Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2007 khách sạn Hội An Pacific.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.02 MB, 107 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ KHOA QUAN TR] KINH DOANH

LUAN VAN TOT NGHIEP DE TAI:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2007

KHACH SAN HOI AN PACIFIC

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

2.2 Giới hạn nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG l1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.3 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn...-.---c+cesre 2

1.4 Y nghĩa của kinh doanh khách sạn ...---c<csereererrreeer 4 1.4.1 Y nghĩa kinh tẾ,... --- 6+ +22 H122 8118117111 rxrxrg 4 <small>1.4.2 Y nghĩa xã hội _...---.--->sSSSSenhhehehnthriee 4 </small> 2. Tổng quan về kế hoạch hóa trong doanh nghiệp <sup>4 </sup> „N4 16/2609: 1... 4

2.2 Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp ...---- ---‹--e-+-+>+>+2 5

2.2.1 Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung ...---+-+c+c+c+rsrr 5

2.2.2 Trong nên kinh tế thị trường ... <sup>7-7 cscsesstserrrrrrrerer 6 </sup> 2.3 Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp...-.. <sup>--- 5-52 5+s+++rersrrrrereree 7 </sup>

2.3.1 Theo góc độ thời gian ... -- -- +5 sét 1tr 7 2.3.2 Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ kế hoạch ... 8

3. Quy trình kế hoạch hóa doanh nghiệp và các bước soạn lập kế hoạch...8

3.1 Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiỆp ... <sup>--- - - - ---++ 8 </sup>

3.2 Các bước soạn lập kế hoach ou... ce eeeeeeeeeseseseeessesessssseeeeseseseseeeseseeeeneeees 11 4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc xây dựng giá ... 15

A.1 Nhan t6 b6m trong 17 ... 15

Vy ¡8n 81 0118... ... 15

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

4.3 Các yếu tố quyét Gimh gid oo. cccceescneseseseseseecseseneneeesesseceneeetseeeens 15

<small>5, Dự ĐáO...cccos<c c0 S000 0500050408588999999006660004000060004940000006000000000096089990 15 </small>

CHUONG 2: PHAN TICH THUC TRANG KINH DOANH KHACH

SAN HOI AN PACIFIC

1. Tiém nang phát triển du lịch Quảng Nam - Hội An ...---- 16 1.1 Triển vọng ngành du lịch Việt Nam ... -. ----¿c5-scscsrererserrre 16 1.2 Quảng Nam với tiểm năng phát triển kinh tế du lịch...- 17

1.3.1 Sơ nét về lịch sử phát triển Hội An...---c-cccc+cererreree 19

IcVÃ2/1)8‹:)6c0 i0. ... 21

<small>1.3.3 Diéu kién dia li va tiém năng du lịch Hội An ...- 21 </small>

2. Giới thiệu hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ

2.2 Tổ chức bộ máy quản lí nhân sự của khách sạn Hội An Pacific... 31

2.2.1 Tổ chức bộ máy quần lí... ----¿- + ° ++x+tvererrreretrrrrrrrrrrrea 31 ”⁄ (Non án 8 0m ... 36

CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2007 KHÁCH SẠN HỘI AN PACIFIC

PHẦN A: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SAN HOI AN PACIFIC (2005 — 9/2006)

1. Đánh giá tình hình chung của đơn VÌ ...--<-sesssesesesessssssessesesesesee 40

<small>1.1 Thuận lợi ...-- ch tre 40 I4 các 8 ... 41</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2. Danh gid céc hoat dOng S & M 2005 — 9/2006...sessrcsrscrrscesererssersecenes 41

2.1.2 Tình hình quảng cáo và tiếp thị sản phẩm phòng... 42

a. Công tác trực tiếp thăm hỏi và bán phòng (Sales call) ... 42 b. Công tác điện thoại thăm hỏi (Telephone call) ... -- 43

<small>e. Các hoạt động khác...---.---s sen 44 </small>

2.1.3 Tình hình kinh doanh và tiếp thị dịch vụ ăn uống ... - 45

a. Tình hình kinh doanh ăn uỐng...--- <sup>+ + +++se+e+ezexsserez 45 </sup> b. Tình hình quảng cáo tiếp thị ...-.---5-5<sssssesesrssresrrere 46

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng và những khó khăn thuận lợi...--- - 46

2.2.2 YEU tO u08). 8... ... 47

<small>2W )0 0 ... 47 </small>

08.404.71.17... ... 47

3. Đánh giá hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ trong khách sạn...S0

3.2 Kinh doanh ăn UO... ...c.ccccsescscsssscssseseseesensesenessesesseessessnseseesseaenenennesenenes 53

<small>ST co 0i 1n... e... 55 </small>

PHAN B: XAY DUNG KE HOACH KINH DOANH NAM 2007

KHACH SAN HOI AN PACIFIC

1. Nhận định chung về tình hình khách năm 2007...---sese<s= 56

2. Dự kiến cơ cấu thị trường khách về quốc tịch của khách sạn Hội An

4. Phân tích sản phẩm và hướng phát triển năm 2007 ...-..-.---- 70

FT 000900 17757... ... 70

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

b. Biện pháp thực hiện ...-- ---«<><*seenteerrrrrrrrree 75

4.2 Phân tích hoạt động kinh doanh ăn uống...---e-+s+rs>c+rsesesre 77 4.2.1 Chất lượng sản pham ...ccccsssccssseeseeseneceencseersesseseecsessenssesseeesesesnens 77

<small>A. Mat manh a... —... TT </small>

5. Chương trình sự kiện hoạt động cho từng quý trong năm 2007... 79

6. Dự trù các khoản chi phí quảng cáo tiếp thị năm 2007...--- 87

PHAN KET LUAN

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

LOI MO PAU

1. Lido chon dé tai

Trong nền kinh tế thế giới, ngành du lịch ln giữ một vị trí khá quan trọng, thậm

chí ở một số quốc gia đó là ngành kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân,

bởi lẽ du lịch đang là nhu cầu thiết yếu và là thói quen tiêu dùng của con người trong xã hội phát triển. Đã từ lâu người ta quan niệm rằng, du lịch chính là ngành cơng nghiệp khơng khói, là ngành xuất khẩu tại chỗ và là “Con gà đẻ trứng vàng”,...dựa vào khả năng đạt hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh của ngành. Ở Việt Nam, ngành du lịch bắt đầu hoạt động theo đúng chức năng và có hiệu quả phải kể từ sau khi đổi mới nền kinh tế. Đặc biệt chính sách mở cửa của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Khách du lịch đến

Việt Nam ngày càng nhiều và tăng đáng kể hàng năm, bao gồm nhiều quốc tịch

khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, có đặc điểm tiêu dùng khác nhau. Sự gia tăng

<small>về lượng khách đồng thời kéo theo sự ra đời của hàng loạt khách sạn hoạt động phục vụ mọi đối tượng khách du lịch nhằm mục đích sinh lời. </small>

Đối với một khách sạn thì việc thu hút lượng khách du lịch cũng như kéo theo lượng khách tiểm năng về lưu trú tại khách sạn là điều không phải dễ và điều

<small>này trở nên đặc biệt khó khăn hơn khi hiện nay ngành du lịch nước nhà đang phát triển một cách chóng mặt, hệ thống resort, khách sạn, nhà hàng đang được xây </small>

dựng khổng lổ thì việc cạnh tranh là vấn để khá khốc liệt. Vì thế mỗi doanh nghiệp khách sạn muốn tổn tại và phát triển, phải tìm mọi cách để kinh doanh có

<small>hiệu quả, mang lại lợi nhuận không chỉ cho doanh nghiệp mình mà cịn tạo nên </small>

sự phát triển chung cho toàn bộ nền kinh tế.

Xuất phát từ những vấn để trên cùng với việc được tìm hiểu thực tế ở công ty

<small>TNHH Thương Mại Dịch Vụ Thái Bình Dương cũng như sự hướng dẫn tận tình </small>

của thầy: ThS. Đặng Thanh Vũ và sự giúp đỡ của các cô chú trong khách sạn Hội

An Pacific, đã giúp em thấy được tầm quan trọng của việc phải thiết lập một bản

kế hoạch kinh doanh nhằm định hướng cho khách sạn đi theo đúng quỹ đạo của

sự phát triển và đề ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Do đó để tài “XÂY

DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2007 CUA KHACH SAN HOI AN PACIFIC ” là để tài mà em chọn và tâm đắc nhất để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Do điều kiện thời gian hạn hẹp, kiến thức còn hạn chế và việc van dụng từ lí thuyết đến thực tế vẫn còn nhiễu bỡ ngỡ, khó khăn nên việc thực hiện dé tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng và sự chỉ bảo thêm của quý thầy cô trong khoa Quản Trị Du

<small>Lich, các cô chú trong khách sạn để em có thể thực hiện tốt bài luận văn này và </small>

có thêm những kinh nghiệm bổ ích trước khi bước vào thực tiễn.

2. Mục đích và giới hạn nghiên cứu của đề tài

_ 2.1 Mục đích nghiên cứu

Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ kéo theo là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các khách sạn, nhà hàng khác nhau. Vì vậy việc bước đâu tìm hiểu, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích về thị trường và đề ra các kế hoạch chỉ tiêu cụ thể của khách sạn Hội An Pacific. Chỉ ra cho khách sạn có vị trí như thế nào, đã ở đâu và hiện đang ở đâu trong tâm điểm của thị trường cũng như chỉ ra những mặt hạn chế cần phải khắc phục, những mặt tích cực cần phải phát huy từ đó đưa ra những giải pháp, các chương trình hành động cụ thể

để đưa khách sạn ngày càng đi lên, phát triển bền vững.

