Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÀI tập KIỂM TRA GIỮA kì môn KINH tế VI mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.87 KB, 11 trang )

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Học kỳ Thu, 2005

MACROECONOMICS

Bài giải gợi ý cho bài kiểm tra giữa kỳ
Thứ năm: 8:30 a.m., 29/9/2005

Thời gian làm bài: 2 tiếng 30 phút

Tài khoản quốc gia

1. Một nhóm học tập đang nghiên cứu về các tài khoản quốc gia, học viên A khẳng
định rằng:
“Cách tính toán GDP có bao gồm giá hàng hóa trung gian trong giá thị
trường của hàng hóa cuối cùng”


Học viên B đáp lại:
“Bạn A thân mến, khẳng định của bạn là không chính xác vì có một cách
tính GDP là cộng tất cả giá trị tăng thêm trong nền kinh tế”

Hãy giải thích xem ai đúng (3 điểm)

Trả lời

Học viên A đúng. GDP theo giá hiện hành được định nghĩa là giá trị của hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nền kinh tế, trong một khoảng
thời gian cho trước và được tính theo giá thị trường. Giá thị trường của hàng
hóa và dịch vụ gồm giá hàng hóa trung gian được dùng làm chi phí sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.



Họ
c viên B cũng đúng. Có một cách đo GDP là cộng tất cả giá trị gia tăng trong
nền kinh tế. GTGT từ việc sản xuất hàng hóa trung gian cũng như GTGT từ việc
sản xuất ra hàng hóa cuối cùng đều được bao hàm trong cách tính GDP.

2. Nếu GDP danh nghĩa tăng 9% và GDP thực tăng 4%. Tỉ lệ lạm phát xấp xỉ tính
theo chỉ số khử lạm phát (GDP deflator) là bao nhiêu? (3 điểm)

Trả lời

GDP danh nghĩa = P x GDP thực
% GDP danh ngh
ĩa = % P + % GDP thực =>
% P = % GDP danh nghĩa - % GDP thực
9% - 4% = 5%



Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao
2
3. GDP thực tăng 6% và dân số tăng 2%. Tỉ lệ tăng trưởng xấp xỉ của GDP thực
bình quân đầu người là bao nhiêu? (3 điểm)


Trả lời
Định nghĩa GDP thực bình quân đầu người:
GDP thực bình quân đầu người = GDP thực / dân số
% GDP thực bình quân đầu người = % GDP thực - % dân số


= 6% - 2% = 4%

4. Nước A được thể hiện bởi phương trình (8 điểm)

Ya =Ca + Ga
Ca= Cao+ γaYa

Trong đó Ya = thu nhập của nước A
Ca= hàm tiêu dùng của nước A
γa= MPC của nước A

Tương tự nước B được thể hiện bởi phương trình sau nhưng có khuynh hướng
tiêu dùng biên thấp hơn nước A:

Yb= Cb + Gb
Cb= Cbo+ γbYb
γb= MPC của nước B và γb< γa

Nước nào có thu nhập gia tăng lớn hơn nếu ngẫu nhiên cả hai chính phủ quyết
định tăng chi tiêu một lượng bằng nhau,

Ga=

Gb. Hãy nêu lý luận kinh tế
cho câu trả lời của anh chị. Nếu chỉ nói tên nước có thu nhập gia tăng lớn hơn thì
sẽ không có điểm.
Trả lời

Quốc gia có MPC cao hơn sẽ có phần tăng thu nhập lớn hơn, nếu cả hai chính phủ quyết
định tăng chi tiêu một lượng bằng nhau


Tăng chi tiêu chính phủ sẽ tăng tổng cầu hoạch định
Æ


thu nhập,

tiêu dùng, tiêu
dùng tăng lại đẩy tổng cầu và sản xuất lên cao hơn, và cứ tiếp tục như vậy. Quốc gia có
MPC cao hơn sẽ có mức tiêu dùng lớn hơn, vì nước này tiêu dùng nhiều hơn trên một
đơn vị thu nhập tăng thêm và cũng có số nhân lớn hơn,
Æ
tổng cầu cao hơn, sản xuất
nhiều hơn và thu nhập cao hơn.

