Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo thiên chúa trong lịch sử dân tộc việt nam từ thế kỉ xvii đến thế kỉ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.81 KB, 70 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, tôn giáo không chỉ đơn thuần chỉ là sự kiện của
cuộc sống tâm linh, mà cùng một lúc tôn giáo được coi là sự kiện lịch sử, sự kiện xã
hội, sự kiện văn hóa và sự kiện tâm lý nữa. Là sự kiện lịch sử bởi lẽ mỗi tôn giáo đều
là sản phẩm của một thời đại lịch sử nào đó, lên đương nhiên tôn giáo phản ánh những
vấn đề của thời đại lịch sử đã tác động tới nó, tham gia tiến trình của nó, và cũng giống
như các sự kiện lịch sử khác, tôn giáo cũng biến đổi theo thời gian và không gian. Nội
dung lịch sử cơ bản được phản ánh trong tôn giáo là vấn đề then chốt nhất của lịch sử
đó là: lợi ích giai cấp và đấu tranh giai cấp. Có khi hoàn cảnh sinh ra tôn giáo đó mất
đi, nhưng tôn giáo vẫn tồn tại và phát triển. Thiên chúa giáo là một trong những tôn
giáo như thế.
Ở Việt Nam, Thiên chúa giáo có vị trí đặc biệt. Đó là một tôn giáo độc thần do
các giáo sĩ rất nhiều quốc tịch khác nhau truyền vào nước ta từ cuối thế kỉ XVI, trong
đó chủ yếu là các giáo sĩ của hội truyền giáo Thừa sai Pari.
Cái phức tạp của vấn đề ở chỗ, quá trình truyền giáo rất nhanh chóng đã đi liền
với làn sóng thực dân. Nhiều giáo sĩ phương Tây đã thỏa hiệp với chủ nghĩa thực dân,
đưa đường chỉ lối cho họ xâm chiếm thuộc địa. Hoàn cảnh lịch sử ấy khiến cho vấn đề
Thiên chúa giáo không thuận lợi trong việc truyền bá, đặc biệt là thái độ của vương
triều phong kiến nước ta đối với Thiên chúa giáo trong lịch sử dân tộc từ thế kỷ XVII
đến thế kỷ XIX.
Mọi người đều biết rằng trong lịch sử chính trị của nước ta đã từng diễn ra một
sự kiện nổi bật, đó là cuộc ngăn cấm sự truyền bá đạo Thiên chúa vào nước ta – gọi tắt
là “cấm đạo” của các triều đình phong kiến. Đây là vấn đề hết sức phức tạp và tế nhị
liên quan tới quá trình truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam và mục đích của quá
trình truyền bá.
Lịch sử, nói một cách đơn giản là cái đã diễn ra trong quá khứ và kim đồng hồ
không quay ngược trở lại nên chúng ta không thể xóa đi để làm lại từ đầu. Mà hiện nay
nghiên cứu lại lịch sử chính là vì nhu cầu của cuộc sống, mặt khác chính vì sự phát
triển của xã hội ngày hôm nay cho phép ta đi nghiên cứu lại lịch sử một cách sâu sắc
hơn. Vì vậy, với đề tài “Chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo Thiên


chúa trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX”, sẽ giúp chúng
ta đi sâu vào tìm hiểu bản chất thực của việc truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam,
cũng như có thể rút ra một vài nhận định, đánh giá về chính sách “cấm đạo” của các
1


vương triều phong kiến Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài trên giúp chúng ta nâng cao
sự hiểu biết về tôn giáo và có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về nó. Mặt khác, thấy
rõ hơn vị thế của tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo đối với sự phát triển lịch sử
nước ta trong thế kỷ XIX – thế kỷ mà nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của chính
sách bành trướng thuộc địa của thực dân Pháp. Mặc dù không lạ gì đạo Thiên chúa,
song vì chịu ơn sâu của thực dân Pháp nên đầu thế kỷ XIX. Trong khoảng những 20
năm Gia Long ở ngôi, đạo Thiên chúa giáo ở Việt Nam phát triển khá bình yên, nhưng
từ thời Minh Mạng trở về sau đã tiến hành những chính sách “cấm đạo” càng làm cho
thực dân Pháp phẫn lộ, chúng tăng cường truyền đạo và đẩy mạnh quá trình xâm lược
nước ta.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Thiên chúa giáo ở Việt Nam là đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu trong
nước và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu. Có rất nhiều công trình khoa học của
Việt Nam và thế giới viết về Thiên chúa giáo Việt Nam đã được xuất bản. Tiêu biểu là
tác phẩm “sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam từ thế kỷ XVII và thế kỷ XIX”
của giáo sự Nguyễn Văn Kiệm – Hội khoa học lịch sử Việt Nam, trung tâm UNESCO
bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, xuất bản năm 2001 đã thẳng thắn thể
hiện chính kiến của mình trước nhiều sự kiện, nhiều nhân vật quan trọng, kể cả những
vấn đề phức tạp như chính sách “cấm đạo”của các vua Nguyễn từ Minh Mạng tới Tự
Đức, vấn đề văn thân, di sản văn hóa Thiên chúa giáo của nước ta.
Tác phẩm “Thập Giá và Lưỡi Gươm” của linh mục Trần Tam Tỉnh xuất bản tại
Canada năm 1973, sau này đã được bổ sung, được Ban Tôn Giáo chính phủ và Ủy Ban
Khoa học Xã hội xuất bản năm 1988. Tác phẩm đã nêu lên quá trình truyền giáo tại Việt
Nam và mối quan hệ của nó với chủ nghĩa thực dân xâm lược từ thế kỉ XVII đến 1975.

Tác phẩm: “Lịch sử giáo hội công giáo” của linh mục Bùi Đức Sinh – nhà xuất
bản Chân Lý – Sài Gòn 1972 đã nêu lên toàn bộ lịch sử giáo hội dưới cách nhìn của
giáo hội. Tác phẩm cũng đề cập tới Thiên chúa giáo tại Việt Nam.
Cuốn “Một số vấn đề lịch sử đạo Thiên chúa trong lịch sử dân tộc Việt Nam”
do Viện Khoa học Xã hội và Ban Tôn giáo của Chính phủ ấn hành năm 1988. Nội
dung tác phẩm là các bài viết trong hội thảo về vấn đề phong thánh, đã nói lên toàn bộ
mối quan hệ giữa chủ nghĩa thực dân và tôn giáo ở Việt Nam. Đồng thời đánh giá
những cái chứ được và chưa được của việc phong thánh của Vatican tháng 6 /1988.
Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết của Phó Giáo sư Đỗ Quang Hưng, Giáo sư
Đặng Nghiêm Vạn... in trong tạp chí nghiên cứu lịch sử, tuy nhiên trong các công trình
2


nghiên cứu về Thiên chúa giáo, các tác giả mới chú ý nghiên cứu về quá trình truyền
bá đạo Thiên chúa ở Việt Nam về những nguyên nhân về những chính sách “cấm
đạo” của nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX đó cũng chỉ là những khía cạnh nhỏ trong những
tác phẩm mang nội dung nhiều vấn đề, chứ chưa phải là một vấn đề chuyên biệt.
Nghiên cứu lại lịch sử cho phép chúng ta tìm hiểu lại sâu sắc hơn vấn đề lịch sử
diễn ra trong quá khứ. Nổi bật nhất là cuốn sách: “Sự du nhập của đạo thiên chúa vào
Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX” của giáo sư Nguyễn Văn Kiệm đã viết khá
sâu sắc về quá trình truyền đạo Thiên chúa giáo của các nước phương Tây vào Việt
Nam, ngoài ra là 10 tập trong số 38 tập “Đại Nam Thực Lục” của nhà xuất bản khoa
khoa học xã hội Hà Nội năm 1974, cũng có đề cập tới vấn đề trên.
Những tài liệu trên, nhìn chung chưa có tài liệu nào đi sâu vào và trình bày có
hệ thống, đầy đủ vấn đề “Chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo Thiên
chúa giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX”. Nhưng
tất cả đều là những tài liệu quý giá giúp chúng tôi tham khảo để hoàn thành bài nghiên
cứu tốt hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: “Chính sách của nhà nước phong kiến đối với Thiên

chúa giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX”
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: trên toàn đất nước Việt Nam
Về thời gian: Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
4. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu chuyên sâu về “Chính sách của nhà nước phong kiến đối với Thiên
chúa giáo trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX”, đặc biệt là
chính sách “cấm đạo” của các nhà vua Nguyễn từ Minh Mạng, Thiệu Trị đến Tự Đức.
Trên cơ sở đó tôi phân tích những nguyên nhân của chính sách “cấm đạo” và đánh giá
mặt tích cực cũng như mặt hạn chế trong chính sách đó.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Tuân thủ nguyên tắc trong nghiên cứu khoa học lịch sử tôi luôn vận dụng
quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước vào việc nghiên cứu lịch sử, đảm bảo tình
Đảng, tính khoa học và tính hiện đại. Mặt khác đứng trên lập trường quan điểm chủ
nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo để đánh giá chính xác khách quan các sự kiện, tư liệu
lịch sử. Từ đó rút ra nhận định chung cho vấn đề mình nghiên cứu.

