Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT
----------
BÀI TIỂU LUẬN
Mơn: LUẬT KINH TẾ
Đề tài: HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THỰC TIỄN TẠI TP HCM
1
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
NHĨM:14
Lớp K09404A
Mục lục:
I-Lý thuyết cơ sở của Hợp đồng tín dụng
1.Khái niệm
2.Hình thức của hợp đồng tín dụng
3.Nội dung của hợp đồng tín dụng
4.Chủ thể của hợp đồng tín dụng
4.1 Bên cho vay
4.2 Bên vay
4.2.1 Các điều kiện chung
4.2.2 Các điều kiện riêng
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Hợp đồng tín dụng
5.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay
5.1.1 Quyền của bên cho vay
5.1.2 Nghĩa vụ của bên cho vay
5.2 Quyền và nghĩa vụ của bên vay
5.2.1 Quyền của bên vay
5.2.2 Nghĩa vụ của bên vay
6.Các loại hợp đồng tín dụng thơng dụng:
6.1 Hợp đồng tín dụng có đảm bảo bằng tài sản
2
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
6.2 Hợp đồng tín dụng khơng có đảm bảo bằng tài sản
7. Quy trình tín dụng đơn giản
II-Hợp đồng tín dụng thực tế và một số so sánh, phân tích
III-Thực trạng Hợp đồng tín dụng tại TP HCM
1.Thực trạng Hợp đồng tín dụng tại TP HCM
2.Các dạng tranh chấp Hợp đồng tín dụng trên thực tế
IV-Kiến nghị và giải pháp cho một số vấn đề thực trạng
1.Những kiến nghị nhằm hoàn thiện thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng
liên quan tới giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng
2.Hoàn thiện các quy định của pháp luật ngân hàng
3
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
Lời nói đầu:
Những năm vừa qua, bên cạnh sự phát triển kinh tế của nước nhà, thì cũng
khơng tránh khỏi những tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, kiện tụng. Đặc
biệt là tranh chấp trong Hợp đồng tín dụng khá phổ biến, và nhiều dạng tranh chấp, vi
phạm khác nhau. Tranh chấp càng nhiều, và có nhiều loại hơn nữa, đa dạng và phức
tạp. Vậy nguyên từ đâu, từ những ngân hàng với chức năng trung gian tài chính hay
là những từ cá nhân đi vay, hay từ sự không chặt chẽ của quy định pháp luật.
Đến từ cơ sở lý thuyết, chúng tôi mong muốn đem lại cho các các bạn cái nhìn
tồn diện. Các quy trình trên lý thuyết và thực tế hợp đồng tín dụng đã được ngân
hàng tiến hành và áp dụng như thế nào.
Hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên , và tại sao số sự gia tăng cả về số lượng
Hợp đồng tín dụng, nhưng số lượng vi phạm cũng tăng lên nhanh chóng.
I- Lý thuyết cơ sở của Hợp đồng tín dụng.
1.Khái niệm
Hợp đồng là sự thỏa thuận bằng lời nói (hoặc văn bản) giữa hai hay nhiều chủ
thể có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, nhằm xác lập, thành lập hay chấm
dứt các quyền hay nghĩa vụ pháp lý nhất định trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo
đức xã hội.
4
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới
hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hồn trả lại
với một lượng giá trị lớn hơn.
Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản được quy
định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong
trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là các ngân hàng.
Theo đó, ngân hàng là bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với ngun tắc có
hồn trả nợ gốc và lãi.
2. Hình thức của hợp đồng tín dụng:
Theo điều 51 Luật các tổ chức tín dụng, giá trị pháp lý của hợp đồng tín dụng
chỉ được thừa nhận khi hợp đồng được ký kết bằng văn bản, trong đó có nội dung về
điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn
vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam
kết khác được các bên thoả thuận.. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy xuất phát từ
những ưu điểm sau đây của việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản:
Một là, hợp đồng tín dụng được ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụ
thể cho việc thực hiện hợp đồng, và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
tín dụng.