2.2 Giới hạn nghiên cứu

Đề tài này tập trung nghiên cứu xây dựng kế hoạch kinh doanh của khách sạn Hội An Pacific trong năm 2007 từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển cho khách sạn. Số liệu thông tin lấy từ năm 2004 đến nay.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập và sử lý tư liệu: Tham khảo các tài liệu có liên quan như sách báo, tạp chí du lịch, các bài giảng, các tài liệu chuyên ngành va trên Internet...

3.2 Phương pháp khảo sát thực địa: Đi thực tập tại khách sạn Hội An

<small>Pacific. </small>

3.3 Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở thông tin thu thập được,

tiến hành phân tích một cách có hệ thống để hoàn thành để tài. 3.4 Phương pháp biểu đô

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

1.3 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 1.4 Y nghĩa của kinh doanh khách sạn

2. Tổng quan về kế hoạch hóa trong doanh nghiệp

2.1 Khái niệm chung

2.2 Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp

2.3 Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp

3. Quy trình kế hoạch hóa doanh nghiệp và các bước soạn lập kế

3.1 Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp

3.2 Các bước soạn lập kế hoạch

. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc xây dựng giá

4.1 Nhân tố bên trong 4.2 Nhân tố bên ngoài

4.3 Các yếu tố quyết định giá

5.1 Dự báo giá bình quân khách sạn

5.2 Tỷ lệ % cơng suất phịng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Thuật ngữ khách sạn (Hotel) có nguồn gốc từ tiếng Pháp, chỉ các cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch. Hiện nay hệ thống khách sạn được phân thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào chất lượng, kiến trúc, mức độ trang bị tiện nghi phục vụ,

<small>sự đa dạng các loại dịch vụ... </small>

Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã thống nhất cách chia hệ thống khách sạn

<small>thành năm hạng (Một sao, hai sao, ba sao, bốn sao và năm sao), dựa trên năm </small>

tiêu chuẩn cụ thể và nghiêm ngặt về vị trí kiến trúc, trang thiết bị của khách sạn,

<small>dich vụ và mức độ phục vụ, nhân viên phục vụ, vé sinh. Ở Việt Nam, thuật ngữ khách sạn được định nghĩa như sau: </small>

“Khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú cho mọi du khách, là nơi sản xuất, bán và trao cho du khách những dịch vụ và hàng hóa nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của họ về ngủ, ăn uống, giải trí, chữa bệnh... phù hợp với mục đích chuyến đi của du

khách”.(1)

<small>Hoặc: </small>

<small>“Doanh nghiệp khách sạn là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, hoạt </small>

động nhằm mục đích sinh lợi bằng việc kinh doanh phục vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng và các dịch vụ cần thiết khác cho khách du lịch”. (2)

Như vậy, khách sạn phục vụ tổng hợp các nhu cầu cụ thể của du khách, trong đó những nhu câu phục vụ trực tiếp là lưu trú, ăn uống và những nhu cầu chỉ phục

vụ gián tiếp là giải trí, thể thao...

1.2 Kinh đoanh khách sạn 1.2.1 Kinh doanh khách sạn

<small>Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dich vu </small>

lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn,

<small>nghỉ và giải trí cho họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. </small>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small> </small>

1.2.2 Kinh doanh lưu trú

Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất còn cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.

1.2.3 Kinh doanh ăn uống

Kinh doanh ăn uống là hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động chế biến

thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng

(Khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi.

<small>1.3 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn </small>

<small>e© Hoạt động kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các </small>

điểm du lịch.

e - Hoạt động kinh doanh khách sạn đồi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn.

Hoạt động kinh doanh khách sạn với đặc thù của nó nên các cơ sở kinh doanh đòi hỏi phải được xây dựng sang trọng, hiện đại và kĩ thuật. Điều này làm cho vốn

xây dựng cơ bản rất lớn và phải đầu tư ngay từ đầu. Các nhà kinh doanh khách

sạn tính tốn rằng, để xây dựng một phòng ngủ đạt tiêu chuẩn quốc tế ba sao thì

<small>cần số tiền đầu tư là 30.000 đô la Mỹ. </small>

Mặt khác, trong quá trình hoạt động, khách sạn phải luôn được bảo dưỡng và nâng cấp các trang thiết bị tiện nghi nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng

<small>và nâng cao của du khách. Đặc biệt đối với những khách sạn hoạt động theo thời </small>

vụ thì những khoản chỉ phí bảo hành trong thời gian trái vụ không phải là nhỏ. e_ Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn.

<small>Kinh doanh khách sạn là loại hình kinh doanh đặc biệt mà nhân tố con người được nhấn mạnh. Một khách sạn có 100 phịng thì số lượng nhân viên tương ứng </small>

từ 110 đến 140 và số tiền cần đầu tư là 30 đến 40 triệu đô la Mỹ. Trong khi đó một nhà máy hóa chất với cùng số vốn đầu tư như trên nhưng chỉ cần 30 đến 35

<small>nhân viên. </small>

Cơ cấu giới tính, lứa tuổi của lao động trong ngành kinh doanh khách sạn có những đặc trưng riêng. Lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn, phần lớn có độ tuổi từ 20

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small> </small> đến 30 va được bố trí làm việc ở khu vực lễ tân, phục vu trong nhà hàng hay Bar là chủ yếu, trong khi đó lao động nam thường có độ tuổi từ 20 đến 40 và thường được bố trí làm việc ở khu vực bếp hoặc một phần ở khu vực lễ tân và phục vụ trong nhà hàng. Nhìn chung đội ngũ lao động của ngành được chia thành hai nhóm: Nhóm một là nhóm có đội ngũ lao động trẻ, có trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ và trình độ chun mơn khá tốt; Nhóm hai là nhóm có đội ngũ lao động đã lớn tuổi và hầu hết đều có trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ trung bình.

Nhìn chung lao động trong ngành khách sạn thường phải chịu tâm lí và môi

trường làm việc căng thẳng. Điều này thể hiện rõ đối với lao động thuộc các bộ

phận phải thường xuyên tiếp xúc, phục vụ trực tiếp khách hàng 24/24 giờ như bộ phận lễ tân, nhà hàng, buồng phòng ...Sự giao tiếp thường xuyên liên tục diễn ra hàng ngày, hàng giờ đó tạo nên môi trường làm việc căng thẳng và phức tạp. Do đó cơng việc kinh doanh khách sạn đòi hỏi ở đội ngũ nhân viên phục vụ bản lĩnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trình độ ngoại ngữ và nghệ thuật giao tiếp khách hàng tốt.

Ngoài ra hoạt động kinh doanh khách sạn cịn mang tính chất thời vụ nên lao

<small>động trong ngành cũng thể hiện tính thời vụ rõ rệt. Vào mùa cao điểm trong du </small>

lịch, tỷ lệ occupancy (Tỷ lệ phần trăm số khách ở trong khách sạn) gần như 100%

<small>thì ngồi số lượng nhân viên chính thức, khách sạn phải thuê thêm lao động thời vụ từ bên ngoài. Khi mùa cao điểm qua đi, hoạt động kinh doanh của khách sạn </small>

trở lại ổn định bình thường thì hợp đồng lao động với đội ngũ này cũng chấm dứt. e_ Hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính tổng hợp phức tạp.

<small>Sự đa dạng hóa các loại hình dịch vụ (Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ </small>

thể thao, dịch vụ vui chơi giải trí ...) tạo nên sự phức tạp trong hoạt động giữa các bộ phận tương ứng. Mặc dù từng bộ phận nghiệp vụ hoạt động có tính độc

lập tương đối trong một quy trình phục vụ thống nhất nhưng việc quản lí kinh

doanh các dịch vụ này đòi hỏi sự đồng bộ và nhất quán cao nhằm đảm bảo guồng máy hoạt động của toàn bộ khách sạn, từ đó đảm bảo mục tiêu kinh doanh của

<small>toàn khách sạn. </small>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Dang Thanh Vi </small>

<small> </small> e Hoat d6ng kinh doanh khach san mang tinh quy luật.

<small>Với những đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra một sản phẩm </small>

của khách sạn có chất lượng cao, có sức hấp dẫn lớn đối với khách không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn và lao động mà còn phụ thuộc vào năng lực của nhà quản lí trong sự vận hành và khả năng kết hợp các yếu tố đó ra sao.

1.4 Y nghĩa của kinh doanh khách sạn 1.4.1 Y nghĩa kinh tế

- Kinh doanh khách sạn góp phần tăng GDP cho các vùng và các quốc gia.

- Góp phân tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động được

vốn nhàn rỗi trong nhân dân.

- Tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm của nhiều ngành kinh tế khác vì vậy phát triển kinh doanh khách sạn cũng đồng thời khuyến khích các ngành khác phát triển theo.

- Góp phần giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động trực tiếp và gián tiếp.

<small>- Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ, giao lưu vì </small>

mục đích hịa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới trên

nhiều phương diện khác nhau.

2. Tổng quan về kế hoạch hoá trong doanh nghiệp

2.1 Khdéiniémchung _ |

Kế hoạch hóa là một phương thức quản lý theo mục tiêu, nó “ Là hoạt động của

<small>con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc </small>

biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế — kỹ thuật, các

ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống

nhất”.

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small> </small>

Kế hoạch hoá doanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó.