3


- Trên cơ sở đó, sử dụng phương pháp sưu tầm tài liệu, chúng tôi tiến hành tập hợp
các tư liệu lịch sử. Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề, giữa các sự kiện lịch sử để làm
sáng tỏ vấn đề mình nghiên cứu và rút ra kết luận xác đáng do khóa luận đề ra.
6. Bố cục đề tài
Ngoài mở đầu và kết luận, phần nội dung khóa luận tôi chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Đạo Kitô và bối cảnh truyền bá đạo Kitô vào Việt Nam
Chương 2: Chính sách của nhà nước Phong kiến đối đạo Thiên chúa giáo (từ
thế kỷ XVII đến đầu XIX)
Chương 3: Chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo Thiên chúa thế kỷ XIX


4


Chương 1: ĐẠO KITÔ VÀ BỐI CẢNH TRUYỀN BÁ ĐẠO KITƠ
VÀO VIỆT NAM
1.1 Khái quát về đạo Kitơ
Kitơ giáo (thuật ngữ phiên âm) hoặc Cơ đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một
trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham ,Abraham là tổ phụ của dân Do Thái và dân Ả
Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết
trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu như được kí thuật trong Kinh thánh Tân
Ước. Kitô hữu tin rằng Giêsu là con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do
Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Là độc thần giáo hầu hết Kitô
hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng
Hi Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các
dị biệt văn hóa cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên
kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo Roma, Chính Thống giáo Đông
phương và Kháng Cách (Protestantism). Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với
hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới).
Từ “Kitô” xuất phát từ chữ Khristos trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là “Đấng được
xức dầu”, dịch từ chữ Messiah trong tiếng Hebrew. Từ “Kitơ hữu” (Christian) có
nghĩa là “người có Chúa Kitô hiện hữu (ở trong)”, hay “người thuộc về Chúa Kitô”.
Trong tiếng Việt, bên cạnh “Kitô” (như Kitô giáo) có gốc từ tiếng Hy Lạp như
trên, và thường được sử dụng bởi tín đồ Công giáo, còn có “Cơ Đố” (như Cơ Đốc
giáo) có nguồn gốc từ và thường được những người theo đạo Tin Lành sử dụng. Trong
khi người Công giáo dùng chữ “Kitô” để chỉ Giêsu, người Tin Lành thường dùng chữ
“Christ”. Ngoài ra, Thiên Chúa giáo cũng thường được sử dụng bởi những người
ngoài Kitô giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung.
heo Kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong ngày
và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ơng Adam và bà Eva là tở phụ của loài người, không
nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của “cây biết điều thiện điều ác” (trái cấm) nên bị

Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này truyền tội lỗi (gọi là tội tổ tông,
nguyên tội) cho con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội, Thiên Chúa đã giáng
sinh cứu rỗi cho loài người để loài người được về lại thiên đàng cùng Thiên Chúa.
Vậy tâm điểm việc cứu rỗi của Kitô giáo là Chúa Giêsu, do đó trọng tâm của
cuộc sống Kitô hữu là niềm xác tín rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa giáng trần, là
5


Đấng Messiah, và là Chúa Kitô. Danh hiệu “Messiah” có nguồn gốc từ tiếng Hebrew,
nghĩa là “đấng được xức dầu”, Kitô hữu tin rằng, là Đấng Messiah, Giêsu được Thiên
Chúa xức dầu để tể trị và cứu rỗi nhân loại, Giêsu đến để làm ứng nghiệm lời tiên tri
về Đấng Messiah trong Cựu Ước. Trọng tâm của đức tin Kitô giáo là qua sự chết và
phục sinh của Giêsu, con người tội lỗi được phục hòa với Thiên Chúa, nhờ đó mà nhận
lãnh sự cứu rỗi và lời hứa được hưởng sự sống đời đời.
Trong khi những tranh luận thần học về bản thể của Giêsu vẫn đang tiếp diễn,
thì phần lớn Kitô hữu tin rằng Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, Chúa Giêsu “là Thiên
Chúa và là con người” trong ý nghĩa trọn vẹn của cả hai bản tính. Vì Chúa Giêsu là
người nên phải trải qua những đau khổ và bị cám dỗ như con người bình thường,
nhưng không hề phạm tội. Vì là Thiên Chúa, Chúa Giêsu đánh bại quyền lực sự chết
và sống lại từ kẻ chết. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa đã cho Chúa Giêsu sống lại từ
cõi chết, đặt Chúa Giêsu ngồi bên hữu của Chúa Cha và Ngài sẽ trở lại để làm ứng
nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah như sự phục sinh, sự phán xét sau cùng và sự thiết
lập Vương quốc của Thiên Chúa.
Kitô giáo được biết đến từ thế kỷ thứ nhất khi các môn đồ của Chúa Giêsu được
gọi là Kitô hữu tại thành Antioch (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), nơi họ đến để lánh
nạn và định cư sau những cuộc bức hại đầu tiên tại xứ Judea. Nền thần học của Kitô
giáo sơ khai được thành lập và truyền bá bởi sứ đồ Phaolô và các sứ đồ khác.
Theo Tân Ước, Chúa Giêsu tự xưng mình là Đấng Messiah mà dân Do Thái vẫn
hằng mong đợi, nhưng đã bị nhóm lãnh đạo Tôn giáo và Dân sự cũng như dân chúng
chối từ và bị xem như là chống lại Đền thờ và luật lệ thời đó. Ngài cũng bị buộc tội

phạm thượng do dám gọi Thiên Chúa là Cha và bị kết án tử hình bởi chính quyền La
Mã vào năm 30. Tuy nhiên Giêsu được Pontius Pilate, tổng đốc người La Mã, gọi là
“Vua của dân Do Thái”.
Theo các sách Phúc âm, người La Mã buộc tội Giêsu vì muốn xoa dịu sự bất
bình của giới cầm quyền Do Thái, nhưng một số học giả cho rằng đó là cách mà Đế
chế La Mã trừng phạt những người chống đối họ. Kitô hữu tin rằng Cựu Ước đã tiên
báo cái chết và sự sỉ nhục mà Giêsu phải chịu như đã chép trong Tân Ước. Sách Isaia
ngụ ý rằng Giêsu bị vả, nhổ, đấm vào mặt, cũng như bị sỉ nhục.
Kitô hữu xem sự phục sinh của Giêsu là nền tảng của đức tin và là biến cố quan
trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Theo Tân Ước, Giêsu là tâm điểm của Kitô giáo, bị
đóng đinh trên thập tự giá, chết và chôn trong mộ, đến ngày thứ ba thì sống lại. Theo
ký thuật của Tân Ước, sau khi sống lại, Giêsu, trong những lần khác nhau tại những
6


địa điểm khác nhau, đã đến gặp mười hai sứ đồ và các môn đồ, trong đó có lần xuất
hiện trước sự chứng kiến của “hơn năm trăm người”, sau đó thì về trời.
Các sứ đồ của Giêsu là nhân chứng về cuộc đời, lời giảng và sự sống lại của Giêsu.
Ngoài ra còn có nhiều môn đồ (đến 70 người) trong đó có Giacôbê, Mark, Luca, Mary
Magdalene..., những người này theo Giêsu trong các chuyến du hành và họ chứng kiến khi
Giêsu giảng dạy và làm nhiều phép màu. Sau khi Giêsu bị đóng đinh, các sứ đồ và các môn
đệ khác công bố rằng Giêsu đã sống lại từ cõi chết và họ khởi sự rao giảng thông điệp mới.
Các sứ đồ và môn đệ này đã viết các sách Phúc âm và các Thư tín.
Trong số 27 sách của Tân Ước, nhiều quyển được viết bởi Phaolô. Ông là tác
giả của mười bốn thư tín và một số truyền thuyết cho rằng ông cũng là tác giả của Thư
gửi tín hữu Do Thái. Phúc âm Luca và sách Sách Công vụ Tông đồ được viết bởi
Luca, người chịu ảnh hưởng trực tiếp của Phaolô. Phaolô là môn đồ của Gamaliel, một
nhân vật có thanh thế trong toà công luận. Phaolô được xem như là nhà truyền giáo
quan trọng nhất rao giảng thông điệp Kitô cho thế giới bên ngoài.
Vào thiên niên kỷ thứ hai, Kitô giáo phát triển đến hầu hết thế giới phương

Tây, Trung Đông, các vùng Châu Phi và bắt đầu tiếp cận vùng Viễn Đông. Dù vẫn nảy
sinh một số bất đồng về thần học và đều được giải quyết tại các công đồng, Kitô giáo đã
duy trì được sự đồng thuận về các giáo lý nền tảng trong suốt thời kỳ này. Tuy nhiên, trong
thiên niên kỷ sau, các bất đồng về thần học và sống đạo ngày càng trở nên trầm trọng.
Cuộc Đại ly giáo năm 1054 chia cắt Hội thánh thành giáo hội phương Tây và giáo hội
phương Đông. Trong khi giáo hội phương Tây dần dần được củng cố với quyền lực tập
trung vào La Mã thì giáo hội phương Đơng với danh xưng “Chính thớng” cam kết bảo tờn
các truyền thống và đề kháng với mọi thay đổi. Cho đến nay giáo hội phương Đông vẫn
duy trì lập trường không đặt giáo hội dưới quyền cai trị của một giám mục duy nhất. Giáo
hội phương Đông công nhận Thượng phụ thành Constantinople là “người đứng đầu nhưng
bình đẳng” với các giám mục khác đang cai quản các giáo hội tự trị trong gia đình
Chính Thống giáo.
Tại châu Âu, chịu ảnh hưởng từ Cuộc Cải cách Kháng Cách (Protestant
Reformation) vào thế kỷ XVI nhiều giáo hội đã từ chối thần phục Vatican vì họ cho
rằng có sự lạm dụng trong cơ cấu quyền lực được tập trung vào ngai Giáo hoàng cũng
như bên trong cấu trúc quyền lực này đã nảy sinh nhiều sai lạc về thần học và sống

