Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH MAYĐỀ TÀI: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHO MÃ HÀNG QUẦN KAKI JEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.8 MB, 54 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
TP HỒ CHÍ MINH, Ngày tháng năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
SVTH: Trần Thị Đào 1
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian 3 năm học tập tại trường nhằm tăng cường kiến thức thực tế, vận dụng


những kiến thức đã học để tìm hiểu quy trình làm việc của chuyền trưởng tại chuyền may
trong công ty, và giúp sinh viên làm quen với công việc khi ra trường chúng em được nhà
trường tạo điều kiện được đi khảo sát thực tế bằng việc đi thực tập 4 tuần tại xưởng may
Phong Phú Guston Molinel của Công ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú. Trong thời gian thực
tập tại công ty chúng em đã vận dụng những kiến thức đã học vào tình hình thực tế tại công
ty. Đó là cơ hội giúp chúng em mở rộng tầm nhìn và tiếp thu, nâng cao hiểu biết và xác định
khả năng tay nghề của mình sau khi ra trường.
Đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Tp. Hồ Chí Minh và quý thầy cô giáo khoa Công Nghệ May & Thời Trang đã tận tâm
giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho chúng em suốt thời gian vừa qua. Với kiến
thức mà chúng em có được chưa đủ để chúng em vững tin trong công việc sau này của mình.
Rất mong quý thầy cô sẽ tiếp tục dìu dắt chúng em trong tương lai.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Quốc
Tế Phong Phú, lãnh đạo các phòng ban đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập trong suốt thời
gian vừa qua và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em nắm bắt được tình hình
sản xuất thực tế trong xí nghiệp may.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót,
chúng em rất mong nhận được sự nhận xét và đánh giá từ quý thầy cô để rút ra những bài học
kinh nghiệm.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, chúc toàn thể cán bộ công nhân
viên trong xí nghệp đạt được thành tích lao động tốt.
SVTH: Trần Thị Đào 2
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
MỤC LỤC
A. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY…………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN………………………………………
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ

1. Giới thiệu sơ lược về công ty………………………………………………………
2. Sản phẩm chủ lực…………………………………………………………………….
3. Khách hàng và thị trường xuất khẩu…………………………………………………
4. Cơ cấu chức năng các bộ phận………………………………………………………
5. Chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty……………………………………
PHẦN II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHO MÃ HÀNG 81752
BƯỚC 1: QUY TRÌNH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT……………………………………
1. Quy trình chuẩn bị về thiết kế sản phẩm…………………………………………
2. Quy trình chuẩn bị về nguyên phụ liệu…………………………………………….
3. Quy trình chuẩn bị về công nghệ…………………………………………………
BƯỚC 2: QUY TRÌNH CÔNG ĐOẠN CẮT………………………………………
BƯỚC 3: QUY TRÌNH CÔNG ĐOẠN MAY……………………………………….
BƯỚC 4: QUY TRINH CÔNG ĐOẠN HOÀN TẤT………………………………
SVTH: Trần Thị Đào 3
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
LỜI MỞ ĐẦU
Để phát triển và tăng khả năng cạnh tranh, ngành Dệt May Việt Nam đang xác định
hướng dịch chuyển của ngành trong chuỗi giá trị toàn cầu theo hướng thời trang – công nghệ -
thương hiệu. Để đáp ứng yêu cầu dịch chuyển và mục tiêu phát triển bền vững, ngành Dệt
may Việt Nam cần phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước đồng thời cũng để đáp ứng
nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành, Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú đã tạo điều
kiện thuận lợi cho sinh viên thực tập tại công ty. Từ đó sinh viên có thể tích lũy được những
kinh nghiệm cơ bản ban đầu để sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ dễ dàng tiếp cận với công việc
hơn.
Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Phong Phú, trong đó nhà máy May Phong Phú Guston
Molinel chuyên sản xuất Workwear, tuy chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng, nhưng đã đưa
ra thị trường những sản phẩm thu hút được nhiều người tiêu dùng. Bên cạnh đó nhà máy May
Phong Phú Guston Molinel cũng gặp không ít khó khăn khi cạnh tranh với các công ty, xí
nghiệp khác trên thị trường. Để khẳng định mình, nhà máy luôn tập trung mọi thế mạnh và

