Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT NGÀNH MAY CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG - ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN KAKI NỮ MÃ HÀNG 770332

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 82 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
1
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tại trường em đã được nhà trường và thầy cô trong khoa Công Nghệ May &
Thời Trang tạo điều kiện cho em khảo sát thực tế bằng việc trải qua 6 tuần thực tập tại công ty
may Sundia Bình Dương. Từ đó em đã vận dụng được những kiến thức đã học được ở nhà
trường vào thực tế để nâng cao hiểu biết giúp em xác định được khả năng, tay nghề của mình
để em vững tin hơn trong công việc tương lai của mình sau này. Qua quá trình thực tập tại
công ty đã giúp em mở rộng tầm nhìn và tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế mà trong quá
trình học tập tại trường em chưa được học. Em thấy việc cọ sát với thực tế vô cùng quan trọng
với sinh viên, giúp em xây dựng nền tảng kiến thức, rèn giũa bản thân để có thể tiếp cận với
môi trường mới một cách nhanh chóng sau khi ra trường. Trong quá trình thực tập em cũng
gặp rất nhiều khó khan trước môi trường mới, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý cô chú,
anh chị trong công ty đã giúp em có thêm kinh nghiệm quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Công Nghệ May & Thời Trang- Trường
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý
báu cho em.
Đồng thời em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo công ty Sundia Bình Dương,
lãnh đạo các phòng ban đã tạo điều kiện cho em thực tập trong suốt 6 tuần qua. Đặc biệt em
xin chân thành cảm ơn anh Phạm Đức Huy là phó giám đốc và các anh chị tổ trưởng đã giúp
đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập để em hoàn thành đồ án công nghệ này.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, trong qua trình làm báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong sự góp ý của quý thầy cô, các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!











BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
2
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA


MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG 7
1. Lịch sử hình thành và phát triển 8
2. Chức năng và nhiệm vụ 9
2.1 Chức năng 9
2.2 Nhiệm vụ 9
3. Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 9
3.1 Bộ máy tổ chức 9
3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 10
3.3 Bộ máy quản lý phân xưởng 11
4. Tình hình chung về công ty 11
4.1 Tình hình nhân sự 11
4.2 Tình hình tài chính 12
4.2.1 Vốn 12
4.2.2 Tình hình kinh doanh nội địa 12
4.2.3 Tình hình thị trường tiêu thụ 12
4.2.4 Phương thức thanh toán và điều kiện thương mại 13
4.2.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 14

5. Thuận lợi và khó khăn của công ty 14
5.1 Thuận lợi 14
5.2 Khó khăn 15
6. Định hướng phát triển của công ty 15
7. Các Quy định chung trong lao động của công ty SUNDIA BÌNH DƯƠNG 15
7.1. Nội quy lao động 15
7.2. Chính sách bảo vệ môi trường 17
7.3. Chính sách 5S 17
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
3
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA

7.4. Chính sách vệ sinh 18
7.5. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 19
7.6. An toàn lao động trong sản xuất 20
7.6.1. An toàn lao động 20
7.6.2. Quy định sử dụng hóa chất 21
7.6.3. An toàn về điện 21
7.6.4. Phòng cháy, chữa cháy 22
7.6.5. An toàn về vận hành, vận chuyển, sử dụng máy móc 24
Chương 2. NỘI DUNG THỰC TẬP 26
1. TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT QUẦN KAKI NỮ MÃ HÀNG
770332 27
A. Công đoạn chuẩn bị sản xuất 27
1.1. TÀI LIỆU KHÁCH HÀNG CUNG CẤP 27
1.1.1. Quần mẫu 27
1.1.2. Nhận xét 28
1.2. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT TẠI PHÒNG KỸ THUẬT 28
1.2.1. Tiếp nhận đơn hàng 28
1.2.2. Xem xét đơn hàng 28

1.2.3. Dịch tài liệu 29
1.2.4. Nghiên cứu thiết kế 29
1.2.5. Thiết kế rập 29
1.2.6. May mẫu đối 30
1.2.7. Khách hàng duyệt 30
1.2.8. Nhảy size 31
1.2.9. Giác sơ đồ 32
1.2.10 Kiểm sơ đồ cắt 34
1.2.11. Quy trình may 38
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
4
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA

1.2.12. Quy trình công nghệ 40
1.2.13. Bố trí chuyền may 41
1.2.14. Bảng màu 43
1.2.15. Kiểm tra ký duyệt 44
1.2.16. Phân phối 44
1.3. CHUẨN BỊ Ở PHÒNG KẾ HOẠCH 45
1.4. KHO NGUYÊN PHỤ LIỆU 45
1.4.1 Nhập kho 45
1.4.2. Quy trình Kiểm tra Nguyên phụ liệu 45
1.4.2.1. Vải 45
1.4.2.2. Phụ liệu 46
1.4.3. Xuất kho 47
B. CÔNG ĐOẠN TRIỂN KHAI SẢN XUẤT 48
1.5. TỔ CẮT 48
1.5.1 Phương pháp sang sơ đồ 48
1.5.2. Công đoạn kiểm vải 48
1.5.3. Công đoạn trải vải 51

1.5.4. Sang sơ đồ cùng bàn vải 54
1.5.5. Phương pháp cắt 54
1.5.6. Kỹ thuật ép dán 56
1.5.7. Đánh số - bóc tập 57
C. CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT 58
1.6. CHUYỀN MAY 58
1.6.1. Tổ chức và điều hành chuyền 58
1.6.2. Công tác chuẩn bị của chuyền 59
1.6.3. May mẫu đầu chuyền 59
1.6.4. Công tác triển khai sản xuất 59
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
5
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA

1.7. CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT SẢN PHẨM 61
1.7.1. KCS 61
1.7.2. Sửa hàng/ tẩy vết bẩn 65
1.7.3. Ủi thành phẩm 66
1.7.4. Công đoạn sấy 67
1.7.5. Công đoạn dò kim 68
1.7.6. Công đoạn bao gói/ đóng thùng 69
D. Nhận xét tình hình sản xuất tại công ty 69
E. Sự khác và giống nhau giữa lý thuyết và thực tế 70
2. QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MÃ HÀNG
770332 72
2.1. Quy trình kiểm tra sản phẩm 72
2.1.1. Quy trình kiểm trái 74
2.1.2. Quy trình kiểm phải 75
2.2. Các lỗi thường gặp 76
2.3. Cách khắc phục lỗi 79

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 80
1. KẾT LUẬN 81
2. ĐỀ NGHỊ 81
CHƯƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 82








BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
6
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN





































TP.HCM, ngày tháng năm 2015
Ký tên
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
7
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA










CHƯƠNG I: GIỚI
THIỆU ĐÔI NÉT VỀ
CÔNG TY SUNDIA
BÌNH DƯƠNG









BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
8
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA



1. Lịch sử hình thành và phát triển
Căn cứ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng

07 năm 2000;
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 06 năm 1994;
Căn cứ quyết định 386/TTg ngày 07 tháng 06 năm 1997 và quyết định 233/1998/QĐ-TTg
ngày 01 tháng 12 năm 1998 của Thủ Tướng chính Phủ về việc phân cấp, ủy quyền cấp Giấy
phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài;
Xét đơn hồ sơ dự án thành lập CÔNG TY SUNDIA BÌNH DƯƠNG của CÔNG TY TNHH
SUNDIA ( Nhật Bản ) do ông Yukinoro Fujita ( quốc tịch Nhật Bản ) làm đại diện nộp ngày
26 tháng 8 năm 2003.
Cho phép CÔNG TY TNHH SUNDIA; Trụ sở đặt tại Japan, Osaka-Fu, Higashi Osaka-shi.
Nishi Ishikiri-cho 7-2-8 thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có tên gọi là CÔNG TY TNHH SUNDIA BÌNH DƯƠNG được thành lập theo
giấy phép đầu tư số 283/GP-BD do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 01 tháng 09
năm 2003.
Tên giao dịch là SUNDIA BÌNH DƯƠNG CO.,LTD; trụ sở và nhà xưởng sản xuất đặt tại xã
Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và phải mở tài khoản tại ngân hàng theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của Doanh nghiệp : sản xuất và gia công hàng may mặc
không có công đoạn giặc tẩy; 100% sản phẩm của doanh nghiệp được xuất khẩu.
Vốn đầu tư đăng ký của doanh nghiệp là 160.000USD
Vốn pháp định của doanh nghiệp là 160.000USD
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp là 30 ( ba mươi ) năm kể từ ngày được cấp giấy phép.
Thời gian thuê nhà xưởng để thực hiện dự án là 5 ( năm ) năm kể từ ngày được cấp giấy phép.
Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm bằng 10% thu nhập chịu thuế .
- Doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ năm kinh
doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.
- Thuế chuyển lợi nhuận bằng 7% số lợi nhuận chuyển ra khỏi Việt Nam.
- Các loại thuế khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm.