Hai là, việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự cơng bố
cơng khai, chính thức về mối quan hệ pháp lý giữa những người lập ước, để cho người
thứ ba biết rõ về việc lập ước đó, mà có những phương pháp xử sự hợp lý, an tồn
trong trường hợp cần thiết.
Ba là, việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể giúp các cơ quan có
trách nhiệm của chính quyền thi hành cơng vụ được tốt hơn. Chẳng hạn như việc thu
5
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
thuế, lệ phí, kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm sốt hoạt động thương mại của các chủ
thể kinh doanh trên thị trường.
Theo quy định hiện hành, văn bản hợp đồng tín dụng được hiểu bao gồm văn
bản viết và văn bản điện tử. Hợp đồng tín dụng được xác nhận thơng qua phương tiện
điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu được coi là giao dịch văn bản. Các văn bản
hợp đồng điện tử được coi là có giá trị pháp lý như văn bản hợp đồng viết và có giá trị
chứng từ trong q trình giao dịch.
3. Nội dung của hợp đồng tín dụng:
Nội dung của hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên có đủ
tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và phù hợp với pháp
luật. Các điều khoản này vừa thể hiện ý chí của các bên, đồng thời cũng làm phát sinh
những quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của mỗi bên tham gia hợp đồng tín dụng.
Về lý thuyết, nội dung của hợp đồng tín dụng (các điều khoản của hợp đồng)
phải do các bên tự định đoạt trên nguyên tắc đồng thuận ý chí, phù hợp với pháp luật
và đạo đức xã hội.
Theo quy định tại điều 51 Luật Các tổ chức tín dụng, nội dung của hợp đồng tín
dụng bao gồm các điều khoản cơ bản sau đây:
Điều khoản về điều kiện vay vốn: Khi thỏa thuận điều khoản này, các bên cần ghi
rõ trong hợp đồng tín dụng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏa mãn thì
hợp đồng tín dụng mới có hiệu lực.
Điều khoản về đối tượng hợp đồng: Trong điều khoản này, các bên phải thỏa
thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo
hạn.
6
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay: Các bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín
dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày ký hợp
đồng. Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng dự liệu trước và ghi khả năng này
trong hợp đồng tín dụng,cịn thời gian gia hạn sẽ tiến hành thỏa thuận sau, trong q
trình thực hiện hợp đồng tín dụng.
Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay: Đây là một điều khoản rất quan
trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay. Vì thế các bên phải
thỏa thuận rõ ràng số tiền vay sẽ được hồn trả dần hàng tháng (trả góp) hay là trả
toàn bộ khi hợp đồng vay đáo hạn. Nếu khoản vay được thỏa thuận thanh tốn theo
từng kỳ hạn, thì các bên cũng có thể dự liệu trước về khả năng điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ, cho phù hợp với khả năng tài chính của bên vay khi trả nợ.
Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay: Trong điều khoản này, các bên cần ghi
rõ vốn vay sẽ sử dụng vào mục đích gì (ví dụ, mua vật tư hàng hóa để kinh doanh hay
mua hàng hóa để tiêu dùng...). Việc thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng tín
dụng được xem như một giải pháp đảm bảo sự an tồn về vốn cho các tổ chức tín
dụng, nhằm tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn sai mục đích. Mặt khác, để đảm
bảo mục đích của cả hai bên và đảm bảo vốn được sử dụng hiệu quả, pháp luật cũng
cho phép trong thời gian sử dụng vốn, các bên có quyền thỏa thuận lại về mục đích sử
dụng vốn vay mỗi khi xác định thời cơ và điều kiện sử dụng vốn đã thay đổi.
Điều khoản về giải quyết tranh chấp của hợp đồng tín dụng: Đây là điều khoản
mang tính chất thường lệ, các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh
chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải
quyết tranh chấp cho mình. Nếu trong hợp đồng tín dụng khơng ghi điều khoản này, có
nghĩa là các bên khơng thỏa thuận thì việc xác định thẩm quyền, thủ tục giải quyết
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đó sẽ được thực hiện theo quy định của
pháp luật.