tiềm năng sẵn có, kích thích khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ và công nhân có kiến thức,
tay nghề cao nhằm tăng năng suất.
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngSười nghiên cứu đã tiến hành quan sát thực tế
tại Nhà Máy May Phong Phú Guston Molinel, tham khảo các tài liệu do công ty cung cấp và
các tài liệu chuyên ngành may… để có được nội dung báo cáo. Tuy nhiên thời gian có hạn và
kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong có sự đánh giá,
đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, Quý công ty và các bạn.
TP.HCM, ngày 01 tháng 05 năm 2015
Người nghiên cứu
Trần Thị Đào
SVTH: Trần Thị Đào 4
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ
Tên tiếng Anh: Phong Phú Joint Stock Company (PPJ)
Ngày thành lập: 19/04/2007
Địa chỉ: Số 48, Đường Tăng Nhơn Phú, Khu phố 3, P. Tăng Nhơn Phú B, Q.9,
Tp.HCM
Tên viết tắt: PPJ
Fax: 84-837281846
Website:
Điện thoại: (08) 7305 6886 Fax: (08) 37.281.846
Được thành lập từ năm 2007 là đơn vị thành viên của Tổng Công ty CP
Phong Phú, Công ty CP Quốc Tế Phong Phú là bước phát triển mới của Tổng
Công ty trong lĩnh vực phát triển chuỗi giá trị may mặc – được xác định là ngành
cốt lõi của Tổng Công ty. Sau khi thành lập Công ty được tiếp nhận quản lý hai
Nhà máy May từ Tổng công ty Phong Phú đó là nhà máy May Phong Phú Guston
Molinel chuyên sản xuất Workwear xuất kẩu sang thị trường Châu Âu và Nhà máy
May Jeans Xuất Khẩu chuyên sản xuất hàng Jeans xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Năm 2009, Công ty thành lập thêm nhà máy Wash thời trang tại Quận Thủ Đức và
đang thực hiện đầu tư các dự án khác tại các địa điểm Thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận, Long An……
Kế thừa và tiếp nối truyền thống từ Tổng Công ty CP Phong Phú, ngay từ
những buổi đầu mới thành lập, Ban lãnh đạo Công ty đã nhanh chóng xây dựng bộ
máy quản lý, cơ cấu tổ chức Công ty hoạt động theo mô hình quản lý tiên tiến và
hiệu quả.
SVTH: Trần Thị Đào 5
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
Bước vào giai đoạn thử thách mới, lãnh đạo và toàn thể CBCNV Công ty Cổ phần
Quốc Tế Phong Phú đã và đang phát huy những lợi thế sẵn có biến thách thức
thành cơ hội để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình theo đúng mục tiêu định hướng
của Tổng Công ty CP Phong Phú khẳng định được thương hiệu “Phong Phú Jeans”
trên toàn quốc. Vừa qua công ty đã vinh dự nhận danh hiệu “Top 10 doanh nghiệp
tiêu biểu toàn diện ngành may Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn Hiệp Hội
dệt may Việt Nam và Hiệp Hội Da giày Việt Nam phối hợp tổ chức.
II. SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA CÔNG TY
- Sản xuất: Jeans Wear, Word Wear…
III. THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY
- Thị trường suất khẩu chính là thị trường Châu Âu, các nước Mỹ, Nhật Bản….
- Khách hàng:
IV. CƠ CẤU CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN TRONG CÔNG TY
1. Cơ cấu tổ chức công ty
SVTH: Trần Thị Đào 6
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
2. Chức năng của các bộ phận
1. Phòng tài chính – kế toán
- Có chức năng thực hiện các công việc thường xuyên liên quan đến tài chính, tiền tệ: Kế toán
tổng hợp, Kế toán ngân hàng, Kế toán công nợ, Kế toán vật tư – thành phẩm – gia công, Kế
toán thu chi, Kế toán nội bộ, Kế toán giá thành – chi phí, Kế toán kho, Kế toán lương, Thủ

quỹ……
2. Phòng Hành chính – Nhân sự
SVTH: Trần Thị Đào 7
Inspeson
commiee
Assembly of
shareholders
Board of
Directors
General Director
Deputy General
Director
CEO
Adminis
traon
Division
Project
Promo
on
Division
Financial
Division
IT
Division
QA and
Fit
Division
Producon
Division
Developm