Công thức,
Quốc gia A Ya = [1/ (1-γa)] (Cao +Ga)
Quốc gia B Yb = [1/ (1-γb)] (Cbo +Gb)


Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao
3

dYa/ dGa = 1/ (1-γa)
dYb/dGb = 1/ (1-γb)

nếu γb< γa=> (1-γb) > (1-γa) => 1/ (1-γb) < 1/ (1-γa) =>
dYa/ dGa >dYb/dGb



5. Trong một nền kinh tế mở, tiết kiệm quốc gia S, tổng đầu tư I đều gắn liền với tài
khoản vãng lai, và các dòng vốn ròng.

a. Hãy viết và giải thích bằng lời mối quan hệ này ( 4 điểm)

Trả lời

S – I = X – M + FSn + GRT = CA

Chênh lệch giữa tiết kiệm quốc gia S và tổng đầu tư I được tài trợ bởi tiết kiệm
bên ngoài (external saving) xác định thông qua tài khoản vãng lai CA

Biết rằng tài khoản vãng lai được tài trợ bởi các dòng vốn ròng có dấu ngược lại.
CA = -CF

Ví dụ, thặng dư tài khoản vãng lai được tài trợ bởi dòng vốn ròng chảy ra để tạo
cân bằng trong BOP: CA + CF =0.

Vậy: S – I = CA = -CF, nghĩa là khoản cách giữa S và I, được tài trợ bởi tiết
kiệm bên ngoài, xác định bởi các dòng vốn ròng. Ví dụ trong bối cảnh tương tự
S-I < 0, sự thiếu hụt tiết kiệm quốc gia dùng cho tổng đầu tư sẽ được tài trợ bởi
tiết kiệm bên ngoài hay dòng vốn ròng chảy vào.

b. S-I luôn luôn bằng zero, S-I= 0, phát biểu này đúng không? Giải thích trong
những điều kiện nào thì phát biểu này đúng. ( 4 điểm)

Trả lời

Không, S - I có thể khác zero. Phát biểu S= I đúng khi tiết kiệm quốc gia = tổng
đầu tư và điều này phản ảnh qua sự cân bằng trong tài khoản vãng lai, theo đó

xuất khẩu = nhập khẩu + các luồng dịch vụ yếu tố sản xuất và viện trợ.

S –I = 0 => X – M + FSn + GRT =0 => X = M + FSn + GRT


c. Giải thích trong những điều kiện nào thì

(i) S-I > 0 (4 điểm); và

Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao
4
(ii) S-I< 0, những trạng thái mất cân bằng nội địa này được tài trợ như
thế nào? (4 điểm)

Trả lời

(i) S – I > 0 => nếu tiết kiệm quốc gia > đầu tư: S > I => thặng dư CA,
hay CA > 0
(ii) S – I < 0 => nếu tiết kiệm quốc gia < đầu tư: S > I => thâm hụt CA,
hay CA < 0

Chính sách ngân sách

6. Chính phủ tăng chi tiêu để xây đường sá, với hệ quả là thâm hụt xảy ra:
DEF= T-G <0,

a. Nêu những nguồn tài trợ khả dĩ cho khoản thâm hụt này. (Hãy sử dụng đồng
nhất thức đặc trưng của khu vực ngân sách) ( 4 điểm)
Trả lời


Có thể tài trợ thâm hụt ngân sách DEF bằng cách vay từ hệ thống ngân hàng nội
địa ∆NDCg, vay từ công chúng trong nước BRWg, viện trợ nước ngoài GRTg, và
vay nợ nước ngoài Dg

