Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi và hướng dẫn giải các câu trong đề văn THPT Quốc Gia 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.31 KB, 10 trang )

Hướng dẫn giải các câu trong đề Văn THPT QG 2015
Phần I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Thể thơ tự do.
Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cuộc sống gian khổ và hiểm nguy
của người lính là: trần trụi, hoang lạnh, đồng chua, đất mặn, nhếnh nhoáng,
miệng cá mập, dữ tợn.
Câu 3: Biện pháp tu từ: So sánh. Hiệu quả: Thể hiện vẻ đẹp của quần đảo
Trường Sa. Đó là vẻ đẹp thiên nhiên vĩnh hằng, miên viễn, bền vững.
Câu 4: Hs liên hệ bằng những cảm nhận thực tế của mình. Dưới đây là một
số gợi ý: Những người lính đảo phải trải qua nhiều gian nan, khó khăn khi
thực hiện nhiệm vụ quan trọng của mình là bảo vệ độc lập tự do của đất
nước. Trong các anh có những vẻ đẹp vừa cao cả, lớn lao, nhưng cũng rất
đỗi bình dị, đời thường. Đó là vẻ đẹp không gì sánh nổi, thể hiện nét đẹp của
con người Việt Nam kiên gan, vững chãi. Những điều mà các anh làm được
để lại cho đất nước những điều tốt đẹp nhất.
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 6: Theo tác giả, nguốn gốc sâu xa của bạo lực là do căn bệnh vô cảm
của con người, sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn.
Câu 7: Khi bàn luận về bệnh vô cảm, tác giả thể hiện thái độ phê phán, lên
án, muốn rung hồi chuông cảnh tỉnh con người trước những thay đổi của con
người trong xã hội hiện đại, đó là việc con người (đặc biệt là giới trẻ) có
những biểu hiện rõ rệt về sự xuống cấp trong nhân cách, thể hiện ở bệnh vô
cảm, từ đó dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng.
Câu 8: Vấn đề được đưa ra ở câu nói là thực trạng kinh tế ngày càng phát
triển đi lên nhưng nhân cách con người ngày càng xuống thấp. Đó là việc
con người chỉ lo vun vén những lợi lộc, ích lợi cho bản thân (đặc biệt là về
mặt kinh tế) mà quên đi việc rèn luyện, bồi đắp nhân cách bản thân mình.
Đó là điều xã hội cần phải thay đổi Lưu ý: học sinh có thể trình bày theo
nhiều cách khác nhau, tuy nhiên phải nhận thức đúng vấn đề như trên.


Khuyến khích cách trả lời thành đoạn văn đối với câu 4 và câu 8.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng : Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng
cần thiết như việc tích lũy kiến thức
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của
mình về vấn đề trên.
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí
sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn
bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài. Trong đó, đặc
biệt lưu ý đến việc thể hiện bố cục hoàn chỉnh của một bài văn nghị luận (có
đủ mở bài, thân bài, kết bài; thân bài phải bao gồm nhiều đoạn văn), cách
hành văn, chính xác và sinh động. Đồng thời phải đáp ứng đúng và đầy đủ
yêu cầu về luận đề và nội dung.
- Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có
lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải
có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và
luật pháp.
Yêu cầu cụ thể
1. Giải thích ý kiến
Thí sinh cần giải thích thế nào là kỹ năng sống và việc tích lũy kiến thức. Kỹ
năng sống là những kỹ năng cần thiết giúp con người sống và sống hội nhập
được với xã hội. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói trước đám
đông, kỹ năng sinh tồn và vượt thoát trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn,
kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng học tập có phương pháp, kỹ năng giải
quyết khó khăn, kỹ năng đối phó với nguy hiểm, kỹ năng hòa hợp với thiên
nhiên, Từ đó xác định ý kiến được nêu trong đề có nội dung khẳng định
vai trò quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống: cũng cần thiết như việc
tích lũy kiến thức.
2. Bàn luận

