Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
SỞ GIO DC V ĐO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
ĐỀ TI
GIẢM TỈ LỆ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN VẬT LÍ
LỚP 12 THÔNG QUA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH
HỌC TỔ, NHÓM.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê
Ngô Hoàng Đức
Tháng 3 năm 2015
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 1
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
MC LC
I. Tóm tắt đề tài……………………………………………………… 1
II. Giới thiệu……………………… ………………………………… 3
III. Phương pháp……………………………………………… ……….5
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả……………… …………… 8
V. Kết luận……………………………………………………… 10
VI. Tài liệu tham khảo…………………………………………… … 12
VII. Phụ lục (kèm theo)………………………………… ……….……13
1. Các bước thực hiện 12
2. Bảng điểm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 24
3. Đề kiểm tra và đáp án trước và sau tác động 26
4. Đĩa CD
I. TÓM TẮT ĐỀ TI
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 2
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Điều 28.2 của Luật Giáo dục đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”
Tuy nhiên, với đối tượng học sinh của trường đa số là học sinh yếu kém, các em ít tự
giác học tập, do đó vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để các em chịu học, tự học để có kiến
thức thì sẽ làm bài đạt hiệu quả. Theo chúng tôi để các em chịu học và tự học thì giáo viên
phải là người hướng dẫn cho các em học cách học, giao việc cụ thể cho các em và phải có
biện pháp kiểm tra đánh giá. Đồng thời, phối hợp tổ chức cho các em thi đua với nhau trong
học tập. Giáo viên là người theo dõi sự tiến bộ của các em động viên khen trưởng kịp thời
nhằm hướng các em ý thức tự học và để giúp các em học sinh lớp 12C2 Trường THPT
Nguyễn Trung Trực học tổ, nhóm môn Vật lí đạt hiệu quả. Ngay từ đầu năm học chúng tôi
nhận thấy lớp có phong trào học tổ nhóm, vào các ngày thứ bảy, chủ nhật có một số em vào
trường học nhóm. Hơn nữa lớp có một số em rất siêng học và học rất khá môn Vật lí. Đó
cũng chính là cơ sở để tôi thực hiện đề tài này.
Học tổ nhóm là một trong những hình thức tự học, mà các em cùng một nhóm, có thể
là nhóm bạn thân, nhóm bạn gần nhà, có cùng mục đích là học tập để cùng tiến bộ. Đây là
hình thức học tập mà học sinh không phải đối mặt với thầy cô, nên tâm lý học tập nhẹ nhàng,
thoải mái, chủ động hỏi bạn bè cùng nhóm khi chưa rõ, chưa hiểu, chưa làm được. Các em
khá trong nhóm có điều kiện trao đổi với nhau về các bài toán khó, học hỏi lẫn nhau. Những
học sinh khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các học sinh yếu hơn và đảm nhận trách nhiệm
của người hướng dẫn. Tất cả thành viên trong nhóm đều được lợi, học sinh yếu được giúp đỡ.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 12C2, 12C3 trường
THPT Nguyễn Trung Trực trong năm học 2014-2015. Lớp thực nghiệm là lớp 12C2 được
thực hiện giải pháp thay thế qua việc giáo viên Phan thị Kim Huê hướng dẫn cho học sinh học
tổ nhóm trước khi thi học kì I. Lớp đối chứng là lớp 12C3 do giáo viên Ngô Hoàng Đức giảng
dạy, không thực hiện việc hướng dẫn cho học sinh học tổ, nhóm.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 3
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Việc hướng dẫn cho học sinh học tổ, nhóm đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến kết quả học
tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp
đối chứng. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 5,36, lớp đối
chứng là 4,46. Kết quả phép kiểm chứng T-test p = 0,001<0,05 có ý nghĩa là có sự khác biệt
lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả cho thấy sự chênh
lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên.
Điều đó chứng minh rằng, việc hướng dẫn học sinh lớp 12C2 học tổ, nhóm môn Vật lí đã
làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém của lớp.
II. GIỚI THIỆU
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 4
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Đa số học sinh đầu vào của trường là yếu kém, mà đã yếu kém thì các em rất lười học, học
trước quên sau, do đó việc giảng dạy kết hợp với hướng dẫn các em tự học và ôn tập thường
xuyên là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em.
Một số học sinh khá giỏi, các em có ý thức tự học tự ôn tập, nhưng đa số học sinh trung
bình, yếu, kém chưa có ý thức tự học, trong khi đối tượng này lại chiếm đa số. Trong khi đó
đối với môn Vật lí 12 các em sẽ thi kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm, lượng kiến thức bao
quát, rộng. Tài liệu tham khảo rất nhiều nhưng đa số học sinh yếu kém không tự giải được vì
thế việc hướng dẫn học sinh lớp 12 học tổ nhóm để các em khá giỏi giúp đỡ bạn cùng học tập
tiến bộ.
Qua tham khảo trên mạng Internet, vấn đề hướng dẫn học tổ, nhóm trên lớp có nhiều
tài liệu liên quan. Nhưng việc “Hướng dẫn học sinh học tổ nhóm ngoài giờ” trước đây chưa
có ai nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi ngoài việc nghiên cứu tài liệu Khoa
học sư phạm ứng dụng, nhóm chúng tôi có tham khảo một số đề tài minh họa trong tài liệu và
đề tài môn Vật lí của giáo viên Nguyễn Văn Thắng, Trường THPT Thuận Hòa, Tỉnh Sóc
Trăng.