Như vậy, kế hoạch hóa trong doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra. Công tác này bao gồm các hoạt động:

- Lập kế hoạch: Đây là khâu giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác kế

hoạch hóa doanh nghiệp, nó là q trình xác định các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch

và để xuất chính sách giải pháp áp dụng. Kết quả của việc soạn lập kế hoạch là

một bản kế hoạch của doanh nghiệp được hình thành và nó chính là cơ sở cho

<small>việc thực hiện các công tác sau của kế hoạch hóa. </small>

Bản kế hoạch doanh nghiệp là hệ thống các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần thiết cho việc thực

hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt ra trong thời kỳ kế hoạch nhất định. Kế hoạch doanh nghiệp chính là thể hiện ý đổ phát triển của các nhà lãnh đạo và

quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các giải pháp thực thị.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điểu chỉnh và đánh giá kế hoạch là những hoạt động tiếp sau của công tác kế hoạch hóa nhằm đưa kế hoạch vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Đây là quá trình tổ chức, phối hợp hoạt động của các bộ phận, các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp, triển khai các

<small>hoạt động khác nhau theo các mục tiêu kế hoạch đặt ra. </small>

2.2 Vai trò của kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 2.2.1 Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh là cơ sở điều tiết mọi hoạt động tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vai trò lớn nhất của cơ chế này: Có năng lực tạo ra các tỷ lệ tiết kiệm và tích lũy rất cao, thực hiện được những cân đối cần thiết trong tổng thể kinh tế quốc dân, nền kinh tế có thể đạt được mức cung ứng các nguồn lực cần thiết để tạo ra tăng trưởng nhanh. Đặc biệt nhờ có cơ chế kế hoạch hóa tập trung mà nhà nước có thể hướng các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu và các lĩnh

vực cần ưu tiên trong từng thời kỳ nhất định. Các đơn vị kinh tế xem như là

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small> </small> những tế bào trong tổng thể nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch theo những mục tiêu thống nhất từ trên xuống.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, với cơ chế này nhiều doanh nghiệp sản

xuất và dịch vụ ở nước ta đã ra đời và cung cấp một khối lượng của cải vật chất đáng kể, đắm đương được những nhiệm vụ nặng nề trong công cuộc kháng chiến và quốc kế dân sinh.

Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, cơ chế kế hoạch hoá theo mơ hình tập

trung mệnh lệnh trở nên khơng cịn phù hợp, bản thân những đặc trưng của cơ chế này đã tạo ra những rào cản hạn chế sự phát triển của chính các doanh nghiệp cũng như của toàn thể nền kinh tế quốc dân, cụ thể là:

- Hạn chế tính năng động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thích nghi với những điều kiện thị trường.

- Nền kinh tế bị mất động lực phát triển, các doanh nghiệp khơng có khả năng cạnh tranh, nhất là trong logic của kinh tế cầu.

- Hạn chế tính năng động về cơng nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vì việc cho ra đời các sản phẩm mới không được gắn chặt với cơ chế khuyến khích.

- Hiệu quả kinh tế rất thấp do vừa khơng có những chỉ số về chi phí kinh tế

tương đối, vừa khơng có những cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho tính hiệu quả và trừng phạt đối với sự phi hiệu quả.

2.2.2 Trong nền kinh tế thị trường

Vai trò của kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường được thể hiện như sau: - Tập trung sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu. Kế hoạch hóa là nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, cho nên chính các hoạt động của công tác kế hoạch hóa là tập trung sự chú ý vào những mục tiêu này. Lập kế hoạch - khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình kế hoạch

hóa là cơng việc duy nhất có liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của tập thể. Thị trường bản thân nó rất linh hoạt và thường

xuyên biến động, kế hoạch và quản lý bằng kế hoạch giúp các doanh nghiệp dự kiến được những cơ hội, thách thức có thể xảy ra để quyết định nên làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm trong một thời kỳ nhất định.

Mặc dù chúng ta ít khi tiên đốn chính xác được tương lai và mặc dù các yếu tố nằm ngồi kiểm sốt của doanh nghiệp có thể phá vỡ cả những kế hoạch tốt nhất đã có, nhưng nếu như khơng có kế hoạch và tổ chức q trình hoạt động thơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small> </small>

<small>qua các mục tiêu định lập trước thì có nghĩa là chúng ta đã để cho các sự kiện có </small>

liên quan đến sinh mệnh sống của doanh nghiệp mình diễn ra một cách ngẫu nhiên và tính rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

<small>- Công tác kế hoạch hóa với việc ứng phó những bất định và đổi thay của thị </small>

trường. Sự bất định và đổi thay của môi trường đồi hỏi những nhà quản lý, ngoài việc soạn lập kế hoạch, phải tiến hành các nội dung khác của công tác kế hoạch hóa là triển khai thực hiện, kiểm tra công việc của các cấp tổ chức, điều chỉnh các hoạt động cần thiết để bảo đảm thực thi các mục tiêu kế hoạch đặt ra.

- Công tác kế hoạch hóa với việc tạo khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp. Cơng tác kế hoạch hóa thường hướng tới cực tiểu hóa chi phí vì nó chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và bảo tính phù hợp.

2.3 Hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp 2.3.1 Theo góc độ thời gian

Đây là thể hiện việc phân đoạn kế hoạch theo thời gian cần thiết để thực hiện chỉ tiêu đặt ra. Theo góc độ này, kế hoạch doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận cấu

<small>thành: </small>

e_ Kế hoạch dài hạn

Bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm. Quá trình soạn lập kế hoạch đài hạn được đặc trưng bởi:

- Môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã có mặt.

- Dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, bao gồm xu hướng dự tính của nhu cầu,

giá cả và hành vi cạnh tranh.

- Chủ yếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính.

- Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo. e Kế hoạch trung hạn

Cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm.

e Kế hoạch ngắn hạn

Thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiến độ, hành động có thời

gian dưới một năm như: Kế hoạch quý, tháng ...Kế hoạch ngắn hạn bao gồm các

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD. ThS. Dang Thanh Vũ </small>

<small> </small> phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cân thiết để đạt

<small>được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn. </small>

2.3.2 Đứng trên góc độ nội đung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch

Chúng ta có thể phân chia hệ thống kế hoạch doanh nghiệp làm hai bộ phận: Kế

hoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật. e_ Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược áp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó. Nói đến kế hoạch chiến lược

khơng phải là nói đến góc độ thời gian của chiến lược mà nói đến tính chất định

hướng của kế hoạch và bao gồm toàn bộ mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp. Trách nhiệm soạn thảo kế hoạch chiến lược trước hết là của lãnh đạo doanh nghiệp, vì kế hoạch chiến lược đòi hỏi trách nhiệm rất cao, quy mô hoạt động rộng lớn của các nhà quản lý.

e Kế hoạch chiến thuật (Tác nghiệp)

Là công cụ cho phép chuyển các định hướng chiến lược thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trong khuôn khổ các hoạt động của doanh nghiệp, nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch chiến lược. Kế

<small>hoạch tác nghiệp được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trong </small>

tổng thể hoạt động kinh doanh như: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch Marketing, kế hoạch tài chính, nhân sự của doanh nghiệp.

3. Quy trình kế hoạch hóa đoanh nghiệp và các bước soạn lập kế hoạch 3.1 Quy trình kế hoạch hoá trong doanh nghiệp

Có nhiều cách tiếp cận về quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp, song nói một cách chung nhất, quy trình kế hoạch hóa bao gồm các bước tuần tự, cho phép

<small>vạch ra các mục tiêu tại những thời điểm khác nhau trong tương lai, dự tính các </small>

phương tiện cân thiết và tổ chức triển khai sử dụng các phương tiện cần thiết và

<small>tổ chức triển khai sử dụng các phương tiện nhằm đạt các mục tiêu. Một trong </small>

những quy trình được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp ở các nước kinh tế thị trường phát triển và đặc biệt được ưa chuộng tại Nhật Bản, có tên là quy trình PDCA (Plan, Do, Check, Act). Các hoạt động liên quan đến kế hoạch hóa doanh <small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Hình1: Quy trình kế hoạch hóa PDCA

Theo sơ đồ này, quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Soạn lập kế hoạch, đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình quy hoạch

<small>hóa với nội dung chủ yếu là xác định các nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược, các </small>

chương trình và các chỉ tiêu tác nghiệp kế hoạch, soạn lập ngân quỹ cũng như các chính sách, biện pháp áp dụng trong thời kì kế hoạch của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Trong điều kiện kinh tế thị trường, soạn lập kế hoạch thường phải là quá trình xây dựng nhiều phương án khác nhau, trên cơ sở

<small>đó đưa ra các sự lựa chọn chiến lược và các chương trình hành động, nhằm mục </small>

đích đảm bảo sự thực hiện các lựa chọn này. Kế hoạch chỉ có nghĩa khi chúng ta tính đến một tổng thể gồm nhiều vấn để ràng buộc lẫn nhau.

Bước 2: Các hoạt động triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch. Kết quả hoạt động

của quá trình này được thể hiện bằng những chỉ tiêu thực tế của hoạt động doanh nghiệp. Đây là khâu mang tính quyết định đến việc thực hiện những chỉ tiêu đặt ra trong các kế hoạch. Nội dung của quá trình này bao gồm việc thiết lập và tổ chức các yếu tố nguồn lực cần thiết, sử dụng các chính sách, các biện pháp cũng như các đòn bẩy quan trọng tác động trực tiếp đến các cấp thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm bảo đảm các yêu cầu tiến bộ đặt

<small>ra trong các kế hoạch tác nghiệp cụ thể kể cả về thời gian, quy mô và chất lượng </small>

công viỆc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small> </small>

<small>Bước 3: Tổ chức công tác theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch. Nhiệm vụ của </small>

quá trình này là thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đặt ra và theo dõi, phát hiện những phát sinh không phù hợp với mục tiêu. Khi phát hiện những phát sinh không phù hợp, điểu quan trong là cần phải tìm được các nguyên nhân dẫn đến vấn để đó. Những nguyên nhân này có thể thuộc về các cấp thực hiện kế hoạch, ý thức chủ quan của các nhà lãnh đạo, quản lí hay là những phát sinh đột xuất

nảy sinh trong quá trình triển khai kế hoạch.

