Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tiểu luận môn Cơ sở bảo tàng học CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 42 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.
BỘ MÔN LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG.
Tiểu luận môn: Cơ sở bảo tàng học.
Đề tài:
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN -
GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Phí Ngọc Tuyến.
Sinh viên thực hiện: Nhóm 4: Hồ Thị Kiều Anh (1356130001).
Nguyễn Thị Tú Khâm (1356130020).
Trần Thị Lê Na (1356130026).
Nguyễn Thị Ngà (1356130029).
Lê Thị Thanh Nguyên (1356130035).
Đặng Thị Quí (1356130042).
Phan Vũ Phương Quỳnh (1356130044).
Huỳnh Thị Kim Thoa (1356130052).
H'Ruin Niê (1356130071).
Vi Thị Lụa (1356130077).
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014.
MỤC LỤC.
MỤC LỤC…………………………………………… trang 1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… trang 4.
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………trang 5.
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………… trang 6.
1. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN – GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG……………… trang 6.
1.1. THU HÚT NGƯỜI XEM TỚI BẢO TÀNG……………… trang 6.
1.2. GIÚP NGƯỜI XEM TÌM HIỂU NỘI DUNG CỦA BẢO
TÀNG……………………………………………………… trang 6.
1.3. TẠO ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ NHÂN DÂN Ở NHỮNG NƠI XA


BẢO TÀNG……………………………………………………trang 7.
2. CÁC CÔNG TÁC CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN –
GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG………………………………… trang 7.
2.1. CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN THAM QUAN (THUYẾT MINH) CỦA
BẢO TÀNG……………………………………………………trang 7.
2.1.1. THUYẾT MINH LÀ GÌ? trang 7.
2.1.2. THUYẾT MINH TRONG BẢO TÀNG LÀ GÌ? trang 7.
2.1.3. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN THAM
QUAN CỦA BẢO TÀNG…………………………………… trang 8.
2.1.4. CÁC BƯỚC TRONG CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN THAM QUAN
CỦA BẢO TÀNG…………………………………………… trang 9.
2.1.4.1. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG THAM QUAN…………………trang 9.
2.1.4.2. XÂY DỰNG MỤC ĐÍCH THUYẾT MINH…………… trang 14.
2.1.4.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH……… trang 14.
2.2. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN NGOÀI BẢO TÀNG…… trang 18.
2.3. CÔNG TÁC XUẤT BẢN CÔNG TRÌNH VỀ BẢO TÀNG trang 20.
2.4. HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM, TRIỂN LÃM LƯU
ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG……………………………………trang 22.
2.4.1. HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY CỦA BẢO TÀNG……………trang 22.
2.4.2. HOẠT ĐỘNG TRIỂN LÃM CỦA BẢO TÀNG…………….trang 24.
2.5. CÔNG TÁC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC CỦA BẢO TÀNG….trang 27.
2
3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN – GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG?………………… trang 29.
3.1. HỌC TẬP, ĐÀO TẠO ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC, TRÌNH
ĐỘ…………………………………………………………….trang 30.
3.2. ĐA DẠNG HÓA CÁC NGUỒN TÀI TRỢ………………….trang 30.
4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN – GIÁO DỤC CỦA
BẢO TÀNG VIỆT NAM……………………………………… trang 31.
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………… trang 39.

LỜI CÁM ƠN………………………………………………… ………trang 40.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Thạc sĩ Lê Minh Chiến (2010), “Bảo tàng học”.
2. Tiến sĩ Phí Ngọc Tuyến (2012), “Cơ sở bảo tàng học”.
3
PHẦN MỞ ĐẦU.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có lịch sử hình thành và phát triển khác
nhau. Đó là quá trình xây dựng, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc suốt hàng trăm năm.
Vì vậy, lịch sử là quá khứ hào hùng, được tái hiện, lưu giữ đến ngày nay. Lịch
sử là nguồn gốc, cội nguồn không thể đánh mất mà phải lưu giữ đến ngàn đời
4
sau. Lịch sử phải được đem vào nền giáo dục, tái hiện qua nhiều hình thức khác
nhau như truyền miệng, lưu giữ qua các tài liệu.
Đặc biệt, việc xây dựng các hệ thống bảo tàng đã góp phần quan trọng vào
việc giữ gìn lịch sử dân tộc, tái hiện sinh động nhựng sự kiện, móc son quan
trọng của lịch sử. Bảo tàng còn góp phần vào quá trình nghiên cứu khoa học,
tuyên truyền giáo dục, bảo quản di sản văn hóa, tài liệu hóa khoa học, thông tin,
giải trí và thưởng thức. Chính bởi những lẽ đó mà việc xây dựng hệ thống bảo
tàng đang được chú trọng rất cao, mang ý nghĩa to lớn.
Tuyên truyền và giáo dục là một trong những công tác quan trọng của bảo
tàng. Lênin từng khẳng định: “Bảo tàng phải thực hiện chức năng của nhà nước
là giáo dục”. Luật Di sản văn hóa cũng khẳng định nhiệm vụ, chức năng giáo
dục của bảo tàng là hết sức quan trọng: “Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày
các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội (sau đây gọi là sưu tập) nhằm phục vụ
nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.
Vì vậy, chúng em chọn đề tài: “CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN - GIÁO
DỤC CỦA BẢO TÀNG”.
PHẦN NỘI DUNG.
1. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC TUYÊN
TRUYỀN – GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG.