7


đạo. Các vấn đề mấu chốt trong cuộc tranh luận đã được tóm tắt trong năm mệnh
đề sola nổi tiếng (Xem Năm Tín lý Duy nhất):


Sola Scriptura: Duy Thánh Kinh - thẩm quyền của giáo hội chỉ dựa trên Kinh

Thánh được giải thích cách đúng đắn và chuẩn xác chứ khơng được tách rời khỏi Kinh
Thánh[21]



Sola Fide: Duy đức tin – con người được cứu rỗi chỉ bởi tin Đấng Christ

(Chúa Kitô) chứ không phải bởi công đức hay là nhờ giáo hợi và các thánh lễ


Sola Gratia: Duy ân điển – Sự cứu rỗi được ban cho từ Thiên Chúa, bởi ân

sủng của Ngài, con người không thể làm gì để được cứu


Solus Christus: Duy Chúa Kitơ - Chúa Giêsu là đấng trung bảo duy nhất giữa

Thiên Chúa và loài người chứ không phải là giáo hội hay các chức sắc


Soli Deo Gloria: Vinh hiển chỉ dành cho Thiên Chúa - mọi vinh hiển vì

sự cứu rỗi nhân loại chỉ dành cho một mình Thiên Chúa chứ không phải giáo hội hay
các chức sắc.
Từ cuộc cải cách khởi phát một cuộc tranh chấp dữ dội nhằm thu phục người
dân Âu châu. Các cuộc tranh luận giữa người Công giáo và người Kháng Cách dẫn
đến những cơn bách hại cũng như các cuộc chiến, kể cả các cuộc nội chiến.
Đức tin Công giáo và Kháng Cách đặt chân đến Bắc Mỹ (và sau đó là Châu Úc)
bởi các di dân đến từ Châu Âu.
Không theo mô hình trung ương tập quyền như người Công giáo, cũng không tổ
chức bộ máy giáo hội trên qui mô quốc gia, các tín hữu Kháng Cách tập trung trong hàng
trăm, và sau này hàng ngàn giáo phái (denomination) độc lập với nhau. Đức tin Công giáo
và Kháng Cách cũng đến Nam Mỹ và Châu Phi cùng lúc với người Âu châu đi chiếm
thuộc địa, đặc biệt là từ thế kỷ XVI đến thế ky XIX. Vào thế kỷ XVIII Chính Thống
giáo du nhập vào vùng Alaska thuộc Bắc Mỹ qua các di dân đến từ Nga, về sau, vào cuối

thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, số lượng di dân người Nga còn đông hơn nhiều.
Bắt đầu từ thế kỷ XIX, nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng Kitô giáo, đặc biệt
tại Tây Âu, ngày càng trở nên thế tục.
Kitô giáo là tôn giáo có đông tín hữu nhất, với những con số ước tính từ 1,5
tỉ đến 2,1 tỉ người xưng nhận niềm tin Kitô giáo; theo sau là Hồi giáo với 1,3 tỉ; số
người theo Phật giáo là 1,2 tỉ người và số người vô thần là 1,1 tỉ; Ấn Độ giáo là 900
triệu; tôn giáo cổ truyền Trung Hoa là 394 triệu.
8


Kitô giáo chia ra nhiều nhánh, bao gồm 1,1 tỉ người Công giáo, 510 triệu
người Tin Lành cùng với 84 triệu tín hữu Anh giáo, 216 triệu người Chính thống giáo,
con số các tín hữu độc lập (không gia nhập giáo phái nào) là 158 triệu và những giáo
hội “ngoại vi” (Chứng nhân Jehova, Cơ Đốc Phục lâm, Mormon...) có khoảng 31,7
triệu tín hữu. Các giáo phái này tự nhận mình thuộc Kitô giáo nhưng họ không được
công nhận bởi cộng đồng Kitô giáo vì cớ các học thuyết không chính thống của họ.
Tuy Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới và đang duy trì bộ máy truyền giáo
khổng lồ, lại không đạt được mức tăng trưởng như các tôn giáo khác cũng như không
theo kịp tốc độ gia tăng dân số thế giới. Trong khi dân số toàn cầu tăng 1,25% mỗi
năm thì mức tăng trưởng của Kitô giáo chỉ khoảng 1,12%.
Không phải mọi người xưng nhận mình là Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) đều chấp
nhận tất cả, hoặc ngay cả hầu hết, các quan điểm thần học của giáo hội của họ. Giống
như người Do Thái giáo, Kitô hữu nhân phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc
bởi Phong trào Khai sáng vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Có lẽ sự thay đổi
quan trọng nhất đối với họ là nguyên tắc phân ly giáo hội và nhà nước, chấm dứt tập
tục của một Kitô giáo được nhà nước bảo hộ đã hiện hữu lâu đời tại nhiều nước ở Âu
châu. Ngày nay một người, như là một công dân tự do, có quyền bất đồng với giáo hội
của mình về các vấn đề khác nhau và có quyền rời bỏ giáo hội tuỳ thích. Trong thực tế,
nhiều người đã bỏ giáo hội và phát triển các hệ thống đạo giáo khác như Thần giáo,
Duy nhất thần giáo, nhiều người khác chọn lựa trở nên vô thần hay bất khả tri hoặc là

nhân bản.
Một số người ở lại Hội thánh lập ra phong trào Tự do bên trong nền thần học
Kháng Cách. Tân phái vào cuối thế kỷ XIX khuyến khích các hình thức tư duy và trình
bày mới không theo truyền thống của giáo hội.
Tại Hoa Kỳ và Châu Âu, trào lưu thần học tự do góp phần phát triền tinh thần
thế tục trong toàn xã hội. Nhiều Kitô hữu ngưng thực hành các bổn phận tôn giáo, mỗi
năm chỉ đến nhà thờ vài lần vào những dịp lễ hội, hoặc hoàn toàn không bước chân
vào nhà thờ. Nhiều người trong số họ vẫn nhắc đến lòng sùng đạo của ông bà, nhưng
họ lớn lên trong những gia đình, nơi mà các giá trị Kitô giáo không còn được xem
trọng. Bên trong họ là một tình cảm pha trộn đối với đức tin Kitô Giáo. Một mặt họ
tiếp tục buộc mình vào các giá trị cổ truyền vì lý do bản sắc, mặt khác ảnh hưởng của
tinh thần thế tục phương Tây, áp lực từ cuộc sống hằng ngày và từ những người xung
9


quanh bứt giật họ ra khỏi ảnh hưởng còn sót lại của Kitô giáo truyền thống. Hôn nhân
giữa Kitô hữu và người không phải Kitô hữu, từng là điều cấm kỵ, nay đã trở nên phổ
biến. Tại một số quốc gia có truyền thống Công giáo, nhiều người trở nên tín đồ của
thuyết bất khả tri.
Vào đầu thế kỷ XIX, trào lưu tự do phát triển mạnh tại Âu châu và Bắc Mỹ, đến
thập niên 1960, kiểm soát nhiều giáo phái lớn tại Hoa Kỳ và Canada. Dù vậy, ngày
nay trào lưu này đã thoái trào. Vào đầu thế kỷ XXI, tuy thế giới thế tục, đặc biệt là các
phương tiện truyền thông vẫn xem các nhà thần học tự do như là đại biểu và phát ngôn
nhân cho Kitô giáo, các nhà thờ theo khuynh hướng tự do đang thu hẹp dần. Một phần
là do những nỗ lực truyền bá Phúc âm, phần khác là vì nhiều người trong số họ đang
trở lại với các giá trị Kitô giáo truyền thống.
Một vấn nạn của Kitô giáo là họ đánh mất khả năng chuyển giao các giá trị Kitô
giáo cho thế hệ kế tiếp. Trong khi các giáo phái lớn tại Hoa Kỳ, ngoại trừ Baptist Nam
phương, đang thoái trào thì các định chế tôn giáo theo khuynh hướng Tin Lành đang
phát triển mạnh, đặc biệt là vào hạ bán thế kỷ XX. Tạp chí Thế kỷ Kitô giáo có

khuynh hướng tự do đang thu hẹp dần để bị thay thế bởi đối thủ đang lớn mạnh có
khuynh hướng Tin Lành, tạp chí Kitô giáo Ngày nay.
Tại phương Đông Phong trào Khai sáng không tạo lập được nhiều ảnh hưởng.
Đối diện với nhiều áp lực từ các xã hội thế tục, giáo hội phải bám trụ vào các xác tín
truyền thống để tồn tại, dù vậy, số lượng tín hữu cứ bị bào mòn dần.
Ngày nay, tại Đông Âu và Nga, đang diễn ra tiến trình hồi sinh. Sau nhiều thập
kỷ hưng thịnh của thuyết vô thần, nhiều người bắt đầu quan tâm đến Kitô giáo cũng
như các tôn giáo khác. Nhiều nhà thờ và tu viện Chính thống giáo được trùng tu và
được lấp đầy bởi các tín hữu và tu sĩ. Các giáo phái Kháng Cách cũng tìm đến để
truyền bá Phúc âm và thành lập giáo hội. Giáo hội Công giáo tiết lộ họ đã từng có các
giáo phận bí mật và nay đang tiến hành các bước nhằm công khai hỗ trợ các nhà thờ
tại đây.
Tại Nam Mỹ và Châu Phi, các giáo phái Tin Lành và Ngũ Tuần đang tăng
trưởng mạnh và bắt đầu gởi các nhà truyền giáo đếnChâu Âu và Bắc Mỹ. Tình trạng
tương tự cũng đang xảy ra tại một số nước châu Á.
Hạ bán thế kỷ XX chứng kiến thần học tân phái phát triển thành chủ nghĩa tiêu
dùng . Xảy ra cùng lúc nhưng theo hướng ngược lại là sự phát triển của hiện tượng Đại
10