Bước 4: Điều chỉnh thực hiện kế hoạch. Từ những phân tích về hiện tượng không phù hợp với mục tiêu, các nhà kế hoạch đưa ra các quyết định điểu chỉnh cần thiết và kịp thời. Các quyết định điều chỉnh đó có thể:

- Một là thay đổi nội dung của hệ thống tổ chức. Với cách điều chỉnh này, hệ

thống các mục tiêu để ra ban đầu trong kế hoạch không bị thay đổi. Trên cơ sở

phân tích đánh giá các khâu, các bộ phận có liên quan đến hệ thống quản lí và bị quần lí, đối chiếu với mục tiêu, một số bộ phận trong hệ thống tổ chức sẽ được điểu chỉnh, nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra. Có thể nói điểu chỉnh tổ chức là hình thức điều chỉnh tích cực nhất vì nó khơng ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp và những nhu cầu sản phẩm và dịch vụ vẫn được đáp ứng day đủ trên thị trường.

- Hai là thực hiện sự thay đổi một số mục tiêu bộ phận trong hệ thống mục tiêu đặt ra ban đầu. Hình thức điều chỉnh thứ 2 này chỉ nên áp dụng khi không thể

thực hiện được sự thay đổi tổ chức hoặc chỉ phí của quá trình thay đổi tổ chức

quá lớn, không bảo đảm được yêu cầu hiệu quả kinh tế.

- Ba là quyết định chuyển hướng sản xuất kinh doanh trong những điều kiện bất khả kháng. Các hướng chuyển đổi thường là những phương án dự phòng mà doanh nghiệp đã xác định trong quá trình lập kế hoạch.

Quy trình kế hoạch hóa nêu trên khơng phải là một trình tự tác nghiệp đơn giản mang tính chất tuần tự mà nó được thực hiện đan xen nhau, tác động hỗ trợ nhau, trong đó khâu lập kế hoạch là quan trọng nhất. Quá trình này địi hỏi tính linh hoạt và nghệ thuật quản lí rất lớn. Nếu như một khâu nhất định của q trình khơng phù hợp với mục tiêu để ra thì nó có thể dẫn tới những hậu quả mang tính dây chuyền khơng lường trước được.

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small> </small> 3.2 Các bước soạn lập kế hoạch

Soạn lập kế hoạch là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình kế hoạch hóa. Lập kế hoạch là một q trình địi hỏi có tri thức. Nó đòi hỏi chúng ta phải

<small>xác định các mục tiêu một cách có ý thức căn cứ và đưa ra các quyết định trên cơ </small>

sở mục tiêu, sự hiểu biết và những đánh giá thận trọng. Lập kế hoạch phải tuân

thủ theo một quy trình với các bước đi cụ thể.

<small>hoạch > trình, dự > nghiệp > các pha </small>

<small>mục tiêu </small>

Hình 2: Các bước soạn lập kế hoạch

Sơ đồ tổng quát trên mô tả những bước đi cụ thể của quá trình lập kế hoạch như sau:

Bước 1: Nhận thức cơ hội trên cơ sở xem xét đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xác định thành phần cơ bản của môi trường tổ chức, đưa ra các thành phân có ý nghĩa thực tế đối với doanh nghiệp, thu thập và phân tích

thơng tin về thành phần này; Tìm hiểu các cơ hội có thể có trong tương lai và

xem xét một cách toàn diện, rõ ràng, biết được ta đang đứng ở đâu trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu của mình. Hiểu rõ tại sao chúng ta phải giải quyết những điều không chắc chắn và biết chúng ta hy vọng thu được gì. Việc đưa ra

<small>các mục tiêu thực hiện của doanh nghiệp trong thời kỳ kế hoạch phụ thuộc vào </small>

những phân tích này.

<small>Bước 2: Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và cho các đơn vị </small>

cấp dưới. Các mục tiêu sẽ xác định kết quả cần thu được và chỉ ra các điểm kết thúc trong các việc cần làm, nơi nào cần phải được chú trọng ưu tiên và cái gì <small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small> </small> cần hoàn thành bằng một hệ thống các chiến lược, các chính sách, các thủ tục, các ngân quỹ, các chương trình.

_ Bước 3: Lập kế hoạch chiến lược. Doanh nghiệp so sánh các nhiệm vụ, mục tiêu

(Yếu tố mong muốn) với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bên

ngoài (Yếu tố giới hạn mục tiêu mong muốn). Xác định sự cách biệt giữa chúng bằng việc sử dụng những phương pháp phân tích chiến lược, đưa ra các phương án kế hoạch chiến lược khác nhau. Lập kế hoạch chiến lược phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và các năng lực có thể khai thác. Kế hoạch chiến lược xác định các mục tiêu đài hạn, chính sách để thực hiện mục tiêu. Bước này gồm các khâu cụ thể sau:

- Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: Xác định các phương án hợp lý, tìm ra các phương án có nhiều triển vọng nhất.

- Đánh giá các phương án lựa chọn: Sau khi tìm được các phương án có triển vọng nhất cân tiến hành đánh giá và xem xét điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án dựa trên cơ sở định lượng các chỉ tiêu của từng phương án; Có phương án mang lại lợi nhuận cao song lại cần vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm; Có phương án lợi nhuận ít hơn nhưng cũng ít rủi ro hơn; Một phương án khác lại có thể thích hợp với các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp ...

- Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược. Đây là khâu mang tính quyết định đến việc cho ra đời bản kế hoạch chiến lược. Việc quyết định một trong số các phương án kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào những ưu tiên về mục tiêu cần thực hiện trong thời kỳ kế hoạch. Trong quá trình lựa chọn phương án cũng cần phải lưu ý đến những phương án dự phòng và những phương án phụ để sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

<small>Bước 4: Xác định các chương trình dự án. Đây là các phân hệ của kế hoạch chiến </small>

lược. Các chương trình thường xác định sự phát triển của một trong các mặt hoạt động quan trọng của đơn vị kinh tế như: Chương trình hồn thiện cơng nghệ,

chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, chương trình tính tốn dự trữ ...cịn

<small>các dự án thường định hướng đến một mặt hoạt động cụ thể hơn như dự án phát </small>

triển, đổi mới sản phẩm. Thông thường một chương trình ít khi đứng riêng một

mình, nó thường là bộ phận của hệ thống phức tạp các chương trình, phụ thuộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small> </small> vào một số chương trình và ảnh hưởng một số chương trình khác. Dù là chương trình lớn hay chương trình bộ phận thì nội dung của việc xây dựng các chương

- Những yêu cầu về ngân sách cần thiết.

Các dự án thường được xác định một cách chi tiết hơn chương trình, nó bao gồm các thông số về tài chính và kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổ chức huy động và

sử dụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế tài chính.

Bước 5: Soạn lập hệ thống các kế hoạch chức năng (Tác nghiệp) và ngân sách.

<small>Mục tiêu của kế hoạch kinh doanh thường hướng tới là: </small>

- Đáp ứng đòi hỏi của thị trường.

- Nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, quần lí một cách có hiệu quả hơn

các nguồn lực.

- Đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh đã chọn, cụ thể là: Thực hiện các

<small>mục tiêu chiến lược, kiểm sốt q trình triển khai chiến lược. </small>

<small>Để thực hiện được những mục tiêu nói trên, kế hoạch chiến lược cần phải được </small>

cụ thể hóa bằng hệ thống các kế hoạch chức năng, xem như đó là các kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh. Hệ thống các kế hoạch chức năng bao gồm:

- Kế hoạch sản xuất sản phẩm, phát triển sản phâm mới. - Kế hoạch mua sắm thiết bị, nguyên nhiên vật liệu.

- Kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch Marketing.

Sau khi các kế hoạch tác nghiệp được xây dựng xong cần lượng hóa chúng dưới

dạng tiền tệ các dự toán về mua sắm các yếu tố sản xuất, phục vụ bán hàng, nhu

cầu vốn... gọi là soạn lập ngân sách. Ngân sách chung của doanh nghiệp biểu thị

<small>tổng toàn bộ thu nhập và chi phí, lợi nhuận hay số dư tổng hợp và các khoản mục </small>

cân đối chính như chỉ tiêu tiền mặt hay chi phí đầu tư. Ngoài ngân sách chung

mỗi bộ phận hay chương trình của doanh nghiệp cũng cần soạn lập ngân sách riêng của mình.

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Các kế hoạch chức năng và ngân sách riêng thực tế có mối quan hệ mật thiết với nhau và cân phải thống nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa các chức năng trong doanh nghiệp. Tính chất hệ thống và mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng thể hiện qua sơ đồ sau:

Qua sơ đồ trên ta thấy: Trong nền kinh tế thị trường, khả năng nắm bắt nhu cầu sẽ là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của các kế hoạch doanh nghiệp cũng như việc thực hiện mục tiêu chiến lược, do vậy kế hoạch Marketing sẽ là trung tâm và là cơ sở của mọi kế hoạch tác nghiệp khác. Ngân sách sẽ trở thành một phương tiện để kết hợp các kế hoạch chức năng với nhau, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng để đo lường sự tăng tiến của kế hoạch.

Bước 6: Đánh giá, hiệu chỉnh các pha của kế hoạch. Đây có thể coi là bước thẩm định cuối cùng trước khi cho ra một văn bản kế hoạch. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng với các nhà chuyên môn kế hoạch cũng như chức năng khác, có thể sử dụng thêm đội ngũ chuyên gia, tư vấn kiểm tra lại các mục tiêu, chỉ tiêu, các kế hoạch chức năng, ngân sách, các chính sách... phân định kế hoạch theo các pha có liên quan đến tổ chức thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đó tiến hành các phê

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc xây dựng giá

4.1 Nhân tố bên trong

Những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến việc xây dựng giá liên quan đến đầu vào và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội vi.