- Kết quả của công tác tuyên truyền – giáo dục tùy thuộc không những
vào các hình thức, biện pháp của bản thân nó mà còn trực tiếp chịu
5
ảnh hưởng của các khâu công tác trước, nhất là công tác trưng bày.
Song, công tác tuyên truyền – giáo dục có vị trí độc lập, không thể
thiếu trong toàn bộ hoạt động của bảo tàng. Bởi vì, không có trưng
bày, không có công tác tuyên truyền – giáo dục, bảo tàng chỉ là một
cơ quan lưu trữ mà thôi. Chỉ có thông qua công tác tuyên truyền –
giáo dục, nhân dân ta mới biết được những hoạt động của bảo tàng
và mới tìm hiểu đầy đủ giá trị của mọi di sản văn hóa vật chất và
tinh thần trong các bảo tàng. Bởi vậy, công tác tuyên truyền – giáo
dục luôn luôn có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện tốt để đón rước được
đông đảo nhân dân đến xem bảo tàng. Công tác tuyên truyền – giáo
dục của bảo tàng gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1.1. THU HÚT NGƯỜI XEM TỚI BẢO TÀNG.
- Đây cũng là nhiệm vụ chủ yếu của bảo tàng. Số lượt người xem
hàng năm là thước đo kết quả cuối cùng của công tác bảo tàng. Để
đạt được mục tiêu đó, bảo tàng có thể áp dụng nhiều biện pháp như
tuyên truyền, quảng cáo, cổ động trong nhân dân để mọi người biết
hoạt động của bảo tàng. Chỉ có như thế, bảo tàng mới mở rộng phạm
vi người xem và thực hiện chức năng giáo dục khoa học của mình.
1.2. GIÚP NGƯỜI XEM TÌM HIỂU NỘI DUNG CỦA BẢO TÀNG.
- Mục đích cuối cùng của bảo tàng là làm cho người xem, thông qua
hiện vật trưng bày, hiểu được nội dung tư tưởng của bảo tàng. Từ
đó, người xem nhận thức được giá trị khoa học và giá trị tư tưởng
được giới thiệu trong mỗi hiện vật hay nhóm (bộ) hiện vật trưng
bày.
1.3. TẠO ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ NHÂN DÂN Ở NHỮNG NƠI XA
BẢO TÀNG.
- Mỗi một bảo tàng đều ở một địa điểm nhất định. Dù cho phương tiện