7
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
Ngồi ra, nếu hợp đồng tín dụng được giao kết có điều kiện đảm bảo bằng tài
sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận một điều khoản riêng
nằm trong hợp đồng tín dụng (hợp đồng chính), hoặc lập một hợp đồng phụ đính kèm
theo hợp đồng chính.
Trên thực tế, các bên thường ký kết hợp đồng phụ (hợp đồng cầm cố, hợp đồng
thế chấp, hợp đồng bảo lãnh) nhằm thể hiện rõ ý chí của mình trong việc cầm cố, thế
chấp, bảo lãnh. Về lý thuyết, hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh
đó chỉ là tính cách của một hợp đồng phụ, nên hiệu lực của nó hồn tồn phụ thuộc
vào hợp đồng chính (hợp đồng tín dụng).
4. Chủ thể của hợp đồng tín dụng:
Trong giao dịch tín dụng, chủ thể ký hợp đồng tín dụng bao gồm bên cho vay
(các tổ chức tín dụng) và bên đi vay (các tổ chức, các cá nhân có những điều kiện do
quy định). Các chủ thể này khi tham gia giao dịch hợp đồng tín dụng cần phải thỏa
mãn những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
4.1 Bên cho vay:
Bên cho vay trong trường hợp tín dụng thơng thường là tổ chức tín dụng có
những điều kiện do pháp luật quy định. Ngoài ra, các tổ chức khác khơng phải là tổ
chức tín dụng nếu được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện hoạt động tín dụng,
thì cũng có thể bên cho vay trong hợp đồng tín dụng, và cũng phải thỏa mãn các điều
kiện giống như đối với bên cho vay là tổ chức tín dụng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, một tổ chức tín dụng muốn trở thành
chủ thể cho vay trong hợp đồng tín dụng phải thõa mãn các điều kiện sau đây:
- Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng nhà nước cấp.
- Có điều lệ do Ngân hàng nhà nước chuẩn y.
8
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp
- Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với
khách hàng.
Riêng đối với các tổ chức khơng phải là tổ chức tín dụng, muốn trở thành chủ
thể cho vay trong hợp đồng tín dụng, thì chỉ cần thỏa mãn các điều kiện như có giấy
phép hoạt động ngân hàng, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có người đại
diện hợp pháp. Trong giấy phép hoạt động ngân hàng và giấy chứng nhân đăng ký
kinh doanh của các loại tổ chức này, phải ghi rõ hoạt động cho vay là hoạt động ngân
hàng được phép thực hiện.
4.2 Bên vay:
Bên vay trong hợp đồng tổ chức tín dụng là cá nhân, tổ chức thõa mãn các điều
kiện vay vốn do pháp luật quy định và những điều kiện khác do các bên thỏa thuận.
Thông thường, những điều kiện chung sẽ do pháp luật quy định và được áp
dụng khách hàng vay trong mọi trường hợp, không phân biệt là tổ chức hay cá nhân,
họ vay tiền để kinh doanh hay tiêu dùng. Còn những điều kiện riêng sẽ do các bên tự
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
4.2.1 Các điều kiện chung:
Trên ngun tắc, những điều kiện này có tính bắt buộc chung đối với mọi chủ
thể đi vay trong mọi hợp đồng tín dụng.
Điều kiện một, bên vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Riêng đối với các tổ chức (bao gồm các pháp nhân hay tổ chức không phải pháp nhân
như hộ gia đình, tổ hợp tác, cơng ty hợp danh...) cịn phải có người đại diện hợp pháp
có đủ năng lực và thẩm quyền đại diên cho tổ chức đó khi ký kết hợp đồng tín dụng.
Với điều kiện này, các bên khơng nhất thiết phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng và nếu
9
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
khơng ghi điều kiện này trong hợp đồng tín dụng, thì có thể coi như các bên mặc nhiên
thừa nhận nó theo quy định của pháp luật.
Điều kiện hai, có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Đây cũng là điều kiện bắt
buộc phải thỏa mãn đối với mọi chủ thể vay trong mọi hợp đồng tín dụng, và các bên
bắt buộc phải ghi điều kiện này trong hợp đồng như một điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng tín dụng.
