Tải bản đầy đủ (.doc) (181 trang)

Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.76 KB, 181 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và trích dẫn trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu của Luận án không trùng với các công trình
khoa học khác đã công bố.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thanh Bình
i
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
WTO Tổ chức thương mại thế giới
DVPP Dịch vụ phân phối
DVBB Dịch vụ bán buôn
DVBL Dịch vụ bán lẻ
DVPPBL Dịch vụ phân phối bán lẻ
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
LCHHBL&DTDVXH Lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
XHCN Xã hội chủ nghĩa
HTPPBL Hệ thống phân phối bán lẻ
UBND Ủy ban nhân dân
TTTM Trung tâm thương mại
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BTA Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ
FTA Khu vực mậu dịch tự do
CH Cửa hàng
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu
TFAP Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại
ENT Kiểm tra nhu cầu kinh tế


NT Đãi ngộ quốc gia
NHTW Ngân hàng trung ương
CHTL Cửa hàng tiện lợi
TMĐT Thương mại điện tử
ST Siêu thị
HTX Hợp tác xã
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
TNCs Các công ty xuyên quốc gia
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, BIỂU ĐỒ, HỘP
BẢNG
Bảng 2.1: Cơ sở và khung khổ chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện
hội nhập quốc tế Error: Reference source not found
Bảng 3.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa thời kỳ 1996 – 2010
Error: Reference source not found
iii
Bảng 3.2: Đóng góp của thương mại trong nước vào GDP tính theo giá so sánh 1994
Error: Reference source not found
Bảng 3.3: Quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ thời kỳ 2000 – 2009
Error: Reference source not found
Bảng 3.4. Kết quả rà soát, điều chỉnh quy định chính sách thực hiện cam kết
WTO đối với DVPP của Việt Nam Error: Reference source not found
Bảng 3.5: Vốn FDI đăng ký vào dịch vụ bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam giai đoạn
2002 – 2010 Error: Reference source not found
Bảng 3.6: Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá thực tế thời kỳ 1996-2010: Error:
Reference source not found
Bảng 4.1. Triển vọng phát triển DVPPBL Việt Nam đến năm 2020 Error:
Reference source not found
SƠ ĐỒ
iv

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN
1.1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại và trong điều kiện hội nhập quốc tế, lĩnh
vực phân phối là sự kết nối sống còn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nó đóng
vai trò là một trong những “trung gian” để xâu chuỗi các khâu trong toàn bộ quá
trình tái sản xuất mở rộng các ngành sản phẩm nông - công nghiệp, từ cung ứng đầu
vào đến tiêu thụ đầu ra trên thị trường, góp phần phát triển các chuỗi giá trị của các
ngành sản phẩm trong nước, kết nối với các chuỗi giá trị toàn cầu. Hoạt động phân
phối mang bản chất của hoạt động dịch vụ. Theo phân loại của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO), dịch vụ phân phối (DVPP) là một trong số 11 ngành dịch vụ chính,
gồm 4 phân ngành: dịch vụ bán buôn (DVBB), dịch vụ bán lẻ (DVBL), dịch vụ đại
lý hoa hồng và nhượng quyền kinh doanh. Trong đó, dịch vụ chính do nhà bán buôn
và nhà bán lẻ thực hiện. DVBB bao gồm việc bán hàng cho những người bán lẻ,
những doanh nghiệp sử dụng hàng hóa của những ngành công nghiệp, thương mại,
các tổ chức đơn vị chuyên môn hoặc cho người bán buôn khác. Những người bán lẻ
phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Nói cách khác, bán buôn là
việc bán hàng hóa (thường là các dịch vụ kèm theo) cho đối tượng người mua để
sản xuất, để bán lại hoặc tiêu dùng vì mục đích sự nghiệp hoặc kinh doanh. Bán lẻ
là hoạt động có nghiệp vụ chủ yếu là bán hàng hóa cùng các dịch vụ kèm theo cho
người tiêu dùng cuối cùng, đó là tiêu dùng cá nhân và gia đình, tiêu dùng không
mang tính kinh doanh. Ngày nay dịch vụ bán lẻ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng
kinh tế và hướng mạnh mẽ tới người tiêu dùng.
Sự phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ (DVPPBL) theo hướng hiện đại
không chỉ gắn với việc cung cấp các sản phẩm ngày càng phong phú, đáp ứng nhu
cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng, mà còn cung cấp cho người tiêu dùng
một loạt các dịch vụ bổ sung là những dịch vụ giúp cho sự lựa chọn chính xác hơn
và tăng thêm sự thuận tiện hơn khi mua hàng. Đồng thời, nó cũng cung cấp cho nhà
sản xuất nhiều thông tin cần thiết từ phía cầu để điều chỉnh những quyết định của họ
theo nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, sự thất bại của ngành DVPP nói chung,
DVPPBL nói riêng trong việc thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng phân phối của

mình có thể dẫn tới những sai lệch lớn trong hệ thống phân bổ nguồn lực của xã hội
1
và thiệt hại cho nền kinh tế trong cả ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Cho nên, để
tránh cho nền kinh tế vấp phải thất bại đó của thị trường, nhà nước phải can thiệp
điều tiết và quản lý sự phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ. Đồng thời, phạm vi
của lĩnh vực PPBL trong thương mại quốc tế đã phát triển nhanh chóng thông qua
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và việc phát triển những công nghệ mới đặc biệt
là công nghệ thông tin. Trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu, phần lớn các
nước, trước hết là những thành viên WTO, đều phải mở cửa thị trường DVPP, thực
hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT), dẫn đến sự phát triển nhanh của mạng lưới
phân phối toàn cầu với chủ thể chính chi phối và lãnh đạo là các tập đoàn phân phối
đa quốc gia. Mặt khác, trong chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành sản phẩm, khâu
phân phối bán lẻ là khâu có giá trị gia tăng cao, tỷ suất lợi nhuận cao nên có sự cạnh
tranh ngày càng quyết liệt của các nhà phân phối bán lẻ trong và ngoài nước. Vì thế,
sự quản lý, điều tiết của nhà nước đối với sự phát triển DVPPBL càng trở nên cần
thiết để đảm bảo lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trong thời đại toàn cầu hóa, sự hình thành và phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ
không chỉ luôn gắn với các dịch vụ chính khác (bán buôn, đại lý uỷ quyền, nhượng
quyền ), mà còn luôn gắn với cả các dịch vụ phụ trợ có liên quan đến hoạt động bán
lẻ hàng hoá, không chỉ bao hàm hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống mà còn bao
hàm cả hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại.
Đối với Việt Nam, công cuộc Đổi mới đất nước được bắt đầu sớm nhất và sâu
sắc nhất trong lĩnh vực thương mại bán lẻ hàng hoá (bắt đầu từ Nghị quyết TW6,
khóa VI năm 1987). Quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong Nghị quyết số 12/NQ-TW
ngày 03/01/1996 của Bộ Chính trị (Khoá VII), thực hiện Quyết định 311/QĐ-TTg
ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, Quyết
định số 27/2007/QĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo khác của Đảng và Chính phủ về
phát triển thương mại trong nước, Bộ Thương mại trước đây và hiện nay là Bộ
Công Thương đã tổ chức thực hiện tốt các chính sách phát triển hệ thống phân phối
bán lẻ hàng hoá, nhất là trong phát triển kết cấu hạ tầng cho hoạt động thương mại