đi lại có thuận lợi, nhanh chóng đến đâu cũng không thể làm thỏa
mãn yêu cầu của đông đảo nhân dân ở xa bảo tàng. Vì thế, một trong
những nhiệm vụ của công tác tuyên truyền – giáo dục là phải lưu ý
đến nhân dân các vùng xa xôi, hẻo lánh. Từ sự lưu ý đó, những
6
người làm công tác tuyên truyền – giáo dục mới định ra được mục
tiêu và các hình thức thích hợp để phục vụ nhân dân.
2. CÁC CÔNG TÁC CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN –
GIÁO DỤC CỦA BẢO TÀNG.
2.1. CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN THAM QUAN (THUYẾT MINH)
CỦA BẢO TÀNG.
- Ngay từ lúc bảo tàng làm lễ khánh thành, mở cửa đón nhân dân vào
xem, cũng là giờ phút mở đầu của hình thức thuyết minh. Hình thức
này được sử dụng suốt trong quá trình tồn tại của bảo tàng. Do vậy,
thuyết minh ở bảo tàng có một vị trí đặc biệt quá trình.
2.1.1. THUYẾT MINH LÀ GÌ?
- Thuyết minh là quá trình làm cho cái gì đó trở nên dễ hiểu hoặc gắn
vật gì đó với một ý nghĩa đặc biệt.
2.1.2. THUYẾT MINH TRONG BẢO TÀNG LÀ GÌ?
- Thuyết minh là diễn giải, trình bày những nội dung ẩn chứa bên
trong của một hiện vật, sưu tập hay sự kiện lịch sử quan trọng nào
đó.
Thuyết minh viên đang thuyết minh hướng dẫn du khách ba chuyên đề:
’’Tội ác chiến tranh xâm lược’’, ’’Kỷ vật Mậu thân’’ và ’’Nạn nhân chế độ lao
tù từ thời Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu’’ tại Bảo tàng Chứng tích
chiến tranh. (Ảnh: citinews.net)
7
2.1.3. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN THAM
QUAN CỦA BẢO TÀNG.
2.1.4. CÁC BƯỚC TRONG CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN THAM

QUAN CỦA BẢO TÀNG.
2.1.4.1. XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG THAM QUAN.
- Xác định đối tượng tham quan dựa trên các tiêu chí như lứa tuổi, mục đích
tham quan, học thức, ngôn ngữ,…
- Việc xác định đối tượng tham quan là nền tảng để xây dựng các đề cương
giới thiệu khác nhau tương ứng với những đối tượng khác nhau mà bảo
tàng phục vụ. Ở bảo tàng không bao giờ chấp nhận có một bài thuyết
minh viết sẵn để sử dụng cho bất cứ loại đối tượng nào đến thăm bảo
tàng. Căn cứ vào đặc điểm tâm lý, tuổi tác của một số đối tượng đến tham
quan và những kiến thức tích lũy được trong quá trình nghiên cứu mà bảo
tàng xây dựng nên một số đề cương hướng dẫn khác nhau.
8
Đối tượng tham quan: Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ví dụ:
Đồng chí Đỗ Mười - Nguyên Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tham quan
bảo tàng Lịch sử quốc gia. (Ảnh: baotanglichsu.vn)
9
Đối tượng tham quan: Các đoàn khách quốc tế. Ví dụ: Du khách quốc tế
tham quan Bảo tàng Dân tộc học. (Ảnh: hanoimoi.com.vn)
Đối tượng tham quan: Các đoàn khách quốc tế. Ví dụ: Đoàn đại biểu do
ngài Juan José Lucas Gimenez (phải), Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện
Vương quốc Tây Ban Nha tham quan bảo tàng Quảng Ninh. (Ảnh: qtv.vn)
10
Đối tượng tham quan: Các đoàn học sinh, sinh viên. Ví dụ: Học sinh
Trường Tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy tham quan Bảo tàng Chiến thắng
B-52. (Ảnh: baomoi.com)
Đối tượng tham quan: Các đoàn học sinh, sinh viên. Ví dụ: Các em học
sinh trường THCS Đông Giang thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh. (Ảnh:
binhthuancpv.org.vn)
11
Đối tượng tham quan: Các đoàn học sinh, sinh viên. Ví dụ: Học sinh

Trường THPT Chu Văn An tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. (Ảnh:
baotangphunu.org.vn)
Đối tượng tham quan: Các đoàn học sinh, sinh viên. Ví dụ: Sinh viên
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh tham quan Bảo tàng Đồng Nai. (Ảnh: facebook.com/luutru.qtvp)
12
Đối tượng tham quan: Đội ngũ giai cấp công nhân, viên chức, người lao
động. Ví dụ: Đoàn viên công đoàn, người lao động Quận 12 tham quan Bảo
tàng Tôn Đức Thắng. (Ảnh: congdoanquan12.org.vn)
Đối tượng tham quan: Các đơn vị bộ đội. Ví dụ: Đoàn viên ưu tú - Bộ đội
Binh chủng Phòng không – Không quân tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến
tranh. (Ảnh: baotangchungtichchientranh.vn)
13
2.1.4.2. XÂY DỰNG MỤC ĐÍCH THUYẾT MINH.
2.1.4.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH.
- Sử dụng cách tăng sự chú ý như:
• Đặt câu hỏi.
Lựa chọn phương pháp thuyết minh: Sử dụng cách tăng sự chú ý như đặt
câu hỏi. Ví dụ: Cán bộ Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đang đặt câu hỏi về
lịch sử cho học sinh trường Tiểu học Bàn Cờ ngày 20/4/2012. (Ảnh:
baotangchungtichchientranh.vn)
• Kể chuyện.
• Kích thích trí tưởng tượng. (Ví dụ: khi giới thiệu những công cụ lao động
của người nguyên thủy, người hướng dẫn mô tả bằng lời và bằng những
động tác của mình, có thể làm cho người xem hình dung được bức tranh
sinh động của xã hội nguyên thủy).
• Sử dụng ngôn ngữ phổ thông.
• Đưa ra sự so sánh.
• Đưa ra những chỉ dẫn.
• …

