Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.05 MB, 86 trang )

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THỜI TRANG

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
SẢN XUẤT
NƠI THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG LỢI
GVHD: TS.NGUYỄN TUẤN ANH
SVTH: HÀ THỊ MINH HUYỀN
MSSV: 12709095
TP.HCM – 5/2015
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin cảm ơn tập thể quý thầy cô trường Đại Học Sư Phạm Kĩ Thuật
Thành phố Hồ Chí Minh, thầy cô khoa Công Nghệ May Và Thời Trang đã tận tình giảng
dạy và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho em trong quá trình học tập tại
trường. Đó là hành trang quý giá và hữu ích cho em trong tương lai.
Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Nguyễn Tuấn Anh đã tận tình giúp đỡ em trong suốt
quá trình hoàn thành Đồ án Công Nghệ May. Qua đó em tiếp thu thêm nhiều ý kiến bổ
ích, hệ thống được những kiến thức đã học trong nhà trường, học tập được tinh thần làm
việc nghiêm túc, hiệu quả để có thể vận dụng vào công việc thực tế của em sau này .
Đồng thời xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ Phần May Quốc Tế
Thắng Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận về cơ sở vật chất giúp người nghiên cứu có một
môi trường tốt để thực hiện đề tài. Các anh chị cán bộ Kĩ Thuật Chuyền, cùng toàn thể
anh chị em, cán bộ công nhân viên công ty đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ người nghiên
cứu có thể hoàn thành trọn vẹn đề tài của mình.
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý
kiến và giúp đỡ người nghiên cứu trong quá trình học tâp, nghiên cứu và hoàn thành báo
cáo thực tập.
Do thời gian thực tập không nhiều và do kiến thức hạn chế cho nên trong quá trình
thực hiện báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được


nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô, các cô chú, anh chị tại Công ty Cổ Phần May Quốc
Tế Thắng Lợi nhằm giúp em bổ sung và học hỏi được nhiều kiến thức hơn nữa.
Em xin chúc các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi
và toàn thể thầy cô trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, thầy cô
khoa Công Nghệ May Và Thời Trang lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong
cuộc sống và công việc, chúc Công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi ngày càng phát
triển và phồn thịnh!
Em xin chân thành cám ơn!
TP.HCM, Ngày….Tháng….Năm 2015
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Minh Huyền
2
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………… 1
MỤC LỤC…………………………………………………………………………… 2
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY……………………………….……………………… 4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN…………………………………… 5
MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP……… 6
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………7
PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1. Sơ lược về công ty………………………………………………………9
2. Qúa trình hình thành và phát triển………………………………… 10
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ……… 11
1. Các sản phẩm , dịch vụ của công ty …………………………………11
2. Thị trường tiêu thụ……………………………………………………11
3. Tổ chức quản lý của đơn vị ,tổ chức sản xuất kinh doanh…………12
4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban……………………………14

5. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm…………………………….23
III. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP MAY 2…………………………24
1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp may 2……………25
2. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp 2………………………………26
3. Sơ đồ bố trí lao động xí nghiệp may 2…………………………………27
4. Chức năng của từng bộ phận xí nghiệp may 2 ……………………….28
5. Đặc điểm sản xuất của xí nghiệp may 2……………………………….30
6. Các quy định chung trong lao động ở xí nghiệp may 2………………30
7. Tình hình máy móc thiết bị ở xí nghiệp may 2…….…………….……31
Phần II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT – MÃ HÀNG TSP7000
1. Mô tả mẫu………………………………………………………… 36
2. Hình vẽ phân tích mẫu…………………………………………… 38
3. Hình vẽ chi tiết sản phẩm………………………………………….39
4. Bảng thông số kỹ thuật thành phẩm………………………………40
5. Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật………………………………………… 42
6. Bảng định mức sản xuất……………………………………………48
7. Bảng cân đối nguyên phụ liệu…………………………………… 50
8. Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu……………………….51
3
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
9. Bảng tác nghiệp cắt………………………………………….….….55
10. Bảng thống kê chi tiết ………………………………………….….57
11. Thiết kế rập – nhảy size ………………………………………… 58
12. Bảng tiêu chuẩn giác sơ đồ …………………………………….…60
13. Quy định cho phân xưởng cắt ………………………………… 61
14. Bảng quy định cắt ……………………………………………… 64
15. Quy định đánh số - bóc tập ………………………………….… 65
16. Phiếu thanh toán bàn cắt ………………………… ………….…67
17. Quy trình công nghệ may ……………………………………… 68