bán lẻ hàng hoá phát triển Dưới tác động của chính sách Đổi mới, hoạt động dịch
vụ phân phối bán lẻ và thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển nhanh theo cơ chế
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Thị trường bán lẻ hàng hoá Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất
thế giới từ sau năm 2001, bình quân tăng 25%/năm và có xu hướng ngày càng tăng
2
cao (năm 2007 tăng 27,3%, năm 2008 tăng trên 30%, năm 2009 trong điều kiện suy
giảm kinh tế nhưng vẫn tăng 18% và năm 2010 tăng 24,5%, nếu loại trừ yếu tố tăng
giá thì vẫn tăng 13% ). Sau trên 15 năm từng bước mở cửa thị trường dịch vụ phân
phối, hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá ở Việt Nam đã từng bước phát triển theo
hướng hiện đại, kết nối giữa hệ thống trong nước với các kênh xuất, nhập khẩu hàng
hoá, giữa các trung tâm phân phối lớn với các cửa hàng tiện lợi, bám sát khu dân cư,
giữa các hình thức phân phối truyền thống với các hình thức mới hiện đại, đáp ứng
nhu cầu hàng hoá ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư. Việt Nam đang trở
thành thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, có sức hấp dẫn cao với các nhà đầu tư nước
ngoài. Đây vừa là thời cơ vừa là nguy cơ đối với các doanh nghiệp phân phối Việt
Nam trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, các tập đoàn phân phối
lớn của nước ngoài đang không ngừng tăng cường thế lực để mở rộng thị phần bán
lẻ ở Việt Nam, nhất là trên các đô thị lớn.
Quy mô thị trường bán lẻ ngày càng lớn. Năm 2010 tổng mức lưu chuyển
hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội (LCHHBL&DTDVXH) đạt trên
1.561,6 ngàn tỷ đồng, gấp khoảng 6 lần năm 2001, nâng mức bình quân đầu người
từ 2,54 triệu đồng năm 2001 lên 17,7 triệu đồng năm 2010. Trong giai đoạn 2006-
2010 quy mô thị trường bán lẻ đã bằng khoảng 65% GDP trong cùng giai đoạn,
phản ánh DVPPBL có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Thị trường dịch vụ phân phối Việt Nam (bán buôn, bán lẻ, đại lý uỷ quyền và
nhượng quyền thương mại) đã từng bước mở cửa theo các cam kết quốc tế đa
phương, song phương, bắt đầu từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (Tháng
7/1995). Từ khi gia nhập WTO (Tháng 11/2006), nhất là từ sau 1/1/2009, thị trường
dịch vụ phân phối Việt Nam về cơ bản đã mở cửa như cam kết của Việt Nam với

Hoa Kỳ trong Hiệp định thương mại song phương (BTA). Trong đó, từ 1/1/2009
cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tương tự như BTA, Việt
Nam không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí,
băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quí cho nước ngoài; nhiều sản phẩm
nhạy cảm như sắt thép, phân bón, xi măng Việt Nam chỉ mở cửa thị trường sau 3
năm gia nhập WTO, hạn chế khả năng mở điểm bán lẻ của các doanh nghiệp FDI;
nhà phân phối nước ngoài chỉ được thành lập liên doanh góp vốn nước ngoài không
quá 49% ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng thị trường bán lẻ và
hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá trên thị trường trong nước đang bộc lộ những
3
yếu kém không nhỏ. Thị trường phát triển không bền vững, các hệ thống phân phối
còn mỏng manh dễ bị tổn thương trước các tác động giá cả thị trường thế giới và
quan hệ cung – cầu trong nước. Kết cấu hạ tầng thương mại tuy đã có bước cải
thiện đáng kể nhưng xét về tổng thể vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ nên chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển nhanh của thương mại trong nước. Cơ sở hậu cần phân
phối logistics (cảng, kho, vận chuyển ) vừa ít, vừa yếu và thiếu đồng bộ, chưa
đảm bảo hỗ trợ và phục vụ tốt cho khâu bán buôn, bán lẻ. Các phương thức kinh
doanh tiến bộ, hiện đại như liên kết “chuỗi”, trung tâm mua sắm, chuỗi siêu thị,
chuỗi cửa hàng tiện lợi, bán hàng qua mạng, chợ “ảo” chỉ mới manh nha hình
thành, chưa nhiều và chưa mạnh. Cơ cấu kênh phân phối hàng hoá nói chung và các
mặt hàng quan trọng, đặc thù nói riêng còn mang nặng tính tự phát, thiếu tính
chuyên nghiệp. Lực lượng thương nhân trên thị trường bán lẻ Việt Nam tuy tăng
nhanh về số lượng và biến đổi mạnh về cơ cấu trong quá trình hội nhập, nhưng
thiếu những doanh nghiệp lớn, có thương hiệu mạnh, có tính chuyên nghiệp cao;
quá trình tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp bán lẻ nhìn chung diễn ra
chậm.
Nhìn chung, các nhà phân phối bán lẻ Việt Nam vẫn chưa tạo được các “khớp
nối” linh hoạt giữa các khâu sản xuất – phân phối – tiêu dùng, giữa các kênh lưu
thông hàng hoá trong nước với các kênh xuất khẩu, nhập khẩu, chưa đóng vai trò là