- Các phương pháp thuyết minh:
14
• Dạng tĩnh: Thuyết minh các hiện vật, mô hình, tranh ảnh, hộp hình, giới
thiệu thông tin theo sách dẫn, Đây là phương pháp được cán bộ hướng
dẫn sử dụng nhiều nhất.
• Dạng động: Hướng dẫn tham quan bằng âm thanh, tiếng động, phim,
slide, mô hình hoạt động, hiện vật cho phép cầm, nắm,
Hướng dẫn tham quan bằng âm thanh, tiếng động: Hệ thống thuyết minh tự
động – autoguide tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. (Ảnh: baomoi.com)
o Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đưa vào sử dụng hệ thống thuyết minh tự động
(autoguide) phục vụ khách tham quan từ ngày 22-4-2013. Du khách đến
với bảo tàng sẽ được phát một thiết bị cầm tay có khả năng nhận diện,
khi đến hệ thống trưng bày nào sẽ tự động phát thông tin về hệ thống đó.
Hiện, thiết bị thuyết minh tự động này được trang bị 50 bài giới thiệu về
15
lịch sử Việt Nam từ các thời Tiền sử đến Cách mạng tháng Tám, gồm
tiếng Việt và tiếng Anh. Theo ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo
tàng, hệ thống autoguide đã được triển khai thực hiện trong 2 năm và
chính thức hoàn thành vào 2013, hiện tiếp tục trong quá trình hoàn thiện,
bổ sung.
o Bảo tàng là một trong những điểm đến hấp dẫn nhiều khách tham quan,
những hiện vật trong bảo tàng đều mang nhiều ý nghĩa và giá trị văn
hóa, lịch sử đánh dấu sự phát triển của từng thời kỳ, hay văn hóa từng
vùng miền, hoặc những mốc son đáng nhớ,… Nhưng không phải du
khách nào khi đến với bảo tàng, chiêm ngưỡng những hiện vật đều có thể
hiểu được những giá trị đó. Bởi số lượng hướng dẫn viên có hạn, nhưng
lượng du khách lại rất đông. Vậy làm sao để phục vụ du khách tốt nhất,
làm sao để du khách hiểu được những ý nghĩa của những hiện vật trưng
bày, mang đến những trải nghiệm thú vị và kiến thức hữu ích cho du
khách khi đến tham quan bảo tàng? Đó là sử dụng hệ thống thuyết minh

tự động (autoguide). Hệ thống này cũng mang lại nhiều lợi ích như: thay
thế người thuyết minh để hướng tham quan bảo tàng, có thể thuyết minh
bằng nhiều thứ tiếng theo nội dung biên soạn của bảo tàng, tự động thay
đổi nội dung thuyết minh khi du khách di chuyển khu vực tham quan,
thiết bị cầm tay rất nhỏ gọn và tiện lợi, du khách có thể bật tắt và lựa
chọn ngôn ngữ tùy theo yêu cầu, hoạt động bền bỉ và không ngơi nghỉ
mọi lúc mọi nơi.
16
Hướng dẫn tham quan bằng phim tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
(Ảnh: nguyensieu.edu.vn)
Hướng dẫn tham quan bằng slide tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. (Ảnh:
baotanglichsu.vn)
17
Hướng dẫn tham quan bằng hiện vật cho phép cầm, nắm, tại Bảo tàng Y
học cổ truyền. (Ảnh: fitoco.com)
o Ngoài những phương pháp chủ yếu, người hướng dẫn tham quan bảo tàng
còn sử dụng những phương pháp có liên quan đến xúc giác. Khi một
người tham quan xem một hiệc vật gốc, được thấy tính chất phức tạp của
việc gia công một loại công cụ nào đó của người nguyên thủy, được thấy
những hoa văn đồ gốm một cách tinh tế, được chứng kiến kích thước và
trọng lượng của một chiếc răng con voi Ma-mút chẳng hạn thì có lẽ suốt
đời họ không quên những thứ đó và tất cả những gì liên quan đến nó.
2.2. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN NGOÀI BẢO TÀNG.
- Một trong những hình thức, phương pháp, đạt hiệu quả và mang lại
nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tuyên truyền là việc thực
hiện xã hội hóa hoạt động tuyên truyền, giáo dục.
- Bảo tàng vận động, mời gọi nhiều thành phần xã hội, các cơ quan đơn
vị, các tổ chức hội đoàn, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các cá
18
nhân tham gia vào hoạt động này nhằm giới thiệu về bảo tàng và nội