18. Bảng thiết kế chuyền …………………………………………… 69
19. Quy trình hoàn tất và kiểm tra sản phẩm …………………… 70
20. Quy cách đóng gói ……………………………………………… 74
LỜI KẾT LUẬN ………………………………………………………………….…77
PHỤ ĐÍNH……………………………………………………………………….….78
4
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

5
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….
TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
Ts. Nguyễn Tuấn Anh
MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
6
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
1. Mục tiêu:
- Mục tiêu của việc báo cáo thực tập tốt nghiệp giúp cho chúng em tổng kết quá
trình,bổ sung, mở rộng, hoàn thiện hơn kiến thức đã học ở trường trong thực tế
sản xuất. Cụ thể như sau:
- Hệ thống lại kiến thức đã học:
• Công nghệ may
• Thiết kế trang phục nam
• Thiết kế trang phục nữ
• Chuẩn bị sản xuất
• Quản lý sản xuất
• Quản lý chất lượng trang phục
- Ứng dụng và tiếp cận thực tế mã hàng “ TSP 7000” tại nhà xí nghiệp may 2
Công Ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi, điều này sẽ giúp chúng em có kiến
thức tổng quát hơn trong việc triển khai thực tế một mã hàng công nghiệp.
2. Ý nghĩa:
- Đối với mã hàng “ TSP 7000” cần nắm bắt đầy đủ quy trình sản xuất của mã
hàng, để làm ra những sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất theo yêu cầu của
khách hàng và đáp ứng được yêu cầu của nhà máy.
- Ngoài ra, nó còn giúp cho sinh viên sắp xếp trình tự một cách logic trong quá
trình làm việc, đem lại những kiến thức mới lạ, thực tế. Chúng em nhận thấy
hàng may mặc quần TSP 7000 là sản phẩm cao cấp, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác
giữa các đường lắp ráp. Trong sản xuất còn phải biết dự trù những khó khăn và

thuận lợi cũng như tạo sự hao hụt của sản phẩm để kịp thời đối phó khi gặp trở
ngại.
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, xã hội ngày một càng phát triển về nhiều mặc cùng với sự tiến bộ và đóng
góp to lớn của khoa học kỹ thuật vào đó. Cuộc sống con người được nâng lên cao do đó
7
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
những nhu cầu trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, không chỉ cần “ăn no mặc ấm”
mà còn “ăn ngon mặc đẹp”,nhu cầu về đi lại,y tế, giáo duc,nhà ở… đang ngày càng một
nhiều và là những vấn đề cấp bách cần giải quyết.
Trong đó, may mặc là một nhu cầu thiết yếu rất cần cho chúng ta. Hiểu được tầm quan
trọng của nó nên ngành may mặc ở nước ta nói riêng và thế giới nói chung đang ngày
càng thu hút vốn đầu tư nhiều và mở rộng phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi nhằm phục vụ
và cung ứng cho xã hội .Không chỉ vậy,ngành may ở nước ta là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn,quan trong bạc nhất ở nước ta, không chỉ cung ứng trong nước mà còn
là ngành có tỷ lệ xuất khẩu rất cao đem về lợi nhuận cho nước nhà. Ngành may thu hút
rất nhiều lao động nên tạo rất nhiều công ăn việc làm cho công nhân, phần nào giải quyết
nạn thất nghiệp tầm trọng cho nước nhà. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật
hiện đại, ngành may luôn biết tiếp thu và áp dụng vào quá trình sản xuất, sử dung các
máy móc ngày càng hiện đại và tinh vi hơn, áp dung các dây chuyền sản xuất tự đông…
không những giảm đi sức lực con người mà còn nâng cao năng suất sản xuất, đem về
nhiều lợi nhuận hơn .
Qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi đã giúp em hiểu
thêm về tác phong làm việc, từng công đoạn thực hiện quá trình may một mã hàng. Đặc
biệt là công ty đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu sâu hơn về quy trình sản xuất một mã
hàng “TARGET TSP 7000”.
Để hoàn thành cuốn “ báo cáo thực tập” em đã tìm hiểu rất nhiều, làm việc rất nghiêm
túc cùng với một tinh thần trách nhiệm cao, song do kinh nghiệm có hạn nên không tránh
được những sai và thiếu sót, mong nhận được sự chỉ bảo từ các thầy cô, giám đốc công

