Khoa kinh tế và quản lý Trường ĐHBK Hà Nội
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÔNG TY.
I. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
Khái niệm chi phí sản xuất.
Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Chi phí có
thể hiểu một cách trìu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động
sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoặch chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những nhận thức có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện chi
phí nhưng tất cả đều thể hiện một vấn đề chung: Chi phí là những phí tổn tài
nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh với mục đích sản xuất kinh
doanh. Đây chính là bản chất kinh tế của chi phí trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Như vậy có thể đưa khái miệm chi phí sản xuất là: Chi phí sản xuất là
biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hoá cùng các chi phí
khác mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh trong một thời kỳ nhất định.
Đối với doanh nghiệp thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì mỗi đồng
chi phí bỏ ra đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy vấn đề quan trọng được
đặt ra cho các nhà quản trị kinh doanh là phải kiểm soát các chi phí của doanh
nghiệp.
Nhận định và thấu hiểu cách phân loại và ứng sử của từng loại chi phí là
chìa khoá của việc đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức
điều hành hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị.
Đồ án tốt nghiệp – SV Phạm Thuỳ Trang
Khoa kinh tế và quản lý Trường ĐHBK Hà Nội
II. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
2.1 Phân loại chi phí theo 5 khoản mục
Căn cứ để phân loại dựa vào địa điểm phát sinh chi phí (tức là chi phí ở
phân xưởng nào hay chi phí chung cho doanh nghiệp) và nơi chịu chi phí mà
người ta chia tất cả các loại chi phí thành 5 nhóm gọi là khoản mục. Các
khoản mục bao gồm:
2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Là chi phí phát sinh để mua sắm các đối tượng lao động cần thiết cho
hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ xem xét, có thể xác định được
một cách rõ ràng tách biệt cho từng loại sản phẩm. Trong quản lý chi phí, chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được định mức theo từng loại sản phẩm
và có thể nhận diện trên hồ sơ kỹ thuật sản xuất.
2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp vận hành dây chuyền sản
xuất, tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ. Khả năng và kỹ năng của lao
động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm hay
dịch vụ cung cấp. Bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các
khoản BHXH, BHYT và các chi phí kèm theo. Cũng như chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp có thể xác định rõ ràng, cụ thể và
tách biệt cho từng sản phẩm. vì vạy tronng quản lý chi phí, chi phí nhân công
trực tiếp được định mức theo từng loại sản phẩm hay dịch vụ cung cấp.
2.1.3 Chi phí sản xuất chung của phân xưởng
Chi phí sản xuất chung có thể định nghĩa một cách đơn giản là những chi
phí phát sinh ở phân xưởng, bao gồm các chi phí nhiên liệu, năng lượng dùng
trong sản xuất, chi phí lương và các khoản kèm theo của cán bộ quản lý trực
tiếp, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở
phân xưởng, phát sinh tại các bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung có 4
đặc điểm sau:
Gồm nhiều khoản mục chi phí khác nhau.
Đồ án tốt nghiệp – SV Phạm Thuỳ Trang
Khoa kinh t v qun lý Trng HBK H Ni
Cỏc khon mc chi phớ thuc chi phớ sn xut chung u cú tớnh cht
giỏn tip vi tng n v sn phm nờn khụng th tớnh thng vo sn phm
hay dch v phc v.
C cu chi phớ sn xut chung bao gm c bin phớ, nh phớ, chi phớ hn
hp, trong ú nh phớ chim t trng cao nht.
Do nhiu b phn khỏc nhau qun lý v rt khú kim soỏt, chi phớ sn
xut chung c tớnh vo sn phm cựng vi chi phớ nguyờn vt liu trc tip,
chi phớ nhõn cụng trc tip, nhng do c trng l khụng th tớnh thng vo
sn phm nờn chỳng s c tớnh vo sn phm thụng qua vic phõn b theo
cụng thc:
bổ phan thức utiê làm
chon dược vịdon Tổng
tính ướcchungxuất nsảphí chi Tổng
chungxuất nsảphí chi
bổ phan giá Don
=
2.1.4 Chi phớ bỏn hng
Chi phớ bỏn hng cũn gi l chi phớ lu thụng, l nhng khon chi phớ
m bo cho vic thc hin chin lc v chớnh sỏch bỏn hng ca doanh
nghip. Gm nhng khon chi phớ nh: tip th, marketinh, lng nhõn viờn
bỏn hng, tin hoa hng, khu hao ti sn c nh trong bỏn hng, cỏc yu t
mua ngoi cú liờn quan... loi chi phớ sn xut ny xut hin tt c cỏc loi
hỡnh doanh nghip.