Những nhân tố này mang tính cách chủ quan thuộc về những mục tiêu của cơng ty, chỉ phí, cách thức xác định giá để giảm thiểu độ rủi ro.

4.2 Nhân tố bên ngoài

Những nhân tố này mang tính cách khách quan, chịu ảnh hưởng bởi giá cả thị trường, giá cả của đối thủ cạnh tranh và tính cách thời vụ của mùa du lịch.

4.3 Các yếu tố quyết định giá - Chi phí sản xuất.

- Lợi ích sản phẩm cho người tiêu dùng. - Tình hình thị trường và giá cả cạnh tranh. - Mục tiêu của công ty.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

CHUONG II

PHAN TICH THUC TRANG

KINH DOANH KHACH SAN

HOI AN PACIFIC

1. Tiểm năng phát triển du lịch Quảng Nam - Hội An 1.1 Triển vọng ngành du lịch Việt Nam

1.2 Quảng Nam với tiềm năng phát triển kinh tế du lịch 1.3 Tiểm năng phát triển du lịch Hội An

2. Giới thiệu hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>Luận Văn Tốt Nghiệp </small> <sup>GVHD: ThS. Dang Thanh Vi </sup>

<small> </small>

CHUONG 2: PHAN TICH THUC TRANG KINH

DOANH KHACH SAN HOI AN PACIFIC

1. Tiểm năng phát triển du lịch Quảng Nam - Hội An 1.1 Triển vọng ngành du lịch Việt Nam

Ngành du lịch trong mấy năm qua đã gặt hái được những thành cơng nhất định, đóng góp của ngành đối với nền kinh tế là rất lớn.

Nhờ chú trọng và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch như tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch trên bình điện khu vực và quốc tế, tích cực tham gia các buổi thuyết trình, tọa đàm nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam với thế giới

nên số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày một gia tăng.

Cả năm 2005, ngành du lịch đón 3.467.757 lượt người khách quốc tế, tăng 18.4% so với cùng kì năm 2004. Khách du lịch đến từ thị trường du lịch chủ yếu tăng nhanh: Khách Nhật Bản tăng 20.0%, Hàn Quốc tăng 36.1%, Mỹ tăng 22.4%, Anh tăng 13.9%, Pháp tăng 21.5%, Đức tăng 13.9% so với cùng kì năm 2004 (Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2005). Ngoài ra do đời sống người dân được cải thiện nên lượng khách trong nước đi du lịch cũng tăng đáng kể. Tính đến hết quý 1

<small>năm 2006 Việt Nam đã thu hút hơn 1 triệu lượt khách. </small>

Dư luận quốc tế liên tục đánh giá nước ta là điểm đến thân thiện, an toàn và xếp hạng những nền du lịch hấp dẫn nhất thế giới trong mười năm tới. Ngành du lịch đã dần khẳng định được vai trị, vị trí là một nền kinh tế mũi nhọn. Sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 và mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh dịch, thiên tai và chiến tranh ở các khu vực trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ.

Trong 15 năm vừa qua, lượng du khách luôn luôn duy trì được mức tăng trưởng cao hai con số (Trung bình mỗi năm tăng 20%). Du khách quốc tế tăng 11 lan từ 250 nghìn lượt trong năm 1990 lên đến 3.4 triệu lượt năm 2005 và trong năm

<small>2006 có khả năng sẽ đạt 3.8 triệu lượt người. Khách du lịch nội địa tăng 14.5 lần từ một triệu lượt năm 1990 lên hơn 16 triệu người năm 2005 với thu nhập từ du </small>

lịch đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Như vậy có thể nói rằng ngành du lịch Việt Nam trong những năm tới đây sẽ tiếp tục phát triển, là điểm dừng chân đáng tin cậy đối với du khách trong và ngoài

<small>nước. </small>

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>-Huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Nam Giang, Thăng Bình, Quế Sơn, </small>

Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Núi Thành, Bac Tra My, Tay Giang, Dong Giang, Phi Ninh.

<small>Dân tộc: Việt (Kinh), Kơtu, Xuđăng, M'nông, Co... </small>

e Điều kiện tự nhiên

Nằm ở giữa Miễn Trung Việt Nam, phía Bắc Quảng Nam giáp với Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Ngãi, phía Đơng giáp với biển Đơng, ngồi khơi có đảo Cù Lao Chàm với ngư trường rộng lớn.

Quảng Nam có nhiễu đổi và núi (Chiếm 72% diện tích ) với nhiều ngọn núi cao:

<small>núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole-Lang cao 1.855 m </small>

(Huyện Phước Sơn ). Vùng đất thấp ven biển là đồng bằng châu thổ, chiếm gần

25% diện tích đất của tỉnh tập trung ở phía Đơng, trải dài hai bên quốc lộ. Các -con sông lớn đều chảy từ dãy Trường Sơn ra biển Đông: Sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Tam Kì. Hai dịng sơng Thu Bồn và sông Tam Kì vừa tơ điểm cho Quảng Nam vừa là đường giao thông rất thuận lợi.

Quảng Nam có hai loại khí hậu khá rõ rệt: Khí hậu của vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ơn đới vùng cao. Khí hậu nóng khơ từ tháng 2 đến tháng 4, nhiều mưa

<small>từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm là 22 độ C, lượng mưa hàng </small>

năm khoảng 2000 mm .

e_ Tiêm năng phát triển kinh tế và du lịch

Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam và Đà Nẵng được tạo lập trên con

đường phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt. Các nhà khảo cổ học

đã tìm thấy dấu tích văn hóa thời đại kim khí ở thế kỉ thứ nhất trước Cơng Ngun, đó là nên văn hóa Sa Huỳnh, sau đó được người Chămpa kế thừa và sáng tạo ra nền văn hóa Chămpa. Vương quốc Chămpa đã có hai thời kì cực thịnh với những cung điện, đền đài, thành quách uy nghi tráng lệ được xây dựng

từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 9.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small> </small> Năm 1306, vùng đất Quảng Nam trở thành đất của Đại Việt, đây là đất sinh lé của vua Chế Mân dâng lên vua Trân Anh Tông khi cưới công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu vương quốc Champa. Nam 1471, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Quảng Nam là tuyên thừa thứ 13 của Đại Việt. Năm 1570-1606 Nguyễn Hoàng (Chúa Nguyễn sau này ) khi làm lãnh trấn Quảng Nam đã coi Đà Nẵng là

cửa ngõ yết hầu miễn thuận cảng, biến nó thành đất dung nạp những người từ miễn Bắc vào khai canh, lập ấp mở mang sản xuất và dùng thương cảng Hội An

khai thông giao lưu với bên ngoài ...Năm 1832 được vua Minh Mạng đổi thành Quảng Nam.

Tỉnh Quảng Nam đã được thành lập từ năm 1831, là một tỉnh nơng nghiệp, có nhiều đặc sản nổi tiếng như chè Phú Thượng, quế Trà My, cói Hội An, đường mía Điện Bàn ...Đến Quảng Nam du khách sẽ được đắm chìm vào thế giới cổ xưa với các đền tháp ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An, Chiên Đàn, Khương Mỹ, những cơng trình rêu phong ở phố cổ Hội An (Trước đây là cảng Đại Chiêm), một trong những đô thị cổ nhất ở Đông Nam A. Manh đất Quảng Nam còn ghi lại

nhiễu dấu tích của những năm tháng kháng chiến trường kì. Đó là các dấu tích

<small>Núi Thành, địa đạo Kì Anh, đường mịn Hồ Chí Minh, căn cứ Chu Lai, chiến khu </small>

Trà My, chiến khu Hòn Tàu...

<small>e_ Giao thông </small>

Quảng Nam nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 14 (Nối từ

<small>Đà Nẵng đến Kontum ), thị xã Tam Kì cách Hà Nội 864 km. </small>

se Sản phẩm du lịch Quảng Nam

- Tour tham quan các di sản văn hóa thế giới: Hội An, Mỹ Sơn. - Tour “Cù Lao Chàm, đảo xanh quyến rũ”.

- Tour lặn thám hiểm đáy biển.

- Tour du ngoạn sông nước Thu Bồn và tham quan Hòn Kẽm Đá Dừng.

- Tour du ngoạn sông nước Quảng Nam và những làng nghề truyền thống.

<small>- Tour xe đạp “Hội An - Bàn Thạch - Mỹ Sơn — Tây Viên”. </small>

- Tour “Một ngày làm cư dân phố cổ với nghề làm lổng đèn, nghề trồng rau Trà

Quế, nghề chài Thanh Nam, nghề gốm Thanh Hà”.

- Tour khám phá khu bảo tổn thiên nhiên sông Thanh.

- Tour khám phá “Con đường huyền thoại Trường Sơn”.

<small>- Tour leo núi chính phục đèo E (Khâm Đức). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small> </small> - Tour tham quan hồ Phú Ninh.

- Dịch vụ lưu trú cùng cư dân phố cổ (Home sfay).

- Chương trình “Đêm rằm phố cổ”, ”Phố khơng có tiếng động cơ”. - Chương trình biểu diễn nghệ thuật cổ truyền.