“trung gian” để xâu chuỗi các khâu trong toàn bộ chu trình tái sản xuất mở rộng các
ngành sản phẩm công – nông nghiệp, từ cung ứng đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ
đầu ra trên thị trường trong và ngoài nước nhằm phát triển các chuỗi giá trị của các
ngành sản phẩm trong nước, kết nối với các chuỗi giá trị toàn cầu.
Có nhiều nguyên nhân của tình trạng nêu trên, trong đó có nguyên nhân quan
trọng là những bất cập, yếu kém về quản lý vĩ mô lĩnh vực phân phối bán lẻ của
Nhà nước và những yếu kém này chậm được khắc phục. Các chính sách hỗ trợ,
khuyến khích để củng cố và phát triển kết cấu hạ tầng cho phát triển dịch vụ phân
phối bán lẻ còn rất ít, thiếu tính liên tục, nhất quán và đồng bộ. Hầu như chưa có
chính sách ưu đãi (thuế, đất đai, tín dụng ) cho đầu tư dịch vụ phân phối bán lẻ.
Phân công và qui định chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thị trường bán lẻ
còn có những bất hợp lý, thiếu rành mạch, chồng chéo giữa các cơ quan, đơn vị,
trong khi lại chưa có người “nhạc trưởng” …v v
Bối cảnh, đặc điểm và xu hướng nêu trên đặt ra những yêu cầu mới trong công
4
tác quản lý Nhà nước đối với quá trình hình thành, phát triển DVPPBL trên thị trường
trong nước, trước hết là trong xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ
dịch vụ bán lẻ. Trong đó, đối tượng và phạm vi tác động của chính sách phát triển
DVPPBL không chỉ gồm dịch vụ chính là hoạt động bán lẻ, được gắn kết với các
dịch vụ phân phối chính khác (bán buôn, đại lý uỷ quyền, nhượng quyền thương mại)
mà còn bao gồm cả các dịch vụ phụ trợ có liên quan đến hoạt động bán lẻ hàng hoá.
Đại hội XI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (sửa đổi, bổ sung 2011), trong đó đã xác định
rõ:”Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng
vật chất…”. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 vừa được Đại hội XI
của Đảng thông qua cũng đã đề ra định hướng “Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc
độ tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và tăng mức độ cao hơn GDP…; mở
rộng thị trường nội địa, phát triển thương mại trong nước…; chủ động tham gia
vào mạng phân phối toàn cầu, phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi

thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt
nam…; phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo
đảm ổn định kinh tế vĩ mô”….”Thực hiện hệ thống cơ chế và chính sách phù hợp,
đặc biệt là cơ chế, chính sách tài chính tiền tệ nhằm nâng cao chất lượng tăng
trưởng đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của nền kinh tế”.
Như thế, để phát triển DVPPBL ở Việt Nam theo hướng hiện đại, hiệu quả,
các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao với các Tập đoàn
phân phối bán lẻ nước ngoài trên thị trường bán lẻ Việt Nam trong điều kiện tự do
hoá thương mại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo khớp nối linh hoạt giữa
nhà sản xuất và người tiêu dùng thì yêu cầu bức thiết đang đặt ra là phải tăng
cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ. Trong đó, cần tiếp
tục hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL ở thị trường trong nước.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu về: “Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ
phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” được chọn làm đề
tài Luận án Tiến sĩ kinh tế nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài
nước
 Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước
Đến nay ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu ở các góc độ khác
5
nhau về bán buôn, bán lẻ, về dịch vụ bán lẻ, về hệ thống phân phối hàng hóa và về
từng loại hình dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa (Chợ, siêu thị, trung tâm thương
mại…). Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu trực
diện, có tính hệ thống và toàn diện về chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ
hàng hóa, về đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện
hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài luận
án này, gồm:
- Đề tài Khoa học cấp Bộ “Các loại hình kinh doanh văn minh hiện đại, định
hướng quản lý nhà nước đối với siêu thị ở Việt Nam”do Vụ chính sách thị trường
trong nước (Bộ Thương mại) chủ trì thực hiện năm 2001. Trong đó, chỉ tập trung

nghiên cứu sâu về loại hình kinh doanh bán lẻ văn minh, hiện đại và đề ra định
hướng quản lý nhà nước loại hình này, chưa đề cập đến quàn lý nhà nước toàn bộ
lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ.
- Đề tài cấp Bộ “Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” do Viện Nghiên cứu thương mại chủ trì năm 2002
(PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu làm chủ nhiệm). Trong đó, đã nghiên cứu kỹ cơ sở lý
luận, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng phát triển hệ thống phân phối
hàng hóa ở nước ta nhưng chưa đi sâu nghiên cứu cơ chế quản lý và đề xuất chính
sách cụ thể và đồng bộ cho sự phát triển đó.
- Đề tài cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị của nước
ta hiện nay” do Viện nghiên cứu thương mại chủ trì năm 2005, TS. Nguyễn Thị
Nhiễu làm chủ nhiệm đề tài. Trong đó, chỉ nghiên cứu sâu về hệ thống siêu thị và đề
ra giải pháp phát triển cho loại hình này, chưa nghiên cứu toàn diện về dịch vụ bán
lẻ và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ này.
- Đề tài cấp Bộ “Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân
phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta” do Viện nghiên cứu Thương mại chủ trì
thực hiện năm 2006, PGS.TS. Đinh Văn Thành làm chủ nhiệm. Trong đó đi sâu
nghiên cứu về kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu (rau quả, thịt, hàng may
mặc, sắt thép, phân bón, xi măng…), chưa nghiên cứu phân phối và dịch vụ phân
phối đối với tất cả các nhóm hàng để đề xuất chính sách phát triển các kênh phân
phối hàng hóa.
- Đề tài cấp Bộ “Giải pháp phát triển cửa hàng tiện lợi vận doanh theo chuỗi
ở Việt Nam đến năm 2010” do Trường cán bộ Thương mại Trung ương chủ trì thực
hiện năm 2005. Trong đó chỉ đi sâu nghiên cứu về cửa hàng tiện lợi và đề xuất giải
6
pháp phát triển, chưa nghiên cứu về lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ và đề xuất
hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL
- Luận án Tiến sỹ kinh tế “Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ
văn minh, hiện đại ở Việt Nam” của Phạm Hữu Thìn thực hiện tại Viện Nghiên cứu
thương mại năm 2008. Trong đó, chỉ đề cập đến quản lý nhà nước đối với siêu thị,

trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi. Chưa đi sâu đề xuất hoàn thiện, chính sách
phát triển DVPPBL.
- Đề tài cấp Bộ “Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ
bán buôn, bán lẻ của Việt Nam” do Viện Nghiên cứu thương mại chủ trì thực hiện
năm 2009, TS. Từ Thanh Thủy làm chủ nhiệm. Trong đó, đã nghiên cứu tổng quan
về dịch vụ bán buôn, buôn lẻ ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện
môi trường kinh doanh cho lĩnh vực dịch vụ này theo một số tiêu chí chủ yếu từ góc
độ thuận lợi hóa thương mại cho thương nhân, chưa đi sâu nghiên cứu dịch vụ bán
lẻ từ các góc độ cơ cấu dịch vụ phân phối bán lẻ, chính sách mặt hàng, chính sách
và cơ chế quản lý giá cả, quản lý thị trường theo địa bàn lãnh thổ và các thiết chế
quản lý đối với lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ.
- Dự án nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030” do Viện nghiên cứu thương mại chủ
trì thực hiện năm 2010, PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch làm chủ nhiệm, được phê duyệt tại
Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/06/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Dự án “Nghiên cứu xây dựng khung khổ pháp lý cho hệ thống phân phối” do
Bộ thương mại và GTZ phối hợp chủ trì thực hiện năm 2005. Trong đó đã xây dựng
một số chuyên đề nghiên cứu đề cập đến khía cạnh pháp lý và môi trường pháp lý
cho hoạt động phân phối trong đó có dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam, chưa đi
sâu nghiên cứu về cơ chế, chính sách quản lý sự phát triển DVPPBL ở Việt nam
- Đề án Nghiên cứu “Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt
Nam đến năm 2020” do Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì thực hiện. Trong đó, có đề
cập đến phát triển dịch vụ phân phối ở góc độ chiến lược khung chưa có cơ chế
chính sách cụ thể về phát triển DVPPBL
- Tập tài liệu Hội thảo quốc gia “Việt Nam- WTO: mở cửa thị trường trong lĩnh
vực dịch vụ phân phối – bán lẻ” do Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và Ủy ban
quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp tổ chức thực hiện tại Hà Nội năm 2008
 Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài
Đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
7

dịch vụ bán lẻ nhưng có rất ít công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách phát
triển dịch vụ phân phối bán lẻ. Một số công trình tiêu biểu là:
- Francis Kwong (2002) A retail – Led distribution Model (Mô hình bán lẻ
hàng đầu), China Resourcer Enterprise Ltd.
- AT Kearney, “Những cánh cửa hy vọng cho bán lẻ toàn cầu – chỉ số phát
triển bán lẻ toàn cầu 2009” AT Kearney 2009
- Fels, Allan “Quản lý bán lẻ - bài học từ các quốc gia đang phát triển”, Asia
Pacific Business Review, quyển 15, số 1 năm 2009
- Mutebi, Alex M “Những thay đổi về quản lý đối với bán lẻ xuyên quốc gia quy
mô lớn ở các thành phố Đông Nam Á”, Nghiên cứu đô thị, số 44 kỳ 2 năm 2007
Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đây đều liên quan đến đề tài
nghiên cứu của luận án và nghiên cứu sinh có thể kế thừa các kết quả nghiên cứu
này trong việc giải quyết nội dung đề tài Luận án. Tuy nhiên, điểm mới và khác biệt
là chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về
hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận án
 Mục tiêu chung : Xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện chính
sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập quốc tế thời kỳ tới năm 2020
 Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân
phối bán lẻ hàng hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Đánh giá thực trạng chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa
ở Việt Nam hiện nay
- Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách phát triển
dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa thời kỳ tới năm 2020
1.4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài Luận
án
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là Chính sách phát triển dịch vụ

phân phối bán lẻ hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án:
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu ba nhóm chính sách tác động trực tiếp đến
8
sự phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam gồm : (i) Các chính sách tác động
đến sự gia nhập thị trường và cạnh tranh trên thị trường DVPPBL của các chủ thể
kinh doanh; (ii) Các chính sách tác động đến cơ sở ra quyết định đầu tư, điều kiện
thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển các loại hình DVPPBL; (iii) Các chính sách
tác động đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả vận doanh của các cơ sở bán lẻ.
- Về không gian nghiên cứu: Chính sách vĩ mô phát triển dịch vụ phân phối bán
lẻ của Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ
phân phối bán lẻ của một số nước (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nhật
Bản, Hoa Kỳ)
- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng Chính sách phát triển dịch vụ
phân phối bán lẻ từ khi Việt Nam thực hiện hội nhập quốc tế, trọng tâm là từ
năm 2001 đến nay và đề xuất hoàn thiện chính sách cho thời kỳ đến năm 2020.
1.5.Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Hệ thống hóa và khái quát
hóa, Logích- lịch sử, phân tích, tổng hợp, chứng minh, diễn dịch, quy nạp, thống kê
– so sánh. Đồng thời Nghiên cứu sinh cũng kết hợp hình thức nghiên cứu tại bàn
với kế thừa kết quả của một số dự án điều tra thực tiễn có liên quan đến dịch vụ
phân phối bán lẻ do Viện nghiên cứu thương mại chủ trì, thực hiện và một số cơ
quan trong và ngoài Bộ Công Thương cụ thể:
- Sử dụng phương pháp hệ thống hóa để kế thừa có chọn lọc các kết quả
nghiên cứu của các công trình Khoa học đã công bố về những nội dung liên quan
đến đề tài Luận án trên cơ sở đó sử dụng phương pháp khái quát hóa để rút ra
những vấn đề lý luận và thực tiễn có tính logích của đề tài đồng thời dùng phương
pháp tổng hợp để xây dựng các luận cứ khoa học có tính độc lập và rút ra các kết
luận khoa học của Luận án.
- Sử dụng phương pháp logích – lịch sử kết hợp với phân tích, chứng minh,

thống kê – so sánh và quy nạp để đánh giá tiến trình đổi mới chính sách của Nhà
nước ta đối với phân phối bán lẻ hàng hóa từ khi tiến hành hội nhập quốc tế đến
nay; phát hiện những khiếm khuyết cần điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách
phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ tới.
- Phương pháp thống kê – so sánh và diễn dịch được sử dụng chủ yếu kết hợp
với phương pháp phân tích chứng minh để làm rõ những tác động của chính sách
của Nhà nước đối với sự phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ.
9
1.6.Những đóng góp mới về khoa học của Luận án
- Về lý luận : hệ thống hóa, bổ sung và phát triển một số lý luận về hoàn thiện
chính sách phát triển DVPPBL hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc
tế, nghiên cứu kinh nghiệm hệ thống chính sách phát triển DVPPBL của Trung
Quốc, Thái Lan và một số nước khác, rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể có
thể áp dụng cho Việt Nam. Tạo lập khung lý thuyết về hoàn thiện chính sách phát
triển DVPPBL trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Về thực tiễn :
+ Tổng kết thực trạng chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt
Nam thời gian từ năm 2001 đến nay, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn
chế, bất cập và nguyên nhân của những thành công và hạn chế, bất cập trong việc
xây dựng và thực thi các chính sách phát triển DVPPBL hàng hóa ở Việt Nam, xác
lập cơ sở thực tiễn cho các đề xuất hoàn thiện chính sách tới 2020.
+ Đề xuất hệ thống quan điểm, phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển
DVPPBL hàng hóa ở Việt Nam thời kỳ tới năm 2020, kiến nghị hoàn thiện chính
sách hội nhập quốc tế mở cửa thị trường DVPPBL, chính sách phát triển mặt hàng
và thị trường DVPPBL, chính sách phát triển thương nhân, phát triển kết cấu hạ
tầng, phát triển nguồn nhân lực phân phối bán lẻ…v…v…
1.7. Kết cấu nội dung Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ
viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, hình vẽ và phụ lục, nội dung Luận án kết cấu
thành 4 chương