ty, ban quản lí … cùng tất cả các bạn đọc để cho cuốn báo cáo được hoàn thiện hơn.
Tác giả
8
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1. Sơ lược về Công Ty Cổ Phần May Thắng Lợi.
9
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
- Công ty Cổ phần May Quốc tế Thắng Lợi là một doanh nghiệp độc lập với sự
tham gia góp vốn của nhiều cổ đông, và là một trong những thành viên của Công
ty Dệt May Việt Nam thuộc bộ công nghiệp.
- Công ty được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4103007193 đăng ký lần đầu ngày 04 tháng 7 năm 2007, thay đổi lần 1 ngày 10
tháng 12 năm 2007, thay đổi lần 2 ngày 24 tháng 9 năm 2008 do Sở Kế hoạch và
đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
- Tên đăng ký kinh doanh: CÔNG TY CỔ PHẦN MAY QUỐC TẾ THẮNG
LỢI.
- Tên giao dịch đối ngoại: THANG LOI INTERNATIONAL GARMENT JOINT
STOCK COMPANY.
- Địa chỉ: Số 2 Trường Chinh, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú. TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (08)22 153 295 – 38 152 193
- Fax: (08) 38 152 065
- Website: www.thangloi.com.vn
- -Email:
- Vốn điều lệ: 30 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 30 tỷ đồng.
- Diện tích: 15.000m2.
2. Quá trình hình thành và phát triển :

10
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
- Tiền thân của Công ty Cổ Phần Dệt May Thắng Lợi là do hai công ty trước giải
phóng,thứ nhất là Công ty Dệt Sợi Việt Nam (Vigatexco) thành lập năm 1958 và
thứ hai là Công ty In Nhuộm Vải Sợi Việt Nam (Vigatexfinco) thành lập năm
1960.
- Ngày 31/10/1975 Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định 778/QĐCNNTCQL chính
thức sáp nhập hai công ty thành một công ty và đặt tên là Nhà Máy Dệt Thắng
Lợi.
- Năm 1978, xây dựng mới và đưa vào hoạt động 1 nhà máy sợi với quy mô 65000
cọc sợi nồi cọc.
- Năm 1993, Nhà máy Dệt Thắng Lợi được đổi tên thành Công ty Dệt Thắng Lợi ,
trực thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ.
- Từ năm 1989 đến năm 1999, xây dựng hoàn tất và đưa vào hoạt động 3 nhà máy
may.
- Năm 2001, Công ty May Độc Lập được sáp nhập vào Công Ty Dệt Thắng Lợi và
trở thành Nhà Máy May Số 4.
- Năm 2002, liên doanh với công ty Stable- Well Limited (Hong Kong) thành lập
thêm một Công ty May VIGAWELL Việt Nam.
- Năm 2003, đăng ký lại ngành nghề kinh doanh và đổi tên thành Công ty Dệt May
Thắng Lợi.
- Công ty gồm 3 xí nghiệp:
• Xí nghiệp may 1.
• Xí nghiệp may 2.
• Xí nghiệp may 4.
- Công ty chính thức hoạt động từ ngày 01/11/2007.
- Tổng số lao động khoảng : 1100 lao
động.
- Mạng lưới phân phối chi nhánh công