1. Hiện trạng
Trong quá trình giảng dạy trên lớp và các tiết bồi dưỡng tôi nhận thấy chỉ có những
học sinh khá, giỏi thường có những thắc mắc và hỏi giáo viên trong giờ học hoặc ngoài giờ.
Còn đa số học sinh yếu kém rất ít khi hỏi thầy cô hoặc thắc mắc vấn đề gì. Mặc dù các em
yếu kém có thể vẫn chưa hiểu bài, chưa tự làm được bài tập. Một phần các em sợ hỏi thầy cô,
thầy cô hỏi lại kiến thức cũ thì phát hiện chỗ hỏng kiến thức của các em. Bởi thế, trong dân
gian có câu " Học thầy không tài học bạn". Trong thực tế các em học sinh yếu kém thường
hỏi bạn bè học khá hơn khi không hiểu bài hoặc không làm được bài tập mà nhất là các em
thường trao đổi với các bạn cùng nhóm hoặc bạn thân.
2. Nguyên nhân
Đầu vào học sinh của trường là yếu, mà đã yếu kém thì các em thường bị hỏng kiến
thức ở các lớp dưới, lười học, ít tự học ở nhà, không có khả năng tự giải bài tập, do đó các em
thường không hoàn thành các yêu cầu hướng dẫn tự học ở nhà của giáo viên Trong đó, có
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 5
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
nguyên nhân giáo viên giảng dạy không hướng dẫn học sinh việc tự học và học tổ nhóm ở
nhà.
3. Giải pháp thay thế
Để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và giúp các em học sinh yếu kém tiến bộ trong
học tập, Tôi đã nghiên cứu đề tài: “Giảm tỉ lệ học sinh yếu kém môn vật lý lớp 12 thông qua
việc hướng dẫn học sinh học tổ, nhóm”, nhằm đưa ra các giải pháp giúp học sinh lớp 12
phương pháp tự học, phương pháp học tập bộ môn đạt hiệu quả, tự học tổ nhóm và các em
học sinh khá giỏi trong lớp giúp đỡ bạn cùng tiến bộ trong học tập để đạt kết quả cao hơn
trong các kỳ thi sắp tới.
Vấn đề nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh lớp 12 học tổ, nhóm môn Vật lí có làm giảm tỉ lệ học sinh yếu
kém lớp 12C2 của trường THPT Nguyễn Trung Trực hay không?
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc hướng dẫn học sinh lớp 12 học tổ, nhóm môn Vật lí có làm giảm tỉ lệ học sinh
yếu kém lớp 12C2 của trường THPT Nguyễn Trung Trực.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 6
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
III. PHƯƠNG PHP
1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh lớp 12C2 và 12C3
trường THPT Nguyễn Trung Trực, vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi cho việc nghiên
cứu khoa học sư phạm ứng dụng về cả phía đối tượng học sinh và giáo viên.
* Học sinh:
Chọn 2 lớp: Lớp 12C2 và lớp 12C3, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: Trình độ học
sinh, số lượng, giới tính, thành phần dân tộc, độ tuổi
Bảng 1: Số lượng, giới tính, thành phần dân tộc
Số
HS
Nam Nữ Dân tộc kinh
Dân tộc Hoa Dân tộc Khơ
me
Lớp 12C2 40 18 22 40 0 0
Lớp 12C3 41 20 21 41 0 0
Ý thức học tập của học sinh hai lớp: Đa số học sinh đều ngoan, tích cực, chủ động
tham gia học tập. Bên cạnh đó cả 2 lớp vẫn còn nhiều học sinh học yếu kém, lười học, thụ
động…
Kết quả học tập môn Vật lí của học sinh hai lớp gần giống nhau trong năm học trước
(2013-2014):
Bảng 2:
Xếp loại học lực môn Vật lí năm học 2013-2014
Tổng số
Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
Lớp 11C2 0 15 18 5 2 40
Lớp 11C3 0 16 18 6 1 41
* Giáo viên Phan Thị Kim Huê giảng dạy lớp 12C2, giáo viên Ngô Hoàng Đức giảng
dạy lớp 12C3. Cả hai giáo viên đều có 14 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và 8
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 7
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
năm giảng dạy lớp 12 cuối cấp. Giáo viên có lòng nhiệt huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm cao
trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
* Phân công thực hiện:
- Giáo viên Phan Thị Kim Huê: Dạy lớp thực nghiệm, hướng dẫn học sinh học tổ
nhóm. Viết báo cáo tiến trình thực hiện.
- Giáo viên Ngô Hoàng Đức: Dạy lớp đối chứng, chuẩn bị đề kiểm tra, tiến hành cho
học sinh kiểm tra trước tác động, chấm bài kiểm tra, báo cáo điểm số. Thu thập dữ liệu kết
quả học sinh trong năm học trước. Lập bảng điểm lớp thực nghiệm và đối chứng.
2. Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương:
Chọn hai lớp 12C2 và 12C3 là hai lớp của trường THPT Nguyễn Trung Trực. Lớp
12C2 là lớp thực nghiệm, lớp 12C3 là lớp đối chứng. Lấy kết quả bài kiểm tra 1 tiết của cả hai
lớp để làm bài kiểm tra trước tác động.