Giáo đoàn - tập chú vào tính linh động của các phương pháp trình bày thông điệp Kitô
cho người đương thời. Giáo trình Alpha là một điển hình cho trào lưu mới này của
Kitô giáo.
Một phong trào có ảnh hưởng lớn và đang phát triển mạnh, đặc biệt ở phương
Tây và Hoa Kỳ là Phong trào Tin lành. Họ có mặt và hoạt động tích cực trong hầu hết
các giáo phái Kháng Cách, trong một số trường hợp họ là thành phần đa số. Những
người Tin Lành thường chủ trương “xuyên giáo phái”, họ thích tạo lập các mối quan
hệ chính thức hoặc không chính thức với những người Tin Lành trong các giáo phái
khác hơn là quan hệ với những người không Tin Lành trong vòng giáo phái của họ.
Tín hữu Tin Lành nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có kinh nghiệm qui đạo của mỗi cá

nhân và tin Chúa Giêsu là Cứu Chúa và Thiên Chúa. Họ tin vào sự tái lâm của Chúa
Kitô, tính chân xác của Thánh Kinh và tin vào phép mầu.
1.2 Bối cảnh truyền bá đạo Kitô vào Việt Nam
1.2.1Tình hình thế giới
Thế kỉ XV với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu, đã thúc đẩy nền kinh
tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế tư bản manh nha ấy đang đỏi hỏi mợt sự
“ tích lũy nguyên thủy tư bản” để định hình. Sự tước đoạt tư liệu sản xuất cũng như lợi
nhuận thương mại trong vùng chỉ đáp ứng một cách chậm trễ nhu cầu trên. Mặt khác,
những lục địa châu Âu thì hẹp và bị cạnh tranh mạnh nên các thương nhân đua nhau
tìm cách mở rộng thị trường và mở về phương Đông – nơi có mỏ vàng bạc và hương
liệu phục vụ cho cuộc sống ăn chơi xa xỉ của giới quý tộc phong kiến nhằm đưa lại lợi
nhuận cao, nhanh và xúc tiến sự định hình của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và nâng
cao địa vị thống trị chính trị của giai cấp tư sản.
Nhiều tác phẩm hồi kí về phương Đông ở các thế kỉ trước, đã mô tả rằng nơi
phương Đông xa xôi, có mặt trời mọc, có suối vàng, bể bạc, có những đống hồ tiêu
chất cao như núi. Phương Đông được miêu tả như một thiên đường càng làm châu Âu
mơ tưởng đến một nơi bồng lai tiên cảnh, giàu sang đến tột cùng đó. Trạng thái kinh
tế, nhu cầu cuộc sống lại bùng lên khi một trong những con đường buôn bán chủ yếu
của châu Âu với phương Đông là con đường Địa Trung Hải, sau cuộc thập tự chinh,
nằm trong tay người Ý. Một số thành thị nước Ý đã đạt được cơ sở phồn vinh trên
thương lộ này. Tuy nhiên họ vẫn phải nhờ vào môi giới của người Arập, vì vậy người
Arập hầu như đã kiểm soát toàn bộ con đường buôn bán phía Nam sang Ấn Độ hoặc đi
qua Ai Cập và Hồng Hải, hoặc đi theo sông Tigơrơ và Ơphơrát đến vịnh Ba Tư. Người
11


A rập đã dựng lên một hàng rào bất khả xâm phạm giữa Ấn Độ và châu Âu, khiến cho
không một tàu buôn nào được phép qua đó. Người A rập trở thành kẻ lũng đoạn hàng
hóa Ấn Độ, châu Âu phải mua lại hàng hóa đối với giá đắt gấp 8 đến 10 lần.
Một con đường buôn bán khác là con đường xuyên qua đại lục địa châu Á tới

Trung Quốc cũng đã mất hết tác dụng do bị dân du mục của nước Ápganxixtan thay
nhau chiếm giữ. Tuy nhiên một trong những việc buôn bán với phương Đông, nguy cơ
bế tắc chủ yếu vẫn là việc người Thổ Nhĩ Kì chiếm lĩnh mất con đường qua Hắc Hải,
vịnh Ba Tư. Năm 1453, khi đế quốc Bidăngtium diệt vong, người Thổ Nhĩ Kì chiếm
lĩnh Côngxtăngtinôp rồi chiếm luôn Tiểu Á và bán đảo Ban Căng. Năm 1475 họ
chiếm Crimê. Hắc Hải trở thành biển của họ, từ đó về sau Hắc Hải và những vùng đất
người Thổ Nhĩ Kì chiếm lĩnh hoàn toàn và trở lên khốc liệt do chính sách kinh tế tàn
bạo của người Thổ. Họ đã cướp đoạt ruộng đất thương nhân ở đây một cách vô lý,
khiến cho con đường buôn bán này của châu Âu với phương Đông trở lên tuyệt vọng
rồi phải tìm một con đường khác để tới phương Đông.
Lúc này công nghệ đóng tàu và kĩ thuật hàng hải của nhiều nước như Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp... đều có nhiều tiến bộ rõ rệt nên càng thúc đẩy công
việc đi tìm những vùng đất mới. Đó là cuộc thám hiểm của Vascôde Gama ( người Bồ
Đào Nha) vào năm 1497, đã khám phá ra đường đi sang Ấn Độ bằng cách đi qua mũi
Hảo Vọng (cực Nam châu Phi), mở ra cho châu Âu khả năng buôn bán trực tiếp với
phương Đông. Cũng trong khoảng thời gian này, Christophe Côlômbô đã tìm ra châu
Mĩ... Cùng với những cuộc phát kiến địa lý và khoa học kĩ thuật thì hàng loạt các
ngành văn hóa khác phát triển theo các cuộc phát kiến cũng đử viết lên một cuốn sách
Bách Khoa Toàn Thư về thế giới mênh mông, phong phú hiện ra trước mắt người châu
Âu. Chính vì lý do trên nó đã thúc đẩy các nước phương Tây đua nhau đi xâm chiếm
thuộc địa, phân chia thị trường thế giới.
Trong các cuộc thám hiểm và chạy đua xâm lược thuộc địa đó, không chỉ có
mặt các thương nhân, các nhà chinh phục mà còn xuất hiện của các giáo sĩ phương
Tây với sứ mạng truyền bá đạo Thiên chúa.
Bấy giờ giáo hội Thiên chúa là một thế lực mạnh nhất ở châu Âu đã vạch ra con
đường phát triển cho hai nước: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, quy định những khu vực
ảnh hưởng của hai nước đó. Theo sắc chỉ Inter Coctera, quy định một đường ranh giới
từ Bắc cực xuống Nam cực chạy qua một trăm dặm ở phía Tây các đảo Acores: phía
Đông đường ranh giới đó thuộc độc quyền truyền giáo của Bồ Đào Nha, phía Tây
12



thuộc quyền truyền giáo của người Tây Ban Nha. Riêng ở vùng Viễn Đông thì Việt
Nam, Trung Quốc, Nhật Bản đều thuộc lĩnh vực truyền bá của Bồ Đào Nha. Goa và
Áo Môn là hai trung tâm truyền giáo quan trọng nhất của Bồ Đào Nha tại châu Á.
Sang thế kỷ XVI, hàng loạt các thế lực tư sản Tây Âu xuất hiện và mạnh lên.
Đặc biệt đáng chú ý là Pháp vì nước này vẫn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Tòa
Thánh La Mã. Vua Pháp, do sức ép của thế lực tư sản đã phẫn lộ tuyên bố: “mặt trời
chiếu sáng cho ta cũng như cho những kẻ khác. Ta rất muốn biết xem điều khoản nào
trong Thánh kinh đã gạt ta ra ngoài sự phân chia thế giới”. Sau đó Pháp đã gây ra sức
ép buộc giáo hoàng Clément V cho Pháp được hưởng quyền chiếm đất thực dân và
truyền giáo như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Từ đó, Pháp được bước vào vòng đua
chen với hai nước trên trong cuộc chạy đua với hai nước thực dân và truyền giáo. Đó
là bối cảnh lịch sử cho sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty thương mại và giáo
đoàn ở Pháp để cạnh tranh với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trong đó có Hội thừa sai
Paris và công ty Đông Ấn nhằm hoạt động ở vùng Viễn Đông.
Ý định của các thế lực thực dân phương Tây đã rõ ràng và thực chất đây là
nguy cơ cho các dân tộc ở châu Á. Người phương Tây khi tìm thấy và đặt chân lên
mảnh đất này ý đồ của họ không chỉ đơn thuần là trao đổi mậu dịch hay truyền bá đạo
Thiên chúa. Đằng sau tất cả các việc làm của họ đều ẩn chứa mưu đồ muốn thôn tính,
xâm lược những quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi và giàu tài nguyên này làm thuộc
địa lâu dài.
Có thể nói suốt mấy nghìn năm cái cách mà cư dân châu Á lựa chọn nói chung
là đóng cửa, bế quan tỏa cảng đối với các nước xung quanh là có hiệu quả và đem lại
an toàn cho an ninh quốc gia. Nhưng lần này có lẽ đóng cửa chưa hẳn đã là một biện
pháp tốt, vì đối tượng muốn xâm nhập vào lúc này là một lực lượng lớn mạnh cả về
kinh tế, quân đội. Điều quan trọng hơn là họ đang ở một trình độ phát triển hơn hẳn so
với các phương Đông phong kiến.
Do vậy các dân tộc ở châu Á lúc đó đứng trước những nguy cơ:
Thứ nhất: mất quyền độc lập tự chủ, chính quyền các nước sẽ rơi vào tay đế