1.3 Tiém năng phát triển du lịch Hội An

1.3.1 Sơ nét về lịch sử phát triển Hội An

<small>Thị xã Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn, nơi đây xưa kia đã có một thời nổi </small>

tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia... đã biết đến từ thế kỉ thứ XVI, XVI. Trong các tài liệu nước ngoài,

Hội An được nhắc đến nhiều như một trung tâm thương mại quốc tế sam uất và giàu có bậc nhất của Việt Nam từ thế kỉ thứ XV đến khoảng cuối thế kỉ XIX. Từ

thời đó thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam A, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Đông. Thuyển buôn và nhiều thương nhân Chau Au, Chau A đã đến buôn tại Hội An. Đông đảo nhất là các thương gia Nhật và Trung Hoa. Họ đã lập thương điếm xây dựng phố phường, dựng vợ gả chồng. Cộng đồng người Hoa Minh Hương cho đến nay vẫn sinh sống tại đây và giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế — xã hội của Hội An.

Thị xã nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao

<small>thoa văn hóa lớn trong lịch sử dân tộc Việt. Lần thứ nhất cách đây hơn 5 thế kỉ, </small>

khi nước Đại Việt tiến về Phương Nam mở mang bờ cõi và lần thứ hai cách đây 2 thế kỉ khi người Phương Tây theo các chiến thuyển và thương thuyền đặt chân lên mảnh đất này với ý đồ truyền bá và thơn tính. Cả hai sự kiện lớn đó đều kéo

<small>theo sự tương tác văn hóa lớn lao và nền văn hóa Việt đã vượt qua thử thách </small>

đồng hóa để tự cải biến và tổn tại cùng thời cuộc.

<small>Tại nhiều di chỉ được khai quật trên khắp vùng Hội An, các nhà khảo cổ còn tìm </small>

thấy rất nhiều hiện vật như Tiền Ngũ Thù, Vương Mãng, gốm sứ Islam...và một

hệ thống giếng Chăm cổ, đến đài...chứng tỏ trước thế kỉ thứ XV, Hội An đã từng là một thương cảng trọng yếu của vương quốc Chămpa và tiền Chămpa.

Do đặc điểm của lịch sử, có thể nói rằng đơ thị cổ Hội An là nơi hội tụ, giao thoa

giữa phong tục, tập quán, lối sống, kiến trúc của các dân tộc Chăm, Việt, Hoa, Nhat...Diéu dang mừng là cho đến nay dù trải qua hàng trăm năm mưa nắng chiến tranh, Hội An vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn quân thể, kiến trúc của

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>Luận Văn Tốt Nghiệp </small> <sup>GVHD: ThS. Dang Thanh Vi </sup>

<small> </small>

một thương cảng cổ gồm bến cảng, kiến trúc dân dụng, đình chùa, hội quán, nhà thờ, lăng mộ...rất phong phú đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu tâm linh, tìm hiểu văn hóa của du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Hội An còn nhiều dấu vết của đi tích Chăm như cụm kiến trúc ở Lùm Bà Vàng (Thanh Chiêm), tượng

thần trong Miếu Thần Hời ở An Bang, lăng Bà Lổi, đài thờ ở chùa cây

thị...chứng tỏ đây là một vùng đất lịch sử, nơi hội tụ nhiều tầng văn hóa trong đó văn hóa Việt, Hoa để lại dấu ấn khá đậm nét.

Ngoài những giá trị văn hóa qua lối kiến trúc đa dạng, hiện nay Hội An còn lưu giữ một nên tắng văn hóa phi vật thể khá đổ sộ qua hệ thống các lễ hội, sinh hoạt, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian, ẩm thực, làng nghề truyền thống và đặc biệt là lối sống thị dân mang dáng dấp bình dị, gần gũi và thuần hậu nhiều thế kỉ trước.

<small>Giờ đây du khách đến Hội An, ngoài việc khám phá sự bình dị chân thật trong </small>

tâm hồn người dân phố Hội, sẽ mất nhiều thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính

và tĩnh lặng của các mái ngói phủ rêu xanh mướt và nét chạm trổ tỉnh vi trong những căn nhà gỗ, trong nhà treo hoành phi, câu đố, cột nhà trạm trổ hoa văn rất cầu kì đã tổn tại từ hơn ba trăm vòng quay Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bước chân vào khu phố cổ, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập, tách khỏi mọi dòng chảy và sức phá huỷ của thời gian, khơng có tiếng động cơ gầm rú cũng

chẳng có thương hiệu rực rỡ đèn màu.

Tất cả đã lùi xa sau lưng, cả không gian và thời gian đều lắng đọng trong những

nếp nhà gỗ cổ xưa. Câu chùa, dãy nhà cổ hai tầng quay lưng phía sơng Hồi, Hội

Quán Quảng Đông, Phúc Kiến...đang lặng lẽ tổn tại để con người hoài niệm về một thời quá khứ. Đặc biệt khu phố cổ mang một vẻ lãng mạn, sâu lắng và bình

yên dưới ánh đèn lồng huyền ảo mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng.

Những yếu tố trên đã thu hút du khách tìm đến và chiêm ngưỡng, sống với Hội

An. Với khối “Tài sản” văn hóa vật thể và phi vật thể đó, vào năm 1985 nhà

nước đã khoanh vùng và công nhận khu phố cổ Hội An là di tích lịch sử cấp quốc gia và tiếp đó tại kì họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến ngày 4/12/1999 ở Marrakesh (Morocco), Ủy Ban Di Sản Thế Giới của UNESCO đã ghi tên phố cổ Hội An vào danh mục di sản thế giới.

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>Luận Văn Tốt Nghiệp </small> <sup>GVHD: ThS. Dang Thanh Vi </sup>

<small> </small> Cơ cấu kinh tế của thị xã là: Du lịch - Dịch vụ —- Thương mại, Ngu — Nong

nghiệp, Công nghiệp — Tiểu thủ công nghiệp.

1.3.2 Điều kiện xã hội

<small>Thị xã Hội An và các xã phụ cận có khoảng 80 ngàn dân, với diện tích tự nhiên </small>

là 60.277,25 ha. Riêng thị xã Hội An có 4 phường với khoảng 30 ngàn nhân khẩu. Thị xã Hội An với truyền thống văn hóa, đời sống sinh hoạt hầu như còn nguyên vẹn như hàng trăm năm trước. Khách du lịch từ bốn phương trời đến Hội An để tìm lời giải cho sự tìm kiếm bản chất văn hóa của một dân tộc có sức mạnh vô song nhưng chân thành gian di.

Nhân dân Hội An là những người dân đặc biệt hiển hòa, hiếu khách và sống theo đúng truyền thống cha ông. Nơi đây hầu như khơng có các tệ nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp, hồn tồn khơng có các tệ nạn mại dâm, ăn xin...Người dân Hội An và chính quyển địa phương rất có ý thức được việc phát triển văn hóa du lịch với tinh thần phục vụ chu đáo và chân thành. Đó chính là nền tảng tốt đẹp để phát triển văn hóa du lịch Hội An.

1.3.3 Điều kiện địa lí và tiềm năng du lịch Hội An

Trong những năm gần đây, ngành du lịch nước ta đang thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Chương trình phát triển du lịch quốc gia đang được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Cơ sở vật chất kỹ thuật đang được phát triển cùng với văn

<small>hóa du lịch, các loại hình du lịch phong phú và chất lượng dịch vụ ngày càng </small>

được nâng cao.

Việt Nam là “Điểm Đến Của Thiên Niên Kỷ” với bốn di sản văn hóa thế giới là Hạ Long, Hội An, Huế, Mỹ Sơn và chính sách tập trung đầu tư hàng ngàn tỷ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>Luận Văn Tốt Nghiệp </small> <sup>GVHD: ThS. Dang Thanh Vi </sup>

<small> </small>

đơng phát triển nhanh chóng bốn khu du lịch quốc gia, ngành du lịch Việt Nam đang trở thành một ngành công nghiệp trọng điểm có doanh thu lớn và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, lượng khách du lịch hàng năm tăng với 2

<small>chữ số theo tỷ lệ %. Đặc biệt khu vực Miền Trung với các di sản văn hóa thế giới như Huế, Hội An, Mỹ Sơn nói chung đặc biệt là Hội An nói riêng đang là một địa </small>

điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Với những ưu thế đặc

biệt là đi sản văn hóa thế giới được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, Hội An thực sự là điểm đến không thể thiếu, thu hút rất nhiều du khách.

Những năm đầu thế kỷ 21 được đánh dấu là năm đặc biệt của du lịch Hội An.

<small>Chương trình phát triển du lịch Hội An như là một trọng điểm của chương trình </small>

hành động quốc gia về du lịch đang được chính phủ, UBND tỉnh Quảng Nam và thị xã Hội An đặc biệt quan tâm với các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng đang nhanh chóng được thực hiện. Du khách đến từ mọi miền đất nước và đặc biệt là du

khách quốc tế đến Hội An ngày càng nhiều. Du khách có dịp ghé thăm Hội An

sẽ như rơi vào xã hội Việt Nam 300 năm trước, sẽ thực sự được tiếp cận với sự pha trộn, giao thoa giữa các nên văn hóa Phương Đơng, tạo ra những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc này.

Đặc biệt hơn Hội An cịn có những tiểm năng du lịch như bãi biển chạy dài hàng chục cây số với nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch và một ngư trường khá rộng với nguồn tài sản khá đổi dào. Trước mặt là Cà Lao Chàm

(Rộng 1.591 ha) với tám hịn đảo có những tổ yến ngon nhất thế giới, là nơi rat

<small>thuận lợi dé phát triển du lịch sinh thái. Tất cả tạo nên một khung cảnh hoành </small>

tráng nhưng hiển hòa của bờ biển Hội An. Về cấu tạo địa hình bờ biển Miền

Trung Việt Nam phần lớn không ổn định. Điều này có thể giải thích bằng độ dốc

quá cao của địa hình, lịng sơng bé, khi gặp mưa lớn không có đủ lịng sơng chứa

nước vì vậy có thể tạo ra những dòng nước rất lớn có thể thay đổi dòng chảy, thay đối vị trí bãi cát phù sa.