Chương 1 : Giới thiệu chung về Luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân
phối bán lẻ hàng hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế
Chương 3: Thực trạng chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ
hàng hóa trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển
dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam thời kỳ tới năm 2020
10
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHÂN PHỐI BÁN LẺ
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1. Tổng quan về dịch vụ phân phối bán lẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế
2.1.1. Khái niệm và phân loại dịch vụ phân phối bán lẻ
2.1.1.1. Khái niệm về phân phối và dịch vụ phân phối bán lẻ
- Khái niệm phân phối hàng hóa : Phân phối là một khâu trung gian trong quá
trình tái sản xuất mở rộng xã hội : Sản xuất – phân phối, lưu thông – trao đổi – tiêu
dùng. Vì thế cần phân định khái niệm phân phối với các khái niệm liên quan. Sản
xuất là hành vi người lao động thông qua việc sử dụng tư liệu lao động tác động vào
đối tượng lao động và làm thay đổi đối tượng theo dự kiến. Mục đích của sản xuất
là phải làm cho đối tượng lao động thay đổi theo dự kiến để thỏa mãn một loại nhu
cầu nào đó của con người. Phân phối là quá trình tách rời giữa các chủ thể kinh tế
của sản phẩm xã hội trong sản xuất chung hoặc sản xuất xã hội hóa. Do hoạt động
chung hoặc do mối liên hệ xã hội của sản xuất, khi chưa thực hiện phân phối, sản
phẩm được sản xuất là sản phẩm chung, sau khi phân phối đến từng cá nhân dựa
theo những nguyên tắc và tỷ lệ nhất định mới trở thành mức của mỗi cá nhân. Sự
phân phối sản phẩm xã hội là một khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, nó
thực hiện sự quá độ của sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng. Sản xuất quyết định
phân phối, ngược lại phân phối có tác động trở lại đối với sản xuất, trở thành điều

kiện và cơ sở của tái sản xuất. Hình thức phân phối sản phẩm xã hội không giống
nhau trong các chế độ kinh tế khác nhau hoặc trong các thời kỳ phát triển khác nhau
trong cùng một nền kinh tế xã hội. Trong hình thức sản xuất của kinh tế hàng hóa
và kinh tế thị trường, phân phối không phải được hoàn thành từ trực tiếp phân phối
bằng hiện vật mà là phân phối thông qua tiền tệ. Mức độ mà các chủ thể hoạt động
kinh tế có được trong phân phối thông qua tiền tệ, lấy về giá trị sử dụng tương ứng
là vật phẩm mà mình cần thiết trên thị trường. Phân phối (không kể là phân phối
hiện vật hay phân phối tiền tệ) phản ánh trực tiếp trình độ thỏa mãn lợi ích vật chất
của các cá nhân. Tỷ lệ và cơ cấu phân phối giữa các cá nhân được hình thành trong
11
phân phối đã phản ánh địa vị kinh tế - xã hội giữa con người với con người
[27;105]. Trao đổi là hành vi của con người nhằm chuyển đổi lao động hoặc sản
phẩm của mình để có được lao động và sản phẩm của người khác trong quá trình
sản xuất xã hội. Trao đổi là sản phẩm của chuyên môn hóa sản xuất và phát triển
phân công lao động xã hội; là cái nút liên kết xã hội hóa lao động với xã hội hóa sản
xuất, là sự môi giới giữa lao động và sản phẩm cá nhân chuyển hóa thành lao động
và sản phẩm xã hội. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, trao đổi làm cho lao động
và sản phẩm chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nó là một khâu không
thể thiếu trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Cùng với sự phát triển của
phân công xã hội và chuyên môn hóa sản xuất, sự phát triển của trao đổi từ thấp đến
cao, từ trao đổi hiện vật đến hình thành vật ngang giá chung (vàng, tiền giấy, thẻ tín
dụng ). Lưu thông trong sự vận hành của kinh tế thị trường, xuất hiện do người sản
xuất và người tiêu dùng tách rời nhau, sản phẩm sau khi sản xuất ra phải trải qua
một loạt khâu và hình thái biến hóa mới có thể đến tay người tiêu thụ, khiến cho sản
phẩm trở thành vật phẩm tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi mà
chuyên môn hóa sản xuất và phân công xã hội phát triển cao độ thì hầu như mọi sản
phẩm đều được sản xuất và tiêu dùng dưới hình thức hàng hóa. Vì vậy, sự vận động
của một số lượng lớn sản phẩm xã hội từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng
đã hình thành quá trình lưu thông. Trên thực tế, quá trình lưu thông chính là quá
trình hàng hóa không ngừng tách rời người sản xuất để tiếp cận người tiêu dùng (mà

phân phối bán lẻ là khâu cuối cùng của quá trình đó), cũng chính là sự tổng hòa
những hành vi chuyển nhượng sản phẩm phát sinh giữa các chủ thể thị trường khác
nhau. Trong đó trao đổi là tế bào riêng biệt và yếu tố cấu thành lưu thông. Vì thế, do
mâu thuẫn bên trong của quá trình trao đổi sản sinh ra tiền tệ, nên trong lưu thông
hàng hóa gắn với dòng lưu thông tiền tệ theo hướng ngược lại với dòng lưu thông
hàng hóa. Quá trình lưu thông trên thực tế là sự thống nhất của lưu thông hàng hóa
và lưu thông tiền tệ. Lưu thông hàng hóa quyết định lưu thông tiền tệ nhưng lưu
thông tiền tệ có tác dụng ngược trờ lại lưu thông hàng hóa, nó kích thích lưu thông
hàng hóa. Tiêu dùng là hành vi kinh tế có tính chất xã hội của con người, là sự tiêu
hao các sản phẩm vật chất và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và nhu cầu
sinh hoạt của các cá nhân. Tiêu dùng theo nghĩa rộng bao gồm cả tiêu dùng cho sản
xuất và tiêu dùng cho cá nhân. Tiêu dùng cho sản xuất là việc sử dụng và tiêu hao
sức lao động và tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất. Tiêu dùng cho cá nhân là
chỉ việc sử dụng các tư liệu tiêu dùng cho cá nhân nhằm duy trì sự sinh tồn và phát
triển của các cá nhân. Tiêu dùng cho sản xuất đóng vai trò mở đường và tiền đề của
12
tiêu dùng cá nhân (vì các loại tư liệu tiêu dùng là sản phẩm trực tiếp của sản xuất,
mặt khác, hao phí lao động trong quá trình sản xuất của sức lao động là điều kiện để
cho sự tiêu dùng cá nhân của người lao động có thể thực hiện được). Ngược lại, tiêu
dùng cá nhân lại là điều kiện tiêu dùng cho sản xuất vì sức lao động được tái sản
xuất thông qua tiêu dùng cá nhân [27; 105 – 106].
Như thế, hoạt động phân phối hàng hóa (bán buôn, bán lẻ) thuộc lĩnh vực lưu
thông, trao đổi hàng hóa. Lưu thông hàng hóa là chỉ quá trình chuyển dịch hàng hóa
từ khu vực sản xuất đến khu vực tiêu thụ. Đây là một quá trình vô cùng phức tạp,
trong quá trình này có 3 nhân tố tham gia : Người sản xuất, người phân phối và
người tiêu thụ. Trong vòng quay lưu thông hàng hóa, hoạt động phân phối được
thực hiện trong suốt quá trình hàng hóa được chuyển từ khu vực sản xuất sang khu
vực tiêu dùng (trong đó phân phối bán lẻ là khâu cuối cùng). Trong điều kiện xã hội
hóa sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa từ sản xuất tới
tiêu dùng thường phải qua 4 khâu chủ yếu : Khâu thu mua, khâu vận tải, khâu tồn

