Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi và đáp án môn chuyên ngành văn phòng thi công chức tỉnh thừa thiên huế 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.87 KB, 8 trang )

ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Chuyên ngành Văn phòng
Câu 1 (2 điểm).
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định Uỷ ban nhân
dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn gì trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn
hoá, thông tin, thể dục thể thao và trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn
xã hội
Có 2 ý,
– Ý I, có 6 ý nhỏ, nêu đủ 6 ý nhỏ được 1 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm
– Ý II, có 5 ý nhỏ, nêu đủ 5 ý nhỏ được 1 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm
Ý I. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao, Uỷ ban
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin, thể dục thể
thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
2. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục,
quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trường mầm
non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và
thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử;
3. Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào về văn
hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá – thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ và phát
huy giá trị các di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý;
4. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế, trạm y tế; chỉ
đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ và
chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà
mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
5. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược
tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
6. Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức thực
hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo.
Ý II. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban nhân dân


huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng
toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lực lượng dự
bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân
quân tự vệ;
2. Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao quân,
việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy
định của pháp luật;
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực
lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện
pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật
khác ở địa phương;
4. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu,
quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
5. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật
tự, an toàn xã hội.
Câu 2 (2 điểm).
Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định việc đăng báo,
đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và đính chính văn bản quy phạm pháp luật đăng báo, đăng Công báo như thế
nào?
Có 2 ý,
– Ý I, có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,25 điểm.
– Ý II, có 3 ý,
+ Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
+ Ý 2 và ý 3, mỗi ý được 0,3 điểm.

Ý I. Đăng báo, đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải

được đăng toàn văn trên một tờ báo in chính thức của Đảng bộ cấp tỉnh trong thời hạn
chậm nhất là 5 (năm) ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch Ủy
ban nhân dân ký ban hành.
Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đến cơ quan báo
chí để đăng báo trong thời hạn chậm nhất là 3 (ba) ngày, kể từ ngày thông qua hoặc ký
ban hành. Cơ quan báo chí có trách nhiệm đăng báo chậm nhất là 2 (hai) ngày, kể từ
ngày nhận được văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải
được đăng trên Công báo cấp tỉnh chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày Hội đồng
nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký ban hành.
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức việc đăng Công báo cấp
tỉnh văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi
đăng báo, đăng Công báo phải là bản chính.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được
đăng Công báo theo quy định tại khoản 2 Điều này có giá trị như bản gốc; là văn bản
chính thức có giá trị sử dụng trong trường hợp có sự khác biệt giữa văn bản đăng Công
báo và văn bản có từ các nguồn khác hoặc khi có tranh chấp pháp lý.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm thời hạn đăng báo, đăng Công báo văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thời hạn gửi văn bản
quy phạm pháp luật để đăng báo, đăng Công báo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ý II. Đính chính văn bản quy phạm pháp luật đăng báo, đăng Công báo
1. Cơ quan đăng báo, Công báo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm tính chính xác của văn bản quy phạm
pháp luật được đăng báo, đăng Công báo.
Văn bản quy phạm pháp luật sau khi đăng báo, đăng Công báo, nếu phát hiện sai sót thì
phải được đính chính:

a) Nếu sai sót thuộc trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản thì người đứng đầu cơ
quan đó hoặc người được người đứng đầu cơ quan đó uỷ quyền ký văn bản đính chính;
b) Nếu sai sót thuộc trách nhiệm của cơ quan đăng báo, đăng Công báo thì người đứng
đầu cơ quan đó hoặc người được người đứng đầu cơ quan đó uỷ quyền ký văn bản đính
chính.
2. Việc đính chính văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh đã được đăng báo, đăng Công báo phải dựa trên cơ sở đối chiếu với văn bản
gốc và không làm thay đổi nội dung của văn bản gốc.
Chỉ đính chính đối với lỗi chính tả hoặc sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy
phạm pháp luật. Việc đính chính không áp dụng đối với những sai sót về thẩm quyền, nội
dung của văn bản quy phạm pháp luật.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có sai sót về thẩm quyền hoặc nội dung
thì văn bản quy phạm pháp luật đó phải bị đình chỉ thi hành và xử lý kịp thời theo quy
định của pháp luật.
3. Văn bản đính chính phải được đăng trên báo, Công báo.
Câu 3 (2 điểm).
Trình bày quy định về việc lập, thông qua và điều chỉnh chương trình xây dựng nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006
của Chính phủ?
Có 2 ý,
– Ý I, có 5 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm, riêng ý 1 và ý 2 mỗi ý được 0,25 điểm
– Ý II, có 3 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,3 điểm

Ý I. Lập, thông qua chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Các Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân
dân, Viện Kiểm sát nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền đề nghị xây
dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và gửi đề nghị đến Văn phòng Hội đồng
nhân dân cùng cấp.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền đề nghị xây dựng nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và gửi đề nghị đến Văn phòng Ủy ban nhân dân