ty : hiện nay, công ty có 3 nhà xưởng, 4 cửa hàng , 123 điểm
bán đại lý.
- Cảng xuất nhập hàng hóa : Cảng Sài
Gòn.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH .
1. Các sản phẩm , dịch vụ của công ty .
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của công ty:
11
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
• May trang phục và chăn, ga, gối (trừ tẩy, nhuộm, hồ ,in, gia công hàng đã
qua sử dụng,thuộc gia tại trụ sở).
• Sản xuất sản phẩm nhồi bông.
• Môi trường thương mại.
• Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.
• Mua bán vải, hàng may sẵn, giày dép, gra trải giường, vải canh, thiết bị
máy công nghiệp.
• Kinh doanh kho bãi.
• Kinh doanh bất động sản (trừ dịch vụ môi giới, định giá, sàn giao dịch bất
động sản).
2. Thị trường tiêu thụ :
- Đối với thị trường trong nước : Công ty luôn xác định việc giữ vững và phát triển
thị trường nội địa. Hiện nay công ty đang là một trong những nhà cung cấp lớn các
sản phẩm may cho người tiêu dùng toàn quốc thông qua hệ thống các đại lý, bạn
hàng và cửa hàng của Công ty trên khắp cả nước. Các sản phẩm của công ty đã đạt
các danh hiệu là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền do người tiêu
dùng bình chọn.
Chứng nhận chất lượng: ISO 9002, SA 8000.
- Đối với thị trường nước ngoài : Việc mở rộng phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất
khẩu luôn là mục tiêu chiến lược quan trọng của Công ty.Cho đến nay , Công ty đã

xây dựng một hệ thống bạn hàng lớn và ổn định mở rộng phát triển thị trường,
như:
 Thị trường Mỹ: London FOG, Pacific Trail, Haggar, Colubia, Target, Letap
Uniform, Yuong Champion…
 Thị trường EU: Melcher (đồng phục bưu điện Đức & DHL), Quelle, Melcosa
(Otto), Puma, Juma Ang (Fecsa)…
 Nhật Bản :Toray, Itoch, Gunze….
3. Tổ chức quản lý của đơn vị ,tổ chức sản xuất kinh doanh .
PHÒNG KINH DOANH
12
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
BAN KIỂM SOÁT
XÍ NGHIỆP MAY
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
QUẢN TRỊ
B
CỔ ĐÔNG
KIỂM SOÁT
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHONG KH-XNK
XÍ NGHIỆP MAY 4
XÍ NGHIỆP MAY 2
XÍ NGHIỆP MAY 1
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
a. Sơ đồ tổ chức .

13
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
b. Chức năng của từng bộ phận:
- Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình tập trung.
- Mối quan hệ: Giữa các phòng ban là trực tuyến: quan hệ nghiệp vụ.
i. Đại hội đồng cổ đông
- Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
ii. Hội đồng quản trị
- Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành
chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty.
iii. Giám đốc điều hành
- Là người phụ giúp Chủ tịch hội đồng quản trị điều hành những công việc chung
của công ty và trực tiếp điều hành phòng KH – XNK và các xí nghiệp may.
iv. Phó giám đốc điều hành
14
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
- Là người trực tiếp điều hành phòng kinh doanh
v. Phòng kế hoạch-xuất nhập khẩu
- Phụ trách về việc xuất nhập khẩu, tìm thị trường tiêu thụ, quan hệ với các đối tác
trong và ngoài nước , cơ quan thuế, hải quan để xuất khẩu hay nhập khẩu hàng
hóa.
vi. Phòng kinh doanh
- Là phòng nghiệp vụ trợ giúp ban giám đốc về tình hình thực hiện kế hoạch từng
tháng , quý, năm, tình hình thực hiện các hợp đồng, tổ chức tiếp nhận nguyên phụ
liệu, vật liệu, cân đối nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất. Chịu trách nhiệm kinh
doanh hàng trong nước, các hệ thống cửa hàng, đại lý.

- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm, báo
cáo tình hình thực hiện của công ty theo quy định.
vii. Phòng hành chính nhân sự
- Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tổ chức , nhân sự, tuyển dụng, đào tạo:
về chế độ, chính sách lao động và tiền lương cho toàn cán bộ công nhân viên của
công ty. Tổ chức xét lương khen thưởng định kỳ và đột xuất làm cơ sở cho hợp
đồng lương của công ty quyết định.
viii. Phòng kế toán tài chính
- Tham mưu giúp ban giám đốc thực hiện công tác tài chính kế toán, hạch toán kinh
doanh trong toàn công ty, là cơ quan chỉ đạo quản lý về mặt tài chính kế toán trong
đơn vị.
- Cùng giám đốc và các phòng ban ký kết hợp đồng kinh tế với tổ chức kinh tế trong
nước và ngoài nước, trên phương diện chuyên môn về mặt tài chính, kinh doanh
cũng như nắm bắt giá cả thị trường.
ix. Ban kiểm soát
- Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc trong quản lý và
điều hành công ty. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng
trong quản lý , điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán,
thống kê và lập báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng
của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội đồng quản trị.
x. Xí nghiệp may 1: Chuyên sản xuất áo sơ mi, Jacket, ,
xi. Xí nghiệp may 2: Chuyên sản xuất các loại hàng Chăn-Drap-Gối.
xii. Xí nghiệp may 4: chuyên sản xuất các loại quần âu, jean, hàng
FOB…
4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
a. Phòng hành chính nhân sự:
i. Phòng hành chính:
 Công tác tổ chức:
15

SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
- Đề xuất cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh đảm bảo sự hoạt
động hiệu quả của các phòng ban trong công ty.
- Quản lý cổ phần, danh sách cổ đông và cổ phiếu.
 Công tác hành chính:
- Chuẩn bị chương trình, ghi chép biên bản và tổ chức các buổi họp và hội nghị của
Ban Điều hành và Hội đông Quản trị của Công ty.
- Công tác liên quan đến đối nội:
• Tổng hợp báo cáo của các ngành và phòng ban trong Công ty.
• Quản lý, bố trí phòng và phương tiện, làm việc, tiếp khách cho HĐQT, Ban
Điều hành Công ty, CB-CNV khối 2 và khách đến liên hệ công tác.
• Thực hiện các công tác pháp chế trong công ty, xây dựng các dự thảo quy chế
quản lý trong công ty, nội quy kỷ luật lao động.
• Chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Công tác liên quan đến đối ngoại:
• Liên hệ, chuẩn bị và tổ chức các sự kiện của công ty có liên quan đến bên
ngoài.
• Tiếp và làm việc với các cơ quan báo chí truyền thông đại chúng, chính quyền
địa phương (khi được Giám đốc điều hành ủy nhiệm).
 Xây dựng, giám sát và duy trì các hệ thống quản lý ISO-SA
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các quy trình của các hệ thống quản lý
theo tiêu chuẩn ISO-SA.
- Giám sát thực hiện.
ii. Phòng nhân sự:
 Nhân sự:
- Quản lý và đánh giá nhân sự, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân
lực để thực sự đáp ứng kịp thời các yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc bố trí và đề bạc các chức danh quản
lý.