2.1.5 Chi phớ qun lý doanh nghip
Chi phớ ny bao gm ton b cỏc chi phớ chi ra cho vic t chc v qum
lý sn xut chung trong ton doanh nghip. Cỏc khon chi phớ ny khụng th
xp vo chi phớ sn xut hay chi phớa lu thụng. Chi phớ ny gm nhng
khon nh: chi phớ lng cỏn b qun lý v lng nhõn viờn vn phũng, chi
phớ vn phũng phm, khu hao ti sn c nh dựng trong qun lý, cỏc yu t
mua ngoi cú liờn quan... tt c cỏc doanh nghip u cú yu t chi phớ ny.
ỏn tt nghip SV Phm Thu Trang
Khoa kinh tế và quản lý Trường ĐHBK Hà Nội
Đồ án tốt nghiệp – SV Phạm Thuỳ Trang
Khoa kinh tế và quản lý Trường ĐHBK Hà Nội
2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo 5 yếu tố.
Dựa vào nội dung kinh tế của chi phí, tức là chi phí vào việc gì mà người
ta phân loại toàn bộ chi phí ra thành 5 nhóm, gội là các yếu tố, các yếu tố bao
gồm:
2.2.1 Chi phí nguuyên vật liệu
Là toàn bộ các chi phí phát sinh để mua sắm các đối tượng lao động vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ xem xét.
2.2.2 Chi phí nhân công
Là chi phí liên quan đến nguồn lực lao động mà doanh nghiệp sử dụng
trong thời kỳ xem xét, bao gồm lương và các khoản kèm theo lương.
2.2.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định
Là khoản mục chi phí có liên quan đén khoản mục khấu hao tài sản cố
định của doanh nghiệp trong thời kỳ xem xét. Khoản này được khấu trừ theo
thu nhập của doanh nghiệp trước khi tính thuế.
2.2.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài
Bao gồm các khoản thanh toán cho các yếu tố mua ngoài mà doanh
nghiệp thực hiện như: chi phí nhiên liệu, năng lượng, thuê ngoài, sửa chữa,
kiểm toán v.v..
2.2.5 Chi phí bằng tiền
Gồm các khoản thuế, lệ phí phải nộp, các chi phí hoạt động tài chính,
hoạt động bất thường.
Cách phân loại này dùng để lập các dự toán kế hoạch cung ứng vật tư
nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại tất cả các khâu trong
quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện đúng tiến độ.
2.3 Phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định căn cứ vào
mối quan hệ với sự tăng giảm sản lượng.
Chi phí biến đổi là những chi phí có tăng giảm cùng tỷ lệ với sự tăng
giảm số lượng sản phẩm, như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp.
Đồ án tốt nghiệp – SV Phạm Thuỳ Trang
Khoa kinh tế và quản lý Trường ĐHBK Hà Nội
Chi phí cố định là chi phí khi tăng hay giảm sản lượng thì tổng chi phí
trong kỳ khônng thay đổi theo. Ví dụ như tiền thuê cửa hàng, chi phí khấu hao
tài sản cố định v.v...
Những chi phí hoàn toàn cố định khi tăng giảm sản lượng rất ít. Có nhiều
khoản chi phí mà khi tăng giảm sản lượng thì mức chi cả năm không thay đổi
hoặc có thay đổi, hoặc có tăng giảm thi tỷ lệ tăng, giảm thấp hơn nhiều.
Người ta gọi đó là những chi phí tương đối cố định như: tiền lương nhân viên
bộ máy quản lý doanh nghiệp, tiền điện, tiền điện thoại, công tác phí v.v..
những chi phí này đều năm trong khoản mục chi phí chung cho nhiều loại sản
phẩm như chi phí chung phân xưởng, chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Vì
vậy những khoản mục này cũng được gọi là khoản mục chi phí cố định. Cho
dù tổng chi phí cả năm có tăng lên nhưng do tốc độ tăng có chậm hơn tốc độ
tăng sản lương, dẫn đến mức giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
2.4 Phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Căn cứ vào phương pháp đưa chi phí vào giá thành sản phẩm, người ta
chia chi phí ra thành hai loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp là những chi phí chi cho sản phẩm nào thì tính thẳng
vào giá thành sản phẩm đó. Các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
và chi phí nhân công trực tiếp chính là những chi phí trực tiếp cho sản phẩm
và được tính thẳng vào sản phẩm.