Bảng 3. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương bằng T-Test độc lập
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 4,54 4,6
p = 0,85
Giáo viên sử dụng kết quả bài kiểm tra này và nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm
chứng T-test độc lập ở bài kiểm tra trước tác động p=0,85 >0,05. Kết quả kiểm tra cho thấy
điểm trung bình của cả hai nhóm và còn suy ra sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm
Thực Nghiệm và Đối Chứng trước tác động là không có ý nghĩa. Kết luận được kết quả học
tập của 2 lớp trước tác động là tương đương nhau.
Sau đó giáo viên dạy lớp 12C2 tiến hành tác động hướng dẫn học sinh học tổ nhóm
trước khi thi học kỳ I và lấy kết quả bài thi học kỳ I (đề của Sở GD&ĐT Tây Ninh) làm bài
kiểm tra sau tác động. Cụ thể:
- Bài kiểm tra trước tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm.
- Bài kiểm tra sau tác động: Đề thi học kỳ I của Sở GD&ĐT Tây Ninh (đề chung cho
cả tỉnh)
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 8
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ
Lớp 12C2
(TN)
O1
Hướng dẫn học sinh học tổ, nhóm.
O3
Lớp 12C3
(ĐC)
O2
Không hướng dẫn học sinh học tổ,
nhóm.
O4
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
+ Chuẩn bị bài của giáo viên
Giáo viên dạy lớp 12C3 (Lớp đối chứng): Không hướng dẫn cho học sinh học tổ nhóm,
các tiến trình lên lớp khác vẫn hoạt động bình thường.
Giáo viên dạy lớp 12C2 (Lớp thực nghiệm): Hướng dẫn học sinh học tổ, nhóm và kiểm
tra việc học tổ, nhóm của các em.
+ Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm là 9 tuần, từ tuần 8 đến tuần 16 của học kỳ I. Giáo
viên tiến hành hướng dẫn cho học sinh lớp 12C2 học tổ, nhóm và kiểm tra việc tự học của các
em chủ yếu trong các tiết bồi dưỡng và tự chọn với các công việc cụ thể như sau:
Phân loại đối tượng học sinh trong trong lớp, tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu
kém, hướng các em vào các nhóm thích hợp.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và phương pháp học tập bộ môn:
Giao nhiệm vụ cho các tổ nhóm và hướng dẫn học sinh thực hiện.
Các biện pháp kiểm tra hoạt động và kết quả của các nhóm.
(Kèm theo phụ lục số 1)
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 9
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Lấy kết quả bài kiểm tra 1 tiết 30 câu, 45 phút là kết quả bài kiểm tra trước tác động.
Bài kiểm tra sau tác động là bài thi học kỳ I là đề chung của Sở GD&ĐT, đề thi gồm 40 câu
hỏi trắc nghiệm khách quan.
Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra:
Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra 1 tiết và đáp án, sau đó lấy ý kiến đóng góp của các
giáo viên trong tổ Vật lí để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tổ chức chấm điểm theo
đáp án đã xây dựng .
Đề thi học kỳ I do nhà trường chấm bằng máy sau đó thông báo kết quả.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU V BN LUẬN KẾT QUẢ
Phân tích dữ liệu
Bảng 5: So sánh điểm trung bình sau khi tác động:
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 4,9 5,83
Độ lệch chuẩn 1,01 1,24
Giá trị p của T-test 0,0002
Chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn SMD
0,92
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 10
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Biểu đồ so sánh kết quả điểm trung bình giữa hai lớp trước và sau tác động.
Như đã chứng minh ở bảng 3, kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương.
Dựa vào bảng so sánh điểm trung bình sau tác động cho thấy: Bằng biện pháp hướng
dẫn học sinh 12 ôn tập trắc nghiệm với kiểm chứng điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p
= 0,0002<0,05, cho thấy độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Điều
này minh chứng là điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do
ngẫu nhiên mà là do kết quả của sự tác động.
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD): SMD = 0,92 nên mức độ ảnh hưởng của tác động
khi hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập trắc nghiệm là lớn. Giả thuyết được kiểm chứng: “Việc
hướng dẫn học sinh lớp 12 học tổ, nhóm môn Vật lí” đã làm tăng kết quả học tập của học
sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trung Trực.
Bàn luận:
- Kết quả cho thấy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng,
chênh lệch điểm số là: 5,83 – 4,9 = 0,93.
- Độ chênh lệch điểm trung bình tính được SMD = 0,92 chứng tỏ mức độ ảnh hưởng
của tác động là lớn.
- Theo phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp
là p = 0,0002 < 0,05 chứng tỏ điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng
không phải ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 11
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Tác động đã có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh: yếu, kém, trung
bình, khá. Số học sinh yếu kém giảm nhiều, số học sinh khá tăng đáng kể, đặc biệt có học
sinh đạt kết quả giỏi.
Hạn chế:
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giải pháp vẫn còn một số tồn tại sau đây:
- Còn một số học sinh chậm tiến mặc dù đã được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè.
- Các nhóm hoạt động không đều, còn một số học sinh trong các nhóm tham gia không
đều, chờ đến các ngày gần thi, kiểm tra mới vào học nhóm.
- Việc hướng dẫn và kiểm tra kết quả học tổ, nhóm của các em đòi hỏi giáo viên tốn
nhiều thời gian và công sức, do đó giáo viên phải là người yêu nghề, kiên trì, chịu khó, luôn
quan tâm và theo dõi sự tiến bộ của học sinh.
V. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
Kết luận:
Việc hướng dẫn học sinh lớp 12 học tổ, nhóm môn Vật lí thông qua: Phân loại các
đối tượng học sinh trong lớp, tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém, hướng các em vào
các nhóm thích hợp. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và phương pháp học tập bộ môn.