quốc thực dân.
Thứ hai: nền văn hóa, văn minh lâu đời từ mấy nghìn năm, với những giá trị
truyền thống bền vững sẽ bị xâm lấn, thế chỗ và bị bào mòn bởi những giá trị văn hóa
ngoại lai mới.
Thứ ba: chắc chắn trong quá trình thực hiện việc mà người phương Tây vẫn
quen gọi theo cách biện minh khéo léo rằng đó là “sứ mạng khai hóa văn minh cho
13


các dân tộc man rợn hơn”. Và kết quả tất yếu là người dân châu Á sẽ phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề từ các cuộc chiến tranh mà họ không hề muốn diễn ra, hay
những hậu quả, những di chứng xã hội lâu dài hơn nữa những vết sẹo trong lòng của
lịch sử mỗi nước mà cho đến nhiều thế kỷ sau chưa chắc đã xóa nhòa được.
Cho đến nửa đầu thế kỷ XVII, Bồ Đào Nha đã bước vào thời kì suy yếu tới mức
không còn khả năng tiếp tục phát triển công cuộc thực dân và truyền giáo. Các giáo sĩ
thừa sai dòng Jésuites của Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã lâm vào tình trạng khốn khó và
bất động. Giáo sĩ Pháp – Alexandre de Rhodes thuộc dòng này đang có mặt ở Ma Cao
đã về Pháp và sang La Mã đề xuất với Tòa thánh La Mã vấn đề nước Pháp thay thế
quyền Padoroado của Bồ Đào Nha ở Viễn Đông. Cuộc vận động này của A.Rhodes bị
giáo hội Bồ Đào Nha phản ứng quyết liệt. Sống nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Giáo hội
và nhà nước Pháp, cuối cùng đề nghị trên của nước Pháp được giáo hội chấp nhận. Hội
thừa sai Pari được chính thức thành lập năm 1669, được phép truyền giáo ở Viễn Đông
mà không phụ thuộc quyền Padoroado của Bồ Đào Nha. Hội được nhà nước và tầng
lớp quý tộc, tư sản Pháp bảo trợ, chu cấp tiền bạc, phương tiện. Mục đích của Hội là
đào tạo các giáo sĩ thừa sai đi truyền đạo ở Phương Đông. Và qua hoạt động truyền
đạo để phát triển thế lực của nước Pháp ở phương Đông, nơi mà Pháp chưa có thế lực
kinh tế, chính trị gì đáng kể.
Sang thế kỷ XVII, giáo hội Thiên chúa giáo La Mã bị trào lưu tư tưởng triết học
mới của giai cấp tư sản phương Tây đả kích mạnh mẽ, rồi sau đó lại bị tấn công dữ dội
trong cách mạng tư sản Pháp 1789. Hầu hết các giáo đoàn Thiên chúa giáo bị giải thể,

khiến cuộc truyền giáo trên thế giới bị chậm một thời gian. Chỉ đến sau thỏa hiệp kí
kết giữa Napôlêông I với Tòa thánh La Mã năm 1801 và cùng với nó là tác phẩm
“tinh thần cơ đốc giáo” xuất bản năm 1802 – ca ngợi tính nhân văn của tôn giáo này,
vị thế của Thiên chúa giáo đã được phục hồi, các dòng tu, giáo đoàn được hoạt động
trở lại, việc truyền bá ra ngoài châu Âu tiếp tục được đẩy mạnh. Số giáo dân theo đạo
Thiên chúa, cùng với các giáo sĩ, nhà nhờ và trường học ở cả ba miền Bắc, Trung,
Nam ngày một nhiều. Thiên chúa giáo lúc này đã trở thành một tôn giáo lớn, có tín đồ
đông nhất thế giới.
Bước sang thế kỷ XVIII các nước tư bản phương Tây đã có những thay đổi
được đánh dấu bằng cuộc cách mạng công nghiệp, sử dụng máy hơi nước trong sản
xuất, quá trình này đã làm thay đổi cách thức sản xuất, từ lao động bằng tay sang lao
động bằng máy móc.
14


Kết quả là dẫn tới những biến động lớn về đời sống xã hội, giai cấp tư sản công
thương và giai cấp vô sản công nghiệp ra đời gắn liền với nó là sự thôi thúc mạnh mẽ hơn
nữa là làn sóng thôn tính châu Á ào ạt, chiếm thuộc địa ở Đông Á và Đông Nam Á.
Đứng trước làn sóng xâm lược ồ ạt của phương Tây và cuộc cách mạng công
nghiệp đã làm ảnh hưởng sâu sắc tới hầu hết các vùng đất ở châu Á. Trong khi đó
bước sang thế kỷ XVIII chế độ phong kiến của hầu hết các quốc gia đã rơi vào tình
trạng khủng hoảng trầm trọng. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng khủng hoảng này
chính là sự suy thoái từ bên trong, sự suy thoái về kinh tế xã hội ở nhiều nước sau
nhiều thế kỷ đã tận dụng tiềm năng của mình để phục vụ cho nhu cầu của các vương
triều. Như vậy việc xây dựng các đền đài, năng tẩm, huy động lực lượng cho các cuộc
chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến hay là sự bóc lột quá mức đối với nhân dân
trong nước mà không chú ý tới việc đổi mới cải cách đất nước.
Điểm lại một loạt các nước trong khu vực Đông Nam Á từ Thái Lan,
CamPuChia, Lào, Miến Điện, Inđônêsia trong giai đoạn này là sự phát triển chững lại
của nền kinh tế, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nhà nước phong kiến

không còn đủ sức thực hiện những đòi hỏi của sự thay đổi về kinh tế xã hội.
Tư bản phương Tây sau khi đã lần lượt tìm đến châu Á bằng con đường biển
làm quen và thăm dò trong suốt hai thế kỷ XVI - XVII. Sang đến thế kỷ XVIII chuyển
sang chính sách xâm lược, biến các nước châu Á nói chung thành thuộc địa. Lúc đầu
chúng thuê hay dùng vũ lực để chiếm lấy một vùng đất thuận lợi cho buôn bán, thường
là các địa điểm trên đường giao thông thủy, bộ làm thương điếm. Tại đây chúng xây
dựng các kho tàng, cửa hàng, được hưởng nhiều quyền lợi trong hoạt động kinh doanh
và mở rộng dần thương điếm của mình. Tiếp đó chúng độc chiếm, toàn quyền sử dụng
vùng đất của thương điếm và nộp cho vua chúa địa phương một số thuế, lệ phí nhất
định. Đây là thời kì thống trị của các công ty thương mại, thế lực của chúng không
giới hạn về mặt kinh tế mà còn mở rộng trên các mặt chính trị, quân sự. Các công ty
thương mại phương Tây không những chỉ gây nên sự phản kháng của phong kiến và
cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương mà còn làm cho mâu thuẫn giữa các công ty
và chính phủ nước mình cũng ngày càng trở lên gay gắt.
Chính sách bóc lột của những công ty này là tận dụng triệt để nguồn tài nguyên,
khoáng sản, triệt để nguồn nhân lực rẻ tiền hoặc không mất tiền của địa phương để
giàu nên nhanh chóng. Sự giàu sang của thực dân phương Tây được xây dựng trên
xương máu của nhân dân các nước phương Đông.
15


Sang thế kỷ XVIII các nước tư bản phương Tây đã bộc lộ rõ bộ mặt xâm lược
của mình đối với các nước châu Á bằng việc chiếm lấy một số địa điểm trọng yếu, hay
xúc tiến phân chia thị trường đối với các nước phương Đông. Sang thế kỷ XVIII âm
mưu của các nước tư bản phương Tây đã bộc lộ rõ ràng , phân chia châu Á thành
nhiều mảnh và cuộc tranh chấp thị trường giữa các nước tư bản với nhau cũng ngày
càng quyết liệt.
12.2 Tình hình Việt Nam
• Chính trị
Vào thế kỷ XV, đạo Thiên chúa đã được các giáo sĩ và thuyền buôn phương

Tây truyền bá vào nước ta. Khi đến Việt Nam họ bắt gặp một đất nước với cuộc chiến
tranh phong kiến diễn ra liên miên, xung đột Nam - Bắc triều rồi đến Trịnh – Nguyễn
phân tranh kéo dài gần 200 năm: “xương chất thành đống, máu chảy thành sông” chia
cắt đất nước ta thành hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Quan hệ Đàng Ngoài và Đàng Trong hết sức căng thẳng và chiến tranh diễn ra
lien mien. Chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn ra sức liên hệ với người nước ngoài,
mua sắm vũ khí phục vụ cho chiến tranh mà không màng tới việc xây dựng phát triển
kinh tế, dẫn tới tình trạng đói khổ cùng cực.
Đàng ngòa kinh tế chế độ “Vua Lê – chúa Trịnh” mà thực quyền nằm trong tay
phủ chúa, vua Lê tồn tại chỉ là hư vị. Quan lại chủ yếu được chọn chủ yếu bằng khoa
cử. Hình thức đề cử được chúa Trịnh nhiều lần sử dụng, việc nộp thóc để được bổ
dụng làm quan cũng được chúa Trịnh thực hiện.
Chế độ ban thưởng, lương bổng của quan lại cũng thay đổi. Có thể nói bộ máy
nhà nước thời Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội bộ giữa hai
dòng họ cũng như giữa quan lại và nhân dân.
Đàng Trong: với ý đồ Đàng Trong độc lập với chính quyền ở Đàng Ngoài, các
chúa Nguyễn đã tích cực trong quá trình Nam tiến. Cho đến năm 1757, vùng đất Thủy
chân Lạp, đã hoàn toàn thuộc quyền hành của chúa Nguyễn. Thế kỷ XVIII các chúa
Nguyễn cũng xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở học tập mô hình ở Đàng
Ngoài, dù các chúa Nguyễn có cố gắng song Đàng Trong vẫn có những đặc trưng
riêng so với Đàng Ngoài về nhiều mặt.
Tuy nhiên, đầu thế kỷ XVIII bộ máy quan lại ở Đàng Trong và Đàng Ngoài đã
không còn như trước nữa. Tệ thuế khóa nặng nề, quan lại tham những đã làm cho đời
sống nhân dân vô cùng khổ cực, dẫn đến khủng hoảng xã hội trầm trọng. Tệ mua quan
bán tước thường xuyên diễn ra, tình trạng “sinh đồ ba quan” rất phổ biến. tệ tham
16


nhũng ngày càng trầm trọng, bọn cường hào, địa chủ mặc sức hà hiếp, đục khoét nhân
dân không ai ngăn cản được.

Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến diễn ra trên phạm vi cả nước chứng
tỏ xã hội đã bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng.
Trong vòng 50 năm đầu thế kỷ XVIII đã có tới 400 cuộc chiến tranh, khởi
nghĩa nông dân lớn nhỏ bùng lên rầm rộ ở khắp Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nổi bật
nhất là cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa giải quyết
được nhiệm vụ quan trọng của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ đó là:
Thứ nhất: đánh đổ chính quyền của chúa Nguyễn (1777, 1782, 1783), Nguyễn
Ánh thất bại nặng nề phải bỏ chạy sang Xiêm cầu cứu vua Xiêm. Năm 1785: chiến
thắng 5 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm và Xoài Mút, khẳng định quyền làm chủ xứng
đáng của nghĩa quân Tây Sơn với đất Đàng Trong.
Thứ hai: lật đổ chính quyền Lê – Trịnh: Ngày 21 tháng 7 năm 1786, Nguyễn
Huệ kéo đại quân ra Thăng Long lật đổ chính quyền của họ Trịnh. Cuối năm 1787
đem quân ra diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Chiêu Thống bỏ chạy. Sau hơn 15 năm khởi
nghĩa đánh Nam dẹp Bắc, quân Tây Sơn hoàn thành nhiệm vụ to lớn, đánh đổ 3 tập
đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê làm chủ đất nước.
Thứ ba: kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh: Lê Chiêu Thống cầu
cứu Mãn Thanh (11 - 1788), 19 vạn quân Thanh ồ ạt kéo vào nước ta (12 - 1788)
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế kéo quân ra bắc. Nghĩa quân Tây Sơn đã làm lên một
trang sử rạng danh với những chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa. Trong vòng chưa đầy
5 ngày đêm vừa hành quân thần tốc, vừa chiến đấu quyết liệt, dũng cảm sang tạo ta đã
đập tan mộng tưởng xâm lược của quân Thanh.
Mặc dù tồn tại không lâu nhưng vương triều Quang Trung đã thực hiện được
một số chế độ chính trị - xã hội có tính chất tiến bộ, củng cố trật tự an ninh đất nước,
ngoại giao hòa hiếu.
Nhưng diến biến lịch sử đột ngột diễn ra, khi Quang Trung qua đời năm 1792,
Quang Toản không đủ sức tiếp tục. Nhân cơ hội này được sự giúp đỡ của thực dân
Pháp Nguyễn Ánh đã tấn công và giành lại chính quyền về tay mình.
Sang thế kỷ XIX quan hệ tiếp xúc Đông – Tây đã chuyển từ hướng thương mại
tự do sang đối đầu. Thay vì thăm dò, tôn trọng chủ quyền để thiết lập quan hệ ngoại
giao buôn bán như trước đây, Đông - Tây đã chuyển sang quan hệ đối địch. Nhiều

nước trong khu vực đã chọn lối đi riêng của mình để đối mặt với hiểm họa xâm lược
của phương Tây.
17


Trong bối cảnh đó nhà Nguyễn được thành lập 1802 đã tỏ ra lúng túng, chỉ lo
củng cố vai trò địa vị của dòng họ, không bắt kịp với xu thế thời đại, làm cho đất nước
ngày càng trí tuệ, tụt hậu.
Nhà Nguyễn chú trọng việc sắp xếp lại tổ chức hành chính từ trung ương tới địa
phương cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Lấy Phú Xuân làm kinh đô chia địa phương
thành các cấp quản lý trực thuộc khác nhau tuy vị trí xa hay gần kinh đô. Những địa
phương nằm kề Phú Xuân được gọi là trực doanh nằm dưới sự cai quản của triều đình.
Ở hai đầu của đất nước, Gia Long đặt hai kỳ Bắc Nam, giao quyền cho hai quan Tổng
trấn lúc đó gọi lag Bắc Thành và Gia Định thành.
Chính sách của nhà Nguyễn với phương Tây đầu thế kỷ XIX chủ yếu là mấy
đời vua đầu tiên cũng thể hiện rõ ràng. Trước khi nên nắm quyền Nguyễn Ánh sau này
là Gia Long đã có mối quan hệ mật thiết và nhiều năm với giáo sĩ người Pháp nhất là
với Bá Đa Lộc. Vì chịu ơn Bá Đa Lộc nên Nguyễn Ánh buộc phải để giáo sĩ truyền
đạo nên giai đoạn này quá trình truyền đạo khá thuận lợi. Nhưng từ thời Minh Mạng,
Thiệu Trị và Tự Đức đã đưa ra chính sách “cấm đạo” và được tiến hành gay gắt. Nhất
là thời Minh Mạng, các giáo sĩ bị sát hại rất nhiều, tuy quá trình truyền đạo lén lút
nhưng vẫn đạt được kết quả khá khả quan.
Kinh tế
Thế kỷ XVI – XVII kinh tế hàng hóa Đại Việt rất phát triển, sự giao lưu bn


bán diễn ra ở hầu khắp các hải cảng trong cả nước. sự phát triển kinh tế công thương
tuy chưa thực hiện rầm rộ đến mức có thể tự do, đạt đến trình độ tự mình vươn lên
thành một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa như phương Tây. Nhưng về cơ bản chính sự
phát triển đó đã vượt ra khỏi rào cản của chế độ phong kiến ở một mức độ nhất định.

Cho đến thế kỷ XVIII trên đà đó kinh tế hàng hóa vần còn rất thịnh đạt, các thương
nhân Anh và Pháp thiết lập quan hệ buôn bán với Đàng Trong chủ yếu ở Hội An. Ở
Đàng Ngoài, Thăng Long (kẻ chợ) vẫn còn có nhiều thương nhân qua lại buôn bán,
nhưng do cuối thế kỷ XVIII cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ nên các hoạt động buôn
bán cũng bị ngừng trệ. Hơn thế nữa, lúc này người Pháp váo Việt Nam xin buôn bán
chủ yếu là để thăm dò tình hình ở trong nước nên chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng
hạn chế và trục xuất các giáo sĩ đồng thời là thương nhân ra khỏi Đại Việt. Cuối thế kỷ
XVIII, việc buôn bán với nước ngoài hầu như chấm dứt. Đầu thế kỷ XIX trước tình
hình dân phiêu tán quá nhiều dẫn đến nền kinh tế khó khăn, ruộng đất bị bỏ hoang, nhà
18


Nguyễn tiến hành công cuộc khẩn hoang lập làng, khuyến khích nông dân phiêu tán về
quê cũ làm ăn. Việc sản xuất thủ công nghiệp truyền thống trong dân gian, nhà
Nguyễn cũng cho xây dựng các quan xưởng, trong chính quyền cũng được hình thành
những Ty chuyên trách nhiều lĩnh vực. Những máy móc được chế tạo theo kiểu châu
Âu đã ra các quan xưởng dưới triều đại Minh Mạng.
• Xã hội
Do cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến cưới thế kỷ XVIII đã làm cho đời
sống nhân dân vô cùng cực khổ, họ bị bóc lột một cách nặng nề. Làng mạc, ruộng
vườn bị chiến tranh tàn phá, nhân dân phiêu bạt khắp nơi, ruộng đất bỏ hoang, cỏ dại
mọc um tùm như rừng. Người ăn xin đầy đường, đầy chợ. Đã vậy, để phục vụ chiến
tranh, phục vụ cuộc sống ăn chơi xa xỉ, giai cấp thống trị đã không từ bất cứ thủ đoạn
nào, mà biện pháp cố hữu là tăng thuế. Cộng với đó là nạn lụt lội, mất mùa liên miên
xảy ra. Không còn con đường nào khác, để mưu cầu cuộc sống, quần chúng nhân dân
đã liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa.
Thế kỷ XVII được mệnh danh là thế kỷ nông dân khởi nghĩa, mà đỉnh cao là
phong trào nông dân Tây Sơn. Trong lúc chúa Trịnh phải đối phó với nhiều cuộc nổi
loạn ở các vùng dân tộc, những cuộc khởi nghĩa nông dân, thì ở Đàng Trong, chúa
Nguyễn đã tìm mọi cách củng cố và phát triển thế lực ở phía Nam. Nhưng cuộc khởi