ent
Division
Sale and
Marketing
Division
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
- Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về hành chính nhân sự, kiểm soát và điều phối
hoạt động liên quan đến: Chi phí hành chính, tuyển dụng, đào tạo, chế độ chính sách, bảo
hiểm, tiền lương,…… của toàn Công ty.
3. Phòng kinh doanh nội địa
- Có chức năng phát triển thị trường kinh doanh nội địa.
4. Phòng kế hoạch sản xuất
- Có chức năng hoạch định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
5. Phòng kỹ thuật
- Có chức năng hướng dẫn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
6. Phòng xuất nhập khẩu
- Có chức năng thực hiện các chứng từ giao, nhận xuất nhập khẩu, đảm bảo nguyên phụ liệu
và hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng kế hoạch của Công ty.
7. Phòng đầu tư và phát triển
- Có chức năng hoạch định về chiến lược và địa bàn đầu tư sản xuất kinh doanh của Công ty.
8. Phòng đảm bảo chất lượng
- Chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng đối với
từng mã hàng: Kiểm soát quá trình may sản phẩm, Kiểm tra chất lượng sản phẩm, Kiểm soát,
khắc phục, phòng ngừa, xử lý sản phẩm không phù hợp, Giải quyết khiếu nại của khách
hàng….
9. Bộ phận kho
- Chứa đựng và đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu, bán thành phẩm theo yêu cầu sản xuất.
V. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH – PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1. Tầm nhìn
Trở thành tập đoàn kinh tế vững mạnh hàng đầu Việt Nam, phát triển sản xuất kinh

doanh chuyên ngành Dệt May và đầu tư sang các lĩnh vực kinh tế tiềm năng trong nước, đầu
tư ra nước ngoài.
SVTH: Trần Thị Đào 8
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
Công tác đầu tư ưu tiên phát triển theo hướng thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến công
tác quản lý các mặt: lao động, chất lượng, các định mức kinh tế kỹ thuật, bảo vệ môi trường…
theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời đảm bảo công khai minh bạch và thân thiện môi trường,
giảm bớt sự phụ thuộc vào số lượng lao động.
2. Sứ mệnh
Nâng cao tiềm lực kinh tế và chất lượng cuộc sống cộng đồng thông qua việc cung ứng
các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng vượt trội đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và
góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội.
3. Giá trị cốt lõi
- Trình độ chuyên môn cao
- Trung thành, năng động, sáng tạo và kỹ năng tốt
- Đoàn kết, có trách nhiệm
- Gia tăng giá trị và lợi ích của CBCNV, cổ đông, đối tác, khách hàng
- Phát triển đi cùng với trách nhiệm với cộng đồng, hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững.
Sơ đồ tổ chức xưởng may Phong Phú Guston Molinel

SVTH: Trần Thị Đào 9
BAN GIÁM ĐỐC
ĐẠI DIỆN
LÃNH ĐẠO
BP
XUẤT
NHẬP
KHẨU
BP

KẾ
TOÁN
BP
KỸ
THUẬT
BP
ĐẢM
BẢO
CHẤT
LƯỢNG
BP
VẬT

BP
KẾ
HOẠCH
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
PHẦN II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHO MÃ HÀNG
81752
Tên mã hàng (Style): 81752
Khách hàng (Customer):
Trụ sở sản xuất (factory): Nhà máy Phong Phú Guston Molinel
SVTH: Trần Thị Đào 10
NHÓM
ĐÀO
TẠO
NHÓM
TC-KT
NHÓM
SƠ ĐỒ

NHÓM
KT
XƯỞNG
TỔ
MAY
MẪU
XƯỞNG SX
KHO
PHỤ
LIỆU
TỔ
KCS
KHO
THÀNH
PHẨM

TỔ
BẢO
VỆ- VỆ
SINH

TỔ
XẾP
ỦI

TỔ
BẢO
TRÌ- CƠ
ĐIỆN


TỔ
ĐÓNG
KIỆN

TỔ
MAY
TỔ
CẰT
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
Mô tả mẫu (Description): Quần bảo hộ lao động
 BƯỚC 1: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
 BƯỚC 2: CÔNG ĐOẠN CẮT
 BƯỚC 3: CÔNG ĐOẠN MAY
 BƯỚC 4: HOÀN TẤT SẢN PHẨM
BƯỚC 1: QUY TRÌNH CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
 Tầm quan trọng của khâu chuẩn bị sản xuất
Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất hàng may công nghiệp, năng xuất có cao
hay không, chất lượng sản phẩm có tốt hay không, có tiết kiệm được nguyên phụ liệu nhiều
không… tất cả đều phụ thuộc vào công đoạn chuẩn bị sản xuất.
Cần đầu tư nhiều cho khâu chuẩn bị sản xuất, giữa các bộ phận trong quá trình chuẩn bị sản
xuất phải liên kết chặt chẽ, phối hợp ăn ý. Nếu có một sai sót nhỏ ở một bộ phận nào phải
thông báo ngay để các bộ phận liên quan kịp thời sửa chữa, rút kinh nghiệm và cùng tìm
hướng khắc phục.
1. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ THIẾT KẾ SẢN PHẨM
SVTH: Trần Thị Đào 11
THIẾT KẾ SẢN PHẨM
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG

Nhận mẫu:
- Phần lớn công ty sản xuất theo hình thức gia công nên toàn bộ mẫu mã đều do khách

hàng cung cấp. Từ tài liệu kỹ thuật của khách hàng, công ty công ty phải phác họa ra
được mẫu đúng như yêu cầu khách hàng mong muốn.
Nghiên cứu mẫu dựa trên:
- Căn cứ vào kế hoạch đơn hàng và cỡ vóc thực hiện
- Căn cứ vào sản phẩm mẫu của đơn hàng (nếu có), và tài liệu kỹ thuật, thông tin hướng
dẫn từ khách hàng.
- Phân tích nguyên phụ liệu
- Thông số kích thước sản phẩm
- Kết cấu của sản phẩm
- Căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật khác như: loại chỉ, mật độ mũi chỉ, dây kéo, thêu….
Quy trình lắp ráp, quy cách may sản phẩm
SVTH: Trần Thị Đào 12
NHẬN MẪU
NGHIÊN CỨU MẪU
CHẾ THỬ MẪU
THIẾT KẾ CÁC RẬP PHỤ
TRỢ
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
- Các công việc cần thiết khác như trang thiết bị, tay nghề công nhân, chọn chuyền may
thích hợp.
 Đối chiếu các yếu tố trên, chọn cỡ vóc trung bình phù hợp với đơn hàng để tiến
hành thiết kế mẫu mềm.
Trong quá trình nghiên cứu mẫu, ta cần xác định các điều kiện sản xuất để có kế hoạch chuẩn
bị đồng bộ cho các khâu tiếp theo nhằm đề ra phương án thực hiện cho cả quá trình sản xuất
từ khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu cho đến khâu đóng gói thành phẩm và giao hàng. Phát hiện
các vấn đề mâu thuẫn giữa mẫu khách hàng yêu cầu và kỹ thuật sản xuất của công ty ngay từ
giai đoạn này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian chỉnh sửa ở các công đoạn sau.
Thiết kế mẫu mềm:
- Mẫu mềm thiết kế theo size đã chọn, bao gồm: rập bán thành phẩm cắt, thành phẩm
các dấu xác định cần thiết.

- Sau khi đã kiểm tra toàn bộ chi tiết mẫu đúng theo tiêu chuẩn đơn hàng, mẫu mềm sẽ
chuyển sang bộ phận may mẫu.
Chế thử mẫu:
- Cắt đúng theo mẫu
- May đúng theo yêu cầu của đơn hàng. Trong quá trình may không được tự ý chỉnh sửa
mẫu. Nếu có điểm nào không phù hợp phải báo cho bộ phận thiết kế mẫu kiểm tra, sửa
lại.
- Nghiên cứu các công đoạn mới, khó may. Tìm cách hoàn thiện quy trình lắp ráp sản
phẩm một cách nhanh gọn dễ thực hiện.
- Ghi lại các máy móc chuyên dùng, cữ gá lắp và các điểm liên quan đến các khâu: rập
thành phẩm, cắt, kỹ thuật,…trên phiếu thực hiện.
 Sau khi kiểm tra mẫu chế thử, bộ phận thiết kế sẽ chỉnh sửa lại mẫu mềm cho phù
hợp và tiến hành may mẫu đối cho khách hàng duyệt sản phẩm sản xuất.
Thiết kế các rập phụ trợ
- Dựa theo yêu cầu của từng bộ phận: sơ đồ, cắt, may, mẫu cứng được thực hiện theo 2
loại:
+ Rập bán thành phẩm cho bộ phận cắt, cắt gọt
SVTH: Trần Thị Đào 13
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
+ Rập thành phẩm cho khâu lấy dấu, may, ủi, dưỡng cải tiến mica.
- Rập phải được cắt chính xác. Ghi đầy đủ kí hiệu tên đơn hàng, khách hàng, cỡ vóc,
canh sợi….
- Kiểm tra sự ăn khớp của các đường lắp ráp, kiểm tra các dấu bấm, dấu đục có đúng
quy định hay không.
- Đục lỗ cột đầy đủ các chi tiết đồng bộ trong cùng một cỡ và đưa chúng cùng bảng
hướng dẫn sử dụng mẫu sang các bộ phận liên quan. Riêng bộ mẫu chuẩn được cột lại
và treo lên kệ để lưu giữ.
2. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU



SVTH: Trần Thị Đào 14
CHUẨN BỊ VỀ NGUYÊN
PHỤ LIỆU
XÁC ĐỊNH NGUYÊN PHỤ
LIỆU
XÁC NHẬN ĐỊNH MỨC
NGUYÊN PHỤ LIỆU
CÂN ĐỐI NGUYÊN PHỤ
LIỆU
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
Xác định nguyên phụ liệu:
- Chủ yếu nguồn nguyên phụ liệu do khách hàng chỉ định, cung cấp.
- Tất cả các hàng nhập, xuất kho đều có phiếu giao nhận ghi rõ số lượng, phải ghi số và
kí nhận rõ ràng để tiện việc kiểm tra sau này. (ghi thẻ kho nguyên phụ liệu). Riêng
nhãn vi tính, nhãn thành phần có list: quản lý xuất nhập theo sổ theo dõi nhãn.
- Tất cả các hàng hóa đều phải được kiểm tra về mặt số lượng và chất lượng theo đúng
yêu cầu kỹ thuạt mới được nhập kho.
- Tiến hành đo đếm, phân loại màu sắc, phân loại chất lượng và kích thước. Sau đó lập
bảng kiểm tra.
 Sau khi đo đếm và kiểm tra phải chuyển mẫu đã ghi đầy đủ ký hiệu, số lượng và
phiếu kiểm tra chất lượng về phòng kỹ thuật.
Xác nhận định mức nguyên phụ liệu:
- Dựa vào định mức trên tài liệu của khách hàng gửi
- Tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức thực tế.
SVTH: Trần Thị Đào 15
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
- Sau khi xác nhận với khách hàng sẽ lập bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu có
đầy đủ chủng loại nguyên phụ liệu sẽ sử dụng cho sản phẩm và định mức nguyên phụ
liệu cho một sản phẩm (chưa tính % hao hụt).
 Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu sẽ được chuyển tới các bộ phận liên

quan như: kho cấp phát, bộ phận cắt, may và hoàn tất…
SVTH: Trần Thị Đào 16
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
Cân đối nguyên phụ liệu và kế hoạch may:
- Dựa trên định mức đã xác nhận với khách hàng.
+ Bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu và tài liệu đơn hàng.
+ Số lượng báo cáo thực nhận nguyên phụ liệu từ bên kho.
- Bộ phận kế hoạch sẽ lập bảng cân đối nguyên phụ liệu. Bảng cân đối nguyên phụ liệu
phải thể hiện đầy đủ: tên nguyên phụ liệu, đơn vị tính, định mức sử dụng, số lượng,
nhu cầu, thực nhận, cân đối. Sau đó gửi cho đối tác đơn hàng.
- Bảng cân đối nguyên phụ liệu sẽ được cập nhật mỗi khi nguyên phụ liệu được nhập
kho và được báo cáo lên bộ phận kế hoạch.
- Kế hoạch sản xuất được xây dựng trên cơ sở kiểm tra, cân đối tất cả các điều kiện sản
xuất và tình hình sản xuất thực tế tại nhà máy. Sau khi hoạch định kế hoạch định kế
hoạch sản xuất sẽ lập kế hoạch tiến độ thực hiện đơn hàng cho các khâu trong quy
trình sản xuất bao gồm:
+ Kế hoạch thực hiện sản lượng đơn hàng
+ Lệnh sản xuất cho bộ phận chuẩn bị: tác nghiệp sơ đồ, bộ phận cắt.
+ Phiếu tác nghiệp bàn cắt, quy trình công nghệ công đoạn cắt, may và công đoạn
hoàn tất.
+ Lệnh cấp phát nguyên phụ liệu
+ Lệnh sản xuất cho chuyền may và bộ phận hoàn tất.
+ Tiến độ sản xuất và thời hạn giao hàng.
- Trong quá trình sản xuất đơn hàng, sản lượng may ra, kiểm hóa, ủi và đóng gói được
báo cáo hằng ngày về bộ phận kế hoạch. Các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất
như: năng suất, chất lượng phải được thông tin nhanh chóng, đầy đủ chính xác đến
người có trách nhiệm để xử lý kịp thời.
- Nếu các phát sinh ảnh hưởng tới kế hoạch tiến độ, phải cân đối, hoạch định lại kế
hoạch theo thực tế nhà máy. Sử dụng các biện pháp khắc phục như: đàm phán dời
ngày giao hàng, tăng ca, sắp xếp lại chuyền sản xuất trên nguyên tắc đảm bảo năng