Chi phí gián tiếp là những chi phí chung cho quản lý sản xuất, kinh
doanh nhiều loại sản phẩm vì vậy không thể tính thẳng vào giá thành sản
phẩm mà phải gián tiếp đưa vào theo phương pháp phân bổ. Trong 5 khoản
mục thì có 3 khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, và
chi phí chung phân xưởng là các khoản mục chi phí gián tiếp.
2.5 Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động kinh doanh.
2.5.1 Chi phí sản xuất kinh doanh
2.5.2 Chi phí hoạt động tài chính
2.5.3 Chi phí hoạt động bất thường
Đồ án tốt nghiệp – SV Phạm Thuỳ Trang
Khoa kinh tế và quản lý Trường ĐHBK Hà Nội
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xác định được các trọng
điểm quản lý hiệu quả trên các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
2.6 Phân loại chi phí theo phương pháp tổng hợp chi phí để tính giá
thành đơn vị sản phẩm.
2.6.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí phát sinh để mua sắm các đối
tượng lao động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ xem
xét đối tượng lao động có thể tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm.
Trong quản lý chi phí, chi phí nguyên vật trực tiếp thường được định mức
theo từng loại sản phẩm.
II.6.1 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí thanh toán trực tiếp cho công nhân
trực tiếp vân hành dây chuyền sản xuất, tạo sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ
Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiép đến số
lượng và chất lượng sản phẩm. Bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ
cấp, các khoản trích BHYT, BHXH, và các chi phí kèm theo. Cũng giống như
chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp có thể xác định rõ ràng, cụ
thể và tách biệt cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính thẳng vào từng đơn
vị sản phẩm. Vì vậy trong quản lý chi phí , chi phí công nhân trực tiếp được
định mức theo từng loại sản phẩm.
II.6.2 Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung có thể được định nghĩa một cách đơn giản là
những chi phí phát sinh ở phân xưởng bao gồm chi phí nhiên liệu dùng trong
sản xuất, chi phí lương và các khoản kèm theo của cán bộ quản lý trực tiếp,
chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân
xưởng phát sinh tại các bộ phận sản xuất.
Cách phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định giá
thành công xưởng của sản phẩm sản xuất.
Đồ án tốt nghiệp – SV Phạm Thuỳ Trang
Khoa kinh tế và quản lý Trường ĐHBK Hà Nội
2.7 Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển.
2.7.1 Chi phí sản phẩm
Là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoăch được
mua vào trong kỳ. Đối với hoạt động sản xuất chi phí sản xuất bao gồm: chi
phí nguyên vậ liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung. Đối với hoạt động thương mại chi phí sản phẩm là giá mua và chi phí
thu mua hàng hoá trong kỳ. Chi phí sản phẩm phất sinh trong kỳ và ảnh
hưởng đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh, kỳ tính kết quả sản xuất kinh doanh.
Đúng hơn là sự phát sinh và khả năng bù đắp của chi phí sản phẩm trải qua
nhiều kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau, vì vậy chi phí sản phẩm thường gắn
liền với rủi ro tiềm tàng và sự biến động của thị trường.
2.7.2 Chi phí thời kỳ
Là chi phí phát sinh và ảnh hưởng đến lợi nhận trong một kỳ kế toán.
Chi phí thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại khá
phổ biến: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng chi phí thời
kỳ sẽ được tính đầy đủ trên các báo cáo thu nhập của doanh nghiệp hoạt động
ở mức nào đi chăng nữa thì chi phí thời kỳ ngay khi phát sinh đã được coi là
phí tổn trong kỳ.
2.8 Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định.
2.8.1 Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp là chi phí được tính thẳng vào đối tượng chịu chi phí
như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp.
Chi phí gián tiếp là những chi phí không thể tính được cho một số đối
tượng nào đó mà phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức cho phù hợp như
chi phí sản xuất chung được phân bổ theo số lượng sản phẩm, số giờ lao động
trực tiếp
2.8.2 Chi phí chênh lệch
Chi phí chênh lệch là những chi phí khác biệt về chủng loại và mức
phương án và mức phương án sản xuất kinh doanh. Chi phí chêch lệch là một
Đồ án tốt nghiệp – SV Phạm Thuỳ Trang