nghĩa Tây Sơn bùng nổ đã làm thay đổi cục diện, phong trào này đã lật đổ các tập đoàn
thống trị Trịnh – Nguyễn, thống nhất đất nước. Phong trào đã có công trong chiến
thắng chống giặc ngoại xâm oanh liệt (chống quân Xiêm, chống quân Thanh). Nhưng
triều đại Tây Sơn chỉ tồn tại được một thời gian ngắn thì sụp đổ. Nhà Nguyễn lên thay,
không những không giải quyết được những vấn đề lớn của xã hội mà còn đưa đất nước
vào con đường bế tắc trì trệ, bảo thủ về mọi mặt. Và cuối cùng để nước ta rơi vào tay
thực dân Pháp.
Trải qua nhiều thế kỷ, người Việt Nam, không còn cơ sở để đặt niềm tin vào bộ
máy cai trị của nhà nước phong kiến, vì giai cấp thống trị cầm quyền, ăn chơi, xa xỉ,
chia bè kéo cánh, đánh giết lẫn nhau. Trong khi đó quần chúng nhân dân bị bóc lột
nặng nề đã liên tục nổi dậy khởi nghĩa với mong muốn xây dựng một cuộc sống mới
tốt đẹp hơn, xong các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều thất bại. Và một tâm trạng hoang
mang bế tắc không có đường ra là một sự thực phổ biến trong nhiều tầng lớp nhân dân
lao động bấy giờ.
Mặt khác, do sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chế, trung ương tập
quyền, sự tranh chấp giữa các thế lực, phe phái phong kiến và do ảnh hưởng ngày càng
19


tăng của quan hệ sản xuất hàng hóa tiền tệ, ý thức hệ Nho giáo cũng ngày càng suy
đồi, tôn ty trật tự xã hội không còn như trước nữa. Bộ máy quan lại bị đồng tiền chi
phối ngày càng sâu sắc. Bên cạnh đó, Phật giáo lại được phục hồi, nhưng không còn
thịnh đạt như thời Lý - Trần, các nhà chùa không là trung tâm vừa để giảng dạy, vừa
có một nền kinh tế phong phú. Tuy nhiên thì nó không còn đáp ứng được tư tưởng của
nhân dân trong xã hội lúc bấy giờ.
Phải nói rằng, trước sự khủng hoảng, phần nào học thuyết mới, dù cho đó là
được bên ngoài đưa vào cũng có một sức hấp dẫn nhất định với lời giáo huấn của
Chúa. Đạo Thiên chúa đến với họ như nước uống đến với người đang khát. Họ bỗng
có một đức Chúa để được cứu rỗi, và sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp nơi nước Chúa
– trên thiên đường – điều đó đem lại cho họ một sự an ủi tinh thần to lớn.

Như vậy, các nước phương Tây với tham vọng tìm kiếm thị trường, tranh giành
thuộc địa để chia nhau ảnh hưởng, giai cấp tư sản thấy cần phải có một đội ngũ những
người tri thức về khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội, lại ít gây ra sự hoài
nghi và phản ứng của người bản xứ. Vào thời điểm ấy, những con người như thế chỉ
tìm thấy ở các giáo sĩ được đào tạo công phu trong các nhà Dòng của Giáo hội. Thế là,
ở các nước Tây Âu sớm phát triển như Bồ Đào Nha, Pháp đua nhau thành lập các giáo
đoàn, tập hợp và đào tạo các thầy tu thành các giáo sĩ Thừa sai để đáp ứng cho yêu cầu
nói trên.
Về mặt hình thức thì các tổ chức tôn giáo và các nhà truyền giáo có nhiệm vụ
thực hiện lời dạy của chúa Jésus để truyền bá đức tin và mở rộng nước Chúa. Tầng lớp
thương nhân, các giáo sĩ và quân đội viễn chinh đi xâm lược lại gặp nhau trong ý đồ và
mục đích cuối cùng của họ. Vì vậy, thực dân và giáo hội đã cấu kết với nhau để thực
hiện âm mưu xâm lược nước ta.
Thay vì việc truyền bá đạo Thiên Chúa bằng con đường truyền thống của thời
nguyên thủy đó là họ ra sức dạy cho dân chúng giáo lý chính thống, những tư tưởng
mà đạo Thiên chúa giáo sẵn có. Mà người ta đã thực hiện sự cải giáo bằng phương
thức cưỡng bức đồng loạt, dựa vào bạo lực nhằm chinh phục dân bản xứ về phần hồn
để tạo tiền đè cũng như củng cố cho sự chinh phục toàn diện, nghĩa là biến những
người dân bản xứ thành kẻ nô lệ cho chính quốc và, trong cuộc chinh phục phần hồn
này các giáo sĩ Thừa sai đã nhận được sự bảo trợ của nhà nước và sự phân phối nhịp
nhàng của các thương nhân cũng như những người đi chinh phục các miền đất nước.
Đội ngũ giáo sĩ sẵn sàng “mở nước chúa”, thực hiện vai trò bước đầu là truyền đạo,
20


còn bước sau là làm tốt chức năng ổn định về tư tưởng về lớp sống cho người dân bản
xứ, để cuối cùng, chủ nghĩa thực dân và các giáo sĩ Thừa sai cùng chia nhau hưởng lợi
cho một xứ tḥc địa mênh mơng “chiếu cớ”, “khai hóa văn minh”. Đây là những
tiền đề dẫn tới sự du nhập và truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam, cũng như những
đối sách của nhà nước phong kiến đối với Thiên chúa giáo trong lịch sử dân tộc Việt

Nam từ thế kỷ XVI - XIX

21


Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ĐỐI VỚI ĐẠO
THIÊN CHÚA GIÁO ( THỪ THẾ KỶ XVII – ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX)
2.1 Quá trình du nhập và truyền bá đạo thiên chúa vào Việt Nam
Mỗi tôn giáo sau khi được định hình, đương nhiên phải truyền bá tôn giáo đó và
tiếp tục công việc mỗi khi có cơ hội và điều kiện. Đó là lý do khiến nó có thể tồn tại và
phát triển, đạo Thiên chúa cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Kể từ khi ra đời ở thế kỷ I đầu công nguyên, trải qua những bước thăng trầm
của lịch sử, chỉ đến năm 312 và năm 313 hoàng đế Constantin I mới quyết định công
nhận Kitô giáo là tôn giáo của quốc gia và ban sắc chỉ cho phép dân chúng tự do theo
đạo, còn bản thân thì chính thức cải giáo vào năm 323. Từ đó Kitô giáo ngày càng phát
triển, củng cố và có địa vị cao trong xã hội. Các nhà truyền giáo cũng luôn phải có
nhiệm vụ thực hiện lời dạy của Chúa Jiêsu là: “các con hãy ra đi dạy đạo và rửa tội
cho mọi quốc gia nhân danh Cha, Con và Thánh Thần...” đặc biệt, sau cuộc phát kiến
địa lý vào thế kỷ XV giáo hội Thiên chúa giáo mà đầu não là Tòa thánh La Mã thấy
hiện ra trước mắt mình những vùng đất bao la để mở rộng nước Chúa. Song, giáo hội
Thiên Chúa chỉ có thể thực hiện được với sự hỗ trợ vật chất của các quốc gia với nền
kinh tế tư bản sớm phát triển như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp. Vì vậy các giáo
sĩ phương Tây cùng với thương nhân dong thuyền đi tới Viễn Đông, trong đó có Việt
Nam để cùng thực hiện một mục đích là làm lợi cho quốc gia. Tuy nhiên, khi đặt chân
tới Việt Nam các giáo sĩ cũng như các giáo lý của nhà thờ Thiên Chúa giáo đã vấp
phải những khó khăn, nhưng cũng có những thuận lợi.
Bắt đầu vào thời kì Cận đại, Việt Nam còn là “vùng đất vô chủ” đối với các
nước phương Tây đi xâm lược. Thương nhân và nhà truyền giáo cũng tranh nhau vào nước
ta. Những cuộc thăm viếng, mua đi bán lại của họ đã mở đường cho các nhà truyền giáo. Đội
quân truyền giáo với những giáo lý mới mẻ đến Việt Nam vấp phải một xã hội cổ truyền có

lịch sử lâu đời và một “đạo” nhà “bền vững”. Đạo nhà đó được gia cố bằng chất men của
đạo Phật và quy tắc hóa chặt chẽ của học thuyết Khổng – Mạnh.
Vậy mà Thiên chúa giáo đã đem đến cho xã hội cổ truyền này một Đức Chúa
trời xa lạ, thay thế cho vua chúa... vì thế, trong con mắt của vua chúa, đây là “tà đạo”,
trong con mắt của người dân là một sự quái dị xa lạ. Song, theo thời gian đạo Thiên
chúa qua quá trình du nhập và truyền bá đã ngày một phát triển trong lịch sử dân tộc
Việt Nam.
22