4.2.2 Các điều kiện riêng:
Ngồi những điều kiện chung có tính bắt buộc thỏa mãn đối với bên vay (bao
gồm năng lực chủ thể và mục đích sử dụng vốn vay), người vay có thể phải thỏa mãn
những điều kiện riêng khác nữa do tổ chức tín dụng yêu cầu trong từng hợp đồng tín
dụng cụ thể. Những điều kiện này chỉ có tính bắt buộc phải thỏa mãn đối với bên vay,
khi chúng được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng tín dụng như là những điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các điều
kiện này bao gồm:
Bên vay có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;
Bên vay có phương án sử dụng vốn khả thi, hiệu quả;
Bên vay có tài sản cầm cố thế chấp hoặc có bảo lãnh bằng tài sản của người thứ
ba trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh;
Tóm lại, việc pháp luật quy định các điều kiện chủ thể đối với bên cho vay và bên
đi vay trong hợp đồng tín dụng, ngồi mục đích thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt
động tín dụng cịn có ý nghĩa là giải pháp nhằm đảm bảo thi hồi số hồi vay.
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng tín dụng:
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng tín dụng là tất cả các hành vi
pháp lý được các bên tạo lập ra để thực hiện, thông qua sự kiện ký kết hợp đồng tín
10
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
dụng. Việc tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý vừa là mục đích của các bên khi giao kết
hợp đồng, vừa là hiệu quả giao kết pháp lý tất yếu của việc giao kết hợp đồng tín dụng,
một khi hợp đồng đó đã có hiệu lực pháp lý. Về lý thuyết, quyền và nghĩa vụ của các
bên sẽ phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng tín dụng bắt đầu có hiệu lực, chúng được
các bên thực hiện dần dần trong quá trình sử dụng tiền vay, cho đến khi khoản tiền vay
đã được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi (kể cả tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại nếu
có).
Trong pháp luật thực định, do mỗi bên tham gia hợp đồng tín dụng có tư cách
pháp nhân khác nhau, nên các chủ thể này sẽ có những quyền và nghĩa vụ khác nhau.
Các quyền và nghĩa vụ này được phát sinh từ nội dung thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng, hoặc phát sinh từ các điều khoản đã được dự liệu sẵn của nhà lập pháp, nhưng
suy cho cùng, chúng đều có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên giao kết hợp đồng
tín dụng.
5.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay:
5.1.1 Quyền của bên cho vay:
Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án, phương án vay vốn khả
thi, khả năng tài chính của mình và người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;
Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn;
dự án, phương án vay vốn khơng có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp
luật hoặc ngân hàng khơng có đủ nguồn vốn để cho vay;
Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
11
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn khi phát hiện
khách hàng cung cấp thơng tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;
Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc khởi kiện bên thứ ba cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên khơng có thoả
thuận khác thì ngân hàng có quyền bán tài sản bảo đảm tiền vay theo sự thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay để thu nợ theo quy định của
pháp luật hoặc yêu cầu người thứ ba thực hiện nghĩa vụ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
cho khách hàng vay vốn;
Miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định của ngân hàng; gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ
hạn nợ theo quy định;
Mua bán nợ, đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ và cơ cấu lại nợ theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5.1.2 Nghĩa vụ của bên cho vay:
Giải ngân cho bên vay theo đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
Thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong số các nghĩa vụ của bên cho vay, thì nghĩa vụ giải ngân là quan trọng
nhất. Nếu nghĩa vụ này không được thực hiện, thì sẽ khơng phát sinh quyền và nghĩa
vụ khác của hai bên.
5.1 Quyền và nghĩa vụ của bên vay:
5.2.1 Quyền của bên vay:
12
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
Từ chối các yêu cầu của ngân hàng không đúng với các thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng;
Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của ngân hàng theo quy
định của pháp luật.
5.2.2 Nghĩa vụ của bên vay:
Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn
đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các thông tin, tài liệu
cung cấp cho ngân hàng;
Sử dụng tiền vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác với ngân hàng;
Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận
về việc trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín
dụng.