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà xưởng cho bên cho thuê theo hợp đồng ký
kết giữa hai bên.
- Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại
Điều 57 và Điều 58 của Nghị Định 24/200/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính Phủ
quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Đến năm 2006 vốn đầu tư của công ty đã lên đến 250.000USD, số lượng công nhân
cũng tăng lên. Đơn đặt hàng cungc nhiều hơn, tăng 52.5% so với khi thành lập.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
9
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA

Điều này chứng tỏ hoạt động của công ty ngày càng phát triển, uy tín của công ty ngày một
nâng cao.


2. Chức năng và nhiệm vụ
2.1 Chức năng
Công ty Sundia Bình Dương chuyên sản xuất kinh doanh hàng may mặc chủ yếu là sản xuất
quần Jean.
Hình thức kinh doanh chính của công ty là gia công hàng xuất khẩu. Gia công hàng xuất khẩu
nghĩa là công ty ký hợp đồng với bên đặt gia công sau đó công ty tổ chức quá trình sản xuất
sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra công ty sẽ giao lại cho người
gia công để nhận tiền công.
Chức năng cơ bản và quan trọng nhất hiên nay của công ty là: thực hiện hoàn chỉnh, đúng thời
hạn các hợp đồng may, từ khâu nguyên phụ liệu đến gia công hoàn chỉnh sản phẩm và giao
cho khách hàng.
2.2 Nhiệm vụ
Căn cứ vào tình hình của thị trường nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đăng ký.
- Tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng năng xuất, vượt mức kế hoạch về

doanh thu và lợi nhuận.
- Nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý.
- Tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu.
- Sử dụng hợp lý nguồn lao động.
- Thực hiện đầy đủ và ngiêm chỉnh về thuế, về luật pháp của nhà nước.
3. Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban.
3.1 Bộ máy tổ chức.
Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty: đứng đầu là Tổng Giám Đốc,Giám đốc điều hành, Giám
đốc kỹ thuật, Phòng hành chính nhân sự, Phòng kế toán tài vụ, Phòng kỹ thuật, Phòng sản
xuất, Phòng xuất nhập khẩu.
Tất cả được thể hiện trên sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.



BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
10
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA


Nhận xét: Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty áp dụng theo kiểu trực tuyến nhằm làm cho các
phòng ban có thể hỗ trợ cùng với ban giám đốc một cách trực tiếp và nhanh chóng để thực hiện
tốt các công việc.
3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
+ Tổng Giám Đốc: là người điều hành cao nhất của công ty, có quyền quyết định tất cả các
vấn đề về tài chính của công ty và là người chịu trách nhiệm cao nhất rướ nhà nước về tập thể
lao động, về việc điều hành cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
+ Giám Đốc điều hành: phụ trách cồn ty, điều hành chung củ công ty, như nhân sự, kinh
doanh.
+Giám Đốc kỷ thuật: phụ trách, điều hành về các vấn đề kỷ luật, sản xuất, cung ứng nguyên
liệu cho công ty.

+Các phòng ban: chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về phàn việc liên qun đến công việc của
mình.
- Phòng hành chính nhân sự: phụ trách điều hành sự, đâò tạo nâng cao chuyên môn cho
cán bộ công nhân viên. Tổ chức lưu hò sơ, theo dõi sự hiện các chính sách chế độ của công ty
đối với người lao động.
- Phòng kế toán tài vụ: tồ chức công tác kế toán đúng pháp luật, quản lý tài snr vậ tư, tiền
vốn, nguyên liệu của công ty.
- Phòng kỹ thuật: thiết kế mẫu theo quy định của khách hàng, dựa vào sản phẩm mẫu của
các phân xưởng thực hiện đúng các yêu cầu mẫu mã, chất lượng mẫu quy định.
- Phòng sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp các phân xưởng, đề ra các kế
hoạch sản xuất. Căn cứ theo hợp đồng gia công sẽ lâp lịch sản xuất cho các mã hàng, theo dõi
tiến độ sản xuất ở các xưởng, đồng thời lập kế hoạch sản xuất thêm giờ để đúng tiến độ sản
xuất.
- Phòng xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm sản xuất thành phẩm theo hợp đồng đã ký và
nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất




BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
11
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA

3.3 Bộ máy quản lý phân xưởng.




Chức năng:
- Quản đốc phân xưởng: điều hành toàn bộ uy trình sản xuất của các phân xưởng.

- May: tính định mức, sắp xếp quy trình lên may. Tham mưu về các vấn đề kỹ thuật cho
lãnh đạo.
- Cắt: giúp chuyên gia ra rập của các mặt hàng đồng thời kiểm tra vẽ và cắt.
- Kho:lưu giữ sản phẩm cũng như nguyên vật liệu.
4. Tình hình chung về công ty.
4.1 Tình hình nhân sự.
Tính đến cuối năm 2006, tổng cán bộ công nhân viên toàn công y là 212 người. Trong năm
mới đã tuyển thêm 10 người. Không có công nhân nghĩ việc.
Trình độ cán bộ công nhân viên được thể hiện qua bảng thống kê trình độ nhân lực
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
12
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA


Nhận xét: qua bảng thống kê trên cho ta thấy công ty có trình độ lao động phổ thông khá lớn.
Pần lớn người lao động phổ thông đều có trình độ văn hóa trên casp III chiếm 87073%, số
người có trình độ ca dẳng chiếm 1,86%, số người tốt nghiệp đại học chiếm 14,62% và số
người tốt nghiệp cao học chiếm 0,4%.
Công ty cũng có rất nhiều lợi thế về nhân sự cấp quản lí, đa số nhân viên đều tốt nghiệp đại
học. Vạn dụng được nhiều kiến thức vào công việc để thực hiện một cách nhịp nhàng và rõ
ràng.
4.2 Tình hình tài chính
4.2.1 Vốn.
Vốn đầu tư đăng ký của doanh nghiệp là 160.000 USD
Vốn pháp định của doanh nghiệp là 160.000 USD
4.2.2 Tình hình kinh doanh nội địa
Đối với loại hình kinh doanh này doanh nghiệp thường không áp dụng vì loại hình kinh doanh
chủ yếu của công ty là xuất khẩu trực tiếp nên doanh thu trong nước không có. Chính vì vậy
một phần nào đó đã ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
4.2.3 Tình hình thị trường tiêu thụ.

Thị trường chủ yếu của công ty là xuất sang Nhật và Mỹ. Tuy nhiên trong những năm gần đây
công ty còn phát triển sang thị trường Hongkong.
Đối với tị trường Nhật:
Đây là thị trường chủ lực của công ty vì công ty mẹ nằm ở Nhật. Là nơi cung cấp nguồn hàng
và xuất khẩu hàng của công ty. Với lợi thế đó nên hàng của công ty khi sang Nhật không phải
chịu sức ép cạnh tranh lớn với háng của Trung Quốc, các nuocwsASEAN, Nam Mỹ
Thị trường Nhật là nơi đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận nhất.
Đối với thị trường Mỹ:
Sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được ký kết 7/2000 và đã được thông qua tháng
12/2001: sự kiện này tạo ra thị trường xuất khẩu thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
13
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA

Khi hiệu lực này có hiệu lực hàng hóa được hưởng thuế nhập khẩu vào Mỹ theo quy chế tối
huệ quốc, mức thuế thấp hơn 30-40% so với trước đây và gần đây nhất là việc Việt Nam gia
nhập WTO thì hàng dệt may vào thị trường Mỹ không quản lý bằng hạn ngạch đã mang lại cho
công ty, một thị trường to lớn. Vì thế, ngoài việc xuất sang thị trường Nhật công ty còn tìm
kiếm nhiều thị trường mới. Công ty đã ký thêm được nhiều hợp đồng gia công từ phía Mỹ với
khối lượng lớn. Tạo thêm nhiều việc làm cho công nhân đồng thời cũng đêm lại doanh thu cho
công ty.
Đối với thị trường Hongkong:
Đây là thị trường tương đối mới với công ty. Do đây là một thị trường trung gian lớn, không
kén chọn khắt khe về chất lượng sản phẩm, không đòi hỏi phải có thương hiệu nổi tiếng nên
phù hợp với công ty. Tận dụng được ưu điểm đó công ty đã nhanh chóng đưa hàng hóa có mặt
ở thị trường này. Tuy mới thâm nhập nhưng thị trường này cũng đem về cho công ty nhiều lợi
nhuận.
Tình hình xuất khẩu của công ty qua các thị trường được thực hiện ở bảng

Nhận xét: nhìn qua bảng ta thấy thị trường xuất khẩu của công ty còn hạn hẹp, khách hàng

kinh doanh chủ yếu là Nhật Bản. Tuy công ty đã xuất khẩu qua các nước như Mỹ, Hongkong
nhưng nhìn chung kim ngạch vẫn còn thấp. Tuy tổng kim ngạch vẫn tăng qua các năm nhưng
vẫn tăng chậm không đáng kể.
4.2.4 Phương thức thanh toán và điều kiện thương mại
Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán bằng T/T khi xuất khẩu sang các thị trường.
Mặc dù đây là phương thức thanh toán mang lại rủi ro cao đối với các nhà xuất khẩu nhưng do
phần lớn khách hàng là những đối tác quen mua hàng trị giá không lớn nên cũng không mang
lại nhiều rủi ro cho công ty. Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán của công ty được
thể hiện ở bảng :
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
14
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA


4.2.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong những năm qua ngành may mặc trong nước gặp nhiều khó khăn do thị trường Mỹ bị thu
hẹp bởi các chính sách hãn ngạch mà Mỹ áp dụng đối với Việt Nam. Tuy nhiên sau hiệp định
thương mại Việt-Mỹ được ký kết và gần đây là việc Việt Nam gia nhập WTO đã giúp hàng dệt
may Việt Nam dễ dàng hơn khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Thêm vào đó thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường Nhật Bản. Cùng với sự nhạy
bén của ban giám đốc trong việc tìm cách mở rộng thêm thị trường đã đưa công ty ngày càng
phát triển, doanh ngày càng tăng và điều đó được thể hiện qua bảng:
Bảng 3: Kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Doanh thu 4.956.635.258 6.568.233.102 10.751.078.427
Thu nhập bình
quân
820.875 985.050 1.250.695
Tài sản cố định 550.340.870 740.715.176 803.687.180

Tài sản lưu
động
22.300.000 35.568.332 56.328.128
Lợi nhuận 45.007.812 56.452.458 82.693.153

Nguồn: ( Phòng Kế Toán)
Để đạt được những kết quả trên chính là nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo cũng như
của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Sự nổ lực phấn đấu không ngừng và tự
hoàn thiện trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của công ty.
Kết luận chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Tổng sản lượng sản xuất trong năm 2006 là 565.664 sản phẩm.
Tổng doanh thu đạt được : 10.751.078.427 VNĐ.
5. Thuận lợi và khó khăn của công ty.
5.1 Thuận lợi
Đây là hình thức kinh doanh rất thích hợp đối với công ty có vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu
về luật lệ và thị tường thế giới, chưa có thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng qua gia
công xuất khẩu sẽ giúp công ty thâm nhập vào thị trường thế giới.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
15
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA

Qua gia công xuất khẩu giúp doanh nghiệp có thể tích lũy kinh nghiệm tổ chức sản xuất hàng
xuất khẩu, kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu, kinh nghiệm tích lũy vốn
Rủi ro trong kinh doanh ít vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh đều do bên phía đối
tác đặt gia công nước ngoài lo.
Đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ.
Do đặc điểm công ty nằm gần các đường giao thông chính, là địa bàn tập trung nhiều dân cư
nên vấn đề nguồn nhân lực hết sức dồi dào. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đoàn kết, thống
nhất năng động, có trình độ và có ý thức cầu tiến nên đây là một lợi thế cho công ty.
Là doanh nghiệp luôn thực hiện tốt các chính sách, các quy định của Nhà nước nên công ty