DEF = ∆NDCg + BRWg + GRTg + Dg

b. Nếu chính phủ muốn giảm thiểu áp lực đối với giá cả do tăng thâm hụt ngân
sách gây ra, chính phủ có thể dựa vào nguồn tài trợ nào? và tại sao? ( 4 điểm)

Trả lời

Chính phủ nên vay từ công chúng trong nước BRWg để tài trợ thâm hụt ngân
sách vì nó sẽ không dẫn đến tăng cung tiền. Những cách tài trợ còn lại liên quan
đến tăng cung tiền thông qua tăng tín dụng ngân hàng ∆NDCg, hoặc tăng NFA
cùng các dòng vốn từ nước ngoài chảy vào, GRTg, Dg

c. Chính phủ có thể chọn vay từ người dân trong nướ
c hay từ nước ngoài, như
vậy có nghĩa là tăng thêm nợ trong nước hay nợ nước ngoài. Anh chị sẽ đề
xuất chọn lựa nào với chính phủ, tại sao? ( 4 điểm)

Trả lời

Chính phủ nên vay từ công chúng trong nước. Vay nước ngoài có thể làm tăng áp lực
lạm phát do tăng cung tiền thông qua tăng NFA, và chính phủ sẽ gặp bất lợi hơn khi
phải trả nợ nước ngoài.



Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao

5
Chính sách tiền tệ

7. Tăng cung tiền thực sẽ làm giảm lãi suất cân bằng. Phát biểu này đúng hay
không? Tại sao? ( 5 điểm)

Trả lời
Đúng. Tăng cung tiền thực trong điều kiện cầu tiền không đổi sẽ dẫn đến dư cung
tiền. Có thể làm giảm bằng cách tăng cầu tiền thực thông qua lãi suất giảm để tái
lập cân bằng trong thị trường tiền tệ.

8. Tăng thu nhập sẽ làm tăng cầu tiền và lãi suất cân bằng. Phát biểu này đúng hay
không? Tại sao? ( 5 điểm)

Trả lời
Đúng. Thu nhập tăng làm tăng cầu tiền, do cung tiền không đổi nên sẽ dẫn đến
dư cầu tiền. Có thể làm giảm bằng cách tăng lãi suất để tái lập cân bằng trong thị
trường tiền tệ.

9. Anh chị là thành viên trong nhóm đại diện của một tổ chức tài chính đa phương.
Nhóm vừa đến một nước để thực hiện thảo luận về chính sách tiền tệ với chính
quyền sở tại. Nước này đang theo cơ chế tỉ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Anh
chị có thể quan sát được những sự kiện sau.

a. Ngân hàng trung ương vừa mới tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gởi của khu
vực tư nhân cho các ngân hàng thương mại. Qua hành động này, anh chị có
thể rút ra được kết luận gì về vấn đề kinh tế quan trọng của nước này? (5
điểm)

Trả lời

Tăng dự trữ bắt buộc lên tiền gởi của khu vực tư nhân cho ngân hàng thương mại
là yêu cầu tăng dự trữ trên cùng lượng tiền gởi. D
ự trữ tăng sẽ làm giảm khả
năng ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, do đó giảm cung
tiền và giảm áp lực lạm phát. Vấn đề lớn của nước này có thể là áp lực lạm phát.

b. Ngân hàng trung ương vừa giảm lãi suất chiết khấu. Qua hành động này, anh
chị có thể rút ra được kết luận gì về vấn đề kinh tế quan trọng của nước này?
(5 đ
iểm)

Trả lời
Việc hạ thấp lãi suất chiết khấu sẽ làm giảm chi phí đi vay từ ngân hàng trung
ương của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thường chuyển một phần chi
phí giảm này sang khách hàng và đầu tư hoạch định sẽ tăng
Æ
tăng tổng cầu
hoạch định, sản xuất và thu nhập. Vậy, vấn đề lớn của nước này có thể là suy
thoái.


Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao
6
c. Ngân hàng trung ương vừa bán trái phiếu kho bạc cho ngân hàng thương mại.
Qua hành động này, anh chị có thể rút ra được kết luận gì về vấn đề kinh tế
quan trọng của nước này? (5 điểm)

Trả lời
Bán trái phiếu kho bạc cho ngân hàng thương mại là để giảm lượng tiền vì ngân
hàng thương mại sẽ chuyển lượng tiền vốn cho ngân hàng trung ương để lấy trái

phiếu kho bạc. Cung tiền có khuynh hướng giảm so với cầu tiền để tái lập cân
bằng trong thị trường tiền tệ, lãi suất phải tăng, do đó làm giảm đầu tư hoạch
định, tổng cầu, sản xuất và thu nhập. Giảm tổng cầu thì áp lực lạm phát cũng
giảm. Vậy, vấn đề lớn của nước này có thể là nền kinh tế tăng trưởng quá nóng
(với áp lực lạm phát).

IS-LM và các chính sách

10. Giả sử một nền kinh tế được mô tả qua các phương trình sau:

(1) Y = C + I + G
(2) C = Co + c (Y- T)
(3) I= Io-dr
(4) G= Go
(5) T= To+ tY
(6) MOQ/P= MOQo and P=1
(7) L(r,Y) = fY-gr

Trong đó:
Y= thu nhập, C= tiêu dùng tư nhân, I = đầu tư tư nhân, G = tổng chi tiêu của
chính phủ, T= thu ngân sách nhà nước, MOQ= tiền rộng, MOQo= trữ lượng
(stock) tiền rộng cho trước, P= mức giá xem như cố định, L(r,Y)= cầu tiền thực,

c = MPC; r= lãi suất thực; t = thuế suất biên, d= hệ
số độ nhạy của đầu tư đối với
lãi suất, f = hệ số độ nhạy của cầu tiền đối với thu nhập, và g = hệ số độ nhạy của
cầu tiền đối với lãi suất.

a. Thiết lập phương trình IS và xác định độ dốc của đường IS. (4 điểm)


Trả lời
Put ( 2-5) into (1), one obtains:

IS: Y = [1/(1-c+ct)] ( Co-cTo + Io + Go) - [1/(1-c+ct)] dr ; or

r = ( Co-cTo + Io + Go) - [1/(1-c+ct)]d Y

The coefficient of r :{Minus [1/(1-c+ct)] d }, is clearly negative and the IS
curve is sloping downward.


Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao
7
b. Thiết lập phương trình LM và xác định độ dốc của đường LM. (4 điểm)

LM: fY = MOQo + gr; or
r = -(1/g) MOQo + f/g Y

Vẽ đường IS và LM để thí nghiệm những tình huống sau. Nhớ rằng những
thay đổi trong các chỉ tiêu tổng thể chọn lọc trong mỗi câu hỏi là ứng với
mô hình ban đầu. Thay đổi trong một câu hỏi không là điểm tham chiếu
cho câu hỏi tiếp theo, trừ khi có nêu rõ.

c. Xác định thu nhập cân bằng (sản lượng ) (Y1), lãi suất cân bằng (r1) thỏa
sự cân bằng đồng thời trong cả hai thị trường hàng hóa và thị trường tiền
tệ (4 điểm)

Trả lời
[vẽ đồ thị]
vẽ đường IS-LM trong không gian (Y,r ), giao điểm IS và LM xác định Y1

và r1 cân bằng.


a. Giả sử một nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng, như Trung Quốc năm
2005. Chính phủ có thể muốn giảm tổng cầu bằng cách cắt giảm chi tiêu G
một lượng ∆G.
(i) Đường IS sẽ dịch lên phía phải hay xuống phía trái (2 điểm)
Trả lời

IS dịch xuống sang trái.