Trong số các nghĩa vụ của bên vay, thì nghĩa vụ trả nợ là quan trọng nhất.
Nghĩa vụ này chỉ được miễn trừ nếu bên cho vay đồng ý, cịn lại thì sẽ khơng bao giờ
được miễn trừ, kể cả xảy ra tình trạng bất khả kháng.
6. Các loại hợp đồng tín dụng thơng dụng:
Trong thực tiễn, tùy thuộc vào sự đánh giá của các tổ chức tín dụng về khả năng
trả nợ và mức độ uy tín của khách hàng đối với mình, mà tổ chức tín dụng có thể lựa
chọn giao kết những loại hợp đồng tín dụng sau đây:
6.1 Hợp đồng tín dụng có đảm bảo bằng tài sản:
13
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
Dưới góc độ pháp lý, hợp đồng tín dụng có đảm bảo bằng tài sản là thỏa thuận
bằng văn bản, trong đó tổ chức tín dụng cam kết chuyển giao cho khách hàng vay sử
dụng số tiền của mình trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hồn trả cả gốc
và lãi trên cơ sở đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của
người vay hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba.
Về ngun tắc, hợp đồng tín dụng có đảm bảo được nhận diện nhờ các đặc điểm
cơ bản sau đây:
Thứ nhất, trong hợp đồng tín dụng có đảm bảo ln tồn tại những điều khoản
bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay. Các điều khoản này có thể được ghi nhận ngay trong
hợp đồng tín dụng, hoặc tách thành một hợp đồng riêng đính kèm theo hợp đồng tín
dụng. Thứ hai, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, tổ chức tín dụng cho
vay ln có quyền ưu tiên theo đuổi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho mình, khơng cần
biết tài sản bảo đảm đang nằm ở đâu và trong sự quản lý của ai.
Thứ ba, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm, quy trình thủ tục ký kết và thực
hiện hợp đồng bao giờ cũng phức tạp hơn so với hợp đồng tín dụng khơng có bảo đảm
bằng tài sản, bởi lẽ các bên phải thỏa thuận thêm về điều khoản bảo đảm nghĩa vụ trả
nợ tiền vay, ngoài những điều khoản thơng dụng khác của hợp đồng tín dụng. Thực tế
cho thấy rằng việc ký kết hợp đồng bảo đảm càng chặt chẽ bao nhiêu, thì mức độ an
tồn về phương diện pháp lý cho các bên càng cao bấy nhiêu.
6.2 Hợp đồng tín dụng khơng có bảo đảm bằng tài sản:
Trong thực tế, mặc dù sự bảo đảm bằng tài sản cho các khoản vay của tổ chức
tín dụng là cần thiết, nhưng không phải mọi khoản vay ở tổ chức tín dụng đều cần có
sự bảo đảm bằng tài sản. Đôi khi, những khoản cho vay kinh doanh hay cho vay tiêu
dùng được cung cấp bởi một tổ chức tín dụng lại dựa trên cơ sở khơng cần bảo đảm.
Nghiệp vụ này được các tổ chức tín dụng áp dụng đối với những khoản vay mà họ cho
14
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
rằng người đi vay có đủ uy tín, có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sử
dụng vốn khả thi và khả năng hỗ trợ chắc chắn.
Ở Việt Nam, việc cho vay khơng có bảo đảm giữa tổ chức tín dụng với khách
hàng được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng và những văn bản hướng dẫn thi
hành. Các văn bản pháp luật này quy định những điều kiện để tổ chức tín dụng thực
hiện quyền cho vay khơng có bảo đảm đối với khách hàng. Trong một số trường hợp
đặc biệt, vì yêu cầu bảo đảm sự an tồn tín dụng cho tổ chức tín dụng và an ninh kinh
tế, mà quyền cho vay khơng có bảo đảm bị pháp luật hạn chế.
Chế độ cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản bao gồm những nội dung chủ
yếu sau đây:
Trong quan hệ hợp đồng tín dụng khơng có bảo đảm, điều kiện để vay vốn
khơng phải là những tài sản đem bảo đảm, mà bao gồm rất nhiều yếu tố phản ánh
năng lực trả nợ của người vay, như năng lực chủ thể, uy tín của người vay, phương án
sử dụng vốn và tình hình tài chính của họ.