Giao nhiệm vụ cho các tổ nhóm và hướng dẫn học sinh thực hiện học tổ nhóm, kết hợp với
sự kiểm tra của giáo viên
đã làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, tăng kết quả học tập của học
sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trung Trực.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản
lòng trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em dù là rất
nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích, làm niềm tin cho các em tiến bộ hơn trong học tập.
Khuyến nghị:
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 12
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất như: Trang thiết bị
máy tính có kết nối Internet cho mỗi tổ bộ môn, máy phôtô… để có thể hỗ trợ giáo viên phôtô
tài liệu phục vụ cho việc ôn tập cho học sinh.
Đối với giáo viên: Tích cực tự học, tự bồi dưỡng về công nghệ thông tin, biết khai thác
thông tin trên mạng Internet để sưu tầm các tài liêu ôn tập vừa sức với các em. Cập nhật các
đề thi theo hướng mới để các em có dịp tiếp cận các dạng đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo
trong kì thi Tốt nghiệp – Đại học sắp tới.
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp cùng trường
quan tâm, chia sẻ, vận dụng để hướng dẫn cho học sinh toàn khối 12 của trường học tổ, nhóm
đạt hiệu quả nhằm nâng cao tỉ lệ thi Tốt nghiệp – Đại học của học sinh.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 13
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
TI LIỆU THAM KHẢO
1- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Bộ giáo dục và đào tạo - Cựu nhà giáo
cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
2- Những vần đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn Vật lí - Bộ
giáo dục và đào tạo - Vụ giáo dục phổ thông.
3- Sách giáo khoa Vật lí 12 cơ bản - Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên).
4- 720 câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 12 (chương trình chuẩn) - Vũ Thị Phát Minh -Lê
Khắc Bình - Nguyễn Đăng Khoa.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 14
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
PH LC
PH LC 1: Các bước thực hiện:
Bước 1. Phân loại đối tượng học sinh trong trong lớp, tìm hiểu nguyên nhân học sinh
yếu kém, hướng các em vào các nhóm thích hợp.
Ngay từ đầu năm học, dựa vào kết quả bộ môn năm học trước, tham khảo thêm điểm
TBM cuối năm của môn Toán và kết quả khảo sát đầu năm, giáo viên phải phân loại được học
sinh, nắm được từng đối tượng học sinh yếu kém.
Qua tìm hiểu nguyên nhân thì đa số các em yếu kém do mất căn bản từ lớp dưới, tiếp
thu bài chậm so với bạn, không tự học do chưa có động cơ học tập và phương pháp học tập
đúng đắn. Em Trần Huỳnh Mỹ Duyên, Huỳnh Ngọc Ái Linh, Võ Thanh Trúc, Phạm Tuấn
Thiện, Hồ Thị Thanh Ngân mất căn bản, tiếp thu bài chậm. Em Thái Công Danh, Nguyễn
Thành Tài, Nguyễn Hoàng Vĩnh lười học, chưa có động cơ học tập. Em Nguyễn Hiếu Vinh
thường xuyên vắng. Đa số các em yếu kém chưa vận dụng được công thức để giải bài tập Vật
lí, tính toán chậm, mà các dạng bài tập Vật lí lớp 12 rất phong phú, do đó nếu các em tự học ở
nhà sẽ có vướng mắc mà không biết hỏi ai.
Với các lý do trên nên tôi hướng dẫn các em vào các tổ nhóm thích hợp để học tập.
Dựa vào nhóm tự có của lớp và dựa vào hai tiêu chí: Nhóm gồm học sinh tự nguyện và chung
mối quan tâm là học tập tiến bộ và nhóm phải có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu. Dựa
vào điều kiện lớp có 6 học sinh học khá môn Vật lí nên cả lớp thống nhất chia lớp thành 3
nhóm:
Nhóm 1 gồm 11 học sinh: Nguyễn Trường Duy nhóm trưởng, Đặng Thị Hoài Ân
nhóm phó, *Công Danh, *Mỹ Duyên, *Thúy Hằng, *Duy Hân, Ngọc Hân, *Thanh Hòa, *Ái
Linh, Yến Nhi, Tấn Phát. Nhóm có 6 bạn học sinh yếu kém.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 15
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Nhóm 2 gồm 10 học sinh: La Quốc Hưng nhóm trưởng, Nguyễn Thị Kiều Phương
nhóm phó, Trọng Hồng phúc, *Thành Tài, Tuyết Sang, *Tuấn Thiện, *Kiều Oanh, *Thanh
Trúc, Đắc Thịnh, Kim Thơ. Nhóm có 4 bạn HS yếu kém.
Nhóm 3 gồm 11 học sinh: Huỳnh Văn Trung Tính nhóm trưởng, Phạm Văn Sang
nhóm phó, *Thanh Vân, Hiếu Vinh, *Hoàng Vĩnh, Thúy Vy, *Bảo Trinh, Kim Ngân, *Huyền
Trân, Bá Triệu, Ngọc Triệu. Nhóm có 4 bạn HS yếu kém.
Các em còn lại không tham gia nhóm.
Về địa điểm , thời gian:
Nhóm 1: Học tại nhà em Võ Thị Thúy Hằng vào các buổi chiều thứ bảy, Sáng chủ nhật
(cố định), trước khi thi kiểm tra thì thêm một số buổi.
Nhóm 2: Học tại Trường vào các buổi chiều thứ bảy, Sáng chủ nhật (cố định), trước
khi thi kiểm tra thi thêm một số buổi.