 Tiền lương
- Xây dựng quy chế xây dựng phân phối tiền lương đảm bảo sự công bằng và theo
đúng quy định của Nhà Nước và điều lệ hoạt động của công ty đối với người lao
động.
- Giám sát việc phân phối tiền lương và các khoản thu nhập đối với người lao động
trong toàn công ty và từng đơn vị.
 Chế độ chính sách đối với người lao động:
- Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo các quy định của pháp
luật và Công ty
- Giám sát thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động trong toàn công ty và
tại các đơn vị.
b. Quản lý máy móc thiết bị - định mức kinh tế kỹ thuật:
16
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
 Quản lý định mức KTKT:
- Xây dựng và ban hành các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật đối với các xí
nghiệp, kiểm tra giám sát về việc thực hiện các chỉ tiêu đã ban hành.
 Quản lý thiết bị:
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện các lịch xếp bảo trì – bảo dưỡng và sửa chữa lớn,
nâng cấp – cải tạo máy móc thiết bị.
 Sửa chữa:
- Lập kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa nhà xưởng trong toàn công ty và kiểm
tra – giám sát thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Kiểm tra giám sát việc sử
dụng, sửa chữa lớn về điện, nước, hơi trong toàn công ty.
- Thực hiện các dịch vụ liên quan đến: Sửa chữa nhà xưởng, công trình xây dựng
phục vụ công tác của CB-CNV.
- Trực tiếp quản lý toàn bộ hệ thống điện – nước – xử lý nước ( nước tinh khuyết
vào trong nước thải ) trong toàn công ty ( Ngoài phạm vi các nhà máy).
- Theo dõi công tác tiết kiệm, sang kiến cải tiến kỹ thuật của các đơn vị trong toàn

Công ty.
c. Phòng kinh doanh:
 Kinh doanh:
- Xây dựng chiến lược maketing và chiến lược kinh doanh sản phẩm Chăn – Drap –
Gối ( nội địa và xuất khẩu) và các sản phẩm may khác ( thị trường nội địa ).
- Xây dựng, triển khai thực hiện và kiểm tra – giám sát việc thực hiện kế hoạch sản
xuất – kinh doanh tháng, quý, năm và đột xuất đã được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện các hội chợ trong nước và ngoài nước sau khi đã được phê
duyệt.
- Là đầu mối thực hiện hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước để phát triển sản
xuất – kinh doanh sản phẩm chăn-drap-gối.
- Phối hợp với P.HCNS Công ty trong việc thực hiện công tác quản trị thương hiệu
và nhãn hiệu.
- Thực hiện hoạt động kinh doanh, xây dựng và tổ chức hệ thống kinh doanh, phân
phối sản phẩm. Xây dựng và duy trì mạng lưới kinh doanh hiện có.
- Lập kế hoạch và triển khai sản xuất (trong và ngoài công ty-gia công) theo nhu cầu
thị trường. Kiểm tra – giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất đã được
phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch giá thành và kiểm tra-giám sát giá thành sản xuất.
- Theo dõi việc thanh toán, thực hiện thu hồi công nợ từ hoạt động kinh doanh.
 Thống kê sản xuất và kinh doanh: đối với sản phẩm chăn-drap-gối và
các sản phẩm may nội địa:
- Theo dõi thống kê sản xuất theo kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm. Phân tích số
liệu thống kê và báo cáo đề xuất tham mưu.
17
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
- Theo dõi thống kê tiêu thụ, cân đối kế hoạch sản xuất – tiêu thụ. Đề xuất biện pháp
xử lý hàng hóa dư thừa, giảm phẩm cấp, hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển.
- Kiểm tra đôn đốc thanh toán, phối hợp với P.KTTC giải quyết công nợ phát sinh

trong kinh doanh.
 Cung ứng nguyên phụ liệu:
- Căn cứ trên kế hoạch sản xuất và kinh doanh, xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên
phụ liệu để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược cung ứng, lựa chọn nguồn cung ứng.
 Giao nhận sản phẩm may nội địa:
- Giao nhận và vận chuyển an toàn đối với hàng hóa và tiền bạc, hóa đơn ,chứng từ.
 Kho hàng – Giao nhận – Vận chuyển:
- Quản lý hàng hóa ( số lượng, chất lượng), xuất nhập khẩu, chứng từ, sắp đặt đảm
bảo đúng quy định của Công ty về quản lý kho. Đề xuất các biện pháp nâng cao kỹ
năng nghiệp vụ quản lý kho hàng.
- Hàng tháng, quý, năm tiến hành kiểm tra và kiểm kệ thực tế số lượng và chất
lượng hàng hóa trong kho thuộc phòng quản lý. Đề xuất các biện pháp xử lý hàng
hóa kém mất phẩm chất Giao nhận và vận chuyển an toàn đối với hàng hóa và tiền
bạc, hóa đơn chứng từ.
d. Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu:
 Kinh doanh:
- Xây dựng chiến lược maketing và chiến lược kinh doanh sản phẩm may xuất khẩu.
Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt.
- Thực hiện hoạt động kinh doanh, xây dựng và duy trì mạng lưới kinh doanh sản
phẩm may xuất khẩu.
- Lập kế hoạch và triển khai sản xuất ( trong và ngoài công ty – gia công ) theo nhu
cầu thị trường. Kiểm tra – giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất đã được phê
duyệt.
- Xây dựng kế hoạch giá thành và kiểm tra – giám sát giá thành sản xuất.
- Theo dõi việc thanh toán , thực hiện thu hồi công nợ từ hoạt động kinh doanh.
 Thống kê sản xuất và kinh doanh:
- Theo dõi thống kê sản xuất theo kế hoạch sản xuất hàng ngày, tháng, quý, và năm
phân tích số liệu thống kê và báo cáo đề xuất tham mưu.
- Thống kê kinh doanh tháng, quý, năm của từng loại sản phẩm và của toàn công ty