Sử cũ đã ghi lại sự kiện vào năm 1533, Nguyên Hoà I, đời Lê Trang Tông đã ra
một chỉ dụ cấm đạo Thiên chúa. Chỉ dụ ấy cho biết: có một giáo sĩ tên Inêkhu (Ignatio)
đã lén lút theo đường biển và giảng đạo tại xã Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện
Nam Chân và xã Trà Lũ huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Đến nơi nào Ignatio cũng
đều mang tiền và thuốc phát cho dân chúng nhằm mục đích phục vụ cho việc truyền bá
đạo Thiên chúa vào nước ta.
Hai năm sau, vào năm 1535, một người phương Tây là Antônie de Pariađã vào
cửa sông Hàn Đà Nẵng để truyền đạo Thiên chúa, nhưng không biết kết quả ra sao.
Từ năm 1550 – 1612, công cuộc truyền giáo vẫn tiếp tục được triển khai tại
nước ta. Nhưng nhìn chung không thu được kết quả gì đáng kể.
Như vậy, vào thế kỉ XVI, đạo Thiên chúa đã bắt đầu được truyền bá vào Việt
Nam. Song các giáo sĩ vẫn chưa thực sự quan tâm, họ mới chỉ dừng ở mức độ thăm dò,
thử nghiệm nên ở những nơi các giáo sĩ đặt chân đến chưa thu được kết quả nhiều, chỉ
duy nhất ở vùng An Trường – Thanh Hóa còn ghi nhận đã được một số người rửa tội
và có lẽ đây là những người theo đạo Thiên chúa đầu tiên ở Việt Nam.
Phải đến những năm sau thế kỷ XVII cụ thể là từ năm 1615 trở đi, khi trung tâm
truyền giáo của Bồ Đào Nha cử hai giáo sĩ Francois Bujomi và Diego Carvalho sang Hải
Phố thuộc Quảng Nam, việc truyền bá đạo Thiên chúa ở nước ta mới thực sự bắt đầu và đạt
kết quả cụ thể. Ngay trong năm 1615, các giáo sĩ nhanh chóng xúc tiến thành lập Hội truyền
giáo xứ Đàng Trong. Đây là tổ chức truyền giáo đầu tiên được xây dựng trên đất nước và

cũng từ đây, dòng Tên của đạo Thiên chúa xuất hiện ở Việt Nam.
Từ khi Hội truyền giáo Đàng Trong được thành lập thì công cuộc truyền bá đạo
Thiên chúa giáo được phát triển liên tục trong các năm tiếp theo, nhiều giáo sĩ được cử
sang Việt Nam, chỉ trong vòng 10 năm, từ 1615 – 1625 số lượng các nhà truyền giáo
Dòng Tên lên tới 21 người. Trong đó có 17 linh mục, 4 thầy cả. Nhận thấy việc truyền
bá Đàng Trong có nhiều thuận lợi, các giáo sĩ đã liều lĩnh để đẩy mạnh việc gây cơ sở
truyền đạo ra Đàng Ngoài.
Tháng 12 – 1624 A.de Rhodes vào Việt Nam. Phải nói rằng A.de Rhodes là
người có năng khiếu đặc biệt trong việc học các thứ tiếng nước ngoài. Sau 19 ngày đặt
chân lên Việt Nam, giáo sĩ này đã miệt mài và say xưa học tiếng địa phương. Và chỉ
đúng 6 tháng sau ông đã có thể giảng đạo ở tỉnh Chàm. Tại Huế, họ đã truyền đạo cho
một phụ nữ, có thể là vợ lẽ của Nguyễn Hoàng. Bà ta đã dọn một nơi trong nhà riêng
23


của mình để làm chỗ cho các giáo sĩ ở và giảng đạo. Giáo sĩ A.de Rhodes đã áp dụng
thành công phương pháp tiếp cận với các vua chúa, quan lại, những gia đình quyền
quý bằng những lễ vật quý để qua họ lôi kéo thêm nhiều người theo đạo. Nhờ đó việc
giảng đạo của A.de Rhodes rất thuận lợi. Năm 1629 trước khi rời Đàng Ngoài thì ở Hà
Nội và các vùng lân cận đã có 3.500 giáo dân. Vùng truyền giáo đầu tiên ở Đàng
Ngoài được ghi nhận là làng Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa. Và thời gian
những người theo đạo đầu tiên ở làng này trùng với khoảng thời gian mà linh mục
Rhodes ra ngoài Bắc giảng đạo.
Ở Đàng Trong, Thiên chúa giáo đã được truyền bá rộng rãi ở các tỉnh Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Thuận Hóa, Quảng Bình với số giáo dân khoảng 50.000 người.
Song, cũng vào thời điểm này, thế lực người Bồ bị suy yếu ở trong nước và trên
trường quốc tế, họ không đủ khả năng để thúc đẩy thêm việc truyền giáo nữa, để thoát
khỏi sự kiềm chế của triều đình và giáo sĩ Bồ Đào Nha; A.de Rhodes và các giáo sĩ
Pháp sau này đã tích cực vận động cho việc thành lập Hội truyền giáo ngoại quốc ở
Paris ( năm 1658) tuyển mộ giáo sĩ đi truyền đạo ở phương Đông trong đó có sự chú ý

đặc biệt đến Việt Nam. Hội được nhà vua Pháp Louis XIV và các nhà quyền quý đỡ
đầu, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, chính thức ra mắt vào ngày 27/10/1663. Đây
là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt lớn của cuộc truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt
Nam. Hội này dần dần mở rộng cùng với sự bành trướng về thương mại của Tư bản
Pháp. Phạm vi và hệ thống toàn quốc của Hội truyền giáo ngoại quốc ngày càng ưu thế
so với các cơ sở dòng Tên của linh mục người Bồ Đào Nha và các cơ sở dòng Domini
Cainl và Phêrô của các giáo sĩ Tây Ban Nha. Kể từ đây, nước Pháp nắm độc quyền
truyền giáo cũng như sự bành trướng thế lực ở đây.
Tháng 7/1699, Lambert cùng Thừa sai Banger và một Thừa sai khác ra kinh lý
Đàng Ngoài và truyền chức thêm 7 thầy cả, 20 thầy bổn, 20 thầy chịu phép cắt tóc,
được coi như sự khởi đầu cho hàng giáo sĩ Đàng Ngoài. Tiếp đó, vào ngày 14/2/1670
Lambert triệu tập cộng đồng Nam Định nhằm lập lại kỉ luật trong địa phận như cách
thức chăm sóc con chiên, chọn lựa và đào tạo thầy giảng, phân chia các xứ, bầu trùm
trưởng và chức dịch trong các xứ...Đây là một hình thức tổ chức sinh hoạt mang dáng
dấp của một trường học sơ khai.
Từ nửa sau thế kỷ XVII, các vùng truyền giáo lớn được chia thành đại phận,
gần các tỉnh giáp ranh nhau, đi lại thuận tiện. Mỗi một địa phận do một giám mục cai
24


quản và một hệ thống các chức sắc để điều hành việc đạo. Bởi vậy, việc truyền giáo ở
nước ta thời gian này đã có nề nếp và tổ chức chặt chẽ.
Vào cuối thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XVIII, mặc dù lệnh cấm đạo của các
vương triều Đàng Ngoài, Đàng Trong diễn ra thường xuyên, chiến tranh và sự khủng
hoảng của chế độ phong kiến là những trở ngại lớn đối với quá trình du nhập và truyền
bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam. Nhưng mỗi khi có cơ hội thuận lợi, Thiên chúa giáo
lại được đẩy mạnh và tiến triển đần dần do hoạt động tích cực của các giáo sĩ. Nhưng
cũng vì muốn sự tăng trưởng trong giáo dân của dòng mình, nên đã dẫn tới tranh giành
ảnh hưởng giữa các dòng với nhau, nội bộ Thiên chúa giáo ở Việt Nam bị khủng
hoảng, mâu thuẫn. Các giáo sĩ ở Việt Nam lúc này lại thuộc nhiều các quốc tịch khác

nhau nên thường không phục nhau, luôn có sự đố kị bất đồng. Vào tháng 5/1739 Tổng
Hội truyền giáo cử cha Achaids de la Baume cùng ba giáo sĩ khác đến Đàng Trong để
giàn xếp và ra quyết định phân chia cụ thể khu vực truyền giáo của mỗi dòng. Chính
sự phân chia này đã thúc đẩy thêm các giáo sĩ ở các dòng hoạt động mạnh hơn, khẩn
trương hơn để gây thêm ảnh hưởng, tăng uy tín cùng số lượng giáo dân dòng mình
được đông đảo.
Tuy vậy, do ảnh hưởng hơn 10 năm tha cấm dưới thời chúa Ninh Vương (1721
- 1737) nên ở Đàng Trong, việc truyền đạo vẫn tiến triển vào năm 1793 ở địa phận
Đàng Trong có “300 nhà thờ, 70.000 bổn đạo với 29 linh mục ngoại quốc và 200 thầy
giảng. Riêng ở H́ có 5 nhà thờ”. Nói chung, c̣c truyền giáo ở Đàng Trong trong
khoản ba thập kỉ cuối thế kỉ XVIII hầu như không phát triển bao nhiêu. Tuy nhiên, từ
năm 1789 trở đi, sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định, phản công quân Tây
Sơn thì ở những vùng Nguyễn Ánh kiểm soát việc truyền đạo lại được phục hồi trở lại
và sự phát triển đạo Thiên chúa vẫn thu được những kết quả khả quan: “tính đến đầu
thế kỉ XIX đã có 50.000 giáo dân, 15 linh mục bản xứ, 5 thừa sai và một giám mục Thế
diện Tòng tòa”.
Sự phát triển đạo Thiên chúa ở Đàng Ngoài đã được thực hiện trong bức thư
của giáo sĩ Larbartlettes gửi cho bạn: “không bao giờ ta thấy nhân dân lại sẵn sàng
theo đạo Thiên chúa như bây giờ... những con chiên trước khi bị bắt giam vì khơng
chịu nởi những hành hạ của quan qn phải “ bội giáo”. Bây giờ những người ấy
cũng đã trở về vói chúng ta. Và những người mới theo đạo cũng mỗi ngày một
đông...”. Riêng Đàng ngoài, năm 1671 có 5.300 người được cải giáo. Từ thế kỉ XVII –
25


×