Nhóm 3: Học tại Trường vào các buổi chiều thứ bảy, Sáng chủ nhật (cố định), trước
khi thi kiểm tra thì thêm một số buổi.
Bước 2 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và phương pháp học tập bộ môn:
- Đối với giáo viên:
+ Phần dặn dò của giáo viên phải kĩ, phần chuẩn bị bài mới cần có hệ thống câu hỏi từ
dễ đến khó về những kiến thức trọng tâm của bài mới.
+ Khi kiểm tra bài cũ, giáo viên phải kiểm tra tập bài học, vở bài tập và vở tự học của
học sinh.
+ Giáo viên quy định mỗi em phải có 1 quyển vở tự học ghi những công thức học sinh
hay quên như công thức tính chu vi, diện tích… Soạn bài và học công thức phải ghi trong vở
tự học.
- Trong tiết dạy:
+ Giáo viên đặt câu hỏi từ dễ đến khó, để học sinh yếu có thể trả lời các câu để tạo
hứng thú cho các em học tập. Khi giảng bài trên lớp, tôi thường đặt câu hỏi và quy định điểm
cho câu hỏi. Ví dụ: Em nào trả lời được câu hỏi này cô cho 8 điểm, 9 điểm hay 10 điểm. Câu
hỏi 8 điểm không khó, chỉ yêu cầu học sinh tập trung nghe giảng là trả lời được, tôi thường
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 16
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
ưu tiên cho các em yếu mà có cố gắng. Đồng thời với cho điểm có thể tuyên dương các em để
động viên tinh thần.
+ Hướng dẫn học sinh ghi chép bài, trình bày vở sạch đẹp như: Tựa bày phải viết chữ
in, dưới các tiêu đề gạch bằng viết đỏ, các công thức phải đóng khung … có như thế khi nhìn
vào vở học sinh sẽ dễ học bài hơn.
+ Kiểm tra tập nháp, dụng cụ học tập và máy tính của học sinh thường xuyên.
+ Quản lí thật chặt chẽ giờ dạy.
- Đối với học sinh:
Để việc tự học của học sinh đạt kết quả tốt, học sinh cần lưu ý một số vấn đề như:
+ Học sinh phải có góc học tập ở nhà, ở nơi thoáng, đủ ánh sáng.
+ Có thời khóa biểu ở trường và thời gian biểu ở nhà hợp lí, học xen kẻ các môn với
nhau, có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để đảm bảo sức khỏe.
+ Thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học và biết tự kiểm tra.
+ Ở nhà các em phải học lí thuyết, công thức rồi sau đó mới vận dụng giải các bài tập
sách giáo khoa, sách bài tập.
- Việc tự học của học sinh ở nhà bao gồm học bài cũ, chuẩn bị bài mới và thường
xuyên ôn tập kiến thức cũ.
* Học bài cũ
+ Các định nghĩa, khái niệm, định luật: Cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý
nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.
+ Các công thức: Cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng, học công thức bằng
cách ghi ra giấy hoặc ghi bảng nhiều lần. Học sinh ghi lại mỗi công thức ít nhất 5 lần vào vở
tự học.
+ Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong, để
sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.
+ Để làm được bài tập học sinh phải học thuộc công thức, tóm tắt được đề bài sau đó
vận dụng công thức đã học để giải bài tập.
+ Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập Vật lí do Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát hành.
+ Học sinh yếu kém phải làm lại các bài tập đã sửa trên lớp vào vở tự học.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 17
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
* Chuẩn bị bài mới:
+ Học sinh phải ghi câu hỏi soạn bài cẩn thận, đầy đủ.
+ Phải có tập bài soạn, có sách giáo khoa, kết hợp đọc câu hỏi và đọc sách giáo khoa
để trả lời các câu hỏi vào tập soạn.
+ Trong quá trình soạn bài nếu học sinh có vướng mắc gì thì phải ghi chép lại, khi vào
lớp học sinh phải chú ý nghe giảng, nếu chưa hiểu vấn đề gì thì có thể hỏi bạn bè hoặc thầy
cô.
- Học thuộc công thức để vận dụng vào giải bài tập và trả lời câu hỏi trắc nghiệm
công thức.
Theo thống kê số liệu các đề Thi tốt nghiệp THPT năm 2007 đến năm 2013, số câu có
dùng công thức trên tổng số câu của đề thi trên 62%.
Trong Vật lí, công thức Vật lí rất quan trọng. Công thức giúp học sinh giải được các
bài tập định lượng (mức độ 3) mà còn giải được các bài tập định tính (ở mức độ 1-2).
Ví dụ: Tại một nơi xác định, chu kì dao động điều hòa của con lắc tỉ lệ thuận với:
A. Chiều dài con lắc.
B. Gia tốc trọng trường.
C. Căn bậc hai chiều dài con lắc.
D. Căn bậc hai gia tốc trọng trường.
Để giải được câu trắc nghiệm này, các em phải thuộc công thức:
2
l
T
g
π
=
T l⇒ :
(chọn C).
- Dựa vào công thức tìm được đơn vị của các đại lượng đề bài yêu cầu .
* Làm thế nào để học sinh học thuộc công thức?
- Đối với giáo viên:
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 18
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể trình bày cách ghi của mình sao cho dễ
hiểu dễ nhớ.