phân tích báo cáo đề xuất tham mưu.
- Theo dõi thống kê tiêu thụ, cân đối kế hoạch sản xuất – tiêu thụ. Đề xuất biện pháp
xuất hàng hóa dư thừa, giảm phẩm chất.
 Cung ứng nguyên phụ liệu:
18
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
- Căn cứ trên kế hoạch sản xuất và kinh doanh xây dựng kế hoạch cung cấp nguyên
phụ liệu thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm may xuất khẩu.
- Xây dựng chiến lược cung ứng, lựa chọn nguồn cung ứng.
 Giao nhận sản phẩm may xuất khẩu:
- Giao nhận và vận chuyển an toàn đối với hàng hóa tiền bạc, hóa đơn, chứng từ.
- Bảo đảm toàn bộ các hồ sơ, chứng từ, xuất nhập khẩu hợp pháp và hợp lệ.
 Kho hàng – Giao nhận – Vận chuyển:
- Quản lý hàng hóa ( số lượng, chất lượng), xuất nhập khẩu, chứng từ, sắp đặt đảm
bảo đúng quy định của Công ty về quản lý kho. Đề xuất các biện pháp nâng cao kỹ
năng nghiệp vụ quản lý kho hàng.
- Hàng tháng, quý, năm tiến hành kiểm tra và kiểm kệ thực tế số lượng và chất
lượng hàng hóa trong kho thuộc phòng quản lý. Đề xuất các biện pháp xử lý hàng
hóa kém mất phẩm chất Giao nhận và vận chuyển an toàn đối với hàng hóa và tiền
bạc, hóa đơn chứng từ.
 Quản lý chất lượng sản phẩm và định mức:
- Quản lý chất lượng sản phẩm: xây dựng và ban hành các chỉ tiêu chất lượng sản
phẩm và phân loại sản phẩm may: kiểm tra – giám sát và phúc tra chất lượng sản
phẩm may.
- Kiểm tra – giám sát tình hình sử dụng vật tư nguyên liệu của các đơn vị trong toàn
công ty.
- Quản lý định mức KTKT: Xây dựng và ban hành các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ
thuật đối với ngành may và kiểm tra giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu đã ban
hành.