trữ, khâu tiêu thụ. Nếu như thông qua khâu thu mua, sản phẩm của người sản xuất
chuyển thành hàng hóa và thoát ly khỏi khu vực sản xuất đi vào lĩnh vực lưu thông
thì ở khâu tiêu thụ hàng hóa được chuyển từ lĩnh vực lưu thông vào lĩnh vực tiêu
dùng; đó là cách thức để thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và cũng là điều kiện tất yếu
của sản xuất hàng hóa.
Trong các nền kinh tế thị trường hiện đại, lĩnh vực phân phối là sự kết nối
sống còn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động của lĩnh vực này ảnh
hưởng mạnh mẽ tới lợi ích của người tiêu dùng. Hiệu quả và tính cạnh tranh tăng
trong hệ thống phân phối có thể dẫn đến việc giảm giá, đặc biệt khi chiết khấu phân
phối chiếm phần đáng kể trong giá bán của các sản phẩm cuối cùng và giảm được
sự méo mó trong cơ cấu giá. Hơn nữa, việc cung cấp sản phẩm cũng ngày càng
phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên lĩnh vực phân
phối không chỉ đơn thuần là người giao hàng hay chỉ có một vai trò duy nhất. Hoạt
động phân phối còn cung cấp cho người tiêu dùng một loạt các dịch vụ bổ sung (địa
điểm thuận tiện, đảm bảo về giao hàng, các thông tin và môi trường kinh doanh) là
những dịch vụ giúp cho sự lựa chọn chính xác hơn và tăng thêm sự thuận tiện hơn
khi mua hàng. Đồng thời, nó cũng cung cấp cho người sản xuất nhiều thông tin cần
thiết để điều chỉnh những quyết định của họ theo nhu cầu của người tiêu dùng. Sự
thất bại của ngành phân phối trong việc thực hiện đầy đủ vai trò của mình có thể
dẫn tới những sai lệch lớn trong việc phân bổ nguồn lực và thiệt hại về kinh tế như
đã xảy ra ở nhiều nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
13
Việc thừa nhận rằng chính sự cạnh tranh ngày càng tăng, cả ở thị trường trong
và ngoài nước, có thể cải thiện hoạt động của lĩnh vực phân phối sẽ đưa đến việc
giảm bớt các quy định và tăng cường tự do hóa trong lĩnh vực này. Đồng thời, phạm
vi của lĩnh vực phân phối trong thương mại quốc tế đã được phát triển nhanh chóng
thông qua việc mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc phát triển các công nghệ
mới, đặc biệt là công nghệ thông tin.
- Phân phối bán lẻ hàng hóa là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng
hóa từ sản xuất đến tiêu dùng, là sự cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng bằng

cách mua, thu gom, cất giữ hàng hóa và vận chuyển đến một địa điểm thuận tiện
nào đó, đồng thời thực hiện một loạt các dịch vụ bổ sung để làm cho người tiêu
dùng dễ dàng mua được hàng hóa đó và sử dụng tiện lợi hàng hóa đó. Hoạt động
phân phối bán lẻ không tạo ra sản phẩm mới nhưng làm tăng thêm giá trị sản phẩm
đã được sản xuất.
- Dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa :
Hoạt động phân phối hàng hoá mang bản chất của hoạt động dịch vụ, nó là
hoạt động lao động có tính chất phục vụ và mang tính xã hội của con người để tạo
ra những sản phẩm có giá trị và giá trị sử dụng, đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp
vào việc thoả mãn nhu cầu sản xuất hay đời sống của con người và là một thực thể
quan trọng cấu tạo nên GDP của nền kinh tế quốc dân.
Trong Danh mục phân loại các ngành dịch vụ, tài liệu mã số MTN.GNS/W/120
(W/120) (trong khuôn khổ của WTO) được xây dựng trong Vòng Uruguay và phần
lớn dựa trên Danh mục Phân loại tạm thời các sản phẩm chính của Liên Hiệp Quốc
(CPC), lĩnh vực dịch vụ phân phối được định nghĩa bao gồm bốn nhóm dịch vụ
chính: Dịch vụ đại lý uỷ quyền, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và nhượng quyền
thương mại (franchising). Các đại lý uỷ quyền khác với những nhóm còn lại ở chỗ họ
tiến hành giao dịch thay mặt cho người khác, ví dụ họ bán những mặt hàng được
cung cấp và thông thường những hàng này thuộc sở hữu của người khác cho những
người bán buôn, bán lẻ hoặc các cá nhân. Dịch vụ bán buôn bao gồm việc bán hàng
cho những người bán lẻ, những doanh nghiệp sử dụng của các ngành công nghiệp,
thương mại, các tổ chức hoặc các đơn vị chuyên môn, hoặc cho những người bán
buôn khác. Những người bán lẻ bán hàng phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc
hộ gia đình. Những người nhượng quyền bán một số quyền và ưu đãi cụ thể, ví dụ
như quyền sử dụng một mô hình bán lẻ cụ thể hoặc một thương hiệu.
Danh mục CPC xác định rằng “Dịch vụ chính do các nhà bán buôn và bán lẻ
14
thực hiện là bán lại hàng hoá, kèm theo hàng loạt các dịch vụ phụ trợ có liên quan
khác, như: Bảo quản lưu kho hàng hoá; lắp rắp, sắp xếp và phân loại đối với hàng
hoá khối lượng lớn, bốc dỡ và phân phối lại đối với hàng hoá khối lượng nhỏ; dịch