Ví dụ: Trong bài 9 sóng dừng, công thức điều kiện để có sóng dừng ghi:
2
l k
λ
=
(2 1)
4
l k
λ
= +
Học sinh khó nhớ ở chỗ khi thì
2
λ
, khi thì
4
λ
.
Ta có thể ghi lại:
2
l k
λ
=
1
( )
2 2
l k
λ
= +
Đồng thời cách ghi này cũng đồng dạng với cách ghi công thức vân sáng và vân tối
trong bài giao thoa ánh sáng.
Vị trí vân sáng
k
x ki=
Vị trí vân tối
'
1
'
2
k
x k i
= +
÷
Giáo viên cần ghi thêm những công thức quan trọng mà sách giáo khoa không đề cập
được rút ra từ quá trình giải các bài tập.
Ví dụ: Công thức liên hệ giữa li độ và vận tốc:
2 2
v A x
ω
= ± −
Trong vật lí hạt nhân cần bổ sung công thức:
0
0
0
0
.2
2
.2
2
t
T
t
T
t
T
t
T
m
m m
N
N N
−
−
= =
= =
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 19
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Công thức tính lực căng dây của con lắc đơn ở li độ
α
bất kì:
( )
0
3cos 2cosmg
τ α α
= −
Kết thúc chương, giáo viên cần cho học sinh tự thống kê lại công thức có trong chương
trình. Sau đó giáo viên chỉnh lí lại cho khoa học và thêm vào những công thức tổng hợp mà
trong bài học không thể có được.
Ví dụ: Công thức tính cường độ dòng điện:
C
R L
L C
U
U UU
I
Z R Z Z
= = = =
- Đối với học sinh:
+ Học thuộc công thức.
+ Ghi công thức vào vở tự học, các đại lượng trong công thức, đơn vị, mỗi công thức ít
nhất 5 lần.
+ Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách học thuộc công thức bằng cách viết nhiều
lần trên giấy hoặc trên bảng.
+ Các bảng tóm tắt công chức phải trở thành “vật bất li thân đối với học sinh”.
- Một số lưu ý để học sinh tự học ở nhà đạt hiệu quả:
* Nên có phương pháp học thích hợp:
Ở từng môn học có yêu cầu riêng và tất nhiên phải có phương pháp học thích hợp
tương ứng. Tuy nhiên, các em cần quan tâm các yếu tố như: Nắm vững mục tiêu, nội dung
môn học. Trước khi đến lớp, cần đọc trước nội dung chương mục, ghi câu hỏi, cố gắng đề
xuất câu trả lời, sau đó đối chiếu với câu trả lời của thầy cô, bạn bè. Sau buổi học cần làm bài
tập, các đề thi cũ. Thực hiện nghiêm túc việc tự học qua sách, các tài liệu từ internet và học
nhóm Đây là giải pháp được đánh giá rất cao. Thông qua học nhóm, mọi người học được
nhiều hơn và nhớ bài tốt hơn. Bên cạnh đó, thực hành nhiều để học tập có chiều sâu, đồng
thời rèn luyện các kỹ năng tư duy.
“Đã vui chơi thì chơi cho thật thỏa thích, đã học thì học cho đến nơi đến chốn!”
* Giúp tập trung hơn vào việc học:
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 20
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Các em có khó khăn tập trung khi học? Đừng vội bi quan! Dưới đây là một số lời
khuyên sẽ giúp các em tập trung hơn vào việc học.
- Tránh nhồi nhét: Nhồi nhét không phải là một thói quen học tập tốt, nó khiến học
sinh cảm thấy bị áp đảo với số lượng tài liệu phải học và làm giảm hứng thú học. Vì vậy, học
tuần tự từng bài, bài nào xong bài đó, tuyệt đối không để dồn đến kỳ thi mới học tất cả.
- Tránh tiếng ồn: Tiếng ồn làm giảm khả năng tập trung của hầu hết mọi người. Sáng
sớm, khi mọi người vẫn còn ngủ, sẽ là lúc tốt để học. Tốt nhất là các em ngồi học nơi yên tĩnh
hoặc đối mặt với một bức tường, các em sẽ không bị phân tâm vì những người khác có mặt ở
đó.
- Tránh phiền nhiễu: Tránh đồ vật không liên quan và những người khác. Chỉ đặt trên
bàn những điều mình thực sự sẽ cần sử dụng cho việc học tập. Ngoài ra, để giảm bớt hoặc loại
bỏ phiền nhiễu là tắt truyền hình và internet trong khi các em đang học.
- Tránh không tập trung khi học: Đôi khi các em đang cố gắng đọc nhưng dường
như tâm trí của các em không thể tập trung. Khi điều này xảy ra, các em thấy khó để hiểu
những gì mình đang đọc ngay cả khi bạn đọc đi, đọc lại nó nhiều lần. Một trong những cách
để ngăn chặn các luồng tư tưởng này là đọc ra tiếng (không cần to lắm) tài liệu học tập của
mình. Các em cũng có thể gạch chân hay đánh dấu các chú ý quan trọng trong các tài liệu
mình đang học, chúng sẽ giúp các em tập trung hơn.
- Một điều các em cũng nên tránh là học bài khi bụng đang đói: Khi chúng ta học,
chúng ta cũng sử dụng rất nhiều năng lượng và nếu bắt đầu với một dạ dày trống rỗng, nó sẽ
ngăn cản chúng ta tập trung và cảm thấy khó chịu vì đói. Vì vậy, hãy cố gắng ăn một cái gì đó
trước khi các em bắt đầu học, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, có thể các em sẽ cảm thấy
buồn ngủ hoặc mệt mỏi.