Thứ nhất, pháp luật của các nước đều quy định rằng tổ chức tín dụng chỉ được
cho vay đối với những khách hàng đủ năng lực chủ thể, nghĩa là có đủ năng lực pháp
luật và năng lực hành vi. Mọi khế ước vay được thiết lập giữa tổ chức tín dụng với
những người khơng có năng lực chủ thể đều có thể bị coi là vơ hiệu (vơ hiệu tương
đối).
Thứ hai, uy tín của người vay cũng là một điều kiện để được vay vốn, và thường
là điều kiện quan trọng nhất đối với một chủ thể là bên vay trong quan hệ tín dụng
khơng có bảo đảm. Thực tế cho thấy nếu một người vay dù có tài sản lớn đến đâu hay
có khả năng tài chính mạnh đến mức nào, nhưng họ khơng phải là người quyết tâm
trả nợ và không coi trọng uy tín, danh dự của bản thân mình thì khoản nợ đó cũng sẽ
khó được hồn trả. Tuy vậy uy tín của người vay là một phạm trù khó đánh giá được
chính xác.
15
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
Thứ ba, người vay phải có tình hình tài chính lành mạnh và có khả năng trả nợ.
Trên thực tế, điều kiện này rất khó xác định chính xác, bởi lẽ đôi khi các thông tin về
hoạt động kinh doanh của người vay bị sai lệch và sổ sách kế toán thiếu minh bạch.
7. Một quy trình tín dụng căn bản
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung
một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
1
Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
2
Khả năng sử dụng vốn vay
3
Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay và lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong
việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.
Mục tiêu:
1
Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự
đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu
rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
2
Phân tích tính chân thật của những thơng tin đã thu thập được từ phía khách
hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở
cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một
hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
16
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
1
Đồng ý cho vay với một khách hàng khơng tốt
2
Nhóm 14-K09404A
Từ chối cho vay với một khách hàng tốt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ
2 cịn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng
đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc
dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm
bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà
cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách
hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo
khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
II-Hợp đồng tín dụng thực tế và một số, phép so sánh, phân tích
Nói chung, các mẫu hợp đồng mà các ngân hàng đưa ra không phải là hợp đồng
mẫu theo quy định của Bộ luật Dân sự, mà chỉ là bản thảo để thuận tiện trong quá
trình đàm phán ký kết hợp đồng. Bên vay hồn tồn có thể thoả thuận với ngân hàng
thay đổi bất kỳ nội dung nào.Nhưng nhìn chung, nội dung của các hợp đồng tín dụng
đều có các nội dung sau: điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số
tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương
thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận.
Ví dụ như: Điều khoản về điều kiện vay vốn về năng lực chủ thể nhưng trong
thực tế thì các bên khơng nhất thiết phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng và nếu không
17
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
Nhóm 14-K09404A
ghi điều kiện này trong hợp đồng tín dụng, thì có thể coi như các bên mặc nhiên thừa
nhận nó theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên trên thực tế các hợp đồng tín dụng của các ngân hàng khác nhau thường có
thể có điều khoản này mà khơng có các điều khoản kia hoặc sự sắp xếp các điều khoản
này theo thứ tự khác nhau là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của ngân hàng và bên vay.
Theo như thực tế thì bên vay thường phải chấp nhận những điều khoản thiên về ràng
buộc chặt chẽ đối với bên vay và có lợi hơn cho ngân hàng. Để tìm hiểu cụ thể hơn
chúng ta có thể theo dõi bản hợp đồng sau:
18
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
19
Nhóm 14-K09404A
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
20
Nhóm 14-K09404A
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
21
Nhóm 14-K09404A
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
22
Nhóm 14-K09404A
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
23
Nhóm 14-K09404A
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
24
Nhóm 14-K09404A
Hợp đồng tín dụng thực tiễn tại TP HCM
25
Nhóm 14-K09404A