thường xuyên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Ban giám đốc được sự hổ trợ của các
phòng ban nên tạo điều kiện tốt cho công ty tiến bộ vững chắc để hòa nhập với cơ chế thị
trường của ngành may.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép công ty tiếp cận được với nhiều thành tựu của công
nghệ hiện đại, đáp ứng ngày càng cao của xã hội.
Là một đơn vị chuyên gia công xuất khẩu nên được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất khẩu. Đây
là một lợi thế lớn trong cạnh tranh về giá của công ty.
5.2 Khó khăn
Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền gia công, mà đơn giá gia công ngày
càng giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa những đơn vị nhận hàng gia công.
Tính phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.
Nếu chỉ áp dụng phương thức gia công xuất khẩu, doanh nghiệp khó có thể xây dựng chiến
lượt phát triển ổn định và lâu dài vì doanh nghiệp không thêt xây dựng chiến lượt phát triển
sản phẩm, chiến lượt giá, chiến lượt phân phối, xây dựng thương hiệu và kiểu dáng công
nghiệp cho sản phẩm
Đội ngủ công nhân đến từ nhiều địa phương nên thường không ổn định, đã ảnh hưởng nhiều
đến công việc, kế hoạch và đào tạo lâu dài của công ty.
6. Định hướng phát triển của công ty
 Tìm kiếm, nghiên cứu mở rộng thi trường xuất khẩu, tìm kiếm nhiều thị trường tiềm
năng lớn.
 Hoàn thiện hơn nữa tay nghề công nhân.
 Đa dạng háo sản phẩm công ty.
 Nhằm đảm bảo thường xuyên giao hàng đúng thời hạn, công ty đã liên kết với nhiều
công ty con chuyên may quần áo xuất khẩu để thực hiện kịp thời, dứt điểm các hợp đồng ký
kết.
 Nâng cao trình độ đàm phán của cán bộ đàm phán.
 Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động
xuất khẩu.
7. Các Quy định chung trong lao động của công ty SUNDIA BÌNH DƯƠNG
7.1. Nội quy lao động:

Điều 1: Người lao động phải đến công ty làm việc đúng và đủ giờ quy định:
- Sáng từ: 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều từ: 12 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút
Điều 2: Người lao động được nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
16
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA

Điều 3: Không được phép uống rượu, cờ bạc, nói chuyên trong giờ làm việc.
Điều 4: Trong giờ làm việc phải hoàn thành nhiệm vụ được phân công, không được tự ý rời bỏ
vị trí công việc đi sang bộ phận khác.
Điều 5: Quan hệ, tiếp xúc với khách hàng, đồng nghiệp phải lịch sự nhã nhặn, không nói tục,
chửi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết nội bộ.
Điều 6: Sản phẩm làm ra phải đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng số lượng và thời gian quy định.
Điều 7: Khi có khiếu nại về chế độ chính sách phải theo trình tự pháp luật quy định
Điều 8: Phải tuân thủ các quy trình sử dụng máy móc và các tiêu chuẩn an toàn lao động
Điều 9: Phải giử gìn, bảo quản tốt các phương tiện trang bị phòng hộ cá nhân do công ty cấp
Điều 10: Nghiêm cấm sử dụng máy móc thiết bị không thuộc phạm vi phân công
Điều 11: Đảm bảo giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ máy móc và tại nơi làm việc
Điều 12: Mọi người phải có ý thức trách nhiêm bảo vệ tài sản, sử dụng tiết kiệm vật tư và
nguyên liệu trong sản xuất
Điều 13: Nghiêm cấm các hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh hoặc
có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích công ty.






BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU

17
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA


7.2. Chính sách bảo vệ môi trường:


CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Công ty Sundia Bình Dương chúng tôi quyết tâm xây dựng phương châm sản xuất theo
hướng có lợi cho môi trường. Sử dụng các công cụ sản xuất tiên tiến nhằm góp phần xây dựng
một môi trường sống ngày một tốt hơn cho con người
Các mục tiêu cơ bản:
1. Thông qua các hoạt động của mình chúng tôi sẽ góp phần tuyên truyền kiến thức Bảo vệ
môi trường cho người lao động trong công ty của chúng tôi
2. Trong quá trình sản xuất của chúng tôi, sản phẩm làm ra luôn hướng tới mục tiêu thân
thiện với môi trường sống. Chúng tôi suy nghĩ tạo ra một môi trường làm việc thân thiện
và có lợi cho người lao động. Mọi quy trình sản xuất có khả năng làm hại tới môi trường
đều bị loại bỏ triệt để.
3. Chúng tôi sẽ không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm về Bảo vệ môi trường cho
người lao động. Tích cực hưởng ứng các hoạt động Bảo vệ mội trường do nhà nước đề ra.
Tuân thủ tích cực pháp luật Việt Nam về Bảo vệ môi trường sống. Đây cũng là cách mà
chúng tôi bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ con cháu chúng tôi.


KHO CHỨA RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP
7.3. Chính sách 5S:
Sàng lọc: để lại những thứ cần thiết và vứt bỏ những thứ không cần thiết
Sắp xếp: để đồ vật ở tư thế sẵn sàng sao cho ai và lúc nào cũng nhìn thấy.
Sạch sẽ: lau chùi, quét dọn, sơn phết, mài dũa sao cho sạch sẽ.

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
18
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA

Săn sóc: luôn luôn trong tìng trạng sạch sẽ và mới.
Sẵn sàng: tất cả mọi người đều tuân thủ kỉ luật và chào buổi sáng.




7.4. Chính sách vệ sinh
 Toàn bộ cán bộ- công nhân viên phải sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động trong
quá trình làm việc.
 Người lao động phải thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị nơi làm việc, chỗ làm phải
gọn gàng ngăn nắp.
 Người lao động không xả rác nơi làm việc,nơi công cộng, cổng công ty.
 Xưởng sản xuất phải vệ sinh, lau chùi 2 lần/ngày.
 Nghiêm cấm việc làm rơi vãi dầu, hóa chất xuống mặt sàn của xưởng
 Cán bộ- công nhân viên phải tuân thủ việc mang dép trong xưởng và đeo khẩu trang
khi làm việc.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
19
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA

 Cán bộ- công nhân viên phải tham gia chống dịch bệnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ
hàng năm.
 Công ty chỉ cho phép cán bộ- công nhân viên vào nơi làm việc với trạng thái tâm lý
bình thường, không say rượu hoặc sử dụng ma túy.
 Nhà bếp, nhà ăn phải luôn sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Nước sử dụng cho người lao động phải kiểm tra 1-2 lần/ngày.

 Nhà vệ sinh phải được lau chùi sạch sẽ.
 Tất cả rác, phế liệu phải để đúng nơi quy định và đưa đến nơi xử lý.
 Nếu vi phạm về vệ sinh lao động thì mọi người phải có trách nhiệm báo cho quản lý
biết để xử lý.

Sau đây là một số quy định về vệ sinh trong sản xuất của công ty:
Quy định trước khi làm việc của tổ ủi
< Sáng: 7h25. Chiều: 14h25>
Đặc biệt: thấy phát sinh dơ thì phải thực hiện ngay lập tức.
1. Vệ sinh chỗ làm việc và khu vực xung quanh.
2. Vệ sinh bàn ủi- Vệ sinh bàn hút, gối ủi, dụng cụ làm việc.
3. Thay bao vải, miếng lót bàn ủi bàn hút, áo gối ủi.
4. Dùng miếng vải có hóa chất vệ sinh mặt bàn ủi.
5. Xả hơi lên miếng vải trắng mục đích kiểm tra độ dơ của hơi và lỗ dơ hơi ứ đọng bên
trong bàn ủi.
6. Mỗi ngày tổ trưởng phân công người vệ sinh xung quanh tổ.

MÁY ÉP
Thông báo trước khi làm việc:
- Vệ sinh bàn là.
- Vệ sinh bàn hút.
- Bọc tấm lót bàn là.
- Kiểm tra lại bằng miếng vải.
◙ Quy định:
- Vệ sinh trước khi làm việc.
- Đầu giờ buổi sáng.
- Đầu giờ chiều.