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>Kể từ khi luật đâu tư nước ngoài được ban hành vào năm 1987, Việt Nam đã trở </small>

mình bắt đầu hịa nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt từ sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận hoàn toàn đối với Việt Nam thì nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phát triển, mức tăng trưởng hàng năm luôn đạt trên 8% trong đó có một phần đóng góp đáng kể của ngành du lịch.

<small>Du lịch là môi trường thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, hợp tác đầu tư bn </small>

bán, góp phân thúc đẩy các ngành khác phát triển. Là nơi mà các nhà chính trị, nhà kinh doanh gặp gỡ để đàm phán, trao đổi thong tin ...

Du lịch tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa dịch vụ, khôi phục nhiều lễ hội

và nghê thủ công truyền thống, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và

từng địa phương, mở rộng giao lưu giữa các vùng miền trong nước và ngoài nước, giao lưu văn hóa, nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự xã hội. Việt Nam, một đất nước đang phát triển với guồng máy công nghiệp và con người luôn chịu sức ép của đời sống cơng nghiệp hóa,

<small>do đó việc giải trí để thăng bằng cuộc sống sau những ngày tháng làm việc mệt </small>

mỏi là điều rất cần thiết.

Đứng trước tình hình như vậy, chính phủ Việt Nam đã nhận thấy cần phát triển

<small>ngành du lịch Việt Nam thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. </small>

Nhờ chính sách mở cửa của nhà nước, chương trình khuyến khích đầu tư nước

<small>ngồi vào Việt Nam, việc tạo điểu kiện để dịch vụ khách nhập cảnh vào Việt </small>

Nam được dễ dàng hơn, việc quyết định thành lập cơ quan tham mưu đã tạo cơ sở cho ngành du lịch phát triển.

Trước những nhu câu bức xúc của nghỉ dưỡng, của những vận hội, thời cơ mà ngành du lịch đem lại, khách sạn Hội An Pacific đã ra đời trong hồn cảnh đó. Khách sạn được khởi công xây dựng từ tháng 1/2003 dưới sự góp vốn của ba chủ đầu tư đã từng thành công ở những lĩnh vực kinh doanh khác nhau, sau một năm xây dựng thì cuối tháng 12/2003 khách sạn đã bắt đầu đi vào hoạt động với tiêu

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>Luận Văn Tốt Nghiệp </small> <sup>GVHD: ThŠ. Đặng Thanh Vũ </sup>

<small> </small>

chuẩn đẳng cấp 4 sao. Với số vốn đầu tư ban đầu là 40.000.000.000 VNĐ, được

<small>hình thành và bắt đầu hoạt động kinh doanh nên khách sạn Hội An Pacific khong </small>

tránh khỏi những vấp ngã khó khăn ban dau.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động đến nay đã được gần hai năm rưỡi, cùng với việc không khuất phục trước những khó khăn, sự kiên định trong quản li diéu hành của đội ngũ Manager của khách sạn và toàn thể anh chị em nhân viên làm việc nhiệt tình, hết mình, sự phục vụ ân cần chu đáo trong dịch vụ thì đến nay

khách sạn Hội An Pacifc đã dân dân đi vào ổn định, có chỗ đứng nhất định trong

mắt các hiệp hội du lịch cũng như trong mắt khách quốc tế và nội địa thông qua

các trang thiết bị hiện đại, hệ thống phòng ốc mới đạt tiêu chuẩn quốc tế, các bộ

<small>phận phục vụ khách được đa dạng hóa, trình độ nhân viên được đào tạo bài bản, </small>

luôn niễm nở hiếu khách, chuyên nghiệp trong phục vụ. Giờ đây hình ảnh Hội

An Pacific ngày càng chiếm lĩnh trong tâm trí du khách nội địa cũng như khách quốc tế và họ đã tìm về với khách sạn như là một sự tin tưởng, hài lòng và yêu

<small>“ </small>

<small>mến. </small>

<small>Với nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo của khách sạn Hội An Pacific, đến nay đã </small>

duy trì ổn định cơng suất phịng, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện và hướng phát triển trong những năm tới đây là tiếp tục phát huy vai trò làm chủ và đoàn kết sức mạnh tập thể của đội ngũ nhân viên, nâng cao tinh thân trách nhiệm để đưa khách sạn lên một tầm cao mới, có chỗ đứng vững chắc trong lịng cơng chúng, đưa cơng suất phịng đạt 63% trong năm 2007. Đó là mục tiêu mà khách sạn cần phải đạt được trong năm tới, tuy nhiên để đạt được mục tiêu này cũng không phải dễ dàng. Do đó địi hỏi hết sức sự nỗ lực của tập thể quản lí kết hợp với nhân viên cùng làm.

e_ Quá trình hoạt động

Khách sạn với tên đăng kí kinh doanh là: Công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ Thai Binh Duong (Hoi an Pacific Hotel).

Khách sạn với tổng diện tích xây dựng: 3000 m7 Trong đó diện tích đất: 1.200,5 m’

Khách sạn Hội An Pacific được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp giấy

chứng nhận đăng kí kinh doanh ngày 22/12/2003, theo số 3302080179.

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small> </small>

<small>Đây là một diện tích xây dựng cũng khá lớn, là một thuận lợi cho khách sạn để </small>

có thể mở rộng, phát triển kinh doanh một cách tốt nhất.

Trong quá trình hoạt động, khách sạn bằng nguồn vốn bổ sung đã xây dựng thêm một khu nhà hàng “§kybar” trên tầng thượng của khách sạn (Tức tầng 6) với sức chứa 160 pax, với trang thiết bị hiện đại, tường được xây dựng trạm khắc những bức tượng Apsara Chăm, có sân khấu biểu diễn những chương trình ca múa nhạc dân gian, phát triển các món ăn ngon, phong cách phục vụ tốt.

<small>Có chương trình Buffet tự chọn vào buổi sáng, khách tự do chọn món ăn và tự do </small>

chọn chỗ ngồi từ đó tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho du khách. Buổi tối với

không gian thống đãng và trữ tình, khách có thể chọn cho mình chỗ ngồi thích hợp trong nhà hàng hoặc ở ngoài trời để thưởng thức những món ăn ngon do những tay bếp chuyên nghiệp của khách sạn cũng như có thể ngắm nhìn tồn

cảnh về đêm của phố cổ Hội An lung linh huyền ảo.

Sự kết hợp để phát triển kinh doanh trên ba mặt, đó là trang thiết bị, hệ thống

phòng ốc hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp niềm nở, 100% biết sử dụng

tốt Tiếng Anh cùng với một nhà hàng phục vụ chu đáo với những món ăn ngon:

<small>đã giúp khách sạn Hội An Pacific hoạt động có hiệu quả. Ban Giám Đốc đã thật </small>

sáng suốt khi tập trung đầu tư vào yếu tố con người, yếu tố nhân lực được đặt lên

<small>hàng đầu bởi lẽ đã có cơ sở vững chắc lại vừa mới đi vào hoạt động nên trang </small>

thiết bị còn rất mới và rất hiện đại thì điều quan trọng còn lại là sự phục vụ, là chất lượng dịch vụ trong đó con người phục vụ để níu chân, để lại ấn tượng cho du khách là điều thiết yếu.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu a. Vị trí của khách sạn

<small>Nằm ở nội thị thị xã Hội An, khách sạn Hội An Pacific được tọa lạc ngay trên </small>

đường Cửa Đại (Cửa Đại: Đây là con đường huyết mạch giao thông nối liền giữa phố cổ Hội An với biển Cửa Đại cùng tên) cách trung tâm phố cổ khoảng 800m, 2 km về phía biển và cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 30 cây, khách du lịch sẽ dễ dàng tìm thấy khách sạn.

Đây là nơi lí tưởng để du khách tham quan phố cổ, tham quan các khu du lịch sinh thái cũng như đi tắm biển, ngoài ra du khách cũng có thể đi tham quan nhiều di sản văn hóa thế giới, khu đển chùa Chăm ở Mỹ Sơn và cố đô Huế ở các vùng

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small> </small> phụ cận, là nơi rất an toàn và yên tĩnh để du khách có thể nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng trong kỳ nghỉ holiday của mình.

Dia chỉ của khách sạn Hội An Pacific:

167 đường Cửa Đại, thị xã Hội Án, Quảng Nam, Việt Nam.

Công ty TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THÁI BÌNH DƯƠNG là cơng ty

TNHH, có đây đủ tư cách pháp nhân, hoạt động và bình đẳng trước pháp luật, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngần hàng Việt Nam.

c. Nội dung hoạt động và ngành nghề kinh doanh

Khách sạn Hội An Pacific có các nội dung hoạt động và ngành nghề kinh doanh sau:

- Kinh doanh khách san và các dịch vụ khác cho nghỉ trọ ngắn ngày cho khách

Việt Nam và khách nước ngoài.

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống và tổ chức các buổi tiệc lên hoan, hội nghị, tiệc

Buffet.

- Kinh doanh dịch vụ du lịch khác: Cung cấp các địch vụ đưa đón khách.

- Kinh doanh lữ hành nội địa: Vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ.

- Kinh đoanh dịch vụ cho thuê phòng họp, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, dịch vụ đặt về máy bay, gia hạn hộ chiếu.

- Tổ chức tour hội nghị, hội thảo trọn gói hoặc từng phần. - Kinh doanh dịch vụ massage, hớt tóc, giặt ủi...

- Cung cấp các dịch vụ thể thao và phương tiện giải trí như hỗ bơi, bị da, internet, cửa hàng đỗ lưu niệm.