Thí sinh có thể mở rộng sự bàn luận ra các hướng khác nhau; dưới đây là
những ý tham khảo (không nhất thiết thí sinh phải làm giống những ý này):
- Để có thể hòa hợp với đời sống xã hội, con người cần phải tích lũy một số
kiến thức căn bản từ gia đình, nhà trường, xã hội, sách vở, báo chí,
- Có nhiều người bị vấp ngã một cách đau đớn vì thiếu kỹ năng sống. Đôi
khi thiếu vài kỹ năng sống nào đó mà con người phải trả một giá khá đắt (ví
dụ minh họa).
- Thiếu kỹ năng sống, người ta có thể hành động một cách sai trái, dại dột.
Từ đó trở thành mối nguy hiểm cho xã hội (ví dụ minh họa: thiếu kỹ năng
giải quyết những va chạm tình cờ gặp phải trong cuộc sống, chỉ từ một sự va
chạm nhỏ trong giao thông, người ta có thể trở thành một kẻ sát nhân) .
- Có kỹ năng sống tốt, phù hợp với hoàn cảnh xã hội, người ta dễ đạt được
sự thăng tiến. Có nhiều người kiến thức và học vị không cao nhưng có kỹ
năng sống tốt đã đạt được nhiều thành công lớn trong cuộc sống (ví dụ minh
họa)
- Cuộc sống phát triển, khoa học công nghệ ngày càng đổi mới. Nó đòi hỏi
người làm việc phải có những cái kỹ năng mới như kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng hội nhập với cộng đồng quốc tế, kỹ
năng ứng xử với những mặt trái của mạng xã hội, Ví dụ trường hợp một nữ
sinh đã tự tử vì không biết cách ứng phó với hành vi xấu xúc phạm đến đời
tư từ mạng xã hội.
- Khẳng định tính đúng đắn của luận đề: rèn luyện kỹ năng sống là một việc
cần thiết không kém với việc tích lũy kiến thức, đặc biệt đối với lứa tuổi học
sinh.
3. Bài học nhận thức và hành động
Từ những suy nghĩ và liên hệ của mình, thí sinh có thể rút ra những bài học
khác nhau; dưới đây là những ý tham khảo:
- Kỹ năng sống không phải tự dưng mà có, nó đòi hỏi xã hội và bản thân
phải có ý thức sâu sắc về sự quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống. Từ
trong gia đình, ông bà cha mẹ, anh chị, ngay từ đầu phải có ý thức giáo dục

và rèn luyện kỹ năng sống cho con em của mình. Nhà trường nên đưa kỹ
năng sống vào giờ học chính khóa và xem đó là một trong những mục tiêu
giáo dục quan trọng, bên cạnh việc giáo dục kiến thức. Các tổ chức xã hội
cũng nên cũng tạo điều kiện để mọi công dân được rèn luyện kỹ năng sống.
Các cấp chính quyền cần xây dựng môi trường sống lành mạnh để góp phần
tạo lập nếp sống phù hợp với chuẩn mực pháp luật và đạo đức nêu tấm
gương tốt cho những người trẻ phấn đấu và hành xử.
- Bản thân từng người, nhất là học sinh, sinh viên cần phải thấy sự cần thiết
và ích lợi của việc rèn luyện kỹ năng sống để từ đó bên cạnh việc trau dồi
kiến thức có ý thức và nỗ lực rèn luyện kỹ năng sống.
- Nếu bên cạnh kiến thức tốt, tất cả mọi người đều có kỹ năng sống tốt thì
đời sống xã hội sẽ trở nên tốt đẹp và đáng sống hơn.
Câu 2 (4,0đ)
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi
thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ
năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm
bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng
phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5 điểm
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút kí, có văn phong giàu
chất trí tuệ và tài hoa.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm xuất sắc thể hiện tình yêu của tác
giả dành cho xứ Huế
và cũng là cho đất nước. Hình tượng sông Hương được khắc họa với nhiều
vẻ đẹp khác nhau.
2. Giải thích ý kiến 0,5 điểm
- Vẻ đẹp nổi bật là vẻ đẹp hiện trên bề nổi, gây ấn tượng vượt trội, dễ nhận

thấy bằng trực cảm.
Ý kiến thứ nhất coi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ là vẻ đẹp nổi bật
của sông Hương.
- Vẻ đẹp bề sâu là vẻ đẹp ẩn chìm, đòi hỏi phải có tri thức sâu rộng và chiêm
nghiệm công phu mới khám phá được. Ý kiến thứ hai coi những trầm tích
văn hóa, lịch sử là vẻ đẹp bề sâu của sông Hương.
3. Cảm nhận về hình tượng sông Hương 3 điểm
4. Bình luận về ý kiến 1 điểm
Thí sinh có thể cảm nhận về các vẻ đẹp khác của hình tượng sông Hương,
nhưng cần bám sát các ý kiến nêu trong đề. Dưới đây là những ý tham khảo:
- Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ: những cảnh trí, sắc màu
của sông nước, núi đồi, bãi biền, cây cỏ, giàu chất thơ, đầy gợi cảm; những
dáng nét của khúc uốn, đường cong, điệu chảy, nhịp trôi, gợi nhiều liên
tưởng về mĩ nhân, về tình tự lứa đôi đầy quyến rũ và say đắm.
- Vẻ đẹp của những trầm tích văn hóa, lịch sử: sông Hương là “người mẹ
phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, và bao đời nay vẫn được tô điểm bởi
vô vàn công trình thi ca, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc; sông Hương
gắn với biết bao võ công oanh liệt qua các thời đại lịch sử.
- Nghệ thuật: phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn
ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.
Thí sinh có thể đồng tình với một trong hai, hoặc với cả hai ý kiến trên; cũng
có thể đưa ra nhận định khác của riêng mình. Dưới đây là những ý tham
khảo:
- Cả hai ý kiến đều có tính khái quát, sâu sắc, nhấn mạnh những vẻ đẹp khác
nhau của hình tượng sông Hương: cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ là
vẻ đẹp nổi bật; những trầm tích văn hóa, lịch sử là vẻ đẹp bề sâu.
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp
thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất về vẻ đẹp của sông Hương.

×