(ii) Y và r thay đổi như thế nào? ( 2 điểm)
Trả lời

IS dịch xuống sang trái, do LM không đổi và dốc lên nên làm giảm thu
nhập và lãi suất xuống Y2 và r2.

(iii) Nêu lý giải bằng lời cho những thay đổi và dịch chuyể
n này.
(2 điểm)
Trả lời

IS dịch xuống sang trái do G giảm, làm giảm chi tiêu hoạch
định, tổng cầu, sản xuất, thu nhập ứng với mỗi mức lãi suất

Do LM dốc lên nên lãi suất giảm. Điều này cho thấy thu nhập
thấp hơn làm giảm cầu tiền. do cung tiền không đổi, lúc này
đã cao hơn cầu tiền, lãi suất phải giảm để nâng lượng tiền lên
mức cung tiền không đổ
i. Y2 và r2 mới lúc này thấp hơn Y1, r1.



Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao
8
b. Để tránh suy thoái, năm 2001, chính phủ Mỹ đã muốn tăng sản lượng và
việc làm trong nền kinh tế bằng cách giảm T một lượng ∆T.
(i) IS sẽ dịch lên phía phải hay xuống phía trái ( 2 điểm)
Trả lời

Đường IS dịch lên trên sang phải.

(ii) (Y và r thay đổi như thế nào? ( 2 điểm)

Trả lời
Đường IS dịch lên trên, do LM không đổi và dốc lên nên làm tăng thu
nhập và lãi suất lên Y3 và r3.

(iii) Nêu lý giải bằng lời cho những thay đổi và dịch chuyển này.
(2 điểm)

T giảm, làm tăng thu nhập khả dụng, tiêu dùng hoạch định, tổng cầu
hoạch định, sản xuất, thu nhập ứng với mỗi mức lãi suất, đường IS dịch
lên trên. Do LM dốc lên nên lãi suất tăng. Điều này cho thấy thu nhập cao
hơn làm tăng cầu tiền. Do cung tiền không đổi, lãi suất phải tăng để giảm
cầu tiền xuống bằng với mức cung tiền không đổi. Y3 và r3 lúc này lớn
hơn Y1, r1.

c. Lạm phát có khuynh hướng tăng, như Việt Nam năm 2005, để giảm lạm
phát, ngân hàng trung ương muốn giảm cung tiền bằng cách bán trái phiếu
cho các ngân hàng thương mại.

(i) Nếu cung tiền được giảm đi một lượng ∆MOQs, thì đường
LM sẽ dịch xuống phía phải hay lên phía trái? (2 điểm)
Trả lời
Đường LM dịch lên trên sang trái.

(ii) Y và r thay đổi như thế nào? ( 2 điểm)

Trả lời
Đường LM dịch lên trên sang trái. Do IS không đổi và dốc xuống nên làm
giảm thu nhập xuống Y4 và tăng lãi suất lên r4.

(iii) Nêu lý giải bằng lời cho những thay đổi và dịch chuyển này.
(2 điểm)

Trả lời
MOQ giảm phải được cân đối bởi cầu tiền giảm. Có thể làm bằng cách
tăng lãi suất theo mỗi mức sản lượng Y, do đó đường LM dịch lên trên
sang trái. Do IS dốc xuống nên lãi suất tăng và thu nhập giảm. Điều này
cho thấy lãi suất cao hơn làm giảm đầu tư hoạch định, tổng cầu, sản xuất,
và thu nhập. Y4 < Y1 và r4 > r1.

Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao
9

Câu hỏi thưởng

11. Cho hàm tiêu dùng như sau:
C = 100 + 0,8 (Y-T)
với T là một loại thuế khoán = 20


a. Với câu hỏi: C tăng bao nhiêu sau khi Y tăng một đơn vị, học viên A trả
lời: 0,8. Đúng hay sai? Tại sao? Nếu học viên A sai, hãy nêu câu trả lời
chính xác. (2 điểm )

Trả lời
Hàm tiêu dùng có thể viêt như sau:
(1) C = 100 + 0.8 Y- 0.8T

Học viên A đúng. MPC ứng với thu nhập là sự thay đổi C sau khi Y thay đổi một
đơn vị. Đó là δC/δY= 0.8.

b. Nếu chính phủ tăng T thêm 10, nghĩa là T= 30, học viên A cũng trả lời
cho câu hỏi trên là 0,8. Đúng hay sai? Tại sao? Nếu học viên A sai, hãy
nêu câu trả lời chính xác. (2 điểm)

Trả lời
Học viên A đúng. MPC ứng với thu nhập Y vẫn chính là sự thay đổi C sau khi Y
thay đổi một đơn vị. Đó là δC/δY = 0.8. Thay đổi thuế khoán không có tác động
của MPC ứng với thu nhập vì thay đổi T không ảnh hưởng Y.

c. Nếu chính phủ tăng một khoản thuế tỉ lệ T = tY với 0 < t < 1; học viên A
vẫn trả lời câu hỏi trên là 0.8. Đúng hay sai? Tại sao? Nếu học viên A sai,
hãy nêu câu trả lời chính xác. (2 điểm )

Trả lời
Pt (1) thành:
C = Co + c ( Y- tY)= Co + c ( 1- t) Y
Học viên A sai, vì thay đổi T ảnh hưởng Y, tiếp theo ảnh hưởng C. Do đó, Y thay
đổi một đơn vị sẽ làm C thay đổi một lượng c ( 1- t) < 0,8 vì (1-t) < 1.


Phân tích tổng thể

Sau khi giá d
ầu thế giới tăng đột biến, nền kinh tế thế giới đã rơi vào suy thoái dẫn đến
việc dòng vốn FDI ròng chảy vào Việt Nam giảm đi. Những tác động của tình huống khả
dĩ này đối với nền kinh tế Việt Nam là gì.

a. Để tìm những tác động này, hãy viết các phương trình đại diện cho các khu vực
sản xuất, ngân sách, tiền tệ và khu vực bên ngoài, phương trình định lượng,

Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao
10
phương trình Fisher, và các mối liên hệ giữa tỉ giá hối đoái thực, danh nghĩa và
giá trong nước với giá nước ngoài. ( 7 điểm)

Trả lời
Xem các phương trình trong bài giảng.

b. Sử dụng mô hình được thiết lập ở trên để dò tìm tác động định tính của một sự
kiện như vậy lên nền kinh tế Việt Nam.
(i) Những tác động vòng một (3 điểm); và
(ii) Những tác động vòng hai (3 điểm)

Nêu rõ những tác động lên một số mục tiêu kinh tế chọn lọc - cụ thể là GDP, lạm
phát, và tài sản nước ngoài ròng NFA — và các chỉ tiêu tổng có liên quan khác.
Anh chị cần nêu rõ hướng thay đổi của mỗi chỉ tiêu và giải thích ngắn gọn tại sao
thay đổi này diễn ra.

Trả lời



A. BOP

1. FDI thấp hơn, giả định NX không đổi, làm giảm tài sản có ngoại tệ ròng của hệ thống
ngân hàng. [Ghi chú: giảm NFA có nghĩa là thanh lý tài sản ở nước ngoài để mang
vốn về, tăng NFA thì ngược lại] ; BOP đạt cân bằng ∆NFA = CA + CF (trong đó
không có ∆ NFA). NFA thấp hơn này sẽ tác động vòng một trong khu vực tiền tệ.