7.5. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm:

Tập thể công nhân công ty cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu:
+ Năng cao năng suất
Không có hàng dơ
+ Năng cao chất lượng
Không có hàng hư


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
20
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA


7.6. An toàn lao động trong sản xuất:
Trong quá trình sản xuất có những tình huống không hay xảy ra như: Cháy nổ, hỏa hoạn,
Làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của công ty. Nên trang bị những kiến thức cũng như công
ty phải trang bị về vật chất cũng như kiến thức cho người lao động là việc hết sức cấn thiết.
7.6.1. An toàn lao động:
 Các cán bộ- công nhân viên phải luôn tuân thủ theo quy định của công ty. Do đó, trong quá
trình làm việc phải:
 Tuệt đối tuân theo các thao tác kỹ thuật, quy trìng công nghệ, cách thức vận hành.
 Không vận hành các thiết bị nếu chưa được huấn luện phương pháp vận hành.
 Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thiết bị, thao tác vận hành hoặc quá trình công nghệ vì rất
nguy hiểm nếu có sự cố xảy ra.
 Nghiêm cấm việc tự ý tháo gỡ các phương tiện che chắn của các loại máy móc.
 Trong khi máy đang làm việc, nếu thấy bất thường phải báo ngay cho thợ cơ điện tới sửa
chữa để đảm bảo an toàn.


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
21

SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA



7.6.2. Quy định sử dụng hóa chất:
 Tất cả hóa chất khi sử dụng phải thể hiên rõ nguồn gốc và thành phẩm.
 Niêm yết thông tin an toàn vật liệu tại xí nghiệp và bộ phận kho chứa hóa chất.
 Tất cả hóa chất phải được đảmbảo chứa trong các dụng cụ đúng nơi quy định, có nắp đậy,
phải được giữ đúng nơi quy định và được bảo vệ an toàn về PCCC.
 Các dụng cụ đựng hóa chất phải được dán nhãn và ghi tên đầy đủ, loại hóa chất và thành
phần của hợp chất.
 Khi sang chiết hóa chất để tẩy hàng thì người công nhân phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao
động gồm: khẩu trang, găng tay, mắt kính,
7.6.3. An toàn về điện:
 Thực hiên nghiêm chỉnh các nội quy, quy định về an toàn của ngành.
 Thường xuyên kiểm tra các trạm tự động cắt, đường dây trong toàn công ty.
 Việc đóng cắt cầu dao điện và thay đổi cấu chì phải có thợ điện thực hiện.
 Tuyệt đối không để đồ vật, hàng hóa gần các vị trí trụ điện, cầu dao.
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
22
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA



7.6.4. Phòng cháy, chữa cháy:
 Trong công ty đã được trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy, bình chữa cháy
 Các phương tiện chữa cháy phải được đặt ở nơi dễ nhìn thấy, dễ lấy và có biển báo.
 Công nhân trước khi ra về phải tắt máy
 Tất cả lối thoát hiểm phải có chỉ dẫn, đèn báo. Đèn phải luôn được bật sáng, cửa thoát
hiểm phải luôn được mở trong suốt thời gian làm việc, nghiêm cấm việc tự ý khóa các cửa

thoát hiểm
 Hàng hóa sắp trong kho phải bố trí sao cho lối đi chính được xuyên suốt.
 Khi xảy ra cháy, người phát hiện phải hô to” Cháy Cháy cháy”
 Bấm còi chữa cháy
 Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy
 Gọi 114
 Sử dụng bình PCCC để dập tắt đám cháy
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
23
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA



BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
24
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA



7.6.5. An toàn về vận hành, vận chuyển, sử dụng máy móc:
 Chỉ những thợ điện đã qua hướng dẫn mới được phép vận hành nồi hơi, máy nén khí.
 Công nhân sử dụng máy cắt tay, máy cắt vòng phải đeo găng tay
 Đối với máy móc và các thiết bị chuyên dùng khác phải trang bị và duy trì đầy đủ các che
chắn bảo hiểm an toàn và chấp hành nội quy, quy định về công tác vệ sinh sử dụng an toàn
máy móc thiết bị.
 Máy móc không sử dụng quá tải

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: NGUYỄN NGOC CHÂU
25
SVTH: TRƯƠNG THỊ NGA




Công nhân cắt đeo bao tay sắt để bảo hộ lao động và đeo găng tay vải bên ngoài để tránh
xước vải.










×