vụ giao hàng; dịch vụ bảo quản lạnh; các dịch vụ khuyến mãi do những người bán
buôn thực hiện; và các dịch vụ liên quan đến việc kinh doanh của người bán lẻ như
chế biến phục vụ cho bán hàng, dịch vụ kho hàng và bãi đỗ xe”.
Trong thực tế, sự phân phối giữa các nhóm nhà phân phối có thể không rõ
ràng. Nhiều doanh nghiệp thực hiện một vài chức năng, hoặc nhà sản xuất cũng
có thể tự mình thực hiện chức năng phân phối. Hơn nữa, định nghĩa về dịch vụ
phân phối có thể chưa thực sự phản ánh đầy đủ vai trò ngày càng rộng của nhiều
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Ví dụ, sự thay đổi trong lĩnh vực sản
xuất hướng tới các kỹ thuật sản xuất được kiểm soát chặt chẽ đã khiến hệ thống
phân phối trở nên phức tạp. Bên cạnh những hoạt động mà danh mục CPC phần
nào đã tiên lượng trước như bảo quản lưu kho, quảng cáo và đóng gói, các nhà
phân phối phải thực hiện thêm một số chức năng như đặt cọc trước, kiểm soát và
quản lý chất lượng.
15
Người sản
xuất/
Nhập khẩu
Người
tiêu dùng
Nguời sản
xuất/
Nhập khẩu
Người
bán lẻ
Người
tiêu dùng
Nguời sản
xuất/
Nhập khẩu
Nguời

bán buôn
Người
bán lẻ
Nguời
tiêu dùng
Kênh
trực
tiếp
Kênh
ngắn
Kênh
trung
bình
Kênh
dài
Người
sản xuất/
Nhập
khẩu
Đại lý,
môi
giới
Người
bán
buôn
Người
bán lẻ
Người
tiêu
dùng

Sơ đồ 2.1. Các kênh lưu thông hàng hoá và các cấp trung gian
thương mại trong nền kinh tế thị trường [57;5]
Trong bối cảnh nêu trên, việc phân định sự khác nhau giữa hành vi bán buôn và
bán lẻ sẽ cho ta cách tiếp cận cụ thể về dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa :
+ “Bán buôn” theo cơ quan Thống kê của Liên Hợp quốc (UNSTATS) là việc
bán lại (bán mà không có chế biến) hàng mới và hàng đã qua sử dụng, cho các nhà
bán lẻ, các nhà công nghiệp, thương mại, các đối tượng sử dụng chuyên nghiệp, hay
các tổ chức, hay các nhà buôn khác, gồm cả các đại lý và môi giới mua hoặc bán
hàng cho các đối tượng kể trên. Bán buôn thường thực hiện với số lượng lớn và giá
cả thấp hơn giá bán lẻ, tức là giá trị đầy đủ của hàng hoá. Người bán buôn không phải
là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hay sở hữu sản phẩm. Người bán buôn đóng
vai trò trung gian trong việc chuyển hàng hoá từ người sản xuất đến người bán lẻ.
+ “Bán lẻ” theo từ điển kinh tế thị trường (tra cứu trực tuyến) là hình thức
“bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân của họ, từ
đây hàng hoá kết thúc quá trình lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân; giá
trị hàng hoá được thực hiện đầy đủ”.
Ngoài ra còn có khá nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ:
 Theo Đại từ điển Tiếng Việt, bán lẻ là hình thức “bán từng cái, từng ít một
trực tiếp cho người tiêu dùng”. [25;95]
 Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu số TN.GNS/W/120
(W/120) của vòng đàm phán Uruguay của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và
danh mục sản phẩm chính tạm thời của Liên Hợp quốc (CPC) định nghĩa: “Bán lẻ
là hoạt động bán hàng hoá cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa
điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ
phụ liên quan”. [42;2]
 Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler đã định nghĩa bán lẻ
như sau: “Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hoá
hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá
nhân, không kinh doanh”. [43;628]
 Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra định nghĩa: “Bán lẻ bao gồm

việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định,
hoặc không tại một địa điểm cố định mà qua các dịch vụ liên quan”.
16
Tuy đã có nhiều định nghĩa bán lẻ theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả đều
thể hiện một đặc điểm chung của bán lẻ đó là hoạt động dịch vụ đưa hàng hoá đến
tay người tiêu dùng cuối cùng (Tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng của cá nhân
hay gia đình). Nghĩa là, bán lẻ là công đoạn cuối cùng trong khâu lưu thông để sản
phẩm đến với người tiêu dùng. Lĩnh vực thương mại bán lẻ, bao gồm những cơ sở
kinh doanh bán lẻ hàng hoá và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng; gồm hai
loại nhà bán lẻ chính là các nhà bán lẻ qua chợ, cửa hàng, và các nhà bán lẻ không
qua cửa hàng.
- Dịch vụ phân phối và dịch vụ logistics :
Trong danh mục ngành và phân ngành dịch vụ theo phân loại của WTO (12
ngành và 155 phân ngành dịch vụ) không định danh dịch vụ logistics. Trong bảng
phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam (SNA Việt Nam), theo Nghị định 75/CP
ngày 27/10/1993 của Chính phủ cũng không định danh rõ ngành dịch vụ logistics.
Tuy nhiên, theo điều 233 Luật thương mại Việt Nam (2005) đã đưa ra khái niệm
dịch vụ logistics, trong đó quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại,
theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận
hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,
tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kỹ mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ
khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Theo định nghĩa này của Luật thương mại thì có sự giao thoa giữa khái niệm dịch
vụ logistics và dịch vụ phân phối (theo phân định trong danh mục CPC của Liên
hợp quốc)
17
Dịch vụ
logistics
(theo Luật
thương

mại 2005)
Dịch vụ phân
phối (theo danh
mục CPC của
Liên hợp quốc
Dịch vụ bảo quản,
kho bãi, bốc dỡ
Dịch vụ đóng gói,
phân loại, bao bì
Dịch vụ giao hàng
Hiện nay một số sách chuyên khảo và tài liệu dịch thuật về dịch vụ logistics đã
đưa ra quan niệm rộng về dịch vụ logistics, bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế
nhằm tới việc tối ưu hóa quá trình từ tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay
người tiêu dùng cuối cùng, với mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách
hàng. Trong đó, logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên vật liệu đầu vào cho quá
trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối đến
tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo quan niệm này thì dịch vụ phân phối nói
chung, dịch vụ phân phối bán lẻ nói riêng là loại hình cụ thể của hoạt động logistics.
Trong luận án này tác giả không tiếp cận dịch vụ phân phối bán lẻ từ góc độ là loại
hình cụ thể của dịch vụ logistics, mà tiếp cận dịch vụ phân phối bán lẻ với tính chất
là ngành dịch vụ chính trong ngành dịch vụ phân phối theo phân định ngành dịch vụ
của WTO dựa trên danh mục CPC của Liên hợp quốc.
- Cơ sở bán lẻ là các hình thức tổ chức kinh doanh dịch vụ bán lẻ cố định
với các loại hình doanh nghiệp thương mại bán lẻ hoặc điểm bán lẻ được phân
loại chủ yếu theo ngành hàng, mặt hàng, mức giá, phương thức phục vụ, diện
tích kinh doanh, địa điểm gắn với các không gian lãnh thổ, khu vực địa lý cụ thể.
Các loại hình cơ sở bán lẻ chủ yếu gồm: Trung tâm mua sắm, đại siêu thị, siêu
thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng đồ
hiệu, cửa hàng giá rẻ, cửa hàng tạp hóa, chợ, trung tâm phân phối, trung tâm
tiêu thụ của nhà sản xuất…

