên minh liên kết (W1, W4, W5+T1, T3,T5)
Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt trong ngành, các ngân hàng Việt Nam
còn thiếu và yếu cả về tiềm lực tài chính, công tác lãnh đạo quản lý so với các
tập đoàn tài chính, các tập đoàn ngân hàng lớn trên toàn thế giới vì thế cần phải
thực hiện chiến lược liên minh liên kết để cùng nhau tạo nên một khối thống
nhất vững chắc cùng nhau phát triển mà trong đó quyền lợi của các ngân hàng
đều được đảm bảo. Một hướng đi khác đòa là việc liên kết với các tập đoàn,
22
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
các tổ chức tài chính nước ngoài để học tập khả năng quản lý, điều hành hoạt
động cũng như nguồn lực về vốn của họ.
Phần IV : CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP
4.1.CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TỔNG QUÁT CỦA DOANH NGHIỆP
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO và từng bước thực hiện lộ trình theo cam kết
của WTO về loại bỏ bảo hộ cạnh tranh từ phía nhà nước có thể thấy ngành ngân
hàng đã diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ giữa các ngân hàng trong nước
mà còn với các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính khác. Trước tình
hình đó, Techcombank cũng đề ra cho mình một chiến lược thích hợp giúp doanh
nghiệp thích ứng trong tình hình mới và tạo bước phát triển lâu dài về sau.
=> Chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi: Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược mà công ty tạo ra sản phẩm dịch vụ mà
khách hàng coi là duy nhất theo đánh giá của họ.
Techcombank là một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính tốt nhờ sự đóng góp
của các cổ đông sáng lập và quá trình tăng vốn điều lệ thường xuyên giúp cho

Techcombank có được sự chủ động trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Việc hợp tác với HSBC cũng giúp Techcombank có thêm một cổ đông có nguồn
lực cả về tài chính cũng như học hỏi được kinh nghiệm trong việc điều hành và
quản lý từ một trong những ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới. Bên
cạnh đó Techcombank là một ngân hàng đi tiên phong trong việc ứng dụng công
nghệ mới, tiên tiến vào các hoạt động của mình vì thế các sản phẩm và dịch vụ của
Techcombank luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, tạo ra cho họ các
lợi ích tối đa khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ ấy. Hàm lượng công nghệ trong
các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank cung cấp đến cho khách hàng là khá
cao dựa trên việc áp dụng các hệ thống tiên tiến trong việc quản lý và hoạt động
của mình. Cùng với sự đổi mới về công nghệ là sự phát triển trong các hoạt động
marketing cũng như các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của
23
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
Techcombank. Doanh nghiệp đang từng bước đẩy mạnh các hoạt động marketing
của mình nhắm đến khách hàng và không ngừng nghiên cứu cung cấp cho khách
hàng những sản phẩm và dịch vụ mới với những tiện ích mới thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng dựa trên các thế mạnh về công nghệ của mình.
4.2.CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC
CHÍNH SÁCH TRIỂN KHAI
4.2.1.Chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp
Với mục tiêu đưa Techcombank trở thành “Ngân hàng tốt nhất và doanh
nghiệp hàng đầu Việt Nam” vào năm 2014, Hội đồng quản trị cùng Ban điều
hành của Techcombank đã đề ra chiến lược phát triển trong từng giai đoạn cụ
thể và cố gắng thực hiện nó để hoàn thành mục tiêu.
 Chiến lược phát triển nguồn tài chính:
Techcombank hiểu rằng phát triển nguồn lực tài chính là then chốt cho sự
thành công của mình, doanh nghiệp đã đạt được các thành tựu trong việc tăng
tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế, tăng vốn chủ sở hữu, tăng tỷ suất lợi nhuận,
đảm bảo an toàn vốn cũng như tăng tỷ lệ và khả năng thanh toán qua từng năm

hoạt động nhưng phải phát triển hơn nữa nhất là giai đoạn chiến lược 5 năm
2009 – 2014.
 Chiến lược đổi mới về cơ cấu tổ chức để phát triển:
Nhằm tiến tới mục tiêu trở thành “Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng
đầu Việt Nam” vào năm 2014, Techcombank đã xây dựng chiến lược đổi mới
cơ cấu để phát triển với bước đi đầu tiên là chương trình chuyển đổi toàn diện.
Với sự hỗ trợ của nhà tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới McKinsey,
Techcombank chủ động đỏi mới tạo ra sự khác biệt thông qua cam kết chuyển
mình trong việc tái cấu trúc mô hình kinh doanh và quản lý, hướng đến một
thời kỳ tăng trưởng của ngân hàng.
 Chiến lược phát triển các sản phẩm và dịch vụ:
24
Môn Quản trị Chiến lược Trường Đại học Thương Mại
Đổi mới và phát triển các sản phẩm và dịch vụ là yêu cầu quan trọng ảnh
hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Hiểu được được này Techcombank
luôn nỗ lực hết mình trong việc phát triển, đổi mới, liên tục cải thiện chất
lượng sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn, thúc đẩy phát triển
mạnh mẽ hơn các hoạt động kinh doanh. Chiến lược đề ra yêu cầu việc phát
triển các sản phẩm dịch vụ phải xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường cũng
như nhu cầu của khách hàng và đặc thù về các nguồn lực của doanh nghiệp.
 Chiến lược phát triển công nghệ:
Phát triển công nghệ là một chiến lược tăng trưởng mà các doanh nghiệp luôn
quan tâm nhất, các doanh nghiệp mà ứng dụng của công nghệ ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh của mình. Trong chiến lược phát triển về công
nghệ, công nghệ thông tin là một lĩnh vực mà Techcombank rất chú trọng đầu
tư phát triển và đó cũng là thế mạnh của Techcombank so với các đối thủ khác.
Techcombank vẫn quyết tâm giữ vững thế mạnh này bằng cách ưu tiên tập
trung đầu tư công nghệ theo chiều sâu, dùng công nghệ thông tin làm nền tảng
để đưa Techcombank trở thành một ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc
tế.

 Chiến lược phát triển nhân sự:
Phát triển nhân sự là 1 trong 5 giá trị cốt lõi của Techcombank vì thế Hội đồng
quản trị và ban điều hành của doanh nghiệp đã đề ra một chiến lược lâu dài về
phát triển nguồn nhân sự trong đó đẩy mạnh việc đào tạo các chuyên gia, các
nhà lãnh đạo cấp cao và cùng với đó là việc nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, các kỹ năng trong công việc cho nhân viên, xây dựng và phát huy
văn hóa doanh nghiệp đến từng nhân viên.
4.2.2.Chính sách triển khai :
 Chính sách tài chính:
• Phát triển nguồn vốn điều lệ của Techcombank.
25

×