2. ε thấp hơn từ khu vực tỉ giá hối đoái bên dưới, làm tăng NX, tăng dòng vốn ra,
tăng NFA để phản hồi trở lại khu vực tiền tệ; BOP đạt cân bằng ∆NFA = CA + CF
(trong đó không có ∆ NFA)

B. Khu vực tiền tệ

1. Vòng một. NFA thấp hơn từ BOP làm giảm MOQs, dẫn đến MOQs < MOQd

2. Vòng hai. Vòng hai có thể bắt đầu trong khu vực này vì có khả năng điều chỉnh
xảy ra nhanh do nhu cầu thay đổi lãi suất. Cầu tiền dư (MOQs < MOQd) sẽ bị giảm
do lãi suất tăng cho tới khi cầu tiền bằng cung tiền trong vòng này. Hai tác động: (i)
lãi suất cao hơn làm I trong khu vực sản xuất giảm hơn nữa, bắt đầu một vòng mới
trong khu vực này; (ii) MOQ thấp hơn làm giảm P trong khu vực Tỉ giá hối đoái và
Giá cả thấp hơn ở vòng 2. Nếu vẫn chưa đạ cân bằng trong vòng 2 thì tiếp tục xem
xét vòng ba hay các vòng tiếp theo cho đến khi đạt cân bằng
==
3. Vòng ba. NFA cao hơn từ khu vực BOP, làm tăng MOQs, dẫn đến MOQs>
MOQd, sau đó là r thấp hơn, và tiến trình này tiếp tục cho tới khi đạ
t cân bằng trong
thị trường này.



Thai Van Can/ Chau Van Thanh/ Nguyen Hoai Bao
11
B . Khu vực sản xuất

1. FDI thấp hơn làm giảm đầu tư, tổng cầu hoạch định, sản xuất, và giảm thu nhập
Y, do đó Yd= Ys
2. r cao hơn từ vòng hai trong khu vực tiền tệ làm giảm đầu tư, giảm chi tiêu, tổng
cầu, sản xuất, và thu nhập, do đó Yd= Ys ở mức thấp hơn.
[ Y thấp hơn và r cao hơn có thể là kết quả của việc IS dịch lên trên, trong khi LM
dốc lên. IS dịch lên có thể hiểu là đường tổng cầu dịch xuống dẫn đến P và Y thấp
hơn]

C. Fiscal sector

1. Giả định số thu thuế T= tY; Y thấp hơn làm giảm T, tăng thâm hụt DEF, trong khi
chi tiêu chính phủ không đổi, do đó DEF > tài trợ.

2. Từ vòng hai trong khu vực tiền tệ, MOQs = MOQd, để đơn giản giả định chính
phủ không muốn thay đổi sự cân bằng này, chính phủ gia tăng việc đi vay công
chúng trong nước BRWg để tài trợ cho thâm hụt, DEF = ∆NDCg + BRWg +
GRTg + Dg. Bất kỳ khoản tài trợ nào khác, ∆NDCg,, GRTg, và Dg, đều làm tăng
MOQs, phá vỡ sự cân bằng giữa cầu tiền và cung tiền trong vòng hai ở khu vực
tiền tệ, và do đó khởi động một vòng tiếp theo.

Vay mượn cao hơn có thể tăng r hơn nữa trong vòng 3, tác động I trong khu vực
sản xuất và tiền tệ, tiến trình lại tiếp tục cho tới khi cân bằng được xác lập trong
mọi thị trường.

E. Giá cả


1. Mức giá đã không đổi trong vòng 1, nhưng sẽ giảm trong vòng hai khi MOQs
giảm và cân bằng với MOQd.

2. MOQs thấp hơn từ vòng 2 trong khu vực tiền tệ làm giảm P, đến lượt P làm giảm
ε trong vòng hai bên dưới.

F. Tỉ giá hối đoái

1. ε = e P/P*; do P chưa giảm trong vòng này, tỉ giá hối đoái thực ε không đổi
trong vòng này; P* được giả định giữ nguyên

2. P thấp hơn từ vòng 2nd trong phần giá cả ở trên, làm giảm ε, ε làm tăng NX trong
khu vực sản xuất và BOP, tăng ∆NFA trong khu vực BOP, kích hoạt một vòng
mới.

×