trước ngày 01 tháng 10 hàng năm.
Đề nghị xây dựng nghị quyết phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, tên văn bản, đối
tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, những nội dung chính của văn bản, dự báo tác
động kinh tế – xã hội, nguồn lực tài chính, nhân lực bảo đảm thi hành văn bản, thời điểm
ban hành văn bản.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị xây dựng nghị quyết
của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự thảo Dự kiến
chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân và trình Ủy ban nhân dân
quyết định.
Dự thảo Dự kiến chương trình phải nêu rõ tên văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh
của văn bản, nội dung chính của văn bản, dự báo tác động kinh tế – xã hội, nguồn lực tài
chính, nhân lực bảo đảm thi hành văn bản, thời điểm ban hành văn bản.
Văn phòng Ủy ban nhân dân gửi Dự kiến chương trình đã được Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh thông qua đến Văn phòng Hội đồng nhân dân cùng cấp trước ngày 30 tháng 10 hàng
năm.
Văn phòng Hội đồng nhân dân tổng hợp các đề nghị xây dựng chương trình; phối hợp
với Văn phòng Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp và các Ban có liên quan của Hội đồng
nhân dân xây dựng Dự kiến chương trình.
Dự kiến chương trình phải nêu rõ tên văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn
bản, những nội dung chính của văn bản, cơ quan trình văn bản, cơ quan thẩm tra văn
bản và thời điểm ban hành văn bản.
3. Văn phòng Hội đồng nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét Dự kiến
chương trình xây dựng nghị quyết hàng năm.
Dự kiến chương trình được gửi đến các đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 5
(năm) ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân.
4. Chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thông qua tại kỳ họp
cuối năm của Hội đồng nhân dân. Nội dung chương trình phải ghi rõ tên văn bản, cơ
quan trình văn bản, cơ quan thẩm tra văn bản, thời điểm ban hành văn bản.
5. Văn phòng Hội đồng nhân dân gửi Nghị quyết thông qua chương trình xây dựng nghị

quyết của Hội đồng nhân dân đến đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ
quan, tổ chức hữu quan.
Ý II. Điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
1. Trong trường hợp xét thấy không bảo đảm tiến độ và chất lượng soạn thảo hoặc
không cần thiết phải ban hành văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1
Điều 13 Nghị định này có thể đề nghị đưa văn bản ra khỏi chương trình xây dựng nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này cũng có thể đề
nghị bổ sung văn bản vào chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải có Tờ trình gửi Thường trực Hội đồng nhân dân, đồng
thời gửi Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Nội dung Tờ trình phải nêu rõ lý do điều chỉnh chương trình, trong trường hợp đề nghị bổ
sung văn bản vào chương trình thì trong nội dung Tờ trình phải nêu rõ dự kiến tên văn
bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, những nội dung chính của văn bản, dự
báo tác động kinh tế – xã hội, nguồn lực tài chính, nhân lực bảo đảm thi hành văn bản,
thời điểm ban hành văn bản.
3. Căn cứ vào đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng nghị quyết và yêu cầu quản lý
của địa phương, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân
cùng cấp điều chỉnh chương trình và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
Câu 4 (2 điểm).
Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ; Nghị định số 09/2010/NĐ-
CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP của
Chính phủ quy định việc quản lý văn bản đến như thế nào?

Có 5 ý lớn,
– Ý I, có 3 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm
– Ý II, được 0,2 điểm
– Ý III, có 2 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm

– Ý IV, có 3 ý,
+ Ý 1 và ý 2, mỗi ý được 0,2 điểm
+ Ý 3 có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm
– Ý V, được 0,2 điểm

Ý I. Trình tự quản lý văn bản đến
Tất cả văn bản, kể cả đơn, thư do cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung
là văn bản đến) phải được quản lý theo trình tự sau:
1. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến;
2. Trình, chuyển giao văn bản đến;
3. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến;
Ý II. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến
Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được tập trung tại văn thư cơ quan, tổ chức
để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký. Những văn bản đến không được đăng ký tại văn thư,
các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết.
Ý III. Trình, chuyển giao văn bản đến
1. Văn bản đến phải được kịp thời trình cho người có trách nhiệm và chuyển giao cho
các đơn vị, cá nhân giải quyết. Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được trình
và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
2. Việc chuyển giao văn bản phải bảo đảm chính xác và giữ gìn bí mật nội dung văn bản.
Ý IV. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết kịp thời văn bản
đến. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao chỉ đạo giải quyết những
văn bản đến theo sự uỷ nhiệm của người đứng đầu và những văn bản đến thuộc các lĩnh
vực được phân công phụ trách.
2. Căn cứ nội dung văn bản đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc
cá nhân giải quyết. Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết văn bản
đến theo thời hạn được pháp luật quy định hoặc theo quy định của cơ quan, tổ chức.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng
Hành chính hoặc người được giao trách nhiệm thực hiện những công việc sau:

a) Xem xét toàn bộ văn bản đến và báo cáo về những văn bản quan trọng, khẩn cấp;
b) Phân văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân giải quyết;
c) Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Ý V. Nghiệp vụ quản lý văn bản đến được thực hiện theo hướng dẫn của Cục trưởng
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
Câu 5 (2 điểm).
Anh (chị) hãy nêu nguyên tắc tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày
04/02/2008 của Chính phủ?

Có 2 ý lớn,
– Ý I, có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
– Ý II, có 11 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,1 điểm, riêng ý 9 được 0,2 điểm

Ý I. Nguyên tắc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân
dân cấp huyện và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công
tác từ Trung ương đến cơ sở.
2. Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả;
không nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.
3. Phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện và điều kiện tự nhiên, dân số,
tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính
nhà nước.
4. Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức của các Bộ, sở
đặt tại cấp huyện.
Ý II. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê

duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý được giao.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định,
đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan
chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh
vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn
cấp huyện.
7. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh
vực.
8. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân
trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng,
chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp
huyện theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và
phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy
định của pháp luật.


×