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

d. Cơ sở vật chất

© Buéng phịng: Hiện tại khách sạn Hội An Pacifc cố Š1 phịng bao gồm 37 phịng loại Superior, 38 phịng loại Deluxe và 6 phịng loại Suite được phân bố ở bốn tầng. Tang một là sảnh lễ tân, tầng hai gồm 21 phịng, tầng ba, bốn, năm, mỗi tng gỗm 20 phịng. Trong đĩ khách sạn cĩ 20 phịng đành cho khách khơng hút thuốc lá và dành tầng ba, bốn cho khách muốn được yên tĩnh, khơng bị ảnh

hưởng bởi tiếng ồn của khu vực xung quanh.

Khách sạn với phịng ngủ rộng rãi, trong phịng trang trí nội thất hiện đại, được

thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống rèm cửa, màu sắc của ga gối, thẩm được thiết kế hài hịa với nhau, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho du khách.

Tùy vào từng loại phịng mà khách được hưởng những địch vụ trong phịng chênh

Deluxe room <sup>34 m? </sup><sup>38 </sup><sup>90 USD </sup> Pacific Suite room 64 m? 6 120 USD

<small>Extra Bed </small> <sup>15 USD </sup>

<small> </small>

Hiện tại khách san áp dụng mức giá cơng bổ cho từng loại phịng là Superior: 70 USD, Deluxe: 90 USD, Pacific Suite: 120 USD. Ngoai ra nếu khách cĩ yêu cầu cần thêm giường thì khách sạn sẵn sàng cung cấp loại Extra Bed với giá 15 USD.

% Cơ sở vật chất cho từng loại phịng:

- Šuperior ròm: Loại phịng này rộng 30 m°, được trang bị tủ quân áo, Safety deposite boxt/ <sup>IS" </sup> động bằng điện tử, tivi với 18 kênh truyền hình FÈ quốc tế và địa phương, điện thoại quốc tế

đường dài, minibar. Một phịng tắm với bổn tắm

nằm, áo chồng tắm, thiết bị làm vệ sinh cá

nhân, máy sấy tĩc, một nhà vệ sinh riêng, tủ

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

đựng giày đếp. Một bộ ghế Sơpha nhỏ, máy điêu hịa nhiệt độ, khu vực để hành

lí, giỏ trái cây tươi và bình hoa, tắt mở hệ thống điện bằng thẻ từ .

- Deluxe room: Loại phòng này rộng 35m” ,có

đẩy đủ trang thiết bị giống phòng loại Superior, chỉ khác ở chỗ là có bình ấm điện pha cà phê và trà, có bàn làm việc riêng với đây đủ thiết bj BH văn phịng phẩm, có Broadband (Thiết bị cho

phép kết nối internet tốc độ cao vào máy tính

cá nhân).

- Pacific suite room: Loai phòng này rộng 64 m2 ,đây là loại phòng cao cấp nhất ở khách sạn @

Hội An Pacifc. Các phòng này đều được bố trí xây đựng ở mặt tiền của khách sạn, có view rất = đẹp nhìn ra hỗ bơi và vườn. Trong phòng chia E

làm hai gian riêng biệt với hai tỉ vi lớn, phịng ngồi bố trí một giường lớn rộng 2m, phịng trong bố. trí hai giường nhỏ rộng Im2.

Ngoài các trang thiết bị giống phòng Deluxe, ƒ

loại phòng này còn được trang bị thêm 1 bộ ghế Sôpha trong phòng khách với giỏ trái cây tươi, FN

rượu, một phịng tắm với bổn tím nằm và nhà <sup>' </sup>

<small>tắm đứng có vịi hoa sen mất sa toàn thân, cố Ỉ </small>

đặt thêm một chiếc điện thoại trong nhà tắm này.

e Nha hang

- Nhà hàng Nam An: Nhà hàng này được xây | dựng ngay tầng một của khách sạn với sức chứa | —

70 khách. Nhà hàng chuyên tổ chức tiệc hội

nghị, hội thảo, phục vụ các món ăn Au, A cho

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small> </small>

- Nhà bàng Skybar: Nhà hàng này được xây dựng tại tầng 6 của khách sạn (Tức tầng thượng đỉnh) với sức chứa 160 khách và khoảng 35 chỗ

ngơi bên ngồi nếu khách muốn thưởng thức món ăn với ánh nắng sớm mai hay có thể vừa ngồi ăn vừa ngắm nhìn trong khung cảnh sao đêm đầ y chất lãng mạn của đêm phố cổ.

Tại nhà hàng tầng thượng này, trong khơng gian thống đãng và trữ tình, du khách có thể ngắm nhìn cảnh từ mọi hướng. Nhà hàng thoáng mát SÃ

với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp sẽ giúp du khách ăn ngon miệng hơn và thoái mái trong khi SN lưu trú tại khách sạn. Với không khí ấm cúng và thư giãn sẽ giúp cho du khách thật sự thú vị khi thưởng thức những món ăn theo phong cách

truyền thống Hội An và những món ăn được chế

biến theo phương Tây.

Nhà hàng được trang trí với một mầu sắc và

chất liệu mang vẻ đẹp Chămpa huyền thoại kết

hợp với cách bài trí món ăn đẹp, phong cách

phục vụ chuyên nghiệp, niềm nở, ân cần, tạo sự gần gũi và thân mật đối với du khách.

Kệ bếp được thiết kế theo kiểu mái tranh mang

dáng dấp làng quê Việt Nam, xây dựng ngay

trung tâm nhà hàng. Vào mỗi tối hàng tuần, vào lúc 7h30 đến có chương trình ca múa nhạc rất đặc sắc diễn ra tại sân khấu trong nhà hàng.

múa Apsara, múa dân tộc cổ truyền hay những trích đoạn hò vè, hát bội. Ngoài

ra tại nhà hàng này, vào mỗi sáng sẽ có chương trình phục vụ Buffet từ 5h30 đến

10h, Buffet được bố trí xây đựng làm hai gian. Gian một phục vụ những món bánh ngọt ăn kèm với bơ, sữa rất hấp dẫn do chính những nhân viên làm bánh bếp của nhà hàng làm ra. Gian hai phục vụ những món ăn nóng và nhiều loại trái cây tươi, nước ép hoa quả.

<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small> </small>

<small> </small> Khách tự do chọn món ăn và tự do chọn chỗ ngồi mà mình ưa thích, nếu quý

khách muốn ăn những món trực tiếp chế biến thì yêu cầu nhân viên bếp làm

ngay tại chỗ và được tận mắt chứng kiến cách chế biến món ăn của đầu bếp tại quầy mái tranh ngay trung tâm nhà hàng.

se Dịch vụ bổ sung

- Swimming: H6 boi lớn là nơi tuyệt vời để khách thư giãn và nghỉ ngơi, hỗ bơi xây theo

<small>dang thoái có độ sâu từ 1/2m đến 1m8, thích </small>

hợp cho mọi lứa tuổi bơi, bao xung quanh hỗ bơi lm.

là những bụi tre lớn, những cây hoa sứ và những |

thẩm cỏ xanh rất đẹp. Du khách vừa bơi vừa có thể thưởng thức những ly Cocktail do Bartender chuyên nghiệp, khéo léo pha chế của nhà hàng làm ra.

- Funfon roơmn: Phòng hợp với sức chứa 100

khách, được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện

đại, tiêu chuẩn hóa cao để phục vụ cho các cuộc

họp, hội thảo, hội nghị quan trọng của công ty.

Hệ thống rèm cửa, khăn trải bàn luôn được chú ý để Set up sao cho phù hợp với từng tính chất chủ để của buổi họp.

Phòng họp này được bố trí xây dựng ở tầng một, đối diện với nhà hàng Nam An,

do đó rất thuận tiện cho khách có thể nghỉ ngơi và ăn uống sau những giờ hợp đầy căng thẳng mà khơng phải dì chuyển nhiều.

- Fitness & recreation: Dé chim sóc sức khỏe, phịng tập thể dục Pacific cung cấp một khu vực tộng rãi với các trang thiết bị tiên tiến hiện đại,

đáp ứng mọi nhu cầu luyện tập để tăng cường

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Luận Văn Tốt Nghiệp

- Gift shop: La mét gian trưng bày với đa đạng các loại sản phẩm về chất liệu vải, thổ cẩm và đồ thủ công mỹ nghệ, được bố trí xây dựng ngay phía bên trái trong sảnh lễ tân của khách sạn

Những sản phẩm này hầu hết do bàn tay khéo

léo của con người Hội An làm ra, do đó nó

mang day tính độc đáo và tính nhân văn thể

hiện trong sản phẩm.

GVHD: ThS. Ddng Thanh Vũ

Tại đây du khách có thể tìm thấy một sản phẩm rất ưng ý làm “Sourverni” cho

người thân, gia đình và bạn bè sau kì nghỉ của mình.

- Beauty salon: Được xây dựng ở tầng một phía fam

cuối dãy hành lang của khách sạn. Tại đây du PM

khách sẽ được hưởng các địch vụ cắt tóc, gội đầu, làm đẹp đa, thư giãn massage bằng những Ï

hương thảo được tự nhiên.

Trên thiên đường tươi mát. Thiên đường thuộc

về riêng bạn. Mỗi bước chân đều có cây cỏ bao

quanh. Đừng vội vã, hãy thong thả tận hưởng sự thoải mái. Bạn sẽ được chăm sóc sức khỏe và làm đẹp bởi bàn tay của những thiếu nữ Hội An.

2,2 Tổ chức bộ máy quản lí nhân sự của khách sạn Hội An Pacific

2,2,1 Tổ chức bộ máy quản lí

<small> </small>

</div>

×