- nh sáng: Nơi tốt nhất để học là nơi có đủ ánh sáng. Ánh sáng tự nhiên là tốt nhất
nếu có thể. Đối với những người phải học vào ban đêm, một ngọn đèn sáng là được, miễn là
nó không ở phía sau làm in bóng của các em lên sách vở mà các em đang cố gắng để đọc.
Ngoài ra, khi các em học nơi thiếu ánh sáng, mắt các em sẽ mau mệt mỏi và nó cản trở sự tập
trung.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 21
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Tránh quá sức: Khi chúng ta làm việc quá sức, cảm thấy mệt mỏi, chúng ta sẽ không
thể tập trung. Vì vậy, cần có thời gian nghỉ giải lao để giải toả căng thẳng. Khi quay trở lại
làm công việc của mình, chúng ta sẽ dễ tăng cường tập trung hơn.
Nếu các em thực hiện tốt, các em sẽ có thể tăng mức độ tập trung và dần dần tăng khả
năng tự học của mình hiệu quả hơn. Học có phương pháp và có hứng thú, như vậy là các em
đã chuẩn bị sẵn sàng để vượt qua các kỳ thi.
Bước 3. Giao nhiệm vụ cho các tổ nhóm và hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Trong 15' đầu giờ mỗi buổi học: Nhóm trưởng và nhóm phó có nhiệm vụ kiểm tra
vở tự học công thức của các bạn trong nhóm, truy bài công thức và nội dung bài cũ. Nhóm
trưởng nhắc nhở các bạn trong lớp khi các bạn chưa hoàn thành. Nhóm trưởng báo cáo lại kết
quả cho giáo viên khi giáo viên yêu cầu.
- Trong các tiết bồi dưỡng ôn tập tại trường:
+ Ôn công thức sau khi kết thúc chương: Đầu năm học giáo viên cho cả lớp phôtô
quyển tóm tắt công thức đầy đủ và phù hợp với các em. Sau khi kết thúc mỗi chương học,
giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc và ôn lại công thức cả chương. Giáo viên quy định rõ
thời gian khi nào trả bài công thức.
+ Làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên: Trong một số tiết bài tập bồi dưỡng, giáo
viên có thể giao cho mỗi nhóm một phiếu học tập khoảng 10 bài tập trắc nghiệm.
- Trong các buổi tự học nhóm ngoài giờ:
Đầu năm học, giáo viên yêu cầu học sinh phôtô đề cương Vật lí 12 của Sở giáo dục.
Sau khi học lý thuyết kết thúc chương nào, các em phải giải bài tập chương đó, đối với học
sinh khá các em giải hết mức1,2,3 còn các em học sinh yếu kém chỉ yêu cầu các em làm được
các bài tập mức 1,2.
Ngoài ra sau mỗi chương, giáo viên cho lớp phôtô tài liệu ôn tập chương gồm tóm tắt
kiến thức, phương pháp giải các dạng bài tập và một số câu hỏi và bài tập trắc nghiệm. Trước
khi sửa các bài tập trong lớp, các em phải giải trước ở nhà qua các buổi học nhóm ngoài giờ.
- Hướng dẫn học sinh cách học trong nhóm.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 22
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
+ Học công thức, lý thuyết:
Tùy vào lượng bài học hay công thức nhiều hay ít nhóm trưởng quy định thời gian học
bài cá nhân. Sau đó cứ 2 bạn trong nhóm truy bài cho nhau, một học sinh đọc một học sinh dò
bài sau đó đổi ngược lại. Đối với công thức một em đọc tên công thức một em ghi. Nếu em
nào chưa thuộc thì tiếp tục học.
+ Giải bài tập đề cương:
Cả nhóm ngồi xoay vòng giải bài tập trong đề cương, mức 1,2 các em tự giải, em nào
không biết hoặc chưa rõ chỗ nào thì nêu lên để các bạn trong nhóm hoặc nhóm trưởng hướng
dẫn. Đối với các bài tập mức 3 và các bài khó các em có thể thảo luận cách giải và đi đến
thống nhất chung.
Bước 4. Các biện pháp kiểm tra hoạt động và kết quả của các nhóm.
- Kiểm tra việc tự học bài cũ của học sinh:
- Học sinh lên trả bài phải có 3 quyển tập: Vở bài học, bài tập và vở tự học ghi chép
đầy đủ. Học sinh không thực hiện bị điểm 0.
- Học sinh không thuộc bài bị điểm 0 và viết lại 5 lần nội dung bài đó nộp lại cho giáo
viên vào tiết học sau. Nếu học sinh không thuộc bài lần 2 thì viết lại 10 lần nội dung bài đó và
mời phụ huynh học sinh vào để kết hợp giáo dục học sinh.
- Ngoài ra, giáo viên có thể kiểm tra dưới hình thức cho 5-10 học sinh ngồi khác vị trí
trong lớp kiểm tra viết 5 phút và nộp lại cho giáo viên, các em khác đóng hết tập sách lại và
ngồi nghiêm túc.
- Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh:
- Học sinh không làm bài tập về nhà thì không được lên bảng sửa bài và bị điểm
không.
- Giáo viên gọi 1-2 em lên bảng sửa bài tập, các em còn lại ngồi dưới lớp tập trung
theo dõi đễ nhận xét bài bạn.
- Khi làm bài tập mới 1-2 em lên bảng, các em còn lại làm bài tại chỗ, giáo viên có thể
gọi bất kì em nào lên nộp, nếu em nào không làm sẽ bị điểm không.