- Theo dõi công tác tiết kiệm, sang kiến cải tiến kỹ thuật của các đơn vị trong
ngành.
e. Phòng kế toán tài chính:
 Thống kê:
- Ban hành các biểu mẫu thống kê theo các chuẩn mực theo quy định phục vụ cho
công tác thống kê và kế toán.
- Tổ chức thống kê toàn bộ chứng từ liên quan đến tài sản và giá trị của toàn bộ tài
sản tiền vốn của từng đơn vị và toàn công ty.
- Kiểm tra tính hợp pháp của toàn bộ chứng từ, số liệu và toàn bộ sổ sách kế toán.
- Tổ chứng thống kê và thẩm định toàn bộ các chi phí, thu – chi từng đơn vị, toàn
công ty và tiến hành hạch toán các hoạt động kinh doanh của từng đơn vị và toàn
công ty.
- Phân tích các số liệu thống kê và tham mưu đề xuất với Ban Điều Hành công ty
các biện pháp để quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn có hiệu quả.
 Kế toán:
- Xây dựng hệ thống kế toán và hướng dẫn thực hiện công tác kế toán đối với từng
xí nghiệp và toàn công ty.
19
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
- Thực hiện đầy đủ, chính xác và toàn bộ các quy định trong luật kế toán.
- Tổ chức công tác kế toán đầy đủ, chính xác các nội dung, tài khoản và yêu cầu của
doanh nghiệp.
- Tổ chức những hoạt động cần thiết để thực hiện việc tính toán hiệu quả SX-KD và
các đơn hàng , hợp đồng.
- Công tác kế toán tổng hợp và Quản trị kế toán.
 Tài chính:
- Trên cơ sở KH-XS-KD, xây dựng kế hoạch tài chính định kỳ, ngắn hạn và trung –
dài hạn nhằm phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.
- Thực hiện công tác Quản trị tài chính và tham mưu Ban điều hành về mọi hoạt

động kinh tế và tài chính trong các doanh nghiệp kể cả đầu tư tài chính.
- Xây dựng và trình tổng Gíam đốc ban hành các quy chế tài chính, các quy định,
chế độ và quy trình nghiệp vụ về hoạch toán. Kế toán thống kê áp dụng trong công
ty.
- Công tác Quản trị tài chính.
- Nghiên cứu và thực hiện các giao dịch chứng khoán đối với cổ phiếu của công ty
trong trường hợp lên sàn giao dịch.
f. Các xí nghiệp thành viên:
- Tổ chức thực hiện sản xuất theo kế hoạch được công ty giao.
- Tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất
lao động.
- Tổ chức thực hiện các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật, tiết kiệm và giảm chi
phí sản xuất.
- Quản lý lao động và tổ chức công việc cho toàn bộ số lao động thuộc biên chế xí
nghiệp, bảo đảm các chế độ đối với người lao động thuộc phạm vi trách nhiệm của
xí nghiệp.
- Quản lý máy móc thiết bị: bảo đảm an toàn, ổn định và tin cậy trong hoạt động
nâng cao hiệu suất huy động và hoạt động.
- Tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường lao động, phòng
chống cháy nổ trong đơn vị.
20
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TY
21
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
MỘT SỐ SẢN PHẨM MAY CỦA CÔNG TY
GỐI ÔM CÓ HÌNH THÚ ÁO SƠ MI
CHĂN – DRAP – GỐI QUẦN SHORT BIỂN

MỘT SỐ SẢN PHẨM DỆT CỦA CÔNG TY
22
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
SỢI DỆT CVC VẢI MAY CHĂN-GỐI
VẢI DỆT THOI
23
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
5. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
SƠ ĐỒ TRIỂN KHAI SẢN XUẤT
Đơn đặt hàng
Khách hàng duyệt
Thiết kế mẫu đối tượng theo yêu cầu của khách hàng
Đánh giá và phân tích
KCS
Đóng thùng
Tính định mức nguyên phụ liệu, lập nhu cầu
Cắt chỉ
Thành phẩm
Uỉ, Gấp, đóng
Nhập kho
Xuất kho
24
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Báo Cáo Thực Tập
Lập kế hoạch sản xuất
Nhận nguyên liệu từ KH, phụ liệu mua (trường hợp gia công); nguyên liệu, phụ liệu mua
(trường hợp may nội địa)
Cân đối nguyên phụ liệu

Bộ phận chuẩn bị sản xuất thiết kế, bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu, bảng tiêu
chuẩn
Gíac sơ đồ
Trải vải, cắt
Bán thành phẩm
Uỉ, ép keo
Kỹ thuật chuyền hướng dẫn các bước may theo quy trình công nghệ
25
SVTH: Hà Thị Minh Huyền GVHD: Nguyễn Tuấn Anh

×