dung trưng bày của bảo tàng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng,
phù hợp với đối tượng, ngành nghề, lứa tuổi của công chúng ở thành
phố và nhiều địa phương khác.
- Bảo tàng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo tàng, về nội dung trưng
bày của bảo tàng, về hoạt động của bảo tàng,
- Đây là phương thức để bảo tàng thực hiện “đưa bảo tàng đến với công
chúng”.
Bảo tàng tỉnh Hải Dương, Sở VHTTDL Hà Nội phối hợp với Sở VHTTDL
Hải Dương tổ chức cuộc thi ’’Tìm hiểu về di tích Văn miếu Quốc Tử Giám
Thăng Long và Truyền thống khoa bảng Hải Dương’’. (Ảnh: vhttdlhd.vn)
19
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức cuộc thi ’’Tìm hiểu lịch sử Việt Nam’’
nhân dịp hưởng ứng tuần lễ ’’Học tập suốt đời’’. (Ảnh: baotanglichsu.vn)
2.3. CÔNG TÁC XUẤT BẢN CÔNG TRÌNH VỀ BẢO TÀNG.
- Ngoài hệ thống trưng bày, các bảo tàng còn tuyên truyền qua sách báo,
các ấn phẩm, phim tài liệu, phim truyện, nhằm giới thiệu nhiều và sâu
rộng hơn về bảo tàng, nội dung trưng bày của bảo tàng, hoạt động của
bảo tàng,
20

Sách do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phát hành. (Ảnh:
baotangphunu.org.vn)
21
Bảo tàng Tôn Đức Thắng sản xuất phim truyện 4 tập “Viên Ngọc Côn
Sơn”. (Ảnh: youtube.com)
2.4. HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM, TRIỂN LÃM LƯU
ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG.
2.4.1. HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY CỦA BẢO TÀNG.
- Trưng bày thường xuyên: Đây là hoạt động cần thiết của bất cứ bảo
tàng nào. Các trưng bày thường xuyên phải đảm bảo chất lượng cao, có

quy chuẩn rõ ràng; cập nhật, phù hợp với các xu thế hiện đại trong quan
niệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới; cung cấp nhiều thông tin;
song/đa ngữ với chất lượng cao.
- Trưng bày chuyên đề: Trưng bày chuyên đề giữ vai trò rất quan trọng
trong mỗi bảo tàng, là một trong những hoạt động then chốt của bảo
tàng. Nếu như trưng bày thường xuyên chỉ có thể giới thiệu/nêu vấn đề
một cách chung chung, điểm xuyết thì trưng bày chuyên đề/tạm thời là
22
dịp để bảo tàng có thể khai thác một khía cạnh chuyên sâu nào đó mà
trưng bày thường xuyên không đáp ứng được.
- Ví dụ, trong trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam, phần “dân tộc Mnông” chỉ được giới thiệu ngắn gọn thông qua
’’nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me ở miền núi’’. Nhưng với trưng bày
chuyên đề “Chúng tôi ăn rừng”, Bảo tàng đã khắc hoạ rõ nét cuộc sống
23
của người Mnông.
24
Trong trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, phần
“dân tộc Mnông” chỉ được giới thiệu ngắn gọn thông qua ’’nhóm ngôn ngữ
Môn – Khơ Me ở miền núi’’. (Ảnh: vme.org.vn)
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trưng bày chuyên đề “Chúng tôi ăn
rừng”, đã khắc họa rõ nét cuộc sống của người Mnông. (Ảnh: vme.org.vn)
2.4.2. HOẠT ĐỘNG TRIỂN LÃM CỦA BẢO TÀNG.
25

×