- Kiểm tra việc học công thức của học sinh.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 23
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
+ Yêu cầu học sinh học công thức ở nhà trong vở tự học (mỗi công thức viết ít nhất 5
lần) để giáo viên kiểm tra lúc các em trả bài, phân công nhóm trưởng và lớp phó học tập kiểm
tra thường xuyên và báo cáo cho giáo viên, giáo viên kiểm tra đột xuất.
+ Kiểm tra mỗi đầu tiết học (kiểm tra bài cũ).
+ Kiểm tra trước khi làm bài tập: Gọi học sinh nhắc lại công thức có liên quan đến bài
toán.
+ Kiểm tra trong giờ bồi dưỡng hoặc tiết ôn tập bằng nhiều hình thức.
Ví dụ: Yêu cầu mỗi học sinh trong nhóm viết ra giấy khoảng 10 công thức trong một
chương khác với nhóm kia. Sau đó cho nhóm này chấm bài nhóm kia. Cách này học sinh vừa
là thí sinh vừa là giám khảo nên các em rất hứng thú. Giáo viên kiểm tra lại và nếu có thưởng
phạt càng tốt.
Giáo viên có thể giao cho mỗi nhóm số lượng công thức ngang nhau (Dựa vào bảng
tóm tắt công thức). Chia bảng ra làm 3, mỗi nhóm cử thành viên của nhóm luân phiên lên
bảng viết công thức và thi đua với nhau về thời gian. Với cách làm như vậy, tất cả học sinh
trong nhóm đều hoạt động, kích thích học sinh yếu kém học tập. Giáo viên nhận xét cộng
điểm hoặc khen thưởng cho nhóm hoàn thành sớm.
- Kiểm tra việc hoàn thành các đề cương và tài liệu ôn tập.
Trước khi giải đề cương trên lớp, giáo viên yêu cầu nhóm trưởng báo cáo sự hoàn
thành các bài tập trong đề cương Sở GD&ĐT, tài liệu ôn tập. Giáo viên kiểm tra xác suất lại.
Trong khi giải đề cương có em giải trong vở, có em giải ngay trên đề cương, do đó giáo viên
phôtô 5 tài liệu mới, chia bảng thành 5 phần, mỗi lần gọi 5 học sinh lên bảng cầm tài liệu giải
bài tập. Sau mỗi lượt các em giải xong, giáo viên sửa hoàn chỉnh, các em sửa bài nào mình
làm sai vào vở. Đối với học sinh yếu kém, chỉ yêu cầu các em làm các bài tập ở mức 1,2.
Giáo viên giao bài tập cho từng nhóm, các em tiến hành thảo luận nhóm trong thời gian
quy định, sau đó giáo viên chỉ định bất kì em nào trong mỗi nhóm lên bảng sửa bài và cho
điểm. Nếu nhóm nào có nhiều bạn giải đúng bài tập sẽ được cộng điểm cho cả nhóm. Với
cách kiểm tra này sẽ giúp cho các em trong nhóm đoàn kết hơn và các em học khá sẽ có điều
kiện giúp đỡ các bạn yếu kém tiến bộ hơn trong học tập.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 24
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Kết quả các nhóm: Nhóm 1 có 4 bạn yếu kém có tiến bộ, thi học kì I trên 5 điểm,
nhóm 2 có 2 bạn tiến bộ, nhóm 3 có 3 bạn tiến bộ. Ngoài các em yếu kém có điểm thi trên 5
điểm, các em còn lại điểm có tăng so với trước khi học tổ nhóm.
- Theo dõi hoạt động của các nhóm giải đáp các thắc mắc
+ Giáo viên theo dõi hoạt động của nhóm qua báo cáo của các nhóm trưởng hàng tuần.
+ Giáo viên thăm nhóm, động viên các em học tập.
+ Trong quá trình học nhóm, có những bài tập khó chưa giải được hoặc có thắc mắc gì
thì cử một bạn trong nhóm ghi lại, đến các tiết học nhóm trưởng nhờ giáo viên giải đáp.
* Một số lưu ý trong việc học tổ nhóm
- Giáo viên kiểm tra sự hiểu bài của học sinh yếu kém, tránh tình trạng học sinh yếu
mượn bài tập đã giải của bạn để chép mà không hiểu.
- Giáo viên phải kiểm tra sác suất lại các báo cáo của nhóm trưởng.
- Nhóm trưởng và nhóm phó là các em học thực sự khá, có ý thức tự học cao, biết giúp
đỡ bạn bè, không ganh tị với bạn bè trong học tập.
- Những bài tập nào mà nhóm trưởng, nhóm phó và các thành viên trong nhóm chưa tự
quyết định hoặc chưa rõ cách giải thì nên ghi lại nhờ giáo viên giải, nhằm hạn chế cả nhóm
cùng làm sai.
- Đây là hình thức tự học nên giáo viên không ép buộc các em. Thường xuyên động
viên khuyến khích các em. Tuyên dương kịp thời các em có tiến bộ, khen thưởng học sinh
tiến bộ điển hình, các nhóm có nhiều học sinh tiến bộ và đồng thời tuyên dương các bạn học
sinh khá giúp đỡ bạn tiến bộ. Động viên khen thưởng kịp thời là động cơ để các em tích cực
trong việc học tổ nhóm, tham gia đều hơn.
Nhóm thực hiện: Phan Thị Kim Huê – Ngô Hoàng Đức 25