2.1.1.2. Phân loại và đặc điểm dịch vụ phân phối bán lẻ
Tùy theo góc độ và mục đích nghiên cứu, có thể phân loại dịch vụ phân phối
bán lẻ theo các tiêu chí sau:
- Phân loại dịch vụ phân phối bán lẻ (DVPPBL) theo phương thức phục
vụ/phương thức bán lẻ:
Trên thực tế, ở góc độ quản lý Nhà nước người ta thường dựa theo phương
thức phục vụ hay phương thức bán lẻ để phân loại dịch vụ phân phối bán lẻ hàng
hoá trên thị trường trong nước. Trên cơ sở đó, có thể chia dịch vụ phân phối bán lẻ
ra thành 2 loại hệ thống dịch vụ bán lẻ là hệ thống dịch vụ phân phối bán lẻ truyền
thống và hệ thống dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại.
18
19
Sơ đồ 2.2. Phân loại dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hoá
trên thị trường trong nước theo phương thức phục vụ [79;15]
+ Dịch vụ phân phối bán lẻ truyền thống: Là phương thức bán lẻ trong đó chủ
yếu sử dụng phương thức bán hàng thủ công, trực tiếp. Người mua hàng thực hiện
việc lựa chọn hàng hoá dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán hàng. Các loại
hình bán lẻ truyền thống thường được tổ chức dưới dạng các cửa hàng nhỏ, chợ, xe
bán hàng rong
+ Dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại: Là phương thức phân phối bán lẻ trong
đó có sử dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc quản lý và tổ
chức hoạt động kinh doanh. Người mua hàng thường tự mình thực hiện toàn bộ
công đoạn lựa chọn và mua hàng mà không cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía người
bán hàng. Các loại hình bán lẻ hiện đại bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại,
chuỗi cửa hàng, trung tâm mua sắm [57;42]
- Theo quy mô và hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ: Người ta có
thể chia các hình thức tổ chức bán lẻ thành các loại như: Đại siêu thị, siêu thị, siêu
thị mini, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, chợ, cửa hàng, kiốt Ở Việt
Nam, việc phân chia qui mô các hình thức tổ chức bán lẻ được thực hiện theo Qui
chế về siêu thị, trung tâm thương mại được ban hành kèm theo quyết định số

20
Xe bán
hàng rong
Chợ
Kiốt, cửa
hàng bán lẻ
Siêu thị
Trung tâm
thương mại
Cửa hàng
tiện lợi….
Hệ thống
dịch vụ phân
phối bản lẻ
truyền thống
Hệ thống dịch
vụ phân phối
bán lẻ
hiện đại
Hệ thống
dịch vụ phân
phối bán lẻ
trong nước
1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ
Công Thương).
- Theo hình thức phục vụ khách hàng, người ta phân ra thành: Hình thức tổ
chức bán lẻ cố định (cửa hàng, kiốt ), hình thức tổ chức bán lẻ lưu động (xe bán
hàng lưu động, các cửa hàng lưu động, các nhóm bán hàng lưu động ), hình thức
tổ chức bán lẻ trực tuyến (bán lẻ trên mạng). Ngày nay với sự hỗ trợ của các
phương tiện điện tử, các hình thức bán lẻ phục vụ khách hàng ngày càng phát triển

đa dạng, có sự kết hợp giữa thương mại điện tử và bán hàng lưu động theo nhóm
nhà phân phối
- Theo phạm vi mặt hàng kinh doanh bán lẻ người ta chia các hình thức tổ
chức bán lẻ hàng hoá thành các loại: Cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện dụng,
các siêu thị chuyên doanh, và các siêu thị tổng hợp, cửa hàng bách hoá.
- Theo phương thức tổ chức kinh doanh bán lẻ, người ta chia làm ba loại:
Phương thức tổ chức kinh doanh bán lẻ độc lập (cửa hàng bán lẻ độc lập, siêu thị
độc lập ); phương thức tổ chức kinh doanh bán lẻ theo chuỗi liên kết (chuỗi cửa
hàng tiện lợi, chuỗi siêu thị ); và hình thức tổ chức kinh doanh bán lẻ trên mạng /
trực tuyến.
2.1.2. Vai trò của dịch vụ phân phối bán lẻ đối với phát triển kinh tế - xã hội
trong thời đại ngày nay
- Trong tất cả các quốc gia có đầy đủ dữ liệu, lĩnh vực phân phối (bán buôn và
bán lẻ cộng lại) chiếm một phần đáng kể trong các hoạt động kinh tế. Phần đóng
góp của lĩnh vực phân phối trong tổng GDP nằm trong khoảng từ 8% ở Đức,
Ireland đến trên 20% ở Hồng Kông, Trung Quốc và Panama. Tại Philippin và
Indonesia, dịch vụ phân phối đóng góp khoảng 16% GDP. Tại nhiều nền kinh tế,
lĩnh vực này chỉ đứng thứ hai sau lĩnh vực chế tạo về mức đóng góp GDP và vượt
trên các lĩnh vực khác như nông nghiệp, khai khoáng, vận tải, viễn thông và dịch vụ
tài chính. Đóng góp của lĩnh vực này trong việc tạo công ăn việc làm thường còn
lớn hơn đóng góp vào GDP, thể hiện khả năng thu hút lao động mạnh mẽ của lĩnh
vực này. Dịch vụ bán lẻ bao giờ cũng sử dụng nhiều lao động hơn dịch vụ bán
buôn. Chỉ số thể hiện tầm quan trọng của lĩnh vực phân phối trong các hoạt động
kinh doanh chính là tỷ lệ số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối trong
tổng số các doanh nghiệp trong một nền kinh tế, tỷ lệ này nằm trong khoảng từ nhỏ
hơn 20% tại Hoa Kỳ, Đan Mạch và Ireland, lên tới 40% tại Hy Lạp và Bồ Đào Nha.
21

×