suất, tiến độ hoặc giảm thiểu rủi ro khi hàng trễ hạn.
3. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ CÔNG NGHỆ
SVTH: Trần Thị Đào 17
CHUẨN BỊ CÔNG NGHỆ
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG


Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật:
Bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết khi triển
khai sản xuất:
- Bảng mô tả chung, hình vẽ mô tả mẫu
- Hình vẽ kỹ thuật
- Bảng thông số kích thước thành phẩm
- Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu
- Sơ đồ mini
- Bảng tác nghiệp cắt
- Quy định đánh số bóc tập
- Quy cách gắn nhãn
- Bảng tiêu chuẩn may
- Quy trình may
- Quy cách gấp xếp và đóng kiện
Lập bảng quy trình công nghệ
STT MS BƯỚC CÔNG VIỆC PHÚT HS.TB T.BỊ
Ép keo lưng (lưng cong, đặt 2 miếng keo) 0.60 man
1 81721 May 8 passants 0.40 2n
2 81722 VS moi hc + đáy trước 0.66 3f
SVTH: Trần Thị Đào 18
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
KỸ THUẬT
THIẾT KẾ CHUYỀN

BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN
XƯỞNG
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
3 81723 May 2 đáp/ lót túi xéo 0.50 1n
4 81724 VS 2 lót túi xéo 0.48 3f
5 81725 Lộn 2 lót túi xéo 0.30 Man
6 81726 Diễu 2 lót túi xéo 0.80 1n
7 81727 Chắp túi xéo + 1d + bấm góc 0.65 1n
8 81728 Diễu miệng túi xéo 0.55 1.05 2n
9 81729 Lượt túi xéo 0.66 1n
10 817210 VS nắp túi đùi 0.12 3f
11 817211 May nắp túi đùi = rập bx + 1d giữa 0.35 1n
12 817212 Gọt + lộn nắp túi đùi 0.35 Man
13 817213 Diễu nắp túi đùi 0.30 1n
14 817214 May nhãn con cáo 0.50 1n
15 817215 May sóng túi đùi + may chặn + may miệng hc 1.25 1n
16 817216 VS túi đùi 0.20 3f
17 817217 May túi đùi/thân 1.05 1n
18 817218 Gắn nắp túi đùi 0.70 1n
19 817219 Chắp diễu mí moi, lược dk 2 đường, diễu moi trái +
may moi hc, khóa đáy trước
2.06 1n
20 817220 May 8 pince gối + diễu 2.00 1n
21 817221 Vẽ decoup gối thân trước 0.40 Man
22 817222 May chắp decoup gối thân trước + 1d 2 bên dọc,
đũng, pince
1.65 1n
23 817223 VS decoup gối thân trước 0.50 3f
24 817224 Diễu decoup gối thân trươc 0.68 1.05 2n
24 817225 May đáp/ lót túi mổ sau 0.20 1n

26 817226 Định hình túi mổ sau + cơi + lót = rập bx 0.75 1n
27 817227 Mổ túi sau + diễu + chặn 2 đầu 0.70 1n
28 817228 VS cơi túi mổ sau + VS lót túi + lộn 0.85 3f
29 817229 Diễu lót túi mổ sau + lược túi mổ 0.70 1n
30 817230 Ráp 2 decoup đáy sau cạnh túi mổ 0.45 5f
31 817231 Diễu 2 decoup đáy sau 0.40 1n
32 817232 Ráp decoup ống thân sau 0.40 5f
33 817233 Diễu decoup ống thân sau 0.35 1n
34 817234 Ráp decoup vế thân sau 0.50 5f
35 817235 Ráp đáy sau cạnh decoup + 1d 0.45 5f
36 817236 Diễu decoup vế thân sau 0.40 1n
37 817237 Diễu đáy sau 0.40 1n
38 817238 LD lưng TS + đáp túi xéo đều 2 bên để ráp một
đoạn dọc
0.20 Man
39 817239 Lược 4 nhãn 0.40 1n
40 817240 Ráp 1 đoạn dọc + 1d 2 đáp túi + lược cụm nhãn +
nhãn đặc biệt
1.65 1n
41 817241 VS 1 đoạn dọc 0.78 3f
42 817242 Ráp dọc còn lại 1.00 5f
43 817243 Diễu dọc 1.00 1n
44 817244 Ráp đũng quần cạnh decoup + đo thông số 0.90 5f
45 817245 Diễu đũng ( Tg áp dụng cho cỡ 60, diễu luồn) 1.40 1n
46 817246 May 4 đường gia cố ống ống rời 1.40 1.05 2n
47 817247 Ráp 2 ống rời 0.50 5f
48 817248 Diễu 2 ống rời ( diễu luồn ) 0.70 1n
49 817249 May lai ống rời 1.10 3f
SVTH: Trần Thị Đào 19
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG

50 817250 Ráp ống rời lên thân thân quần 1.45 5f
51 817251 Diễu ống rời lên thân thân quần (diễu luồn) 1.45 1n
52 817252 Lược 8 passant + 1d 1.20 1n
53 817253 May nhãn lưng + nhãn cỡ +1d 0.65 1n
54 817254 May nhãn lưng + nhãn cỡ + nhãn VN + 1d 0.75 1n
55 817255 LD moi + decoup đáy sau + đáp túi xéo 0.25 Man
56 817256 Tra lưng + 1d 1.35 1.10 2n
57 817257 Gói đầu lưng, gọt, tháo chỉ ( đường nối chỉ che
khuất bên trong ps)
1.30 1n
58 817258 May 8 passant đầu trên 1 lần 0.96 1n
59 817259 Thùa khuy đầu lưng 0.20 Bth
60 817260 Đóng nút 2F đầu lưng + đệm + 1d + đục lỗ 0.25 Snap
61 817261 Đóng nút túi đùi + đệm (+) 0.15 Snap
62 817262 Đóng núp nắp túi đùi cạnh logo + đệm + 1d + đục
lỗ (-)
0.30 Snap
63 817263 Đóng nút túi mổ sau cạnh logo + đệm + 1d + đục lỗ
(+,-)
0.68 Snap
64 817264 Đóng 8 bọ ps đầu dưới + 4 túi xéo, 4 bọ túi đùi, 2
bọ túi mổ sau
1.32 Btk
65 817265 Đóng 8 bọ ps đầu trên + gấp đầu + 2 bọ moi, 1 bọ
đũng
1.20 Btk
66 817266 Viền miệng túi lưới + cắt 0.35 1n
67 817267 VS túi lưới 0.30 3f
68 817268 May túi lưới/ thân, thay chỉ 0.70 1n
69 817269 Đóng 2 bọ túi lưới 0.14 Btk

70 817270 Lộn ps 0.30 man
BALANCING MH 81752
- Tổng số lao động ngồi máy: 73 + 3PV
- Định mức mỗi công đoạn: 400sp/ca
- Bảng quy trình lắp ráp sản phẩm:
- Thời gian làm việc cho từng bước công việc, hệ số trình độ tay nghề
- Số lượng công đoạn và số lượng lao động cần thiết khi phân công lao động
- Tổng thời gian may hoàn chỉnh một sản phẩm và năng suất thiết kế.
Thiết kế dây chuyền, bố trí mặt bằng phân xưởng, chuẩn bị máy móc thiết bị:
SVTH: Trần Thị Đào 20
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
Bảng quy trình công nghệ là cơ sở để thiết kế chuyền, bố trí mặt bằng sản xuất và chuẩn bị
máy móc thiết bị. Trong bảng thiết kế chuyền ghi rõ:
+ Đường đi của sản phẩm trong dây chuyền may
+ Số lượng và vị trí công nhân thực hiện các công đoạn may.
+ Số lượng và kí hiệu loại máy móc thiết bị sử dụng cho sẩn phẩm.
+ Số lao động ngồi máy, phục vụ
+ Nhịp độ sản xuất và năng suất thiết kế
- Đây là cơ sở để bố trí dây chuyền sản xuất khoa học, giảm thời gian vô ích do đường
đi sản phẩm không hợp lý. Công đoạn may phù hợp với trình độ công nhân thuận tiện
cho công tác kiểm tra, giám sát và quản lý sản xuất.
BƯỚC 2: QUY TRÌNH CÔNG ĐOẠN CẮT
SVTH: Trần Thị Đào 21
QUY TRÌNH CÔNG ĐOẠN
CẮT
NHẬN VẢI
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG





 NHẬN VẢI:
- Nhận vải tại kho nguyên phụ liệu theo phiếu lãnh vải.
- Kiểm tra màu, loại tem của nhà sản xuất theo đúng yêu cầu.
- Dùng thước dây kiểm tra khổ vải trên cây phù hợp với khổ sơ đồ( thước dây phải có
tem hiệu chuẩn của bộ phận đảm bảo chất lượng).
- Ghi số vải thực lãnh vào phiếu lãnh vải.
- Chuẩn bị khung cắt an toàn, xếp đặt ngay ngắn lên khung sắt, dùng xe lắt tay chuyển
về khung chuẩn bị của tổ cắt. Khi sắp xếp vận chuyển chú ý không làm hư hỏng vải.
- Hoàn trả lại kho:
SVTH: Trần Thị Đào 22
KC
S
KI
ỂM
CẮ
T
TRẢI VẢI
KHOAN DẤU
CẮT-PHỐI BÀN
ĐÁNH SỐ
KIỂM TRA BÁN THÀNH
PHẨM
BÓC TẬP- PHỐI KIỆN
GIAO BÁN THÀNH PHẨM
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
+ Khi lãnh dư định mức
+ Khi vải kém chất lượng.



 TRẢI VẢI:
Do công nhân thực hiện.
- Chuẩn bị bàn vải, thiết bị dụng cụ sạch sẽ, an toàn không làm hỏng vải. Đặt sơ đồ lên
bàn vải, lấy dấu chiều dài sơ đồ, khổ sơ đồ.
- Căn cứ vào mã hàng chuẩn bị trải, kiểm tra đối chiếu tiêu chuẩn kỹ thuật tác nghiệp
vải.
- Kiểm tra sự loang màu giữa hai biên vải.
- Ghi phiếu kiểm tra sơ đồ trải vải, khoan dấu cắt, phối và đánh số…
SVTH: Trần Thị Đào 23
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
- Tiến hành trải vải, giữ cho lớp vải thẳng, canh một bên biên vải thẳng và trải đủ số lớp
theo yêu cầu. Trải vải theo đúng yêu cầu kỹ thuật, mặt bàn trải vải phải thẳng không
dợn sóng, hai đầu bàn chừa 1 cm theo sơ đồ và đồng đều.
- Cắt mẫu vải khoảng 10 cm ở cuối roll đính tem vào vải và lưu lại, trên tem phải ghi số
OF của mã hàng đã trải. Nếu sử dụng hết roll vải, đính tem vải vào phần còn lại của
roll vải để người trải sau trải vải có thể kiểm tra.
- Đặt sơ đồ lên lớp vải trên cùng, ghim kim chặt để giữ sơ đồ không bị xê dich.
- Cách tính bàn vải: khi trải hết roll vải, đếm số lớp đã trải nhân với chiều dài sơ
đồ( công thêm 2 cm đầu bàn vải) + đầu khúc còn lại+ số m vải đã cắt bỏ, sau đó so
sánh lại với số m roll vải ghi tren tem xem có đúng không nếu thiếu phải báo ngay cho
tổ trưởng hoặc trưởng nhóm.
- Đầu khúc khi trải phải ghi rõ Sigal code vải trên đầu khúc để khi triệt đầu khúc không
bị lẫn lộn.
- Các lưu ý khi phát hiện lỗi vải:
+ Lỗi nhỏ: sợi màu, bọ ngắn, chập hoặc đứt sợi ngắn…. khi đó đánh dấu lỗi thay thân.
+ Lỗi lớn: lỗi sợi ngang, sợi dọc
+ Không tiến hành trải những roll: trong 10m vải không quá 5 lỗi, khổ vải biến động
trong roll không đến 2cm ( trừ long thú, gòn, vải nỉ, vải thun.)
+ Roll có ánh màu khác so với tác nghiệp, ánh màu khác so với các roll đang trải,
loang màu theo chiều dọc hoặc giữa hai biên thấy rõ.

SVTH: Trần Thị Đào 24
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: TRẦN THANH HƯƠNG
SVTH: Trần Thị Đào 25

×